Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên trường đại học sư phạm tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA: TÂM LÝ HỌC

TRẦN THỊ TUYẾT MAI

YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỊNH HƢỚNG
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA: TÂM LÝ HỌC

TRẦN THỊ TUYẾT MAI

YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỊNH HƢỚNG
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS. Kiều Thị Thanh Trà
Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC KÝ KIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................. 6
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ.............................................................. 7
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 9
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 9
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 10
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................... 10
3.1. Khách thể nghiên cứu .............................................................................. 10
3.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 10
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................. 11
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 11
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 11
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu ............................................................ 11
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu ........................................................... 12
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 12
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................. 12
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .......................................................... 12
7.3. Phương pháp thống kê toán học .............................................................. 12
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 13
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 13
1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về giá trị và định hƣớng giá trị ...... 13
1.1.1.1. Trên thế giới ................................................................................... 13
1.1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 15
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về định hƣớng giá trị đạo đức nghề

nghiệp và định hƣớng giá trị đạo đức nghề dạy học ................................... 18
1.1.2.1. Trên thế giới ..................................................................................... 18
1.1.2.2. Ở Việt Nam....................................................................................... 20
1


1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ...................................................... 22
1.2.1. Khái niệm giá trị ................................................................................... 22
1.2.2. Khái niệm hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị............................... 26
1.2.3. Khái niệm định hướng giá trị ............................................................... 28
1.2.4. Khái niệm định hướng giá trị đạo đức ................................................. 31
1.2.4.1. Đạo đức .......................................................................................... 31
1.2.4.2. Giá trị đạo đức ............................................................................... 33
1.2.4.3. Khái niệm định hướng giá trị đạo đức........................................... 34
1.2.5. Khái niệm định hƣớng giá trị đạo đức nghề nghiệp ....................... 35
1.2.5.1. Nghề nghiệp ................................................................................... 35
1.2.5.2. Giá trị nghề nghiệp ........................................................................ 36
1.2.5.3. Giá trị đạo đức nghề nghiệp .......................................................... 37
1.2.5.4. Định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp....................................... 37
1.2.6. Khái niệm định hƣớng giá trị đạo đức nghề dạy học ..................... 38
1.2.6.1. Nghề dạy học.................................................................................. 38
1.2.6.2. Giá trị nghề dạy học ...................................................................... 38
1.2.6.3. Giá trị đạo đức nghề dạy học ........................................................ 39
1.2.6.4. Định hướng giá trị đạo đức nghề dạy học ..................................... 39
1.2.7. Biểu hiện định hƣớng giá trị đạo đức nghề nghiệp của SV sƣ
phạm .............................................................................................................. 40
1.2.7.1. Về mặt nhận thức ........................................................................... 40
1.2.7.2. Về mặt thái độ ................................................................................ 41
1.2.7.3. Về mặt hành vi................................................................................ 42
1.2.8. Vai trò của định hƣớng giá trị đạo đức nghề nghiệp đối với SV

sƣ phạm ............................................................................................................ 43
1.3. Sinh viên sƣ phạm và đặc điểm tâm lý của sinh viên sƣ phạm .............. 44
1.3.1. Sinh viên sư phạm .................................................................................. 44
1.3.2. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên sư phạm ..................................... 45
1.3.2.1. Đặc điểm chung của sinh viên.......................................................... 45
1.3.2.2. Đặc điểm nhận thức.......................................................................... 46
2


1.3.2.3. Đặc điểm trí tuệ ................................................................................ 48
1.3.2.4. Đặc điểm nhân cách ......................................................................... 48
1.3.2.5. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên ...................................... 50
1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến định hƣớng giá trị đạo đức nghề nghiệp
của sinh viên sƣ phạm........................................................................................ 52
1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan .................................................................... 53
1.4.1.1. Môi trường sư phạm ........................................................................ 53
1.4.1.2. Chuẩn mực xã hội và những đánh giá của xã hội đối với nghề dạy
học.................................................................................................................. 55
1.4. 2. Nhóm yếu tố chủ quan......................................................................... 57
1.4.2.1. Hứng thú nghề nghiệp ...................................................................... 57
1.4.2.2. Động cơ chọn nghề .......................................................................... 59
1.4.2.3. Hình mẫu giáo viên lý tưởng ........................................................... 61
1.4.2.4. Tính tích cực cá nhân ....................................................................... 62
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................. 64
Chƣơng 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 65
2.1. Thể thức nghiên cứu ................................................................................... 65
2.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................ 65
2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu ...................................................................... 66
2.1.3. Cách thu số liệu ...................................................................................... 67
2.1.4. Cách quy đổi điểm .................................................................................. 68

2.1.5. Độ tin cậy của thang đo .......................................................................... 68
2.1.6. Xử lý số liệu............................................................................................ 69
2.2. Kết quả nghiên cứu về yếu tố ảnh hƣởng đến định hƣớng giá trị đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên trƣờng đại học sƣ phạm TP.HCM ............... 70
2.2.1. Nhận định về các giá trị đạo đức của sinh viên đối với nghề dạy học ... 70
2.2.2. Những định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên sư phạm 72
2.2.2.1. Kết quả định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp về mặt nhận thức 72
2.2.2.2. Kết quả định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp về mặt thái độ .... 76
2.2.2.3. Kết quả định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp về mặt hành vi .... 79
3


2.2.3. Nhận định về yếu tố ảnh hƣởng đến định hƣớng giá trị đạo đức
nghề nghiệp của sinh viên Sƣ phạm. ............................................................. 82
2.2.3.1. Nhận thức chung về các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị đạo đức
nghề nghiệp của sinh viên ............................................................................. 82
2.3.2.2. Kết quả nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến định
hướng giá trị đạo đức nghề dạy học ............................................................. 85
2.3. Một số đề xuất giải pháp giáo dục định hƣớng giá trị đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên sƣ phạm trƣờng Đại học Sƣ phạm TP.HCM ............ 103
2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................ 103
2.3.2. Một số giải pháp giáo dục định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên sư phạm trường Đại học Sư phạm TP.HCM................................... 103
2.3.2.1. Ở nhà trường .................................................................................. 104
2.3.2.2. Đối với bản thân sinh viên.............................................................. 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 110
1. Kết luận ......................................................................................................... 110
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 114
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 118


4


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Khoa Tâm lý học, là những người
trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản và kỹ năng hữu
ích, cần thiết giúp em có cơ hội ứng dụng trong học tập và thực tiễn nghiên cứu
của mình, các thầy cơ đã ln tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ để em có thể hồn
thành khóa luận này..
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Kiều Thị Thanh Trà – Cô đã tận tâm
và nhiệt tình hướng dẫn, động viên em trong suốt thời gian thực hiện Khóa luận
của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường ĐHSP TP.HCM, các thầy
cô bộ mơn khoa Tốn, Sinh, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục tiểu học, Giáo dục
Mầm Non, Giáo dục đặc biệt, Vật lý..., các bạn sinh viên sư phạm các khối lớp
năm 1, năm 2, năm 3 và năm 4 đã hợp tác và hỗ trợ em rất nhiều để việc thu số
liệu khảo sát diễn ra thuận lợi.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, các bạn sinh viên Tâm lý học khóa
39B, đã ln ủng hộ tinh thần, giúp đỡ em hồn thành khóa luận của mình.
Em sẽ khơng thể hồn thành Khóa luận tốt nghiệp của mình nếu khơng có
một trong những sự giúp đỡ, hỗ trợ trên.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả!

Trần Thị Tuyết Mai

5



DANH MỤC CÁC KÝ KIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Viết thông thƣờng

Viết tắt

Giáo viên

GV

Sinh viên

SV

Sư phạm

SP

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM

Đại học

ĐH

Đại học Sư phạm

ĐHSP

Điểm trung bình


ĐTB

Đặc thù

ĐT

Khoa học tự nhiên

KHTN

Khoa học xã hội

KHXH

Tần số

F

Tổng

N

Độ lệch chuẩn

ĐLC

Tỉ lệ phần trăm

%


6


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
2

Kí hiệu
Bảng 2.1
Bảng 2.2

3

Bảng 2.3

4

Bảng 2.4

5

Bảng 2.5

6

Bảng 2.6


7

Bảng 2.7

8

Bảng 2.8

9

Bảng 2.9

10

Bảng 2.10

11

Bảng 2.11

12

Bảng 2.12

13

Bảng 2.13

Tên bảng
Thống kê sinh viên trên toàn mẫu khảo sát

Cách quy đổi điểm cho các câu hỏi có 5 mức độ
Nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức đối với
nghề dạy học
Định hướng giá trị đạo đức nghề dạy học về mặt nhận
thức
Định hướng giá trị đạo đức nghề dạy học về mặt thái
độ
Định hướng giá trị đạo đức nghề dạy học về mặt hành
vi
Kết quả khảo sát chung về các yếu tố ảnh hưởng đến
giá trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
Kết quả khảo sát nhóm yếu tố Mơi trường sư phạm
Kết quả khảo sát nhóm yếu tố Chuẩn mực xã hội và
đánh giá của xã hội
Kết quả khảo sát nhóm yếu tố Hứng thú nghề nghiệp
Kết quả khảo sát nhóm yếu tố Động cơ chọn nghề
Kết quả khảo sát nhóm yếu tố Hình mẫu người giáo
viên lý tưởng
Kết quả khảo sát nhóm Tính tích cực cá nhân

7

Trang
65
68
70
73
76
79
83

85
88
91
94
97
99


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
1

2

Tên biểu đồ
So sánh định hướng giá trị đạo đức nghề dạy học của
Biểu đồ 2.1 sinh viên sư phạm trên 3 mặt: nhận thức, thái độ,
hành vi
Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức
Biểu đồ 2.2
nghề dạy học của sinh viên sư phạm
Kí hiệu

8

Trang
82

83



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày nay đang có những thay đổi và phát triển, điều này đã
kéo theo sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và đạt được những
thành tựu nhất định. Thành tựu ấy đã và đang làm thay đổi một cách tồn
diện mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Trước những thay đổi
mạnh mẽ về cuộc sống, các giá trị đạo đức của con người ngày nay cũng
bị ảnh hưởng theo cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Điều này tác
động trực tiếp đến quá trình định hướng và hoàn thiện nhân cách của mỗi
người. Trước bối cảnh đó, Đảng ta ln đặt ra u cầu phải gắn liền sự
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ đạo đức và công bằng xã hội, vừa phát
triển kinh tế xã hội, nhưng đồng thời phải bảo tồn và phát huy những giá
trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Xã hội Việt Nam đặt ra mục tiêu là đào tạo con người phát triển tồn
diện: có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, có lý tưởng...Do đó, trong
chương trình giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học sinh viên luôn
được đánh giá dựa trên hai mặt đạo đức và năng lực. Bằng chứng là việc
đánh giá sinh viên hằng năm không chỉ dựa trên kết quả học tập mà còn
căn cứ vào kết quả rèn luyện. Đây là một quá trình mà thanh niên sinh
viên phải tích lũy bằng nhiều cách khác nhau như: nhiệt tình tham gia các
hoạt động, năng nổ tham gia phong trào, rèn luyện các phẩm chất đạo
đức, chấp hành nội quy...Như vậy, đạo đức sinh viên luôn được các nhà
giáo dục đặc biệt quan tâm, việc đào tạo, rèn luyện giá trị đạo đức cho
sinh viên luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xã
hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Người có tài mà khơng có
đức là người vơ dụng; Người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng
khó”. Thấm nhuần tư tưởng của Người, mục tiêu giáo dục ở nhà trường,
luôn hướng đến đào tạo con người một cách toàn diện, hội tụ đủ cả hai

9


yếu tố đức và tài. Đặc biệt đối với những thế hệ giáo viên, những người
làm trong lĩnh vực sư phạm, thì yêu cầu này càng phải cao hơn. Do vậy,
sinh viên sư phạm cần phải có những định hướng giá trị đạo đức đúng đắn
về nghề nghiệp của mình, bên cạnh đó cũng cần phải tự tu dưỡng và rèn
luyện các giá trị đạo đức cho phù hợp với những chuẩn mực xã hội và giá
trị nghề dạy học.
Thực tế cho thấy, việc giáo dục định hướng giá trị đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên sư phạm luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, bên
cạnh những sinh viên có định hướng giá trị đạo đức nghề đúng đắn, vẫn
cịn khá nhiều sinh viên có những tư tưởng, hiện tượng tiêu cực, quan
niệm sai lầm trong cách nhìn nhận những giá trị đạo đức nghề nghiệp,
những quan điểm tiêu cực này đã và đang nảy sinh trong một số bộ phận
thanh niên sinh viên sư phạm như: lối sống hưởng thụ, thực dụng, chủ
nghĩa cá nhân, lối sống sùng ngoại, bệnh thành tích... Vậy vì sao ngày
càng có những hiện tượng tiêu cực như vậy nảy sinh trong giá trị đạo đức
nghề nghiệp của sinh viên sư phạm và các yếu tố gì đã ảnh hưởng đến
việc định hướng các giá trị đạo đức nghề của họ?
Từ những lý do trên, đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá
trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Sư Phạm
TP.HCM” được xác lập.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức
nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Từ
đó, đề xuất một số biện pháp giáo dục định hướng giá trị đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên sư phạm trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng này.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.


Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, năm học

2016 – 2017.
3.2.

Đối tƣợng nghiên cứu
10


Yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Trong đó, có 2 nhóm yếu tố chính là yếu tố chủ quan (hứng thú nghề
nghiệp; động cơ chọn nghề; hình mẫu giáo viên lý tưởng; tính tích cực cá
nhân) và yếu tố khách quan (chuẩn mực xã hội và những đánh giá của xã
hội; mơi trường sư phạm).
- Nhóm yếu tố chủ quan có ảnh hưởng mạnh hơn đến định hướng giá
trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, trường Đại học Sư phạm
TP. Hồ Chí Minh so với nhóm yếu tố khách quan, trong đó yếu tố ảnh
hưởng mạnh nhất là tính tích cực cá nhân.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về: Giá trị, định hướng giá trị, giá
trị đạo đức, định hướng giá trị đạo đức, định hướng giá trị nghề nghiệp,
định hướng giá trị nghề dạy học, để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.
- Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức
nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Từ

đó, đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục định hướng một số giá trị đạo
đức nghề nghiệp cho sinh viên.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
6.1.

Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá
trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên bao gồm hứng thú nghề nghiệp,
động cơ chọn nghề, hình mẫu người giáo viên lý tưởng, tính tích cực cá
nhân, chuẩn mực và đánh giá của xã hội, môi trường sư phạm.
Đề tài chỉ nghiên cứu trên khách thể là sinh viên các ngành sư phạm,
Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM. Vì vậy, định hướng giá trị đạo đức nghề
11


nghiệp trong nghiên cứu này chỉ quy hẹp về định hướng giá trị đạo đức
nghề dạy học.
6.2.

Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu trên 300 sinh viên sư phạm chính quy, trường
Đại học Sư Phạm TP.HCM, năm học 2016 – 2017.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận

Tham khảo, thu thập tư liệu, phân tích và tổng hợp các cơng trình

nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài để xây dựng hệ
thống cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng nhằm tìm hiểu các yếu tố
ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
7.3.

Phƣơng pháp thống kê tốn học

Thu thập, xử lý và phân tích số liệu trên chương trình SPSS 20.

12


Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỊNH HƢỚNG GIÁ
TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƢ PHẠM
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về giá trị và định hƣớng giá
trị
1.1.1.1. Trên thế giới
Vấn đề về giá trị, định hướng giá trị đã có từ rất lâu. Trong những
năm cuối thế kỷ 20, thì vấn đề này ngày càng được nhiều nước quan tâm
và nghiên cứu. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu như sau:
Từ năm 1968 – 1974, Viện nghiên cứu thanh niên ở Đức đã tiến hành

nghiên cứu ở 1000 học sinh phổ thông và 2000 sinh viên đại học để tìm
hiểu định hướng giá trị.
Trong những năm 1977 – 1978, Trung tâm nghiên cứu khoa học về
thanh niên ở Bungari nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh
niên, trong đó có đề cập đến vấn đề giá trị, đặc biệt là sự khác biệt trong
thang giá trị của thanh niên so với thế hệ cha ông [45, tr.20].
Vào những năm 1980 ở Hungary, vấn đề giá trị và định hướng giá trị
được quan tâm hàng đầu trong các cơng trình nghiên cứu khoa học xã hội.
Trong 10 năm, Viện Tâm lý học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Hungary
cùng với các trung tâm nghiên cứu thông tin đại chúng đã tiến hành
nghiên cứu ba vấn đề xã hội có quan hệ bổ sung cho nhau đó là: hệ thống
tơn giáo, lối sống và giá trị. Trong các cơng trình nghiên cứu đó, các nhà
nghiên cứu đặc biệt chú ý đến vấn đề giá trị và định hướng giá trị của
thanh niên [18, tr. 8].
Năm 1985, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chú trọng
nghiên cứu thanh niên của 11 quốc gia lứa tuổi từ 18 – 24 tuổi. Tiếp theo
đó, Viện Kiểm Sát Xã Hội Châu Âu EVS lấy mẫu thanh niên 15 – 24 tuổi
ở 10 nước Châu Âu để nghiên cứu về vấn đề giá trị và định hướng giá trị.
13


Cả hai cuộc điều tra này đều đề cập đến vấn đề “định hướng giá trị của
thanh niên nhằm giúp họ chuẩn bị bước vào cuộc sống” [45, tr.20].
Năm 1986 – 1987,UNESCO đã đề nghị câu lạc bộ Rome tiến hành
điều tra quốc tế về giá trị đạo đức của con người chuẩn bị bước vào thế kỷ
21trong tình hình có nhiều biến đổi đang ảnh hưởng đến xã hội vào những
năm cuối thế kỷ 20 [45, tr.20].
Năm 1988, UNESCO đã phát hành tập tài liệu nghiên cứu về hệ
thống cấu trúc của giá trị, hình thành bộ cơng cụ đo đạc, kiểm chứng giá
trị, giúp cho những cơng trình nghiên cứu giá trị đúng hướng [12, tr.7].

Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Phillipin, Indonesia... việc nghiên
cứu vấn đề giá trị và định hướng giá trị của thanh niên sinh viên cũng
được quan tâm. Ngồi các chương trình nghiên cứu chuyên sâu theo mục
đích riêng biệt, theo chu kỳ 5 năm (bắt đầu từ năm 1972) người ta tiến
hành nghiên cứu theo cùng một phương pháp ở nhiều nước trên thế giới,
lấy mẫu ở lứa tuổi 18 – 24 và do Nhật Bản chủ trì. Qua các cuộc nghiên
cứu này người ta thấy được sự phát triển ý thức của thanh niên sinh viên
cũng như những giá trị đang chi phối nếp nghĩ và hành động của giới trẻ
ngày nay, góp phần xây dựng nên những chính sách phát triển tahnh niên
sinh viên ở mỗi quốc gia.
Trong đề tài nghiên cứu “Định hướng giá trị của giới trẻ ngày nay”
A.G.Kuznesov đã trình bày kết quả khảo sát phương hướng phát triển của
định hướng giá trị của giới trẻ ngày nay. Mục đích việc xem xét định
hướng giá trị của thanh niên cho phép xác định mức độ tham gia vào xã
hội của thanh niên – sự công nhận giá trị cơ bản của xã hội, từ đó xây
dựng bức tranh toàn cảnh vị thế xã hội của giới trẻ Nga, nhằm thúc đẩy
chính quyền và xã hội thiết lập một chính sách thanh niên hữu hiệu [21].
Wang Lu và Xie Weihe thuộc trung tâm nghiên cứu thanh niên và vị
thành niên Trung Quốc, trong cơng trình “Những giá trị của thanh nhiên
Trung Quốc” (1996) đã trình bày kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà
nghiên cứu Trung Quốc về giá trị của thanh niên. Trong đó, họ chú ý đến
14


sự thay đổi giá trị của thanh niên từ sau quá trình cải cách của đất nước
Trung Quốc và được xem xét trên ba khía cạnh: đánh giá của thanh niên
về ý nghĩa, mục đích cuộc sống, giá trị trong cuộc sống hằng ngày và
những giá trị xã hội [18, tr.9].
Hơn 10 năm trở lại đây, các nước Châu Á và Đơng Nam Á đã có
nhiều cuộc hội thảo về vấn đề nghiên cứu giá trị và giáo dục giá trị. Các

chương trình giáo dục giá trị đã được đưa vào trong trường phổ thông và
cộng đồng ở một số nước như: Indonesia, Phillipin, Singapore, Malaysia
và Thái Lan.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị
nêu trên đã chỉ ra được những giá trị của cuộc sống và định hướng giá trị
của thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, các đề tài đã chỉ ra những khác biệt
trong thang giá trị của thanh niên, xây dựng được những bộ dụng cụ để đo
đạc và kiểm chứng cho nghiên cứu thực tế. Ngồi ra các cơng trình nghiên
cứu cũng đã bắt đầu được ứng dụng vào trong các trường học và cộng
đồng dân cư.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Các cơng trình nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị ở Việt
Nam tương đối mới mẻ hơn so với các nước trên thế giới. Sau năm 1986,
nước ta đã mở cửa để hội nhập với thế giới. Sự hội nhập này mang đến
cho đất nước nhiều cơ hội và cũng khơng ít những thử thách ở trên mọi
lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực diễn ra sự giao thoa mạnh mẽ nhất là
văn hóa xã hội nói chung và hệ thống giá trị đạo đức nói riêng. Trải qua
nhiều biến động thăng trầm, hiện nay xã hội Việt Nam đang có sự chuyển
biến hệ thống định hướng giá trị một cách rõ nét, đặc biệt là ở các bạn trẻ.
Chính vì thế, kể từ thập niên 90 trở lại đây đã có rất nhiều tác giả tập
trung nghiên cứu vấn đề này. Điển hình như:
Năm 1987 – 1988, ban Lý luận giáo dục và giáo dục chuyên nghiệp
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và điều tra về xu hướng nhân cách của sinh
viên”. Đề tài đã chỉ ra những xu hướng nhân cách của sinh viên và đề cập
15


đến vấn đề giá trị sống của sinh viên với những đặc trưng nhất định [12,
tr.10].
Năm 1991 – 1995, nhiều đề tài KX thuộc chương trình Khoa học

cơng nghệ cấp Nhà nước đã tiếp cận vấn đề giá trị, đặc biệt là các đề tài
mã số KX – 07: “Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát
triển kinh tế xã hội”. Có thể điểm qua một số đề tài sau:
Đề tài “Những đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách của con
người Việt Nam trong sự phát triển kinh tế xã hội” mã số KX - 07 - 04 do
PGS.TS Nguyễn Quang Uẩn chủ nhiệm (1995) đã nghiên cứu những giá
trị chung, giá trị nhân cách, giá trị nghề nghiệp, giá trị truyền thống và
hiện đại của học sinh, sinh viên. Dựa trên những giá trị này, đề tài chỉ ra
xu hướng phát triển nhân cách người Việt Nam trong thời kì đổi mới và
mở cửa [45].
Tác giả Thái Duy Tuyên với đề tài “Tìm hiểu định hướng giá trị của
thanh niên trong cơ chế thị trường”, mã số KX - 07 - 10 (1995) đã khảo
sát trên các đối tượng thanh niên, công nhân, nơng dân, học sinh - sinh
viên, trí thức... tại một số thành phố lớn về “nhu cầu, nguyện vọng của
thanh niên” và “định hướng giá trị của thanh niên”. Các số lượng thu thập
được của đề tài đã phần nào phác họa được bức tranh chung về nhân cách
của con người Việt Nam qua các mặt như: Nhận thức và giá trị, tâm trạng
và thái độ, hứng thú và thị hiếu, nhu cầu và động cơ, cảm nghiệm và tự
đánh giá, nguyện vọng và ước mơ [41].
Luận án Phó Tiến sĩ Triết học của tác giả Dương Tự Đàm “Định
hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam” (1996) đã nghiên cứu quá trình biến đổi của tình hình thế giới, của
sự đổi mới về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu, lợi ích và định
hướng giá trị của thanh niên sinh viên. Tác giả đã xác định một số biểu
hiện đặc trưng, xu hướng phát triển và sự chuyển đổi định hướng giá trị
trong sinh viên. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã đề ra những giải pháp
16


nhằm giáo dục định hướng giá trị cho thanh niên sinh viên theo yêu cầu

của công cuộc đổi mới [10].
Cùng năm 1996, luận án Phó Tiến sĩ Tâm lý học của tác giả Nguyễn
Thị Khoa với đề tài “Định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình
của nữ trí thức hiện nay”, đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về giá trị, định
hướng giá trị và nêu ra những đặc trưng, xu thế định hướng giá trị chất
lượng cuộc sống gia đình của nữ trí thức, từ đó xây dựng những chuẩn giá
trị gia đình Việt Nam hiên đại.
Năm 1998, luận án Phó Tiến sĩ Tâm lý học của tác giả Lê Quang Sơn
với đề tài “Những đặc trưng tâm lý của định hướng giá trị của thanh niên
Việt Nam hiện đại”. Với đề tài này, tác giả đã xem định hướng giá trị như
là những thái độ của nhân cách đối với bản thân và thế giới trong quá khứ,
hiện tại và tương lai được cấu trúc lại trong các thể nghiệm và biểu tượng
của nhân cách [dẫn theo 13, tr.8].
Tập thể tác giả Phạm Minh Hạc, Thụy Như Ngọc, Rusell J.Daiton
với đề tài “Nghiên cứu giá trị thế giới – Việt Nam năm 2001”, Trong cuộc
điều tra giá trị thế giới năm 2001 tại Việt Nam đã thăm dò sự hài lòng về
chất lượng cuộc sống, quan hệ xã hội và gia đình, mức độ quan tâm và sự
tham gia trong lĩnh vực chính trị, những giá trị kinh tế, niềm tin vào hệ
thống chính trị. Đề tài cũng đưa ra được bức tranh về sự lựa chọn những
giá trị cơ bản trong lối sống, trong thực tế xã hội vào thời điểm trên [dẫn
theo 18, tr. 11].
Đầu năm 2002, tác giả Đỗ Ngọc Hà với luận án Tiến sĩ “Định hướng
giá trị của thanh niên, sinh viên hiện nay trước sự chuyển đổi về kinh tế,
xã hội của đất nước”. Đề tài cho thấy những giá trị nào điều tiết được
cuộc sống hàng ngày và hành vi xã hội của sinh viên, trên cơ sở đó xây
dựng biểu mẫu định hướng giá trị của sinh viên Việt Nam [14].
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học của tác giả Cấn Hữu Hải “Ảnh hưởng
của truyền thống gia đình đến định hướng giá trị của lứa tuổi đầu thanh
17



niên” (2002) đã đưa ra một số kết luận cho thấy ảnh hưởng của gia đình
đến việc định hướng giá trị của lứa tuổi đầu thanh niên [17].
Tác giả Lê Hương với đề tài nghiên cứu “Đánh giá định hướng giá
trị của con người” đã phân chia định hướng giá trị ở 3 mức độ là nhận
thức, xúc cảm -tình cảm và hành vi Trên cơ sở đó đã đưa ra các định
hướng giáo dục giá trị thông qua từng mức độ trên [dẫn theo 18, tr. 11].
Năm 2005, tác giả Đào Thị Oanh nghiên cứu về định hướng giá trị
của học sinh trung học. Cơng trình đã chỉ ra những giá trị truyền thống và
những giá trị mới hiện nay của học sinh nước ta. Đồng thời cũng đưa ra
đâu là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chọn lựa những giá trị mới trong
hệ thống giá trị của học sinh [27].
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây xuất hiện nhiều cơng trình
nghiên cứu của Ban Khoa Giáo Trung Ương, Ban Tư tưởng Văn hóa
Trung ương, các Viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội, đoàn thể, các báo
cáo tham luận tại các hội thảo, diễn đàn bàn về giá trị, định hướng giá trị
của con người Việt Nam nói chung và định hướng giá trị đạo đức của
thanh niên sinh viên nói riêng.
Tóm lại, các đề tài tập trung nghiên cứu giá trị và định hướng giá trị
đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong đó có cả tích cực lẫn tiêu cực của
những thay đổi về định hướng giá trị của người Việt Nam nói chung và
của thanh niên sinh viên nói riêng. Trên cơ sở đó, các đề tài cũng đã đề ra
những phương hướng và biện pháp để giúp thanh niên sinh viên hoàn
thiện về mặt nhân cách.
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về định hƣớng giá trị đạo đức
nghề nghiệp và định hƣớng giá trị đạo đức nghề dạy học
1.1.2.1. Trên thế giới
Vấn đề định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp và định hướng giá trị
đạo đức nghề dạy học đã được nhiều nước quan tâm và nghiên cứu. Có
thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu “Các giá trị nghề nghiệp và sự lựa chọn nghề nghiệp đối
với những sinh viên năm nhất” do Idit Ben – Shem và Tamara E. Avi –
18


Itzhak, khoa Hướng nghiệp, trường Đại học Haifa. Israel (1990) đã đưa ra
mối liên hệ giữa các giá trị trong nghề nghiệp và quyết định lựa chọn nghề
nghiệp của những sinh viên năm nhất, qua đó có những hỗ trợ phù hợp
cho họ trong định hướng nghề nghiệp.
Đề tài “Các giá trị nghề nghiệp của sinh viên năm nhất: khám phá
sự khác biệt giữa các nhóm” (2007), do Ryan D. Duffy và William E.
Sedlack đăng trên tạp chí Phát triển nghề nghiệp, đưa ra kết luận đa phần
sinh viên đều khẳng định hứng thú, lương cao, đóng góp cho xã hội và vị
thế là 4 giá trị nghề nghiệp quan trọng.
Nhóm tác giả Peter Gahan, Lakmal Abeysekea với đề tài: “Điều gì
ảnh hưởng đến các giá trị trong nghề nghiệp của một cá nhân? Tương
quan giữa các giá trị trong cơng việc, văn hóa dân tộc và ý nghĩa tự
thân”, Khoa Quản lí trường Đại học Moanash, Caulfield East, Úc phát
hành trong tạp chí Quản trị nguồn nhân lực (2009). Trong đó, giá trị nghề
nghiệp thường được xem như là một yếu tố trung tâm ảnh hưởng đến thái
độ và hành vi trong nghề nghiệp của cá nhân và tầm quan trọng của sự
hiểu biết về các giá trị nghề nghiệp tiếp tục khẳng định.
Đề tài “Các giá trị nghề nghiệp và khả năng thích ứng trong nghề
nghiệp của người lao động Đài Loan”, do Luo Lu và Guo Ching Lin
nghiên cứu đã khám phá các giá trị trong nghề nghiệp của các công nhân
làm việc tại Đài Loan và cho thấy mối quan hệ giữa các giá trị nghề
nghiệp và khả năng thích ứng trong nghề nghiệp.
Tác giả Tan, Esther với đề tài : “Các giá trị trong nghề nghiệp của
thanh thiếu niên Singapor”, đăng tải trên Trung tâm thông tin giáo dục
Singapor cho thấy bất kể tuổi tác, giới tính và chương trình học, học sinh

trung học tại Singapor cho thấy một mối bận tâm với tầm quan trọng của
các mối quan hệ trong nghề nghiệp. Nghiên cứu kết luận rằng chương
trình định hướng nghề nghiệp cần được tiến hành sớm thì sẽ hiệu quả hơn.
Ngồi ra, các nhà nghiên cứu cũng đề nghị nên làm rõ cách thức cung cấp
định nghĩa về các giá trị nghề nghiệp.
19


1.1.2.2. Ở Việt Nam
Việc định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp mà cụ thể hơn là giá trị
nghề dạy học có vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
lao động nghề nghiệp. Do đó, có rất nhiều đề tài liên quan đến lĩnh vực
này, có thể kể một số đề tài sau:
Tác giả Trịnh Thị Thuận với đề tài: “Tìm hiểu một số biểu hiện về
định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Sư phạm
Việt Bắc”. Cho thấy phần lớn sinh viên trường Đại học Sư phạm Việt Bắc
quý trọng và yêu thích nghề dạy học. Các em hướng vào mục đích nhằm
giúp cho sự hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của bản thân và
thế hệ trẻ, hướng vào sự đổi mới, tiến bộ của đất nước. Đồng thời có sự
đánh giá đúng đắn giá trị của nghề dạy học, phù hợp với xã hội Việt Nam.
Tuy nhiên vẫn còn mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động, giữa mong
muốn khả năng và hiện thực, giữa giá trị tinh thần và kinh tế [37].
Tác giả Phạm Gia Cường với đề tài: “Định hướng giá trị nghề
nghiệp và tính tích cực học nghề của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm
Hà Tây” (1998).
Năm 2002, Trần Quốc Thành với đề tài: “Định hướng giá trị nghề
nghiệp của HS lớp 12 THPT một số tỉnh miến núi phía Bắc”, in trên Tạp
chí TLH (số 8), Hà Nội đã nhắc đến tầm quan trọng của việc định hướng
nghề nghiệp, nhận thức về nghề nghiệp, xu hướng chọn nghề và những
nhân tố ảnh hưởng đến sự định hướng giá trị nghề nghiệp của HS. Trong

đó, vai trị của gia đình, bạn bè và các giá trị vật chất về nghề nghiệp có
xu hướng được đề cao trong quá trình định hướng nghề nghiệp của thế hệ
trẻ [32].
Năm 2003, Trần Thị Chanh với đề tài: “Định hướng giá trị nghề dạy
học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam”. Qua nghiên cứu
thực trạng, tác giả kết luận: “Sinh viên đã nhận thức được các giá trị của
nghề dạy học. Có sự đan xen giữa các giá trị truyền thống và giá trị hiện
đại. Thái độ của sinh viên đối với nghề dạy học biểu hiện chưa cao. Và
20


quá trình định hướng giá trị nghề dạy học chưa có sự thống nhất chặt chẽ
giữa nhận thức, thái độ và hành vi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến định
hướng giá trị nghề dạy học như: Điều kiện kinh tế - xã hội, nội dung,
phương pháp đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của trường” [3].
Năm 2006, Tác giả Nguyễn Huy Tuyên với đề tài: “Định hướng giá
trị nghề dạy học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị”.
Cho biết sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị đã nhận thức
được các giá trị của nghề dạy học, nhưng hướng chủ yếu vào những giá trị
cá nhân. Tuy nhiên quan niệm của sinh viên về yêu cầu nhân cách của
người thầy giáo còn chưa phù hợp. Việc học tập và rèn luyện nghề của
sinh viên chưa thật sự tích cực. Mức độ nhận thức, thái độ và biểu hiện
hành động trong định hướng giá trị nghề dạy học chưa có sự thống nhất
[42].
Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Phương
với đề tài: “Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Cao
đẳng Sư phạm kiên Giang” (2010). Luận văn đã cung cấp hệ thống cơ sở
lý luận đầy đủ về định hướng giá trị nghề dạy học [29].
Năm 2013, Đỗ Thị Ngọc Chi với luận văn “Định hướng nghề nghiệp
của HS THPT trên địa bàn TP. Hải Phòng”. Kết quả cho thấy những bất

cập trong việc giáo dục và triển khai các biện pháp định hướng giá trị cho
HS tập trung khơng chỉ về phía nhà trường mà còn chịu sự chi phối mạnh
mẽ từ gia đình và các phương tiện truyền thơng đại chúng. Sự ảo tưởng
ngành nghề và thiếu thơng tin chính xác là những yếu tố chính khiến HS
chọn lầm nghề [4].
Như vậy, thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên Sư
phạm đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, nhìn chung các đề tài
này chỉ nghiên cứu định hướng giá trị chung, chưa đi sâu về định hướng
giá trị đạo đức. Bên cạnh đó cũng chỉ nghiên cứu thực trạng là chủ yếu,
chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng đến
định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên sư phạm hoặc nếu có chỉ là
21


những yếu tố chính, cơ bản, chưa đi sâu vào thực tiễn. Do đó, người
nghiên cứu tập trung vào việc khai thác các yếu tố ảnh hưởng đến định
hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, từ đó có thể
đưa ra những biện pháp định hướng đúng đắn và rõ ràng.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái niệm giá trị
Trong tiếng Anh, khái niệm giá trị thường được nhắc tới qua hai
thuật ngữ có ý nghĩa gần như nhau, đó là: “value” – giá trị, ý nghĩa và
“worth” – vừa có nghĩa là giá trị, giá cả, ý nghĩa, vừa có nghĩa là phẩm
giá, phẩm chất. Tuy nhiên, ngày nay thuật ngữ “value” được dùng phổ
biến hơn.
Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư Xô Viết, “Giá trị là sự khẳng
định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới xung quanh
đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc tồn bộ xã hội nói chung. Giá trị
được xác định khơng phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi
tính chất cuốn hút của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của

con người, phạm vi hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các
chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện
trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và
mục đích” [45, tr. 51-52]. Như vậy, giá trị không phải xuất phát từ bản
thân nội tại vốn có của sự vật, mà là sự phù hợp, có ý nghĩa của những
thuộc tính tự nhiên của sự vật đối với hoạt động sống của con người và
đối với những mối quan hệ xã hội mà con người tham gia cũng như đáp
ứng và thỏa mãn được hứng thú và nhu cầu của con người. Giá trị của một
sự vật được quyết định bởi ý muốn của con người. Hay nói cách khác, giá
trị của một vật chính là sự phản ánh, sự hiện thân của nhu cầu hay ước
muốn của chủ thể phản ánh nó. Thêm vào đó, giá trị của một vật khơng
phải chỉ do một người phản ánh, mà có thể là do một nhóm người hay một
cộng đồng xã hội.

22


Theo từ điển Triết học do M.M.Rozental (Liên Xô) chủ biên (NXB
Tiến bộ Maxcơva, 1975), “Giá trị là những định nghĩa về mặt xã hội của
các khách thể trong thế giới chung quanh nhằm nêu bật tác dụng tích cực
hoặc tiêu cực của khách thể ấy đối với con người và xã hội (cái lợi, cái
thiện và ác, cái đẹp và xấu nằm trong những hiện tượng của đời sống xã
hội hoặc tự nhiên). Xét bề ngoài, các giá trị là các đặc tính của sự vật
hoặc hiện tượng, khơng phải đơn thuần do kết cấu bên trong của bản thân
khách thể, mà do khách thể bị thu hút vào phạm vi tồn tại xã hội của con
người và trở thành cái mang những quan hệ xã hội nhất định. Đối với chủ
thể (con người), các giá trị là các đối tượng lợi ích của nó, cịn đối với ý
thức của nó thì chúng đóng vai trị những vật định hướng hàng ngày
trong thực trạng vật thể và xã hội, chúng biểu thị các quan hệ thực tiễn
của con người đối với sự vật và hiện tượng xung quanh mình” [46,

tr.206].
Theo từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội), “Giá trị là cái làm
cho một vật có lợi ích, có ý nghĩa hay đáng quý về một mặt nào đó”. Mặt
nào đó có thể là mặt đạo đức, trí tuệ, tài năng; hay những quan niệm và
thực tại về cái đẹp, về sự thật, về điều thiện của xã hội; hay tính chất quy
ra được thành tiền của một vật trong quan hệ mua bán, đổi chác; hay độ
lớn của một đại lượng, một lượng biến thiên. Với định nghĩa như trên thì
giá trị được hiểu như là “cái chuẩn”, “thang đo” để đánh giá một thuộc
tính, đặc điểm nào đó của sự vật hiện tượng, hay của con người trong
những hoàn cảnh nhất định và lĩnh vực nhất định [28, tr.102].
Những hiểu biết đầu tiên về giá trị và lý luận về các giá trị có từ thời
xa xưa, gắn liền với Triết học. Cuối thế kỷ XIX, giá trị học mới tách ra
thành một lĩnh vực khoa học độc lập và thuật ngữ giá trị được dùng để chỉ
một khái niệm khoa học. Trong những thập kỷ gần đây, khái niệm giá trị
được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học như triết học, xã hội
học, chính trị học, tâm lý học, giáo dục học, kinh tế học. Ở mỗi ngành
23


×