Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Thực trạng phát triển giao thông vận tải đường bộ thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Ngơ Thị Như Hiền

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
GIAO THƠNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Ngơ Thị Như Hiền

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
GIAO THƠNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Địa lí học
Mã số: 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Tất cả các số liệu trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.

Tác giả

Ngô Thị Như Hiền


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu
Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, Phịng Sau Đại học, Khoa Địa lí, các Thầy,
Cơ giáo bộ mơn tham gia giảng dạy đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Đàm Nguyễn
Thùy Dương đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chun mơn, quan tâm giúp đỡ tận
tình để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh, Sở Giao thơng Vận tải, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Cục Thống kê Thành phố Hồ
Chí Minh,…đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu, số liệu, những thông tin cần thiết và bổ ích
để tác giả hồn thành đề tài này.
Cuối cùng, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường THPT Gia
Định, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
q trình cơng tác cũng như thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình thực hiện, nhưng luận văn sẽ khơng
tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp q báu từ q
Thầy, Cơ và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2015
Tác giả

Ngô Thị Như Hiền


Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các biểu đồ, bản đồ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 3
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu.................................................. 4
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu....................................................... 5
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 8
6. Cấu trúc luận văn............................................................................................ 8
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI
ĐƯỜNG BỘ ............................................................................................................... 9
1.1.

Cơ sở lý luận ............................................................................................. 9

1.1.1.

Các khái niệm .................................................................................... 9


1.1.2.

Vai trị của ngành giao thơng vận tải đường bộ ............................ 11

1.1.3.

Đặc điểm của ngành giao thông vận tải đường bộ ........................ 12

1.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố giao thông vận

tải đường bộ .................................................................................................... 13
1.1.5.
1.2.

Các tiêu chí đánh giá ........................................................................ 17

Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 19


1.3.1.

Tổng quan về hoạt động giao thông vận tải đường bộ ở Việt Nam
19

1.3.2.

Tổng quan về hoạt động giao thông vận tải đường bộ vùng Đông


Nam Bộ ............................................................................................................ 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.............................................................................................. 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ GIAO THƠNG VẬN
TẢI ĐƯỜNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................. 30
2.1.

Các nhân tố ảnh hưởng đến giao thông vận tải đường bộ Thành phố

Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 30
2.1.1.

Vị trí địa lí ......................................................................................... 30

2.1.2.

Nhóm nhân tố tự nhiên .................................................................... 33

2.1.3.

Nhóm nhân tố kinh tế- xã hội .......................................................... 38

2.2.

Thực trạng phát triển và phân bố giao thông vận tải đường bộ Thành

phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 47
2.2.1.

Vị trí của ngành giao thông vận tải đường bộ trong nền kinh tế


Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................... 47
2.2.2.

Mạng lưới giao thơng vận tải đường bộ ......................................... 51

2.2.3.

Hoạt động giao thông vận tải đường bộ ......................................... 60

2.2.4.

Các cửa ngõ ra vào thành phố ......................................................... 72

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.............................................................................................. 81
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN GIAO THÔNG
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................ 82
3.1.

Cơ sở đề ra định hướng .......................................................................... 82

3.1.1.

Mục tiêu phát triển GTVT đường bộ Việt Nam ............................ 82

3.1.2.

Mục tiêu phát triển GTVT đường bộ vùng Đông Nam Bộ........... 83

3.1.3.


Mục tiêu phát triển GTVT đường bộ TP.HCM ............................ 84

3.2.

Định hướng phát triển giao thông vận tải đường bộ Thành phố Hồ

Chí Minh ............................................................................................................ 88
3.2.1.

Định hướng phát triển GTVT Thành phố Hồ Chí Minh ............. 88

3.2.2.

Định hướng phát triển GTVT đường bộ TP.HCM ....................... 91


3.3.

Những giải pháp phát triển giao thông vận tải đường bộ ................... 95

3.3.1.

Cơ chế, chính sách ............................................................................ 95

3.3.2.

Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ................. 97

3.3.3.


Huy động vốn đầu tư ........................................................................ 98

3.3.4.

Khoa học- công nghệ ........................................................................ 99

3.3.5.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .......................................... 100

3.3.6.

Đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng và bảo vệ môi trường ....... 101

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 106


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOT

: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao lại (viết tắt
của Build - Operate –Transfer)

BT

: Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (viết tắt của Build –
Transfer)


BTN

: bê tông nhựa

BTXM

: bê tông xi măng

CNH

: cơng nghiệp hóa

CNG

: Khí thiên nhiên nén (viết tắt của Compressed Natural gas)

ĐNB

: Đông Nam Bộ

ĐP

: địa phương

GDP

: Tổng sản phẩm nội địa (viết tắt của Gross Domestic Product)

GTVT


: giao thơng vận tải

HĐH

: hiện đại hóa

HK

: hành khách

KCHT

: Kết cấu hạ tầng

KCN

: khu công nghiệp

KCX

: khu chế xuất

KTĐB

: kĩ thuật đường bộ

KTTĐ

: kinh tế trọng điểm


KT - XH

: kinh tế - xã hội

NSNN

: Ngân sách nhà nước

ODA

: Vốn viện trợ phát triển

PCU

: phương tiện quy đổi


PPP

: hợp tác công tư (viết tắt của Public Private Partnerships)

QL

: quốc lộ

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1 Chiều dài các loại đường thuộc mạng lưới đường bộ Việt Nam năm 2011 ..20
Bảng 1.2 Cấp kỹ thuật quốc lộ phân theo địa hình........................................................21
Bảng 1.3 Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ của nước ta giai đoạn 2007 - 2011 22
Bảng 1.4 Vốn đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ của nước ta 2009 - 201124
Bảng 2.1 GDP của TP.HCM giai đoạn 2000 – 2014 (theo giá hiện hành) ...................39
Bảng 2.2 Một vài chỉ số về dân số thành phố Hồ Chí Minh .........................................43
Bảng 2.3 Tốc độ gia tăng dân số trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 1979 – 2009 ...........45
Bảng 2.4 Chiều dài các tuyến đường chính và chiều dài hẻm phân theo các khu vực
phát triển của thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................52
Bảng 2.5 Hiện trạng chất lượng mạng lưới đường bộ TP.HCM năm 2014 ..................55
Bảng 2.6 Doanh thu hoạt động vận tải TP.HCM giai đoạn 2001 – 2013 .....................61
Bảng 2.7 Khối lượng vận tải của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2014 .......62
Bảng 2.8 Số lượng phương tiện xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM gia tăng qua các năm
.......................................................................................................................................65
Bảng 2.9 Số liệu đăng ký xe máy và ô tô cá nhân trên địa bàn TP.HCM phân theo 3
khu vực năm 2014 .........................................................................................................67
Bảng 2.10 Hiện trạng các bến xe khách liên tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh .................69



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ
1. Biểu đồ
Biểu đồ 2.1 GDP của TP.HCM giai đoạn 2000 – 2014 (theo giá hiện hành) ...............39
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu chất lượng đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 ............55
Biểu đồ 2.3 Sự gia tăng số lượng phương tiện xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM giai
đoạn 2000 -2014 ............................................................................................................66

2. Bản đồ
1. Bản đồ hành chính tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................... 32
2. Bản đồ giao thơng đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 50
3. Bản đồ mạng lưới giao thơng đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh ........................... 57


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giao thơng vận tải là ngành thuộc kết cấu hạ tầng, giữ vai trò hết sức quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. GTVT
tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phục vụ sự
nghiệp CNH- HĐH. Vì vậy, GTVT thường được ví như hệ thống mạch máu của cơ thể
xã hội và ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương, muốn phát triển kinh tế - xã hội nhất thiết
GTVT phải được đầu tư “đi trước một bước”.
Ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, GTVT vừa là điều
kiện đồng thời là một nội dung cơ bản trong sự nghiệp CNH- HĐH. Nằm trong Vùng
KTTĐ phía Nam, sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh được Nghị quyết số
53/NQ-TƯ Bộ Chính trị Trung ương Đảng về Vùng KTTĐ phía Nam xác định là có ý
nghĩa to lớn, là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Vùng KTTĐ phía Nam, tạo
đà cùng cả nước tiến nhanh, tiến vững chắc vào quá trình CNH, HĐH. Động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đối với cả nước thể hiện ở vai trò

là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hố, khoa học kỹ thuật của cả nước; ở mức đóng
góp vào khoảng 1/5 GDP của cả nước và 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước. Hơn nữa,
thành phố Hồ Chí Minh cịn có một vị trí địa lý, kinh tế đặc biệt quan trọng như có hệ
thống mạng lưới cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội đồng bộ; là nơi kết nối giao
thông thuận lợi về đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không giữa hai miền
Đông và Tây Nam bộ với khu vực Đông Nam Á, liên thông vào mạng lưới chung về
giao thông với Châu Á và thế giới; Đánh giá được vị trí và vai trị quan trọng đó, trong
những năm qua ngành GTVT thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là GTVT đường bộ, đã
có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát triển và tăng
trưởng kinh tế địa phương. Trên thực tế, nhiều dự án GTVT đường bộ quan trọng của
thành phố đã và đang được xây dựng với tốc độ khá nhanh.
Phù hợp với những định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố
trong giai đoạn mới, ngành GTVT đường bộ thành phố Hồ Chí Minh xác định: xây
dựng và từng bước hồn chỉnh, hiện đại hố mạng lưới giao thơng đường bộ đến năm


2

2020 và tầm nhìn sau năm 2020 nhằm đảm bảo cho thành phố phát triển ổn định, cân
bằng, bền vững và lâu dài, góp phần đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị
trung tâm cấp quốc gia, là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung
tâm thương mại - dịch vụ lớn ở khu vực Đông Nam Á.
Là một trung tâm đô thị đa chức năng và là thành phố lớn nhất Việt Nam, trong
thời gian qua dân số thành phố không ngừng gia tăng nhanh chóng, trong đó khơng chỉ
do sự gia tăng dân số tự nhiên mà còn chủ yếu do gia tăng dân số cơ học, hay nạn nhập
cư tự do từ các vùng, các khu vực khác nhau của cả nước đổ về thành phố. Theo báo
cáo "Thay đổi Cảnh quan Đô thị Đông Á: Đánh giá một thập kỷ Phát triển Không
gian” do Ngân hàng Thế giới công bố sáng 26-1-2015 đã đưa ra nhận xét rằng dân số
thành phố Hồ Chí Minh có thể đạt mức 10 triệu dân vào năm 2020. Như vậy, thành
phố Hồ Chí Minh sẽ là một trong những siêu đơ thị khổng lồ không chỉ trong khu vực

Đông Nam Á mà cịn trên cả thế giới.
Việc gia tăng nhanh chóng về quy mô dân cư tất yếu dẫn đến nhu cầu giao thông
trong đô thị cần phải phát triển một cách tương ứng để đáp ứng nhu cầu của mọi
người. Tuy nhiên trên thực tế nhiều năm qua, hệ thống giao thơng của thành phố Hồ
Chí Minh mặc dù có phát triển nhưng rõ ràng là chưa tương xứng với nhu cầu. Các
tuyến giao thông đường bộ ngày càng trở nên chật chội và nhỏ bé hơn; các con đường
mới xây dựng thêm chưa đủ sức giải tỏa những áp lực về số lượng xe cần thơng qua.
Có thể nói hiện nay thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên phải đối diện với nạn tắc
nghẽn lưu thơng, có nơi nạn tắc nghẽn có thể kéo dài hàng giờ hoặc lâu hơn, nhất là
trong các giờ cao điểm, hoặc là sau những cơn mưa to. Đi đôi với nạn ùn tắc là nạn ơ
nhiễm khơng khí, mức độ tiếng ồn gia tăng, và qua đó gây ra một số hậu quả xấu đối
với sức khỏe con người, gây nên những thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế đất nước
đang cần hồi sinh và phát triển.
Được học tập và làm việc tại thành phố phát triển vào loại bậc nhất cả nước, từng
được ví như “ Hịn ngọc Viễn Đơng”, tơi nhận thức rõ vai trò to lớn của GTVT, nhất là
GTVT đường bộ trong việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương, vì vậy tơi đã chọn
đề tài “ Hiện trạng phát triển giao thông vận tải đường bộ thành phố Hồ Chí Minh”
làm luận văn thạc sĩ.


3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
GTVT là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Do đó, trên
thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này dưới
góc độ khác nhau.
Dưới góc độ Địa lí học (Địa lí kinh tế- xã hội) có các cơng trình nghiên cứu như:
Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội đại cương, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), đã
đề cập đến vai trị, đặc điểm, tình hình hoạt động của ngành GTVT trên thế giới; Giáo
trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh

(chủ biên), tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 2001; Địa lí các ngành GTVT ở Việt Nam,
GS.TS Lê Thơng (chủ biên), NXB ĐHSP, Hà Nội 2011.
Gần đây có cuốn Địa lí dịch vụ, tập 1- Địa lí giao thơng vận tải do các tác giả Lê
Thông- Nguyễn Minh Tuệ đồng chủ biên, năm 2011, NXB ĐHSP Hà Nội đã nêu rõ cơ
sở lí luận của ngành GTVT và địa lí các ngành GTVT ở nước ta.
Bên cạnh đó, có một số đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học như: Địa
lí GTVT đường sắt Việt Nam của Lê Thị Quế; Địa lí GTVT đường bộ Việt Nam của
Nguyễn Thị Hồi Thu; Địa lí GTVT đường hàng khơng Việt Nam của Vũ Thị Ngọc
Phước; Địa lí GTVT đường biển Việt Nam của Nguyễn Thị Minh Hương, năm 2009,
là các luận văn thạc sĩ của trường ĐHSP Hà Nội,…nghiên cứu cơ sở lí luận của địa lí
GTVT, tiềm năng, hiện trạng phát triển và phân bố từng ngành GTVT cả nước. Ở cấp
tỉnh có các luận thạc sĩ như Nghiên cứu kết cấu hạ tầng GTVT tỉnh Tuyên Quang của
Phạm Việt Nguyên, năm 2010, ĐHSP- ĐH Thái Nguyên; Nghiên cứu kết cấu hạ tầng
GTVT tỉnh Quảng Ninh của Bùi Thị Hải Yến, năm 2011, ĐHSP Hà Nội; Hoạt động
GTVT tỉnh Vĩnh Long: hiện trạng và định hướng phát triển của Nguyễn Thị Chính,
năm 2013, ĐHSP TP.HCM,…đã nghiên cứu về tiềm năng, hiện trạng phát triển và
phân bố của GTVT ở các địa phương trên.
Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay có khơng ít các cơng trình
nghiên cứu về GTVT nhưng chủ yếu dưới góc độ kinh tế, kĩ thuật cịn dưới góc độ địa
lí học thì chưa có đề tài luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu về vấn đề này.


4

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
3.1 . Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành GTVT để nghiên cứu thực trạng
phát triển của hoạt động GTVT đường bộ thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số
định hướng và giải pháp phát triển GTVT đường bộ ở địa phương trong thời gian tới
nhằm tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

3.2 . Nhiệm vụ
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về GTVT đường bộ.

-

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố GTVT đường bộ

thành phố Hồ Chí Minh
-

Nghiên cứu thực trạng phát triển và phân bố GTVT đường bộ thành phố Hồ Chí

Minh, có chú ý đến mối liên hệ liên vùng.
-

Đề xuất một số giải pháp phát triển GTVT đường bộ thành phố Hồ Chí Minh

trong thời gian tới.
3.3 . Giới hạn nghiên cứu
-

Về thời gian: đề tài chủ yếu tập trung phân tích, sử dụng số liệu, tư liệu của

Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan, ban ngành
chức năng liên quan trong thời gian 14 năm trở lại đây (2000 - 2014), giải pháp đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
-


Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi thành phố Hồ Chí

Minh, có chú ý đến sự phân hóa theo các đơn vị hành chính (quận, huyện).
-

Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng cũng như phân

tích mạng lưới giao thơng đường bộ và hoạt động vận tải (vận chuyển, luân chuyển
hành khách và hàng hóa).
-

Về mức độ nghiên cứu:
o Về mạng lưới đường: trong đề tài này sẽ chỉ lấy các đường ô tô cấp I,

cấp II, cấp III, đường cao tốc trong số các tuyến giao thông đối ngoại, quá cảnh
(đường vành đai, đường xuyên tâm, đường hướng tâm); các đường phố chính cấp I,
cấp II trong nội đô và các nút giao giữa các tuyến nêu trên với nhau làm đối tượng


5

nghiên cứu. Các tuyến - nút này tạo thành một mạng giao thông mà trong luận văn này
gọi là mạng lưới đường cơ sở.
o Về hệ thống bến - bãi đậu xe: luận văn sẽ chỉ tập trung nghiên cứu, đề
xuất các bến - bãi đậu xe cơ sở gồm: bến xe khách liên tỉnh, các bến kĩ thuật dành
riêng cho xe buýt, các bãi đậu xe chính cho xe ô tô các loại, hệ thống kho - bãi trung
chuyển hàng hóa và các kho thơng quan.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ

Trong một lãnh thổ nhất định, các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ln có
mối liên hệ mật thiết với nhau tạo nên một tổng thể thống nhất. Sự phát triển của sản
xuất, của một ngành kinh tế, của một đơn vị kinh tế,… chịu sự tác động của nhiều yếu
tố. Áp dụng quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lí địi hỏi chúng ta có một cách
nhìn tổng qt. Vì vậy, nghiên cứu một vấn đề địa lí nói chung và địa lí kinh tế - xã
hội nói riêng phải gắn liền với một lãnh thổ nhất định và đặt nó trong mối quan hệ với
lãnh thổ khác, các quan hệ nội vùng, ngoại vùng.
GTVT đường bộ thành phố Hồ Chí Minh là ngành có vai trị vơ cùng quan
trọng, là một trong những tiền đề quan trọng trong xây dựng và phát triển của địa
phương. Mặt khác cũng cần thấy được vị trí của mạng lưới GTVT đường bộ thành phố
Hồ Chí Minh với tư cách là một bộ phận của mạng lưới GTVT thành phố Hồ Chí
Minh, là một bộ phận trong mạng lưới GTVT vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
của cả nước. Vì vậy, khi nghiên cứu về ngành GTVT đường bộ thành phố Hồ Chí
Minh, ta phải xem xét nó trong mối quan hệ đa chiều với các loại hình GTVT khác,
các yếu tố khác, với các lãnh thổ khác.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Một lãnh thổ dù rộng hay hẹp đều có cấu trúc nhất định, các yếu tố trong một
lãnh thổ lại có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống thống nhất và
hồn chỉnh. Đồng thời, nó cũng là một bộ phận của cấp cao hơn.
Tính hệ thống của mạng lưới GTVT đường bộ của TP.HCM thể hiện ở các cấp
đường và tổ chức mạng lưới đường. Về cấp đường, hệ thống đường bộ gồm các cấp


6

khác nhau như: cấp quốc gia (quốc lộ), cấp địa phương (tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô
thị,…Xét về tổ chức lãnh thổ, mạng lưới GTVT đường bộ được tổ chức thành các các
điểm, đầu mối, tuyến (vành đai, xuyên tâm, hướng tâm, cửa ngõ ra vào thành phố…).
Giữa các bộ phận này có quan hệ chặt chẽ với nhau, cấu thành bộ khung cơ sở của
mạng lưới GTVT của lãnh thổ.

4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Trong các nghiên cứu địa lí về việc vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh là
cần thiết bởi các đối tượng địa lí đều có q trình phát sinh và phát triển, nó ln vận
động, biến đổi khơng ngừng. Đặc biệt, các vấn đề kinh tế - xã hội biến đổi rất nhanh
chóng và mạnh mẽ. Nếu khơng vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh, không nắm
được lịch sử phát triển của đối tượng thì khó có thể giải thích được sự phát triển của
hiện tại và cũng như dự báo chính xác được tương lai của đối tượng nghiên cứu.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh, mạng
lưới GTVT đường bộ cũng không ngừng được mở rộng, các tuyến đường được nâng
cấp hiện đại, năng lực vận tải được nâng cao, trở thành sợi dây liên kết giữa các địa
phương trong thành phố và giữa thành phố với các tỉnh thành trong khu vực, đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong hiện tại và tương lai.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm này được coi là xu thế phát triển của thời đại ngày nay. Phương
châm của quan điểm này là tác động vào tự nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên
một cách triệt để, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng không làm ảnh hưởng xấu hoặc
phương hại đến môi trường.
Các hoạt động kinh tế của con người ít hay nhiều đều tác động đến tài nguyên
và môi trường ở các mức độ khác nhau, hoạt động GTVT cũng không nằm ngồi quy
luật ấy. Vì vậy, trong việc phát triển GTVT đường bộ thành phố Hồ Chí Minh cũng
cần chú ý đến việc tái tạo nguồn lợi, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền
vững.


7

4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Các tài liệu thống kê cần thiết bao gồm: điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của

thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng mạng lưới giao thơng và tình hình vận tải, các định
hướng và giải pháp phát triển ngành trong tương lai.
Các nguồn tài liệu này được tác giả thu thập từ:
- Nguồn tài liệu từ các cơ quan chức năng như: Sở GTVT Tp. Hồ Chí Minh, Sở
Quy hoạch Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê,…
- Số liệu thống kê từ Niên giám thống kê Tp. Hồ Chí Minh và cả nước qua một
số năm (2001 – 2014).
- Các dự án, đề tài nghiên cứu về GTVT của các Bộ, ban, ngành liên quan.
- Các giáo trình, sách tham khảo, luận văn có liên quan đến điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của thành phố và khu vực, đặc biệt là về GTVT.
4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Sau khi thu thập tài liệu và số liệu cần thiết, tác giả tiến hành tổng hợp, phân
tích và so sánh tài liệu để phù hợp với mục đích nghiên cứu. Cơng việc này giúp thấy
được quy luật phân bố mạng lưới đường, mang lại cái nhìn tồn diện về sự tương quan
giữa phát triển, phân bố mạng lưới đường cùng với năng lực vận tải, xu hướng phát
triển mạng lưới đường trong tương lai.
4.2.3. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp truyền thống, đặc trưng của Địa lí kinh tế - xã hội, sử dụng
phương pháp này giúp chúng ta tránh được những kết luận, quyết định chủ quan, thiếu
cơ sở thực tiễn. Vì vậy, ngoài việc thu thập dữ liệu, tác giả đã tiến hành khảo sát thực
địa, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến cửa ngõ ra vào thành phố,…trên địa bàn
Tp.HCM để có thể nhìn nhận và đánh giá khách quan về vấn đề nghiên cứu.
4.2.4. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp đặc trưng được sử dụng phổ biến trong địa lí, các nghiên
cứu địa lí được khởi đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ. Mặt khác, các kết
quả có được nếu phản ánh bằng bản đồ, biểu đồ thì sẽ thể hiện rõ ràng và chi tiết nội


8


dung cần trình bày. Trong đề tài này, tác giả cũng sử dụng hệ thống các bản đồ, biểu
đồ để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mạng lưới GTVT và tìm hiểu thực trạng
phân bố mạng lưới đường.
4.2.5. Phương pháp dự báo
Phương pháp này giúp ta định hướng chiến lược, xác định các mục tiêu phát
triển trước mắt và lâu dài của đối tượng nghiên cứu, có cơ sở khoa học phù hợp với
các điều kiện và xu thế phát triển của hiện thực. GTVT là tiền đề cho sự phát triển
kinh tế - xã hội, do vậy việc phân tích, dự báo xu hướng phát triển của ngành trong
tương lai là việc làm cần thiết. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp trên không tách rời nhau
mà được vận dụng phối hợp nhau.
5. Đóng góp của luận văn
- Kế thừa và cập nhật cơ sở lý luận và thực tiễn về giao thông vận tải đường bộ
để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu cấp tỉnh, thành phố.
- Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố GTVT đường bộ,
những thuận lợi và khó khăn của GTVT đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh
- Đưa ra bức tranh hoạt động GTVT đường bộ về mạng lưới giao thông và hoạt
động vận tải đường bộ ở địa phương
- Đề xuất những giải pháp phát triển nhằm khai thác có hiệu quả cũng như phát
triển hợp lí và có chất lượng GTVT đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian
tới.
6.

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giao thông vận tải đường bộ
Chương 2: Thực trạng phát triển, phân bố giao thông vận tải đường bộ Thành phố Hồ
Chí Minh

Chương 3: Giải pháp phát triển giao thơng vận tải đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.


9

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI
ĐƯỜNG BỘ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc được hình
thành theo một cấu trúc nhất định và đóng vai trị nền tảng cho các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra một cách bình thường
1.2.1.2. Giao thơng vận tải
Theo C.Mác: “giao thơng vận tải là ngành sản xuất quan trọng của xã hội và
đứng hàng thứ tư sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất nông
nghiệp”. [24]
Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt của nền
kinh tế quốc dân vì nó khơng sản xuất ra hàng hóa mà chỉ lưu thơng hàng hóa. Bản
thân ngành giao thơng vận tải khơng tạo ra của cải vật chất cũng như không làm tăng
khối lượng hay thay đổi tính chất của sản phẩm mà chỉ chuyển dịch vị trí của nó từ nơi
này tới nơi khác. Bằng cách đó, giao thơng vận tải đã làm tăng thêm giá trị của các sản
phẩm được sản phẩm được sản xuất ra. [24]
1.2.1.3.

Đường bộ [10]

Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
1.2.1.4.


Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ [11]

Kết cấu hạ tầng GTVT là hệ thống các cơng trình vật chất kĩ thuật, các cơng
trình kiến trúc và các phương tiện về tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự
phát triển GTVT và nền kinh tế.
Kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ gồm cơng trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ
xe, trạm dừng nghỉ và các cơng trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thơng
và hành lang an tồn đường bộ.



×