BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
ĐẶNG VINH NHÀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I
1.1
PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN
1
Quản trị vốn và hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp ngành công
1
nghiệp
1.1.1.
Khái niệm chung về hiệu quả :
1
1.1.2.
Hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp
2
1.1.3.
Vốn của một doanh nghiệp ngành Công nghiệp
3
1.1.4.
Quản trị vốn trong hoạt động của một doanh nghiệp ngành công nghiệp
4
1.2
Về cơ chế quản lý vốn và tài sản ở các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
9
sản xuất kinh doanh.
1.3
Một số vấn đề khác
11
1.3.1.
Nguồn dữ liệu theo sổ sách kế toán và vấn đề hiệu chỉnh lại cho sát thực tế
11
1.3.2
Tính tổng nhu cầu vốn bằng một phương pháp tỷ lệ % doanh thu mở rộng
13
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ
16
CHƯƠNG II
SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
2.1.
Hoạt động của các Tổng Công ty công nghiệp trong 4 năm (1996 – 1999)
16
2.2.
Phân tích tình hình quản trị vốn trong các TCTy Công nghiệp
21
2.2.1
Phân tích về Tài sản lưu động
21
2.2.2.
a- Phân tích sự tăng giảm của các chỉ tiêu so với năm trước đó
21
b- Phân tích Tài sản lưu động theo ‘ mô hình khách hàng cũ- khách hàng mới ‘
24
Sử dụng nguồn vốn hình thành tài sản
29
1
2.2.3.
Hiệu quả sử dụng vốn
36
2.2.4.
Chỉ tiêu hoạt động và Cơ cấu Tài sản – Nguồn Vốn năm 2010
37
2.3.
Những đánh gía chung về việc quản lý sử dụng vốn hiện nay trong các
40
DNNN ngành công nghiệp
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN TRONG
41
CÁC DNNN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
3.1.
Các giải pháp tạo nguồn vốn
41
3.1.1.
Giải pháp 1 : Huy động và quản lý nguồn vốn
41
3.1.2.
Giải pháp 2 : Chuyển đổi cơ cấu tài chính của doanh
46
nghiệp
3.2.
Các giải pháp sử dụng nguồn vốn
47
3.2.1.
Giải pháp 1 : Quy hoạch phát triển công nghiệp ,sử dụng
47
hợp lý các nguồn Tài chính
3.2.2.
Giải pháp 2 : Quản lý doanh thu và chi phí
49
3.2.3.
Giải pháp 3 : Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp ,
50
đào tạo công nhân lành nghề vận hành nhà
máy . Tăng cường chế độ trách nhiệm trong
quản lý vốn tài sản
3.2.4.
Giải pháp 4 : Đầu tư chiều sâu , đa dạng hóa sản phẫm
51
3.2.5.
Giải pháp 5 : Cải tiến chế độ hạch toán kế toán và công
52
khai tài chính
3.3.
52
Một số kiến nghị về cơ chế chính sách
2
CHƯƠNG I :
PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1.
Quản trị vốn và hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp ngành
công nghiệp :
1.1.1. Khái niệm chung về hiệu quả :
Hiệu quả của một hệ thống được hiểu là việc tạo ra một kết quả nhằm thỏa
mãn một mục đích nhất định bằng việc sử dụng thời gian và nguồn lực một cách tiết
kiệm , không lãng phí.
Với khái niệm này , có 3 điểm cần chú ý :
• Xác định mục tiêu (hoặc nhóm các mục tiêu) của hệ thống và tập hợp các kết quả
mong đợi nhằm thỏa mãn mục tiêu đó. Các kết quả mong đợi có thể là định lượng
hoặc định tính.
• Xác định khoảng thời gian và nguồn lực có thể sử dụng. Nguồn lực bao gồm nhiều
thành phần, có thể có liên hệ với nhau, và với những điều kiện để đưa vào sử dụng
khác nhau.
• Cách thức sử dụng thời gian và nguồn lực này để có được kết quả với mức tiêu hao
hợp lý, không lãng phí. Thường là phải so sánh với những kỳ trước đó hoặc với
một nhóm rộng hơn các hệ thống tương tự.
Hiệu quả của 1 hệ thống đạt được như thế nào, tùy thuộc vào quá trình quản trị hệ
thống đó . Quá trình quản trị này gắn liền với điều kiện môi trường bên ngoài hệ
thống có liên quan.
1.1.2. Hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp :
Một doanh nghiệp được thành lập với một sứ mạng, mục tiêu cụ thể và trong
một môi trường nhất định, những nguồn lực được nhà quản trị doanh nghiệp huy động
3
vào quá trình tạo ra các kết quả, góp phần đạt được các mục tiêu, hoàn thành sứ mạng
của doanh nghiệp.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm : hiệu quả kinh tế và các hiệu
quả khác. Người ta có thể nhận biết được hoạt động của Doanh nghiệp và hiệu quả
hoạt động của nó thông qua đánh gía phân tích các chỉ tiêu tài chính , , đặc biệt là các
chỉ tiêu về kiểm soát, quản lý , khai thác tiền- vốn như :
Chỉ tiêu
Tỷ số thanh toán Nợ ngắn hạn
Công thức
Tài sản Lưu động / Nợ ngắn hạn
Còn gọi là Khả năng thanh toán
Tỷ số Nợ trên Tổng vốn
Tổng Nợ / Tổng Vốn
Còn gọi là Hệ số Nợ trên Tổng Tài sản
Tỷ số Nợ trên Vốn Nhà nước
Tổng Nợ / Vốn Nhà nước
Còn gọi là Hệ số Nợ trên Vốn Nhà nước
Doanh thu /
Tỷ lệ thu hồi Nợ
Đối ứng với chỉ tiêu ‘Kỳ thu tiền bình
Trung bình Nợ phải thu
quân
Tỷ suất Lợi nhuận trên Tổng Tài sản
Lợi nhuận / Tổng Tài sản
Tỷ suất Lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất Lợi nhuận trên Vốn Nhà nước
Lợi nhuận / Vốn Nhà nước
Từ các chỉ tiêu này người ta so sánh với hoạt động của chính doanh nghiệp này
trong những kỳ trước đó (so sánh trực tiếp hoặc so sánh với số bình quân); hoặc so
sánh với hoạt động của nhóm rộng hơn các doanh nghiệp (thường là có chung những
đặc trưng giống nhau - như cùng ngành, cùng địa bàn , ...)
4
Nhà quản trị có thể dự kiến những phương án sử dụng nguồn lực khác nhau ,
và từ đó chọn lựa một phương án có hiệu quả để thực hiện , với những yêu cầu chính
là :
- Làm rõ và tận dụng tất cả các khả năng có thể có.
- Ước lượng được mức độ tiêu hao nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu .
- Kiểm soát được các biến động nhằm hạn chế bớt rủi ro .
1.1.3.Vốn của một doanh nghiệp ngành Công nghiệp :
Vốn của một doanh nghiệp được hiểu là tiền hay tài sản có thể được sử dụng để
tạo ra thêm tiền hoặc tài sản cho doanh nghiệp đó , trong khỏang thời gian nhất định .
Ở đây có một số điểm cần lưu ý là :
• Vốn là môt thành phần của nguồn lực ( và là thành phâàn quan trọng hàng đầu của
một doanh nghiệp công nghiệp )
• Vốn biểu hiện bằng tiền hoặc một hình thái khác của tài sản và trên danh nghóa là
thuộc quyền quản lý , sử dụng của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định .
• Không nhất thiết toàn bộ vốn là thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
• Khi sử dụng một khoản vốn, doanh nghiệp phải trả một khoản chi phí, gọi là chi
phí sử dụng vốn, thông thường là trả cho người cung cấp khoản vốn đó.
Vốn của các doanh nghiệp ngành công nghiệp thể hiện là các Tài sản mà
doanh nghiệp đang khai thác sử dụng , sẽ được chúng tôi sẽ phân chia thành các thành
phần chính như sau :
1- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN :
a) Tài sản cố định ( bao gồm Xây dựng cơ bản dở dang )
b) Đầu tư dài hạn
2- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
a) Vốn bằng tiền
5
b) Tồn kho thành phẫm
c) Nợ phải thu (từ Khách hàng )
d) Tài sản lưu động khác và đầu tư ngắn hạn
Vốn có thể thực sự đã được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp hoặc chưa. Phương thức sử dụng vốn là đa dạng và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khách quan .
Ngoại trừ vốn bằng tiền, được xem như sẵn sàng để được huy động vào quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh ,tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp, còn lại đối với
các hình thái vốn khác có thể đòi hỏi những điều kiện nhất định khi huy động vào quá
trình này. Những điều kiện này có thể là dễ dàng, khó khăn , trong hay là ngoài khả
năng thực hiện của nhà quản trị doanh nghiệp.
1.1.4. Quản trị vốn trong hoạt động của một doanh nghiệp ngành công nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp có
những đặc trưng sau :
+ Phải chuẩn bị trước cho sảùn xuất với tỷ lệ vốn đáng kể (như mua sắm tài sản
cố định , xây dựng cơ sở hạ tầng ,dự trữ nguyên vật liệu ,…)
+ Việc sản xuất cần phải duy trì liên tục quanh năm , nhằm khai thác tối đa
trang thiết bị , máy móc … vì vậy phải chịu áp lực có lượng tồn kho thành phẩm
chưa bán được.
+Sự thay đổi công nghệ ngày càng tăng nhanh , do đó phải khảo sát cân đối
tính toán kỹ từ khi chuẩn bị đầu tư, quản lý đầu tư , khai thác sử dụng và ngay
trong việc quyết định thanh lý các tài sản .
+Môi trường thay đổi quá nhanh ,và có ảnh hưởng nhiều hơn , gần hơn đối với
hoạt động của doanh nghiệp , làm cho các doanh nghiệp này phải đối đầu với
khó khăn và các rủi ro nhiều hơn , đa dạng hơn .
6
Trước tình hình như vậy , mong muốn chung của các nhà quản trị là bán
được hàng nhanh hơn , thu được tiền nhanh hơn , quản lý hệ thống hữu hiệu hơn , có
cơ cấu nguồn vốn lành mạnh , v.v. . .
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp này phải có những biện pháp và công cụ
quản lý , điều hành tốt hơn , nhằm kiễm soát có hiệu quả hơn quá trình hoạt động của
doanh nghiệp ,trong đó vấn đề quản lý Vốn –Tài sản là ưu tiên hàng đầu .
Trong hoạt động của một doanh nghiệp ngành công nghiệp ,sự luân chuyển
vốn - quỹ theo sơ đồ 1 ( trang sau ).
Mỗi hoạt động này đều tạo ra dòng chảy và đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián
tiếp với các hoạt động khác .Ví dụ : Khi muốn giảm hàng thành phẩm tồn kho ,có 2
cách : * tăng lượng hàng bán ra bằng tiền mặt thì quỹ sẽ tăng lên ngay , nhưng thông
thường giá không tốt và chỉ với một lượng hàng có giới hạn , * bán trả chậm thì có
khả năng bán được nhiều hơn , gía tốt hơn , nhưng rủi ro trên các khoản phải thu cũng
cao hơn ;. . .
Mỗi hoạt động sẽ tác động lên các thành phần của Tài sản –hoặc của Nguồn
vốn , làm tăng hoặc giảm gía trị của các thành phần này (bảng 1- trang 8 ) .
Nếu lấy quỹ (tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng ) làm trung tâm, sẽ có 14 hoạt
động - dòng chảy chính như sau :
1
Đầu tư của chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu
2
Vay nợ, phát hành tín phiếu
3
Mua thêm tài sản cố định
4
Mua Nguyên vật liệu, chuẩn bị sản xuất
5
Đưa nguyên vật liệu vào sản xuất
6
Khấu hao Tài sản cố định,
7
Chi phí cho sản xuất
7
8
Xúc tiến tiêu thụ sản phẫm
9
Thu tiền bán hàng bằng tiền mặt
10
Bán hàng trả chậm
11
Thu tiền bán hàng trả chậm
12
Trả lãi vay , vốn vay , trả lãi và nợ khác
13
Trả cổ tức ,mua lại cổ phiếu, trích nộp cho Chủ sở hữu
14
Thanh lý , chuyển nhượng Tài sản cố định
Quản trị Vốn được hiểu là quản trị về tính chất và gía trị các biến động tăng
giảm của các thành phần Tài sản và Nguồn Vốn phát sinh từ các hoạt động này ,cũng
như dự phòng được các xu hướng và rủi ro có thể có .
Chất lượng quản trị Vốn gắn liền với hiệu quả Tổng hợp chung ,trước hết là
hiệu quả về kinh tế , thể hiện cụ thể qua việc tạo ra bao nhiêu gía trị gia tăng và lợi
nhuận cho Doanh nghiệp trong kỳ , và đồng thời bảo đảm khả năng Doanh nghiệp
tiếp tục hoạt động và phát triển lâu dài .
,
Tác động của các hoạt động này lên các thành phần Tài sản - Nguồn vốn được
mô tả theo bảng 1 (trang 8 )
1.2. Về cơ chế quản lý vốn và tài sản ở các doanh nghiệp Nhà nước hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà
nước ( DNNN ) hoạt động sản xuất kinh doanh được Nhà nước đầu tư ban đầu và
đầu tư bổ sung, có nghóa vụ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Được quyền :
-
huy động vốn dưới các hình thức như : vay nợ các tổ chúc tín dụng ; phát
hành tín phiếu , phát hành cổ phiếu ( theo quy định pháp luật cụ thể ) .
8
-
sử dụng các nguồn vốn và các quỹ hoạt động sản xuất kinh doanh theo
nguyên tắc có hoàn trả
-
đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
-
nhận vốn và các nguồn lực do Nhà nước giao
Cho đến nay , Hai quyền cơ bản của DNNN là quyền về tài sản và quyền
huy động vốn đã được xác định mở rộng hơn trước :
Quyền về tài sản : DNNN được quyền đầu tư mua sắm tài sản, mua bán sản
phẩm hàng hoá trong quá trình kinh doanh, được khuyến khích khấu hao nhanh để
thu hồi vốn cho tái sản xuất và đổi mới công nghệ, được chuyển nhượng, cho thuê,
thế chấp, cầm cố, thanh lý tài sản (trừ một số tài sản quan trọng).
Quyền huy động vốn : Cho phép huy động mọi nguồn vốn, nhưng khống
chế không được làm thay đổi hình thức sở hữu.
Việc mở rộng này là phù hợp với cơ chế thị trường , tạo cho DNNN có chủ
động hơn, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc khi thực hiện, cụ thể là :
• Không có đủ các hướng dẫn, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện quyền
tài sản.
• Không xác định rõ thế nào được coi là ‘sở hữu Nhà nước ‘ .
• Quy định nhiều cơ quan Nhà nước phê duyệt phương án huy động vốn, hoặc đầu tư
vốn ra ngoài doanh nghiệp, cầm cố, cho thuê, chuyển nhượng, thanh lý, thế chấp
các tài sản quan trọng hoặc đầu tư xây dựng cơ bản lớn, đã làm cản trở quyền kinh
doanh của doanh nghiệp .
• Không xác định rõ chế độ trách nhiệm khi thực hiện các quyền đã quy định , đồng
thời không gắn quyền lợi với trách nhiệm của các nhà quản trị đối với hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp nói chung.
9
Có 4 mối quan hệ hiện đang ảnh hưởng đến việc quản lý vốn và tài sản của
doanh nghiệp Nhà nước :
-
Quan hệ giữa cơ quan thành lập doanh nghiệp (hoặc cấp được ủy quyền của cơ
quan này) và doanh nghiệp.
-
Quan hệ giữa cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và
doanh nghiệp.
-
Quan hệ giữa doanh nghiệp và các đối tượng khác trong và ngoài nước.
-
Ngoài ra, còn có quan hệ giữa một Tổng công ty (Nghị định 90, Nghị định 91)
và các đơn vị thành viên là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập (Nghị
định 388).
Tuy đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo liên quan đến các quan hệ này,
nhưng tình hình chung vẩn còn nhiều khó khăn, chưa thống nhất cách thực hiện , còn
gây lúng túng và hạn chế sự tự chủ của doanh nghiệp.
1.3. Một số vấn đề khác :
1.3.1. Nguồn dữ liệu theo sổ sách kế toán và vấn đề hiệu chỉnh lại cho sát thực tế
Chúng ta biết rằng, bảng cân đối tài sản là tổng hợp những tài sản được dùng
bởi doanh nghiệp và đối ứng là những trách nhiệm, những quyền lợi khác nhau trên
những tài sản đó. Vì vậy, khi phân tích những thông tin theo bảng cân đối tài sản để
nhận biết các quan hệ kinh tế , thì có khả năng những kết luận rút ra không chính xác
, nguyên nhân là vì các số liệu đó được ghi chép ( hoặc điều chỉnh ) tại những thời
điểm trong lịch sử ,theo những chuẩn mực nhất định ( chúng tôi tạm gọi là phương
pháp ‘ Kế toán Gía lịch sử ‘). Gía lịch sử của bất kỳ một tài sản nào được tập hợp
trên bảng cân đối bao gồm Gía gốc ban đầu và những điều chỉnh được phép , vì vậy
Gía lịch sử này thường khác so với giá trị hiện tại của nó .
Sự khác biệt này có thể dẫn đến những điều sau đây :
10
1) Nếu lợi nhuận được tính trên cơ sở dữ liệu theo phương pháp ‘ Kế toán Gía lịch
sử ‘ này, dự kiến được phân bổ đến những người có quyền lợi đối với doanh
nghiệp, thì sẽ tác động đến sự quan tâm, hiểu biết đúng của họ đối với doanh
nghiệp, đặc biệt là những người đầu tư vốn hoặc mua cổ phiếu doanh nghiệp.
2) Ngoài việc đánh giá sai lệch về lợi nhuận, kế toán gía lịch sử cũng gây ra
nhầm lẫn do bỏ sót một số thu nhập hoặc tổn thất , ví dụ như :
+) Một tài sản khi được doanh nghiệp sử dụng liên tục , gía của tài sản đó
có thể tăng lên, khoản chênh lệch này gọi là thu nhập do chiếm dụng tài sản
(holding gains) ;
+) Thu nhập hoặc thiệt hại khi mức giá bình quân chung tăng lên ,dẫn đến
giá trị của các tài sản bằng tiền thực sự giảm xuống khi so sánh với khả năng mua
trước đó .
3) Nếu nhà quản trị chỉ sử dụng những kết quả từ ‘ kế toán gía lịch sử ‘ vào việc
phân tích đầu tư hoặc việc chọn phương pháp sử dụng vốn - tài sản , thì có thể
đưa ra những quyết định không đúng ,làm cho định hướng phát triển doanh
nghiệp bị sai lệch . Ví dụ như khi mức giá chung tăng lên , theo một hệ thống
ghi chép ‘ kế toán gía lịch sử ‘ có thể là có thêm lợi nhuận , mặc dù thực tế ,
xét tổng thể thì không có ảnh hưởng kinh tế đáng kể nào .
Những vấn đề trên đặt ra nhu cầu là phải có thêm một hệ thống đánh gía khác,
trên cơ sở xem xét dữ liệu theo phương pháp ‘ Kế toán Gía lịch sử ‘ hiện có , đặc
biệt là các vấn đề định giá lại các tài sản và nhận diện các ảnh hưởng do thay đổi
vốn cổ phần hoặc vốn vay lên cơ cấu vốn - tài sản.
Việc định giá tài sản không thuần túy là đối với một tài sản riêng sẽ (như
những cố gắng để đặt lại đúng giá trị của nó ,bằng cách loại trừ các sai biệt phát hiện
được) mà còn có ý nghóa gắn với cách thức phân bổ sử dụng vốn - tài sản , tạo ra
11
dòng luân chuyển vốn thuận lợi hơn trong một chu kỳ tương lai , và giúp xác định gía
trị doanh nghiệp trên các thị trường chứùng khoán .
Hơn nữa , khi xem xét một tài sản , doanh nghiệp sẽ phải chọn lựa giữa 2
phương án sau : (1) giữ tài sản đó lại để sử dụng tiếp hoặc (2) chuyển nhượng thanh
lý tài sản đó , để có nguồn vốn đầu tư tạo lập tài sản mới .
Muốn vậy doanh nghiệp phải so sánh ‘ tổng thu nhập ròng của các phương án
sau một khoảng thời gian nhất định ‘ sẽ như thế nào.
Khi chuyển nhượng thanh lý một tài sản, và dùng vốn thu lại đầu tư tạo lập tài
sản mới , người ta phải tính đến các yếu tố : thu nhập và chi phí thanh lý tài sản cũ ;
giá trị có thể thu nhập từ tài sản mới (tính trong một khoảng thời gian nhất định )
Giá trị thu nhập từ tài sản mới chỉ là dự kiến và chứa đựng ít nhiều các yếu tố
rủi ro . Cũng như vậy , với 1 hệ thống tài sản đã có , khả năng tạo ra sản phẫm tiếp
tục được khách hàng ưa chuộng , tiêu thụ được một khối lượng như cũ , với mức gía
như cũ sẽ là điều khó xác định chắc chắn .
1.3.2 - Tính tổng nhu cầu vốn bằng một phương pháp tỷ lệ % doanh thu mở rộng :
Để tính tổng nhu cầu vốn vào năm (N+1) của một doanh nghiệp ngành công
nghiệp, chúng tôi đề xuất một phương pháp tỷ lệ % doanh thu mở rộng, có chú ý đến
vấn đề khả năng sản xuất của hệ thống ; tiến trình thanh lý tài sản và đổi mới công
nghệ sản xuất , với những điểm chính sau :
a) Khả năng sản xuất ( thể hiện là doanh thu tiêu thụ sản phẫm ) của một doanh
nghiệp nghành công nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào :
- Các Tài sản cố định đã đầu tư ;
- Công suất khai thác các tài sản cố định đó .
12
b) Doanh nghiệp D vào năm N , khai thác số tài sản có gía trị A . Nếu gọi tỷ số giữa
mức doanh thu tối đa có thể đạt được ( TN max ) và gía trị tài sản A là XN A , chúng tôi
tạm gọi là hệ số công nghiệp nghành :
XN A = TN max / A
• Với hệ thống A * , bao gồm m thành phần , thì :
XN
A*
= ( ∑ TN max ) / ( ∑ A )
Bước sang năm ( N+1) , nếu Doanh nghiệp D vẫn khai thác số tài sản A , thì
doanh thu tối đa TN+1 max chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố :
r1 : Độ sút giảm khả năng sản xuất của hệ thống tài sản A ; và
r2 : Tác động của các sản phẩm đồng dạng hoặc sản phẫm thay thế .
Với một năm , thì các hệ số r1, r2 thường nhỏ , nhưng trong một số trường hợp (
như sản xuất điện tử gia dụng ) và với thời gian từ 5 năm trở lên thì những tác động
này khá rõ nét .
c) Thông thường , doanh nghiệp D trong năm N , cũng đã tiến hành thanh lý một số
tài sản với gía trị Δ1A , gỉa thiết là việc thanh lý này không tác động đến hệ số công
nghiệp của hệ thống [ A - ΔA ] còn lại . Nghóa là số công nghiệp XN+1
thống [ A - Δ1A ] vào năm (N+1) bằng XN
A
A -ΔA
của hệ
.(1-r1).(1-r2) .
d) Gỉa thiết doanh nghiệp đã đầu tư thêm một số tài sản cố định với gía trị B1 , đưa
vào sử dụng trong năm ( N+1) , hệ số công nghiệp của nhóm tài sản này là XN+1
thông thường XN+1
B1
> XN
A
B1
,
( vì đồng vốn đầu tư vào thế hệ máy móc mới cho gía
trị sản phẫm cao hơn ) :
a) Công suất khai thác : Công suất khai thác được hiểu là tỷ số giữa Doanh thu tối đa
( theo dự kiến) và Doanh thu thực hiện trong năm của hệ thống tài sản cố định của
một doanh nghiệp , xét trong 1 năm . Ký hiệu cho Công suất khai thác của :
Nhóm tài sản A
vào năm N
ký hiệu là
P[A/ N]
13
Nhóm tài sản [ A - Δ1A ]
vào năm ( N +1) ký hiệu là
P [ (A - Δ1A ) / (N +1) ]
Nhóm tài sản B1
vào năm ( N +1) ký hiệu là
P [ B1 / (N +1) ]
Như vậy , doanh thu thực tế của Doanh nghiệp D trong năm N là :
TN = A . P[A/N ] . (TN max / A )
và doanh thu thực tế của Doanh nghiệp D trong năm ( N+1 ) sẽ laø:
T(N+1) = (A-Δ1A ) . P[(A-Δ1A ) /(N+1)].XN A .(1-r1).(1-r2) + B1.P [B1/ (N+1)] . XN+1
B1
Chúng ta thấy rằng :
(1) Có thể tính B1 khi biết hoặc dự kiến được các thông số còn lại , và từ đó tính được
gía trị tài sản cố định của Doanh nghiệp D trong năm ( N+1 ) là (A-Δ1A ) + B1 ,
(2) Trở lại như phương pháp tỷ lệ doanh thu đã biết , đối với gía trị Tài sản lưu động ,
tính được Tổng Vốn hoạt động của Doanh nghiệp vào năm (N+1)
Muốn tính cho nhiều năm , chúng ta có thể lập bảng ; các thông số chủ yếu có
từ thống kê hoặc từ ý kiến của các chuyên gia trong nghành .Tuy nhiên , để đơn giản
hơn chúng tôi sẽ gỉa thiết rằng :
+ r1 và r2 là không thay đổi qua chu kỳ xem xét .
+ Các tài sản đầu tư mới không bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố r1, r2 .
+ P [B1/ (N+1)] = P [B2/ (N+2)] XN+2
+ XN+1
B1
= XN+2
B2 =
B2
= . .. . = P*
. . . = X*
Khi đó , tính gần đúng T(N+n) như sau :
T( N+n ) = (A- ∑ ΔiA ) . P[(A- ∑ ΔiA ) /(N+n)]. XN A .(1-r1)n.(1-r2)n +
+ (∑ Bi.) P * . X*
Hay :
T( N+n ) - (A- ∑ ΔiA ) . P[(A- ∑ ΔiA ) /(N+n)]. XN A .(1-r1)n.(1-r2)n
∑ Bi. = --------------------------------------------------------------------------------P * . X*
14
CHƯƠNG II :
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC NGÀNH CÔNG NGHIỆP.
2-1- Hoạt động của các Tổng Công ty công nghiệp trong 4 năm (1996 – 1999):
Các Tổng công ty Công nghiệp ( DNNN ) hiện và sẽ đóng vai trò rất quan
trọng trong nền kinh tế , là lực lượng chính trong quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước . Nghiên cứu các Tổng công ty này giúp chúng ta đánh gía được
mặt hoạt động chủ yếu của công nghiệp trong nền kinh tế . Do khuôn khổ có hạn ,
chúng tôi chỉ chọn 5 Tổng công ty ( TCTy ) để khảo sát là :
(1) Tổng Công ty Rượu Bia..
(2) Tổng Công ty Giấy.
(3) Tổng Công ty Điện Tử và Tin học.
(4) Tổng Công ty Hoá Chất.
(5) Tổng Công ty Thép
Tình hình hoạt động trong 4 năm (1996 – 1997 – 1998- 1999 ) của các TCTy
được phản ánh trong các phụ lục đính kèm ( Từ PL01 – PL05 đính kèm ) .
Sau đây là những đánh gía chính của Bộ Công nghiệp về các TCTy này :
(1) TCTy Rượu Bia – Nước Giải Khát :
Hoạt động tăng trưởng khá từ 1996 đến nay :
15
Bảng 2 : SẢN LƯNG CỦA TCTY RƯU BIA – NGK (1996 – 1999)
ĐVT : Triệu lít
1996
Bia
Rượu
Nước giải khát
1997
1998
1999
216,8
220,1
238,5
257,6
2,4
2,4
4,5
5,1
29,2
30,6
33,2
36,8
Doanh thu năm 1999 đạt 2.959.880 triệu đồng tăng 9% so với năm 1998,
tăng 22% so với năm 1997 , vàø tăng 32 % so với năm 1996.
Về tình hình bảo toàn và sử dụng vốn : trừ nhà máy thủy tinh Phú Thọ, các
doanh nghiệp thành viên đều bảo toàn và phát triển được vốn .
Lợi nhuận : năm 1999 đạt 549.129 triệu đồng , tăng 8% sovới năm 1998 ,
tăng 18% so với 1997 , và tăng 31% so với năm 1996 .
TCTy bước đầu tập trung được nguồn lực trong nội bộ , để đổi mới công
nghệ, phát huy năng lực sản xuất chung, tạo công ăn việc làm cho các đơn vị gặp
khó khăn. Trong phân phối , dù cạnh tranh gay gắt với các hãng bia nước ngoài ,
nhưng vẫn giữ được thế chủ động , mức tồn kho duy trì tương đối hợp lý.
(2) Tổng Công ty Giấy :
Được bảo hộ của Nhà nước đối với giấy in, viết, giấy in báo nên sản xuất
của Tổng Công ty đã có bước phát triển rõ rệt. (Năm 1999, sản lượng đạt trên 180
ngàn tấn / năm , tăng 9% so với năm 1998 , và tăng 40% so với năm 1997).
Do mạnh dạn đổi mới cải tạo, nâng cấp nên chất lượng giấy trong 3 năm
1997, 1998 , 1999 có cải thiện rõ rệt, đáp ứng được yêu cầu thị trường, bước đầu
vươn đến các loại giấy cao cấp và đặc chủng.
16
Việc xác định hướng chiến lược bán hàng chủ yếu là bán trả chậm các
dạng bước đầu đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm ổn định, góp phần vào duy trì
nhịp độ sản xuất chung quanh năm .
Doanh thu năm 1999 đạt 2.675.011 triệu đồng, tăng 17% so với năm 1998 ,
tăng 62% so với 1997, và tăng 114% so với 1996.
Lợi nhuận năm 1998 đạt 89.264 triệu đồng, tăng 15% so với năm 1998 ,
tăng 57% so với so với 1997, và tăng 180% so với 1996. Tuy nhiên tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu hiện vẫn không cao ( khoảng 3% vào năm 1999) .
Tính chung trong toàn công ty , bảo toàn được vốn Nhà nước.
(3) Tổng Công ty Điện tử & Tin Học :
Những năm qua, Tổng Công ty Điện tử & Tin Học gặp nhiều khó khăn, năm
1997 giảm đáng kể so với năm 1996 ; năm 1998 và năm 1999 , có nâng lên nhưng
xu hướng sắp đến vẫn là xấu, ít nhất trong vài năm trước mắt.
Doanh thu : 1999 đạt 878.016 triệu đồng, bằng 103% so với năm 1998,bằng
138% so với năm 1997 , nhưng bằng 98 % so với 1996 ; Lợi nhuận : năm 1999 đạt
39.985 triệu đồng, bằng107%so với năm 1998 , 171% so với năm 1997 , và xấp xỉ
bằng năm 1996.)
Những nguyên nhân chính làm cho việc kinh doanh của TCTy bị đình đốn
và không phát triển được là :
(.) Sản phẩm điện tử dân dụng chiếm tỷ lệ cao (chủ yẹáu là lắp ráp tivi –
50% sản lượng chung) trong khi sức mua không tăng nhiều ; lại phải cạnh
tranh với những sản phẫm mới hơn , hiện đại hơn trên thị trường .
(.) Một số linh kiện, phụ kiện TCTy có khả năng sản xuất được nhưng giá
thành cao, khó tiêu thụ (như : biến thế, cuộn lọc, cuộn cảm cho lắp ráp tivi
và Video).
17
(.) Điện tử công nghiệp chuyên dùng chiếm tỷ lệ nhỏ, tốc độ phát triển sản
xuất loại hàng này chậm.
(.) Công nghệ thông tin chỉ chú trọng vào mua bán máy và thiết bị vi tính ,
việc sửa chữa, lắp ráp chỉ ở quy mô nhỏ , hầu như chưa có hoạt động đáng
kể về công nghệ phần mềm .
(.) Mối quan hệ trong nội bộ Tổng Công ty còn nhiều vướng mắc, chưa phát
huy hết khả năng nguồn lực bên trong . Việc quản trị tại các doanh nghiệp
thành viên còn lung túng, bị động, chưa có chiến lược rõ ràng, trông chờ
vào bên trên và sự hỗ trợ của Nhà nước.
(4) Tổng Công ty Hoá Chất :
+ Tổng Công ty đã có sự tăng trưởng khá (sản lượng bình quân tăng 12% / năm) ,
đặc biệt là các sản phẩm chủ yếu như phân bón, hóa chất cơ bản.
+
Doanh thu tăng tương đối đều , ( năm 1996 : 3.939 tỷ đồng ; năm 1997 : 4.815
tỷ đồng ; năm 1998 : 5.199 tỷ đồng ; năm 1999 : 5.710 tỷ đồng ) nhưng lợi
nhuận lại không đều (năm 1996 : 197 tỷ đồng ; năm 1997 : 164 tỷ đồng ; năm
1998 : 179 tỷ đồng ; năm 1999 : 185 tỷ đồng )
+ Đáng chú ý là hiệu quả của các doanh nghiệp thành viên trong Tổng Công ty
không đều, như Công ty Phân đạm Hà Bắc bị lỗ (nguyên nhân có một phần do
ảnh hưởng của khủng hoảng thị trường khu vực ) ; Công ty Sơn và Chất dẻo
không tính đúng nhu cầu thị trường khi quyết định đầu tư , nên thua lỗ; Các
Công ty bột giặt với công nghệ DBSA nay phải đổi sang LAS theo quy định
của Chính Phủ, làm giá thành tăng, chất lượng không ổn định, giảm khả năng
cạnh tranh so với các đơn vị liên doanh ; Một số sản phẩm hiện không xuất
được sang Trung Quốc, I Rắc,… như dự kiến lúc đầu tư , mở rộng sản xuất .
18
+ Việc thiếu nguồn vốn hoạt động cục bộ , lại lúng túng trong xử lý , nên tại một
số doanh nghiệp thành viên , tuy sản lượng tăng mạnh nhưng hiệu quả lại giảm
do phải đi vay ngân hàng và các đối tượng khác chịu lãi suất , trong khi tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu thấp . Một số sản phẩm tồn kho khá lâu ( không phải
là tồn kho luân chuyển ) nhưng chưa chú ý xử lý, làm giảm hiệu quả sử dụng
vốn ( ước tính lên đến hàng tỷ đồng ).
+ Nhiều doanh nghiệp trong Tổng Công ty , tuy khi đầu tư có lập kế hoạch cân
đối giữa sản xuất và tiêu thụ, nhưng không lường hết những thay đổi , rủi ro
,nên hiện gặp khó khăn ở cả đầu vào lẫn đầu ra, hiệu quả ước tính trên một số
sản phẫm rất thấp , một vài dây truyền sản xuất khai thác dưới 40% công suất .
( 5) Tổng Công ty Thép :
Ngoại trừ Công ty thép miền nam đầu tư bằng vốn vay ngân hàng, đưa
công suất lên 0,67 triệu tấn/năm, bước đầu cạnh tranh được với các liên doanh thép ở
phía Nam , hoạt động tương đối hiệu quả , còn lại nói chung trong toàn TCTy còn gặp
nhiều khó khăn . Doanh thu từ năm 1997 đến nay tăng rất ít ( năm 1996 : 4.263 tỷ
đồng ; năm 1997 : 5.499 tỷ đồng ; năm 1998 : 5.445 tỷ đồng ; năm 1999 : 5.538 tỷ
đồng ) và lợi nhuận lại đạt thấp (năm 1996 : 11 tỷ đồng ; năm 1997 : 26 tỷ đồng ; năm
1998 : 53 tỷ đồng ; năm 1999 : 49 tỷ đồng- riêng Công ty thép miền nam đã đạt gần
40 tỷ đồng ) . Tỷ suất lợi nhuận trên vốn rất thấp .
Điễm chú ý là TCTy đã bị ảnh hưởng rõ nét về những biến động về tỷ giá năm
1998 ; và bị ảnh hưởng của thuế gía trị gia tăng nửa đầu năm 1999 .
2.2. Phân tích tình hình quản trị vốn trong các TCTy Công nghiệp :
2.2.1. Phân tích về Tài sản lưu động :
a)- Phân tích sự tăng giảm của các chỉ tiêu so với năm trước :
19
Các chỉ tiêu được đem so sánh bao gồm : Tài sản lưu động ( có : Tồn kho
thành phẩm (TKTP) ; Nợ phải thu(NPT)) , Nợ ngắn hạn , Tổng doanh thu , Lợi nhuận
, và tỷ lệ thu nợ ( bằng tổng doanh thu chia cho trung bình của nợ phải thu ) , chúng tôi
xem xét các chỉ tiêu này vì : Chỉ tiêu TKTP và NPT cho biết chiến lược kinh doanh
bán hàng của các TCTy và có liên quan đến chỉ tiêu doanh thu ; Sự tăng ( giảm ) của
Nợ ngắn hạn thường là để bù đắp phần thiếu hụt (hoặc dư dôi ) của Tài sản lưu động
nói chung ; Thông thường ,doanh thu tăng lên thì nhu cầu của Tài sản lưu động cũng
tăng lên . Lợi nhuận đạt được là tổng hợp nhiều yếu tố , trong đó có : doanh thu tăng ,
tỷ lệ thu nợ tăng , sử dụng hợp lý hơn tài sản lưu động . . .
Theo số liệu từ bảng 3 , Chúng tôi có một số nhận xét sau :
- Tổng Công Ty Rượu Bia:
Cơ cấu TKTP , NPT thay đổi từ năm 1997 sang năm 1988 (TKTP : năm 1997
tăng 142 tỷ đồng, sang năm 1998 lại giảm 90,3 tỷ đồng; NPT : năm 1997 giảm 22,2 tỷ
đồng sang năm 1998 tăng 148,4 tỷ đồng) cho thấy TCTy này đã thay đổi chiến lược
bán hàng có kết qủa (lợi nhuận trong 2 năm này cũng tăng ). Năm 1999, TKTP và
NPT tăng tương ứng với mức tăng doanh thu, lợi nhuận tiếp tục tăng , khẳng định cơ
cấu tài sản lưu động hợp lý. Tăng tài sản lưu động dựa chủ yếu vào nguồn tích luỹ .
- Tổng Công Ty Giấy:
Trong hai năm 1997, 1998, TKTP giảm (42,8 tỷ đồng và 47,1 tỷ đồng ) , nhưng
NPT tăng mạnh (163,9 tỷ đồng và 145,7 tỷ đồng) , TCTy đã vay nợ ngắn hạn để bù
đắp phần vốn thiếu hụt vốn lưu động trong 2 năm này (214,4 +184 = 398,4 so với
218,7 + 139,8 = 135,8). Doanh thu tăng đáng kể, lợi nhuận cũng tăng .
Sang năm 1999, tình hình của Tổng Công Ty Giấy gần giống như năm 1998, tuy
nhiên lợi nhuận tăng chậm lại vì vay nợ ngắn hạn tăng nhiều .
20
- Tổng công ty điện tử và tin học:
Hoạt động TCTy điện tử và tin học không đều qua các năm, ảnh hưởng rỏ rệt lên
giá trị và cơ cấu tài sản lưu động : TKTP giảm trong 2 năm 1997, 1998 (21,4 và 3,5 tỷ
đồng ). Riêng năm 1998, NPT tăng (23,8 tỷ đồng ). Năm 1997, giảm vay nợ ngắn hạn
52,9 tỷ đồng và gần bằng với mức giảm tài sản lưu động (67 tỷ đồng) - vì hoạt động
khó khăn (doanh thu giảm 259 tỷ đồng, lợi nhuận giảm 17,2 tỷ đồng).. Các tỷ lệ so
sánh đều giảm trong năm 1999 . Xét tổng thể định hướng sử dụng vốn lưu động không
rõ và không được cải thiện tốt hơn .
- Tổng công ty hóa chất :
Năm 1997, TCTy này có doanh thu tăng đáng kể 875,9 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận
giảm mạnh (230,6 tỷ đồng) , nguyên nhân chính là do khó khăn về thị trường; TKTP
tăng đáng kể, nhưng NPT cũng tăng. Sang các năm 1998, 1999 doanh thu tiếp tục
tăng nhưng lợi nhuận không tăng nhiều, điều này có nguyên nhân quan trọng là tài
sản lưu động tăng (nhất là NPT tăng khá ) , tỷ lệ thu nợ trong hai năm này liên tục
giảm (-2,4 và -0,3). Trong 3 năm 1997 –>1999 : đã vay nợ ngắn hạn để bù đắp phần
lớn sự thiếu hụt tài sản lưu động ( lần lượt là 232/252, 40/32, 223/235 ).
- Tổng công ty thép :
Năm 1997, đã giảm 968 tỷ đồng nợ ngắn hạn, 402 tỷ vốn bằng tiền, cho thấy
việc sử dụng vốn lưu động của TCTy thép có khá hơn năm 1996. Tuy nhiên, NPT lại
tăng lên 211 tỷ đồng ( so với doanh thu chỉ tăng 1.235 tỷ đồng). Năm 1998, giảm tiếp
485 tỷ đồng nợ ngắn hạn, gần bằng với số giảm của tài sản lưu động ( 546 tỷ đồng),
tuy nhiên trong đó, TKTP tăng 144 tỷ đồng, các khoản phải thu lại giảm 185 tỷ đồng,
doanh thu giảm nhưng lợi nhuận tăng lên do việc sử dụng tài sản lưu động hợp lý hơn
21
năm 1997 . Năm 1999, các chỉ tiêu tài sản lưu động có biến động nhưng không đáng
kể, trong đó tồn kho thành phẩm và nợ phải thu đều giảm.
b ) Phân tích Tài sản lưu động theo ‘ mô hình khách hàng cũ- khách hàng mới ‘:
Đầu tiên , chúng tôi sẽ tính sự thay đổi của các thành phần của tài sản lưu động và
doanh thu của các TCTy trong các năm so với năm 1996 ; sau đó phân ra các trường
hợp sau :
Trườn
TKTP
NPT
DT
g hợp
1
2
3
4
Tăng
Tăng
Giảm
Tăng
Giảm
Tăng
Tăng
Tăng
Tăng
Giảm
Tính cho số
Tính cho số
khách hàng cũ
khách hàng mới
TKTP cũ
số tăng của : TKTP ;
NPT cuõ , DT cuõ
NPT ; DT
TKTP cuõ ,DT cũ
số tăng của : TKTP ;
NPT bị giảm
DT – Không có NPT
NPT cũ ,DT cũ
số tăng của : NPT ;
TKTP bị giảm
DT - Không TKTP
Tăng
Tăng
TKTP ; NPT ; DT
hoặc
hoặc
: trọn số của
giảm
giảm
năm đang xét
Ghi chú : TKTP : Tồn kho thành phẫm ; NPT : NợÏ phải thu ; DT : Doanh thu
Khách hàng cũ : được hiểu là khách hàng của năm 1996 .
Tiếp sau đó chúng tôi sẽ tính các tỷ số Doanh thu / Nợ phải thu ; Tồn kho
thành phẫm / Doanh thu cho từng nhóm khách hàng cũ và mới . Thông qua việc phân
tích này có thể thấy được sự thay đổi trong chiến lược tiêu thụ hàng hóa và tình thế
kinh doanh của các TCTy qua các năm .
Từ bảng 4 trên , có thể rút ra các nhận xét sau :
Tổng Công ty Rựợu Bia :
22
• Năm 1997 so với năm 1996 ( Trường hợp 2 ) : sản xuất tăng, bán ra thêm
190.119 triệu, tồn kho tăng 141.957 triệu, trong phần bán ra tăng thêm
không có bán trả chậm . Mức tồn kho thành phẩm / doanh thu ( khách hàng
mới ) là 0,75 , giảm so với năm 1996 ( 0,12) .Điều này cho thấy việc kinh
doanh có tốt hơn năm 1996 . Đặc biệt trong số khách hàng cũ ,tỷ lệ doanh
thu trên nợ phải thu tăng ( 15,2 so với 14,2 ) , nghóa là giảm được số bán trả
chậm cho lượng khách này .
• Năm 1998 so với năm 1996 ( Trường hợp 1 ) : sản xuất tăng, bán ra thêm
472.193 triệu đồng, tăng tồn kho 51.637 triệu. Trong đó bán ra thêm có
phần tăng của nợ phải thu là 126.221 triệu đồng. Mức tồn kho thành phẩm /
doanh thu ( khách hàng mới ) gần như 1996 (0,11 so với 0,12) . Tỷ lệ thu
hồi nợ ( khách hàng mới ) giảm mạnh (3,74 so với 13,1 năm 1996 , nghóa là
bán trả chậm nhiều hơn ).
• Năm 1999 so với năm 1996 ( Trường hợp 1 ) : sản xuất tăng , bán ra thêm
731,7 tỷ đồng, tăng tồn kho 84,8tỷ đồng . Trong bán ra thêm có phần tăng
của nợ phải thu là 140,8 tỷ đồng. Mức tồn kho thành phẫm / doanh thu (
khách hàng mới ) như 1996 (= 0,12) . Tỷ lệ thu hồi nợ ( khách hàng mới )
có tăng lên ( so với 1997 ) nhưng vẫn nhỏ hơn tỷ lệ này trên số khách hàng
của năm 1996 ( nghóa là còn phải bán trả chậm nhiều hơn ).
Tổng Công ty Giấy :
• Năm 1997 so với năm 1996 ( Trường hợp 3 ) : sản xuất tăng, bán ra thêm
399.407 triệu đồng, không tăng tồn kho, trong phần bán ra thêm có phần
phải thu 63.914 triệu đồng. Tỷ lệ thu hồi nợ ( khách hàng mới ) thấp ( 2,43)
và kém hơn so với năm 1996 (5,7) . Mức tồn kho thành phẫm trên doanh thu
giảm tính trên số phục vụ cho khách hàng cũ .
23
• Năm 1998 so với 1996 ( Trường hợp 3 ) : sản xuất tăng , bán ra thêm
1.021.705 triệu đồng, không có tồn kho thêm , phải thu tăng 309.626 triệu
đồng , tỷ lệ thu hồi nợ ( khách hàng mới ) vẫn thấp hơn so với năm 1996
(3,30 so với 5,70). Mức tồn kho thành phẫm trên doanh thu giảm tính trên số
khách hàng cũ .
• Năm 1999 so với 1996 ( Trường hợp 3 ) : sản xuất tăng , bán ra thêm,
1.427,7 tỷ đồng, không có tồn kho thêm , phải thu tăng 353,4 tỷ đồng , tỷ lệ
thu hồi nợ ( khách hàng mới ) vẫn thấp hơn so với năm 1996 (4,0 so với
5,70) - nghóa là còn phải bán trả chậm nhiều hơn . Như 2 năm 1997 ,1998
,mức tồn kho thành phẫm trên doanh thu giảm tính trên số phục vụ cho
khách hàng cũ .
Tổng Công ty Hoá Chất :
• Năm 1997 so với 1996 ( Trường hợp 1 ) : sản xuất tăng, bán ra thêm
875.864 triệu đồng, tăng tồn kho thêm 100.123 triệu đồng, phần phải thu (
trên khách hàng mới ) nhiều : 298.768 triệu đồng .Mức tồn kho trên doanh
thu ( khách hàng mới ) là 0,11 tăng so với 0,08 của năm 1996 . Tỷ lệ doanh
thu / nợ phải thu ( khách hàng mới ) thấp hơn nhiều so năm 1996 . Chúng tỏ
đơn vị cố gắng tăng sản lượng nhưng hiệu quả không cao .
• Năm 1998 so với 1996 ( Trường hợp 1 ) : sản xuất tăng , bán ra thêm
1.260.653 triệu đồng, tồn kho tăng 153.177 triệu đồng, phải thu tăng
434.841 triệu đồng, mức tồn kho trên doanh thu ( khách hàng mới ) là 0,12
tăng so với 0,08 của năm 1996. Tỷ lệ doanh thu / nợ phải thu ( khách hàng
mới ) vẫn thấp hơn nhiều so năm 1996 . Chứùng tỏ chưa có cải thiện trong
sản xuất kinh doanh .
24