Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.57 KB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


-1-

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:

5
NHỮNG LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC
8
TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

8

1.1.1 Đầu tư và các hình thức đầu tư Quốc tế tại Việt Nam

8


1.1.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1.2 NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ THU HÚT VỐN ĐTTTNN
1.2.1 Cải thiện môi trường đầu tư

20
24
24

1.2.2 Điều chỉnh và sử dụng vốn ĐTTTNN phù hợp với ý đồ của nước
chủ nhà
26
1.3 HIỆU QUẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ SỬ
27
DỤNG VỐN ĐTTTNN
1.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn ĐTTTNN

27

1.3.2 Hoạt động “chuyển giá” và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sử
dụng vốn ĐTTTNN
36
1.4 KINH NGHIỆM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐTTTNN Ở MỘT
39
SỐ NƯỚC CHÂU Á
1.4.1 Kinh nghiệm thu hút ĐTNN của bốn con rồng Châu Á: Hàn
Quốc, Đài Loan, Singapore, Hongkong (NICs)
39
1.4.2 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của một số nước
thuộc khối ASEAN
42

1.4.3 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Trung quốc
CHƯƠNG 2:

44

THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM
46

2.1 CÁC CHỦ TRƯƠNG VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐTTTNN TẠI
VIỆT NAM
46
2.1.1 Các chủ trương cơ bản của Nhà nước Việt Nam trong lónh vực
tiếp nhận đầu tư nước ngoài
46


-2-

2.1.2 Cơ sở pháp lý và cơ chế quản lý của Việt Nam trong lónh vực
ĐTTTNN
49
2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐTTTNN TẠI VIỆT NAM TỪ
51
NĂM 1988 ĐẾN 1999
2.2.1 Về tốc độ tăng trưởng vốn ĐTTTNN tại Việt Nam

51


2.2.2 Quy mô của các dự án đầu tư

57

2.2.3 Tình hình phân bổ vốn ĐTTTNN theo ngành

58

2.2.4 Tình hình phân bổ vốn ĐTTTNN theo vùng lãnh thổ

62

2.2.5 Hình thức đầu tư

64

2.2.6 Các đối tác tham gia đầu tư tại Việt Nam

66

2.2.7 Tình hình ĐTTTNN vào các KCN và KCX

68

2.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐTTTNN TẠI VIỆT NAM
2.3.1 Những kết quả do hoạt động ĐTTTNN mang lại tại Việt Nam

71
71


2.3.2 Những hiện tượng tiêu cực xảy ra ở khu vực có vốn ĐTTTNN tại
Việt Nam
78
2.4 NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY CẢN NGẠI
TRONG VIỆC THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU
QUẢ VỐN ĐTTTNN TẠI VIỆT NAM
81
2.4.1 Hệ thống luật pháp hiện hành

81

2.4.2 Cơ chế quản lý đầu tư

83

2.4.3 Cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính đối với hoạt động của các
doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN
86
2.4.4 Cơ sở hạ tầng kinh tế

89

2.4.5 Công tác tiếp thị đầu tư

91

2.4.6 Đội ngũ lao động và cán bộ quản lý

92



-3-

CHƯƠNG 3:

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
96

3.1 HOÀN THIỆN VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH THU HÚT
VỐN ĐTTTNN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ
KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ
96
3.1.1 Xây dựng quy hoạch phát triển ngành hợp lý

96

3.1.2 Hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ và quy hoạch chi
tiết về phát triển địa phương
98
3.1.3 Các biện pháp nhằm khuyến khích và mở rộng hình thức B.O.T.,
100
B.T.O., B.T.
3.2 KIỆN TOÀN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC TỐT CÔNG TÁC
101
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐTTTNN
3.2.1 Cải tiến và từng bước hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam
101

3.2.2 Cải tiến công tác quản lý dự án ĐTTTNN

107

3.3 HOÀN THIỆN CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH, TẠO MÔI
TRƯỜNG THUẬN LI CHO THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN
ĐTTTNN
109
3.3.1 Sử dụng thuế như một công cụ khuyến khích đầu tư trực tiếp
nước ngoài, đồng thời đảm bảo quyền lợi quốc gia
109
3.3.2 Hoàn thiện hệ thống Luật pháp, ban hành những Bộ Luật còn
thiếu để tạo nên một khung pháp lý đồng bộ và ổn định
123
3.3.3 Phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng

123

3.3.4 Tạo điều kiện cho việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt
động của các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung
126
3.3.5 Đổi mới hệ thống tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư

129

3.3.6 Từng bước xây dựng một thị trường vốn tại Việt Nam

130

3.3.7 Huy động nguồn lực tài chính trong nước nhằm tạo thế đối ứng

131
với nguồn vốn ĐTTTNN
3.4 XÁC LẬP CƠ CHẾ KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI
132
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐTTTNN
3.4.1 Xây dựng cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính đối với các
doanh nghiệp có vốn ÑTTTNN
132


-4-

3.4.2 Ban hành và hoàn thiện các phương pháp chống chuyển giá một
cách hữu hiệu
138
3.4.3 Kiểm soát các chính sách về định giá chuyển giao trong nội bộ
công ty dựa theo tiêu chuẩn giá thị trường
149
3.5 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG ĐƯC NHU CẦU
CỦA KHU VỰC CÓ VỐN ĐTTTNN
156
3.5.1 Đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng cao

157

3.5.2 Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao
159
và lực lượng lao động lành nghề
KẾT LUẬN


160

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

162

PHỤ LỤC

I


-5-

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đầu tư Quốc tế hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng và được quan tâm
trên toàn thế giới, không chỉ ở những nước đang phát triển mà cả những nước
đã phát triển, không chỉ ở những nước nghèo và lạc hậu mà cả ở những nước
có tiềm lực kinh tế to lớn và nền kinh tế hiện đại. Đầu tư quốc tế có vai trò to
lớn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và mang lại những tác động tích cực
đối với những nước tiếp nhận vốn đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư. Vai trò
đầu tư quốc tế đặc biệt có ý nghóa sâu sắc đến sự phát triển kinh tế ở những
nước đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường và các nước kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để đạt được
một sự phát triển nhất định cả về kinh tế, xã hội đòi hỏi các nước này thực thi
một chiến lược vốn hết sức nặng nề, triệt để khai thác các nguồn vốn đầu tư
một cách hợp lý và có hiệu quả trong đó nguồn vốn đầu tư quốc tế, đặc biệt là
vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài là một nhân tố cần thiết không thể thiếu
được.

Xét về mặt bối cảnh lịch sử, trong giai đoạn hiện nay, các dòng chảy
(trào lưu) của vốn đầu tư quốc tế trên thị trường tài chính đã có những biến
đổi to lớn. Nếu như trước đây, thị trường đầu tư quốc tế còn hạn chế thì ngày
nay, với làn sóng cải cách diễn ra ồ ạt ở tất cả các nước, đặc biệt là ở Nga,
Đông Âu, Trung Quốc và các nước đang phát triển khác, nhu cầu vốn đầu tư
tăng vọt lên, các Chính phủ của các nước cần vốn luôn luôn đưa ra những điều
kiện ưu đãi để thu hút vốn. Mặt khác, cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ ở các
nước Châu Á những năm gần đây làm thay đổi xu hướng đầu tư trên thế giới.
Do đó, vấn đề huy động vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần phải được
xem xét trong một phạm vi rộng và bao quát để có thể tận dụng lợi thế so sánh
của nước ta, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế. Đó là các lợi thế về
thị trường tiêu thụ rộng lớn, vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động trẻ, cần
cù, giá nhân công rẻ.


-6-

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, ĐTTTNN mang lại
những hiệu quả kinh tế xã hội to lớn thực sự là một yếu tố cần thiết quan trọng
để đưa nước ta đi lên ngang tầm với sự phát triển của kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động ĐTTTNN vào Việt
Nam đang vấp phải hai vấn đề:
Thứ nhất: lượng vốn ĐTTTNN đang có dấu hiệu chựng lại, cả về quy
mô và số lượng các dự án ĐTTTNN.
Thứ hai: hiệu quả sử dụng vốn ĐTTTNN chưa cao, mức thu vào Ngân
sách từ khu vực có vốn ĐTTTNN còn thấp, các doanh nghiệp có vốn
ĐTTTNN kê khai lỗ ngày càng nhiều và hiện tượng “chuyển giá” đang có
nguy cơ tạo nên thế cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong
nước.
Do đó, trước mắt và về lâu dài, Việt Nam cần phải có những giải pháp

hữu hiệu nhằm thu hút hơn nữa nguồn vốn ĐTTTNN, đồng thời nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn vốn ĐTTTNN nhằm tạo nên một lực đẩy cho nền kinh tế
phát triển.
Luận án : “Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam” được hình thành xuất phát từ những
nguyên nhân trên.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Vấn đề cơ bản mà luận án mong muốn giải quyết là đưa ra các định
hướng và các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn ĐTTTNN,
đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn ĐTTTNN trong điều kiện
nền kinh tế Việt Nam.
3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài có liên quan đến rất nhiều lónh vực khoa học khác nhau như kinh
tế, tài chính, luật pháp, … và cả những vấn đề ở phạm vi quốc tế. Tuy nhiên,
Luận án chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu tập trung vào hoạt động ĐTTTNN và
nguồn vốn ĐTTTNN kèm theo những giải pháp tài chính ở tầm vó mô và vi mô
gắn liền với nó, những vấn đề khác chỉ được giải quyết khi có liên quan.


-74. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong Luận án là
phương pháp duy vật biện chứng. Luận án còn quán triệt và vận dụng các
nguyên tắc sau: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc
thống nhất giữa lịch sử và logic, nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể, phương
pháp diễn dịch-quy nạp, phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp hệ
thống.. Luận án còn sử dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

5. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đã trình bày và phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận thuộc
phạm vi huy động vốn ĐTTTNN, tổng hợp một số kinh nghiệm của các nước
trên thế giới trong lónh vực này, trên cơ sở đó rút ra những bài học có thể áp
dụng vào hoàn cảnh của Việt Nam.
Luận án cũng phân tích thực trạng huy động và hiệu quả sử dụng nguồn
vốn ĐTTTNN qua các giai đoạn khác nhau, phân tích những thành tựu và hạn
chế trong hoạt động ĐTTTNN tại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những giải pháp có tính chất khả thi nhằm
tăng cường việc thu hút vốn và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn
ĐTTTNN.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án được trình bày theo kết cấu
sau:
Chương I: Những luận cứ khoa học về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương II: Thực trạng về huy động, quản lý và sử dụng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Chương III: Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vieät Nam.


-8-

CHƯƠNG 1

NHỮNG LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI
1.1 VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Đầu tư và các hình thức đầu tư Quốc tế tại Việt Nam
a/ Khái niệm về đầu tư
Đầu tư là một khái niệm được nhiều nhà kinh tế tiếp cận dưới nhiều hình
thức khác nhau.
Theo “The New Palgrave Dictionary of Money vaø Finance” do Peter
Newman, Murray Milgate, John Eatwell biên soạn thì: “Đầu tư là một sự hình
thành vốn thụ đắc hay tạo ra các nguồn tài nguyên sẽ được dùng trong sản xuất.
Trong các nền kinh tế tư bản, người ta thường quan tâm vào việc đầu tư kinh
doanh vốn hữu hình (hiện vật) như nhà xưởng, thiết bị, kho hàng. Nhưng đầu tư
cũng do các Chính phủ, các định chế phi lợi nhuận và các hộ gia đình thực hiện,
bao gồm sự thụ đắc về nhân lực, vốn vô hình cũng như hữu hình. Trên nguyên
tắc, đầu tư cũng bao gồm sự cải thiện đất đai hay phát triển tài nguyên thiên
nhiên, và sự đo lường kết quả sản xuất một cách đúng đắn sẽ tính gồm cả sản
lượng phi thương mại cũng như hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra để bán.” (Robert
M. Coen and Robert Eisner, the New palgrave Dictionary of Money and
Fianance, edited by Peter Newman, Murrrat Milgate, John Eatwell, the Mac
Millan Press Limited, 1992, p. 508] [28].
Như vậy, đầu tư theo định nghóa trên là một khái niệm rất rộng, từ việc
mua sắm tài sản, xây dựng công trình đến các chi phí nghiên cứu và phát triển,
cho dù nó được tiến hành bởi doanh nghiệp, Nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận
hoặc các cá nhân.
Theo tác giả Trần Ngọc Thơ trong “Tài chính doanh nghiệp” do tập thể
tác giả khoa Tài chính doanh nghiệp Trường đại học Tài chính-Kế toán thì:
“Đầu tư chính là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm hiện tại để đổi lấy (khả
năng không chắc chắn) giá trị trong tương lai.” [trang 137, Chương 7, tác giả
Trần Ngọc Thơ, Tài chính Doanh nghiệp, Khoa Tài chính doanh nghiệp trường
Đại học Tài chính-Kế toán TP. HCM, 1996).
Khái niệm đầu tư này đề cập đến ba yếu tố là yếu tố thời gian, yếu tố rủi
ro và yếu tố lợi nhuận và đầu tư ở đây được đề cập trên một bình diện rất rộng,
bao gồm cả đầu tư tài chính và đầu tư thực. “Giá trị” trong khái niệm này có thể



-9-

hiểu là những giá trị có thể định lượng được (vốn, tài sản ,…) và cả những giá trị
không thể định lượng (con người, hiệu quả xã hội,…)
Theo Từ điển Quản lý Tài chính Ngân hàng (do Nhà xuất bản ngoại văn
Viện tiền tệ tín dụng ấn hành) thì tùy theo quan điểm, có 3 khái niệm chính về
đầu tư:


Theo quan điểm kinh tế: đầu tư là tạo một vốn cố định tham gia vào
hoạt động của xí nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh nối tiếp. Đây
là vấn đề tích luỹ các yếu tố vật lý chủ yếu về sản xuất hay thương
mại.



Theo quan điểm tài chính: đầu tư là làm bất động một số vốn nhằm
rút ra tiền lãi trong nhiều thời kỳ nối tiếp. Khái niệm này, ngoài việc
tạo ra các tài sản có, còn bao gồm các chi tiêu không tham gia vào
trực tiếp vào hoạt động của xí nghiệp như nghiên cứu, đào tạo nhân
viên…



Theo quan điểm kế toán, khái niệm đầu tư gắn liền với việc phân bổ
một khoản chi vào một trong các khoản mục của bảng cân đối kế
toán.


Theo các tác giả của Từ điển Quản lý Tài chính Ngân hàng thì khái niệm
đầu tư không thể tách khỏi khái niệm thời gian, rõ ràng là thời gian càng dài thì
việc bỏ vốn ra đầu tư càng gặp nhiều rủi ro [25]
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về đầu tư nhưng đa số các tác giả đều
gặp nhau ở một điểm chung: hoạt động đầu tư được hiểu ở một nghóa rộng bao
gồm cả những giá trị (hữu hình và vô hình) và những giá trị về mặt xã hội, được
thực hiện bởi những nhà đầu tư mang tính chất kinh tế và phi kinh tế. Theo ý
kiến của riêng tôi, khái niệm về đầu tư phải đi sâu vào khía cạnh kinh tế tài
chính, phải nêu được mục đích của nhà đầu tư và phải tính đến yếu tố thời gian,
một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đầu tư. Do đó, xét về mặt kinh tế, có
thể đưa ra một khái niệm về đầu tư như sau: “Đầu tư là mọi hoạt động bỏ vốn ở
hiện tại nhằm mục đích sinh lợi ở tương lai”
Hoạt động bỏ vốn có thể thực hiện trong một thời gian ngắn (đầu tư ngắn
hạn) và cũng có thể được thực hiện trong một trong một thời gian dài (đầu tư dài
hạn). Các hoạt động đầu tư ngắn hạn không tác động nhiều đến quá trình hoạt
động của doanh nghiệp, ngược lại những hoạt động đầu tư dài hạn ảnh hưởng lớn
đến sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng
và thay đổi cơ cấu của nền kinh tế nói chung.


- 10 -

Vốn đầu tư bỏ vào kinh doanh được xem xét dưới nhiều dạng như:
• Tiền tệ;
• Các loại hiện vật, tư liệu sản xuất, mặt đất, mặt biển, tài nguyên, nhà
xưởng,…
• Hàng hóa vô hình: sức lao động, công nghệ, bí quyết công nghệ, bằng
phát minh, nhãn hiệu, biểu tượng, uy tín hàng hóa.
• Các phương tiện đặc biệt khác: cổ phiếu, hối phiếu, vàng bạc, đá
quý,…Điểm cần lưu ý ở đây là khi nhà ĐTNN mua cổ phiếu của công

ty để tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành và quản lý sản xuất
của công ty thì có thể được xem là một hình thức ĐTTTNN. Trường
hợp này khác biệt với trường hợp các công ty chuyên kinh doanh
chứng khoán lại là dạng đầu tư gián tiếp
Mục đích của nhà đầu tư là hiệu quả đầu tư. Hiệu quả đầu tư được nghiên
cứu dưới hai giác độ:
Hiệu quả kinh tế tài chính hay khả năng sinh lợi của hoạt động đầu tư
mang lại.
Hiệu quả về mặt xã hội như các tác động đến điều kiện xã hội: cung
cấp việc làm, cải thiện đời sống xã hội,…
Hiệu quả đầu tư là mục đích mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng kỳ vọng. Tuy
nhiên hiệu quả đầu tư cao hay thấp tùy thuộc vào kết quả của quá trình đầu tư
mang lại. Do đó, một nhà đầu tư có thể gặp phải những rủi ro phát sinh khiến
cho hiệu quả đầu tư bị giảm thấp so với mục đích đặt ra ban đầu. Vì vậy, có thể
nói, rủi ro là một trong những yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư.
b/ Các hình thức đầu tư
Dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, đầu tư tồn tại dưới rất nhiều hình
thức. Trong phạm vi của Luận án, tôi tập trung nghiên cứu các hình thức đầu tư
sau:
♦ Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Việc phân định đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp dựa trên cơ sở mối
quan hệ giữa người chủ sở hữu vốn và người quản lý sử dụng vốn đầu tư hay nói
một cách cụ thể hơn là căn cứ vào mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào
đối tượng mà họ bỏ vốn.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia
trực tiếp vào việc quản lý và sử dụng vốn. Đầu tư trực tiếp bao gồm:


- 11 -


• Đầu tư phát triển: việc đầu tư bao gồm các hoạt động phát triển nhằm
tạo ra những năng lực mới để từ đó thu lại được một kết quả phát triển
nhất định như đầu tư chiều sâu, đầu tư chiều rộng. Trong hình thức đầu
tư này, đầu tư phát triển sản xuất (tạo ra năng lực sản xuất mới) chiếm
một vai trò quan trọng.
• Đầu tư dịch chuyển: là hình thức đầu tư trực tiếp nhưng việc bỏ vốn,
hiểu một cách tương đối, không tạo ra năng lực sản xuất mới. Ví dụ
hành động đầu tư mua lại cổ phiếu ở công ty khác để có thể chi phối
việc lãnh đạo ở công ty đó.
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà trong đó người bỏ vốn và người sử
dụng vốn là những chủ thể khác nhau. Nói cách khác, người bỏ vốn không trực
tiếp làm công việc quản lý và sử dụng vốn.
♦ Đầu tư trong nước và đầu tư quốc tế
Đầu tư trong nước là những hoạt động đầu tư hạn chế trong phạm vi một
quốc gia. Hoạt động đầu tư trong nước chủ yếu được thực hiện bởi các nhà đầu
tư trong nước và do đó nó thường giới hạn trong hoạt động của các nhà đầu tư
nội địa.
Đầu tư quốc tế hay ĐTNN là những hoạt động đầu tư vượt quá phạm vi
một quốc gia. Do đó, nó được thực hiện bởi các nhà đầu tư từ nhiều nước khác
nhau trên thế giới.
c/ Đầu tư trực tiếp của nước ngoài và vai trò của ĐTTTNN
Theo Edward M. Graham [28]: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi
công dân của một nước (nước đầu tư) thụ đắc quyền kiểm soát các hoạt động
kinh tế ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư)”. Điều lưu ý ở đây là không cần
phải có đầu tư theo nghóa kinh tế mới được xem là đầu tư. Nếu một hoạt động
đầu tư được tài trợ bằng cách phát hành nợ ở nước tiếp nhận đầu tư, lượng tài sản
quốc gia tăng lên do nhà ĐTNN nắm giữ sẽ được bù trừ lại bằng một sự gia tăng
tương ứng trong nợ của nhà ĐTNN đối với nước chủ nhà (tiếp nhận đầu tư), vì
vậy không có chuyển giao ròng từ nước đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng có thể được định nghóa là hình thức

đầu tư quốc tế mà người chủ sở hữu vốn sẽ trực tiếp quản lý điều hành sử dụng
vốn đầu tư đã bỏ ra.
Khác với loại hình đầu tư gián tiếp nước ngoài (chủ yếu là ODA-nguồn
tài trợ chính thức), ĐTTTNN có những đặc trưng sau:


- 12 -

ĐTTTNN không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư mà bên cạnh đó
còn có cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyết công nghệ, năng lực marketing,
kinh nghiệm quản lý,…
Việc tiếp nhận ĐTTTNN không làm gia tăng nợ cho nước tiếp nhận đầu
tư mà còn tạo điều kiện để phát huy tiềm năng kinh tế.
Chủ thể của ĐTTTNN chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia, chiếm
90% khối lượng ĐTTTNN trên toàn thế giới, phần còn lại của ĐTTTNN
thuộc về các Nhà nước và các tổ chức quốc tế khác.
Các công ty nắm quyền kiểm soát hoạt động ở nhiều quốc gia được biết
đến dưới các tên khác nhau như” Công ty đa quốc gia” (Multi National
Corporation – MNC), “Công ty xuyên quốc gia” (Transnational Corporation) và
gần đây là “Công ty toàn cầu”. Mặc dù có nhiều tác giả đã cố gắng phân biệt
giữa các thuật ngữ này nhưng trên thực tế chúng có chung một tính chất là những
Công ty thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường từ hai quốc gia trở lên.
Nhóm chuyên viên do Tổng thư ký Liên hiệp quốc chỉ định đã đưa ra một
định nghóa, theo đó, Công ty đa quốc gia là công ty có sở hữu hay kiểm soát khả
năng sản xuất hoặc dịch vụ ở bên ngoài biên giới của một nước mà công ty đó
có trụ sở chính. Tuy nhiên, báo cáo của nhóm chuyên gia này cũng lưu ý: từ
“Xuyên quốc gia” có thể diễn đạt rõ hơn hàm ý hoạt động của một công ty vượt
qua biên giới quốc gia của nước đó sang các nước khác.
Nói chung, trong các tài liệu và văn bản đề cập đến hoạt động của loại
công ty này, cả hai thuật ngữ “Công ty đa quốc gia” (MNC) và “Công ty xuyên

quốc gia” đều được sử dụng [26].
Các đặc trưng cơ bản của các MNC là:
Các MNC là sản phẩm của sự liên minh giữa những nhà tư bản có thế lực
nhất trên thế giới.
Các MNC là nước công ty có tầm cỡ quốc tế, có chi nhánh hoặc hệ thống
chi nhánh ở nước ngoài với mục đích nâng cao tỷ suất lợi nhuận thông
qua việc bành trướng thế lực quốc tế.
Các MNC phải hình thành từ Công ty quốc gia, mang quốc tịch của một
nước và tư bản sở hữu của công ty mẹ thuộc về các nhà tư bản của nước
đó. Tư bản đó được xuất khẩu ra nước ngoài để đầu tư thiết lập và mở
rộng các cơ sở sản xuất gọi là chi nhánh hoặc công ty con. Số tư bản đầu
tư vào chi nhánh có thể hoàn toàn là của tập đoàn tư bản chính quốc của


- 13 -

công ty mẹ, nhưng cũng có thể thuộc sở hữu một phần của các nhà tư bản
bản xứ (trường hợp công ty liên doanh, góp vốn cổ phần,…)
Một MNC thường có cơ cấu tổ chức gồm hai bộ phần cơ bản là công ty
mẹ và một hoặc nhiều công ty con (subsidiary) hoặc chi nhánh (afficiate)
ở nước ngoài. Với cơ cấu tổ chức này, cho dù những công ty con có tồn
tại dưới hình thức khác thì quyền kiểm soát chủ yếu vẫn thuộc những nhà
tư bản ở chính quốc hay công ty mẹ [26]
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thực chất là một hình thức hoạt động chủ yếu
của các MNC và là một bộ phận không thể tách rời trong chiến lược kinh tế toàn
cầu của các MNC.
Các chuyên gia nghiên cứu về MNC cho rằng: “MNC là chủ thể chính
của ĐTTTNN trong thời đại ngày nay”. Thông qua ĐTTTNN, các MNC tạo nên
những ảnh hưởng to lớn đối với các nước xuất khẩu đầu tư, tiếp nhận đầu tư và
đặc biệt là đối với các nước chậm và đang phát triển.

Đối với nước xuất khẩu đầu tư (chính quốc của các MNC), ĐTTTNN có
vai trò to lớn trong việc góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Khi
nền kinh tế trong nước đã phát triển ở mức độ cao, các thị phần đầu tư trở nên
bão hòa, các hoạt động đầu tư do ảnh hưởng của sự cạnh tranh đầu tư gay gắt
mang lại một tỷ suất lợi nhuận trên vốn ngày càng thấp đi. Điều này thôi thúc
các nhà đầu tư chuyển hướng sang các nước khác để gia tăng hiệu quả do đồng
vốn mang lại. Hoạt động xuất khẩu đầu tư xây dựng nên một thị trường cung cấp
nguyên liệu ổn định với giá rẻ khi nguồn nguyên liệu trong nước có hạn
Mặt khác, nhờ đầu tư mà các nước đẩy mạnh xuất khẩu, bành trướng sức
mạnh về kinh tế của mình, từ đó nâng cao uy tín chính trị trên bình diện quốc tế.
Thông qua hình thức viện trợ và cho vay, các nước tư bản giàu có sử dụng các
điều kiện về chính trị và kinh tế trói buộc các nước đang phát triển vào quỹ đạo
điều khiển của họ.
Đối với nước tiếp nhận đầu tư, ĐTTTNN có vai trò quan trọng cả với
những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Canada và cả những nước chậm
và đang phát triển.
Đối với các nước đã có nền kinh tế phát triển, ĐTTTNN tạo nên các tác
động nhằm góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội ở
trong nước như lạm phát, thất nghieäp.


- 14 -

Các hoạt động kinh tế do ĐTTTNN mang lại thu hút thêm lực lượng lao
động tại chỗ mang lại công ăn việc làm cho một số người lao động, đồng thời
tạo thêm một nguồn cung vốn mới cho sản xuất.
Các nguồn vốn ĐTTTNN bơm vào nền kinh tế góp phần giải quyết các
khó khăn về tình trạng mất cân đối thu chi ngân sách do nó mang lại một nguồn
thu đáng kể từ ngoài nước.
Dòng vốn ĐTTTNN cũng có thể cứu những doanh nghiệp có nguy cơ bị

phá sản và mặt khác tạo ra sự cạnh tranh cần thiết để phát triển sản xuất hàng
hóa và thương mại dịch vụ. Hoạt động ĐTTTNN tại nước tiếp nhận đầu tư cũng
cung cấp những khả năng để các nhà đầu tư trong nước học hỏi thêm cách thức
quản lý mới có hiệu quả hơn.
Đối với các nước chậm và đang phát triển, ĐTTTNN có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và tăng thu nhập quốc
dân.
Ở các nước kinh tế kém phát triển và đang phát triển, do nhu cầu chi ngân
sách vượt quá xa so với các nguồn thu ngân sách dẫn đến tình trạng thâm hụt
ngân sách, các khoản nợ quốc tế do ảnh hưởng của tình trạng kinh tế chậm phát
triển ngày càng tăng, đồng thời tích luỹ nội bộ do nền kinh tế mang lại quá thấp.
Vì vậy, để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong nước, điều tiên quyết là
phải có vốn, trong khi nguồn vốn trong nước còn có hạn thì vốn đầu tư quốc tế,
đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài là một đáp số cho bài toán tìm vốn ở các
nước này. Môït tác động khác của ĐTTTNN vào các nước chậm phát triển và
đang phát triển là góp phần giải quyết công ăn việc làm, đẩy lùi nạn thất
nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân trong nước. Đặc biệt, ĐTTTNN thông
qua việc tiếp nhận kỹ thuật và trình độ quản lý tiên tiến của các nước xuất khẩu
đầu tư (phần lớn là các nước có nền kinh tế phát triển) sẽ giúp các nước đang
phát triển đuổi kịp trình độ phát triển kỹ thuật cao của thế giới. Các hình thức
chuyển giao công nghệ sẽ đưa các quy trình công nghệ tiên tiến vào các nước
đang phát triển, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước.
Bên cạnh những tác động tích cực của ĐTTTNN mà các MNC đưa vào
các nước tiếp nhận đầu tư, hoạt động của các MNC thông qua ĐTTTNN cũng
mang lại một số những tiêu cực nhất định.
Các MNC bằng con đường ĐTTTNN làm gia tăng sự phụ thuộc của nền
kinh tế các nước tiếp nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng
hóa của các MNC. Mặt khác, các MNC với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đã
thực hiện nhiều hoạt động tiêu cực, đặc biệt là lợi dụng chính sách định giá



- 15 -

chuyển giao để thực hiện việc “chuyển giá” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nước tiếp nhận đầu tư (Vấn đề này sẽ được làm rõ hơn ở phần 1.3.2, chương I).
ĐTTTNN cũng tạo ra một tình trạng phân phối thu nhập không đều ở các nước
tiếp nhận đầu tư và có xu hướng đẩy các công ty trong nước của các nước tiếp
nhận đầu tư đi tới phá sản để giành lấy vị trí độc quyền, chi phối thị trường nước
chủ nhà. Trong một số trường hợp, các MNC thông qua ĐTTTNN cũng xuất
khẩu ô nhiễm môi trường sang các nước tiếp nhận đầu tư, những nơi mà luật
pháp và những biện pháp bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo và ít hữu hiệu. Một tác
động tiêu cực khác của ĐTTTNN là các MNC, với sức mạnh về kinh tế của
mình sẽ tạo nên những ảnh hưởng nhất định đến việc can thiệp vào tình hình
chính trị của nước tiếp nhận đầu tư.
Những tác động tích cực và tiêu cực do sự hoạt động của các MNC thông
qua ĐTTTNN tại các nước tiếp nhận đầu tư lại không hoàn toàn đồng nhất trong
mọi không gian và thời gian mà tuỳ thuộc một phần rất lớn vào tính năng động
chủ quan của các nước này. Nếu có đường lối chiến lược, sách lược kinh tế đúng
đắn thì các nước tiếp nhận đầu tư vẫn có thể hạn chế được những mặt tiêu cực,
tranh thủ được những mặt tích cực trong hoạt động ĐTTTNN của các MNC.
d/ Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Tương tự như đối với các nước tiếp nhận đầu tư khác, ĐTTTNN thâm
nhập vào Việt Nam dưới các hình thức sau:
♦ Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một văn bản được ký kết giữa bên Việt
Nam và bên nước ngoài để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản
xuất kinh doanh ở Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân phối kết
quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập một xí nghiệp liên doanh hoặc
bất kỳ một pháp nhân mới nào.
Đặc điểm của hình thức đầu tư này là:

Các bên Việt Nam và nước ngoài cùng nhau hợp tác kinh doanh trên cơ sở
văn bản hợp đồng đã ký giữa các bên về việc phân định trách nhiệm,
quyền lợi và nghóa vụ của mỗi bên.
Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận phù hợp
với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu
của hợp đồng.


- 16 -

Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời công ty hay
xí nghiệp mới.
Vấn đề vốn kinh doanh có thể được đề cập hoặc không nhất thiết được đề
cập trong văn bản hợp đồng hợp tác kinh doanh.
♦ Doanh nghiệp liên doanh
Được thành lập giữa một bên là Việt Nam và bên kia là các bên nước
ngoài tham gia đầu tư liên doanh (có thể có hai hoặc nhiều bên tham gia liên
doanh). Đặc điểm của hình thức liên doanh là:
Cho ra đời một công ty hoặc một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân
Việt Nam và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
Các công ty hoặc xí nghiệp liên doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ
về tài chính. Vốn pháp định do các bên đóng góp tối thiểu bằng 30% tổng
số vốn đầu tư. Trong quá trình hoạt động, đơn vị liên doanh không được
giảm vốn pháp định. Việc tăng vốn pháp định do các bên liên doanh thoả
thuận và đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vốn pháp định có thể góp
trọn một lần khi thành lập liên doanh hoặc từng phần trong một thời gian
hợp lý do hai bên thoả thuận
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của liên doanh là Hội đồng quản trị, có thẩm
quyền quyết định các vấn đề quan trọng. Tổng Giám đốc và các Phó
Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành công việc hàng

ngày của liên doanh. Nếu Tổng giám đốc là người nước ngoài thì Phó
Tổng Giám đốc thứ nhất phải là công dân Việt Nam và sinh sống tại Việt
Nam.
Một đơn vị liên doanh có thể tham gia vốn để thành lập một liên doanh
khác với nước ngoài, trong liên doanh mới này phải có trực tiếp tham gia
ít nhất của hai thành viên thuộc liên doanh cũ, trong Hội đồng quản trị và
một trong hai thành viên đó phải là người có quốc tịch Việt Nam.
Thời gian hoạt động của liên doanh không quá 50 năm, trường hợp đặc
biệt không quá 70 năm.
Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ đóng
góp vốn.
♦ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:


- 17 -

Là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt
Nam. Như vậy, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoàn toàn thuộc quyền
sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và do tổ chức, cá nhân đó thành lập, tự
quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Đặc điểm của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là:
Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một
pháp nhân Việt Nam do Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chi
phối và điều chỉnh.
Thời hạn hoạt động của các doanh nghiệp này không quá 50 năm.
♦ Hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao (Build-Operation-Transfer, BOT)
hợp đồng xây dựng-chuyển giao-vận hành (BTO), Hợp đồng xây dựngchuyển giao (BT). Hợp đồng xây dựng-vận hành-Chuyển giao (BOT) là một
loại hình đầu tư được Nhà nước sử dụng để khuyến khích xây dựng các công
tình hạ tầng như: cầu, đường, bến cảng, công trình cung cấp năng lượng,…
trong khi Nhà nước có khó khăn về nguồn tài chính.

Trong hình thức BOT, nhà đầu tư tự bỏ vốn, kỹ thuật để xây dựng công
trình, tự khai thác kinh doanh (vận hành) công trình trong một thời gian nhất định
để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó sẽ chuyển giao cho Nhà nước.
Chính phủ đã ban hành nghị định 87 CP ngày 23/11/1993 và Thông tư 333
VB/LXT ngày 28/02/1994 quy định chi tiết về việc thực hiện hình thức BOT tại
Việt Nam.
Đặc trưng cơ bản của BOT là:
Hình thức này là sự cam kết giữa Nhà nước với chủ đầu tư chứ không phải
giữa các doanh nghiệp với nhau.
Việc thu hồi vốn được bảo đảm và có tính ổn định cao.
Các dự án BOT được hưởng mức thuế lợi tức (thuế thu nhập công ty) và
thuế chuyển lợi nhuận ở mức ưu đãi nhất. Thuế suất thuế thu nhập công ty
được ấn định ở mức thấp nhất (10%) và có thể được miễn trong 4 năm đầu
và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo, thuế chuyển lợi nhuận là 5%, miễn
thuế xuất nhập khẩu đối với các thiết bị máy móc, phụ tùng nguyên vật
liệu nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng cho việc khảo sát, thiết kế, thi
công xây dựng, vận hành và bảo dưỡng.
Các dự án BOT được ưu tiên sử dụng đất đai, đường sá và các công trình
phụ trợ công cộng sử dụng cho công trình BOT và được miễn thuế đất ñoái


- 18 -

với các diện tích đất sử dụng. Các công ty đầu tư vào dự án BOT có
quyền thế chấp các tài sản, bất động sản và quyền sử dụng đất để đảm
bảo thực hiện các nghóa vụ vay tại ngân hàng.
Các dự án BOT có thể được thực hiện theo nhiều phương thức (tùy theo
tính chất của từng dự án) như: đấu thầu, chọn thầu, đàm phán trực tiếp.
Bên cạnh các hình thức ĐTTTNN nêu trên, lượng vốn ĐTTTNN vào Việt
Nam còn tập trung vào các KCN, KCX thông qua nhiều hoạt động khác nhau.

Hoạt động của các khu chế xuất được quy định trong “Quy chế về Khu
chế xuất “ban hành kèm theo Nghị định 322 HĐBT ngày 18/10/1991 và thông tư
1126 HTĐT-PC ngày 20/08/1992 của ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.
Đặc trưng của hình thức khu chế xuất là:
Khu chế xuất là một hình thức khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất xuất khẩu, bao gồm một
hoặc nhiều doanh nghiệp có ranh giới địa lý xác định.
Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong thị trường Việt
Nam với các doanh nghiệp trong Khu chế xuất được coi là quan hệ xuất
nhập khẩu.
Khu chế xuất được thể hiện trong Luật ĐTNN không phải là khu hành
chính kinh tế mà chỉ là khu sản xuất, không có cấp quản lý chính quyền
hay luật pháp riêng,… mặc dù khu chế xuất có một số đặc thù về cơ chế
quản lý nhưng vẫn nằm trong tổng thể của chính sách đầu tư.
Các doanh nghiệp hoạt động trong Khu chế xuất được miễn thuế xuất
khẩu đối với hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài và thuế nhập
khẩu đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Khu chế xuất. Các doanh
nghiệp trong Khu chế xuất được hưởng mức thuế ưu đãi quy định trong Luật
ĐTNN tại Việt Nam.
Một vấn đề cũng cần được lưu ý ở đây là ĐTTTNN vào Việt Nam dưới
hình thức các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
về thực chất là sự hình thành của loại hình công ty TNHH với số vốn được quy
định rõ khi thành lập và khi so sánh giữa hình thức doanh nghiệp liên doanh với
doanh nghiệp 100% vốn sở hữu từ các MNC ở nước ngoài, hình thức liên doanh
có nhiều lợi thế nổi bật so với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đó là:
• Việc thành lập một doanh nghiệp liên doanh sẽ mang lại những lợi ích
to lớn cho các MNC nếu họ tìm được một đối tác thích hợp tại nước
tiếp nhận đầu tư do các đối tác địa phương nắm vững những tập tục,



- 19 -

truyền thống văn hóa, cách thức làm việc và môi trường chính trị của
quốc gia đó. Một MNC nếu lập một chi nhánh với sở hữu 100% vốn
nước ngoài phải mất nhiều năm mới có được những kiến thức như vậy.
• Một số nước tiếp nhận đầu tư, do nhu cầu công nghiệp hóa và phát
triển kinh tế có xu hướng đòi hỏi các MNC chia xẻ sở hữu vốn với các
đối tác địa phương để có thể dần dần học hỏi kinh nghiệm quản lý và
chuyển giao kỹ thuật công nghệ. Các MNC thông qua liên doanh cũng
có thể chia xẻ bớt những rủi ro trong kinh doanh tại một môi trường
đầu tư mới.
• Nếu mục đích của của đầu tư là phục vụ cho thị trường địa phương thì
các đối tác địa phương có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phổ biến
và quảng cáo cho hình ảnh của MNC trước công chúng. Ngoài ra, đối
tác địa phương còn có những mối quan hệ và uy tín để giúp cho liên
doanh tiếp cận với thị trường vốn tại nước chủ nhà.
Mặc dù hình thức doanh nghiệp liên doanh có nhiều lợi thế như trên
nhưng trong nhiều trường hợp, các MNC vẫn thích lập các chi nhánh với 100%
sở hữu vốn của họ ở nước ngoài hơn vì họ lo ngại sự can thiệp của đối tác địa
phương ở một số lónh vực khi đưa ra các quyết định quan trọng. Những vấn đề có
thể nảy sinh mâu thuẫn nhất giữa các bên đối tác tham gia đầu tư là:
• Nếu việc lựa chọn đối tác liên doanh ở nước tiếp nhận mà sai lầm thì
những rủi ro của liên doanh còn lớn hơn so với việc lập các công ty
con 100% vốn từ các MNC.
• Các đối tác địa phương và nước ngoài (thuộc MNC) có thể có những
quan điểm khác nhau về vấn đề góp vốn, yêu cầu phân chia lợi nhuận,
tốc độ tăng đầu tư từ số thu nhập giữ lại, định giá đối với sản phẩm
mua hay bán cho các công ty có liên quan…
• Các MNC sẽ không được toàn quyền kiểm soát tài chính tại doanh
nghiệp liên doanh. Một MNC có thể sử dụng vốn có lãi suất thấp hay

huy động ở một nước khác để tài trợ cho hoạt động liên doanh nhưng
không thể biện minh cho vấn đề này ở các doanh nghiệp liên doanh.
Từ những ưu thế và bất lợi nêu trên, việc lựa chọn hình thức đầu tư nào
hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và phương hướng đầu tư tương lai;
các MNC có thể lựa chọn một trong những hình thức đầu tư nêu trên sao cho
hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất. Về phía nước tiếp nhận đầu tư, caên


- 20 -

cứ vào chiến lược phát triển kinh tế của mình có thể tác động để điều chỉnh kết
cấu tỷ lệ các hình thức đầu tư thông qua các biện pháp vó mô trong các chính
sách đầu tư hợp lý.
1.1.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
a/ Nguồn vốn đầu tư quốc tế
Nguồn vốn đầu tư quốc tế là nguồn vốn đầu tư do các chủ đầu tư bên
ngoài đưa vào Việt Nam bao gồm:
• Vốn hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước
hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ Việt Nam (nguồn vốn ODA). Nguồn
vốn này được huy động vào Việt Nam dưới hai dạng: một là dưới dạng
viện trợ hặc giúp đỡ không hoàn lại, hai là dưới dạng vay theo Hiệp
định với lãi suất ưu đãi. Nguồn vốn này được tập trung vào cơ cấu kế
hoạch đầu tư Nhà nước.
• Vốn tín dụng từ các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế (như Quỹ tiền
tệ Quốc tế IMF…). Nguồn vốn này có thể do Nhà nước, các cơ quan
Trung ương hoặc doanh nghiệp vay trực tiếp nước ngoài nhưng phải
được bảo đảm sử dụng có hiệu quả, phải hoàn trả nợ gốc và lãi khi
đáo hạn.
• Vốn do các chủ ĐTNN đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức liên
doanh. Đây là nguồn vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu vào Việt Nam và

các chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn.
• Vốn ĐTTTNN của các chủ ĐTNN vào Việt Nam dưới hình thức doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài.
• Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan
nước ngoài khác có các dự án, công trình được phép xây dựng trên đất
Việt Nam. Nguồn vốn này chủ yếu đầu tư vào lónh vực phi sản xuất và
phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của các chủ đầu tư sử dụng.
Nguồn vốn đầu tư quốc tế với một tiềm năng to lớn đang là một nguồn
vốn có sức hấp dẫn và cần được quan tâm đúng mức.
b/ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam
Nguồn vốn ĐTTTNN đưa vào Việt Nam chủ yếu được thực hiện thông
qua các hình thức ĐTTTNN và có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như
tiền tệ các loại, tài sản hữu hình (như thiết bị máy móc) và vô hình (như chuyeån


- 21 -

giao công nghệ, bí quyết công nghệ, bằng phát minh, nhãn hiệu, biểu tượng, uy
tín hàng hóa,..) các phương tiện đặc biệt khác như cổ phiếu, hối phiếu, vàng bạc,
đá quý,..
Như vậy, vốn ĐTTTNN bao gồm một phạm vi rộng với nhiều loại nguồn
lực tài chính và phi tài chính khác nhau. Để thống nhất trong quá trình đánh giá,
phân tích và sử dụng, người ta thường quy đổi các nguồn lực này về đơn vị tiền
tệ quy ước chung. Do đó, khi nói đến vốn đầu tư có thể hình dung đó là những
nguồn lực tài chính và phi tài chính đã được quy đổi về đơn vị đo lường tiền tệ
phục vụ cho quá trình xây dựng, vận hành và phát triển doanh nghiệp.
Vốn nói chung và vốn ĐTTTNN có hai đặc điểm cơ bản: thứ nhất vốn có
giá trị về mặt thời gian, khi sử dụng vốn phải tốn chi phí sử dụng vốn, vốn đầu tư
bỏ ra ở hiện tại nhưng khả năng thu hồi vốn lại xảy ra trong tương lai, do đó nhà
đầu tư có thể gặp phải những rủi ro hoặc không thể tái tạo vốn. Mặc khác, khi sử

dụng vốn, kể cả nguồn vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn vay, doanh nghiệp phải
chịu những khoản chi phí như lợi tức trả cho cổ đông hoặc lãi vay ngân hàng,…
được gọi là chi phí sử dụng vốn. Chi phí sử dụng vốn bình quân các nguồn vốn
được sử dụng như một chỉ tiêu để đánh giá và lựa chọn nguồn tài trọ cho doanh
nghiệp. Chi phí sử dụng vốn càng cao dẫn đến thu nhập ròng của dự án khi quy
về hiện giá càng giảm đi. Chi phí sử dụng vốn được sử dụng làm cơ sở để xác
định mức lãi suất chiết khấu trong phương pháp tính NPV, IRR, APV,..
Bản thân vốn ĐTTTNN là một hàng hóa đặc biệt trên thị trường quốc tế
do đó nó chịu ảnh hưởng của các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật
cung cầu, quy luật cạnh tranh,… Lượng cung của vốn ĐTTTNN có giới hạn và
các nhà đầu tư thường cân nhắc rất kỹ càng để lựa chọn địa điểm đầu tư, trong
khi đó nhu cầu về vốn ĐTTTNN ở các quốc gia trên thế giới vô cùng to lớn, dẫn
đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong cuộc chạy đua thu hút vốn
ĐTTTNN. Chính phủ các quốc gia đều cố gắng xây dựng một môi trường hấp
dẫn và lôi cuốn các nhà đầu tư quốc tế và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy
luật đó. Để thắng được trong cạnh tranh các chính sách thu hút vốn ĐTTTNN
của Chính phủ Việt Nam cần tạo nên một lợi thế khi so sánh với các quốc gia
khác trên thế giới.
Trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, số vốn đầu tư thường rất lớn, mặt
khác quá trình đầu tư có rất nhiều rủi ro nên khi thành lập doanh nghiệp mới
cũng như khi mở rộng sản xuất kinh doanh, số vốn đầu tư này thường được huy
động từ nhiều nguồn khác nhau để phân tán nguồn vốn và phân tán rủi ro cho
các chủ thể khác nhau. Chính sự phân tán về nguồn vốn này tạo nên sự đa dạng,
phức tạp của vốn đầu tư trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Vốn đầu tư của


- 22 -

các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN trước hết chính là nguồn lực của các bên đối
tác đầu tư, sau đó là nguồn lực tài chính của xã hội do Chính phủ, cá nhân, các

cơ sở sản xuất kinh doanh khác, các tổ chức ngân hàng, tài chính,... tích luỹ trong
quá trình vận hành nền sản xuất xã hội.
Như vậy, vốn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn ĐTTNNN là các nguồn
lực tài chính và phi tài chính của các chủ thể đầu tư và huy động từ các nguồn
lực khác được đưa vào sử dụng trong quá trình triển khai vận hành và phát triển
doanh nghiệp nhằm tạo ra năng lực sản xuất kinh doanh mới, duy trì và mở rộng
tiềm lực sản xuất kinh doanh sẵn có.
Nguồn vốn ĐTNN khi đầu tư vào Việt Nam của các MNC được hình
thành từ hai nguồn: nguồn vốn thuộc sở hữu của một MNC nào đó và nguồn tài
trợ từ bên ngoài.
Đối với loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì việc sử dụng một
tỷ lệ nợ trên vốn như thế nào hoàn toàn nằm trong chiến lược quản trị tài chính
của các công ty mẹ miễn là đạt mức tối thiểu về tỷ lệ vốn pháp định trên tổng
vốn đầu tư do Luật ĐTNN quy định (30%).
Vấn đề đặt ra ở đây là trong các doanh nghiệp liên doanh, các MNC khi
tham gia góp vốn bằng nguồn vốn vay thì chi phí sử dụng vốn vay đó sẽ không
được tính trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập của liên doanh. Vì vậy các nhà
ĐTNN sẽ phải cân nhắc hơn khi sử dụng nguồn tài trợ này.
Khi sử dụng nguồn vốn tài trợ bên ngoài bắt buộc phải tốn kém những
khoản chi phí sử dụng vốn vay. Do mức độ bỏ vốn trong hai hình thức liên doanh
và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khác nhau, dẫn đến những tác động khác
nhau khi lựa chọn một cấu trúc nguồn vốn đầu tư hợp lý vào một quốc gia nào
đó. Có thể làm rõ hơn nhận định trên qua một ví dụ sau: các số liệu trong ví dụ
này được giả định là như nhau trong trường hợp doanh nghiệp liên doanh và
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.


- 23 -

Bảng 1-1: So sánh các doanh nghiệp liên doanh và

doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Chỉ tiêu

1. Nguồn vốn đầu tư

Doanh nghiệp
liên doanh

Doanh nghiệp
100% vốn nước
ngoài

1000

1000

2. Vốn pháp định

300

300

3. Tỷ lệ góp vốn

70%

100%

210


300

- Vốn sở hữu của MNC

100

100

- Vốn MNC vay nước ngoài để góp
vốn pháp định

110

200

5. Vốn vay của dự án

700

700

70

70

7. Lợi nhuận trước thuế

200

200


8. Thu nhập chịu thuế

130

130

9. Thuế thu nhập công ty (25%)

32,5

32,5

10. Lãi ròng

97,5

97,5

- Cho MNC

68,25

97,5

- Cho đối tác Việt Nam

29,25

--


11

20

57,25

77,5

14. Tỷ lệ P/vốn của MNC

27,26%

25,83%

15. Tỷ lệ P/vốn chủ sở hữu của
MNC

57,25%

77,5%

4. Vốn góp của MNC
Trong đó

6. Chi phí sử dụng vốn vay (10%)

11. Phân phối lãi

12. Bù đắp chi phí sử dụng vốn vay

của MNC khi góp vốn pháp định
(10%)
13. Lãi còn lại của các MNC

Qua ví dụ trên có thể nhận thấy:
Khi một MNC đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, với số vốn
chủ sở hữu ban đầu là 100 trên 210 vốn góp thì tỷ suất lợi nhuận đạt được là
27,26% trên tổng số vốn góp. Nếu MNC đó đầu tư dưới hình thức công ty 100%


- 24 -

vốn nước ngoài thì công ty có thể sử dụng 200 đơn vị vốn vay từ nước ngoài và
đưa vào Việt Nam dưới dạng góp vốn, lợi tức ròng sẽ được phân phối toàn bộ
cho MNC đó và sau khi bù đắp cho khoản chi phí sử dụng vốn vay từ nước ngoài
sử dụng khi góp vốn pháp định 20, tỷ suất lợi nhuận đạt được là 25,83% trên vốn
góp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thì nếu
MNC đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh thì chỉ đạt được tỷ suất lợi
nhuận là 57,25% trên vốn chủ sở hữu; trong khi đó nếu MNC đó đầu tư dưới hình
thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì tỷ suất lợi nhuận đạt đến 77,5% trên
vốn chủ sở hữu. Phân tích trên cho thấy, đối với các MNC có “vốn mỏng” thì
hình thức công ty 100% vốn nước ngoài có vẻ như là một hình thức ĐTTTNN
thích hợp, tuy nhiên, nếu hoạt động kinh doanh thua lỗ thì sẽ khuếch đại thêm
khoản rủi ro của MNC. Do đó, việc lựa chọn các hình thức đầu tư trực tiếp sẽ
dẫn đến những tác động khác nhau trong hiệu quả tài chính mà hoạt động đầu tư
đó mang lại.
1.2 NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ THU HÚT VỐN ĐTTTNN
1.2.1 Cải thiện môi trường đầu tư
ĐTTTNN thực hiện tại một quốc gia cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều
nhân tố, bao gồm những nhân tố thuộc về nước xuất khẩu đầu tư và những nhân

tố thuộc về nước tiếp nhận đầu tư.
Những nhân tố thuộc về nước xuất khẩu đầu tư xuất phát từ những động
cơ của MNC khi đầu tư vào các nước khác. Đó là tìm kiếm và khai thác nguyên
liệu thô, tìm kiếm và xâm nhập thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và tranh thủ chính sách khuyến khích đầu tư của nước chủ nhà [26]
Dưới giác độ là nước tiếp nhận đầu tư thì ĐTTTNN chịu tác động chủ yếu
bởi môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư càng thuận lợi càng thu hút nhiều nhà
ĐTNN, ngược lại môi trường đầu tư không thuận lợi sẽ hạn chế ĐTTTNN vào
nước tiếp nhận đầu tư. Môi trường đầu tư bao gồm:
Môi trường tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên,… là những
nhân tố khách quan tác động đến ĐTTTNN. Nước tiếp nhận đầu tư có vị trí địa
lý thuận tiện, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú là một đặc điểm đầu tiên
mà các nhà ĐTNN quan tâm. Đại đa số các MNC đặt trụ sở chính tại những
nước đã có nền kinh tế phát triển cao, do đó các nguồn tài nguyên tại chính quốc
hầu như đã được khai thác cạn kiệt. Mặt khác, nếu mua nguyên vật liệu ở các
nước khác đưa về chính quốc để sản xuất thì hiệu quả kinh tế sẽ kém hơn nhiều
là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tiêu chuẩn hàng đầu mà họ lựa chọn khi tìm


×