Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Đặc trưng truyện ngắn ma văn kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
…..…..

NGUYỄN THỊ KIỀU GIANG

ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh 2006



I

Cơng trình được hồn thành tại
Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS HỒNG VĂN CẨN
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ tại : Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh
Vào lúc ….. giờ ….. ngày …. tháng ….. năm 2006

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


II

LỜI CẢM ƠN


Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các
thầy cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đơi với PGS.TS HOÀNG VĂN
CẨN, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, giúp tơi hồn thành luận
văn này.

TP. Hồ Chí Minh năm 2006


III

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... II
T
1

1T

MỤC LỤC ......................................................................................................... III
T
1

1T

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
T
1

1T


I. Mục đích và ý nghĩa luận văn ............................................................................... 1
T
1

T
1

1. Mục đích ............................................................................................................. 1
T
1

1T

2. Ý nghĩa ................................................................................................................ 1
T
1

1T

II. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 2
T
1

1T

III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 9
T
1

T

1

1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 9
T
1

1T

2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 9
T
1

1T

IV. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 10
T
1

1T

V. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 10
T
1

1T

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ TRUYỆN NGẮN
MA VĂN KHÁNG............................................................................................. 12
T
1


1T

1.1. Một số quan niệm tiêu biểu về truyện ngắn................................................... 12
T
1

T
1

1.1.1. Ở nước ngoài ............................................................................................... 13
T
1

1T

1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 16
T
1

1T

1.2. Truyện ngắn Ma Văn Kháng .......................................................................... 19
T
1

T
1

1.2.1. Quan niệm của Ma Văn Kháng về truyện ngắn .......................................... 19

T
1

T
1

1.2.2. Quá trình phát triển của truyện ngắn Ma Văn Kháng ................................. 24
T
1

T
1

1.2.3. Hệ thống đề tài trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ..................................... 28
T
1

T
1

Chương 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG .... 41
T
1

T
1

2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của Ma Văn Kháng ............................ 41
T
1


T
1

2.1.1. Con người với khát vọng hạnh phúc ........................................................... 41
T
1

T
1

2.1.2. Con người bị tha hóa................................................................................... 49
T
1

1T

2.2. Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ................................ 58
T
1

T
1

2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ..................................................... 59
T
1

T
1



IV

2.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật ..................................................... 68
T
1

T
1

2.2.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ............................................................ 72
T
1

T
1

2.2.4. Quan hệ giữa hồn cảnh và tính cách nhân vật .......................................... 80
T
1

T
1

Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
CỦA TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG .................................................... 88
T
1


T
1

3.1. Điểm nhìn trần thuật ....................................................................................... 88
T
1

1T

3.2. Khơng gian và thời gian nghệ thuật ............................................................... 94
T
1

T
1

3.3. Chi tiết nghệ thuật .......................................................................................... 105
T
1

1T

3.4. Kết cấu ............................................................................................................. 112
T
1

1T

Chương 4: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU................................................. 121
T

1

T
1

4.1. Ngơn ngữ nói tự nhiên, sống động, mạnh bạo, tràn đầy cảm giác ............ 123
T
1

T
1

4.2. Ngôn ngữ đối thoại, mang tính triết lý suy nghiệm sâu xa ......................... 132
T
1

T
1

4.3. Ngơn ngữ và văn hóa vùng miền ................................................................... 138
T
1

T
1

4.3.1. Ngơn ngữ truyện ngắn Ma Văn Kháng với văn hóa vùng Tây Bắc-Việt Bắc
T
1


T
1

............................................................................................................................. 139
4.3.2. Ngôn ngữ truyện ngắn Ma Văn Kháng với văn hóa vùng Đồng bằng Bắc
T
1

Bộ ........................................................................................................................ 145
T
1

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 151
T
1

1T

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 160
T
1

1T


1

MỞ ĐẦU
I. Mục đích và ý nghĩa luận văn
1. Mục đích

Trong số các nhà văn hiện đại, Ma Văn Kháng được biết đến như một nhà
văn chuyên viết về cuộc sống dữ dội ở vùng biên ải phía Bắc và đời sống thành
thị đầy phức tạp sau 1975, đặc biệt với mảng đề tài gia đình. Đây khơng phải là
những đề tài mới nhưng ông vẫn tạo được nét riêng khó lẫn. Những sáng tác một
mặt khẳng định được văn nghiệp của ơng, mặt khác góp phần vào sự phát triển
văn học Việt Nam, nhất là sự đóng góp khá lớn ương việc đổi mới nền văn xuôi
nghệ thuật của dân tộc.
Để có thể hiểu sâu sắc và tồn diện hơn về tác giả Ma Văn Kháng và văn
xuôi nghệ thuật Việt Nam hiện đại, không thể không nghiên cứu đặc sắc nghệ
thuật trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng, xét riêng những sáng tác thuộc thể
loại truyện ngắn.
Mục đích của luận văn vì vậy là sự khảo sát một cách tồn diện và có hệ
thống những đặc điểm của truyện ngắn Ma Văn Kháng.
2. Ý nghĩa
- Luận văn cung cấp một cái nhìn tổng quát về đặc trứng nghệ thuật truyện
ngắn Ma Văn Kháng trên cơ sở phân tích khảo sát các bình diện biểu hiện phong
cách nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng, từ các đặc điểm nội dung đến
hình thức.
- Cung cấp một số dữ kiện để nghiên cứu thi pháp văn xuôi nghệ thuật, đặc
biệt là truyện ngắn ương một giai đoạn văn học đang có nhiều bước đổi mới
quan trọng.


2

II. Lịch sử vấn đề
Ma Văn Kháng là một nhà văn hiện đại. Ông sáng tác chủ yếu là tiểu thuyết
và truyện ngắn. Ở lĩnh vực sáng tác nào, ông cũng gặt hái được nhiều thành
cơng. Tác phẩm chính của ông gồm khoảng mười tiểu thuyết và gần hai trăm
truyện ngắn. Ông đã đạt được một số giải thưởng danh dự như: giải B Hội nhà

văn Việt Nam 1996 (với tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn"), Tặng thưởng
của Hội đồng văn xuôi Hội nhà văn Việt Nam 1995 (tập truyện "Trăng soi sân
nhỏ"), giải thưởng Văn học Đông Nam Á 1998, giải Cây bút vàng 1996-1998.
Nhiều tác phẩm đã được dựng thành phim.
Mỗi khi xuất hiện trên văn đàn, các sáng tác của ông thường tạo được khá
nhiều sự chú ý từ phía độc giả. Nhận định về ơng, người ta hay chia tách theo
các lĩnh vực sáng tác. Tuy nhiên, gây tranh luận sôi nổi trong văn giới, tiểu
thuyết vẫn chiếm đa số. Những tác phẩm như: "Mùa lá rụng trong vườn",
"Mưa mùa hạ", "Côi cút giữa cảnh đời", "Đồng bạc trắng hoa xoè", "Vùng
biên ải", "Chó Bi- đời lưu lạc"...nhận được rất nhiều phản hồi của bạn văn và
theo thời gian đã được định hình. Riêng "Đám cưới khơng có giấy giá thú", từ
khi ra đời, đã có nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Để mở đầu cho những đợi
sinh hoạt phê bình đã thành thơng lệ như hiện nay, ngay từ năm 1990, báo Văn
nghệ đã tổ chức hội thảo về tiểu thuyết này. Buổi hội thảo thật sinh động bởi sự
có mặt của một loạt nhà văn, nhà phê bình có tiếng như: Xn Cang, Nguyên
Ngọc, Xuân Thiều, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Phan Hồng Giang, Ngô Ngọc
Bội, Lê Lựu, Huy Phương, Phạm Tiến Duật, Thiếu Mai...Họ đã góp ý thẳng thắn,
chân thành và tâm huyết. Trang "Bạn đọc viết" của báo cũng rộng mở để tiếp
thu những suy nghĩ, cảm thụ của bạn yêu văn bốn phương. Trong đó, một số bạn
viết tuy khơng chun nhưng những nhận định của họ ít nhiều có giá trị như:
Nguyễn Việt, Bùi Kim Chi...Một số nhà nghiên cứu khác như: Nguyễn Văn Kha,
Lê Thành Nghị, Trần Đăng Suyền, Phong Lê...cũng tham gia viết bài. Truyện


3

của ông như bao sáng tác của các nhà văn khác luôn tồn tại hai mặt ưu khuyết
nên ý kiến đánh giá là vơ cùng. Ta khó thể liệt kê được có bao nhiêu bài nghiên
cứu về ơng.
Xét riêng ỡ lĩnh vực truyện ngắn, dù ông viết được rất nhiều, rất hay,

nhưng cho đến nay, những ý kiến về ứuyện ngắn của ơng chỉ ở dạng nhỏ, lẻ,
chưa có hệ thống, được đăng rải rác trên các số báo Văn nghệ, Tạp chí văn học,
Diễn đàn văn học. Ngoại trừ, một số nhận định ngắn gọn mang tính khái quát
của Phong Lê khi tiếp cận tiểu thuyết "Côi cút giữa cảnh đời", hay của Lã
Nguyên, khi viết lời giới thiệu cho tuyển tập truyện ngắn Ma Văn Kháng.
Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Nguyên Thanh, Trần Bảo Hưng cũng đưa ra
một số nhận xét chung về tác giả Ma Văn Kháng khi đọc các tập truyện "Đầm
sen", "Ngày đẹp trời", "Heo may gió lộng".
Trước những truyện ngắn hay của nhà văn như: "San Cha Chải", "Một
chiều giơng gió", "Cỏ dại"...Hữu Thỉnh, Ban văn, và một số bạn đọc khác đã
không ngại ngần bày tỏ sự yêu ghét, đồng tình, phản bác. Và tản mạn trong các
cơng trình nghiên cứu về truyện ngắn nói chung, rất nhiều tác giả đã đề cập đến
tác phẩm, tác giả Ma Văn Kháng, như: Bích Thu, Mai Hương, Hồng Thị Văn...
Dù chưa mang tính hệ thống, nhưng bước đầu ta vẫn có thể rút ra được một
số kết luận chung về truyện ngắn Ma Văn Kháng qua những lời nhận xét. Phần
lớn mọi người đều đánh giá truyện ngắn của ông hay và hấp dẫn. "Truyện anh
thường có lớp lang, thứ tự, ít tiểu xảo mà hấp dẫn. Ngòi bút anh tỏ ra khách
quan và điềm tĩnh mà vẫn thấm đượm tình yêu con người, vẫn nhoi nhói nỗi đau
trần thế. Khơng ít truyện của anh mang tính cách luận đề và chất triết lí khá rõ,
nhưng vẫn nhuyễn, khá cuốn hút người đọc, vì văn anh đậm đà, giàu hương vị,
những chi tiết đời sống phong phú, tiêu biểu và nhiều thuyết phục" [9, tr 13].


4

Lã Nguyên lại cho rằng: "Truyện ngắn Ma Văn Kháng có hình hài, diện
mạo riêng, vì ngay từ những sáng tác đầu tay, người cầm bút đã đến với người
đọc trong tư cách một nhà văn có ý thức về chỗ đứng trong vương quốc văn
chương nghệ thuật" [26, tr 5]. Quả thực chính tác giả Ma Văn Kháng cũng đã
từng quan niệm rằng: "Văn chương là một công việc ln q sức. Nó là sự

nghiệp của những kẻ khơng biết sợ, đầy bản lĩnh, dám chấp nhận. Nó tồn tại
nhờ trình độ thẩm mỹ cao và tài năng biểu đạt ngơn ngữ" [20, tr 337]. Ơng ln
tự thanh lọc mình bằng cách thỉnh thoảng xem lại những bài viết của mình như
"một biên tập viên khó tính đọc bản thảo lai cảo, lúc đó thấy cái gì cịn đọc
được thì giữ, ngồi ra như bài tập loại bỏ" [20, tr 323]. Dù đã viết được rất
nhiều tác phẩm, thế nhưng khi bắt đầu viết một cái gì, ơng lại thấy "bồi hồi, run
rẩy như trẻ nhỏ tập đi những bước đầu" [20, tr 323]. Chỉ những ai có tự trọng,
có tâm huyết với nghề, mới có những cảm xúc như vậy. Ông buồn vui cùng tác
phẩm.
Người ta cũng phát hiện ra truyện ông đầy bất ngờ mà không khiên cưỡng,
áp đặt. Lấy đề tài là những gì xảy ra xung quanh cuộc sống, truyện ơng bình dị
chất phác. Khơng q trau chuốt trong ngơn từ, hình ảnh, nhưng các sáng tác
của ông vẫn rất hay, rất đẹp. Một cái đẹp tốt ra từ chính tác phẩm, mà nguồn
gốc của nó khơng ở đâu xa. "Ma Văn Kháng là nhà văn của cái đẹp trong dịng
đời sinh hóa, bình dị, hồn nhiên, cái đẹp trong niềm hạnh phúc được làm người.
Với ý nghĩa đích thực của nó, chứ khơng phải một cái gì khác" [26, tr 8].
Suy nghĩ về truyện ngắn Ma Văn Kháng, Phong Lê khẳng định: "Truyện
ngắn Ma Văn Kháng quả là hiện tượng nổi bật trong văn học những năm 90 tuy
chỉ một giọng điệu, nhưng không gây nhàm tẻ...Một giọng điệu vẫn là nằm trong
mạch ngầm tuôn chảy từ một nguồn chung của nền truyện ngắn hiện đại Việt
Nam- có từ Phạm Duy Tốn, Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên


5

Hồng, Nam Cao...Rõ ràng là Ma Văn Kháng vẫn chưa tách ra được thật rõ một
lối riêng, nhưng vẫn không bị nhịe mờ trong diện mạo chung đó " [22, tr 340].
Lịch sử vốn trôi chảy không ngừng. Nền văn học nghệ thuật cũng vậy, ln
có một u cầu đổi mới. Trước 1975, chủ điểm của văn học gắn với cái hào
hùng, cao cả. Khuynh hướng sử thi bao trùm toàn thể mảnh đất văn học. Sau

1975, với một hoàn cảnh lịch sử hồn tồn đổi khác thì tư duy sử thi đó "khơng
cịn khả năng đảm đương được vai trò chủ đạo để cho dòng văn học tiếp tục
phát triển trước yêu cầu mới mà cuộc sống đang đặt ra" [21, tr 733]. Với một sự
trải nghiệm cuộc đời sâu sắc và một khả năng vận dụng ngôn ngữ, Ma Văn
Kháng là một trong số ít nhà văn "có tuổi" nắm bắt kịp xu thế phát triển của xã
hội, kịp thời phản ánh vào sáng tác, góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển của
văn học.
Có thể nói, ơng là cây bút khỏe, giàu tinh lực. Ở bất cứ độ tuổi nào, văn
ông cũng "luôn giàu chất đời, ắp đầy hơi thở của sự sống, sắc sảo, biến hóa và
tài hoa" [4,tr 150].
Với bề dày kinh nghiệm viết văn, sự trải nghiệm cuộc đời cùng một niềm
tin tưởng tuyệt đối vào con người, vào cái đẹp, cái thiện là "căn cốt làm nên hồn
vía của Ma Văn Kháng trong văn" [4, tr- 149]. "Những truyện của anh là một
bài học thế thái nhân tình, là một khám phá thú vị về tinh đời, tinh người" [9, tr
13].
Cuộc sống đa thanh phức điệu, có lúc khơng tránh khỏi những cảnh đời lầm
than, khổ nhục làm người ta chán đời. Thế nhưng với riêng nhà văn, tuy có
"buồn đời, thương đời, mà không chán đời. Nhà văn nhiều khi giận đời, mà
chưa bao giờ căm đời. Bởi vì quan niệm nhân bản về con người trong truyện
ngắn Ma Văn Kháng thấm đẫm một tinh thần lạc quan" [26, tr 21].


6

Như vậy, với nhiều ưu điểm trội bật như: hay, hấp dẫn, chan chứa tình
người, tình đời, truyện ngắn Ma Văn Kháng chiếm được cảm tình của đơng đảo
bạn đọc. Tuy nhiên, truyện ông chưa hẳn là những tuyệt tác, khơng có chỗ
khuyết. Hạn chế đó, tập trung hơn cả vẫn là những kết thúc bỏ lửng. Nguyễn
Nguyên Thanh chỉ rõ: "Kết thúc các truyện trên đều có các yếu tố bất ngờ, đột
ngột, gây được hấp dẫn, nhưng chưa giải quyết thỏa đáng những vấn đề cuộc

sống đòi hỏi. Nếu quan niệm nhà văn như người thầy thuốc tìm nguồn căn bệnh
xã hội, thì Ma Văn Kháng mới chỉ ra những dấu hiệu lâm sàng" [30, tr 6]. Đúng
là tác giả đã không nể nang vạch trần bộ mặt thật của bọn người xấu xa ln trá
hình, ngụy trang. Thế nhưng, ông lại chưa thể đề xuất được hướng giải quyết
tích cực.
Ở cách xây dựng hình tượng nhân vật, Lã Nguyên nhấn mạnh: "Không phải
truyện ngắn nào của Ma Văn Kháng cũng khắc họa được những tính cách sắc
sảo, sinh động. Nhưng khi đã đưa nhân vật vào tác phẩm, bao giờ nhà văn cũng
cố ý tô đậm chân dung tính cách của nó. Cho nên, nhân vật của Ma Văn Kháng
dù phức tạp đến đâu, có những biểu hiện phong phú như thế nào, sau khi tiếp
xúc, ta có thể nhận diện được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người nào, cao
thượng hay đê tiện, độc ác hay nhân từ, ích kỉ hay hảo tâm..." [26, tr 27]
Xuất hiện rất nhiều trong truyện ngắn của ông là những con người đã dần
đánh mất đi bản tính tốt đẹp của con người. Họ đã dần thành người xấu. Thế
nhưng, "ngay ở những kẻ xấu, anh vẫn gạn lọc những điều có thể thể tất cho họ"
[9, tr 13]. Điều này cũng có nghĩa nhà văn có niềm tin mãnh liệt vào căn cốt
thiện của con người.
Chiếm một vị trí quan trọng trong các sáng tác nói chung, những truyện
ngắn nói riêng, nhân vật nữ của ơng chiếm được cảm tình của phần đồng độc giả.
Nguyễn Đăng Điệp thú nhận: "Gần đây, khi tiếp xúc với nhân vật nữ của Ma


7

Văn Kháng tôi nhận thấy chiều sâu và sự đổi mới trong cái nhìn nghệ thuật của
ơng qua loại nhân vật này. Họ "đời" nhất trong số các nhân vật của ơng. Trong
cái dịng đời ồn tạp, họ vẫn tốt lên một vẻ đẹp đầy nhân tính..." [4, tr 153].
Nguyễn Nguyên Thanh cũng khẳng định: "Viết về người phụ nữ nhan sắc,
Ma Văn Kháng có khả năng khám phá tinh tế và sắc sảo" [30, tr 6].
Về nghệ thuật biểu hiện, ngồi những ý kiến khái qt có giá trị của Lã

Nguyên khi đề tựa cho truyện ngắn Ma Văn Kháng, còn một số bài viết nữa,
nhưng đề cập vấn đề chưa sâu và chưa rộng. Những ý kiến này chưa thể bao
quát thành đặc điểm cho truyện ngắn của ông được.
Ở phương diện ngôn ngữ và giọng điệu, các ý kiến có sự thống nhất cao khi
cho rằng truyện ngắn của ông "tuy chỉ một giọng điệu, nhưng không gây nhàm
tẻ" [22, trang 339], "không đơn điệu về phương diện phong cách" [26, tr 30].
Càng viết, ngòi bút của ông càng thêm sắc bén. Chẳng thế mà Mai Hương
trong "Nhìn lại văn xi 1992", đã có khái qt chung về ông và một số bạn văn
cùng thời với ông rằng: "Trầm tĩnh và tỉnh táo, không quá say sưa, trữ tình,
đồng thời cũng khơng qúa chao chát mà thấm thía tình đời, tình người. Văn viết
từng trải, trí tuệ, giàu tính đúc kết và suy ngẫm. Ngơn ngữ vừa dung dị, lại sắc
sảo, đó là nét đặc sắc và đáng quý trong bút pháp của nhiều cây bút văn xuôi:
Ma Văn Kháng, Chu Lai, Nguyễn Trọng Tấn, Tạ Duy Anh, Trần Thị Trường..."
[10, tr 28].
Tóm lại, ở truyện ngắn Ma Văn Kháng, những ý kiến đóng góp đề cập đến
nhiều phương diện thể hiện khác nhau, nhưng phần lớn mang tính chất thống
nhất và bổ sung cho nhau.
Từ những ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu trên, chúng tơi cịn thấy:


8

Thứ nhất, đọc 108 truyện được in trong "Truyện ngắn Ma Văn KhángNXB Cơng an Nhân dân 2003", có lẽ do tác giả sáng tác nhiều, sáng tác dày
nên dẫu văn viết hay, một số truyện vẫn không tránh khỏi sự trùng lắp nội dung,
nghệ thuật thể hiện. Trùng lắp quá nhiều sẽ làm mất đi những cảm giác đón đợi
hay hứng thú khám phá nơi người đọc. Chẳng hạn loạt truyện "Chị Thiên của
tơi", "Vịng quay cổ điển", "Nhiên, nghệ sĩ múa", "Ngõ nhỏ tràn ánh trăng",
tuy tác giả có hơi khác khi sắp xếp cốt truyện nhưng nhìn chung vẫn theo một
môtip. Họ là những phụ nữ đẹp, rất đẹp. Vì mải tơn thờ một hình bóng khơng
cịn thực, họ đã quên đi tuổi trẻ và sắc đẹp của mình. Niềm vui chắp vá, đến cuối

đời vẫn khơng có hạnh phúc và bình an. Loạt truyện "Anh cả tôi-Người sung
sướng", "Dao sắc nhờ cán", "Suối mơ", "Cây bồ kếp lá vàng", lại có mơtip:
Dù người đàn bà của họ có ruồng rẫy, phụ bỏ, đối xử vong tình bạc nghĩa đến
đâu, họ vẫn một mực thương yêu, thủy chung và vị tha. Kể cả phải đánh đổi tính
mạng.
Một số truyện của ơng cịn mang tính chất là thuật lại một diễn biến của
thực tại nên tính nghệ thuật chưa cao. Điều này dẫn đến hệ qủa, truyện chưa
thực sự đặc sắc, chưa thu hút được sự chú ý nơi cơng chúng u văn. Ta có thể
liệt kê một số truyện như: "Thầy Thế đi chợ bán trứng", "Con sóc", "Trưa
mùa thu trong sáng", "Xe chạy đêm"...
Phong phú trong vốn sống và ngôn ngữ, ở bất kỳ sáng tác nào, tác giả cũng
ít nhiều chêm xen vào đấy những dòng triết luận sâu xa về lẽ sống ở đời. Đây là
một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa văn phong của ông và các nhà
văn khác. Thế nhưng, sử dụng nhiều quá thành lạm dụng. Người đọc có khi lầm
tưởng nhà văn xây dựng các nhân vật là để phát ngôn cho tư tưởng, suy nghĩ của
mình. Lúc ấy, nhân vật có khác nào những con rối vô hồn, chờ người kéo dây ?


9

Một điều nữa, người viết vẫn còn băn khoăn về truyện ngắn của ơng.
Người viết đánh giá cao tính chất dung dị, đời thường trong văn ông. Thế nhưng,
sử dụng khẩu ngữ quá nhiều, liệu điều đó có đánh mất đi tính trong sáng của
Tiếng Việt khơng ?
Những hạn chế nhỏ trong sự thành công lớn, Ma Văn Kháng vẫn xứng
đáng với danh hiệu là một nhà viết truyện ngắn chun nghiệp và có tài.
Truyện ngắn của ơng ln chứa đựng nhiều vấn đề thời sự, chắc chắn sẽ
còn thu hút được nhiều hơn từ phía độc giả và các nhà phê bình nghiên cứu.
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà luận văn hướng đến là đặc trưng truyện ngắn Ma Văn Kháng.
Luận văn khảo sát, xem xét một cách tương đối đầy đủ những biểu hiện nghệ
thuật và nội dung của truyện ngắn Ma văn Kháng, chủ yếu để làm rõ chỗ đặc sắc,
độc đáo trong phong cách sáng tác cũng như những đóng góp cụ thể của ơng
trên các bình diện này.
Với đối tượng khoa học là vậy, phạm vi khảo sát giới hạn cho luận văn là
những sáng tác tmyện ngắn của Ma Văn Kháng được in trong "Truyện ngắn
Ma Văn Kháng", gồm bốn tập, của NXB Công an Nhân dân 2003.
2. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích ý nghĩa và đối tượng nghiên cứu, luận văn vận dụng
một số phương pháp:
- Phương pháp lịch sử: Trên quan điểm lịch sử cụ thể, luận văn xem xét sự
vận động, phát triển của các quan niệm nghệ thuật về con người, về hình thức
văn bản để thấy rõ sự đóng góp của Ma Văn Kháng trong việc đổi mới nền văn
xuôi hiện đại.


10

- Phương pháp loại hình - hệ thống: Với một số lượng truyện ngắn khá
nhiều (gần hai trăm truyện), sử dụng phương pháp loại hình để lựa chọn, khảo
sát nhằm có thể đưa ra những nét bản chất chung nhất của các đặc điểm nội
dung và nghệ thuật. Phương pháp hệ thống sẽ hỗ trợ cho phương pháp lịch sử.
Trong q trình nghiên cứu, thao tác giải thích sẽ được vận dụng thường xuyên
để khảo sát tác phẩm một cách toàn diện.
- Vận dụng thi pháp học hiện đại và sự cảm nhận truyền thống để khảo sát
và nhận định tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

IV. Đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn của Ma Văn Kháng

nhằm:
- Phát hiện đặc trưng truyện ngắn Ma Văn Kháng.
- Xem xét những đóng góp của Ma Văn Kháng trong tiến trình hiện đại hóa
văn học.
V. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu (10 trang) và phần kết luận (8 trang), luận văn được tổ
chức thành 4 chương như sau:
- Chương 1: Một số vấn đề về truyện ngắn và truyện ngắn Ma Văn Kháng
(29 trang).
- Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng (47 trang).
- Chương 3: Những đặc điểm trong nghệ thuật biểu hiện của truyện ngắn
Ma Văn Kháng (33 trang).
- Chương 4: Ngôn ngữ và giọng điệu (30 trang).


11

Tài liệu tham khảo (3 trang).


12

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ TRUYỆN NGẮN
MA VĂN KHÁNG
1.1. Một số quan niệm tiêu biểu về truyện ngắn
Xuất hiện ngay từ buổi đầu con người biết sáng tác văn chương, truyện
ngắn với các hình thức truyện kể dân gian: truyện cười, giai thoại, cổ tích...đã
được hình thành và chiếm giữ một vị trí nhất định. Nhưng với đặc điểm là một
thể tài riêng biệt thì truyện ngắn chỉ thực sự phát triển ở các nền văn học hiện
đại, gắn liền với cơng nghệ báo chí. Trải bao thăng trầm của lịch sử thể loại,

truyện ngắn có những bước tiến nổi bật, ngày càng khẳng định mình hơn trên
văn đàn. Đặc biệt trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra khắp nơi
trên thế giới thì truyện ngắn càng phát huy được vai trị. Với tư cách là một thể
loại năng động, có khả năng thích ứng với thời cuộc, nắm bắt kịp thời những
biến động xã hội, đồng thời cấu trúc gọn nhẹ, truyện ngắn thực sự là một thế
mạnh để thu hút độc giả đương đại.
Mặc dù thuật ngữ "truyện ngắn" ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XIX, nhưng
bản thân truyện ngắn đã có một bề dày lịch sử phát triển, có lúc đã ở đỉnh cao
hồn thiện và thành cơng nhưng cho đến nay trên thế giới cũng như Việt Nam,
vẫn chưa có một hệ thống lí luận hồn chỉnh về truyện ngắn. Nếu có chỉ là
những nhận xét tản mạn, những bài nghiên cứu ngắn về một số vấn đề liên quan,
một vài chuyên luận về phong cách truyện ngắn của một số nhà văn. Điều đó
chứng tỏ để đưa ra một định nghĩa duy nhất về truyện ngắn thật khó khăn. Đúng
như Joan Botch khẳng định: "Định nghĩa thế nào là truyện ngắn rất khó, dễ
chừng một nhà phê bình văn học xuất sắc cũng chưa chắc đã làm nổi" [27, tr
115]. Tuy nhiên, trên cơ sở tập hợp những quan niệm tiêu biểu của các nhà văn,
nhà phê bình văn học về truyện ngắn trong và ngồi nước, hay những kỉ niệm
viết truyện ngắn của họ, ta có thể đưa ra được một hệ thống quan niệm về truyện


13

ngắn. Từ đó sẽ phần nào giúp các nhà lí luận văn học hình thành được một định
nghĩa cơ bản về truyện ngắn.
1.1.1. Ở nước ngồi
Nói đến truyện ngắn thế giới, khơng thể khơng nói đến các tên tuổi như:
Anton Chekhov, Franz Kafka, Ernest Hemingway, G.Maupassant, Edgar Allan
Poe, Lỗ Tấn, Ơhenry, Gogol, Pautopxki...Là những cây đại thụ về truyện ngắn,
dù hiểu sâu sắc về truyện ngắn nhưng họ rất ít khi phát biểu về nghề. Chỉ đôi khi
họ luận bàn và chuyện trò về thể loại. Mỗi người một phong cách viết khác nhau

nên suy nghĩ về truyện ngắn của họ cũng khơng giống nhau. Chúng ta chỉ có thể
tổng hợp các ý kiến theo một tiêu chí nhất định nào đó.
Theo đó, yếu tố đầu tiên để người ta phân biệt truyện ngắn và truyện dài là
dung lượng.
Truman Capote, nhà văn Mỹ, hai lẫn đoạt giải ƠHenry, trong một bài
phỏng vấn đã khái quát về truyện ngắn như sau: "Đó là một tác phẩm nghệ thuật
có bề sâu nhưng lại không được dài" [27, tr l08]. Xuất phát từ quan điểm này,
ông khuyên các nhà văn mới vào nghề hãy ln tìm cách rút ngắn tác phẩm. Tất
nhiên rút ngắn các tác phẩm khơng có nghĩa làm cho truyện ngắn lại một cách tự
do mà bằng cả "tinh thần kỉ luật và kĩ năng kĩ thuật", nghĩa là "cô kết lại với
nhau thành một cái gì tinh lọc, rõ ràng" [27, tr 106].
Frank 0'Connor, nhà văn Ái Nhĩ Lan và Kuranop lại gần gũi nhau khi cho
rằng thơ và truyện ngắn có những nét giống nhau. Và yếu tố kéo truyện ngắn lại
gần với thơ chính là dung lượng ngắn, súc tích. "Việc xích lại gần với thơ, làm
cho văn xuôi trở nên vừa sâu sắc hơn, vừa dễ hiểu hơn, thứ dòng chảy ngầm này
cần cho mọi truyện ngắn, nó giúp cho truyện có thể ngắn gọn mà vẫn súc tích"
[27, tr 144].


14

Nói đến sự ngắn gọn, Baranop đề xuất: "Truyện ngắn cần phải tập trung,
cô gọn đến mức cao nhất. Vấn đề số một với nó là dung lượng, xin đừng lẫn với
sự ngắn gọn bên ngoài". "Đây là một thể tài khó, nó yêu cầu kỉ luật rất nghiêm,
kỉ luật nghệ thuật" [27, tr 136].
Là một nhà văn Liên Xô hiện đại viết truyện ngắn với thật nhiều trang văn
thấm đẫm chất thơ, Paustovski có lần luận bàn về truyện ngắn: "Tính chất truyện
ngắn là gì? Tơi nghĩ truyện ngắn là truyện viết ngắn gọn, trong đó, cái khơng
bình thường hiện ra như một cái gì bình thường và cái bình thường hiện ra như
một cái gì khơng bình thường" [27, tr 129]. Theo ông, một nhà văn càng nhiều

lời càng viết kém. Hãy giữ nguyên ý tưởng trong đầu để khi có dịp viết thành
truyện, "nó cho phép khi làm việc, người viết có thể tự do và dũng cảm sắp xếp
lại dữ liệu, cũng như tạo ra một khoảng rộng rãi cho sự tưởng tượng" [27, tr
131].
Ta có thể lấy ý kiến của S.Aimatop kết luận cho tiêu chuẩn "ngắn" là vấn
đề số một của truyện ngắn: "Truyện ngắn giống như một thứ tranh khắc gỗ, lao
động nghệ thuật ở đây địi hỏi chặt chẽ, cơ đúc, các phương tiện phải được tính
tốn một cách kinh tế, nét vẽ phải chính xác. Đây là một cơng việc vơ cùng tinh
tế. Xoay xỏa trên một mảnh đất chật hẹp, đó chính là chỗ làm cho truyện ngắn
phân biệt với các thể tài khác" [27, tr 146].
Phần lớn ý kiến đều có sự thống nhất cao độ khi cho rằng truyện ngắn phải
ngắn, cô đọng. Thế nhưng, "ngắn"- cụ thể ở đây là bao nhiêu thì vẫn cịn tranh
cãi. Có người lấy số trang, có người lại lấy số câu chữ làm thước đo. Vì vậy
"ngắn" cũng chỉ là một tính chất tương đối mà thơi.
Ở một phương diện khác, người ta lại định nghĩa truyện ngắn bằng một số
căn cứ về nội dung.


15

Juan Bosch, nhà văn Trung Mĩ, đơn giản cho rằng: "Truyện ngắn là sự
trình bày một sự kiện nào đó tương đối đáng chú ý". Sự kiện đó theo ơng, "có
thề chỉ quan trọng tới mức nào đó nhưng nó cần được độc giả tin cậy". Và
"nghệ thuật viết truyện nằm ở chỗ biết nhìn ra một sự kiện, cả quyết đi thẳng tới
nó, khơng dừng ở những chi tiết người viết bắt gặp giữa đường. Tất cả các chi
tiết phù trợ đã phải phục tùng sự kiện trung tâm" [27, tr 116]. Một định nghĩa
tuy có vẻ giản đơn nhưng lại chứa đựng một sự bao quát lớn. "Sự kiện" ở đây
phải mang tính vấn đề. Truyện ngắn phải nêu và giải quyết được vấn đề. Nhưng
đấy mới chỉ là bước hình thành. Ở mức độ hồn thiện, nghĩa là truyện được đánh
giá hay, Bosch ví nó như "một thứ quả có nhiều vỏ, ln ln làm cho một đứa

trẻ háu ăn bị "nhỡ tàu". Mỗi lần bóc ra một lớp vỏ, người đọc thở phào thế là
xong mọi chuyện, chắc là khơng phải chờ đợi gì nữa, thì một lớp vỏ khác lại
hiện ra" [27,tr 117].
Truyện ngắn không chỉ giải quyết vấn đề được nêu mà đồng thời gợi ý hay
đề xuất luôn cả những hướng giải quyết những vấn đề tồn tại trong cuộc sống
thực tại. "Hình thức nhỏ khơng có nghĩa là nội dung khơng lớn lao" [27, tr 124].
Sức chứa của truyện ngắn có khi hơn cả tiểu thuyết. A.Tolstoi đã quan niệm như
vậy nên ông khẳng định: "Truyện ngắn là một hình thức nghệ thuật khó khăn
bậc nhất". Nhà văn khi tạo ra một tác phẩm ưng ý phải trải qua quá trình lao
động nghệ thuật nhiều gian khổ. Từ khâu quan sát, lấy tư liệu đến xử lí tư liệu,
nhà văn phải hết sức nghiêm túc làm việc. Không phải ngẫu nhiên mà người ta
có sự so sánh sinh động tác phẩm văn học như đứa con tinh thần của nhà văn.
Nó phải được tác giả thai nghén, mang nặng đẻ đau mới tạo ra một hình hài.
Truyện ngắn tuy ngắn nhưng khơng vì thế mà nhà văn mất ít cơng sức hơn một
tác phẩm dài hơi.
Để trả lời câu hỏi "Truyện ngắn là gì?", nhà văn Mĩ William Saroyan có lúc
mơ hồ bảo rằng: "Truyện ngắn, đó là một cái gì khơng cùng...Cuộc sống trải ra


16

vô tận, và đối với các nhà văn, truyện ngắn là một hình thức khó đi tới hết bậc
nhất. Chừng nào trên quả đất này còn nhà văn, và họ cịn viết, truyện ngắn cịn
tìm được cách nhập vào mọi hĩnh thức thể tài, chọn cho mình mọi dung lượng,
mọi phong cách, và nó cũng có thể vượt ra, phá tung mọi hình thức, mọi khn
khổ, phong cách đó...Truyện ngắn là một thể tài văn học sinh ra một cách tự
nhiên từ những câu chuyện hàng ngày, những câu đùa, những lời châm chọc
giữa người nọ, người kia" [27, tr 103-104]. Truyện ngắn khơng cần có một cốt
truyện lắt léo mà bản thân cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ đã là một nguồn
tài nguyên khó cạn kiệt để mọi nhà văn có thể khai thác.

Và trong thực tại cuộc sống đó, đối tượng được quan tâm nhiều nhất vẫn là
con người. W.Faulkner khẳng định: "Truyện ngắn có thể nảy sinh do một ý niệm
thuần túy, tơi ít hiểu về các ý niệm, tôi không quan tâm chúng, tôi chỉ quan tâm
tới con người...con người trong những xung đột của nó với chính mình, cũng
như xung đột với những người khác, hoặc nói chung là với hồn cảnh, với cả
thời đại" [27, tr 99]. Văn học từ lâu đã là sự phản ánh thế giới tự nhiên, xã hội
và con người. Truyện ngắn- một thể tài văn học- tất không thể khác hướng đi
được.
Mỗi người có một lí giải về truyện ngắn khác nhau. Bản thân truyện ngắn
ngay khi xuất hiện với tư cách là thuật ngữ đã là đề tài gây nhiều tranh luận cho
giới nghiên cứu. Không riêng ở nước ngồi, ngay cả ở Việt Nam cũng có nhiều
quan điểm khác nhau.
1.1.2. Ở Việt Nam
So với thế giới, truyện ngắn Việt Nam ở một vị trí khá khiêm tốn. Tuy
nhiên từ những năm 1930, đặc biệt là từ 1986 đến nay, truyện ngắn đã từng
bước đi lên, có nhiều khởi sắc. Thời điểm nào cũng có nhiều nhà văn và tác
phẩm truyện ngắn xuất sắc, từ thế hệ của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch


17

Lam đến Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Tơ Hồi, Ma Văn Kháng, Nguyễn
Kiên, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Vũ Thị
Thường...Rất nhiều nhà văn đã gầy dựng được văn nghiệp bằng truyện ngắn.
Thế nhưng cũng giống hiện trạng ở nước ngoài, khái niệm truyện ngắn ở Việt
Nam dù đã đưa ra được định nghĩa, vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, mà
phần lớn vẫn thuộc về giới văn sĩ. Khơng mang tính lí luận, nhưng những lời
phát biểu của họ thực sự có giá trị. Mỗi người cảm nhận một cách khác nhau,
nhưng đều khẳng định truyện ngắn là một thể loại khó. Trên thực tế có rất nhiều
người khởi nghiệp bằng thể loại này, thế nhưng số thành công không nhiều.

Càng đi sâu, họ càng nhận ra viết truyện ngắn không dễ chút nào. Khuất Quang
Thụy có sự so sánh khá sinh động rằng: "Truyện ngắn có thể ví như cuộc đua
100m, cịn tiểu thuyết là cuộc maratong. Những tay đua maratong siêu hạng
chưa chắc đã giành thắng lợi trong cuộc đua tốc độ 100m. Và ngược lại..." [35,
tr 14]
Truyện ngắn khó, trước hết bởi: "Viết truyện ngắn là chơi bố cục" [27, tr
38]. Nguyễn Quang Sáng đã từng tuyên bố như thế. Có dung lượng ngắn, lại
phải giải quyết một số vấn đề nào đó, nếu khơng khéo sắp đặt và chọn được một
hình thức biểu đạt thích hợp, chắc chắn sẽ khơng thể là truyện ngắn được.
Tiếp thu tinh thần của Aimatop, Vũ Thị Thường, một nhà văn nữ chuyên
viết truyện ngắn cũng quan niệm: "Viết truyện dài như làm một căn nhà đồ sộ,
còn bắt tay vào truyện ngắn, là nhận lấy việc chạm trổ một cái khay, một tấm
tranh khắc gỗ. Ở truyện dài có thể có những chương độn, nhưng ở truyện ngắn,
chỉ cần viết nửa trang lỏng lẻo là truyện đổ liền" [27, tr 33]. Không được phép
quá dài, truyện ngắn buộc nhà văn phải "biết tận dụng từng chữ, lo săn sóc từng
chữ". Muốn đạt hiệu qua, khơng gì bằng bản thân nhà văn phải lao động sáng tác
nghiêm túc, cần cù và khéo léo. Ai cũng có thể dùng từ viết câu, nhưng chỉ nhà


18

văn mới biết xâu chuỗi chúng lại thành một thể thống nhất mang tính thẩm mỹ.
Điều đó lí giải tại sao mỗi nhà văn lại mang một phong cách viết khác nhau.
Xét về nội dung của truyện, Tơ Hồi nói giản dị : "Truyện ngắn chính là
cưa một khúc đời sống" [27, tr 9]. Đây là một thể loại dân chủ. Nó bắt rễ khơng
từ những gì xa xơi mà chính ở cuộc sống. Khác với tiểu thuyết, có ưu thế về độ
dài, có thể nhìn tồn cảnh đời sống, truyện ngắn chỉ được phép chứa đựng một
tình thế của đời sống thơi. Bởi "nếu có hai tình thế trở lên, truyện ngắn sẽ bị phá
vỡ". Vì vậy trong số hỗn độn các tình thế cuộc sống, nhà văn phải biết chọn lấy
một điều có thể gợi lên được những suy nghĩ của mình và mọi người.

Huy Phương có quan niệm tương tự: "Nếu có thể ví truyện dài là một mảng
thân cây bổ dọc thì truyện ngắn là một lát cắt ngang...Truyện ngắn như một vết
xước trên da thịt, tạo nên một dấu tích khác, có vẻ như chỉ nông cạn, nhưng để
lại biết bao day dứt, như một câu hỏi da diết, như một nỗi băn khoăn, rất gắn bó
thân tình, đến mức trở thành kỉ niệm" [28, tr 3]. Truyện ngắn vốn nhanh nhạy,
có khả năng nắm bắt nhanh, đặc biệt thích hợp với thời điểm đất nước, xã hội có
nhiều biến chuyển, đổi mới. Thêm vào đó truyện ngắn cũng có thể len lỏi trong
mọi ngõ ngách sâu thẳm của tâm hồn con người để khám phá. Tại sao có rất
nhiều nhà văn đang rất thành công với thể loại tiểu thuyết lại chuyển sang viết
truyện ngắn? Để thử sức mình. Có phần đúng, nhưng cơ bản vẫn là mong muốn
miêu tả và phản ánh kịp thời những gì đang xảy ra, để bày tỏ những tâm trạng,
suy nghĩ của mình và qua tác phẩm, chuyển tải đến người đọc.
Theo Từ điển văn học: "Truyện ngắn là một thể loại thức tự sự cỡ
nhỏ ...Truyện ngắn thường nhắm khắc họa một hình tượng, phát hiện một đặc
tính trong quan hệ con người hay trong đời sống tinh thần con người". Hay
trong Từ điển thuật ngữ văn học: "Khác với tiểu thuyết, là thể loại chiếm lĩnh
đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường


19

hướng đến việc khắc họa một hình tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan
hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người" [7, tr 304].
Phạm Thị Hoài lại cho rằng: "Truyện ngắn nhưng dường như là một đứa
con tất yếu của người mẹ thơ và người cha văn xi, nó là thơ viết bằng văn
xi, bên ngồi mang tính cha nhưng bên trong mang tính mẹ". Điều này cũng
có nghĩa, chị giống như một số nhà nghiên cứu văn học nước ngồi khẳng định
trong truyện ngắn có chất thơ. Chất thơ này làm cho truyện ngắn dù là văn xi
nhưng mềm mại, uyển chuyển, mau thích nghi và đáp ứng kịp thời những nhu
cầu xã hội.

Qua một số quan niệm truyện ngắn ở trong và ngoài nước, truyện ngắn
thực sự là một thử thách lớn đối với mọi nền văn xi. Đã có một thời gian
người ta khơng xem truyện ngắn là một thể loại chính thống nên có ý xem
thường nó. Cuộc sống đầy biến động, lịch sử theo qui luật phát triển, đến lượt
mình, truyện ngắn phát huy được mọi sức mạnh và vươn lên thành một thể loại
độc lập, dân chủ. Tuy chưa có một hệ thống lí luận riêng nhưng những kết quả
ban đầu về truyện ngắn tương đối đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Mặt khác,
phần nào hé mở được những bí mật chứa đựng bên trong truyện ngắn.
1.2. Truyện ngắn Ma Văn Kháng
1.2.1. Quan niệm của Ma Văn Kháng về truyện ngắn
Là một nhà văn có tâm huyết với nghề, Ma Văn Kháng không bao giờ cho
phép bản thân dễ dãi với cơng việc. Ơng tự đặt u cầu phải ln có sự đổi mới,
sáng tạo khi viết. Ngồi ra, cịn phải có một niềm đàm mê, u thích. Có dịp
phát biểu trên báo chí, ơng nói: "Văn chương cũng như sống ở đời, không phải
là chuyện vác mai đi đào khi thấy người ta ăn khoai. Chân đế của văn chương,
hồn cốt của nó là một tình u lớn. Thiếu nó ta rất giống một lồi nấm sặc sỡ
phù phiếm và độc hại" [16, tr 7]. Chẳng thế mà những tác phẩm của ông dường


×