Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Ngữ Văn trường THPT Hoài Đức B, Hà Nội - Đề thi thử đại học môn Văn có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.48 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT HÀ NỘI</b>
<b>TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B</b>


<b>ĐỀ THI THỬ KỲ THI QUỐC GIA</b>
<b>NĂM HỌC 2014-2015</b>


<b>MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12</b>
<i><b>(Thời gian 180’ không kể giao đề)</b></i>
<b>Câu I: (3 điểm)</b>


Đọc hiểu văn bản sau:


Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?


- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,


Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn,
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc.


Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...
Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn:


Trái cây rơi vào áo người ngắm quả,
Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn,
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,


Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn...
Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời,


Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khố


Những pho tượng chùa Tây Phương khơng biết cách trả lời
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ


Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi!


<i>(Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? – Chế Lan Viên)</i>


1 Chế Lan Viên từng là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới


1930- 1945? Đúng Sai


2 Bài thơ “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng” ra đời trong những


năm K/C chống Mỹ Đúng Sai


3 Đoạn thơ trên viết theo thể thơ tự do? Đúng Sai


4 Gieo vần liên tiếp? Đúng Sai


5- Hãy chỉ ra câu hỏi tu từ trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của câu hỏi tu từ đó?
6- Những danh nhân nào được nhắc tới trong đoạn thơ? Điều đó có ý nghĩa gì?
7- Tác giả đã khẳng định điều gì qua đoạn thơ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời,
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khố


Những pho tượng chùa Tây Phương khơng biết cách trả lời
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ



Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi!
<b>Câu II. (3,0 điểm)</b>


Facebook và cuộc sống thật của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
<b>Câu III: (4 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>SỞ GD&ĐT HÀ NỘI </b>
<b>TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B</b>


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA 2014-2015</b>
<b>MÔN NGỮ VĂN</b>


<b>Câu I: ( 3 điểm)</b>
<b>1- Đúng (0,25đ)</b>
<b>2- Đúng (0,25đ)</b>
<b>3- Đúng (0,25đ)</b>
<b>4- Sai (0,25đ)</b>


<b>5- Câu hỏi tu từ là: Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?</b>


Tác dụng: câu hỏi tu từ có tính chất khẳng định chưa bao giờ Tổ Quốc lại đẹp
như thế này, đồng thời thể hiện niềm tự hào về Tổ Quốc của tác giả. (0,5đ)
<b>6- Những danh nhân được nhắc tới trong đoạn thơ là: Nguyễn Trãi, Nguyễ Du, </b>


Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn...


Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa và chống giặc ngoại
xâm của dân tộc. (0,5đ)



<b>7- Tổ Quốc ta trải qua 4000 năm Văn Hiến từ nỗi đau, từ truyền thống văn hóa </b>
chống ngoại xâm của cha ông thủa trước để đến hôm nay Tổ Quốc chưa bao giờ
đẹp như thế. (0,5đ)


<b>8- Nỗi đau, sự bế tắc của cha ông trong quá khứ vì đói nghèo, và sự khủng hoảng </b>
suy đồi của chế độ Phong Kiến. (0,5đ).


<b>Câu II: (3 điểm) Facebook và cuộc sống thật của một bộ phận giới trẻ hiện nay.</b>
<b>MB: Giới thiệu vấn đề (0,25đ)</b>


<b>TB:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Hậu quả: Nghiện Face book làm mất quá nhiều thời gian cho học tập và lao động.
Những luồng dư luận khơng tốt được đăng tải trên facebook có thể ảnh hưởng tới nhân
cách của từng cá nhân những người trẻ chưa đủ bản lĩnh. ...(0,5)


- Giải pháp: Nhiều chuyên gia cho rằng, khơng thể hồn tồn đổ lỗi cho giới trẻ khi
những hiện tượng tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều. Ứng xử của những người xung
quanh được xem là giải pháp quan trọng để thanh lọc và giúp bạn trẻ giữ vững phẩm
chất đạo đức giữa những guồng quay khắc nghiệt, giữa vô vàn trào lưu tốt xấu đang
tác động xung quanh.


“Ngay cả với thế giới ảo mà nhiều học sinh, sinh viên đang bị lơi cuốn thì thay vì
những ác cảm bởi tiêu cực nảy sinh, gia đình, nhà trường cần dạy học trị cách ứng xử
có văn hố, biết kiểm sốt chừng mực mỗi hành vi của mình. Các em cần được trang
bị những kỹ năng sống cần thiết, dù là chỉ trên thế giới ảo...” - một chuyên gia về tâm
lý giáo dục đã nhấn mạnh như vậy. (0,75)


<b>KB:</b>



- Khái quát nội dung bài làm (0,25)
- Liên hệ bản thân (0,25)


<b>Câu III: (4 điểm) Các ý cần đạt</b>


<b>Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, có bao nhiêu lần Kim Lân miêu tả những giọt </b>
<b>nước mắt của người mẹ (Bà cụ Tứ) khi chứng kiến anh con trai “nhặt được vợ”? </b>
<b>Dụng ý của nhà văn phía sau những biểu hiện nghệ thuật đó là gì?</b>


Trong thiên truyện, bà cụ Tứ ln cố dấu những dịng nước mắt xót thương vì sợ phiền
cho chính những người mà mình thương xót. Nhưng tình cảm u thương thấm thía và
lịng trắc ẩn đã không thể nào dấu hết… => Kim Lân đã 3 lần miêu tả những giọt nước
mắt của người mẹ nhân từ:


+ “Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường của con mình thế kia?... Bà lão hấp
háy cặp mắt… vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải”.


Đây là giọt nước mắt xúc động khi thấy người con trai xấu xí ngờ nghệch của mình có
vợ. Giọt nước mắt mừng vui của một người mẹ khi thấy con hạnh phúc.


+ “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con… Cịn mình thì… Trong kẽ mắt kèm
nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…”.


Đây là giọt nước mắt tủi thân, tủi phận của một người mẹ nghèo khi nghĩ đến trách
nhiệm của người làm mẹ đối với đứa cong trai xấu số. Giọt nước mặt bất lực của một
người đàn bà nghèo muốn lo cho con bằng người mà không lo nổi.


+ “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương q… Bà cụ nghẹn lời khơng nói được nữa,
nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Đó là tình cảm trắc ẩn, xót xa cho hồn cảnh trớ trêu của gia đình mình/ cho thân </i>
<i>phận của đứa con dâu tội nghiệp. Là giọt nước mắt hạnh phúc của tình mẫu tử thiêng </i>
<i>liêng trước niềm niềm vui bất ngờ với đứa con trai.</i>


(Học sinh tự viết mở bài và kết bài).
<b>Cách cho điểm:</b>


Điểm 4: Bài viết bám sát yêu cầu của đề, điễn đạt lưu lốt, có sức thuyết phuc.
Điểm 3: Bám sát đề, có thể diễn đạt cịn 1 số lỗi nhỏ, có thể thiếu 1 ý


Điểm 2: Bám sát đề, thiếu 2 ý, mắc lỗi diễn đạt và 1 số lỗi chính tả không nghiêm
trọng.


</div>

<!--links-->

×