Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Hình ảnh người cung nữ trong văn học trung đại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ THỊ GÁI VÂN

HÌNH ẢNH NGƯỜI CUNG NỮ TRONG
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Vũ Thị Gái Vân

HÌNH ẢNH NGƯỜI CUNG NỮ TRONG
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành:Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ THU YẾN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Gái Vân


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của
Thầy cô, gia đình, bạn bè và anh chị đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy cô Khoa Ngữ văn,
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dìu dắt, truyền dạy
kiến thức cho tôi trong thời gian qua.
Xin cảm ơn thầy cô Ban Giám Hiệu, các phòng ban, các Khoa – trường Đại
học Sư phạm Tp.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập tại
trường.
Trân trọng cảm ơn Quý Thầy cô Phòng Sau Đại Học – Trường Đại học Sư
phạm TP.HCM đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Lê Thu Yến, người hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ, dạy bảo và động
viên tôi.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, song
luận văn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của
Quý Thầy Cô, anh chị em đồng nghiệp và các bạn!

Tp.HCM tháng 3 năm 2017

Người thực hiện luận văn

Vũ Thị Gái Vân


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................................... 13
1.1. Thời đại ................................................................................................................... 13
1.2. Người cung nữ và đời sống của họ trong cung đình .............................................. 17
1.2.1. Khái niệm cung nữ .......................................................................................... 17
1.2.2. Đời sống của người cung nữ trong cung đình ................................................. 18
1.3. Giới thiệu về một số tác phẩm và tác giả tiêu biểu. ............................................... 19
1.3.1. Cung oán ngâm khúc ....................................................................................... 19
1.3.2. Tần cung nữ oán Bái Công văn ....................................................................... 22
1.3.3. Cung oán thi .................................................................................................... 23
1.3.4. Cung từ ............................................................................................................ 26
1.3.5. Truyện Vương Tường ..................................................................................... 27
Chương 2 : HÌNH ẢNH NGƯỜI CUNG NỮ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI
DUNG ........................................................................................................................... 30
2.1. Người cung nữ và vẻ đẹp........................................................................................ 30
2.1.1. Vẻ đẹp hình thể ............................................................................................... 30
2.1.2. Vẻ đẹp tâm hồn ............................................................................................... 41
2.2. Người cung nữ và số phận bất hạnh ....................................................................... 57
2.2.1 Cuộc sống cô đơn và buồn tủi .......................................................................... 57
2.2.2. Số phận bất hạnh. ............................................................................................ 62
2.3. Người cung nữ và tiếng nói phản kháng. ............................................................... 66



Chương 3. HÌNH ẢNH NGƯỜI CUNG NỮ NHÌN TỪ GĨC ĐỘ NGHỆ THUẬT
............................................................................................................................ …69
3.1. Thể thơ .................................................................................................................... 69
3.1.1. Thơ song thất lục bát ......................................................................................69
3.1.2. Thơ thất ngôn tứ tuyệt .................................................................................... 75
3.1.3. Thơ thất ngôn bát cú ....................................................................................... 77
3.2. Ngôn ngữ ................................................................................................................ 81
3.2.1. Ngôn ngữ trang nhã, bác học ........................................................................... 82
3.2.2. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi ............................................................................... 88
3.3. Giọng điệu .............................................................................................................. 90
3.3.1. Giọng điệu b̀n thương, ai ốn ...................................................................... 91
3.3.2 Giọng điệu triết lí, suy tư ................................................................................. 95
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 103


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà văn M. Goóc- ki đã từng nói rằng: “Văn học là nhân học”. Câu nói
của Goóc-ki dường như đã được hun đúc lại từ chính c̣c đời cầm bút của ơng.
Đó là một phát hiện mới mà lại không mới, là câu nói ngắn gọn mà lại khơng
ngắn gọn. Đới với những người chỉ coi văn chương là một thứ phù phiếm thì câu
nói ấy của ơng cũng sớm héo úa như những bông hoa chưa kịp nở đã tàn.Với
văn chương, chất liệu đầu tiên để cấu thành tác phẩm là ngôn từ nhưng ́u tớ
ći cùng qút định sự sớng cịn của tác phẩm lại không phải là ngôn từ. Đó
chính là ý nghĩa nhân văn của tác phẩm. Qua mỗi tác phẩm, ta dường như thấy

mỗi mảnh đời là một nỗi buồn, niềm đau thương, cũng như tình yêu và khát
vọng sớng ở họ. Văn chương sẽ khơng cịn hấp dẫn nữa nếu nó khơng mang
thơng điệp ý nghĩa về cuộc sống gửi tới bạn đọc. Qua những tác phẩm viết về đề
tài người cung nữ trong văn học trung đại Việt Nam, người viết nhận thấy được
những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà những tác phẩm này muốn gửi đến người
đọc.
Trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam, đề tài người phụ nữ
được nhắc đến không phải là ít, đặc biệt vào khoảng thế kỉ XVIII là thời kì nở rợ
của văn học viết về đề tài người phụ nữ. Trong giai đoạn này, các nhà thơ, thi sĩ
đã có cái nhìn cảm thông và yêu thương hơn đối với người phụ nữ. Trong số ấy,
cuộc đời và số phận của người cung nữ cũng được các tác giả chú ý đến. Họ là
những con người nhỏ bé trong xã hội, chịu nhiều nỗi đau và sự bất hạnh. Nhưng
ở họ, ta cũng thấy được vẻ đẹp tâm hồn, với niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi
và cuộc sống tự do, tự tại. Nghiên cứu về hình ảnh người cung nữ trong văn học
trung đại Việt Nam, giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn, yêu thương và cảm thông
với những kiếp hồng nhan bạc mệnh này.


2

Trong chương trình Ngữ văn Trung học Phổ thông, “Cung oán ngâm
khúc” là một bài thơ hay và mang nhiều ý nghĩa được đưa vào chương trình
giảng dạy. Nghiên cứu về hình ảnh người cung nữ trong văn học trung đại cũng
góp phần giúp người viết có cái nhìn tổng quan, sâu sắc hơn về đề tài người phụ
nữ trong văn học. Để từ đó có những kiến thức chuyên môn tốt hơn và đem tình
yêu văn chương đến với mỗi thế hệ học trò.
Với những lí do như trên, chúng tơi qút định chọn đề tài : “Hình ảnh
người cung nữ trong văn học trung đại Việt Nam” để góp thêm những ý kiến,
phát hiện mới về thơ ca trung đại Việt Nam khi viết về đề tài người cung nữ.
2. Lịch sử vấn đề

2.1. Tình hình nghiên cứu hình ảnh người phụ nữ trong văn học
trung đại Việt Nam.
Phụ nữ là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Từ trước thế kỉ XVI,
nhân vật phụ nữ đã thoáng hiện trong các tác phẩm văn xuôi tự sự cũng như
trong thơ ca. Đặc biệt vào thế kỉ XVIII, phụ nữ đã trở thành một trong những đề
tài lớn của văn học. Các thể loại văn học dường như đều xoay quanh việc phản
ánh số phận người phụ nữ. Vì vậy, trong văn học giai đoạn này, hình tượng
người phụ nữ hiện lên một cách khá đầy đủ và tồn diện trên nhiều bình diện.
Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với hai nét cơ bản: hiện thân của cái đẹp và hiện
thân của bi kịch đau thương. Bước sang thế kỉ XX, khi xã hội đã có cái nhìn
đúng đắn về vai trò của người phụ nữ thì hình ảnh người phụ nữ trong văn học
trung đại bắt đầu được nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn. Năm 1968, trong
bài viết: “ Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm”, tác giả Đặng Thanh Lê đã
nghiên cứu qua một số truyện Nôm viết về đề tài người phụ nữ để từ đó có mợt
cái nhìn tổng qt về hình ảnh người phụ nữ trong mợt sớ trụn Nơm Việt
Nam: “Trong các trụn nói trên, người phụ nữ không phải chỉ được miêu tả
trong những mỗi quan hệ bó hẹp và trong những mơi trường bị giới hạn: một cô
tiểu thư nhưng lại gặp gỡ và yêu tha thiết một hàn sĩ dắt mẹ đi ăn mày, một cô


3

công chúa trôi dạt ở biển cả, rồi lưu lạc nơi đất khách quê người , một cô Kiều
khuê các trong mười lăm năm chìm nổi…. Tất nhiên thời đại và ngay cả bản
thân họ cũng chưa thể đặt vấn đề đấu tranh cho nam nữ bình quyền, nhưng ở
đây cũng đã nảy nở ngụn vọng ḿn giải phóng người phụ nữ khỏi những
ràng buộc phi lí, khắc nghiệt” [ 20, tr.69].
Năm 1978, trong bài viết “Nhìn qua những tác phẩm viết về đề tài người
phụ nữ trong văn học chữ Hán” in trong Tạp chí Văn học, tác giả Trần Thị
Băng Thanh đã có những nhận xét, đánh giá chung về hình ảnh người phụ nữ

trong văn học chữ Hán : “Các tác giả đi vào đề tài này một cách tự nhiên với
một niềm hứng thú, một sự thôi thúc và một tinh thần lao động nghệ thuật chu
đáo và công phu. Họ dành cho đề tài người phụ nữ một vị trí bên cạnh các đề
tài khác và nhiều tác giả còn chủ định xây dựng những tác phẩm, trong đó nhân
vật nữ là nhân vật chính... Mặt khác, những nhân vật phụ nữ xuất hiện trong tác
phẩm cũng rất nhiều loại: có các hồng hậu, phu nhân, cơng chúa, tiểu thư kh
các và cũng có chị em phụ nữ cần lao; có các nữ sĩ, ni cô, những nhân vật trong
lịch sử, trong truyền thuyết và cả những con người thực trong cuộc đời…”[ 43,
tr.50]. Ở bài viết này, tác giả cũng nhận thấy rằng, cùng chung dịng chảy với
hình ảnh người phụ nữ trong văn học dân tộc thì văn học chữ Hán cũng góp
thêm những tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp tài năng, nhưng đờng thời cũng là những
tiếng nói xót xa, ốn hờn cho những hồng nhan bạc mệnh : “Thế giới nhân vật
này rất đa dạng về tính cách và cũng rất khác nhau về số phận. Họ đều là
những con người ít nhiều có tài sắc, thậm chí có người là bậc “sắc nước hương
trời” nhưng hầu như mỗi người đều phải chịu những điều bất hạnh riêng”[ 43,
tr.53]
Nhìn chung ở hai bài viết này, tác giả đã khái quát được những nội dung
cơ bản mà văn học chữ Hán và truyện Nôm viết về người phụ nữ, đưa ra được
sự đa dạng về hình ảnh người phụ nữ đi vào trong thơ ca. Đó khơng chỉ là tiếng
nói của những cơ tiểu thư kh các mà tiếng nói ấy trở nên đa thanh hơn, với


4

những hình ảnh của nữ sĩ, ni cơ, người vợ…nhưng do khuôn khổ của một bài
nghiên cứu đăng trên tạp chí nên hai bài viết chỉ đi được khái quát những tác
phẩm viết về người phụ nữ mà chưa đi sâu nghiên cứu được cụ thể về một đối
tượng và những thủ pháp nghệ thuật. Nhưng hai bài viết cũng đã định hướng
nghiên cứu cho những cơng trình, bài viết về giai đoạn sau khi đi tìm hiểu về
hình ảnh người phụ nữ trong văn học Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Thị Chiến trong bài viết: “Tính bi kịch xã hội của hình
tượng người phụ nữ trong thơ ca thế kỉ XVIII – XIX” in trong Tạp chí Văn học
sớ 2 năm 1992 đã chỉ ra tính bi kịch của người phụ nữ trong văn học trung đại
đó là ở đặc trưng khát vọng được giải phóng tình cảm : “Một cơ sở khác của sự
xuất hiện những tính cách bi kịch trong truyện thơ Nôm, thơ Nôm và các khúc
ngâm thời kì này cịn gắn liền với những đặc điểm mang tính bi kịch trong thế
giới tinh thần chủ quan của từng tác giả…Chính khi tự bộc lộ mình, các tác giả
đều mang nỗi đau riêng và họ đi tìm sự đồng cảm trong những nỗi đau lớn của
người phụ nữ ” [ 6, tr.20 ]. Khác với các bài viết khác, ở bài nghiên cứu này, tác
giả đã thấy được nguyên nhân sâu xa dẫn tới những bất hạnh của người phụ nữ
trong văn học trung đại. Đồng thời tác giả bài viết cũng nhấn mạnh sự cảm
thông của các nhà thơ, thi sĩ đối với nỗi đau chung của người phụ nữ thời bấy
giờ, tác giả bài viết khẳng định: “Nỗi đau nghệ sĩ và nỗi đau của người phụ nữ
trong xã hội đã cộng hưởng và thể hiện thành nỗi đau chung của cộng đồng”.[6,
tr.21].
2.2. Tình hình nghiên cứu những tác phẩm viết về đề tài người cung
nữ trong văn học trung đại Việt Nam.
Những bài viết và cơng trình về hình ảnh người cung nữ trong văn học
trung đại Việt Nam chưa được nghiên cứu một cách tổng quát, mà chỉ được
điểm qua ở một số sách, bài viết nhưng cũng chủ yếu nghiên cứu về tác phẩm
“Cung oán ngâm khúc”, còn lại những tác phẩm khác hầu như ít được chú ý
đến.


5

Tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” được các nhà nghiên cứu xưa nay
dành nhiều bút mực để tìm hiểu, đánh giá, ca tụng. Những cơng trình lớn về
khúc ngâm này thường là tìm hiểu về văn bản, những bản dịch và chú giải khác
nhau, thân thế, sự nghiệp của tác giả, bởi đây là những tác phẩm thời trung đại,

tài liệu ghi chép lưu truyền bị thất lạc. Công tác nghiên cứu này diễn ra xuyên
suốt các thế kỷ qua. Trong khi đó, những bài phê bình về giá trị nội dung và
nghệ thuật mới bắt đầu nở nộ từ giữa thế kỷ XX tới nay. Trong ćn sách “Cung
ốn ngâm khúc chú giải” (NXB Quốc học thư xã ,1954), tác giả Lê Văn Hòe đã
cho rằng Nguyễn Gia Thiều viết “Cung oán ngâm khúc” chính là để bày tỏ nỗi
ốn hờn đới với chúa Trịnh, tác giả căn cứ vào việc Nguyễn Gia Thiều bị đẩy đi
nhận chức nơi khác và cho rằng đây là nguyên nhân chính để ông viết “Cung
oán ngâm khúc”: “Tới đây ( 1780) ông luôn luôn phục vụ trong nội phủ, được
gần gũi chúa thượng, đó là thời kỳ thụ sủng của ơng. Đến năm 1782 sau bao
năm lặn lội trong hoạn hải, ông mới được thăng Tổng Binh Đồng Tri, lưu thủ xứ
Hưng Hóa và được phong tước hầu. Tuy nói là thăng chức, nhưng thực ra là bị
giáng chức…”. [ 19, tr.20]. Rời tác giả lại bình ḷn: “Rất có thể Ơn Như Hầu
coi việc ơng thăng lưu phủ Hưng Hóa như việc ông bị đày đi xa, xa nơi cung
phủ là một nơi ơng sớng từ thuở nhỏ. Vì một lẽ gì ta chưa được rõ…”[ 19,
tr.20]. Cuối cùng tác giả đi đến kết ḷn: “Vớn có sẵn tính kiêu căng của dịng
q tộc trong máu nên ơng thấy việc đó tổn thương đến lịng tự ái của ơng rất
nhiều. Ơng cảm thấy đau buồn như một người cung phi trước được vua yêu sau
bị ruồng bỏ. Sẵn tài văn chương, ông bèn mượn lời cung nữ để thốt ra những
tiếng oán hờn.”. [19, tr.21].
Để phản bác những điều mà tác giả Lê Văn Hòe đã viết, trong cuốn “Đọc
khảo luận cung oán ngâm khúc”(Nam Sơn xuất bản,1959), tác giả Thuần Phong
đã chỉ ra những lập luận chưa vững của tác giả Lê Văn Hòe khi ông cho rằng
Nguyễn Gia Thiều viết “Cung oán ngâm khúc” chỉ để bày tỏ nỗi lịng của mình
với chúa Trịnh. Tác giả Th̀n Phong đã có sự so sánh Nguyễn Gia Thiều với


6

hai tác giả của văn học Trung Quốc cùng viết về đề tài người cung nữ là Tư Mã
Tương Như và Đỗ Mục. Ở đây, ông đã thấy được nỗi lòng của Nguyễn Gia

Thiều cũng như nỗi đau của người cung nữ: “Nguyễn Gia Thiều không chủ
trương ca xa như Đỗ Mục. Nguyễn Gia Thiều đành là có van mướn, khóc thay.
Nhưng Nguyễn Gia Thiều khơng van mướn, khóc thay cho một cung nữ nào đó
như Tư Mã. Nguyễn Gia Thiều khơng có van xin cho một phi tần nào, song chỉ
than thở cho số phận mà chế độ cung thất dành cho mỹ nữ, giai nhân”.[34,
tr.42]
Nguyễn Lộc trong cuốn “Cung oán ngâm khúc khảo đính” do nhà xuất
bản Văn Học in ấn năm 1986 đã nhận xét: “Nói chung những tác phẩm ra đời
trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII bằng nhiều góc độ khác nhau và bằng
nhiều cách khác nhau đã phản ánh cái hiện thực ấy, nhưng dường như phải đến
“Cung oán ngâm khúc” người ta mới cảm thấy hết cái bi đát, dữ dội của hiện
thực”. ”.[25, tr.6]. Hơn tất cả những người khác, Nguyễn Gia Thiều đem đến
cho văn chương mợt tiếng nói qút liệt, đầy phẫn nộ cũng như đầy lo âu trong
“Cung oán ngâm khúc”, nhà thơ viết về cuộc đời người cung nữ, nhưng ông
không chỉ dừng lại ở đó mà muốn nhân đẩy mở rộng ra viết về cuộc đời lúc bấy
giờ.
Giai đoạn từ năm 1975 trở về sau nhiều nhà phê bình đã đánh giá tinh
thần nhân đạo của Nguyễn Gia Thiều khi lấy đề tài sáng tác là người phụ nữ.
Nhưng có nhiều góc độ thể hiện giá trị nhân bản lại chưa được xem xét, khẳng
định một cách đúng đắn. Chẳng hạn, những biểu hiện của giới nữ, của tình yêu
gắn với nhục cảm, tình dục trong khúc ngâm. Đới với “Cung oán ngâm khúc”,
cách nhìn nhận về ́u tớ tình dục của các nhà nghiên cứu rất khác nhau. Nhà
phê bình Đặng Thanh Lê trong bài viết “Cung oán ngâm khúc trên bước đường
phát triển của thể song thất lục bát” phê phán yếu tố nhục cảm trong tác phẩm
này: “Tuy nhiên, “Cung oán ngâm khúc” vẫn có phần chưa lành mạnh. Tràn
đầy khúc ngâm là một khơng khí nhục cảm. Cung nữ say sưa nói đến những


7


hạnh phúc của thời kỳ được sủng ái và chủ yếu là khoái cảm xác thịt với những
cảm giác đắm đ́i khó tả” [23, tr. 47]. Nhà nghiên cứu Thanh Lê đứng trên
quan điểm giai cấp để phê bình cung nữ chỉ nghĩ đến hưởng lạc, nhu cầu xác
thịt, không có tình u trong sáng.
Nguyễn Trác và Nguyễn Đăng Châu trong “Cung oán ngâm khúc, khảo
thích và giới thiệu” cũng phê phán phương diện nhục cảm, cho rằng cung nữ
luôn bị ám ảnh về tình dục mà khơng mợt chút e lệ. Ông viết: “Toàn khúc ngâm
triền miên trong một thế giới đặc biệt toàn ân ái mây mưa. Mới thời con gái,
chưa bước chân vào cuộc đời, tự hào về nhan sắc người thiếu nữ đã nghĩ tới:
Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa... Với những ý nghĩ táo bạo sớm nở về dục
tình kiểu ấy, khi được tuyển vào cung, người cung nữ cũng chỉ có thể hân hoan
vì những sự thỏa nguyện về xác thịt”[ 47, tr.45]. Hai nhà nghiên cứu cũng đứng
trên quan điểm giai cấp để phê phán nhân vật cung nữ quá nhiều khao khát nhục
dục, đại diện cho sự sa đọa của giai cấp thống trị: “Tâm lý của người cung nữ là
tâm lý chung của tầng lớp thống trị đang đi vào con đường tan rã suy vong, kiêu
ngạo lố lăng, trắng trợn, bất chấp hết thảy, chỉ còn nghĩ tới khối lạc cá nhân,
địa vị cá nhân. Họ khơng cịn chút ý thức đới với lịch sử, khơng cịn chút ưu ái
đối với nhân dân” [47, tr.49].
Nhiều nhà nghiên cứu có cái nhìn thoáng hơn về yếu tố nhục cảm trong
khúc ngâm và đánh giá cao nghệ thuật thể hiện tâm trạng người cung nữ của
Nguyễn Gia Thiều. Thiết nghĩ, việc phê phán yếu tố nhục cảm trong tác phẩm
“Cung oán ngâm khúc” là mợt góc nhìn chỉ đứng quan điểm giai cấp, trên định
kiến xã hội. Nhìn chung, các nhà phê bình trên chưa thật sự nhìn người cung nữ
bằng con mắt nhân văn, tiến bộ, chưa quan tâm đến qùn sớng chính đáng của
con người. Vì thế, ́u tố nhục cảm bị xem là “tội lỗi”, là “không thể chấp
nhận”. Đây cũng chính là sự hạn chế trong cách nhìn của mợt sớ nhà nghiên cứu
trên về qùn sống của con người.


8


Trái với quan điểm của Đặng Thanh Lê, Nguyễn Trác, Nguyễn Đăng
Châu… nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong bài viết “Giá trị hư ảo, vô nghĩa
của cá nhân con người trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều” đã
viết: “Quyền sống của con người trần thế, giá trị con người thân xác với bao
thứ “dục” chính đáng của nó là trung tâm điểm của giá trị. Bất kỳ cái gì chà
đạp giá trị ấy, quyền sớng ấy thì đều là cái ác, cái xấu, cái đáng oán hận” [ 41,
tr.168].
Nhìn chung, có rất nhiều ý kiến bàn ḷn sôi nổi về nội dung và ý nghĩa
của tác phẩm “Cung oán ngâm khúc”, các nhà nghiên cứu đứng trên những
phương diện khác nhau để bình luận và đánh giá. Nhưng với cái nhìn nhân văn,
tiến bộ trong những năm gần đây thì tác phẩm này đã được nhìn nhận ở góc độ
cảm thông, thấu hiểu trước nỗi bất hạnh cũng như mong muốn hạnh phúc của
người cung nữ.
“Truyện Vương Tường” là mợt trụn Nơm khút danh, hầu như chưa
có mợt cơng trình nào nghiên cứu mợt cách cụ thể, tỉ mỉ về truyện Nôm này.
Truyện chỉ được nhắc đến tên trong những bài viết nghiên cứu về đặc điểm thể
loại truyện Nôm khuyết danh. Trong cuốn “Hợp tuyển văn học trung đại Việt
Nam thế kỉ X- XIX”, tác giả Bùi Duy Tân viết: “Vương Tường là lời than vãn tội
nghiệp của một cung nữ về hạnh phúc bị vỡ tan, bởi sự vùi dập của triều đình
phong kiến Đại Hán” [ 42, tr.20].
Về tác phẩm “Cung oán thi” cũng chưa có nhiều nhà nghiên cứu bàn
luận, nghiên cứu về tác phẩm này. Nhà nghiên cứu Đặng Thanh Lê trong
chương mục phân tích tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” đã so sánh giữa hai tác
phẩm này: “ Nhưng ý nghĩa tớ cáo chính của Cung ốn ngâm khúc vẫn là sự
chà đạp lên hạnh phúc con người. Yếu tố nhân đạo và hiện thực ở đây kết hợp
với nhau chặt chẽ. Vấn đề đặt ra là vấn đề hạnh phúc con người, là quyền lợi
yêu đương của tuổi trẻ. Người cung nữ trong Cung oán thi của Bạch Liên Am
cũng chả lầm lẫn gì về cái tiếng làm cung phi”. [22, tr.81].



9

Trong cuốn “Cung oán thi” do Nguyễn Hữu Sơn phiên âm, chú giải, giới
thiệu tác giả không chủ trương bàn về nội dung, ý nghĩa mà tác phẩm “Cung
oán thi” thể hiện, điều khiến tác giả chú ý đó là phương diện nghệ thuật của tác
phẩm: “Tôi không chủ trương đi sâu phân tích những phương diện thuộc về nội
dung xã hội, chẳng hạn như ý nghĩa tố cáo, tiếng nói bất bình và ý thức phản
kháng…mà cớ gắng khảo sát những đặc điểm thuộc về giọng điệu triết lý- trữ
tĩnh, những cung bậc xúc cảm về thân phận và số phận con người…”[36, tr.17]
Điểm qua những ý kiến, những bài viết ở trên, có thể thấy rõ rằng vấn đề
hình ảnh người cung nữ trong văn học trung đại không phải là chưa được nhắc
đến. Tuy nhiên những bài viết ở trên chỉ tập trung nghiên cứu, bàn luận về hình
ảnh, sớ phận người cung nữ ở trong tác phẩm “Cung ốn ngâm khúc”, mà chưa
đề cập mợt cách trọn vẹn hình ảnh người cung nữ trong thơ ca trung đại. Trong
tình hình đó, luận văn này xin đóng góp mợt tiếng nói, mợt suy nghĩ. Những
kiến giải, mở đường của các công trình đi trước là tiền đề để người viết lựa chọn
và thực hiện đề tài này.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu đầu tiên của luận văn là thấy được những đặc trưng cơ bản về
đời sống cũng như tâm trạng của người cung nữ qua các tác phẩm văn học trung
đại. Trên cơ sở đó, tìm hiểu về phương thức nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để
miêu tả người cung nữ.
Với những mục đích cụ thể trên, đề tài đã đặt ra cho người viết những
nhiệm vụ nghiên cứu rất cụ thể:
- Thứ nhất, tìm hiểu, khảo sát, phân tích khoa học, cụ thể những đặc điểm của
người cung nữ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Thứ hai, trên cơ sở so sánh, đới chiếu, người viết sẽ tìm ra một số điểm tương
đồng và khác biệt của các tác phẩm khi cùng viết về đề tài người cung nữ.



10

- Thứ ba, lí giải những nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng cuộc đời, số
phận bất hạnh của người cung nữ được thể hiện qua các tác phẩm, đồng thời
thấy được ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến của các tác phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, người viết đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp xã hội học: Chúng tôi áp dụng phương pháp xã hội học để lý giải
sự tác đợng của hồn cảnh xã hợi, lịch sử đến tư tưởng của tác giả, đến sự xuất
hiện nở rộ của đề tài cung nữ trong văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII.
- Phương pháp thi pháp học: Để tìm hiểu rõ hơn hình ảnh của người cung nữ,
chúng tôi không thể bỏ qua được những thủ pháp nghệ thuật mà các tác giả đã
sử dụng khi miêu tả về người cung nữ, đặc biệt là diễn biễn tâm trạng, tâm tư,
tình cảm của người cung nữ. Do vậy, phương pháp thi pháp học vô cùng quan
trọng để giúp chúng tôi khám phá, nghiên cứu về người cung nữ.
- Phương pháp cấu trúc hệ thớng: Khơng thể tìm hiểu, đánh giá một tác phẩm
chỉ trên một vài phương diện. Đó là lí do vì sao mà chúng ta cầm xem xét nhiều
tác phẩm trong chỉnh thể toàn vẹn của nó trên hai phương diện nội dung và nghệ
thuật. Xem xét tồn bợ cấu trúc của năm tác phẩm, chúng ta sẽ thấy được những
quy tắc chi phối sự hình thành của chúng. Từ đó, ta sẽ dễ dàng tìm hiểu được
vấn đề.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là thao tác chính trong bài viết. Đi từ
những cơ sở dữ liệu đã khảo sát, người viết tiến hành phân tích thật khoa học,
cụ thể, để từ đó sẽ rút ra những nhận định, kết luận cuối cùng thật khách quan,
có giá trị.
Ngồi ra, ḷn văn còn sử dụng kết hợp các thao tác như thống kê, so
sánh, đới chiếu… để có được cái nhìn tồn diện và cụ thể về đới tượng nghiên
cứu của mình.



11

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Người cung nữ trong văn học trung đại
trên phương diện tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Do khả năng bao quát chủ quan của
người viết chúng tôi giới hạn khảo sát và nghiên cứu 5 tác phẩm, coi đó là
những tư liệu cơ sở để có thể có mợt cái nhìn bao quát về hình ảnh người cung
nữ trong văn học trung đại :
- Tần cung nữ oán Bái Công văn ( Đặng Xuân Vĩnh, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh
Hà Tây, 2008)
- Cung ốn ngâm khúc ( Nguyễn Lợc khảo đính, giới thiệu, NXB Văn Hóa,
1986)
- Cung từ ( Bùi Duy Tân chủ biên, soạn cùng Phạm Đức Duật, Nguyễn Đức
Dũng, Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, H 2004)
- Cung oán thi ( Nguyễn Hữu Sơn phiên âm, chú giải, giới thiệu, NXB Văn hóa
Thông Tin, H 1994)
- Truyện Vương Tường ( Phạm Trọng Điềm – Bùi Văn Nguyên phiên âm , chú
giải, giới thiệu, Hồng Đức Quốc âm thi tập, NXB Văn Hóa, 1962)
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần dẫn nhập và kết ḷn, nợi dung ḷn văn gờm ba chương:
Chương 1: Tìm hiểu chung về hoàn cảnh thời đại, những quan niệm của
Nho giáo chi phối và ảnh hưởng tới cuộc sống và số phận của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến, cuộc sống của người cung nữ trong cung đình. Đặc
biệt là chế độ đa thê, đây là nguyên nhân chính dẫn tới số phận bất hạnh của
người cung nữ. Đồng thời ở chương 1, người viết sẽ đi tìm hiểu sơ lược về tác
gia và tác phẩm viết về đề tài người cung nữ. Từ những tìm hiểu chung đó, sẽ
giúp kiến giải được rõ hơn hình ảnh về đời sống tâm hồn, thế giới tâm trạng của

người cung nữ trong những tác phẩm sẽ đi tìm hiểu rõ hơn ở chương 2.


12

Chương 2: Trên cơ sở những tìm hiểu chung từ chương 1, người viết sẽ đi
phân tích, tìm hiểu những đặc điểm của người cung nữ qua những tác phẩm viết
về đề tài người cung nữ. Từ đó phát hiện, lí giải những ý nghĩa mà các tác giả
gửi gắm qua những tác phẩm viết về hình ảnh người cung nữ.
Chương 3: Khơng chỉ tìm hiểu về nợi dung, mà ở chương 3 này, người
viết sẽ đi nghiên cứu về hình thức nghệ thuật qua những tác phẩm viết về người
cung nữ trên các phương diện : thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu. Từ đó sẽ đi đến
phần kết luận của đề tài.


13

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Thời đại
Ở nước ta chế độ mẫu hệ xuất hiện trong thời Hậu kỳ đồ đá cũ (khoảng 40
đến 11 ngàn năm cách ngày nay). Đây là thời kỳ địa vị của người phụ nữ được
kính trọng hơn đàn ơng. Đứa con sinh ra chỉ biết người mẹ và người đàn ông
chưa nắm quyền chi phối về kinh tế. Trong sinh hoạt sản xuất, người đàn ơng
cũng chỉ sản x́t bằng hoặc thậm chí không bằng phụ nữ, người phụ nữ giữa vai
trò chính trong gia đình, họ đảm nhiệm việc hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi sơ
khai và phân phối thức ăn cho cả thị tộc. Người phụ nữ giữ quyền chi phối thị
tợc, điều khiển cơng việc và điều hịa quan hệ giữa các thành viên. Có thể nói
chính chế đợ q̀n hơn của “thời đại mơng muội” và loại hình kinh tế hái lượm
của thời nguyên thuỷ đã làm cho cho vai trò của người phụ nữ trong gia đình và
thị tộc trở nên trọng yếu. Nhưng sau khi chuyển từ đời sống hái lượm săn bắt

sang định canh định cư với nông nghiệp làm chủ đạo, vai trò người đàn ông dần
lớn lên. Nhất là thời kỳ đồ đá chuyển sang đồ đồng. Với sức khỏe, đàn ông sử
dụng các nông cụ kim loại tốt hơn phụ nữ, dần dần, việc nặng giao cho đàn ông
làm, phụ nữ mất vai trị trong việc ni sớng gia đình, từ đó người đàn ơng nắm
giữ gia đình chứ khơng cịn là phụ nữ nữa. Và chế độ phụ hệ đã dần thay thế
mẫu hệ.
Trải qua giai đoạn công xã nguyên thủy và chiếm hữu nơ lệ, loài người đi
đến hình thái kinh tế xã hợi phong kiến. Ở hình thái kinh tế này, vai trị của
người đàn ơng trong gia đình và xã hợi càng quan trọng, đờng thời vai trị của
người phụ nữ bị hạ thấp. Chế độ phong kiến Việt Nam đã tiếp nhận dòng chảy
văn hóa của nhân loại, Nho giáo vào Việt Nam như một tất yếu của lịch sử. Cốt
lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là mợt học thút chính trị nhằm tổ chức xã hợi.
Để tổ chức xã hợi có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được
người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử. Để trở thành người


14

quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân
xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo". Nho giáo đề ra tư tưởng
“ngũ luân”, đặt ra các mối các mối quan hệ giữa con người với con người, và
đòi hỏi con người phải xác định mình ở vị trí nào trong mới quan hệ đó, và ln
phải làm trịn bổn phận trong mối quan hệ ấy. Năm mối qua hệ đó là: Vua-tôi,
cha-con, vợ-chồng, anh-em, bạn-bè. Về mối quan hệ vợ chồng, các nhà Nho cho
rằng trong gia đình người chờng giữ vai trị chủ ́u, còn người vợ giữ vai trị
thứ ́u, hồn tồn phụ tḥc vào người chồng. Đây là mối quan hệ một chiều
trong gia đình. Nho giáo đề cao tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Đối với người
phụ nữ, Nho gia chủ trương lấy “tứ đức tam tịng” dạy nữ giới nợi trợ. Tứ đức
là: Công, dung, ngôn, hạnh. Tam tòng là ba điều kiện mà người phụ nữ phải tuân
thủ, làm theo: 1. Tại gia tòng phụ, 2. Xuất giá tòng phu, 3. Phu tử tịng tử. Nói

cách khác, học hành thành tài và đem sở học phục vụ dân tộc là việc làm của
nam giới, giữ yên nhà cửa, bếp núc là phạm vi của nữ giới: “Gái trong khung
cửi, trai ngoài bút nghiên” . Đây chính là những sợi dây vơ hình trói chặt người
phụ nữ trong xã hợi phong kiến. Nho giáo đánh giá thấp vai trò, khả năng của
người phụ nữ. Chính Khổng Tử đã quan niệm rằng “phụ nhân nan hóa” có
nghĩa là: “đàn bà và tiểu nhân là hai hạng người khó dạy”, có thể nói rằng
chính tư tưởng này đã xúc phạm và kìm hãm sự phát triển, khả năng của người
phụ nữ trong các hoạt động xã hội, và tư tưởng này cũng kéo dài trong nhiều thế
kỉ gây ra nhiều thiệt thòi và mất mát cho người phụ nữ. Khơng chỉ chịu nhiều
thiệt thịi về quan niệm xưa cũ của Nho giáo: phụ nữ không được học hành, thi
cử, làm quan... thì trong vấn đề hôn nhân của mình, người phụ nữ cũng không
được tự do yêu đương mà bị ép duyên, gả bán, không được sớng theo tình u
của trái tim mình mà hạnh phúc hôn nhân của họ do cha mẹ quyết định theo kiểu
“cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”.
Dưới ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho gia thì hôn nhân gia đình chế
độ đa thê trở nên phổ biến trong xã hội phong kiến. Hôn nhân là một hiện tượng


15

của loài người thường được phổ biến, từ những nền văn minh cổ đại, bất kể địa
lý, tôn giáo, chủng tộc và giai cấp xã hội. Chế độ đa thê không phải là bản chất
con người. Nó được sản sinh ra trong thời đại xã hội khi quá đề cao vai trị của
người đàn ơng và hạ thấp q mức vai trị của người phụ nữ. Ở chế đợ hơn nhân
này, một người đàn ông có quyền cưới nhiều người phụ nữ làm vợ, đồng thời
người phụ nữ phải “lấy chồng chung”, làm vợ lẽ, và họ khơng có qùn bình
đẳng với chờng và vợ cả. Trong bợ ḷt Hờng Đức, luật hôn nhân và gia đình là
một luật quan trọng, bởi theo Nho gia đạo tề qua là cơ sở cho đạo trị quốc.
Trong bộ luật này đã quy định về chế độ hôn nhân trong gia đình với những
nguyên tắc cơ bản như sau: hôn nhân không tự do, đa thê ,củng cố và bảo vệ chế

độ gia đình gia trưởng. Dưới ảnh hưởng của bộ luật, chế độ đa thê, trọng nam
kinh nữ càng phát triển mạnh mẽ, số phận của người phụ nữ trở lên mong manh
và bất hạnh.
Cuộc sống của kiếp vợ lẽ buồn tủi và thiệt thịi vơ cùng, vì vậy từ văn học
dân gian đến văn học viết nhiều áng văn thơ viết về nỗi lòng tủi hờn của kiếp
phụ nữ làm vợ lẽ. Xã hội phong kiến cho phép “trai quân tử năm thê bảy thiếp,
gái chính chun chỉ có một chồng” đã gây ra bao cảnh đau lòng. Nhân dân
hướng về những người vợ lẽ - những người chịu nhiều thua thiệt hơn cả để cảm
thông, để lắng nghe những tiếng giãi bày xót xa, cay đắng:
“Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
Tối tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu, nằm khơng chuồng bị
Mong chồng chồng chẳng xuống cho
Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn
Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn
Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con”


16

Hay
“Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”
Khao khát của người phụ nữ ở đây khơng phải là cái khao khát mang tính
chất bản năng thuần tuý mà là những khát khao hạnh phúc chính đáng nhất của
mợt con người. Vì thế họ đã nhắn nhủ nhau:
“Đói lịng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng”
Đến giai đoạn văn học viết tiếng thơ của Hờ Xn Hương mạnh mẽ đả

kích chế đợ đa thê, lên tiếng đòi quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Những bài
thơ của bà như tiếng lòng của bao người phụ nữ phải chịu kiếp làm vợ lẽ thời
bấy giờ. Bà thẳng thắn, giọng thơ đầy đanh thép, giễu cợt:
“ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Năm thì mười hoạ chăng hay chớ
Một tháng đơi lần có cũng khơng.”
( Làm Lẽ - Hồ Xuân Hương)
Mọi quy định trong xã hội đều buộc chặt người phụ nữ vào những khuôn
khổ nhất định. Theo quy định nếu người phụ nữ vi phạm vào một trong các điều
trong cái gọi là “thất xuất” sẽ bị chồng đuổi về (Không sinh được con; ghen
tuông; ác tật; dâm đãng; bất kính với cha mẹ, ơng bà; bất hòa trong gia đình;
trộm cắp). Những quan niệm của Nho giáo đẩy người phụ nữ bị phụ tḥc hồn
toàn vào người chờng, họ chỉ chịu nhiều thiệt thịi và tinh thần, tình cảm mà họ
cịn bị trói ḅc về tự do. Người phụ nữ không được quan tâm về mặt tình cảm,
vật chất, c̣c sớng của họ thu nhỏ lại trong ngơi nhà và người chờng của mình.
Nếu như biểu hiện chế độ đa thê ở dân thường và giai tầng quan lại là vợ lẽ và
thiếp, thì biểu hiện hình thức đa thê của đế vương phong kiến là chế độ phi tần,
cung nữ.


17

Khi nhà nước đầu tiên được thành lập, thì đã xuất hiện người cung nữ.
Dưới các triều đại quân chủ, chế độ đa thê, tuyển nhiều phi tần, cung nữ đã trở
thành một điều hiển nhiên. Cung nữ bị tuyển quá nhiều, kẻ dược sủng ái ngày
hôm nay, ngày mai đã bị bỏ rơi, thậm chí có người còn cả đời không biết mặt
vua. Nhưng đặc biệt trong giai đoạn thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII khi mà chế độ
phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng suy tàn và khủng hoảng. Các vua chúa
ngày đêm chìm đắm trong men say và gái đẹp. Cung nữ được tuyển vô kể, từ

đây số phận người cung nữ cũng trở lên bi thảm hơn bội phần. Những người phụ
nữ đẹp thường bị tuyển mộ, dâng nạp vào cung, họ trở thành cơng cụ mua vui,
giải trí, khi nhan sắc tàn phai, đồng nghĩa với việc người cung nữ phải chấp
nhận sống trong cô đơn, số phận của họ trở lên thật bị thảm. Trong “Đại Việt sử
ký toàn thư” có ghi chép lại việc tuyển cung nữ như sau: “Năm 1441 đời Lê
Thánh Tông, mùa hạ tháng năm, xuống lệnh tuyển con gái đẹp ở các phủ huyện.
Mùa thu tháng tám, tuyển chọn con gái đẹp ở sân điện”. Chưa một tài liệu nào
có thể thớng kê chính xác con sớ các cung nữ ở mỗi đời vua, triều đại phong
kiến, nhưng con số đó không thể chỉ dừng lại ở số hàng trăm. Chỉ biết rằng cuộc
đời người cung nữ khi nhan sắc đã tàn, hương hoa đã nhạt vô cùng đáng thương
và bất hạnh.
1.2. Người cung nữ và đời sống của họ trong cung đình
1.2.1. Khái niệm cung nữ
Theo từ điển Hán Việt “cung nữ” là người con gái phục vụ trong cung
vua, thời phong kiến
Cung nữ có hai loại danh phận. Thứ nhất là những người con gái cịn
trinh, được vua tủn vào để có quan hệ hơn nhân với vua. Thứ hai đơn giản hơn
là được tuyển vào để hầu hạ cho gia đình vua, được gọi là cung nữ hay thị nữ,
phục vụ việc vặt như quạt, têm trầu, đấm bóp... Ở đây người viết đề cập đến
hình ảnh người cung nữ được vua tuyển vào cung để có quan hệ hơn nhân với
vua.


18

Về thứ tự theo cấp bậc trong hậu cung được sắp xếp theo khuôn mẫu
chung của triều đại phong kiến tuy nhiên, mỗi triều vua sẽ có sự thay đổi về tên
gọi. Vào đầu thời Nguyễn, phi tần hậu cung được quy định theo thứ bậc như
sau: 3 Phi là Quý phi, Minh phi, Kính phi. 3 Tu là Tu nghi, Tu Dung, Tu viện. 9
Tần là Quý tần, Hiền tần, Trang tần, Đức Tần, Thục tần, Huệ tần, Lệ tần, An tần,

Hòa tần. 3 Chiêu là Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viện. 3 Sung là Sung nghi,
Sung dung, Sung viện. 6 chức là Tiệp dư, Dung hoa, Nghi nhân, Tài nhân, Linh
nhân, Lương nhân. Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua lại thay đổi như
sau: đặt làm 9 bậc ở Nợi cung: đặt mợt Hồng q phi ở trên bậc nhất. Bậc 1:
Quý phi, Hiền phi, Thần phi. Bậc 2: Đức phi, Thục phi, Huệ phi. Bậc 3: Quý
tần, Hiền tần, Trang tần. Bậc 4: Đức tần, Thục tần, Huệ tần. Bậc 5: Lệ tần, An
tần, Hòa tần. Bậc 6: Tiệp dư. Bậc 7: Quý nhân. Bậc 8: Mỹ nhân. Bậc 9: Tài
nhân.
Trong bảng thứ tự cấp bậc trong hậu cung, không hề thấy xuất hiện chức
danh dành cho người cung nữ. Như vậy đủ để thấy rằng thân phận nhỏ bé,
khơng có tiếng nói của người cung nữ.
1.2.2. Đời sống của người cung nữ trong cung đình
Vào cung là đến với c̣c sớng giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn
cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ. Trong cuốn “Đời
sớng trong Tử Cấm Thành” tác giả Tơn Thất Bình viết: “Từ khi được tuyển hay
tiến cung, các phi tần không được phép gặp gỡ người thân dù là cha mẹ. Cũng
có trường hợp ngoại lệ vua cho phép gặp mặt, nhưng chỉ mẹ mới được nói
chuyện cùng con qua một bức màn sáo che, chỉ nghe thấy tiếng mà khơng nhìn
thấy mặt nhau. Cịn cha thì đứng ở ngồi sân nhìn vào. Cho nên ở H́ có câu
“đưa con vơ nội” là có ý nghĩa như mất con rồi”[3, tr.35]. Khi cung nữ vào
cung, họ phải chấp nhận một cuộc sống “chim lồng cá chậu”, mất cả tự do và
gia đình. Bản thân mỗi con người ai cũng có nhu cầu được hạnh phúc, tự do, đặc
biệt nhu cầu hạnh phúc của người con gái đó là một gia đình hạnh phúc. Đối với


19

người cung nữ, hạnh phúc của họ đó là sự ân sủng của nhà vua tuy nhiên, trong
hàng trăm, hàng nghìn cung tần đó, chỉ mợt vài người được vua biết đến. Nhưng
khi nhan sắc tàn phai, tuổi trẻ đi qua thì nhà vua lại tìm đến những người cung

nữ trẻ hơn, đẹp hơn và họ phải chấp nhận sống trong những ngày tháng đau
thương và hoài niệm. Phần lớn những người cung nữ cịn lại khơng biết mặt vua,
thậm chí có những người đến chết vẫn khơng được gặp vua dù chỉ mợt lần, họ
phải chịu bỏ phí tuổi xuân. Những người cung nữ, dù được biết mặt vua hay
khơng biết mặt, dù được sủng ái hay khơng thì cuối cùng kết cục chung của họ
đều vô cùng bi thảm. Tác giả Tơn Thất Bình viết: “Bi kịch ći cùng của đời
sống cung phi trong Tử Cấm thành là khi sống họ chỉ biết phục vụ một người
đàn ông duy nhất là vua, ngoài ra không được đụng chạm bất kỳ một người đàn
ông nào khác, cho đến cả khi bị bệnh nặng, lương y đến thăm mạch để bốc
thuốc cũng không được tiếp xúc với làn da của người bệnh. Một thái giám và
một bà quản sự đứng hai bên lương y để theo dõi cách thăm mạch bằng hai
ngón tay ấn vào cườm tay của người bệnh có vấn một mảnh lụa mỏng để tránh
đụng vào làn da; ngoài ra lương y ko được nhìn, hỏi bệnh nhân. Thế nên khó
biết đích xác bệnh trạng mà bớc thuốc, làm sao các bà lại không mất sớm
được!” [3, tr.38].
Như vậy người cung nữ khi đã vào cung sẽ tách biệt hoàn toàn với thế
giới bên ngoài. Họ chấp nhận dứt bỏ tự do, gia đình, người thân để nương thân
mình vào chớn cung vua với hy vọng mợt cuộc sống vinh hoa, phú quý.
1.3. Giới thiệu về một số tác phẩm và tác giả tiêu biểu.
1.3.1. Cung oán ngâm khúc
1.3.1.1. Tác giả Nguyễn Gia Thiều
Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798), ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện
Siêu Loại, phủ Thuận Thành, trấn Kinh Bắc (Bắc Ninh). Ông x́t thân trong
mợt gia đình qùn q, tḥc dịng dõi q tợc: Ơng nợi Nguyễn Gia Thiều là
Nguyễn Gia Châu – một võ tướng tài ba, thông kinh sử lược; cha là Nguyễn Gia


×