Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

LÊ THÀNH THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2001


LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội Đảng toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI năm
1986 đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử Việt Nam nói chung và trong
lịch sử phát triển nền kinh tế nói riêng, mở ra một thời kỳ mới: thời kỳ đổi
mới, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, đưa nền kinh tế hoạt động
theo cơ chế thị trường có sự tham gia quản lý của nhà nước theo định hướng
Xã Hội Chủ Nghóa. Đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đại hội
VI được các kỳ Đại hội tiếp theo tiếp tục kế thừa và phát triển, thừa nhận đa
hình thức sở hữu, sự tồn tại và cùng hoạt động bình đẳng theo pháp luật của
nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế nhà nước nắm giữ vai
trò chủ đạo.
Nhờ vậy, các quy luật kinh tế khách quan của kinh tế thị trường được
phát huy tác dụng, sức sản xuất và các nguồn lực toàn xã hội được giải
phóng, nền kinh tế Việt Nam những năm 90s liên tục tăng trưởng khá ổn
định với tốc độ khá cao >= 7%.
Tuy nhiên, do phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đều được thành
lập trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, nên khi chuyển sang kinh
tế thị trường đã bộc lộ rõ nhiều yếu kém: một số doanh nghiệp sản phẩm làm
ra không đáp ứng nhu cầu thị trường, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém “lời
giả lỗ thật”, nợ nần chồng chất không khả năng thanh toán; một số khác kéo


dài tình trạng vật tư, thiết bị, cơ sở vật chất ứ động, xuống cấp hư hỏng “cha
chung không ai khóc” không biện pháp xử lý và khai thác; nhiều doanh
nghiệp trình độ công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, khả năng cạnh tranh kém,
không chiến lược đầu tư phát triển, không tương xứng với vai trò “chủ đạo”
trong nền kinh tế, trở thành gánh nặng cho nhà nước trong công cuộc đổi
mới.
Ngược lại, với sự thừa nhận và bảo vệ của pháp luật trong một nền
kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp có hình thức sở hữu phi nhà nước
cứ tiếp tục ra đời và phát triển, hoạt động ngày càng hiệu quả và thích nghi
với cơ chế thị trường, nhất là từ khi nhà nước ban hành luật doanh nghiệp tạo
môi trường luật pháp thông thoáng cho các doanh nghiệp phi sở hữu nhà
nước hoạt động và phát triển. Các thành phần kinh tế phi sở hữu nhà nước có
vai trò không nhỏ trong nền kinh tế, góp phần đáng kể vào sự ổn định đời
sống kinh tế xã hội và sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Tình hình trên được phản ánh ngày một rõ nét. Vấn đề yếu kém của
doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường ngày càng bức xúc trong môi
trường kinh doanh hiện đại với yêu cầu hội nhập trong xu thế khu vực hoá và
toàn cầu hoá.

1


Vì vậy cải cách đổi mới doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp nhà
nước xứng đáng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghóa, đồng thời phát huy thế mạnh của
các thành phần kinh tế khác trong kinh tế thị trường là một trong những yêu
cầu nhiệm vụ quan trọng và cũng là thách thức, vừa có tính thời sự bức xúc
vừa có tính lâu dài trong giai đoạn công nghiệp hoá-hiện đại hoá của thời kỳ
quá độ như hiện nay. “Mục tiêu tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh
nghiệp nhà nước” được một lần nữa khẳng định trong phiên họp thường kỳ

của Chính phủ tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/9/2000 và là một nội dung
lớn trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc IX.
Có nhiều biện pháp cải cách đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đã và
đang được thực hiện trong thực tế như: tổ chức lại, thành lập các đơn vị kinh
tế có quy mô lớn, tiềm lực mạnh như các tổng công ty 90 trực thuộc Chính
phủ, tổng công ty 91 trực thuộc các Bộ; sắp xếp, sát nhập, giải thể, bán,
khoán, cho thuê… giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước hoạt động không
hiệu quả, hoặc không nhất thiết phải là doanh nghiệp sở hữu nhà nước.
Công ty cổ phần, với tư cách là một hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh tồn tại khá lâu và có nhiều tính ưu việt trong lịch sử phát triển của
kinh tế thị trường, thì biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước bằng cách
chuyển đổi hình thức sở hữu, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hoạt
đông trong lónh vực ngành nghề mà nhà nước không cần phải bao cấp hoặc
nắm giữ 100% vốn hoặc những doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa đạt
yêu cầu hiệu quả, được xem như là một biện pháp thích hợp và hữu hiệu, là
một xu thế được nhiều nước áp dụng trong môi trường kinh tế thị trường hiện
đại ngày nay. Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là một trong nội dung
thu hút sự quan tâm trong các chương trình nghị sự của Chính phủ. Cuộc họp
của Chính phủ tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/9/2000 nêu lên một trong
các nhiệm vụ trong kế hoạch 5 năm (2001-2005) là “ thực hiện xong cổ phần
hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà nhà nước không
cần nắm giữ 100% vốn ”. Gần đây nhất, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá
IX của Đảng đã tập trung phần lớn thời gian thảo luận và ra Nghị quyết về
“Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh
nghiệp nhà nước” trong đó xác định: “Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh
nghiệp nhà nước không cần giữ 100% vốn; lập mới công ty cổ phần ở những
lónh vực cần thiết” thể hiện sự quyết tâm cao, kiên trì và không thể thay đổi,
đảo ngược của Đảng và Nhà nước đối với chủ trương cổ phần hoá.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành cơ khí
phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí


2


Minh, một trong những ngành có vai trò khá quan trọng của một nước đang
phát triển, mà nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nền kinh tế,
nhưng phổ biến còn ở trình độ lạc hậu sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất
kinh doanh còn thấp như Việt Nam, đồng thời đóng tại một thành phố lớn
nhất nước, một trung tâm công nghiệp và khoa học kỹ thuật , chỗ dựa quan
trọng cho vùng kinh tế nông nghiệp đồng bằng sông Cửu long lớn nhất nước,
thì vấn đề đặt ra lại càng bức thiết và có ý nghóa.
Do đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: Một số giải pháp nhằm
thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động
trong lónh vực cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG I
YÊU CẦU CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG
NGÀNH CƠ KHÍ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3


1/1 Vai trò của ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển
nông thôn trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá:
Công nghiệp hoá – hiện đại hoá là một yêu cầu tất yếu khách quan để
biến một nước có nền kinh tế lạc hậu như nước ta thành một nước công
nghiệp phát triển. Đó là quá trình chuyển một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp
là chủ yếu và lạc hậu, công nghệ và năng suất thấp thành một nền sản xuất

lớn có cơ cấu công nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, khoa học và công nghệ
tiên tiến, năng suất lao động xã hội cao. Vì vậy, công nghiệp hoá - hiện đại
hoá là quá trình tạo ra những tiền đề cần thiết về vật chất kỹ thuật, về con
người, công nghệ, phương tiện, phương pháp, những yếu tố cơ bản của lực
lượng sản xuất xã hội.
Nước ta phát triển đi lên từ nông nghiệp, với 80% dân số sống ở nông
thôn và sử dụng trên 70% lực lượng lao động xã hội, là một ngành có vai trò
quyết định đến việc ổn định tình hình kinh tế-xã hội, tạo cơ sở cho công
nghiệp hoá phát triển ở Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới, nhờ vào đường lối,
chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển nông
nghiệp, coi “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” khởi xướng từ Đại hội Đảng
toàn quốc lần VI, Việt nam chuyển đổi từ một nước thiếu đói trở thành một
trong ba nước hàng đầu về xuất khẩu lương thực. Ngành nông nghiệp nước ta
trong những năm thập niên 90 liên tục đạt kết quả rất phấn khởi, đạt mức
tăng trưởng bình quân hàng năm trên 4%, không chỉ đóng góp tỷ trọng đáng
kể trong GDP, đảm bảo cung ứng ổn định lương thực cho xã hội và cung cấp
lượng ngoại tệ thông qua xuất khẩu nông sản, trước hết là xuất khẩu gạo,
thuỷ sản, cà phê…mà còn khơi dậy tiềm năng phát triển các ngành nghề
truyền thống ở nông thôn, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa nông thôn và thành
thị, giữa thị trường trong nước và nước ngoài.
Sản lượng lương thực trong 5 năm (1991 – 1995) đạt mức bình quân 25
triệu tấn/ năm, mỗi năm tăng trung bình 1,2 triệu tấn, xuất khẩu gạo hàng
năm 1,5 – 2 triệu tấn. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 của Đại hội
Đảng lần VIII, nông nghiệp tiếp tục phát triển liên tục, tốc độ tăng bình quân
hàng năm 5%, xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản chiếm bình quân 30% tổng kim
ngạch xuất khẩu, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ
vững ổn định kinh tế, xã hội.
Để nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện, hiện đại trong cơ cấu
kinh tế công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ, Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần IX đã khẳng định: “ Coi trọng công nghịêp hoá – hiện đại hoá nông

thôn” trong quan điểm phát triển của mình. Về định hướng phát triển các

4


ngành kinh tế trong giai đoạn 2001 đến 2020, Văn kiện Đại hội Đảng IX
nhấn mạnh: “ Đẩy mạnh điện khí hoá, cơ giới hoá ở nông thôn. Phát triển
mạnh công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia
công và dịch vụ; liên kết công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ trên từng địa
bàn và trong cả nước” đồng thời xác định “ Hoàn thiện về cơ bản hệ thống
thuỷ lợi ngăn mặn, giữ ngọt, kiểm soát lũ, tưới tiêu đảm bảo an toàn, ổn định
cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.”
Kết quả và thành tựu đạt được của ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn có phần đóng góp đáng kể của ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp
và phát triển nông thôn. Với tính chất là một ngành kỹ thuật cơ sở, nền tảng
căn bản trong việc sản xuất máy móc thiết bị cho phần lớn các ngành kỹ
thuật khác, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn có vai
trò rất quan trọng. Nó được coi như là gạch nối liên kết hai ngành công
nghiệp và nông nghiệp trong cơ cấu công – nông nghiệp, nhất là trong giai
đoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Vai trò của ngành cơ khí phục vụ nông
nghiệp và phát triển nông thôn trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại
hoá ở nước ta thể hiện cụ thể như sau:
ƒ Cùng với tác động chung của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật,
ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần
quan trọng thực hiện cuộc cách mạng lực lượng sản xuất trong nông
nghiệp; cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, chế tạo các thiết bị canh
tác, nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức người.
ƒ Ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần
phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp
sau thu hoạch, nâng cao giá trị thương mại và đa dạng hoá sản phẩm

nông nghiệp, đáp ứng tối đa mục tiêu, yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu
ngày càng cao.
ƒ Bảo đảm thực hiện cơ giới hoá công tác thuỷ lợi cho tưới tiêu nông
nghiệp, chế tạo và lắp đặt các cửa van, cống đập điều tiết thuỷ lợi và
cải tạo môi sinh; chế tạo đóng mới các phương tiện thi công (tàu hút
bùn, xáng cạp, hệ thống bơm tưới…), các phương tiện vận chuyển (tàu
kéo, xà lan…) và thi công lắp đặt cầu nông thôn, hệ thống cơ sở hạ
tầng cho mục tiêu phát triển nông nghiệp và đời sống kinh tế xã hội
và văn hoá văn minh nông thôn.
1.2/ Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong
ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn
thành phố HCM.

5


Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp với
chủ trương “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”, ở miền Bắc đã xây dựng
được một vài nhà máy cơ khí quy mô khá lớn như Cơ khí Trần Hưng Đạo… ở
miền Nam, chủ yếu thừa kế một số nhà máy cơ khí đã có từ trước 1975 như
Công ty cơ khí Caric… Nhìn chung, ngành cơ khí Việt Nam trong thời gian
này phát triển nặng về phong trào chạy theo số lượng và quy mô hình thức,
nên đã gặp nhiều khó khăn và thử thách rất lớn không dễ dàng vượt lên
được. Các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các ràng buộc đồng bộ, như:
năng lượng, luyện kim…còn quá nhiều thiếu thốn và thấp kém. Vì vậy, ngành
cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn không thể hoàn thành
vai trò cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp như mong muốn được.
Bước sang thời kỳ đổi mới, chính sách kinh tế được điều chỉnh, cơ cấu
kinh tế thiên về phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và dịch vụ. Kinh tế
thị trường được khẳng định và phát triển ở nước ta, nông nghiệp được chú

trọng đầu tư và khai thác tốt nguồn lực, sản lượng lương thực tăng mạnh và
đều đặn qua các năm, nhu cầu về các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp
và phát triển nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều và phong phú hơn. Những
năm gần đây, Nhà nước đã có một số chính sách ưu đãi và biện pháp khuyến
khích các doanh nghiệp cơ khí phát triển trong sự nghiệp công nghiệp hoáhiện đại hoá, như áp dụng khung lãi suất ưu đãi, hỗ trợ vay vốn, kích thích và
đẩy mạnh các dự án đầu tư, tạo thêm thị trường… Tuy vậy, môi trường vó mô
và các nguồn lực đảm bảo cho sự phát triển của ngành cơ khí nói chung và cơ
khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng, vẫn chưa thay đổi
một cách căn bản. Bên cạnh đó, tác dụng của quy luật giá trị, quy luật cạnh
tranh vì mục tiêu lợi nhuận trong cơ chế thị trường, đòi hỏi các đơn vị và tổ
chức sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế, kể cả sản xuất nông
nghiệp và phát triển nông thôn phải tính toán, chọn lựa một cách có hiệu quả
nhất các nguồn cung cấp cho các nhu cầu về vật tư, thiết bị cơ khí. Thị trường
sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn không còn là
một “sân chơi” dành riêng cho các doanh nghiệp nhà nước ngành cơ khí phục
vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn vốn còn mang nặng bao cấp, doanh
thu và tỷ suất lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp này ngày càng sa sút.
Ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn biểu hiện “tụt
hậu” ngày càng xa và chưa có lối thoát rõ ràng, sự hoạt động của các doanh
nghiệp trong ngành chỉ ở mức cầm chừng, manh múm, sức cạnh tranh kém,
thiếu động lực phát triển, không đáp ứng kịp thời và đúng mức yêu cầu đa
dạng và nhanh chóng của thị trường. Nhiều vấn đề trong sản xuất và phục vụ
sản xuất nông nghiệp vẫn còn bỏ ngỏ và bức xúc như: các thiết bị cơ giới hoá

6


nâng cao năng suất canh tác, thiết bị bảo quản và chế biến bảo đảm hiệu
suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, cơ khí hoá cầu
cống cải tạo môi trường và hệ thông thuỷ lợi nông thôn…

Ngành cơ khí, bao gồm cả cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển
nông thôn đứng trước một mâu thuẩn khá phi lý. Đó là nhu cầu của nền kinh
tế và thị trường thì chưa được thoả mãn đúng mức, nhưng các doanh nghiệp
trong ngành mà phần lớn là doanh nghiệp nhà nước, luôn gặp khó khăn thiếu
việc làm, không thể đáp ứng nhu cầu do hạn chế về năng lực công nghệ và
các nguồn lực điều kiện đồng bộ.
Mặc dù, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã
đạt được những thành tựu và kết quả nhất định trong giai đoạn vừa qua, góp
phần quan trọng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, từng bước ổn định
và phát triển. Nhưng, có thể nói, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát
triển nông thôn vẫn chưa đáp ứng yêu cầu để đưa nền nông nghịêp nước ta
trở thành một nền nông nghiệp phát triển toàn diện trong thời đại công
nghiệp hoá – hiện đại hoá, trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá. Điều
này thể hiện ở các yếu điểm như sau:
ƒ Trình độ canh tác sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn còn ở trình độ
thủ công là phổ biến, năng suất thấp, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên
nhiên.
ƒ Tỷ lệ hao hụt trong khai thác, bảo quản và chế biến các sản phẩm
nông nghiệp vẫn còn cao, sản xuất thô vẫn còn chiếm tỷ trọng cao,
công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế, trang thiết bị chậm đổi mới
không đáp ứng kịp yêu cầu cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
ƒ Cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn còn thấp kém, không khai thác hết
tiềm năng về lao động và các nguồn lực khác của khu vực kinh tế
nông thôn.
“Trong nông nghiệp, kỹ thuật và phương thức canh tác tiên tiến chậm
đưa vào thực hiện trên diện rộng; chưa chú trọng đầu tư phát triển công nghệ
sau thu hoạch, Công nghiệp chế biến; chậm mở rộng các nghề và thị trường ở
nông thôn... Xuất khẩu hàng nông sản thô, nguyên liệu thô còn chiếm tỷ trọng
lớn.” (Báo cáo Đại hội Đảng IX)
Ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa thể

đáp ứng tốt vai trò của mình, vì bản thân các doanh nghiệp của ngành còn
nhiều vấn đề cần giải quyết, trước hết là làm sao để thoát khỏi tình trạng

7


cầm chừng, khai thác có hiệu quả năng lực hiện có, chủ động xây dựng
phương án đầu tư phát triển phù hợp với xu thế phát triển của thị trường.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu khái quát kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của nhóm các doanh nghiệp nhà nước ngành cơ khí phục vụ nông
nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong 5
năm từ 1996 đến 2000:
1.2.1/ Công ty Cơ khí công trình thuỷ 276:
Công ty Cơ khí công trình thuỷ 276 trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, có tên cũ là Nhà máy Cơ khí 276, được thành lập tháng 2
năm 1976 từ tiền thân là Xưởng Cơ khí thuỷ lợi Nam bộ, địa chỉ 220 Bis Điện
biên phủ, Bình thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Lónh vực hoạt động của công ty là thiết kế, sản xuất chế tạo và lắp đặt
các thiết bị cơ khí thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình, kết cấu thép phục vụ
giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng...
Bảng số 01: Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Cơ khí công trình
thuỷ 276ø năm 1996 – 2000 (ĐVT: Triệu đồng)
Nội dung chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Tổng vốn KD
Vốn cố định
Vốn lưu đông
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị còn lại TSCĐ
Tỷ lệ còn lại TSCĐ

Đầu tư thiết bị mới
Tỷ lệ đầu tư mới/Dthu
Lợi nhuận sau thuế
Thu nhập bình quân
Tỷ suất sinh lời / DThu
Tỷ suất LN/VốnKD

1996
18259
4775
2709
2066
8536
2733
32.02%
2552
13.98%
1009
1.5
5.53%
21.13%

1997
26183
6151
3475
2676
9206
4726
51.34%

670
2.56%
422
1.8
1.61%
6.86%

1998
29455
6151
3475
2676
9512
4207
44.23%
306
1.04%
367
1.7
1.25%
5.97%

1999
23835
6151
3475
2676
9525
3532
37.08%

13
0.05%
289
1.7
1.21%
4.70%

2000
24833
6151
3475
2676
10048
3233
32.18%
523
2.11%
247
1.7
0.99%
4.02%

Bq
24513
5875.8
3321.8
2554

812.8
3.32%

466.8
1.68
1.90%
7.94%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Phòng Kế toán tài vuï)

8


Bảng số 02: Cơ cấu lao độngCông ty Cơ khí công trình thuỷ 276 năm 1996 –
2000:
Lao động nữ
Gián tiếp phục vụ
Trên 50 tuổi
40 đến 50 tuổi
30 đến 39 tuổi
dưới 30 tuổi
Trình độ >= Đại học
Trung cấp
Công nhân bậc >=5
Công nhân bậc <=3

39
25
13
73
109
46
55

10
39
113

39
25
14
73
110
45
55
10
39
114

40
23
14
70
105
91
57
11
39
116

40
24
13
69

107
55
60
10
45
137

39
19
13
72
103
41
59
10
40
117

39.4
23.2
13.4
71.4
106.8
55.6
57.2
10.2
40.4
119.4

15.94%

9.39%
5.42%
28.88%
43.20%
22.49%
23.14%
4.13%
16.34%
48.30%

(Nguồn: Phòng tổ chức)
Nhận xét:
ƒ Doanh thu 2 năm gần nhất 1999 và 2000 giảm sút đáng kể, chỉ đạt xấp
xỉ 80% so với doanh thu năm 1998, nếu tính thêm tỷ lệ lạm phát thì
mức giảm sút thực sự của doanh thu sẽ nặng nề hơn. Tỷ lệ Doanh
thu/Vốn kinh doanh giảm 20% từ 4,8 lần xuống còn 4 lần. Tỷ lệ
Doanh thu/ đầu người giảm 8% từ 105 (triệu đồng/người năm) xuống
còn 97 (triệu đồng/người năm). Điều này chứng tỏ sức sản xuất kinh
doanh và năng suất lao động của doanh nghiệp sút giảm đáng kể và
chưa có dấu hiệu hồi phục.
ƒ Tỷ suất sinh lời/ Doanh thu bình quân 5 năm trong giai đoạn 19962000 của công ty rất thấp, chỉ bằng 1,9%, còn Tỷ suất lợi nhuận/Vốn
kinh doanh là 7,94%. Riêng trong 2 năm gần nhất 1999-2000,ø Tỷ suất
sinh lời/ Doanh thu và Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh đều giảm rất
mạnh xấp xỉ 1%/năm và 4,5%/năm, thấp hơn rất nhiều so với lãi suất
vay vốn bình quân. Nghóa là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
rất thấp, nếu tính bù trừ tỷ lệ lạm phát, thì doanh nghiệp bị lỗ.
ƒ Tỷ lệ còn lại trên sổ sách của tài sản cố định đến năm 2000 là 32%
với tuổi bình quân của các thiết bị máy móc sản xuất chính trên 20
năm. Ngược lại giá trị đầu tư mới thiết bị không đáng kể, bình quân 5
năm (1996-2000) khoảng 3,3% doanh thu hàng năm. Qua đó, có thể

đánh giá là thiết bị máy móc sản xuất của công ty đã quá cũ kỹ xuống

9


cấp và lạc hậu, năng lực công nghệ sản xuất còn thấp kém chưa được
đầu tư đổi mới đáng kể.
1.2.2/ Xí nghiệp Cơ khí sửa chửa – Công ty Tàu cuốc 2:
Xí nghiệp Cơ khí sửa chửa - Công ty Tàu cuốc 2, địa chỉ khu phố 2,
phường Tân Thuận Đông, quận 07, được Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn) quyết định thành lập năm 1983, từ tiền thân
là một xưởng cơ khí.
Lónh vực hoạt động của Xí nghiệp là sản xuất cơ khí và sửa chửa đại
tu, đóng mới các loại tàu hút bùn, poonton sàlan, tàu kéo, các phương tiện
thiết bị vận tải, thi công cơ giới phục vụ thuỷ lợi và giao thông…
Bảng số 03: Kết quả sản xuất kinh doanh Xí nghiệp Cơ khí sửa chửa
năm 1996 – 2000 (ĐVT: Triệu đồng):
Nội dung chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Tổng vốn KD
Vốn cố định
Vốn lưu đông
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị còn lại TSCĐ
Tỷ lệ còn lại TSCĐ
Đầu tư thiết bị mới
Tỷ lệ đầu tư mới /Dthu
Lợi nhuận sau thuế
Thu nhập bình quân
Tỷ suất sinh lời / Dthu

Tỷ suất LN/ Vốn KD

1996
11732
3730
2480
1250
3827
735
19.21%
0
0.00%
353
1.65
3.01%
9.46%

1997
12850
3730
2480
1250
3827
621
16.23%
0
0.00%
252
1.71
1.96%

6.76%

1998
12674
3730
2480
1250
3827
520
13.59%
0
0.00%
335
1.73
2.64%
8.98%

1999
7410
3730
2480
1250
3925
588
14.98%
98
1.32%
62
1.08
0.84%

1.66%

2000
10816
3730
2480
1250
3931
445
11.32%
6
0.06%
37
1.4
0.34%
0.99%

Bq
11096.4
3730
2480
1250

20.8
0.19%
207.8
1.514
1.87%
5.57%


(Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất – Phòng Nghiệp vụ)
Bảng số 04: Cơ cấu lao độngXí nghiệp Cơ khí sửa chửa năm 1996 - 2000:

10


Nội dung chỉ tiêu
Tổng số lao động
Lao động nữ
Gián tiếp phục vụ
Trên 50 tuổi
40 đến 50 tuổi
30 đến 39 tuổi
Dưới 30 tuổi
Trình độ >= Đại học
Trung cấp
Công nhân bậc >=5
Công nhân bậc <=3

1996
85
10
15
0
22
25
38
10
5
18

50

1997
88
10
15
0
23
26
39
10
6
18
52

1998
84
10
16
0
25
28
31
9
6
20
33

1999
85

10
17
2
26
31
26
9
5
20
35

2000
87
10
16
3
28
33
23
7
4
19
35

Bq
Tỷ lệ Bq
85,8
100%
10 11,66%
15,8 18,41%

1
1,17%
24,8 28,90%
28,6 33,33%
31,4 36,60%
9 10,49%
5,2
6,06%
19 22,14%
41 47,79%

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ)
Nhận xét:
ƒ Doanh thu bất ổn định và sút giảm rất lớn trong 2 năm gần nhất 19992000, năm 1999 là năm tệ hại nhất chỉ bằng 58% doanh thu năm 1998,
đó là chưa kể đến tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ Doanh thu/Vốn hoạt động
giảm mạnh 28%, từ 3,4 lần xuống còn 2,45 lần. Tỷ lệ Doanh thu/Đầu
người giảm 30%, từ 150 (triệu đồng/người năm) xuống còn 105 (triệu
đồng/người năm). Do đó, có thể nói rằng: sức sản xuất kinh doanh và
năng suất lao động của công ty suy giảm rất lớn và nghiêm trọng trong
những năm gần đây.
ƒ Tỷ suất sinh lời/Doanh thu và Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh bình
quân giai đoạn 1996-2000 rất thấp, bằng 1,87%/năm và 5,57% năm.
Riêng trong năm gần nhất, năm 2000, thì Tỷ suất sinh lời/ Doanh thu
và Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn kinh doanh của doanh nghiệp chỉ còn bằng
0,34%/năm và 0,99%/ năm. Như vậy, nếu tính đến tỷ lệ lạm phát thì
doanh nghiệp sẽ bị lỗ, nghóa là hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp rất kém.
ƒ Trong cả giai đoạn 5 năm 1996-2000, doanh nghiệp gần như chẳng
đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất, bình quân 20,8 triệu đồng/năm, chỉ
bằng 0,2% doanh thu hàng năm. Giá trị còn lại của tài sản cố định trên

sổ sách đến năm 2000 là 11,3%, đa số thiết bị sản xuất chính được chế
tạo trước 1975, đồng thời trong hầu hết các máy công cụ,ï chưa có máy
nào đạt trình độ điều khiển tự động hoặc bán tự động. Điều này cho
thấy, năng lực thiết bị sản xuất của doanh nghiệp rất yếu vì đã quá
hao mòn, cũ hỏng và trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, không theo

11


kịp yêu cầu phát triển của thị trường, và đây cũng chính là một trong
những nguyên nhân chính làm cho hiệu quả kinh doanh của đơn vị
thấp kém.
1.2.3/ Công ty Tư vấn và Đầu tư kỹ thuật cơ điện nông nghiệp và công
nghiệp thực phẩm- AGRINCO:
Công ty Tư vấn và Đầu tư kỹ thuật cơ điện nông nghiệp và công
nghiệp thực phẩm trước đây có tên là Trung tâm Nghiên cứu nông cơ, trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triểân nông thôn. Địa chỉ 55 Trần nhật Duật,
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Lónh vực hoạt động chính: Tư vấn, thiết kế, chế tạo, thi công các sản
phẩm, thiết bị, công trình trong lónh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi,
nước sạch, môi trường.
Bảng số 05: Kết quả sản xuất kinh doanh AGRINCO năm 1996 – 2000
(ĐVT: Triệu đồng)
Nội dung chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Tổng vốn KD
Vốn cố định
Vốn lưu đông
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị còn lại TSCĐ

Tỷ lệ còn lại TSCĐ
Đầu tư thiết bị mới
Tỷ lê đầu tư mới/Dthu
Lợi nhuận sau thuế
Thu nhập bình quân
Tỷ suất sinh / Dthu
Tỷ suất LN /Vốn KD

1996
1997
5462
3814
1068
1068
468
468
600
600
922
871
350
312
37.96% 35.82%
0
0
0.00% 0.00%
117
113
0.72
0.74

2.14% 2.96%
10.96% 10.58%

1998
7858
1068
468
600
746
289
38.74%
0
0.00%
157
1.14
2.00%
14.70%

1999
25102
1594
994
600
1454
884
60.80%
708
2.82%
161
1.45

0.64%
10.10%

2000
39400
1700
1100
600
2091
1328
63.51%
637
1.62%
121
1.6
0.31%
7.12%

Bq
16327.2
1299.6
699.6
600

269
1.65%
133.8
1.13
0.82%
10.30%


(Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ)
Bảng số 06: Cơ cấu lao động Công ty AGRINCO naêm 1996 – 2000:

12


Nội dung chỉ tiêu
Tổng số lao động
Lao động nữ
Gián tiếp phục vụ
Trên 50 tuổi
40 đến 50 tuổi
30 đến 39 tuổi
Dưới 30 tuổi
Trình độ >= Đại học
Trung cấp
Công nhân bậc >=5
Công nhân bậc <=3

1996
30
12
5
4
12
9
12
4
3

7

1997
1998
1999
2000
35
35
71
110
12
12
18
21
5
4
12
9
15
4
3
7

5
5
10
10
15
4
3

7

9
17
23
22
38
5
3
11

7
23
23
62
64
6
3
11

Bq
Tỷ lệ Bq
56,2
100%
15 26,69%
6,2
10,6
16
22,4
28,8

4,6
3
8,6

11,03%
18,86%
28,47%
39,86%
51,25%
8,19%
5,34%
15,30%

(Nguồn:
Phòng Tổ chức)
Nhận xét:
ƒ Doanh thu trong 2 năm gần nhất 1999-2000 tăng khá nhanh do Công
ty tăng quy mô vốn hoạt động, tăng lực lượng lao động và đầu tư đổi
mới thiết bị đáng kể. Ngoài ra trong những năm gần đây, Công ty chú
trọng và đẩy mạnh hoạt động thiết kế và tư vấn theo xu thế phát triển
của thị trường, nhờ vậy mà doanh thu tăng nhanh, do tỷ lệ doanh thu
ngành dịch vụ thiết kế tư vấn thường cao hơn nhiều doanh thu sản xuất
trực tiếp với cùng hàm lượng lao động và chi phí. Tuy nhiên cũng cần
thấy rõ, doanh thu tuyệt đối có tăng nhưng không tăng đồng bộ tỷ lệ
với tốc độ tăng quy mô vốn hoạt động và tăng lực lượng lao động của
doanh nghiệp. Tỷ lệ Doanh thu/ Đầu người tăng từ 224 (triệu
đồng/người năm) trong năm 1998 lên 354 (triệu đồng/người năm)
trong 2 năm cuối 1999-2000, tức là tăng gấp 1,48 lần, trong khi tốc độ
tăng vốn hoạt động là 1,58 lần. Nghóa là sức sản xuất kinh doanh vẫn
chưa thực sự tăng trưởng theo chi phí nguồn lực bỏ ra.

ƒ Tỷ suất sinh lời/Doanh thu của doanh nghiệp trong giai đoạn 19962000 là 0,82%, còn Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh là 10,3%. Đây
là doanh nghiệp đạt Tỷ suất sinh lời/Doanh thu thấp nhất nhưng lại có
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh khá cao so với các đơn vị khác
trong cùng ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (phản ánh đúng tính chất hoạt
động dịch vụ tư vấn thiết kế). Vấn đề lo ngại là bước sang năm 2000,
Tỷ suất sinh lời/Doanh thu và Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh của

13


doanh nghiệp đã giảm rất nhanh, gần như bằng không. Điều này cho
thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đang có dấu hiệu đi
xuống rất nghiêm trọng.
1.2.4/ Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu :
Tiền thân là Xưởng Sửa chửa máy Bình Triệu, thuộc Liên hiệp xí
nghiệp Xây dựng thuỷ lợi 4, được thành lập năm 1982 theo quyết định 675
QĐ/TCCB ngày 11/10/1982 của Bộ Thuỷ lợi. Năm1985 nâng lên thành Xí
nghiệp Cơ khí sửa chửa xe máy Bình Triệu, đơn vị thành viên của Tổng công
ty Xây dựng thuỷ lợi 4, và sau đó năm1995 được tách ra thành đơn vị độc
lập, Công ty Cơ khí lắp ráp thiết bị Bình Triệu theo quyết định QĐ 77/TCCB
của Bộ Thuỷ lợi, nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Địa chỉ tại 79/B 6 đường Xô Viết Nghệ Tónh, phường 26, quận Bình
Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Lónh vực hoạt động chính: Thiết kế, chế tạo, lắp đặt máy cơ khí nông
nghiệp. Trung đại tu các thiết bị thi công cơ giới. Sản xuất, lắp đặt các loại
kết cấu thép và thiết bị công trình trong nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông
công nghiệp và dân dụng …
Từ đầu năm 1998, Công ty bắt đầu nghiên cứu và xây dựng phương án
cổ phần hoá. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn duyệt phương án cổ

phần hoá và chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Cơ khí lắp ráp thiết bị
Bình Triệu thành Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu.
Công ty chính thức hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần từ năm
2000.
Bảng số 07: Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Cơ khí lắp ráp thiết
bị Bình Triệu năm 1996 – 2000 (ĐVT: Ttriệu đồng)

14


Nội dung chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Tổng vốn KD
Vốn cố định
Vốn lưu đông
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị còn lại TSCĐ
Tỷ lệ còn lại TSCĐ
Đầu tư thiết bị mới
Tỷ lệ đầu tư/ Dthu
Lợi nhuận sau thuế
Thu nhập bình quân
Tỷ suất sinh lời / Dthu
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn KD

1996
11140
14109
9890
4219

18900
5660
29.95%
0
0.00%
2649
1.44
23.78%
18.78%

1997
31902
12324
8994
3330
35070
14010
39.95%
19170
60.09%
2491
2.41
7.81%
20.21%

1998
41785
12324
8994
3330

35070
12660
36.10%
0
0.00%
1066
1.7
2.55%
8.65%

1999
Bq
31512 29084.75
10512 12317.25
6133 8502.75
4379
3814.5
27028
11140
41.22%
0
4792.5
0.00% 16.48%
755 1740.25
1.75
1.825
2.40%
5.98%
7.18% 14.13%


2000
35505
10512
6133
4379
27028
9770
36.15%
0
0.00%
1865
1.85
5.25%
17.74%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Phòng Kế toán tài vụ)
Bảng số 08: Cơ cấu lao động Công ty Cơ khí lắp ráp thiết bị Bình
Triệu năm 1996 – 2000:
Nội dung chỉ tiêu
Tổng số lao động
Lao động nữ
Gián tiếp phục vụ
Trên 50 tuổi
40 đến 50 tuổi
30 đến 39 tuổi
Dưới 30 tuổi
Trình độ >= Đại học
Trung cấp
Công nhân bậc >=5
Công nhân bậc <=3


1996
185
29
14
6
30
60
89
35
12
33
105

1997
235
31
18
16
50
80
89
45
12
63
115

Trước CPH
1998
1999

285
285
31
31
22
22
20
22
60
50
80
90
125
123
50
55
12
12
85
90
138
128

Bq
247,5
30,5
19
16
47,5
77,5

106,5
46,25
12
67,75
121,5

Sau CPH
Tỷ lệ Bq
2000
100%
285
12,32%
31
7,68%
22
6,46%
20
19,19%
50
31,31%
80
43,03%
135
18,69%
55
4,85%
12
27,37%
80
49,09%

138

(Nguồn:
Phòng Tổ chức)
Nhận xét:
ƒ Đây là doanh nghiệp duy nhất trong các doanh nghiệp ngành cơ khí
phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thuộc Bộ Nông nghiệp

15


và Phát triển nông thôn) đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
hoàn thành cổ phần hoá và bắt đầu hoạt động theo điều lệ công ty cổ
phần từ đầu năm 2000.
ƒ Trước khi chuyển sang công ty cổ phần, Doanh thu của công ty đang
trên đà giảm sút, Doanh thu năm 1999 chỉ bằng 75% Doanh thu 1998,
còn Tỷ suất sinh lời/Doanh thu trung bình trong các năm 1996-1999 là
5,98% nhưng trong năm kề trước cổ phần hoá- năm 1999 - Tỷ suất
sinh lời/Doanh thu đã giảm rất thấp, chỉ còn 2,4%, đồng thời Tỷ suất
lợi nhuận/Vốn kinh doanh cũng giảm mạnh từ 14,13% trung bình trong
các năm 1996-1999 xuống còn 7,18% trong năm 1999. Nghóa là kết
quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã có biểu hiện xấu đi rất nhiều
trước khi cổ phần hoá.
ƒ Sau khi chuyển sang công ty cổ phần năm 2000, thì Công ty đạt được
kết quả sản xuất kinh doanh được hồi phục rất đáng khích lệ và có
nhiều triển vọng. Doanh thu tăng 110% so với năm 1999 liền kề trước
đó và tăng 122% so vơi doanh thu bình quân của cả giai đoạn 19961999. Ngoài ra, Tỷ suất sinh lời/Doanh thu và Tỷ suất lợi nhuận/Vốn
kinh doanh tăng khá, đạt 5,25% và 17,74% năm. Điều này cho thấy
tác dụng tích cực của cơ chế hoạt động của công ty cổ phần tạo cho
công ty một sức phát triển mới một cách đồng bộ.

Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước ngành cơ
khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh được tổng hợp theo các bảng số 09; Diễn biến của Tỷ suất lợi
nhuận bình quân theo bảng số 10 và các biểu đồ dưới đây:
Bảng số 09: Kết quả SXKD các doanh nghiệp nhà nước ngành cơ khí
phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh năm 1996 – 2000:
Chỉ tiêu
Vốn kinh doanh
Tỷ suất LN/VốnKD
Tỷ suất sinh lời/Dthu
Tỷ lệ Đầu tư mới/ D.thu
Tỷ lệ còn lại TSCĐ

Cty CK276 XnCKSC AGRINCO CKBTriệu Bình quân
5875,8
3730
1299,6
10512 5354,35
7,94%
5,57%
10,30%
14,13%
9,49%
1,90%
1,87%
0,82%
5,98%
2,64%
3,32%

0,19%
1,65%
16,48%
5,41%
32,18%
11,32%
63,51%
36,15%
35,79%

Bảng số 10: Diễn biến Tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp nhà
nước ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn
thành phố HCM 1996-2000.

16


Chỉ tiêu bình quân/ Đơn vị
Tỷ suất sinh lời / Dthu
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn KD

1996
8.62%
15.08%

1997
3.59%
11.10%

1998

2.11%
9.58%

1999
1.27%
5.91%

Series1

Bieu do Ty suat LN/ Von KD
16.00%
14.00%

2000
0.55%
4.04%

15.08%

12.00%

11.10%

10.00%

9.58%

8.00%
6.00%


5.91%
4.04%

4.00%
2.00%
0.00%
1996

1997

1998

1999

2000

Bieu do Ty suat sinh loi / Doanh thu
10.00%
9.00%
8.00%
7.00%
6.00%
5.00%
4.00%
3.00%
2.00%
1.00%
0.00%

8.62%


Series1

3.59%
2.11%

1996

1997

1998

1.27%

1999

0.55%
2000

Tóm lại có thể nhận xét tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống của
các doanh nghiệp nhà nước ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển
nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
• Doanh thu không ổn định. Từ năm 1998, doanh thu hầu hết các đơn vị
có chiều hướng giảm bình quân 15%/năm, cá biệt như Xí nghiệp Cơ
khí sửa chửa – Công ty Tàu cuốc II, doanh thu năm 1999 chỉ bằng 60%
năm 1998. Trường hợp Công ty Tư vấn và Đầu tư kỹ thuật cơ điện
nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm – AGRINCO doanh thu tăng

17



do có tăng quy mô năng lực. Riêng Công ty cổ phần Cơ khí và Xây
dựng Bình Triệu, sau khi cổ phần hoá thì doanh thu tăng đáng kể. Như
vậy, trong cùng một điều kiện và môi trường của các doanh nghiệp,
thì cổ phần hoá góp phần kích thích sản xuất tăng trưởng.
• Tỷ suất sinh lời/Doanh thu và Tỷ suất LN/ Vốn KD giảm liên tục trong
thời gian 5 năm từ 1996 đến 2000, Tỷ suất bình quân của các doanh
nghiệp là 2,64%năm và 9,49% năm, chưa kể đến ảnh hưởng của tỷ lệ
lạm phát. Tuy nhiên trong hai năm gần nhất 1999-2000, đa số các
doanh nghiệp đều có Tỷ suất sinh lời/Dthu xấp xỉ 1% và Tỷ suất LN/
Vốn KD xấp xỉ 5%năm. Nghóa là Tỷ suất lợi nhuận bình quân của các
doanh nghiệp nhà nước ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát
triển nông thôn trên điạ bàn thành phố Hồ Chí minh rất thấp so với tỷ
suất lợi nhuận bình quân chung của các doanh nghiệp nhà nước 9,9%
(Báo Tuổi trẻ ngày 29/9/2001), thấp hơn rất nhiều so với tỷ suất lợi
nhuận bình quân của nền kinh tế (so sánh với lãi suất vay vốn). Ngoài
ra, nếu xét đến tỷ lệ lạm phát, thì hầu hết các doanh nghiệp cơ khí
phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh đều bị lỗ trong sản xuất kinh doanh. Điều đáng lo ngại
hơn nữa là tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp này có
xu hướng ngày càng giảm. Chỉ ngoại trừ, Công ty cổ phần Cơ khí và
Xây dựng Bình Triệu sau cổ phần hoá thì có đấu hiệu hồi phục đáng
khích lệ, Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu và Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh
doanh tăng trở lại, đạt 5,25% và 17,74%, tăng đồng bộ với tăng doanh
thu ngay trong năm đầu tiên hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần.
• Đa số các doanh nghiệp nhà nước ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp
và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có quy
mô sản xuất kinh doanh thuộc loại vừa và nhỏ, vốn kinh doanh xấp xỉ
5 tỷ đồng, trình độ công nghệ sản xuất còn ở trình độ thủ công đơn
chiếc, phụ thuộc nhiều vào kỷ năng tay nghề người thợ. Trong điều

kiện sản xuất kinh doanh ngày càng thấp kém, nhưng hầu hết các
doanh nghiệp không có chiến lược phát triển, quy mô sản xuất kinh
doanh không những không có chiều hướng phát triển và mở rộng mà
trái lại ngày càng bị thu hẹp. Đầu tư đổi mới thiết bị dây chuyền công
nghệ không đáng kể, trung bình chỉ bằng 5,41% doanh thu hàng năm,
trong khi giá trị còn lại của tài sản cố định khá nhỏ, trung bình của các
doanh nghiệp trong ngành chỉ xấp xỉ 35% giá trị ban đầu, đơn vị có giá
trị còn lại của tài sản cố định lớn nhất trên 60% nguyên giá ban đầu.
Khảo sát chi tiết dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước

18


ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh, thì phần lớn các máy móc thiết bị sản
xuất chính của các doanh nghiệp đều có tuổi đời hoạt động trên 20
năm, số lượng các thiết bị sản xuất tự động và bán tự động không
đáng kể. Điều này cho thấy, đa số thiết bị và tài sản đã ở vào giai
đoạn cuối của chu kỳ đời sống của nó, chất lượng và năng lực công
nghệ của các doanh nghiệp không thể đáp ứng đòi có tính cạnh tranh
cao của thị trường hiện đại trong xu thế hội nhập, khu vực hoá và quốc
tế hoá ngày nay.
• Nhiều doanh nghiệp nhà nước trong ngành cơ khí phục vụ nông
nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có
diện tích sử dụng đất tương đối lớn, trung bình xấp xỉ 10.000 m2, có
đơn vị khoảng 2 ha. Đây là một lợi thế khai thác trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế kỹ thuật văn hoá và du lịch
lớn nhất và năng động của cả nước.
1.3/ Yêu cầu cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong ngành
cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành

phố Hồ Chí Minh:
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà
nước ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh ngày càng sút giảm và kém hiệu quả. Điều này, đặt
ra đòi hỏi bức thiết của yêu cầu cải cách, đổi mới để tạo động lực thúc đẩy
các doanh nghiệp này phát triển. Bên cạnh đó, sự thành công và phát triển
ngày càng lớn mạnh của các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá,
như: Công ty cổ phần Cơ khí và xây dựng Bình Triệu, là cơ sở thuyết phục và
khích lệø cho yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
nước khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Số liệu thống kê bảng số 09 cho thấy: đầu tư đổi mới thiết sản xuất
của các doanh nghiệp nhà nước ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát
triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không đáng kể (chỉ
bằng 5,41% doanh thu hàng năm) Trong khi đó năng lực sản xuất và trình độ
công nghệ của các doanh nghiệp này quá thấp và lạc hậu, giá trị còn lại của
tài sản cố định quá thấp, 35.79% giá trị ban đầu. Điều này cho thấy: phần lớn
các doanh nghiệp này chưa giải quyết được bài toán vốn cho nhu cầu đầu tư
phát triển với cơ chế doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá được coi là một
phương thức hữu hiệu tạo động lực huy động vốn cho các nhu cầu phát triển
sản xuất kinh doanh, đồng thời sẽ là một giải pháp cần thiết và phù hợp với

19


các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đang thiếu sức phát triển và còn nhiều
khó khăn trong đầu tư đổi mới thiết bị như các doanh nghiệp cơ khí phục vụ
nông nghiệp và phát triển nôn thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp lớn nhất nước;
là cửa ngõ giao lưu với nền kinh tế khu vực và thế giới khi phát triển kinh tế
thị trường trong xu thế hội nhập, quốc tế hóa; là một nguồn lực quan trọng

trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá thúc đẩy phát triển sản xuất
nói chung và nông nghiệp nói riêng của vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long và là một trong số ít địa phương có thị trường chứng khoán
hình thànhvà đi dần vào hoạt động. Vì vậy, có thể nói, đóng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh là một điều kiện tiền đề và là môi trường thuận lợi
cho các ngành công nghiệp kỹ thuật cơ sở như ngành cơ khí phục vụ nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước
ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành
phố (chủ yếu là doanh nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn) thời gian qua vẫn chưa khai thác tận dụng tốt lợi thế này một phần do
tính chất cứng nhắc nặng nề của cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước từ
trung ương. Thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện mở
rộng và thu hút các thành phần dân cư và thành phần kinh tế sử dụng tốt kỹ
năng và kinh nghiệm trong tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh khai thác
tốt lợi thế này để phát triển.
Ngoài ra, nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước ngành cơ khí phục vụ
nông nghiệp và phát triển nông thôn đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh đều có diện tích sử dụng đất đai khá lớn, >= 10.000 m2, trong đó có
một số doanh nghiệp chưa khai thác một cách có hiệu quả quỹ đất ngày càng
khan hiếm. Cổ phần hoá sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp tính toán và
khai thác có hiệu quả hơn quỹ đất đang nắm giữ, không những có lưọi cho
bản thân doanh nghiệp, mà còn mang lại nhiều lợi ích chung cho nhà nước.
Tóm lại, yêu cầu cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ngành cơ
khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh không những phù hợp với chủ trương chính sách lớn của nhà nước
về cải cách đổi mới doanh nghiệp nhà nước, mà còn xuất phát từ tình hình
đặc điểm nội tại bên trong các doanh nghiệp này cần phải giải quyết để tạo
động lực mới cho sự phát triển.

20



CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP
CƠ KHÍ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1/ Khái quát tình hình thực hiện cổ phần hoá chung của cả nước:
Cổ phần hoá được bắt đầu thực hiện từ năm 1992 kể từ khi có Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ số QĐ 202/ CT ngày 8/6/1992. Kết quả thực
hiện cổ phần hoá của cả nước được thống kê như Bảng số 11 dưới đây.
Kể từ khi có chủ trương, hơn 5 năm sau, chỉ đến khi Chính phủ ban
hành Nghị định 44/NĐ-CP ngày 29/06/1998 thì chương trình cổ phần hoá mới
thực sự có những bước tiến và đạt được kết quả nhất định, số lượng doanh
nghiệp cổ phần vượt lên con số hàng trăm, gần như hầu hết các ngành, các
địa phương ít nhiều đều có doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá và xây dựng
những chương trình, kế hoạch cổ phần hoá cho ngành, địa phương mình.
Một số doanh nghiệp sau khi thực hiện cổ phần hoá đã đi vào hoạt
động ổn định, kết quả sản xuất kinh doanh được cải thiện và tiến bộ đáng kể,
tài sản và lợi tức cổ đông tăng khá nhanh, tham gia và thúc đẩy phát triển thị
trường chứng khoán, thực sự thu hút sự quan tâm của xã hội, góp phần trăng
trưởng kinh tế đưa đất nước vượt qua ảnh hưởng khủng hoảng tiền tệ châu Á
năm 1997, chứng minh một cách hiện thực chính sách, đường lối đổi mới
kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Doanh thu của các doanh nghiệp
sau khi cổ phần hoá tăng bình quân hai lần, đặt biệt có doanh nghiệp tăng
gấp bốn lần như Công ty cổ phần Cơ điện lạnh thành phố Hồ Chí Minh
(REE) hay Công ty cổ phần sản xuất thức ăn gia súc Việt phong (Vifooco).
Lợi nhuận và nộp ngân sách của các doanh nghiệp cổ phần hoá tăng từ 2-3
lần, cụ thể như nộp ngân sách của REE tăng từ 2,8 tỷ lên gần 6 tỷ đồng, của
Công ty cổ phần Sơn Bạch tuyết từ 6,8 tỷ lên 18,5 tỷ…
Tuy nhiên, kết quả cổ phần hoá chưa đạt yêu cầu mong muốn. Kế

hoạch cổ phần hoá liên tục bị phá vỡ và đẩy lùi, danh sách các doanh nghiệp
thuộc diện cổ phần hoá tồn đọng ngày một nhiều hơn, tiến trình cổ phần
không những bị chậm lại mà còn bị ách tắc. Dự kiến ban đầu của chính phủ
đến cuối năm 2000, cả nước có khoảng 1000 doanh nghiệp được cổ phần
hoá, nhưng thực tế chỉ mới đạt hơn một nửa (570 /1000).

21


Bảng số 11: Số liệu các doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện cổ phần
hoá của cả nước tính từ ngày 08/06/1992 khi có Quyết định 202 CT-HĐBT đến
31/12/2000
STT

Thời gian

Số lượng được CPH trong kỳ

Số lượng CPH cộng dồn

1

1992

0

0

2


1992 - 1995

5

5

3

1996

6

11

4

1997

4

15

5

1998

105

120


6

1999

250

370

7

2000

200

570

(Nguồn: Bộ Kế hoạch
và Đầu tư)
2.2/ Tình hình thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước
ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn
thành phố HCM:
Như đã giới hạn phạm vi khảo sát, các doanh nghiệp nhà nước ngành
cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên đại bàn thành phố
Hồ Chí Minh chủ yếu là các doanh nghiệp ngành cơ khí thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Kết quả thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ngành cơ
khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh trong ba năm gần nhất 1998-2000 được thống kê như Bảng số 12
dưới đây:
Bảng số 12: Kết quả thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà

nước ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn
thành phố HCM.
Thời
gian

Kế hoạch cổ phần hoá
các DN thuộc Bộ NNPTNT trên địa bàn
thành phố HCM.

Các DN nhà nước
ngành cơ khí thuộc
Bộ NN và PTNT
trên địa bàn thành

22

Các DN nhà nước
ngành cơ khí
thuộc Bộ NN và
PTNT trên địa


Tổng
số

DN ngành cơ phố HCM đã thực bàn thành phố
khí phục vụ hiện xong CPH.
HCM chưa cổ
NN và PTNT
phần hoá.


1998

13

0

0

05

1999

09

02

01

04

2000

05

02

0

04


Trong năm 1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ có 2
trong 13 doanh nghiệp trực thuộc đóng trên địa bàn các tỉnh phía Nam được
chuyển thành công ty cổ phần, nhưng không có đơn vị nào thuộc ngành cơ
khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trong năm 1999, Chính phủ phê duyệt danh sách 50 doanh nghiệp nhà
nước thuộc Bộ thực hiện cổ phần hoá, trong đó có 09 đơn vị của Bộ trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong số 09 đơn vị này, có 02 doanh nghiệp
nằm trong ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn là
Công ty Cơ khí và Lắp ráp Bình Triệu và Công ty Cơ điện nông nghiệp III.
Trong kế hoạch cổ phần hoá năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, có 10 doanh nghiệp ở các tỉnh thành phía Nam, thì tại thành
phố Hồ Chí Minh có 05 đơn vị là Cảng Rau quả thuộc Công ty Rau quả III,
Xí nghiệp Chế biến hạt điều, Xí nghiệp Cơ khí Sửa chửa thuộc Công ty Tàu
cuốc II và các Công ty Xây dựng 42,43. Trong số các đơn vị này, chỉ có 01
đơn vị duy nhất là Xí nghiệp Cơ khí Sửa chửa thuộc Công ty Tàu cuốc II là
hoạt động trong ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Kế hoạch cổ phần hoá năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn cũng chưa xác định cụ thể và cũng chủ trương tiếp tục rà soát, tập
trung giải quyết tồn đọng kế hoạch các năm trước.
Tóm lại, doanh nghiệp nhà nước ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và
nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không nhiều, chủ yếu thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Cho đến cuối năm 2000, danh sách
doanh nghiệp nhà nước ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông
thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có trong kế hoạch chỉ có 03 đơn vị
là Công ty Cơ khí và Lắp ráp thiết bị Bình Triệu, Xí nghiệp Cơ khí Sửa chửa
- Công ty Tàu cuốc II và Công ty Cơ điện III. Trong đó, Công ty Cơ khí và
Lắp ráp thiết bị Bình Triệu đã thc hiện xong cổ phần hoá đổi tên thành
Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu và hoạt động theo điều lệ


23


công ty cổ phần từ đầu năm 2000. Danh sách doanh nghiệp cổ phần hoá có
trong kế hoạch còn tồn đọng là 02 đơn vị: Xí nghiệp Cơ khí Sửa chửa – Công
ty Tàu cuốc II và Công ty Cơ điện III. Những doanh nghiệp trong ngành cơ
khí phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh còn lại như Công ty Cơ khí công trình thuỷ 276, Công ty Tư vấn và
Thiết kế Cơ điện nông nghiệp vẫn chưa có xác định rõ rệt kế hoạch cổ phần
hoá, đồng thời Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng không xác
định chỉ tiêu cho năm 2001 và các năm tiếp theo.
Tuy nhiên, bước sang năm 2001, yêu cầu cổ phần hoá doanh nghiệp
nhà nước sau một thời gian ngưng trệ, lại được tiếp tục thúc đẩy theo tinh
thần Nghị quyết TW 03 khoá IX. Ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đang khẩn trương bổ sung và mở rộng thêm
danh sách doanh nghiệp trong kế hoạch cổ phần hoá thời gian tới.
2.3/ Các yếu tố và nguyên nhân tác động cản trở quá trình cổ phần
hoá các doanh nghiệp nhà nước ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp và
phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.1/ Nhóm yếu tố và nguyên nhân liên quan đến chính sách vó mô, cơ
chế quản lý, mối quan hệ dọc:
Trước hết là môi trường pháp luật có liên quan đến cổ phần hoá chưa
ổn định và thống nhất
Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được Hội đồng Bộ
trưởng ban hành theo Quyết định 143 – HĐBT đầu năm 1990.
Quyết định số 202/HĐBT ngày 8/6/1992 của Hội đồng Bộ trưởng đặt
ra những nguyên tắc cơ bản cho tiến trình cổ phần hoá, chính thức bắt đầu và
cụ thể hoá về mặt điều hành nhà nước một chính sách, chủ trương lớn và
quan trọng của Đảng.
Nghị định 84/ TTg ngày 03/04/1993 quyết định đẩy mạnh thí điểm cổ

phần hoá và đề ra các giải pháp nhằm đa dạng hoá sở hữu trong các doanh
nghiệp nhà nước.
Nghị định 26/CP ngày 07/05/1996 và sau đó được Nghị định 44/NĐ-CP
ngày 26/08/1998 mở rộng, thực sự đóng vai trò là một khung pháp lý cung
cấp những hướng dẫn chi tiết cho việc cổ phần hoá, thực sự tạo được “cú
hích” thúc đẩy cổ phần hoá, nhất là Nghị định 44/NĐ-CP.
Khung pháp luật của việc cổ phần hoá được tiếp tục sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện cho phù hợp hơn với tình hình thực tế qua các Nghị định 103/1999
NĐ-CP, Quyết định 145/1999QĐ-TTg ngày 28/06/1999 về việc bán cổ phần
24


×