Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Cải thiện bộ công cụ asq 3 để sàng lọc, phát hiện và đánh giá trẻ từ 6 đến 12 tháng tại một số trường mầm non thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Nguyễn Hồng Thư

CẢI BIÊN BỘ CƠNG CỤ ASQ-3
ĐỂ SÀNG LỌC, PHÁT HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ TRẺ
TỪ 6 ĐẾN 12 THÁNG TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Nguyễn Hồng Thư

CẢI BIÊN BỘ CƠNG CỤ ASQ-3
ĐỂ SÀNG LỌC, PHÁT HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ TRẺ
TỪ 6 ĐẾN 12 THÁNG TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ THỊ MINH HÀ


Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do chính tơi thực hiện, khơng sao chép từ nghiên
cứu của người khác, chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ

LÊ NGUYỄN HỒNG THƯ


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu đề tài, tơi gặp khơng ít khó khăn nhưng nhờ sự cố
gắng, nỗ lực của bản thân, đặc biệt nhờ sự giúp đỡ của thầy cô đồng nghiệp, giáo viên
ở các trường mầm non thành phố Hồ Chí Minh, phụ huynh của các bé, bạn bè đã giúp
tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thị Minh Hà người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng hết sức song đây là lần đầu tiên tôi tập dợt làm công tác
nghiên cứu khoa học nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong q
thầy cơ nhận xét, đóng góp ý kiến để đề tài này được hồn thiện hơn. Kính chúc sức
khỏe q thầy cơ hạnh phúc và thành đạt.


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT

Chữ cái viết tắt


Ý nghĩa

1

NC

Nghiên cứu

2

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

3

CS

Chăm sóc

4

CTS

Can thiệp sớm

5

KQNC


Kết quả nghiên cứu

6

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

7

GDĐB.ĐHSPTP.HCM

Giáo dục đặc biệt. Đại học sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh

9

GTC1

Giao tiếp câu 1

10

GTC2

Giao tiếp câu 2

11

GTC3


Giao tiếp câu 3

12

GTC4

Giao tiếp câu 4

13

GTC5

Giao tiếp câu 5

14

GTC6

Giao tiếp câu 6

15

VĐ thô C1

Vận động thô câu 1

16

VĐ thô C2


Vận động thô câu 2

17

VĐ thô C3

Vận động thô câu 3

18

VĐ thô C4

Vận động thô câu 4

19

VĐ thô C5

Vận động thô câu 5

20

VĐ thô C6

Vận động thô câu 6

21

VĐTC1


Vận động tinh câu 1

22

VĐTC2

Vận động tinh câu 2

23

VĐTC3

Vận động tinh câu 3

24

VĐTC4

Vận động tinh câu 4

25

VĐTC5

Vận động tinh câu 5

26

VĐTC6


Vận động tinh câu 6

27

GQVĐC1

Giải quyết vấn đề câu 1

28

GQVĐC2

Giải quyết vấn đề câu 2

29

GQVĐC3

Giải quyết vấn đề câu 3

Ghi chú


31

GQVĐC4

Giải quyết vấn đề câu 4


32

GQVĐC5

Giải quyết vấn đề câu 5

33

GQVĐC6

Giải quyết vấn đề câu 6

34

CNXHC1

Cá nhân-xã hội câu 1

35

CNXHC2

Cá nhân-xã hội câu 2

36

CNXHC3

Cá nhân-xã hội câu 3


37

CNXHC4

Cá nhân-xã hội câu 4

38

CNXHC5

Cá nhân-xã hội câu 5

39

CNXHC6

Cá nhân-xã hội câu 6

40

PH

Phụ huynh

41

GV

Giáo viên


42

CG

Chuyên gia

43

ĐH/CĐ

Đại học/ Cao đẳng

44

TC

Trung cấp

45

THPT

Trung học phổ thông

46

THCS

Trung học cơ sở


47

TT

Thứ tự


MỤC LỤC
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................6
4. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................................6
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.............................................................................6
6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài ....................................................................................6
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..................................................................8
7.1. Cách tiếp cận: .........................................................................................................8
7.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................8
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận .......................................................8
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................9
7.2.3. Phương pháp trắc nghiệm ............................................................................9
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ............................................................9
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học ..................................................................9
8. Những đóng góp mới của đề tài ..................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN..................................................................................10
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................10
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Bảng hỏi Độ tuổi và Giai đoạn - Phiên bản 3 (ASQ-3) .10
1.1.2. Các nghiên cứu khác về ASQ-3 trên thế giới ....................................................12
1.1.3. Các nghiên cứu về ASQ-3 ở Việt Nam .............................................................16
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ...........................................................................................16
1.2.1. Lí luận về cải biên .............................................................................................16

1.2.2. Các thông số kỹ thuật cải biên ..........................................................................20
1.2.3. Một số khái niệm công cụ .................................................................................24
1.2.3.1. Khái niệm sàng lọc .................................................................................24
1.2.3.2. Khái niệm phát hiện ...............................................................................26
1.2.3.3. Khái niệm đánh giá ................................................................................26
1.2.3.4. Khái niệm tuổi và giai đoạn phát triển ...................................................27
1.2.4. Đặc điểm phát triển của trẻ từ 6 đến 12 tháng ..................................................28


1.2.4.1. Đặc điểm phát triển vận động thô ..........................................................28
1.2.4.2. Đặc điểm phát triển vận động tinh .........................................................29
1.2.4.3. Đặc điểm phát triển giao tiếp .................................................................30
1.2.4.4. Đặc điểm phát triển tư duy .....................................................................32
1.2.4.5. Đặc điểm phát triển kỹ năng cá nhân xã hội ..........................................34
1.3. Thể thức nghiên cứu ...............................................................................................36
TIỂU KẾT .....................................................................................................................37
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ CẢI BIÊN BỘ CÔNG CỤ ASQ-3 GIAI ĐOẠN TRẺ TỪ
6 đến 12 THÁNG .................................................................................38
2.1. Đặc điểm khách thể khảo sát ..................................................................................38
2.2. Kết quả cải biên bộ công cụ ASQ-3 giai đoạn từ 6 đến 12 tháng ..........................39
2.2.1. Kết quả góp ý cho bảng hỏi ASQ-3 giai đoạn từ 6 đến 12 tháng của phụ huynh,
giáo viên và chuyên gia. ..............................................................................................39
2.2.2. Kết quả cải biên từng bảng hỏi ASQ-3 giai đoạn từ 6 đến 12 tháng ................46
2.2.2.1. Bảng hỏi 6 tháng trước và sau cải biên ..................................................46
2.2.2.2. Bảng hỏi 8 tháng trước và sau cải biên ..................................................52
2.2.2.3. Bảng hỏi 10 tháng trước và sau cải biên ................................................58
2.2.2.4. Bảng hỏi 12 tháng trước và sau cải biên ................................................64
2.2.2.5. Tổng kết các bảng hỏi ASQ-3 trước và sau cải biên ..............................71
2.3. Kiểm định kết quả nghiên cứu................................................................................73
2.3.1. Kiểm định bảng hỏi 6 tháng ..............................................................................73

2.3.1.1. Giao tiếp .................................................................................................73
2.3.1.2. Vận động thô ..........................................................................................75
2.3.1.3. Vận động tinh ........................................................................................77
2.3.1.4. Giải quyết vấn đề....................................................................................78
2.3.1.5. Cá nhân xã hội ........................................................................................79
2.3.2. Kiểm định bảng hỏi 8 tháng ..............................................................................81
2.3.2.1. Giao tiếp .................................................................................................81
2.3.3.2. Về vận động thô .....................................................................................82
2.3.3.3. Vận động tinh .........................................................................................83


2.3.3.4. Giải quyết vấn đề....................................................................................84
2.3.2.5. Cá nhân xã hội ........................................................................................86
2.3.3. Kiểm định bảng hỏi 10 tháng ............................................................................88
2.3.3.1. Giao tiếp .................................................................................................88
2.3.2.2. Vận động thô: .........................................................................................89
2.3.2.3. Vận động tinh .........................................................................................90
2.3.2.4. Giải quyết vấn đề...................................................................................92
2.3.2.5. Cá nhân xã hội ........................................................................................93
2.3.4. Kiểm định bảng hỏi 12 tháng ............................................................................95
2.3.4.1. Giao tiếp .................................................................................................95
2.3.4.2. Vận động thô .........................................................................................96
2.3.4.3. Vận động tinh .........................................................................................97
2.3.4.4. Giải quyết vấn đề....................................................................................99
2.3.4.5. Cá nhân xã hội ......................................................................................100
TIỂU KẾT: ................................................................................................................102
KẾT LUẬN .................................................................................................................103
KIẾN NGHỊ.................................................................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................105



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong độ tuổi mầm non, năm đầu tiên là giai đoạn trẻ phát triển mạnh nhất. Trải
qua những biến đổi của cơ thể, trẻ sơ sinh dần thích nghi với cuộc sống trong những
điều kiện mới khi rời khỏi “chiếc lồng” tử cung. Đến khoảng 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu
có khả năng tiếp nhận ảnh hưởng của thế giới bên ngoài. Thực tế trong thời kỳ này, trẻ
phát triển đồng thời cả hai phương diện, không chỉ tiểu não và hệ thống thần kinh, cơ
quan vận động cũng phát triển hoàn thiện. Theo tự nhiên, bất cứ cơ quan nào vừa hình
thành đều sẽ phát huy vai trị của nó. Trong thuật ngữ hiện đại, cơng việc mang tính
chức năng của cơ quan được gọi là “kinh nghiệm mơi trường”. Nếu khơng có được
kinh nghiệm này, cơ quan đó sẽ phát triển khơng bình thường hoặc phát triển khơng
hồn thiện. Sự phát triển bất thường, lệch lạc trong năm đầu tiên có thể ảnh hưởng
không tốt dẫn đến một số rối loạn, khuyết tật về tâm lý và chất lượng cuộc sống sau
này của trẻ nếu không được phát hiện sớm, xác định đúng và can thiệp phù hợp. Do
đó, việc khám sàng lọc, chẩn đốn trẻ khuyết tật có vai trị đặc biệt quan trọng trong
giáo dục đặc biệt và trị liệu, quyết định quá trình can thiệp sớm trong chữa trị với trẻ
khuyết tật. Chẩn đoán, sàng lọc trẻ giúp nhà chun mơn, phụ huynh và người chăm
sóc biết tình trạng, sự phát triển, điểm mạnh, điểm yếu để có thể đưa ra những hỗ trợ
phù hợp giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Can thiệp sớm là khâu vô cùng quan trọng đối với những trẻ chậm phát triển và
trẻ khuyết tật, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, để thực hiện kịp thời, khám
sàng lọc và phát hiện sớm là việc không thể bỏ qua. Để sàng lọc đúng và phát hiện
sớm, người thực hiện rất cần công cụ đánh giá phù hợp, đưa ra được những chỉ báo cơ
bản, đáng tin cậy.
Hiện nay có rất nhiều công cụ khám sàng lọc, không chỉ cho trẻ sau khi sinh mà
cịn có những biện pháp được bắt đầu sử dụng từ rất sớm, ngay từ giai đoạn mang thai
và ngay sau khi sinh như thử nghiệm Alpha Fetoprotein (tuần thứ 15 hoặc 18 trong

thai kỳ), phân tích nước ối cho thai kỳ từ tuần thứ 14 trở đi hay tế bào thai (6 – 8 tuần)
để phát hiện sớm những rối loạn gen, nhiễm sắc thể, cũng có thể là hoạt động khá thai


2
định kì của các bà mẹ thơng qua biện pháp siêu âm, rất nhiều bệnh hay hội chứng liên
quan tới tật CPTTT có thể được phát hiện sớm từ khi trẻ còn trong bụng mẹ: tật nứt
đốt sống cổ, hội chứng Down,… Đây là công việc chủ yếu của bác sĩ [14].
Các công cụ khám sàng lọc ngay sau khi sinh còn được sử dụng để phát hiện sớm
những vấn đề về nội tiết, trao đổi chất, các khuyết tật bẩm sinh dễ quan sát thấy và
những rối nhiễu về di truyền khác. Một trong những công cụ mà bác sĩ hay sử dụng là
cách tính điểm APGAR và thang đánh giá hành vi ở trẻ sơ sinh của Brazelton
(Brazelton Neonatal Behavioral Scale – BNBS). Hệ thống thang điểm của APGAR
cho phép đánh giá nhanh chóng tình trạng sức khẻo của trẻ sơ sinh ngay sau thời điểm
nó được sinh ra. Nó đánh giá các biểu hiện sau ở trẻ: nhịp tim, phản xạ hô hấp, trương
lực cơ và các biểu hiện chung sau 1 phút, 5 phút, 10 phút đầu tiên sau khi chào đời.
BNBS bao gồm 27 phép đo đạc hành vi ở trẻ sơ sinh. Công cụ này đo các biểu hiện:
mức độ tỉnh táo, hoạt bát, các hoạt động tự trở nên bình tĩnh (nín khóc), mỉm cười, các
đặc điểm của giấc ngủ và những hành vi điển hình khác của trẻ sơ sinh (ví dụ cách trẻ
sơ sinh phản ứng với các yếu tố kích thích khác nhau của mơi trường xung quanh như
ánh sáng, âm thanh, bị cù vào gan bàn chân…). Với kết quả thu được từ cả hai công cụ
này, các bác sĩ sẽ có cơ sở để nghi ngờ về sự bất bình thường trong trạng thái tâm lí
của trẻ sơ sinh (nhất là những trẻ có q trình mang thai khơng thuận lợi, nhiều nghi
vấn hay khi sinh gặp khó khăn (ví dụ như sinh chậm, khơng khóc ngay…) hay bị tổn
thương hệ thần kinh). Tuy nhiên những kết quả thu được từ việc khám sàng lọc không
thể được sử dụng cho việc tiên lượng sự phát triển của trẻ trong những giai đoạn ở
tương lai xa [14].
Cịn các cơng cụ khám sàng lọc sau khi sinh được dùng để khám sàng lọc trẻ em
ở độ tuổi lớn hơn hiện đang sử dụng ở Việt Nam và trên thế giới là trắc nghiệm khám
sàng lọc Denver (Denver Developmental Screening test – DDST), First STEP và một

số công cụ khác. Những công cụ này thường đánh giá các lĩnh vực khác nhau của sự
phát triển như lĩnh vực cá nhân – xã hội, vận động thô và tinh xảo, ngôn ngữ, kỹ năng
tự phục vụ…. Tương tự như những công cụ đã được đề cập đến ở trên, các công cụ
này chỉ nhằm phát hiện xem có cần phải tiến hành đánh giá kỹ lưỡng cho trẻ hay


3
khơng. Để có thể xây dựng được các mục tiêu giáo dục hay nội dung chương trình, cần
các cơng cụ đánh giá khác trong những bước tiếp theo [14], [5].
Bên cạnh đó cịn có một số cơng cụ khám sàng lọc đơn giản, dễ thực hiện, đồng
thời khi tổng hợp các cơng cụ này chúng ta sẽ có được một hệ thống các cơng cụ khám
sàng lọc có phạm vi lứa tuổi trải dài từ 0 đến 6 tuổi đặc biệt phù hợp để sàng lọc, phát
hiện những trẻ có nguy cơ bị chậm phát triển trí tuệ như: thang khám sàng lọc bước
đầu (FirstSTEP – Screening Test for Evaluating Preschoolerss), bảng khám sàng lọc
ESI - R, bộ công cụ ASQ, bộ công cụ AEPS, thang đo BRUNET - LEZINE, thang
CAPUTE,.. [14].
Thang khám sàng lọc bước đầu (FirstSTEP – Screening Test for Evaluating
Preschoolerss) bước đầu được dành cho hai nhóm tuổi, nhóm thứ nhất từ 2 tuổi 9
tháng (33 tháng) đến 3 tuổi 2 tháng (38 tháng); nhóm thứ hai từ 3 tuổi 3 tháng (39
tháng) đến 3 tuổi 8 tháng (44 tháng). Thang khám sàng lọc này kiểm tra trẻ ở 5 lĩnh
vực: nhận thức, ngôn ngữ, vận động, tình cảm xã hội, hành vi thích ứng; ngồi ra cịn
có thang đo dành cho cha mẹ hoặc giáo viên đánh giá [14].
Bảng khám sàng lọc sớm – Bản điều chỉnh (Early Screening Inventory –
Revised: gọi tắt là ESI - R) dành cho độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi, do đặc trưng và sự khác
biệt giữa các nhóm trẻ trong dải tuổi này, ESI - R được chia làm 2 bảng sàng lọc sớm
nhỏ hơn, bao gồm bảng sàng lọc sớm dành cho trẻ em từ 3 đến 4 tuổi rưỡi (Early
Screening Inventory - Preschool, gọi tắt là ESI - P) và bảng sàng lọc sớm dành cho trẻ
em từ 4 tuổi rưỡi tới 6 tuổi (Early Screening Inventory - Kindergarten, gọi tắt là ESI K). Cả ESI - P và ESI - K đều kiểm tra trẻ trên 3 lĩnh vực cơ bản: Thị giác – Vận
động; Ngôn ngữ và nhận thức; Vận động thơ. Ngồi ra khi thực hiện, trắc nghiệm viên
còn cần thu thập một số thông tin liên quan tới khả năng ngôn ngữ và ấn tượng của

người kiểm tra về trẻ nhưng khơng tính điểm phần này [14], [4].
Bộ công cụ sàng lọc ASQ là bộ câu hỏi giúp cho giáo viên, phụ huynh hoặc
người chăm sóc trẻ (ở bên trẻ hơn 20 giờ/1 tuần) có thể phân loại nhóm trẻ có dấu hiệu
nghi ngờ chậm phát triển, cần sự can thiệp sớm để giúp trẻ phát triển tốt thông qua
nhiều biện pháp hỗ trợ đặc biệt. Bộ cơng cụ này có thể giúp trẻ luyện tập các kĩ năng,


4
các câu hỏi có thể giúp chỉ ra điểm mạnh ở bất kì lĩnh vực nào mà trẻ có thể cần hỗ trợ
và luyện tập thêm [14].
AEPS (Assessment Evaluation Programming System) là bộ công cụ để đánh giá
mức độ chậm phát triển của trẻ ở các lĩnh vực cụ thể (giao tiếp, vận động, nhận
thức,...) thông qua việc đưa ra mục tiêu, chương trình tác động phù hợp lên trẻ. Sử
dụng AEPS, giáo viên có thể đo và so sánh sự tiến bộ của mỗi trẻ so với chính bản
thân mình qua các giai đọan khác nhau để điều chỉnh liên tục các hoạt động trên kế
hoạch giáo dục cá nhân IEP(Individualized Education Program).
Thang đo BRUNET - LEZINE được thiết lập bởi Odette Brunet và Irene Lezin,
vào năm 1951dùng để đánh giá mức độ phát triển tâm vận động của trẻ nhỏ, đánh dấu
sự chênh lệch có thể có so với trẻ cùng tuổi qua 4 lĩnh vực của 1 trẻ: vận động, phối
hợp mắt và tay, ngôn ngữ và xã hội hóa. Thang này đo chỉ số phát triển tổng quát,
đánh giá mức độ trưởng thành, kết hợp với quan sát lâm sàng để đưa ra điểm mốc của
sự phát triển, giúp nhà điều trị so sánh sự phát triển của trẻ với trẻ cùng lứa, phát hiện
sớm một số bất thường trong sự phát triển, giúp cha mẹ hiểu những nhu cầu và khó
khăn trong vấn đề phát triển của trẻ [14].
Thang CAPUTE, tác giả là Pasquale J.Accardo và Arnold J.Capute. Thang đo
này bao gồm 2 phần: CAT và CLAMS. CAT là test nhận thức thích nghi; bao gồm 57
mục, tập trung vào chức năng thị giác - vận động. CLAMS là thang đo ngôn ngữ lâm sàng và
cột mốc thính giác; gồm 43 mục, tập trung vào sự phát triển diễn đạt và cảm nhận. Thời gian
thực hiện từ 6 - 20 phút. Thang đo này dùng để phát hiện chậm phát triển ở trẻ từ 1 – 36


tháng tuổi, ứng dụng trong phát hiện rối loạn phát triển của trẻ như: chậm phát triển
tâm thần, rối loạn giao tiếp, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tự kỉ, chậm ngôn ngữ diễn đạt,
bại não, tổn thương thị giác, tổn thương thính giác [14].
Trong các bộ cơng cụ và thang đo trên, tôi nhận thấy bộ công cụ ASQ được dùng
đánh giá sàng lọc trẻ từ 2 tháng đến 6 tuổi với thủ tục ngắn gọn, được thiết kế để xác
định những trẻ cần được chẩn đoán sâu hơn, có thể được dùng để các cơ sở giáo dục
hoà nhập hoặc giáo dục chuyên biệt sớm tại địa phương đánh giá. Sử dụng mơ hình
đánh giá này, trẻ không chỉ được quan sát một lần mà được chăm sóc, theo dõi trong


5
thời gian dài bởi vì ASQ dựa vào sự phát triển tự nhiên của trẻ bắt đầu từ thời điểm
phát hiện, nảy sinh vấn đề hoặc kéo dài trong suốt thời gian trẻ được chăm sóc và can
thiệp.
Trên thế giới, ASQ đang được nghiên cứu, sử dụng rộng rãi như một công cụ
sàng lọc, phát hiện, đánh giá và can thiệp sự phát triển của trẻ em ở khắp nước Mỹ và
nhiều nước trên thế giới như Trung quốc, Đông Nam Á, Úc, Châu Phi, Ấn Độ, Châu
Âu, Trung và Nam Mỹ. Ngồi ra, bộ cơng cụ này cịn được dịch ra nhiều thứ tiếng như
Hàn Quốc, Pháp, Na Uy, Somali, Việt Nam và Trung Quốc.
Từ ngày 10 đến 13 tháng 3 năm 2008, Sở GD - ĐT TP.HCM phối hợp với khoa
giáo dục đặc biệt – Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tổ chức lớp tập huấn cho
hơn 200 cán bộ quản lý và GV mầm non về hai bộ công cụ sàng lọc ASQ và đánh giá
trẻ khuyết tật AEPS. Lớp học bao gồm cả việc cung cấp kiến thức lý thuyết, tập huấn
thực hành và tài liệu về bộ công cụ đánh giá trẻ em Mỹ. Mặc dù trẻ ở độ tuổi mầm non
đã được chứng minh có sự phát triển tương tự, nhưng chuyên gia Mỹ cũng khuyên nên
điều chỉnh bộ công cụ cho phù hợp với văn hóa Việt Nam [31].
Ngày 13/8 đến 14/8/2015, Thực hiện kế hoạch công tác năm 2015, Bộ Giáo dục
và Đào tạo tổ chức tập huấn sử dụng Bảng hỏi theo dõi sự phát triển của trẻ để chuẩn
bị cho thử nghiệm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội Nghị
Giáo dục Tp.Hà Nội nhằm trình bày mục đích của nghiên cứu, dự kiến Kế hoạch tổng

thể, quy trình thử nghiệm ASQ tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh và giới thiệu Bảng hỏi
ASQ3.4 từ 36 - 60 tháng, hướng dẫn nhanh quy trình sử dụng ASQ-3.4 [42].
Tuy nhiên, để việc sàng lọc, phát hiện và can thiệp có hiệu quả, chúng ta nên
thực hiện càng sớm càng tốt với trẻ lứa tuổi nhỏ hơn. Thực tế các trường mầm non
hiện nay đang thực hiện thí điểm nhận trẻ 6 – 12 tháng, sắp tới sẽ được nhân rộng.
Việc khám sàng lọc đánh giá trẻ ở độ tuổi này vô cùng cần thiết và sẽ mang hiệu quả
tích cực trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Đây chính là lý do tơi chọn đề tài Cải biên
Bộ công cụ ASQ-3 để sàng lọc, phát hiện và đánh giá trẻ từ 6 đến 12 tháng ở một số
trường mầm non tại Hồ Chí Minh nhằm sớm đưa bộ công cụ này vào sử dụng tại Việt
Nam, góp phần giúp phụ huynh/người chăm sóc trẻ, giáo viên và các nhà chuyên môn


6
có thêm cơ sở khoa học sàng lọc, phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ có nhu cầu giáo
dục đặc biệt hoặc thơng qua các câu hỏi có thể giúp trẻ luyện tập các kĩ năng, chỉ ra
điểm mạnh và bất kì lĩnh vực nào mà trẻ có thể cần hỗ trợ và luyện tập thêm.
2. Mục đích nghiên cứu
Cải biên bộ công cụ ASQ-3 từ 6 đến 12 tháng tuổi của tác giả Squres & Bricker
với bản quyền đã đăng ký năm 2009 và bản dịch tiếng Việt do NXB Brooker cấp phép
năm 2014.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống cơ sở lí luận liên quan đến việc cải biên bộ công cụ ASQ-3 từ 6 đến
12 tháng tuổi.
3.2. Cải biên bộ công cụ ASQ-3 từ 6 đến 12 tháng tuổi bản dịch tiếng Việt năm
2014 do NXB Brooker cấp phép.
3.3. Thử sử dụng bộ công cụ ASQ-3 từ 6 đến 12 tháng tuổi sau cải biên tại một số
trường mầm non thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Bộ công cụ ASQ-3 từ 6 đến 12 tháng tuổi sau cải biên có thể sử dụng để sàng lọc,
phát hiện và đánh giá trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi.

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Cải biên bộ công cụ ASQ-3 từ 6 đến 12 tháng tuổi bản dịch tiếng Việt năm 2014
do NXB Brooker cấp phép.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Bộ công cụ ASQ-3 giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi.
6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
6.1. Giới hạn khách thể nghiên cứu:
- 240 phụ huynh của trẻ từ 6 đến 12 tháng tại thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm
120 phụ huynh thực hiện bảng hỏi trước cải biên và 120 phụ huynh thực hiện bảng hỏi
sau cải biên).


7

- 120 giáo viên mầm non.
- 40 chuyên gia về giáo dục.
- 240 trẻ từ 6 đến 12 tháng, mỗi độ tuổi 60 trẻ (trong đó trước cải biên 120 trẻ,
sau cải biên 120 trẻ)
6.2. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ cải biên bộ công cụ ASQ-3 thuộc
các giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi.
6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Các trường mầm non ở TPHCM:
- Trường Mầm non Ánh Sao – Quận Bình Tân
- Trường Mầm non Rạng Đông 4 – Quận 6
- Trường Mầm non Quận – Quận 11
- Trường Mầm non Tư Thục Anh Duy – Huyện Bình Chánh
- Trường Mầm non Tư thục Sao Mai – quận Bình Thạnh
- Trường Mầm non Tư thục Hiền Minh – Quận Tân Bình
- Trường Mầm non Tư thục Baby – Quận Tân Phú

- Trường Mầm non Tư thục Hoa Hướng Dương – Quận Gò Vấp
- Trường Mầm non Tư thục Hoàng Mai – Quận Phú Nhuận
- Trường Mầm non Ánh Dương – Quận 3
- Trường Nầm non Tư thục Hoa Hồng – quận 5
- Trường Mầm non Tư thục Sơn Ca – Quận 7
- Trường Mầm non Tư thục Vàng Anh – Quận 8
- Trường Mầm non Tư thục Mai Anh – Quận 10
- Trường Mầm non Tư thục Thiên Ân – Quận 12
Một số phòng khám nhi khoa tại TPHCM (do chủ phòng khám yêu cầu không nêu
tên nên xin phép được viết tắt):
- Phòng khám Nhi T.A.S. – Quận 2
- Phòng khám nhi H.T.S – Quận 9


8

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận:
- Tiếp cận hệ thống: Sự phát triển của trẻ trong từng lĩnh vực diễn ra trong mối
quan hệ đối với các lĩnh vực phát triển khác (ví dụ: sự phát triển vận động thô, vận
động tinh, giải quyết tình huống có vấn đề, giao tiếp và kỹ năng cá nhân xã hội…). Vì
vậy, khi đánh giá sự phát triển của trẻ cần xem xét trong một quá trình phát triển thống
nhất giữa các lĩnh vực phát triển.
- Tiếp cận phát triển: Mọi trẻ em đều phát triển theo một trình tự, từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, giai đoạn trước là tiền đề để phát triển giai đoạn sau. Vì
vậy, sử dụng bộ cơng cụ ASQ-3 đánh giá sự phát triển của trẻ tại một thời điểm nhất
định nhằm can thiệp, hỗ trợ trẻ và tiếp tục đánh giá (cần lưu ý rằng, việc đánh giá
khơng chỉ làm rõ những gì trẻ có và biết trong giai đoạn hiện tại “vùng hiện tại” mà cả
tiềm năng của trẻ trong “vùng phát triển gần nhất”
- Tiếp cận toàn diện: Đánh giá sự phát triển của trẻ một cách toàn diện trong các

lĩnh vực phát triển khác nhau như giao tiếp, vận động thô, vận động tinh, giải quyết
tình huống có vấn đề và kỹ năng cá nhân xã hội.
- Tiếp cận thực tiễn: Khi nghiên cứu, đề tài phải dựa trên những cơ sở thực tiễn
về đặc điểm đối tượng, địa bàn nghiên cứu, điều kiện thực hiện...tại một số trường
mầm non thành phố Hồ Chí Minh.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu (sách, luận văn, tạp chí, bài báo khoa học) về sự phát
triển của trẻ từ 6 đến 12 tháng, đặc điểm tâm lí cũng như các vấn đề có liên quan đến
trẻ 6 đến 12 tháng và tài liệu có liên quan đến “Bảng hỏi phát hiện và đánh giá”
- Nghiên cứu bảng hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn ASQ-3 thực hiện.


9
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thông tin về sự phát triển của trẻ thông qua 240 phụ huynh tham gia
thực hiện bộ công cụ ASQ-3 cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi.
- Điều tra sự phản hồi của 240 phụ huynh về bảng hỏi ASQ-3 từ 6 đến 12 tháng
tuổi.
- Điều tra sự phản hồi của 120 giáo viên mầm non về bảng hỏi ASQ-3 từ 6 đến
12 tháng tuổi.
- Điều tra sự phản hồi của 40 chuyên gia (là Cán bộ Quản lý trường Mầm non;
học viên Cao học chuyên ngành Giáo dục Mầm non; Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành
Giáo dục Mầm non, Giáo dục Đặc biệt và Tâm lý – Giáo dục) về bảng hỏi ASQ-3 từ 6
đến 12 tháng tuổi.
7.2.3. Phương pháp trắc nghiệm
Sử dụng bộ công cụ ASQ-3 từ 6 đến 12 tháng để đánh giá 240 trẻ (mỗi độ tuổi 60
trẻ) từ 6 đến 12 tháng trước và sau cải biên bộ công cụ ASQ-3.
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Lấy ý kiến chuyên gia về cách hướng dẫn làm trắc nghiệm, cách chấm điểm, cách
xử lí số liệu và góp ý cho bảng hỏi.
7.2.5. Phương pháp thống kê tốn học
Xử lí số liệu nghiên cứu bằng toán thống kê (sử dụng phần mềm SPSS 15)
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa lý luận liên quan đến cải biên bộ cơng cụ ASQ-3 để sàng
lọc phát hiện và đánh giá trẻ theo tuổi và giai đoạn phát triển
- Góp phần đưa bộ công cụ ASQ-3 từ 6 đến 12 tháng tuổi sau khi cải biên vào sử
dụng sàng lọc phát hiện và đánh giá trẻ tại TPHCM.


10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Bảng hỏi Độ tuổi và Giai đoạn - Phiên bản 3
(ASQ-3)
ASQ-3, viết tắt của từ “Ages and Stages Questionnaires”, là bộ câu hỏi được xem
như tiêu chuẩn vàng để sàng lọc sự phát triển cho trẻ từ 2 tháng đến 6 tuổi, do các
chuyên gia đại học Oregon, Mỹ xây dựng và hoàn thiện trong hơn 40 năm qua [40].
Năm 1970, Tiến sĩ Diane Bricker từ Đại học Oregon nhận được cuộc gọi để thiết
kế các công cụ sàng lọc cho trẻ em có nguy cơ chậm phát triển. Bà đã tuyển chọn một
nhóm các nhà nghiên cứu Đại học viên tham gia nhiệm vụ của mình.
Năm 1979, một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Hilda Knobloch và các
đồng nghiệp của bà – Jane Squires, Elizabeth Twombly, Diane Bricker và LaWanda
Potter xây dựng và được trình bày lần đầu tiên trên một bài báo tại Hoa Kỳ. Cơng trình
này là một hệ thống gồm có 36 câu hỏi đánh giá sự phát triển của trẻ từ 20 đến 32 tuần
tuổi gửi cho cha mẹ có nguy cơ cao trong phát triển về độ tuổi và giai đoạn. NC đã
chứng minh được những thuận lợi mà các báo cáo phụ huynh và việc hồn thành có
thể mang lại: chi phí thấp hơn và độ chính xác cao hơn [35].

Năm 1980, Viện Nghiên cứu Người khuyết tật Hoa Kỳ đã tài trợ một nhóm tác giả
thuộc Chương trình Can thiệp sớm trường Đại học Oregon (Hoa Kì) thực hiện hệ
thống 6 bảng hỏi dành cho cha mẹ đối với trẻ ở giai đoạn 4 tháng tuổi trong suốt 3
năm. Những phát hiện từ nghiên cứu này đạt kết quả đáng khích lệ.
Từ 1983 đến 1985, ASQ đã được sử dụng khắp từ trung tâm chăm sóc sâu (chuyên
chăm sóc trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt) đến những cơ sở y tế địa phương và cả
bệnh viện đa khoa để đánh giá trẻ. Trên cơ sở 6 bảng hỏi gốc dành cho cha mẹ, những
tiêu chí của bảng hỏi dành cho trẻ 30 – 36 tháng tuổi đã đươc phát triển. Kết quả NC
được thực hiện trong 3 năm này cho thấy giữa phụ huynh và chuyên gia có sự thống
nhất cao trong việc phân loại trẻ.
Với sự đồng thuận này, ASQ được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các bảng hỏi.
Đến năm 1995, phiên bản thứ nhất của ASQ (ASQ-1) được xuất bản lần thứ nhất cũng


11
là giai đoạn hai của nghiên cứu, các tác giả bắt đầu viết và phát triển bộ câu hỏi 4 – 60
tháng tuổi. Bảng hỏi dành cho trẻ 60 tháng tuổi đã được hoàn thành sau hai lần xuất
bản vào giữa năm 1996 và 1998.
Năm 1999, phiên bản ASQ-2 xuất bản gồm 19 bộ câu hỏi. Các tác giả phát triển hệ
thống ASQ có thể giáo dục điều chỉnh trẻ bằng việc mở rộng việc sử dụng ASQ trong
các chi nhánh giáo dục, sức khỏe và phục vụ xã hội nhằm hỗ trợ và kiểm tra trẻ có vấn
đề về phát triển như là một bộ phận của hệ thống nhận dạng sớm.
Năm 2004, hệ thống ASQ được trình bày trên một trang web do các tác giả trường
đại học Oregon xây dựng. Cha mẹ/ những người chăm sóc trẻ từ 50 bang đã sử dụng
trang web để tìm hiểu và hoàn thiện bảng hỏi. Từ năm 2000 – 2004, chương trình ASQ
đã có hơn 8.000 bảng hỏi ASQ online được hoàn thành, 7.000 bảng hỏi giấy đã được
thu thập và cuối 2004 họ đã có số liệu của hơn 18.000 bảng hỏi ASQ. Sau hơn 30 năm
nghiên cứu và sử dụng, phiên bản thứ 3 của ASQ ra đời (ASQ-3) vào năm 2009 [4].
Trong NC này, chúng tôi sử dụng phiên bản thứ 3 của ASQ và từ viết tắt “ASQ-3”
khi viết về Bảng câu hỏi về Độ tuổi và Giai đoạn.

Nội dung ASQ-3:
Hiện nay, hệ thống sàng lọc ASQ-3 gồm có 20 bộ bảng hỏi đã hình thành và được
cha mẹ trẻ/người chăm sóc trẻ hồn thiện với nhiều lĩnh vực phát triển từ 1 tháng đến
6 tuổi (bao gồm các bảng hỏi cho các giai đoạn: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20, 22,
24, 27, 30, 33, 36, 42, 48, 54 và 60 tháng tuổi). Mỗi bộ bảng hỏi chứa đựng 30 item
được viết đơn giản, ngôn ngữ trong sáng, thông dụng và dễ hiểu. Mỗi item đều tin cậy,
dễ thực hiện, thích hợp với tuổi, giới tính và nhạy cảm với nền văn hóa. Các item được
chia thành 5 lĩnh vực: Giao tiếp, Vận động thơ, Vận động tinh, Giải quyết tình huống
và kỹ năng Cá nhân xã hội. Mỗi lĩnh vực của bảng hỏi được chia 4 - 6 cấp độ. Khi
thực hiện bảng hỏi, ở mỗi item phụ huynh cần đánh dấu có nếu đứa trẻ thực hiện được
hành vi theo nội dung của item đó, đánh dấu thỉnh thoảng nếu trẻ không thường
xuyên thực hiện được hành vi và đánh dấu không nếu đứa trẻ không thực hiện được.
Phần đánh giá cá nhân bao gồm điểm cho các trả lời đúng, tổng điểm đúng được so
sánh với bảng điểm sàng lọc đã được xác lập [36].


12

1.1.2. Các nghiên cứu khác về ASQ-3 trên thế giới
Năm 1980, nhóm tác giả thuộc Chương trình CTS, ĐH Oregon (Hoa kỳ) đã nghiên
cứu hệ thống 6 bảng hỏi dành cho cha mẹ thực hiện trên trẻ 4 - 24 tháng có nguy cơ
chậm phát triển.
Kết quả cho thấy:
Thứ nhất, hầu hết phụ huynh khơng cảm thấy khó khăn khi hoàn thành bảng hỏi.
Thứ hai, sự kiểm tra - tái kiểm tra có độ tin cậy hơn 90%.
Thứ ba, có sự thống nhất trong đánh giá phân loại trẻ giữa PH và chuyên gia đã
được tập huấn.
Năm 1983 – 1985, việc nghiên cứu và sử dụng ASQ dành cho trẻ 30 - 36 tháng
trong đánh giá trẻ được thực hiện khắp từ các trung tâm chăm sóc trẻ có nhu cầu
GDĐB đến những cơ sở y tế địa phương và cả bệnh viện đa khoa.

Kết quả nghiên cứu được thực hiện trong 3 năm cho thấy: Có sự thống nhất cao
giữa phụ huynh và chuyên gia trong việc phân loại trẻ.
Năm 1988 – 1991, kết quả từ 3 năm nghiên cứu và thực hiện ASQ một cách rộng
khắp cho thấy:
-

Cha mẹ có thu nhập thấp, cha mẹ có hạn chế về trình độ giáo dục, cha mẹ tuổi
vị thành niên và cha mẹ bị lạm dụng, lệ thuộc đều có thể hồn thành chính xác
bảng hỏi trên trẻ.

-

Ở phụ huynh, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về sự thay đổi thái độ hoặc sự
gia tăng kiến thức về sự phát triển của trẻ.

Mặc dù vậy, các cuộc phỏng vấn PH cho thấy:
-

Có sự gia tăng kiến thức của PH về việc quản lý hành vi và những trò chơi mới
với trẻ nhỏ.

-

Việc PH tích cực tham gia chơi cùng với trẻ sẽ khuyến khích các kỹ năng chơi
của chúng.

-

Việc làm mẫu cho phụ huynh là yêu cầu cần thiết khi thực hiện bảng hỏi.


Năm 1999, nghiên cứu phiên bản ASQ-2, theo các tác giả:
Có thể sử dụng ASQ trong GD điều chỉnh trẻ ở các cơ sở GD, CS sức khỏe và dịch
vụ xã hội nhằm hỗ trợ và kiểm tra trẻ có vấn đề về phát triển như là một bộ phận của


13
hệ thống nhận dạng sớm. Ngoài ra, các bác sĩ nhi khoa, y tá, nhân viên xã hội và nhóm
sàng lọc, can thiệp sớm đã sử dụng ASQ như là một cơng cụ đo lường có giá trị nhằm
nhận dạng trẻ chậm phát triển.
Hiện nay, ASQ được nghiên cứu, sử dụng rộng rãi như một công cụ sàng lọc, phát
hiện, đánh giá và can thiệp sự phát triển của trẻ em trên khắp Hoa Kỳ.
ASQ-3 (và các phiên bản trước của nó) được trích dẫn bởi vơ số bài viết như một
cơng cụ chính xác, chi phí thấp mà hiệu quả và thân thiện. Việc sàng lọc dành cho phụ
huynh hay người giám sát trẻ nhỏ. Sau đây là một vài NC quan trọng:
-

American Academy of Pediatrics Policy Statement: Identifying Infants and
Young Children with Developmental Disorders in the Medical Home: An
Algorithm for Developmental Surveillance and Screening, Pediatrics, (2006),
118, 405 - 420.

-

Bocca – Tjeertes, I. (2014). Fetal growth restriction delays development in
preterm infants. Pediatrics. doi: 10.1542/peds.2013 - 1739.

-

Drotar et al. (2008). Selecting Developmental Surveillance and Screening
Tools. Pediatrics in Review. 29: 52–58.


-

Macy

M.

(2012). The

evidence

behind

developmental

screening

instruments. Infants and Young Children, 25(1), 16 - 61.
-

Valleley R.J., & Roane B.M. (2010). Review of Ages & Stages
Questionnaires®: A Parent - Completed Child Monitoring System, Third
Edition. In R.A. Spies, J.F. Carlson, & K.F. Geisinger (Eds.), The eighteenth
mental measurements yearbook (pp. 13–15). Lincoln, NE: Buros Institute of
Mental Measurements.

Các nghiên cứu về ASQ-3 hiện đang được tiến hành tại Hoa Kỳ, Canada, và nhiều
nước trên thế giới. Các nhà NC tìm đến những nhà giáo dục, gia đình và các chuyên
gia sử dụng các công cụ để thông báo diễn biến hàng ngày của ASQ-3. Cho đến nay,
hàng ngàn gia đình và các chuyên gia đã cung cấp thông tin phản hồi có giá trị cho các

nhà phát triển của cơng cụ tại các chương trình can thiệp sớm tại Đại học Oregon.


14
Thời hạn hiệu lực của ASQ-3 đã được nghiên cứu nhiều hơn các phiên bản khác.
Việc nghiên cứu tâm lý dựa trên một mẫu chuẩn hơn 18.000 câu hỏi cho thấy độ tin
cậy cao, tính thống nhất nội bộ, độ nhạy và độ đặc hiệu.
Năm 2012, phiên bản ASQ:SE-2 ra đời.
Năm 2015, có một số thay đổi về việc tổ chức thực hiện ASQ:SE-2 với ASQ-3 bao
gồm một bảng câu hỏi 2 tháng mới, khu vực giám sát và vật liệu tham gia của cha mẹ.
Ngồi ra cịn có các thay đổi khác bao gồm một mẫu chuẩn mới, điểm sửa đổi và cải
thiện bản dịch tiếng Tây Ban Nha.
Bằng cách tiếp tục thu thập thông tin và dữ liệu, bảng hỏi ASQ được đảm bảo vẫn
tiếp tục là một cơng cụ, hiệu quả, thân thiện và chính xác trong việc sàng lọc. Các nhà
phát triển luôn nhận được dữ liệu để giúp đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các phiên
bản trong tương lai [41].
Hiện nay có ba hướng nghiên cứu chính về ASQ-3:
- Nghiên cứu dịch thuật, thích nghi (cải biên và định chuẩn) ASQ-3 sang một
ngôn ngữ, nền văn hoá khác
- Nghiên cứu sử dụng ASQ-3. Hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào việc sử
dụng ASQ-3 như một công cụ sàng lọc để đánh giá trẻ trước khi tiến hành can thiệp.
- Nghiên cứu về giá trị, độ tin cậy, tính hiệu quả của ASQ-3, mục đích chính của
các nghiên cứu này là để thu thập các thông tin nhằm điều chỉnh nội dung ASQ-3, xây
dựng các tiểu mục mới, cũng như khẳng định giá trị sử dụng của bộ công cụ này.
Một số nghiên cứu cụ thể theo ba hướng trên
Tính đến thời điểm hiện tại, ASQ-3 chính thức có phiên bản tiếng Anh và tiếng
Tây Ban Nha, tuy nhiên bộ công cụ này đã được chuyển ngữ và định chuẩn ở nhiều
quốc gia khác nhau bao gồm Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Na Uy, Hà Lan,
Canada, Trung Quốc... Một số nghiên cứu tiêu biểu liên quan tới quá trình chuyển ngữ
và định chuẩn ASQ-3 ở một số quốc gia khác nhau có thể kể đến như:

-

Janson và Squires (2004) nghiên cứu nhằm so sánh dữ liệu của nhóm mẫu Hoa

Kỳ và nhóm mẫu Na Uy khi sử dụng bộ cơng cụ ASQ tiếng Na Uy. Nhóm nghiên cứu
kết luận: điểm số trên nhóm mẫu Na Uy tương tự điểm số trên nhóm mẫu Hoa Kỳ.
Điều này có thể đúng đối với các nhóm mẫu ở các nước phương Tây khác.


15

-

Năm 2006, tác giả của công cụ ASQ là Squires đã phối hợp cùng ba nhà nghiên

cứu khác là Tsai, McClelland và Pratt tiến hành nghiên cứu việc thích nghi bảng hỏi
ASQ-3 cho trẻ 6 tháng tuổi ở Đài Loan. Nhóm nghiên cứu kết luận, ASQ nhìn chung
phù hợp để sử dụng trên trẻ Đài Loan, mặc dù vậy cũng cần có thêm nghiên cứu để
chứng minh tính tin cậy và hiệu lực của công cụ này.
-

Năm 2010, ba nhà nghiên cứu (làm việc tại các trường đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ)

là Kapci, Kucuker và Uslu đã tiến hành thích nghi hố bộ cơng cụ ASQ để sử dụng
cho trẻ Thổ Nhĩ Kỳ trong độ tuổi từ 3 đến 72 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy
bộ công cụ ASQ có thể được sử dụng để sàng lọc trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
-

Tháng 10 năm 2011, nhóm nghiên cứu bao gồm Juneja, Mohanty, Jain và


Ramji đã công bố kết quả nghiên cứu việc sử dụng ASQ để sàng lọc trẻ khuyết tật phát
triển trên trẻ Ấn Độ. Bộ bảng hỏi này đã được dịch sang tiếng Hindi và được kết luận:
ASQ là một cơng cụ đánh giá có nhiều điểm mạnh trong việc xác định trẻ có khuyết tật
phát triển, đặc biệt là với nhóm trẻ có nguy cơ cao. Cơng cụ này có thể được chuyển
ngữ dễ dàng sang các ngôn ngữ khác hiện đang được sử dụng ở Ấn Độ và có thể sử
dụng để sàng lọc trẻ ở phạm vi rộng.
-

Vào năm 2013, tác giả Charafeddine và cộng sự đã tiến hành thích nghi hố bộ

công cụ ASQ-2 ở Ả Rập. Mục tiêu của nghiên cứu này là dịch thuật ASQ-2 từ tiếng
Anh sang tiếng Ả Rập và chứng minh được ASQ-2 là một bộ cơng cụ dễ dịch, dễ sử
dụng và có độ tin cậy chấp nhận được đối với các bảng hỏi dành cho nhóm trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, cần phải xem xét sự khác biệt văn hố khi thích nghi hố cơng cụ này vào
một quốc gia không phải phương Tây.
-

Vào năm 2014, Dionne và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thích nghi bộ

cơng cụ ASQ-2 trên nhóm dân số thiểu số (Mohawk) ở Canada. Để tiến hành q trình
thích nghi hoá, giáo viên và phụ huynh trẻ đã được đề nghị sử dụng các bảng hỏi để
đánh giá về trẻ (một giáo viên, một phụ huynh đánh giá độc lập một trẻ). Nhóm nghiên
cứu đã chứng minh được cơng cụ này có thể được sử dụng trên nhóm dân số có nhiều
khác biệt về văn hố, địa lý, và khí hậu so với nhóm mẫu gốc (Hoa Kỳ), tuy nhiên vẫn
cần thêm các nghiên cứu tiếp theo để tiến hành thích nghi cơng cụ này [37].


16
1.1.3. Các nghiên cứu về ASQ-3 ở Việt Nam
Tháng 3/2008, TS. Jantina Clliford và ThS Elizabeth Twombly thuộc Chương

trình CTS ĐH Oregon đã kết hợp với Sở GD&ĐT TP. HCM và khoa Giáo dục đặc
biệt, Trường ĐHSP TP.HCM tổ chức giới thiệu bộ công cụ sàng lọc ASQ.
Tháng 3/2011, Lê Thị Minh Hà và Nguyễn Thị Kim Anh tham gia chương trình
thực tập sinh tại Chương trình CTS ĐH Oregon và tham gia hiệu đính bản dịch ASQ-3
từ tiếng Anh sang tiếng Việt do người Việt tại Hoa Kỳ dịch, tham dự các buổi báo cáo
nghiên cứu về ASQ.
Tháng 12/2011, Jantina Clliford và Elizabeth Twombly thuộc Chương trình CTS,
Trường đại học Oregon đã kết hợp với khoa Giáo dục đặc biệt Trường ĐHSP TP.
HCM tổ chức giới thiệu cách sử dụng bộ công cụ sàng lọc ASQ.
Năm 2007, Lê Thị Thu Trang và Trần Thị Thu Hà bệnh viện Nhi Trung ương đã
nghiên cứu: “Đánh giá tác dụng phát hiện sớm tự kỷ của bộ câu hỏi sàng lọc ASQages & stages questionnaires”. Các tác giả đã đánh giá trên 200 trẻ 4 tháng - 5 tuổi
đến khám tại khoa Phục hồi chức năng (6 tháng đầu năm 2007). Kết quả nghiên cứu
cho thấy:
1) Bộ câu hỏi ASQ là công cụ tốt để sàng lọc, phát hiện sớm tự kỷ ở trẻ em
2) Bộ câu hỏi ASQ là công cụ có độ nhạy cao (97.4% ), độ đặc hiệu cao (96.9% )
để sàng lọc tự kỷ ở trẻ em
Tác giả Trần Hữu Bích (Đại Học Y tế Cơng cộng) và giáo sư Lynn Rempel, (Đại
học Brock, Ontario, Canada) đang nghiên cứu: “Tăng cường sự tham gia của người
cha vào sự phát triển trí não của trẻ” (Father involvement: Saving brains). Các tác giả
đã dùng ASQ đo sự phát triển của trẻ 9 tháng và tìm vai trị của người cha trong sự
phát triển trí não của trẻ.
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1. Lí luận về cải biên
• Khái niệm cải biên một bộ cơng cụ
Theo PGS.TS. Đồn Văn Điều, cải biên trắc nghiệm là thay đổi một phần một
trắc nghiệm đã được định chuẩn có sẵn để làm cho nó thành một thang đo phù hợp với


×