Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

trường thcs quảng phương cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập – tự do – hạnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.11 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> Trường THCS Quảng Phương Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam</b>
<b> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc</b>


THAM LUẬN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MƠN TỐN Ở
TRƯỜNG THCS QUẢNG PHƯƠNG


Kính thưa ban lảnh đạo, các đồng chí trong nhóm tốn của trường THCS Quảng
Phương!


Chất lượng giáo dục ở trường THCS Quảng Phương, trong đó đặc biệt là chất lượng
mơn tốn ln được sự quan tâm hàng đầu của ban lảnh đạo, sự chỉ đạo của người cán
bộ quản lý nhà trường, của người giáo viên trực tiếp giảng dạy. Làm thế nào để nâng
cao chất lượng mơn tốn ở trường THCS Quảng Phương đây là câu hỏi không mới
nhưng câu trả lời thì ln là đề tài “nóng” cho các cán bộ quản lý và giáo viên dạy tốn
như chúng tơi.


Qua nắm bắt tình hình học tập của học sinh trong những năm gần đây,tơi thấy chất
lượng mơn tốn của trường THCS Quảng Phương có nhiều khởi sắc ví dụ về mũi nhọn
văn hóa từ năm 2011 đến năm 2017 đều có học sinh lọt vào đội tuyển và đạt giải trong
khi đó trước đây khơng có, từ năm 2012 đến năm 2016 đều có học sinh đạt giải huyện
về văn hoá và giải toán qua mạng song chất lượng giải chưa cao. Đó cũng là động lực
để chúng tôi tiếp tục phấn đấu.


Trường ta đang từng bước xây dựng là một trong những trường trọng điểm của
huyện , hiện tại chất lượng học tập mơn Tốn chưa thật sự cao, chưa đồng đều, không
ổn định. Thực tế là đầu năm học chất lượng rất thấp, cuối năm học chất lượng được
nâng lên nhưng sau 2 tháng nghỉ hè tất cả lại quay về điểm xuất phát. Hiện tượng này
vẫn lặp đi lặp lại nhiều năm nay nhưng chưa có cách giải quyết hiệu quả. Qua quá trình
giảng dạy, học tập và đúc rút kinh nghiệm, tôi mạnh dạn chỉ ra những nguyên nhân và
đề ra một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên như sau:



I- Nguyên nhân:
* Từ học sinh:


Hiện nay còn một bộ phận khá lớn học sinh lười học, chưa có tinh thần và thái độ học
tập đúng đắn.Một số mất kiến thức cơ bản nên không theo kịp các bạn dẫn đến khơng
thích học mơn tốn.Khả năng tự học, tự nghiên cứu cịn hạn chế, kĩ năng tính tốn cịn
yếu. Học sinh thường mắc phải những sai lầm rất cơ bản như biến đổi biểu thức toán
học với các phép tốn thơng thường khơng làm được mà vẫn lên lớp (theo chỉ tiêu đề
ra), chất lượng đầu vào (lớp 6) chưa chính xác(PCGD), một số em vào lớp 6 nhưng khả
năng đọc, viết, tính tốn chưa thành thạo. Cho nên học sinh có q nhiều lổ hỏng kiến
thức vì vậy học sinh dễ chán nản và khơng ham thích học Tốn, tâm lí sợ mơn Tốn.
- Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không nắm
được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài
tập toán học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Đa phần học sinh chưa xác định đúng được động cơ và mục đích học tập, đi học vì bị
ép buộc của gia đình, của nhà trường và xã hội nên không thể hiện được ý thức phấn
đấu, vươn lên.


+ Ý thức tự học ở nhà của các em hầu như khơng có, ít học bài cũ và chuẩn bị bài mới
nên việc tiếp thu kiến thức gặp nhiều khó khăn do đó khi lên lớp giáo viên khơng chủ
động được thời gian làm ảnh hưởng tiến độ tiết học và hạn chế việc phát huy tính tích
cực của học sinh trong quá trình giảng dạy.


+ Học sinh được chọn bồi dưỡng chưa thực sự chăm, học thụ động, khơng tự tìm tịi tài
liệu để học


+ Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch vụ vui
chơi, giải trí hấp dẫn lơi cuốn các em hơn là việc học.



* Phía giáo viên:


- Phương pháp dạy toán chưa phù hợp với các đối tượng học sinh có trình độ khác
nhau (có nhiều đối tượng học sinh), chưa thực sự quan tâm đến tất cả học sinh trong cả
lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động
viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ.


- Xem nhẹ dẫn đến không khắc sâu kiến thức cơ bản, các kĩ năng cần thiết như: Kỹ
năng phân tích, liên kết các các dữ liệu của bài tốn, kĩ năng vẽ hình, viết giả thiết, kết
luận…


- Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề cao quá mức đối với học sinh, dẫn tới hiện
tượng: Dạy lướt (nghĩ học sinh nắm được rồi), thích chữa bài tập khó bỏ qua bài tập dễ,
trung bình, mà khơng chú ý tới khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh.


- Chưa tạo được khơng khí học tập thân thiện vì yêu cầu cao của giáo viên. Giáo viên
chưa phối kết hợp tốt với gv chủ nhiệm và phụ huynh học sinh


- Kết quả đánh giá học sinh chưa thể phản ánh đúng thực chất kết quả học sinh do đó
kết quả kiểm tra cịn sai lệch so với thực tế (thành tích).


* phía phụ huynh :


+ Sự quan tâm của một số phụ huynh đối với việc học của con em mình cịn hạn chế.
Đặc biệt, có những phụ huynh của những em học sinh yếu không bao giờ kiểm tra sách
vở của các em, phó thác việc học tập của các em cho nhà trường.


+ Một số gia đình hầu như khốn trắng việc học của con em mình cho nhà trường, chưa
phát huy được tầm quan trọng của sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình, chưa có biện
pháp đề nghị nhà trường giúp đỡ con em mình học tốt hơn thậm chí có những phụ


huynh cịn xúc phạm đến giáo viên.


II. Đề xuất giải pháp:


Với thực trạng đã nêu,thì việc dạy để các em hiểu và vận dụng giải được bài tập là cơng
việc khó,địi hỏi phải có lịng kiên trì,nhẫn nại.Để giải quyết vấn đề vừa nêu, đối với
bản thân tôi thường xuyên trao dồi phương pháp giảng dạy, luôn chuẩn bị giáo án cẩn
thận khi lên lớp. Điều đó, giúp tơi tự tin linh hoạt hơn trong việc truyền đạt kiến thức
cho học sinh,giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn


- Giáo viên dạy phải kết hợp chặt chẽ với GVCN và phụ huynh học sinh để hướng
dẫn, uốn nắn các em kịp thời (thông tin với phụ huynh qua điện thoại, gặp phụ huynh).
Động viên, khích lệ với những tiến bộ dù nhỏ của các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

kiến thức không cần phải bổ sung, nâng cao đối với HS yếu kém; cần giúp HS nắm
được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài.


- Nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó phân loại và
đổi mới phương pháp dạy học thích hợp.kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và đề xuất các
biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học tập của lớp mình phụ trách.


- Thường xun liên hệ tốn học với thực tế, ứng dụng CNTT vào các giờ dạy, kết hợp
các trị chơi tốn học vào bài dạy để tăng tính hứng thú của học sinh, tạo sự phấn khởi
và niềm tin trong học Toán.


- Cuối năm học các giáo viên trong nhóm tốn thống nhất nội dung ôn tập trong hè cho
học sinh, đầu năm học có kiểm tra đánh giá nhằm khắc phục tình trạng học sinh lãng
quên kiến thức trong thời gian nghỉ hè. Nhà trường tìm biện pháp để tổ chức tốt hơn
hoạt động ôn tập trong hè cho học sinh, để đây là một hoạt động thường xuyên và là sự
mong đợi của học sinh và phụ huynh trong hè.



- Soạn giảng đúng, đủ theo qui định, theo chuẩn KTKN, ra vào lớp đúng giờ, khơng
cắt xén chương trình, khơng dạy chay, dạy ép….


- Giáo viên hướng dẫn học sinh có phương pháp tự học mơn Tốn ở nhà. Biết sắp xếp
thời gian biểu khoa học.


- Giáo viên phải tích cực trong sinh hoạt tổ chuyên môn để thảo luận bàn về những vấn
đề khó để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mơn Tốn.
Không được chủ quan đối với những kiến thức đã dạy xem như học sinh đã biết rồi mà
phải tranh thủ thời gian để ôn tập lại kiến thức cũ khi giảng bài mới và luyện tập.


- Đối với những vấn đề trọng tâm, giáo viên cần thực hiện nhiều lần và đặt vấn đề
tương tự để học sinh giải quyết, tránh trường hợp dạy vòng vo, trình bày lý thuyết
nhiều... làm cho học sinh khó tiếp thu; kiến thức truyền thụ cần ngắn gọn, tinh giản
nhưng phải đảm bảo đầy đủ, chính xác; cần cô đọng lại kiến thức trọng tâm từng bài, để
giúp học sinh ôn tập được dễ dàng.


- Mỗi lần thay đổi PPDH (đối tượng hs) là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, nhờ thế sẽ
tránh được sự đơn điệu, nhàm chán, giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú và có
nhiều cơ hội hoạt động tích cực hơn.


- Giáo viên phải nhiệt tình, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, kiên nhẫn trong giảng
dạy, từng bước giúp học sinh khắc phục những sai sót, hạn chế dù rất nhỏ, tạo mọi điều
kiện cho phép nhất là hình thành từng bước động cơ, thái độ trong học tập, tạo sự phấn
khởi trong từng tiết học


- Sau mỗi tháng cần phân loại học sinh yếu kém để bồi dưỡng riêng theo trình độ (khảo
sát).



- Dành nhiều thời gian ơn tập và nhắc đi nhắc lại kiến thức trọng tâm nhiều lần nhất là
trong các giờ học thêm.


Ngồi ra, đối với mơn Tốn trong kiểm tra đánh giá về hình thức chỉ có bài tập, và do
đặc thù đó tơi xin nêu một vài điều về việc chọn lọc bài tập trong giảng dạy .


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Thứ hai, tôi đưa ra phương pháp giải rõ ràng đối với từng dạng bài tập, hướng dẫn thật
cụ thể để các em yếu hiểu và giải được bài tập.


Thứ ba, tơi ln khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, lời giải của mình việc làm đó
sẽ có hai tác dụng: nếu đúng thì các bạn trong lớp cùng học hỏi, nếu sai thì các bạn rút
kinh nghiệm, tránh sai lầm tương tự. Tôi cũng động viên, an ủi các em học yếu để các
em có niềm tin phấn đấu nhiều hơn nữa giúp các em học tập tốt hơn. Khơng nên có thái
độ giận dữ, cáu gắt khi các em không giải được bài tập.


Thứ tư, đối với việc đánh giá bài làm của học sinh, tôi không chỉ đưa ra lời nhận xét
đúng hoặc sai mà cần giải thích rõ tại sao đúng dựa vào những kiến thức nào, sai thì sai
ở đâu ?


Thứ năm, tơi cũng tạo mơi trường học tập thoải mái, bình đẳng ,..để các em tham gia
cộng tác nhiệt tình, có ý thức và trách nhiệm cao trong q trình giải bài tập, gây hứng
thú trong giờ giải bài tập.


Thứ sáu, tôi thường xuyên giao bài tập theo chủ đề cho từng nhóm nhỏ khoảng hai, ba
em để các em cùng nhau thảo luận, rèn luyện kĩ năng giải tốn. Sau đó, nộp lại để tơi
xem các em hiểu bài đến đâu, để phát hiện các sai lầm trong khi giải bài tập, nhắc nhở
các em, giúp các em tránh sai lầm tương tự khi làm bài tập.


Bên cạnh đó, tơi cũng thường xun nhắc nhở các em một số kinh nghiệm làm bài khi
thi như sau:



Thứ nhất được phát đề thi, các em nhất thiết phải đọc qua một lượt tất cả các bài tập
trong đề để phân loại các câu hỏi, xác định được những bài nào dễ, bài nào khó. Khơng
nên làm ngay những bài khó vì sẽ chiếm mất thời gian của những bài khác. Điều này
cũng đồng nghĩa với việc chỉ vì một (hoặc hai điểm) của bài tốn đó mà mất tám chín
điểm ở những bài khác.


Thứ hai: Không làm quá tắt, đặc biệt như trong tình hình chấm thi như hiện nay thì làm
tắt các em sẽ bị mất điểm.


Thứ ba: Biết phần nào làm phần đó, giả sử khơng giải được câu a mà biết giải câu b thì
ta vẫn có thể vận dụng kết quả câu a để giải câu b được.


Thứ tư: Cẩn trọng với lời giải ,nên giải thật cụ thể và rõ ràng.


Thứ năm: Làm được đến đâu viết đến đó khơng nên bỏ những câu cịn dở dang.


Thứ sáu: Khơng nên nộp bài khi chưa hết giờ,nếu làm xong nên chịu khó ngồi kiểm tra
thật kĩ để phát hiện kịp thời các sai lầm trong quá trình giải.


Thứ bảy: Cuối bài phải kết luận,học sinh thường mất điểm ở phần này.
Đề xuất đối với tổ chuyên môn:


Tăng cường dự giờ thăm lớp từ đó rút kinh nghiệm tiết dạy đưa ra giải pháp khắc phục
những hạn chế. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện chương trình , chú ý hệ thống bài tập
của giáo viên , bám chuẩn kiến thức, tránh các bài tập nâng cao nhiều không chuẩn và
khơng phù hợp chương trình. Đặc biệt là hệ thống bài tập cơ bản phải có tính tương tự
để dần tập cho các em tính tốn và có hứng thú khi giải được bài tập.


Đề xuất đối với nhà trường:



+ Tăng cường kiểm tra việc phụ đạo học sinh yếu kém.


+ Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Tham mưu với cấp trên đầu tư CSVC trang thiết bị phục vụ dạy học, cung cấp bổ
sung những trang thiết bị hỏng hóc xuống cấp, thiếu độ chính xác.


+ Cần lắng nghe ý kiến cũng như có sự chia sẻ cảm thơng với giáo viên dạy tốn


+BGH cần đề ra các biện pháp mang tính chiến lược lâu dài trên tất cả các lính vực, đặc
biệt nâng cao chất lượng đại trà từ 6 -9, quan tâm chú ý bồi dưỡng để có những GV tâm
huyết tận tụy có khả năng dạy tốt quản lí học sinh tốt ở các khối lớp.


+ Phân công chuyên môn cần chú ý tới những giáo viên có trách nhiệm, nhiệt tình, tâm
huyết và nhất là nên phân cơng cho giáo viên dạy đuổi từ 6 lên 9 để cho những giáo
viên được phân công một lớp nào đó phải gắn trách nhiệm của mình từ đầu cấp đến
cuối cấp. Tránh tình trạng dạy nửa chừng bỏ dở trách nhiệm lại đổ cho người dạy sau.
+ Tổ chức hội thảo, tập huấn cụ thể về những chuyên đề nhất định chẳng hạn như:
Chuyên đề giải bài toán bằng cách lập PT hay Hệ PT, Biến đổi biểu thức đại số và các
bài toán liên quan; chuyên đề bất đẳng thức, chuyên đề về phương trình bậc hai một ẩn,
Đường trịn….Sau đó thống nhất lại một số phương pháp thích hợp cho từng đối tượng
học sinh


+ Tổ chức học thêm càng sớm càng tốt, nên phân lớp học thêm thành hai đối tượng để
học sinh dễ tiếp thu hơn.


Đề xuất đối với gia đình & Xã hội:


- Cha mẹ phải quan tâm nhiều hơn đến con cái không phải cung cấp nhiều về vật chất


mà tìm hiểu tâm tư nguyện vọng con mình thế nào mà có hướng giải quyết.


- Cha mẹ phải thường xuyên liên hệ với nhà trường, với GVCN, với giáo viên bộ môn
để biết được điểm mạnh, điểm yếu của con em mình.


- Cha mẹ phải quản lí, kiểm tra đơn đốc việc học ở nhà.


- Tuy nhiên chính quyền cần quan tâm hơn, quản lí chặt các hàng quán, các quán điện
tử, qn Net.


- Nhà văn hóa thanh niên thơn phải tạo mọi điều kiện để tổ chức các buổi sinh hoạt
ngoại khố, vui chơi giải trí vào ngày nghỉ để tuyên truyền nhiệm vụ học tập của mỗi
học sinh.


Trên đây là những ý kiến của bản thân tơi với mong muốn góp một phần nhỏ vào
việc nâng cao chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn mơn Tốn của trường
ta. Rất mong sự góp ý của các thầy cơ giáo , ban lãnh đạo trường, cũng như ban lãnh
đạo xã.


Tôi xin cảm ơn!


Quảng Phương, ngày 18 tháng 9 năm 2017


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Kính thưa các quý vị đại biểu</b>
<b>Thưa hội nghị.</b>


Chúng ta vừa được nghe kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016– 2017, tơi hồn tồn
nhất trí với kế hoạch trên



Qua một thời gian tham gia công tác bồi dưỡng HSG, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng trong công tác này
cần thực hiện tốt những công việc sau đây:


- Muốn có HSG phải có Thầy giỏi vì thế người thầy phải ln ln có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức
và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi
theo. Phải thường xun tìm tịi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là
trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các
chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu…


Sau mỗi bài tập nâng cao GV cần đưa ra phương pháp giải hoặc những lưu ý nhằm học
sinh tự khắc sâu kiến thức để cách trình bày được lập luận lơgic hơn.


- Sau mỗi chun đề cần có bài kiểm tra đánh giá theo các mức độ để nắm ngay được tình
hình học sinh bị hổng phần nào, những bài đa số HS làm được gọi HS trực tiếp lên bảng làm (mối
lần ghi bảng các em nhớ hơn là ghi ở vở), bài nào chưa tốt GV sửa và khắc sâu ngay.


- - Ngoài ra giáo viên sưu tầm ngân hàng bộ đề thi các cấp trường, cấp huyện và các tỉnh
khác thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề
có nhiều điểm mới, hay và hữu ích.


lập kế hoạch cho HS và cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chun đề là
biện pháp mà tơi thấy đó là hữu hiệu nhất .


Nắm vững phương châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phư
-ơng pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau.


</div>

<!--links-->

×