Đề kiểm tra môn ngữ văn 9 học kỳ I năm học 2010- 2011 ( Lớp thường)
Thời gian: 90 phút
Phần I: ( 6 điểm)
Cho câu thơ:
“ Không có kính, rồi xe không có đèn”.
Câu 1: (1.5 điểm)
Hãy chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ và cho biết khổ
thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác
của bài thơ đó?
Câu 2: (1điểm)
Hai câu thơ cuối của đoạn thơ em vừa chép tác giả sử dụng biện pháp nghệ
thuật nào em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng.
Câu 3:( 3,5điểm)
Viết đoạn văn diễn dịch ( Từ 10 => 12 câu ) nêu cảm nhận của em về khổ
thơ trên?( Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán –
Hãy gạch chân và chỉ rõ. ).
Phần II (4điểm)
Dưới đây là một phần của truyện ngắn “Làng”- Kim Lân.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng,một lúc lâu lại hỏi:
- À,thàyhỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai ?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt :
- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm !
Nước mắt ông lão tràn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ :
- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.
( Sánh ngữ văn 9 Tập I)
Câu 1: (3điểm)
Nhân vật “ông” trong đoạn trích trên là ai? Hãy viết một đoạn văn ngắn
(Từ 8 => 10 câu) giới thiệu về nhân vật đó.
Câu 2: (1điểm)
Em hãy nêu tên 2 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã học viết về đề tài người
nông dân và ghi rõ tên tác giả?
Đề kiểm tra môn ngữ văn 9 học kỳ I năm học 2010- 2011 ( Lớp ch ọn)
Thời gian: 90 phút
Phần I: ( 5 điểm)
Cho câu thơ:
“ Không có kính, rồi xe không có đèn”.
Câu 1: (1 điểm) Hãy chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ
và cho biết khổ thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn
cảnh sáng tác của bài thơ đó?
Câu 2: (1điểm) Hai câu thơ cuối của đoạn thơ em vừa chép tác giả sử dụng
biện pháp nghệ thuật nào em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng.
Câu 3:( 3điểm) Viết đoạn văn diễn dịch ( Từ 10 => 12 câu ) nêu cảm nhận
của em về khổ thơ trên?( Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu
cảm thán – Hãy gạch chân và chỉ rõ. ).
Phần II (4điểm)
Dưới đây là một phần của truyện ngắn “Làng”- Kim Lân.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng,một lúc lâu lại hỏi:
- À,thàyhỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai ?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt :
- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm !
Nước mắt ông lão tràn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ :
- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.
( Sánh ngữ văn 9 Tập I)
Câu 1: (2,5điểm)
Nhân vật “ông” trong đoạn trích trên là ai? Hãy viết một đoạn văn ngắn
(Từ 8 => 10 câu) giới thiệu về nhân vật đó.
Câu 2: (0,5điểm)
Em hãy nêu tên 2 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã học viết về đề tài người
nông dân và ghi rõ tên tác giả?
Câu 3: (1điểm) Xây dựng hình tượng nhân vật luôn hướng về làng chợ
Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “ Làng” mà
không phải là “Làng chợ Dầu”
Câu 4: .( 1điểm) Người lính ở bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu” và
người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm
Tiến Duật có điểm gì chung .
Đáp án bài kiểm tra học kỳ I năm học 2010 – 2011 ( Lớp thường)
Phần I ( 6 điểm)
Câu 1: (1,5điểm)
- Chép đúng ,chính xác, sạch ,đẹp, không sai lỗi chính tả (0,5điểm).
- Tác giả: Phạm Tiến Duật ( 0,5 điểm).
- Sáng tác: 1969 thời kỳ chống Mỹ cứu nước.(0,5điểm)
Câu 2:( 1điểm)
Nghệ thuật : Hoán dụ - Trái tim. (0,5điểm)
Tác dụng :(0,5điểm) Thể hiện sức mạnh của người lính,sức mạnh con người
đã chiến thắng bom đạn của kẻ thù
Câu 3: ( 3,5điểm)
Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn : Tình yêu Tổ quốc ý chí chiến đấu vì giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước.
+ Cần nêu được:
- Bài thơ khép lại bằng 4 câu thơ thể hiện ý chí chiến đấu vì giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước.
- Điệp ngữ không có được nhắc lại 3 lần nhấn mạnh sự thiếu thốn đến
trần trụi của những chiếc xe còn cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến
trường,
- Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không đè bẹp
được tinh thần ý chí chiến đấu của những chiến sỹ lái xe. Xe không
những chạy vì có động cơ máy móc mà còn có 1 động cơ tinh thần
( vì miền Nam phía trước)
- Đối lập với tất cả những cái “ không có” ở trên là 1 cái “ có” đó là trái
tim sức mạnh của người lính , sức mạnh con người đã chiến thắng
bom đạn của kẻ thù.
- Hình ảnh “ Trái tim trong câu thơ là hình ảnh hoán dụ chỉ người lính
=> Thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước.
- Trái tim ấy thay thế cho tất cả những thiếu thốn hợp nhất với người
chiến sỹ lái xe thành 1 cơ thể sống tiếp tục tiến lên phía trước hướng
về miền Nam thân yêu….
* H/S đưa được lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán vào đoạn văn:
(0,5điểm)
Phần II ( 4điểm)
Câu 1: ( 3điểm)
Nhân vật “Ông” trong đoạn trích là ông Hai.
Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai cần nêu được 1 số ý trọng tâm sau:
- Ông Hai là người chợ Dầu ông có một tình yêu làng, yêu nước sâu sắc.....
- Khi ông nhận được tin dữ làng chợ Dầu theo giặc ông đã bộc lộ tâm
trạng: Đau đớn, xót xa, tủi hổ....
- Khi nghe tin đồn được cải chính.....
Câu 2: Kể tên 2 tác phẩm : - Tắt đèn – Ngô Tất Tố (0,5điểm)
- Lão Hạc – Nam Cao.(0,5điểm)
Đáp án bài kiểm tra học kỳ I năm học 2010 – 2011 ( Lớp chọn)
Phần I ( 5 điểm)
Câu 1: (1điểm)
- Chép đúng ,chính xác, sạch ,đẹp, không sai lỗi chính tả (0,5điểm).
- Tác giả: Phạm Tiến Duật ( 0,25 điểm).
- Sáng tác: 1969 thời kỳ chống Mỹ cứu nước.(0,25điểm)
Câu 2:( 1điểm)
Nghệ thuật : Hoán dụ - Trái tim. (0,5điểm)
Tác dụng :(0,5điểm) Thể hiện sức mạnh của người lính,sức mạnh con người
đã chiến thắng bom đạn của kẻ thù
Câu 3: ( 3điểm)
Câu chủ đề đứng ở đầu câu: Tình yêu Tổ quốc ý chí chiến đấu vì giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước.
+ Cần nêu được:
- Bài thơ khép lại bằng 4 câu thơ thể hiện ý chí chiến đấu vì giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước.
- Điệp ngữ không có được nhắc lại 3 lần nhấn mạnh sự thiếu thốn đến
trần trụi của những chiếc xe còn cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến
trường,
- Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không đè bẹp
được tinh thần ý chí chiến đấu của những chiến sỹ lái xe. Xe không
những chạy vì có động cơ máy móc mà còn có 1 động cơ tinh thần
( vì miền Nam phía trước)
- Đối lập với tất cả những cái “ không có” ở trên là 1 cái “ có” đó là trái
tim sức mạnh của người lính , sức mạnh con người đã chiến thắng
bom đạn của kẻ thù.
- Hình ảnh “ Trái tim trong câu thơ là hình ảnh hoán dụ chỉ người lính
=> Thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước.
- Trái tim ấy thay thế cho tất cả những thiếu thốn hợp nhất với người
chiến sỹ lái xe thành 1 cơ thể sống tiếp tục tiến lên phía trước hướng
về miền Nam thân yêu….
* H/S đưa được lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán vào đoạn văn:
(0,5điểm)
Phần II ( 4điểm)
Câu 1: ( 2,5điểm)
Nhân vật “Ông” trong đoạn trích là ông Hai.
Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai cần nêu được 1 số ý trọng tâm sau:
- Ông Hai là người chợ Dầu ông có một tình yêu làng, yêu nước sâu
sắc.....