Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
--------------------------

NGUYỄN THỊ HIỂN

DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
--------------------------

NGUYỄN THỊ HIỂN

DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số
: 62 31 05 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC

GVHD:


1. PGS. TS. NGUYỄN MINH TUỆ
2. PGS. TS. NGUYỄN KIM HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ (BIỂU ĐỒ)
DANH MỤC BẢN ĐỒ
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ............................................................2
2.1. Mục tiêu ............................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................2
2.3. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................3
3.1. Nghiên cứu về dân số, phát triển kinh tế - xã hội .............................................3
3.2. Về mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế - xã hội ..............................4
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................8
4.1. Quan điểm nghiên cứu ......................................................................................8
4.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .......................................................11
6. Cấu trúc luận án ..................................................................................................11
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................................................................................12
1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................12

1.1.1. Về dân số ......................................................................................................12
1.1.2. Về kinh tế - xã hội ........................................................................................17
1.1.3. Các lí thuyết liên quan đến dân số và mối quan hệ giữa dân số với phát triển
KT - XH .................................................................................................................22
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến dân số và phát triển KT - XH ..........................25
1.1.5. Mối quan hệ giữa dân số và phát triển KT - XH.........................................29
1.1.6. Các tiêu chí đánh giá dân số và phát triển KT - XH vận dụng cho cấp tỉnh 38
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................41
1.2.2. Dân số và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam ........................................41


1.2.3. Dân số và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ĐNB.......................................47
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..............................................................................................52
Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG DÂN SỐ, PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG ................................................54
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Dương ........................................................................................................................54
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và lịch sử phát triển ......................................54
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ..............................................57
2.1.3. Kinh tế - xã hội .............................................................................................62
2.2. Thực trạng dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương .............73
2.2.1. Thực trạng dân số tỉnh Bình Dương.............................................................73
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương ..............................90
2.2.3. Mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương ......
..............................................................................................................................118
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................130
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025 ...................................................132
3.1. Những căn cứ để xây dựng định hướng và giải pháp ..................................132
3.2. Mục tiêu, định hướng phát triển ...................................................................134
3.2.1. Mục tiêu .....................................................................................................134

3.2.2. Định hướng phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội ......................134
3.3. Các giải pháp phát triển dân số, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm
2025..........................................................................................................................137
3.3.1. Về dân số và lao động ................................................................................137
3.3.2. Về kinh tế - xã hội ......................................................................................141
3.3.3. Về mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội.........................148
KẾT LUẬN ................................................................................................................153
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................155
PHỤ LỤC


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Bình Dương” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và trích
dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
TP. HCM, ngày 02 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hiển


LỜI CẢM ƠN
Luận án này khơng thể hồn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, cổ vũ, động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới PGS – TS.
Nguyễn Minh Tuệ và PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng - hai người Thầy đã nhiệt tình
hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và viết luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên đã và đang công tác tại Khoa Địa
lí – trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã hết lịng giúp đỡ, góp ý, tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho tơi trong q trình nghiên cứu và viết luận án.

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên nơi tôi đang công tác đã chia
sẻ, động viên, giúp đỡ để tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Bình Dương, Cục
Thống kê Bình Dương, Sở Lao động – Thương binh - Xã hội tỉnh Bình Dương, Chi cục
dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Bình Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình
Dương đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi nhiều mặt nhất là về số liệu trong q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn mẹ, chồng và anh, chị, em đã động viên, hỗ trợ tơi về
mọi mặt để tơi có thể hoàn thành luận án.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hiển


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN

: Công nghệ

CNH

: Công nghiệp hóa

ĐKTN

: Điều kiện tự nhiên

ĐNB

: Đơng Nam Bộ


GD – ĐT

: Giáo dục – đào tạo

GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bàn

GTCH

: Gia tăng cơ học

GTDS

: Gia tăng dân số

GTSX

: Giá trị sản xuất

GTTN

: Gia tăng tự nhiên

HĐH

: Hiện đại hóa

KCN


: Khu cơng nghiệp

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

KHKT

: Khoa học kĩ thuật

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

TFR

: Tổng tỉ suất sinh

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thơng

TMBLHH

: Tổng mức bán lẻ hàng hóa


TNBQĐN

: Thu nhập bình quân đầu người

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên

Tp.

: Thành phố

Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TX.

: Thị xã

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Tỉ số dân số phụ thuộc, 1999 – 2014


Bảng 1.2:

Một số chỉ tiêu về kinh tế và dân số của Việt Nam, giai đoạn 2000 –
2014

Bảng 1.3:

Lao động đang làm việc và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo
nhóm ngành kinh tế của Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2014

Bảng 1.4:

Mối quan hệ giữa giáo dục và mức sinh, mức chết của trẻ em theo các
vùng năm 2014

Bảng 1.5:

Một số chỉ tiêu về kinh tế và dân số vùng Đông Nam Bộ, giai đoạn 2000
– 2014

Bảng 2.1:

Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2005 – 2014

Bảng 2.2:

Qui mô dân số các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ năm 2014

Bảng 2.3:


Tỉ suất gia tăng tự nhiên của Bình Dương, vùng Đơng Nam Bộ và cả
nước, giai đoạn 2000 – 2014

Bảng 2.4:

Tỉ suất gia tăng tự nhiên phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2000 –
2014

Bảng 2.5:

Tỉ suất gia tăng cơ học phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2000 2014

Bảng 2.6:

Cơ cấu dân số theo tuổi, giai đoạn 2000 – 2014

Bảng 2.7:

Tỉ số phụ thuộc, giai đoạn 2000 – 2014

Bảng 2.8:

Cơ cấu dân số theo giới tính, giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 2.9:

Tỉ số giới tính phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 2.10:


Nguồn lao động, giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 2.11:

Lao động đang làm việc phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2000 –
2014

Bảng 2.12:

Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, giai đoạn 2005 – 2014


Bảng 2.13:

Mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2000 – 2014

Bảng 2.14:

Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của cả nước, vùng Đông Nam Bộ
và các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ năm 2014

Bảng 2.15:

Tốc độ tăng trưởng GRDP, giai đoạn 2000 – 2014

Bảng 2.16:

Tốc độ tăng trưởng GRDP, qui mô GRDP của cả nước và các tỉnh, thành
trong vùng Đông Nam Bộ, năm 2014


Bảng 2.17:

Tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn (GRDP), giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 2.18:

Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của của cả nước, vùng Đông Nam Bộ và
các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ năm 2014

Bảng 2.19:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) phân theo đơn vị
hành chính, giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 2.20:

Giá trị (kim ngạch) xuất - nhập khẩu, giai đoạn 2000 – 2014

Bảng 2.21:

Cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu phân theo thành phần kinh tế và theo
nhóm hàng, giai đoạn 2000 – 2014

Bảng 2.22:

Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch, giai đoạn 2000 – 2014

Bảng 2.23:


Diện tích và cơ cấu diện tích cao su phân theo đơn vị hành chính, năm
2014

Bảng 2.24:

Dân số, nguồn lao động, lao động đang làm việc, giai đoạn 2000 – 2014

Bảng 2.25:

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của của cả nước,
vùng Đông Nam Bộ và Bình Dương, giai đoạn 2009 - 2014

Bảng 2.26:

Cơ cấu lao động đang làm việc theo nghề nghiệp của cả nước, vùng
Đơng Nam Bộ và tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2009 - 2014

Bảng 2.27:

TNBQĐN/tháng phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2000 – 2014

Bảng 2.28:

Tỉ lệ hộ nghèo, giai đoạn 2002 – 2014

Bảng 2.29:

Số học sinh, lớp học, trường học và giáo viên qua các năm học, giai đoạn
2000-2001 – 2014-2015


Bảng 2.30: Chi ngân sách GD – ĐT trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh, 2000 – 2014
Bảng 2.31:

Số cán bộ y tế/vạn dân và số giường bệnh /vạn dân phân theo đơn vị
hành chính, giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 2.32:

Chi tiêu cho y tế trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh, giai đoạn 2000 –
2014


Bảng 2.33:

Tốc độ gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế, giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 2.34:

GRDP/người và tốc độ tăng GRDP/người, giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 2.35:

Chi tiêu bình quân của dân cư trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2000-2014

Bảng 2.36:

Lao động công nghiệp phân theo ngành, giai đoạn 2000 – 2014

Bảng 2.37:


Lao động công nghiệp và mật độ dân số, gia tăng dân số theo đơn vị
hành chính, năm 2014

Bảng 2.38:

Mối quan hệ giữa trình độ giáo dục của dân số với mức sinh và mức tử
vong trẻ em của các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ, năm 2014

Bảng 2.39:

Tương quan giữa tỉ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai
hiện đại và tỉ lệ sinh, giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 3.1:

Định hướng phát triển dân số đến 2025

Bảng 3.2:

Định hướng phát triển kinh tế đến 2025


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ (BIỂU ĐỒ)
Hình 1.1.

Tháp dân số vùng Đơng Nam Bộ năm 2014

Hình 2.1.

Cơ cấu sử dụng đất năm 2000 và 2014 (%)


Hình 2.2.

Cơ cấu dân số và diện tích phân theo đơn vị hành chính năm 2014

Hình 2.3.

Tỉ suất gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên, giai đoạn 2000 – 2014

Hình 2.4.

Tỉ suất gia tăng cơ học của một số tỉnh, thành trong vùng Đơng Nam Bộ
năm 2014

Hình 2.5.

Tỉ suất gia tăng dân số tỉnh Bình Dương, vùng Đơng Nam Bộ và cả
nước, giai đoạn 2000 – 2014 (%)

Hình 2.6.

Tháp dân số năm 2000, 2014

Hình 2.7.

Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế,
giai đoạn 2000 – 2014

Hình 2.8.


Tỉ trọng lao động cơng nghiệp phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn
2000 - 2014

Hình 2.9.

Cơ cấu dân số thành thị và nơng thơn, giai đoạn 2000 – 2014 (%)

Hình 2.10.

Cơ cấu GRDP theo nhóm ngành, giai đoạn 2000 – 2014

Hình 2.11.

Cơ cấu GRDP phân theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2014

Hình 2.12.

Cơ cấu GTSX cơng nghiệp phân theo ngành, giai đoạn 2000 – 2014

Hình 2.13.

Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo của cả nước và các tỉnh,
thành vùng Đông Nam Bộ, giai đoạn 2009 – 2014

Hình 2.14. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng (theo giá hiện hành), giai đoạn
2000 – 2014 (nghìn đồng)
Hình 2.15.

Tỉ lệ nhập học các cấp năm 2014


Hình 2.16.

Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi của Bình Dương và cả nước, giai đoạn
2000 – 2014

Hình 3.1.

Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đến 2025


DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 2.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương .......................................... 55

Bản đồ 2.2.

Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến dân số và phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương ........................................ 61

Bản đồ 2.3.

Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến dân số và
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương ................................ 67

Bản đồ 2.4.
Bản đồ 2.5.

Bản đồ dân số tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2000 - 2014 ............. 89
Bản đồ thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương, giai


đoạn

2000 - 2014 ................................................................................. 104
Bản đồ 2.6.

Bản đồ thực trạng phát triển xã hội tỉnh Bình Dương ............... 117


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển KT - XH. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu dân số (về qui mô, gia tăng dân số, cơ cấu dân số, sự phân bố) luôn
được quan tâm, trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển KT - XH của
mọi quốc gia trên thế giới. Dân số tăng quá nhanh hoặc không tăng sẽ tác động tiêu
cực đến quá trình phát triển KT - XH.
Nhiều nước đã và đang mong muốn kiểm soát sự gia tăng dân số hợp lí nhằm
tăng các nguồn lực đầu tư phát triển dài hạn, đáp ứng nhu cầu sống tốt hơn cho mọi
người dân. Tại phiên họp lần thứ 44 của Hội nghị Ủy Ban dân số và Phát triển LHQ đã
khẳng định: “mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ
hiện tại và trong tương lai, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu nhân
khẩu học với các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường”.[10]
Từ năm 1993, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “con người vừa là động lực, vừa
là mục tiêu của sự phát triển”, “dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát
triển bền vững của đất nước” [10]. Vì vậy, vấn đề dân số và phát triển KT - XH luôn
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu.
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng ĐNB, có vị trí địa lí thuận lợi trong việc giao
lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật với các tỉnh trong vùng ĐNB, với cả nước và

quốc tế. Đây cũng là lợi thế thu hút các nhà đầu tư, dân cư, lao động đến làm ăn, sinh
sống. Chính điều này đã làm cho tình hình phát triển KT - XH và đặc điểm dân số của
Bình Dương có nhiều biến động đặc biệt là từ năm 2000 đến nay. Trong thời gian qua,
tình hình phát triển KT của tỉnh có nhiều chuyển biến quan trọng, đó là: tốc độ tăng
trưởng KT nhanh (năm 2014 đạt 13,0%); cơ cấu GDP theo ngành chuyển dịch theo
hướng tích cực với ngành cơng nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao (năm 2014 chiếm
60,2%); tỉ trọng của thành phần KT có vốn đầu tư nước ngồi cao hơn hẳn mức trung
bình cả nước (34,2% năm 2014) và tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp. Do
nhu cầu phát triển cơng nghiệp ở các KCN, cụm cơng nghiệp, tỉnh Bình Dương đã thu
hút rất nhiều lao động nhập cư đến làm việc khiến cho qui mô dân số ngày càng lớn,
gia tăng dân số chủ yếu là gia tăng cơ học (đứng đầu cả nước - 3,06% năm 2014), cơ
cấu lao động có những nét khác biệt với tỉ lệ lao động công nghiệp chiếm 60,3% năm


2

2014 (nếu tính cả xây dựng là 65,9%) trong khi cả nước chỉ có 15,1% (kể cả xây dựng
là 21,4%)… Những thay đổi về đặc điểm dân số như: qui mô, gia tăng cơ học, cơ cấu,
chất lượng dân số và phân bố dân cư ngược lại có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT
- XH của tỉnh, vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững, nâng
cao chất lượng cuộc sống dân cư cả trong hiện tại và tương lai.
Vì vậy, nghiên cứu dân số và phát triển KT - XH tỉnh Bình Dương là một vấn đề
cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn, góp phần vào việc thực hiện tốt chiến lược phát
triển KT - XH của tỉnh trong thời gian tới.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Dân số và phát triển KT - XH
tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu luận án Tiến sĩ Địa lí học.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lí luận, thực tiễn về dân số và phát triển KT - XH, để đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng, phân tích các đặc điểm dân số, phát triển KT - XH và mối

quan hệ giữa chúng ở tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
hợp lí, bền vững dân số và KT - XH của tỉnh trong tương lai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về dân số, phát triển KT - XH và mối quan
hệ giữa dân số và phát triển KT - XH để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới dân số và phát triển KT - XH tỉnh Bình
Dương.
- Phân tích các đặc điểm dân số, phát triển KT - XH dựa trên các tiêu chí đã lựa
chọn và mối quan hệ giữa chúng ở địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển hợp lí, bền vững dân số và
KT - XH ở tỉnh Bình Dương trong tương lai.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu:
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến dân số và phát triển KT - XH tỉnh Bình Dương.
+ Các đặc điểm dân số (qui mô và gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân
cư và đô thị hóa)


3

+ Đặc điểm phát triển KT - XH (qui mô, tốc độ tăng trưởng GRDP, cơ cấu
GRDP, các ngành kinh tế chính: Nơng nghiệp, cơng nghiệp, thương mại, du lịch,
GRDP/người và TNBQĐN; y tế, giáo dục (chỉ nghiên cứu bậc phổ thông bao gồm tiểu
học, THCS, THPT)
+ Mối quan hệ giữa dân số với phát triển KT - XH trên phạm vi tồn tỉnh Bình
Dương (giữa dân số với kinh tế, dân số với lao động - việc làm, dân số với nghèo và
giảm nghèo, dân số với y tế, dân số với giáo dục) trong đó đi sâu hơn vào mối quan
hệ giữa dân số với kinh tế của tỉnh.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tồn tỉnh và theo đơn vị hành
chính hiện nay (gồm 1 thành phố: Thủ Dầu Một, 4 thị xã: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát,

Tân Uyên và 4 huyện: Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên), có so sánh
với vùng ĐNB và cả nước.
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2000 – 2014 và định
hướng đến năm 2025.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Nghiên cứu về dân số, phát triển kinh tế - xã hội
Quỹ Dân số của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) (United Nation
Population Fund) hàng năm đều công bố các tài liệu về thực trạng dân số. Bàn về vấn
đề dân số cịn có nhiều giáo trình, sách chuyên khảo. Nguyễn Đình Cử với ”Những xu
hướng biến đổi dân số ở Việt Nam” [23], Tống Văn Đường với ”Dân số và phát
triển” [28], Nguyễn Kim Hồng với ”Dân số học đại cương” [30] đã cung cấp những
khái niệm cơ bản liên quan đến qui mô, gia tăng, cơ cấu dân số, hậu quả của bùng nổ
dân số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những giải pháp cho vấn đề
này. Đây là những kiến thức quan trọng để tác giả tham khảo cho đề tài. Các giáo trình
”Dân số học và địa lí dân cư” của GS. TS. Lê Thơng, PGS. TS. Nguyễn Minh Tuệ
[58], ”Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội”, ”Giáo dục dân số - sức khỏe sinh
sản” của PGS. TS. Nguyễn Minh Tuệ [73], [71] đã đề cập đến cơ sở lí luận của các
vấn đề dân số và địa lí dân cư, mối quan hệ giữa gia tăng dân số với các vấn đề kinh tế
- xã hội...
Bàn về phát triển kinh tế - xã hội, liên quan đến những vấn đề mà luận án phải
giải quyết có các cơng trình: ”Giáo trình kinh tế phát triển” của Vũ Thị Ngọc Phùng


4

[44], ”Địa lí kinh tế - xã hội đại cương” của PGS. TS. Nguyễn Minh Tuệ chủ biên
[72] đã nêu ra những khái niệm tăng trưởng, phát triển kinh tế, nội dung phát triển
kinh tế theo ngành và lãnh thổ; qui mô, cơ cấu và phân bố dân cư, đô thị hóa... Đây là
cơ sở để tác giả vận dụng phân tích cho địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về phát triển KT - XH thuộc các

lĩnh vực khác nhau đều coi dân số là nhân tố rất quan trọng của phát triển KT - XH.
Trong tác phẩm ”Các giải pháp phát triển KT - XH Việt Nam thế kỉ XXI” của Trần
Xuân Kiên [33] đã đề xuất các giải pháp phát triển KT - XH của nước ta với một số
giải pháp liên quan đến dân số cho thấy dân số có tác động sâu sắc đến phát triển KT XH. Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền có cơng trình nghiên cứu ”Chỉ số phát
triển kinh tế trong HDI, cách tiếp cận và một số kết quả chủ yếu” [4] gồm các nghiên
cứu về nhân tố kinh tế trong phát triển con người và chỉ số phát triển con người, về chỉ
số phát triển kinh tế ở một số tỉnh thành khác nhau của Việt Nam qua đó cho thấy mối
quan hệ giữa phát triển kinh tế với dân số. Ngược lại, các cơng trình nghiên cứu về dân
số coi phát triển KT - XH là nhân tố quan trọng quan trọng đối với sự thay đổi các đặc
điểm dân số như qui mô, cơ cấu, chất lượng dân số...”Dân số Việt Nam qua các
nghiên cứu xã hội học” của Nguyễn Hữu Minh, Đặng Nguyên Anh, Vũ Mạnh Lợi
(đồng chủ biên) [37] đã nghiên cứu về các đặc điểm dân số của Việt Nam trong mối
quan hệ với tình hình phát triển KT - XH của Việt Nam qua các giai đoạn.”Lao động
việc làm trong xu thế tồn cầu hóa” của Lê Văn Toàn [60] đã đề cập đến các đặc điểm
cũng như những thay đổi của lao động việc làm trong tác động của xu hướng tồn cầu
hóa nhất là tồn cầu hóa về kinh tế.... Điều này cho thấy quan hệ giữa dân số và phát
triển KT - XH là quan hệ tương tác.
3.2. Về mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế - xã hội
Trên thế giới, mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội là một trong
những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu về nhân khẩu, chính
trị, kinh tế học, xã hội học…trên thế giới. Nó là một q trình, trong đó mỗi yếu tố
phát triển theo những qui luật riêng và giữa chúng luôn tồn tại những mối quan hệ chặt
chẽ.
Mối quan hệ giữa dân số và kinh tế - xã hội được đề cập tới một cách cụ thể từ
các Hội nghị quốc tế về dân số từ những năm 50 của thế kỉ XX: Hội nghị quốc tế về


5

dân số lần đầu tiên tại Roma (Italia), lần thứ 2 năm 1965 tại Beograt (Nam Tư cũ), lần

thứ 3 năm 1974 tại Bucharest (Romani), lần thứ tư năm 1984 tại Mexico và Hội nghị
Dân số và Phát triển năm 1994 tại Cairo (Ai Cập).
Để chuẩn bị cho Hội nghị về dân số và phát triển tại Cairo năm 1994, UNFPA
(Quĩ dân số LHQ) đã triệu tập cuộc họp trù bị với chủ đề: “Gia tăng dân số và tăng
trưởng kinh tế: Các câu hỏi về chính sách”. Cuộc họp đã thống nhất rằng: sự gia tăng
dân số quá nhanh gây khó khăn cho việc thực hiện các mục tiêu về giáo dục, tăng chi
phí mơi trường và kinh tế, gây thêm nguy cơ suy thoái kinh tế và nhấn mạnh rằng
“mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ tương hỗ và đồng
thời;…”. [theo 10]
Về thực tiễn mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới,
có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Blanchet, Didier (1991), “On
Interpreting Observed Relationships Between Population Growth and Economic
Growth: A Graphical Exposition”, Population and Development Review 17, No. 1
[92] với các nhìn nhận, đánh giá về một số học thuyết thể hiện mối quan hệ giữa dân
số và phát triển KT - XH. Liên Hợp Quốc đã xuất bản cuốn sách: ” Population and
development planning : proc. of the United Nations Intern. symp. on population and
development planning” (1993) [96]. Cuốn sách trình bày mối quan hệ giữa dân số với
việc hình thành các dự án phát triển kinh tế ở 2 nhóm nước phát triển và đang phát
triển, mối quan hệ giữa dân số với các dự án phát triển kinh tế và các giải pháp nhằm
đảm bảo sự hài hòa giữa dân số và các dự án phát triển kinh tế.
Frank T.Denton và Byron G.Spener (1996) với tác phẩm “Population and the
Economy” [93] đề cập chủ yếu đến vấn đề phát triển dân số và mối quan hệ của nó với
vấn đề phát triển kinh tế và mơi trường của thế giới.
R.C. Sharma (1998) “Dân số, tài nguyên mơi trường và chất lượng cuộc sống”
[48], phân tích về quá trình phát triển dân số, phát triển kinh tế - xã hội và mối quan hệ
tương tác giữa chất lượng cuộc sống với các q trình đó.
Ngồi ra cuốn sách: ”Population grow, family planning and economic
development” của Jonh England, Thomas Heisse [94] đề cập đến sự gia tăng dân số,
về mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số thế giới với vấn đề chăm sóc sức khỏe, vấn đề



6

phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực, vấn đề phát triển kinh tế, giải
quyết việc làm, vấn đề kế hoạch hóa gia đình trên thế giới....
Vấn đề dân số và phát triển kinh tế - xã hội ở từng khu vực hoặc các quốc gia
cũng là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học. Mối quan hệ giữa dân số và phát triển ở
Châu Á và khu vực Thái Bình Dương được thể hiện trong các tác phẩm: ”Health,
population and development in Asia and the Pacific” của ADB, xuất bản năm 1991
[91].
Nhóm tác giả Tian Xueyuan, Zhou Liping (2004) với cuốn sách: ”China’s
Population and Development” [95] đề cập đến nhiều vấn đề về dân số và phát triển
kinh tế - xã hội ở Trung Quốc – một cường quốc về dân số ở Châu Á và thế giới.
Những thơng tin của cuốn sách có giá trị gợi mở về vấn đề dân số và phát triển kinh tế
- xã hội ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, những năm cuối thập kỉ 80 đến nay đã có các cơng trình nghiên cứu
về vấn đề mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội.
Đề tài nghiên cứu “Dân số và phát triển tại Việt Nam, hướng tới một chiến lược
mới 2011 – 2020” của Andrian C. Hayes, Nguyễn Đình Cử, Vũ Mạnh Lợi (2009) [1]
tập trung nghiên cứu các xu hướng biến động dân số và tác động của nó đến sự phát
triển như quy mô và tăng trưởng dân số, giảm mức sinh và biến động dịch tễ học, giảm
mức sinh và chuyển đổi nhân khẩu học. Đề tài còn xem xét và phân tích một cách tồn
diện những vấn đề quan trọng về dân số và phát triển cần đặt ra cho Việt Nam trong
những năm tới.
Cuốn sách Dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam (2004) của TS. Nguyễn
Thiện Trưởng (chủ biên) [68] đã phân tích, đánh giá một cách có hệ thống những vấn
đề liên quan đến dân số và phát triển ở nước ta như đặc điểm dân số và phát triển kinh
tế, thực trạng mối quan hệ giữa dân số và phát triển ở nước ta, đề ra chính sách dân số
và tầm nhìn đến năm 2020.
Bộ Y tế - Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình có báo cáo chun đề ”Dân số

là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước”[10]. Báo
cáo giới thiệu cách tiếp cận về dân số và phát triển, bài học kinh nghiệm và chính sách
dân số của một số nước, những vấn đề về dân số và phát triển của Việt Nam để từ đó
đưa ra các khuyến nghị chính sách.


7

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Kim Hồng (1994), ”Sự phát triển dân số và mối quan
hệ của nó với sự phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM” [29] đã phân tích một cách sâu
sắc về thực trạng dân số và phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM cũng như mối quan hệ
giữa chúng. Luận án là tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả trong quá trình thực hiện
đề tài.
Luận án tiến sĩ của Trương Văn Tuấn (2012), ”Di cư và ảnh hưởng của nó đến
phát triển kinh tế - xã hội vùng Đơng Nam Bộ” [70] nghiên cứu về vấn đề di cư và của
vùng ĐNB trong đó có tỉnh Bình Dương, giúp tác giả có thêm cái nhìn tồn diện hơn
về vấn đề lao động nhập cư ở tỉnh, có ý nghĩa trong việc nghiên cứu nội dung luận án.
Hiện nay, Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng đang bước vào giai đoạn
có cơ cấu dân số vàng. Giai đoạn dân số này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội, vì vậy, tác giả đã tiếp cận với một số tác phẩm có liên quan đến
nội dung này.
PGS. TS. Bùi Thế Cường (2004) trong báo cáo ”Kỉ nguyên dân số vàng và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam” [24] đã trình bày sơ lược cơ sở lí luận và thực tiễn về cơ
cấu dân số vàng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và Việt Nam; đồng thời đề
xuất một số vấn đề nhằm tận dụng triệt để cơ hội cơ cấu dân số vàng ở nước ta.
Báo cáo ”Tận dụng cơ hội dân số vàng ở Việt Nam – Cơ hội, thách thức và các
gợi ý chính sách” (2010) của TS. Giang Thanh Long [34] đã tổng quan và phân tích cụ
thể về các vấn đề chính sách hiện nay cũng như đề xuất các chính sách cho các nhà
hoạch định và lập chính sách nhằm tận dụng tối đa tiềm năng của ‘cơ hội dân số vàng”
ở Việt Nam. Báo cáo cũng giải thích ngắn gọn các khái niệm có liên quan, trình bày

kinh nghiệm của Đơng Á và Đơng Nam Á trong việc tận dụng cơ cấu dân số vàng, quá
trình dân số vàng ở Việt Nam, gợi ý các chính sách và một vài kết luận.
Ở Bình Dương, liên quan đến dân số, lao động, việc làm tỉnh Bình Dương đã có
một số báo cáo chun ngành như “Chiến lược dân số Bình Dương, giai đoạn 2001 –
2010” – Cục dân số - KHHGĐ tỉnh Bình Dương [13], ” Đề án xúc tiến lao động” - Sở
lao động Thương binh xã hội [51]...tập trung nhận xét về dân số và lao động trên cơ sở
điều tra dân số, lao động và việc làm trong tỉnh.
Ngồi ra cịn có các đề tài nghiên cứu về vấn đề lao động tỉnh Bình Dương như:
Đề tài nghiên cứu khoa học và cơng nghệ tỉnh Bình Dương, Viện phát triển bền vững


8

vùng Nam Bộ của TS.Võ Công Nguyện (2012), “Lao động nhập cư ở Bình Dương.
Hiện trạng và xu hướng” [42]; Nguyễn Đức Lộc (2012), “Vấn đề di dân và kiểm sốt
rủi ro của người cơng nhân tại các KCN tỉnh Bình Dương” [35]; Nguyễn Văn Nam
(2010), “Xây dựng và phát triển đội ngũ cơng nhân tỉnh Bình Dương. Thực trạng và
giải pháp” [39]. Các đề tài này đã đi vào nghiên cứu các vấn đề về hiện trạng lao động
nhập cư và những tác động của gia tăng dân số cơ học đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bình Dương.
“Báo cáo điều chỉnh tổng hợp qui hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bình
Dương đến 2020, tầm nhìn đến 2025” [84] và Phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây
dựng đơ thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [83] của UBND tỉnh
Bình Dương (2012) đã tổng kết quá trình phát triển KT - XH tỉnh Bình Dương trong
giai đoạn 2001 – 2010; xác định các quan điểm và mục tiêu phát triển và đề ra các
bước đi thích hợp để đạt được mục tiêu qui hoạch nhất là phấn đấu đạt mục tiêu đưa
Bình Dương trở thành đơ thị trực thuộc Trung ương trước năm 2020.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ và chi
tiết vấn đề mối quan hệ giữa dân số và phát triển KT - XH tỉnh Bình Dương. Vì vậy,
các báo cáo, cơng trình nghiên cứu kể trên sẽ là những tài liệu tham khảo quý giá để

chúng tôi nghiên cứu đề tài “Dân số và phát triển KT - XH tỉnh Bình Dương” dưới
góc nhìn Địa lí học được hồn chỉnh và đầy đủ hơn.
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Dân số và phát triển KT - XH là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế – xã
hội. Sự thay đổi về qui mô, đặc điểm dân số chịu ảnh hưởng của sự phát triển KT - XH
và ngược lại. Vì vậy, phải coi các vấn đề dân số và phát triển như là các phân hệ nằm
trong hệ thống KT - XH hồn chỉnh, ln ln vận động và phát triển khơng ngừng.
Các phân hệ trong hệ thống có mối quan hệ tương hỗ, mật thiết với nhau và có quan hệ
với các hệ thống khác.
Luận án vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu để tìm ra tác động giữa các
phân hệ dân số, phát triển KT - XH và mối quan hệ qua lại, đồng thời với các hệ thống
khác.


9

4.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Việc nghiên cứu các vấn đề dân số và phát triển của tỉnh không thể tách rời vấn
đề dân số và phát triển của các tỉnh lân cận, của vùng ĐNB và cả nước. Vì tỉnh Bình
Dương cũng là một bộ phận của vùng ĐNB và cả nước. Ngoài ra, vấn đề dân số và
phát triển KT - XH tỉnh Bình Dương phải được nghiên cứu trong bối cảnh KT - XH
của toàn tỉnh với những đặc thù của lãnh thổ về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, định hướng phát triển…
4.1.3. Quan điểm tổng hợp
Dân số và phát triển KT - XH là vấn đề đa chiều và phức tạp, biểu hiện trên nhiều
khía cạnh: dân số, xã hội, kinh tế và cả mơi trường. Vì vậy, nghiên cứu dân số và phát
triển KT - XH phải dựa trên quan điểm tổng hợp trong khi xác định các nội dung, tiêu
chí đánh giá cũng như phân tích ảnh hưởng của dân số đến phát triển KT - XH.

4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Sự phát triển dân số và KT - XH trong quá khứ, tương lai ảnh hưởng rất lớn đến
qui mô, đặc điểm dân số và phát triển KT - XH hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn
đề dân số và phát triển KT - XH trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại – tương lai sẽ làm
rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa
học và chính xác khi nghiên cứu.
Vấn đề dân số và phát triển KT - XH tỉnh Bình Dương được phân tích theo chuỗi
thời gian. Mỗi giai đoạn mang một đặc điểm riêng. Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn
cảnh, luận án đã chú ý phân tích, đánh giá thực trạng của từng giai đoạn nhất định,
trong đó đặc biệt chú ý đến các thời điểm lịch sử quan trọng và những biến động về
dân số, phát triển KT - XH tỉnh Bình Dương trong điều kiện cụ thể.
4.1.5. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Nghiên cứu những vấn đề dân số phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển
bền vững. Phát triển dân số, KT - XH phải đi đôi với sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo
tài nguyên thiên nhiên, chống gây ơ nhiễm mơi trường; kết hợp hài hồ giữa phát triển
kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu


10

Các nguồn tài liệu có vai trị quan trọng trong nghiên cứu này. Trước hết, chúng
giúp tác giả tổng quan được các vấn đề về lí luận để tạo ra khung lí thuyết cho đề tài.
Các tài liệu này cịn giúp tác giả có hiểu biết sâu sắc hơn về mối quan hệ qua lại giữa
dân số và phát triển KT - XH.
Trong nghiên cứu này, tác giả cố gắng đối chiếu các tài liệu thuộc các nguồn
khác nhau, sắp xếp, hệ thống hóa, tìm ra các logic hợp lí cho luận án.
4.2.2. Phương pháp thực địa

Phương pháp thực địa là phương pháp truyền thống và cơ bản trong nghiên cứu
địa lí. Tác giả đã tiến hành nhiều đợt nghiên cứu thực địa tại các thị xã và huyện trên
địa bàn tỉnh Bình Dương, đặc biệt ở những địa bàn có biến đổi nhanh về dân số và
phát triển KT - XH như Thuận An, Dĩ An, Tp. Thủ Dầu Một… để khảo sát, thu thập
thông tin về vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở để kiểm chứng lại những nhận định trong
quá trình thực hiện các nhiệm vụ của luận án.
4.2.3. Phương pháp bản đồ - GIS
Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí. Sử dụng phương pháp này
giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các bản đồ
trong đề tài được thành lập bằng phần mềm Mapinfo, dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu
thập và xử lí.
Ngồi ra, đề tài cịn thể hiện các mối quan hệ địa lí thơng qua hệ thống bảng số
liệu và biểu đồ.
4.2.4. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Các số liệu thu thập và tập hợp được sẽ được phân loại, phân tích và so sánh
nhằm rút ra kết luận cuối cùng.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi đã phân tích, so sánh các chỉ tiêu đánh giá
dân số và phát triển KT - XH giữa Bình Dương với cả nước, vùng ĐNB và các tỉnh
trong vùng ĐNB.
4.2.5. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích các đặc trưng chung của dân số
và phát triển KT - XH và từ đó rút ra mối quan hệ giữa dân số và phát triển KT - XH.
Số liệu tác giả sử dụng trong luận án chủ yếu là số liệu của Tổng cục thống kê
Bình Dương và của Tổng cục thống kê Việt Nam.


11

4.2.6. Phương pháp dự báo
Đề tài sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở tính tốn từ các số liệu đã thu

thập được và sự phát triển có tính qui luật của các sự vật, hiện tượng trong quá khứ,
hiện tại và tương lai.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận và thực tiễn về dân số,
phát triển KT – XH, các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa chúng để vận
dụng vào địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Lựa chọn các tiêu chí nghiên cứu về vấn đề dân số và phát triển KT - XH để
phân tích, đánh giá cụ thể ở tỉnh Bình Dương.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến dân số, phát triển KT – XH tỉnh Bình
Dương
- Làm rõ các đặc điểm dân số và phát triển KT - XH của tỉnh thông qua các nhóm
tiêu chí cụ thể.
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số và phát triển KT - XH ở Bình Dương.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển hợp lí dân số và phát triển KT - XH ở
tỉnh Bình Dương trong tương lai.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về dân số và phát triển KT - XH
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng dân số, phát triển KT - XH tỉnh
Bình Dương
Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển dân số, KT - XH tỉnh Bình
Dương đến năm 2025


12

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Về dân số

1.1.1.1. Dân số, qui mơ và gia tăng dân số
 Dân số: Là những tập hợp người sống trên một lãnh thổ, được đặc trưng bởi
qui mô, cơ cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế; bởi tính chất của
phân cơng lao động và cư trú theo lãnh thổ [72].
 Qui mô dân số:
Qui mô dân số là tổng số người dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, tại
một thời điểm nhất định. [73]
Qui mô dân số được xác định thông qua tổng điều tra dân số hoặc thống kê dân
số thường xuyên. Vào những thời điểm nhất định, thường là giữa năm hay cuối năm,
người ta tính được số người cư trú trong những vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia, các
khu vực và toàn thế giới. Đây là chỉ tiêu định lượng quan trọng trong nghiên cứu dân
số. Những thơng tin về qui mơ dân số có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong phân
tích, so sánh với các chỉ tiêu KT - XH.
 Gia tăng dân số
-

Gia tăng tự nhiên:
Tỉ suất gia tăng tự nhiên (Rate of Natural Increase): Là hiệu số giữa tỉ suất

sinh thô và tỉ suất tử thô trong một thời gian xác định, trên một đơn vị lãnh thổ nhất
định. Đơn vị tính là phần trăm (%). [73]
Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn được xác định bằng mức chênh lệch giữa số sinh và
số chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.
Tỉ suất gia tăng tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình biến động dân số và
được coi là động lực phát triển dân số của thế giới.
-

Gia tăng cơ học
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, gia tăng cơ học (di dân) là sự di chuyển dân


cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm tạo nên một nơi cư
trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.


13

Di dân là kết quả tương tác của lực hút ở nơi đến (nhập cư) và lực đẩy ở nơi đi
(xuất cư). Các yếu tố tạo nên lực đẩy là thiếu đất, thiếu việc làm, thu nhập thấp, khí
hậu khắc nghiệt, thiếu cơ sở dịch vụ (y tế, văn hóa, giao thông…)… và các yếu tố
ngược lại sẽ tạo nên lực hút.
+ Tỉ suất xuất cư: tương quan giữa số người xuất cư khỏi 1 vùng lãnh thổ trong
năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính ‰.
+ Tỉ suất nhập cư: tương quan giữa số người nhập cư đến một vùng lãnh thổ
trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính ‰.
+ Tỉ suất di cư thuần: Được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất
xuất cư. Đơn vị tính là ‰ hoặc %. [63]
Di dân có thể làm tăng hoặc giảm số dân của đơn vị hành chính một cách nhanh
chóng. Di dân còn làm thay đổi cơ cấu dân số tùy thuộc vào đặc trưng của từng dòng
di cư. Địa bàn nhập cư có thể tăng tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ và độ tuổi lao động.
Di dân có ảnh hưởng lớn đến KT - XH – môi trường cả theo chiều hướng tích cực và
tiêu cực.
-

Gia tăng dân số (Population Growth Rate)
Đây là thước đo phản ánh đầy đủ và trung thực tình hình biến động dân số của

một quốc gia, một vùng. Nó được thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên
và tỉ suất gia tăng cơ học.
1.1.1.2. Cơ cấu dân số
 Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính

-

Cơ cấu theo tuổi:
Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những độ
tuổi hoặc nhóm tuổi nhất định. [73]


Cơ cấu theo khoảng cách đều nhau: thông thường trong dân số học

người ta nghiên cứu theo khoảng cách đều 5 năm.


Cơ cấu theo khoảng cách không đều nhau: dân số được chia thành 3

nhóm tuổi liên quan đến việc sử dụng lao động: dưới tuổi lao động (0 – 14 tuổi), trong
độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi, hoặc đến 64 tuổi) và trên tuổi lao động (trên 60 tuổi
hoặc trên 65 tuổi). Số người trong nhóm tuổi lao động là nguồn nhân lực quan trọng,


×