Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Chuyển biến kinh tế xã hội huyện châu thành (tỉnh bến tre) trong thời kỳ đổi mới giai đoạn 1986 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHĨ HỒ CHÍ MINH

  

TRẦN THỊ NGỌC THƯ

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
CHÂU THÀNH (TỈNH BẾN TRE) TRONG THỜI KỲ
ĐỔI MỚI GIAI ĐOẠN 1986 – 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHĨ HỒ CHÍ MINH

  

TRẦN THỊ NGỌC THƯ

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
CHÂU THÀNH (TỈNH BẾN TRE) TRONG THỜI KỲ
ĐỔI MỚI GIAI ĐOẠN 1986 – 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN ĐẠT

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện tại
Trường Đại học Sư Phạm, TP.Hồ Chí Minh.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai cơng bố
trong bất cứ cơng trình nào khác.

Ký tên

Trần Thị Ngọc Thư


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh, phịng Khoa học Cơng nghệ - Sau Đại học, q
Thầy Cơ Khoa sử giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành
luận văn.
Tơi xin đặc biệt tỏ lịng kính trọng, biết ơn TS. Lê Văn Đạt, thầy đã
tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tơi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin tỏ lịng biết ơn đến các Ban Ngành huyện Châu Thành,
biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt q
trình học tập và hồn thành luận văn này.
Trân trọng biết ơn!

Tác giả luận văn
Trần Thị Ngọc Thư


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................3
LỜI CÁM ƠN .................................................................................4
MỤC LỤC .......................................................................................5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.............................7
THỐNG KÊ BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN ......................8
MỞ ĐẦU .........................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ........................................................ 2
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI .................... 5
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 6
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ............................................................... 7
6. BỐ CỤC ..................................................................................................... 7

CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI,
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH
(TỈNH BẾN TRE) TRƯỚC NĂM 1986.......................................8
1.1. Khái quát về vùng đất, con người huyện Châu Thành (tỉnh Bến
Tre) ................................................................................................................. 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 12
1.1.3. Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân huyện Châu Thành (tỉnh
Bến Tre) qua các thời kỳ lịch sử ........................................................................ 14

1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) từ sau
ngày giải phóng đến trước đổi mới (1975-1985) ...................................... 19

1.2.1. Tình hình kinh tế ..................................................................................... 21
1.2.2. Tình hình xã hội....................................................................................... 24

CHƯƠNG 2: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ HUYỆN CHÂU
THÀNH TỈNH BẾN TRE) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 ..32
2.1. Huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) trong thời kỳ đất nước đổi mới
....................................................................................................................... 32
2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới ................................................................................ 32
2.1.2. Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ....................................................... 33


2.2. Chuyển biến về kinh tế huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) từ năm
1986 đến năm 2010 ...................................................................................... 35
2.2.1. Trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp .......................................... 35
2.2.2. Trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp .............................................. 48
2.2.3. Thương mại - dịch vụ - du lịch, xuất nhập khẩu ..................................... 54
2.2.4. Tài chính ngân hàng ................................................................................ 62
2.2.5. Trong giao thơng vận tải.......................................................................... 68
2.2.6. Trong xây dựng cơ bản ............................................................................ 73

CHƯƠNG 3: CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI HUYỆN CHÂU
THÀNH (TỈNH BẾN TRE) NHỮNG NĂM 1986 - 2010 .........86
3.1. Chủ trương đổi mới về xã hội của Đảng ............................................ 86
3.2. Biến đổi về xã hội huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) từ năm 1986
đến năm 2010 ............................................................................................... 87
3.2.1. Biến đổi về đời sống vật chất .................................................................. 87
3.2.2. Biến đổi về đời sống tinh thần ................................................................. 96

KẾT LUẬN .................................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................133

PHỤ LỤC ........................................................................................1


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
HĐBT: Hội đồng bộ trưởng.
BVBMTE: Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
DS-KHHGĐ: Dân số kế hoạch hóa gia đình.
THCS: Trung học cơ sở.
TDTT: Thể dục thể thao.
GĐTT: Gia đình thễ thao.
NDTQ: Nhân dân tự quản.
TDĐKXDĐSVH: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.


THỐNG KÊ BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1: Thống kê các loại cây trồng của huyện Châu Thành từ năm 1995
đến năm 2010.
Bảng 2.2: Giá trị ngành trồng trọt từ năm 1995 đến năm 2010.
Bảng 2.3: Thống kê cơ cấu, sản lượng chăn nuôi của huyện Châu Thành từ
năm 1995 đến năm 2010.
Bảng 2.4: Nuôi trồng, đánh bắt ngành thủy sản của huyện Châu Thành từ
năm 1995 đến năm 2010.
Bảng 2.5: Ngành lâm nghiệp của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến 2010.
Bảng 2.6: Các sản phẩm chính của ngành công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp huyện Châu Thành từ năm 1995 đến năm 2010.
Bảng 2.7: Danh mục các chợ của huyện Châu Thành.
Bảng 2.8: Doanh số mua bán của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến năm 2010.
Bảng 2.9: Các mặt hàng xuất khẩu của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến
năm 2010.
Bảng 2.10: Ngành ngân hàng của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến năm 2010.

Bảng 2.11: Sản lượng vận tải của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến năm 2010.
Bảng 2.12: Nhà ở của nhân dân huyện Châu Thành từ năm 1995-2010.
Bảng 2.13: Sản lượng điện thương phẩm của huyện Châu Thành từ năm
1986 đến năm 2010.
Bảng 2.14: Thống kê các trạm cấp nước nông thôn của huyện Châu Thành.
Bảng 2.15: Ngành thông tin liên lạc huyện Châu Thành từ năm 1986 đến
năm 2010.
Bảng 3.1: Nhà trẻ của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến năm 2010.
Bảng 3.2: Mẫu giáo của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến năm 2010.
Bảng 3.3: Trung học cơ sở của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến năm 2010.


Bảng 3.4: Trung học phổ thông của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến
năm 2010.
Bảng 3.5: Hiện trạng văn hóa của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến năm 2010.
Bảng 3.6: Hiện trạng phát thanh của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến
năm 2010.
Bảng 3.7: Các cơ sở y tế của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến năm 2010.
Bảng 3.8: Hiện trạng giường bệnh của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến
năm 2010.
Bảng 3.9: Hiện trạng cán bộ y tế của huyện Châu Thành từ năm 1995 đến
năm 2010.
Bảng 3.10: Hiện trạng thể dục thể thao của huyện Châu Thành từ năm 1995
đến năm 2010.


MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau ngày đất nước hồn tồn giải phóng (30.04.1975), Đảng bộ, qn

và dân Bến Tre nói chung, huyện Châu Thành nói riêng đã vượt qua bao
khó khăn thử thách, đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng quê hương và làm nghĩa vụ trên chiến trường biên giới Tây Nam,
trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, tạo tiền đề rất quan trọng để bước vào thời kỳ phát triển mới.
Trong giai đoạn cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975 - 1985) tuy
với thời gian rất ngắn lại gặp nhiều khó khăn: hậu quả nặng nề của 30 mươi
năm chiến tranh, thiên tai liên tục; nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn đơn giản,… nhưng Đảng bộ và nhân dân
Bến Tre nói chung, huyện Châu Thành nói riêng cùng cả nước đã giành
được những thắng lợi bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở huyện Châu Thành giai đoạn này cũng tồn tại những hạn
chế nhất định.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12.1986) với đường lối đổi mới
đúng đắn đã tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói
chung và huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) nói riêng. Vận dụng sáng tạo
đường lối đổi mới của Đảng vào tình hình thực tế địa phương, từ năm 1986
đến năm 2010, kinh tế - xã hội huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) đã có
những chuyển biến rõ rệt, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Dù
vậy, quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre)
trong giai đoạn đổi mới cũng bộc lộ những hạn chế.
Chính vì vậy, việc dựng lại bức tranh tồn cảnh về q trình phát triển
kinh tế - xã hội huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) từ sau ngày đất nước giải
phóng đến năm 2010, đặc biệt để thấy được sự chuyển biến mạnh mẽ về


kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2010) của huyện là một vấn
đề mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Trước tiên, nghiên cứu đề tài: “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện
Châu Thành (tỉnh Bến Tre) trong thời kỳ đổi mới giai đoạn 1986 – 2010”

giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện, hệ thống, đánh giá khách quan
những thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới tỉnh Bến Tre nói chung
và huyện Châu Thành nói riêng. Đây là cơ sở khoa học cho các cơ quan có
thẩm quyền đề ra những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực
cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre)
đạt được những thành tựu to lớn.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài này cịn có ý nghĩa quan trọng trong
việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần giáo dục cho thế hệ
trẻ hiểu được truyền thống của quê hương, về công cuộc đổi mới của Đảng
và nhà nước. Qua đó thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc đóng
góp vào sự nghiệp xây dựng quê hương, Tổ quốc ngày càng giàu mạnh.
Đồng thời, đối với bản thân việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi rèn
luyện công tác nghiên cứu khoa học, vận dụng vào công tác giảng dạy, đặc
biệt phần lịch sử địa phương trong thời kỳ đổi mới.
Với những ý nghĩa trên, tôi quyết định chọn vấn đề: “Chuyển biến kinh
tế - xã hội huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) trong thời kỳ đổi mới giai đoạn
1986 – 2010” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử của mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung
và các vùng nơng thơn nói riêng là vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhiều
nhà nghiên cứu ở Trung ương và địa phương quan tâm.
Trước hết, những bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng như: “Đổi mới
để tiến lên” của đồng chí Nguyễn Văn Linh, “Xây dựng nhà nước của nhân
dân, thành tựu và kinh nghiệm đổi mới” xuất bản năm 1991 của đồng chí Đỗ


Mười,… Các tác phẩm này tập trung vào vấn đề kinh tế - xã hội có tính khái
qt trên cả nước, khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới, đồng
thời rút ra những bài học kinh nghiệm, đưa ra định hướng giải pháp phát
triển kinh tế - xã hội cho đất nước.

Các tác phẩm: “Đổi mới kinh tế và phát triển” của Đoàn Thị Thu Hà,
xuất bản năm 1995; “Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam – một số vấn
đề lý luận cấp bách” của Trần Xuân Trường, nhà xuất bản Chính trị quốc
gia năm 1996, … nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước
trong thời kỳ đổi mới nhưng mang tính khái qt.
Ngồi ra, một số cơng trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới như: “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp,
thành tựu và triển vọng” của Nguyễn Văn Bích, nhà xuất bản Hà Nội, năm
1994; “Đổi mới và phát triển nông nghiệp nông thôn”, nhà xuất bản Nông
nghiệp năm 1998; “Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã nông nghiệp
nông thôn” của Lương Xuân Quý, xuất bản năm 1999,… các cơng trình này
đã cung cấp cách đánh giá cơng cuộc đổi mới trên lĩnh vực nơng nghiệp,
nơng thơn.
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về Nam Bộ, đề cập về vùng đất Bến
Tre và kinh tế - xã hội Bến Tre như:
- “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” của Sơn Nam, xuất bản năm 1973,
đã cung cấp những tư liệu về cuộc khẩn hoang lập làng ở vùng đất Nam Bộ
vào các thế kỷ XVIII – XIX.
- Trong “Gia Định xưa” nhà văn Sơn Nam đã đề cập đến vấn đề đất đai,
thiên nhiên, phong thổ, phong tục, tập quán của vùng đất nam Bộ và công
cuộc khẩn hoang vùng biên giới Tây Nam. Nguyễn Duy Oanh với “Tỉnh
Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ năm 1575 đến 1945)”, xuất bản năm
1971.
Từ sau năm 1975 đến nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu về đồng
bằng sơng Cửu Long và Bến Tre:


- Huỳnh Lứa với tác phẩm “Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ”, xuất
bản năm 1987, góp phần tìm hiểu về quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ,
trong đó có Bến Tre. Tác giả đã khái quát quá trình di chuyển dân cư, khai

hoang lập đồn điền, tổ chức sản xuất nông nghiệp, những biến đổi về mặt xã
hội.
- Quyển “Văn hóa và cư dân vùng đồng bằng sơng Cửu Long” của
Nguyễn Cơng Bình, Lê Xn Diệm, Mạc Đường, xuất bản năm 1990 đã
nghiên cứu về các tộc người đang sinh sống trên mảnh đất đồng bằng sông
Cửu Long, đề cập mọi mặt trong sinh hoạt về kinh tế - xã hội của cư dân đã
từng sinh sống trên vùng đất này.
- Trong tác phẩm “Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ
XVII, XVIII, XIX” của Huỳnh Lứa, xuất bản năm 2000, đề cập đến quá trình
xác lập chủ quyền lãnh thổ, khai hoang lập ấp; Cuốn “Đồng bằng sơng Cửu
Long vị trí và tiềm năng” xuất bản năm 1991 của Trần Hồng Kim; “Nghề
nơng Nam Bộ” của Trần Xuân Kim, xuất bản năm 1992; “Lược sử khai phá
vùng đất Nam Bộ Việt Nam” của Huỳnh Lứa chủ biên, xuất bản năm 1987
“Địa chí Bến Tre” do Thạch Phương, Đoàn Tứ chủ biên, xuất bản năm 2001
đã trình bày một cách tổng quát về lịch sử, điều kiện tự nhiên, hành chính,
kinh tế, văn hóa, xã hội, danh lam thắng cảnh của tỉnh.
- Các bài viết trong “Kỷ yếu hội thảo khoa học Nam Bộ và Nam Trung
Bộ những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII – XIX” do Trường Đại Học Sư Phạm
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; Cuốn “Bến Tre đất và người” trong Kỷ
yếu hội thảo khoa học về Bến Tre, xuất bản năm 1985,… đều có đề cập đến
vấn đề kinh tế - xã hội Bến Tre.
Chuyển biến kinh tế - xã hội Bến Tre thời kỳ đổi mới được Đảng bộ,
các cấp chính quyền Bến Tre đặc biệt quan tâm:
- Trong “Bến Tre 10 năm xây dựng” của Sở Văn hóa thơng tin Bến
Tre, xuất bản năm 1985 viết về những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội
của tỉnh trong 10 năm đầu đổi mới.


- Quyển “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre 1930 – 2000”, xuất bản năm
2003, đây là sách viết về bối cảnh lịch sử Bến Tre trước giải phóng, những

ngày sau giải phóng Bến Tre đã cùng với cả nước xây dựng chủ nghĩa xã
hội và đã giành được những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Quyển “Cuộc đồng khởi năm xưa và cuộc đồng khởi mới xây dựng quê
hương giàu đẹp”, xuất bản năm 2010 viết về những thành tựu kinh tế - xã
hội của tỉnh Bến Tre.
Như vậy, tất cả các cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập những vấn
đề mang tính khái quát về công cuộc đổi mới đất nước. Cho đến nay chưa
có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, trình bày có hệ thống về vấn
đề kinh tế - xã hội huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) từ năm 1986 đến năm
2010.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tượng
Đề tài tập trung tìm hiểu và làm rõ tình hình kinh tế - xã hội huyện Châu
Thành (tỉnh Bến Tre) trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian, đề tài tìm hiểu về huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre.
Về thời gian, đề tài chủ yếu tìm hiểu kinh tế - xã hội huyện Châu Thành
(tỉnh Bến Tre) thời kỳ đổi mới, giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội
huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) từ năm 1986 đến năm 2010. Dựng lại bức
tranh kinh tế - xã hội huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) thời kỳ đổi mới
(giai đoạn 1986 – 2010).
Trên cơ sở những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội huyện Châu
Thành (tỉnh Bến Tre), đề tài đã rút ra những đặc điểm riêng về kinh tế - xã
hội huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) trong thời kỳ đổi mới, những bài học


kinh nghiệm của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội huyện
Châu Thành (tỉnh Bến Tre).

Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho huyện Châu Thành (tỉnh Bến
Tre) trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện
nay.
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tư liệu
Để hồn thành đề tài, tơi dựa vào các nguồn tư liệu sau:
Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về kinh tế, các
Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của các cấp ủy Đảng,
chính quyền, đồn thể tỉnh Bến Tre về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
trong thời kỳ đổi mới.
Những cơng trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội các vùng nông thôn Bến
Tre, các niên giám thống kê lưu trữ tại phòng thống kê huyện Châu Thành
(tỉnh Bến Tre).
Nguồn tư liệu viết về huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) như: Các báo cáo
chính trị tại những lần Đại hội Đảng bộ huyện từ năm 1975 đến năm 2010,
báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm, báo cáo tổng
kết và phương hướng hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre và Ủy
ban nhân dân huyện Châu Thành, số liệu thống kê lưu trữ ở các Phòng ,
Ban, Ngành huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng tư liệu điền dã thông qua những lần thực
tế tại một số di tích lịch sử, đơn vị kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Châu
Thành tỉnh Bến Tre, các tư liệu trên báo chí, mạng Internet,.. để làm phong
phú và sáng tỏ nội dung của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Hai phương pháp cơ bản được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương
pháp lịch sử và phương pháp logic.


Ngồi ra, cịn sử dụng phương pháp của chun ngành như phương pháp
thống kê nhằm hệ thống các số liệu, kết hợp với phương pháp tổng hợp rút

ra những kết quả tổng hợp giúp hoàn thành đề tài.
Phương pháp so sánh và phân tích cũng được sử dụng để làm sáng tỏ sự
chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) so với thời
kỳ trước và sau đổi mới.
Phương pháp khảo sát điền dã để có thêm cơ sở nhận định về kinh tế - xã
hội huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre (giai đoạn 1986 – 2010).
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Dựng lại bức tranh về sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Châu Thành
(tỉnh Bến Tre) từ năm 1986 đến năm 2010.
Nêu những thành tựu, đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong xây dựng,
phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) thời kỳ đổi mới.
Đồng thời đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho huyện Châu Thành
trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.
Ngồi ra, luận văn cịn làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy lịch
sử địa phương, giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt đối với huyện Châu Thành (tỉnh
Bến Tre).
6. BỐ CỤC
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về vùng đất, con người, tình hình kinh tế - xã hội
huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) trước năm 1986.
Chương 2: Chuyển biến kinh tế huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) từ năm
1986 đến năm 2010.
Chương 3: Chuyển biến xã hội huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) những
năm 1986 – 2010.


CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI,
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH
(TỈNH BẾN TRE) TRƯỚC NĂM 1986

1.1. Khái quát về vùng đất, con người huyện Châu Thành (tỉnh Bến
Tre)
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Huyện Châu Thành là một trong 8 đơn vị hành chính cấp
huyện thị của tỉnh Bến Tre. Huyện Châu Thành nằm ở đầu trên cù lao Bảo
và cù lao An Hóa, cách Thành phố Bến Tre 9 km về hướng Tây Bắc.
Huyện Châu Thành ngày nay không giống huyện Châu Thành của tỉnh
Bến Tre năm 1929. Về mặt vị trí địa lý, diện tích, ranh giới, lúc này tỉnh
Bến Tre chia làm 4 quận: hai quận Châu Thành và Ba Tri nằm trên cù lao
Bảo và hai quận Mỏ Cày, Thạnh Phú nằm trên cù lao Minh, tất cả gồm 20
tổng, 94 làng. Như vậy, huyện Châu Thành ngày ấy chiếm phần trên của cù
lao Bảo (con sông Ba Lai lúc bấy giờ chưa bị bồi lắp, là ranh giới tự nhiên
giữa cù lao Bảo và cù lao An Hóa), bao trùm cả ngoại vi thị xã và một số xã
của huyện Giồng Trôm ngày nay. Cù lao An Hóa lúc ấy thuộc về tỉnh Mỹ
Tho.
Huyện Châu Thành ngày nay (tính từ 30-4-1975) bao gồm phần đất nằm
chót cù lao Bảo và đến cù lao An Hóa, bắc giáp tỉnh Tiền Giang (lấy con
sông Tiền làm ranh giới), tây giáp ngã ba sông Hàm Luông – sông Tiền,
nam giáp huyện Chợ Lách (lấy sông Hàm Luông làm ranh giới), đơng giáp
huyện Bình Đại, Thành phố Bến Tre và huyện Giồng Trôm.
Năm 1779, một phần đất Châu Thành ngày nay thuộc dinh Long Hồ
(nam sông Ba Lai). Năm 1867, sau khi chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp
chia Lục tỉnh thành 25 sở tham biện. Cù lao Bảo nằm trong sở tham biện
Bến Tre, cịn cù lao An Hóa nằm trong sở tham biện Kiến Hòa. Năm 1930,
phần đất phía đầu cù lao Bảo nằm giữa sơng Ba Lai và Hàm Lng được cắt
ra, lập thành quận Sóc Sải gồm 5 tổng, 27 làng.


Trước Cách mạng Tháng 8-1945, huyện Châu Thành gồm 5 tổng (Bảo

Thành, Bảo Khánh, Bảo Hựu, Bảo Ngãi, Bảo Đức), chiếm phần phía tây cù
lao Bảo, tính từ ranh giới các xã Phong Mỹ, Lương Quới, Lương Hòa ngược
trở lên.
Sau Cách mạng Tháng 8-1945, Bến Tre đổi thành tỉnh Đồ Chiểu, đồng
thời một huyện mới cũng được thành lập lấy tên là huyện Tán Kế, gồm một
số xã của huyện Châu Thành và một số xã của huyện Ba Tri hợp lại. Huyện
Tán Kế chỉ tồn tại đến năm 1948 thì giải thể, các xã bị cắt ra trước đó thì
nhập về huyện cũ. Cũng trong thời gian này, để việc chỉ đạo được thuận
tiện, Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh quyết định chia huyện Châu
Thành làm hai: một nửa ngang từ xã Sơn Đông, Tam Phước ngược trở lên
thành huyện Sóc Sải (gồm 11 xã), phần cịn lại vẫn gọi là huyện Châu
Thành (gồm 25 xã).
Năm 1948, một quyết định khác của Ủy ban Kháng chiến hành chính
Nam Bộ sáp nhập 6 xã ở phần đầu cù lao Minh (thuộc tỉnh Vĩnh Long), cù
lao An Hóa (thuộc tỉnh Mỹ Tho) nhập vào tỉnh Bến Tre để thành một địa
bàn thống nhất, tiện cho việc chỉ đạo và tổ chức chiến đấu. Từ kênh An Hóa
trở lên đến xã Phú Đức gồm 11 xã, thuộc huyện Sóc Sải, từ kênh An Hóa
trở xuống đến xã Thới Thuận gồm 14 xã, thuộc huyện An Hóa. Tỉnh Bến
Tre lúc này gồm trọn diện tích 3 cù lao: Minh, Bảo và An Hóa, chia thành 7
huyện: Mỏ Cày, Thạnh Phú, Chợ Lách, Ba Tri, Châu Thành, Sóc Sải và An
Hóa.
Sau hiệp định Genevơ (20-7-1954), chính quyền Ngơ Đình Diệm tách cù
lao An Hóa, sáp nhập vào Mỹ Tho như cũ. Cho đến tháng 6-1956, chủ
trương chung điều chỉnh lại địa giới các tỉnh phía Nam, cù lao An Hóa lại
nhập với cù lao Bảo và cù lao Minh thành một tỉnh mới với tên là Kiến Hịa.
Về phía Cách mạng, sau Đồng Khởi (1-1960), Tỉnh ủy Bến Tre ra quyết
định nhập lại hai huyện Sóc Sải và Châu Thành thành huyện Châu Thành
(mới). Đến tháng 7-1972 – thời kỳ bình định ác liệt của địch – lại có quyết



định của Tỉnh ủy chia đôi huyện Châu Thành (mới) thành huyện Châu
Thành Đông và Châu Thành Tây.
Sau ngày 30-4-1975, hai huyện Châu Thành Đông và Châu Thành Tây
nhập lại làm một, lấy tên là huyện Châu Thành gồm 24 xã. Sau đó, 2 xã Phú
Hưng và Sơn Đơng được giao về Thị xã Bến Tre.
Ngày nay, huyện Châu Thành gồm có 22 xã và 1 Thị trấn: Tiên Long,
Tiên Thủy, An Hiệp, Sơn Hòa, Mỹ Thành, Tân Phú, Quới Thành, Phú Đức,
Phú Túc, Tường Đa, An Khánh, Thành Triệu, Tân Thạch, Quới Sơn, Giao
Hịa, Giao Long, An Hóa, An Phước, Phú An Hòa, Phước Thạnh, Hữu
Định, Tam Phước và Thị trấn Châu Thành.
Đến 1-4-1999, với diện tích tự nhiên 22.145 ha và số dân 162.294
người, Châu Thành thuộc loại huyện rộng trung bình của tỉnh, trong đó đất
nơng nghiệp chiếm 16.364 ha, bằng 72,4% diện tích tự nhiên. Địa hình bằng
phẳng, đất đai là đất phù sa màu mỡ. Nằm ở phía đầu cù lao, huyện Châu
Thành có ưu thế lớn về nông nghiệp so với các huyện khác ở trong tỉnh, đặc
biệt về kinh tế vườn. Tuy nhiên hằng năm, do ảnh hưởng của gió chướng,
triều cường, những cánh đồng thuộc các xã phía đơng huyện thường bị
nhiễm mặn nhẹ.
Huyện Châu Thành khơng có điều kiện vươn ra biển cả để đánh bắt hải
sản như Bình Đại, Ba Tri, hay trồng rừng, nuôi tôm cá nước mặn và lợ, ni
nghêu như Thạnh Phú, Bình Đại.
Với vị trí nằm sát Thành phố Bến Tre và đối diện Thành phố Mỹ Tho
qua sông Tiền, đồng thời với các trục giao thông quan trọng, về phương
diện địa lý kinh tế Châu Thành là huyện ven của khu đô thị thành phố Bến
Tre, là huyện đầu cầu, cửa ngõ đối ngoại của tỉnh Bến Tre đối với các luồng
giao lưu từ vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và vùng Đồng bằng sơng Cửu
Long. Sau khi cầu Rạch Miễu hình thành, vai trò cửa ngõ đối ngoại của
huyện ngày càng được phát huy.



Ngồi ra, với vị trí thuộc đỉnh tam giác châu sơng Tiền, đất đai có độ phì
cao, chủ động nước theo triều và gần như nước ngọt quanh năm, Châu
Thành còn là huyện trọng điểm phát triển kinh tế vườn của tỉnh, phát triển
mạnh du lịch sinh thái, gắn kết với các trung tâm dịch vụ - thương mại, các
khu - cụm công nghiệp quy mô lớn, là một trong những huyện trọng điểm
đóng góp vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đảm bảo tốc độ
tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre.
Khí hậu, thời tiết: Huyện Châu Thành có các đặc điểm chung về khí
hậu thời tiết so với tỉnh Bến Tre:
Nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ.
Các chỉ tiêu khí hậu (quang năng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độ, khơng
khí,…) phân hóa thành hai mùa tương phản: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11 trùng với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng
với gió mùa Đơng Bắc. Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm; chế độ khí hậu
phân hóa thành hai mùa: mùa khô và mùa mưa với chế độ ẩm, bốc hơi và
quang năng trái ngược nhau, trong đó đáng lưu ý là lượng mưa thuộc vào
loại trung bình thấp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (1.400-1.600 mm).
Chế độ thủy văn: Địa bàn chịu ảnh hưởng chính của ba nhánh sông Tiền
(10,5% lưu lượng sông Cửu Long), sông Hàm Luông (14% lưu lượng) và
sông Ba Lai (<1% lưu lượng), biên độ triều dao động trong khoảng 1,89 –
2,59 m. Phần lớn địa bàn phía Tây của huyện khá thuận lợi về thủy văn
(không bị ảnh hưởng lũ, không nhiễm mặn 1-3 tháng vào mùa khơ). Nhìn
chung, điều kiện thủy văn tại địa bàn tương đối thuận lợi cho việc thâm canh
cây trồng, phát triển các loại hình sản xuất khác và sinh hoạt dân cư; đây
cũng là yếu tố tích cực bù vào hạn chế lượng mưa hơi thấp.
Đường bờ sông Tiền và sông Hàm Luông tương đối ổn định, cục bộ có
một khu vực bị sạt lở tại Phú Đức, Tiên Long. Trong khoảng 2 năm 20042005, tình trạng sạt lở trên kênh Giao Hịa tại An Hóa diễn ra tương đối
nghiêm trọng.



Đất đai, khoáng sản: Trên địa bàn huyện Châu Thành có 3 nhóm đất
chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất lập liếp.
Nhóm đất phù sa chiếm 1,9% diện tích tự nhiên, bao gồm 1 loại đất phù
sa gley yếu tại khu vực phía Giao Long, Giao Hịa, An Phước, An Hóa.
Nhóm đất phèn chiếm 7,3% diện tích tự nhiên, bao gồm 2 loại: đất phèn
hoạt động nơng chiếm 4,6% diện tích, phân bố tại Quới Sơn, Giao Long,
Phú An Hóa; đất phèn hoạt động sâu chiếm 2,7% diện tích, phân bố tại Hữu
Định, Tam Phước, An Hịa, An Hiệp.
Nhóm đất lập liếp chiếm 69,4% diện tích tự nhiên, hầu hết là các loại đất
phù sa (phù sa bồi, phù sa gley, phù sa đốm rĩ, phù sa loang lổ đỏ vàng)
được lên liếp, phân bố trên khắp địa bàn huyện.
Nhìn chung, phần lớn đất đai có thành phần cơ giới nặng, mùn và đạm từ
khá đến giàu, lân và kali trung bình, độ phì từ khá đến cao, sau khi lên liếp
thích nghi cho phát triển kinh tế vườn và các loại rau màu.
Tài nguyên khống sản trên địa bàn huyện Châu Thành khơng dồi dào,
chỉ bao gồm cát san lấp (Phú Đức, Phú Túc, Tân Phú) và một số sét có khả
năng làm gạch ngói (Tiên Thủy).
Tài nguyên sinh vật, đáng chú ý nhất là tài nguyên thủy sinh vùng nước
ngọt và ngọt pha lợ trên các thủy vực sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba
Lai tương đối đa dạng.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Với những điều kiện thiên nhiên thuận lợi như khí hậu ấm áp, hai mùa
mưa nắng rõ rệt, nước ngọt quanh năm, đất đai màu mỡ; có đường giao
thơng thủy bộ thuận lợi, ở vị trí cửa ngõ của tỉnh Bến Tre, huyện Châu
Thành sớm hình thành nền kinh tế đa dạng. Cây lúa chiếm diện tích 2.360
ha, dừa 5.000 ha, các loại cây ăn trái như chôm chơm, cam, qt, sầu riêng
chiếm 8.325 ha. Ngồi trồng trọt, nhân dân cịn chăn ni gia súc, gia cầm,
ni cá nước ngọt, làm các nghề thủ công như đan lát, dệt chiếu, chế biến



đường, thủ công mỹ nghệ,… công nghiệp bước đầu phát triển; một số nhà
máy, xí nghiệp lớn của tỉnh được đặt tại Châu Thành như nhà máy đường
An Hiệp, xí nghiệp chế biến tơm đơng lạnh,… đã đóng góp các tiềm năng
thế mạnh của vùng đất trù phú này.
Hiện nay, dân số của huyện là 164.859 người, mật độ bình quân 700
người/km 2 . Đa số là người Việt, một số ít là người Hoa. Trải qua nhiều thế
kỷ chung lưng đấu cật chống chọi với thiên nhiên để sản xuất, xây dựng
cuộc sống, giữa người Việt và người Hoa có sự đồn kết gắn bó, hịa nhập
trong cộng đồng dân cư.
Châu Thành là huyện có nhiều tơn giáo như đạo Phật, đạo Thiên Chúa,
Cao Đài Tiên Thiên, Tin Lành,… Đạo Phật có nguồn gốc từ lâu đời, có
đơng tín đồ, chùa xưa nhất cịn lại là Hội Tơn Cổ Tự thuộc xã Quới Sơn
được xây vào năm 1740. Đạo Thiên Chúa có nhà thờ ở các xã: An Hiệp,
Phú Đức, Phú Túc. Đạo Cao Đài Tiên Thiên được thành lập vào năm 1927,
Hội Thánh Trung ương đặt tại xã Tiên Thủy. Đạo Hịa Hảo có ban đại diện
ở xã Quới Thành. Nhìn chung, đại bộ phận tín đồ tơn giáo là nông dân.
Cũng như nhiều địa phương khác ở Nam Bộ, vùng đất Châu Thành có
q trình khai phá cách đây hơn 300 năm. Dưới thời các chúa Nguyễn, Châu
Thành còn thuộc đạo Trường Tồn. Khi chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cho số
di thần nhà Minh dưới quyền chỉ huy của tổng binh Dương Ngạn Địch vào
khai khẩn vùng Định Tường năm 1679 đã có những lưu dân người Việt vào
sinh sống khai phá.
Những lưu dân đến định cư khai phá bằng hai con đường: đường bộ từ
Mơ-Xồi Nơng-Nại (Đồng Nai) xuống và đường biển theo gió mùa Nam
Ngãi vào. Việc đi lại bằng đường bộ lúc này còn nhiều khó khăn, nguy
hiểm, nên nhiều lưu dân đã dùng ghe, thuyền theo đường biển vào. Từ nhiều
nơi khác, những lưu dân trong quá trình đi tìm đất mới để về đây hội tụ,
cùng chung sức khai cơ dựng nghiệp. Họ tập hợp thành những man, nậu,
trại khai khẩn các vùng đất cao lập thành thơn xóm. Những cư dân đầu tiên



đã chống chọi với bao gian lao, nguy hiểm: thiên nhiên khắc nghiệt, rừng
hoang, thú dữ (như cọp, heo rừng, cá sấu, trăn, rắn,... Những câu chuyện dân
gian còn truyền lại như câu chuyện sóng thần trên sơng Ba Lai gây đắm
thuyền chết người, cá sấu Ba Kè, chuyện Thần hổ ở Phú An Hịa,… đã
chứng tỏ những khó khăn gian khổ, mà lớp người đi tiên phong mở đất đã
chịu đựng.
Công cuộc khai khẩn đã mở ra một vùng đất nổi tiếng là trù phú với
những ruộng lúa, vườn cau và vườn cây trái xanh tốt trải dài ở nhiều xã như
Quới Sơn, Thạch Hồ (Tân Thạch ngày nay), Hàm Lng (Hàm Long), Tiên
Thủy, Sơn Hịa. Khơng biết tự bao giờ những câu ca dao đầy tự hào về
những sản vật của quê hương như:
“Măng cụt Hàm Long
Vỏ ngoài nâu, trong trắng như bơng gịn…”
“Hịa Quới (Q) với tổng Hịa Thinh (Thanh)
Dừa khơ thổ sản nổi danh Nam Kỳ…”
“Xồi chua, cam ngọt Ba Lai”
“Dừa xanh Sóc Sải, tơ vàng Ba Tri”
Nghề trồng dâu ni tầm dệt vải có ở Phú Hưng, Phú Tự, Phú Khương,
Tân Thành Đông. Sự phồn thịnh của Châu Thành xa xưa đã được Trịnh
Hoài Đức miêu tả: “Huyện Kiến Hịa (có một phần đất của Châu Thành
ngày nay) đất mầu, ruộng tốt, trông bát ngát khôn cùng, dân đều lấy canh
nông làm việc căn bản, nhà nào cũng có kho chứa lộ thiên, thóc gạo đầy ắp.
Tính kiệm cần, trung hậu nghiễm nhiên có thói xưa sót lại”[38; 151]
1.1.3. Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân huyện Châu
Thành (tỉnh Bến Tre) qua các thời kỳ lịch sử

Năm 1784, Nguyễn Ánh rước quân Xiêm vào giày xéo lên lãnh thổ phía
Nam của Tổ Quốc. Nhân dân Châu Thành nhất là ở các xã Tân Phú, Phú

Đức, Phú Túc (nơi đóng binh của một mũi vu hồi của quân Tây Sơn) đã ủng


hộ nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm – Nguyễn trong trận
Rạch Gầm - Xoài Mút đưa sự nghiệp giữ nước thắng lợi.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, cùng cả
nước, nhân dân huyện Châu Thành sơi sục ý chí đánh giặc cứu nước. Tụ
nghĩa dưới cờ của các sĩ phu yêu nước như Phan Tôn, Phan Liêm (1867),
Thủ Khoa Huân (1875), Tán Kế (11.1875), nhân dân huyện Châu Thành đã
biểu thị mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất của mình.
Lực lượng nghĩa quân đã bám sát, tiêu diệt quân Pháp. Chính sử sách của
bọn thực dân cũng phải thừa nhận tinh thần dũng cảm của nghĩa quân “đã
cầm dáo, cầm gậy đến chụp lấy lưỡi lê. Người ta không thể phủ nhận sự can
đảm của những người cận chiến, đã không sợ chết để chống lại binh lính
thiện chiến có vũ khí đáng sợ” [38; 160].
Các cuộc khởi nghĩa vũ trang tuy thất bại, nhưng ngọn lửa yêu nước, bất
khuất vẫn âm ỉ cháy trong lịng dân, các cuộc đấu tranh chuyển sang hình
thức mới với các “Hội Kín”, phong trào Thiên Địa Hội, Hội Khuyến học, để
tang Phan Châu Trinh, đòi ân xá Phan Bội Châu.
Chính trên cơ sở truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu bảo vệ độc lập
tự do tạo điều kiện để nhân dân huyện Châu Thành đến với Đảng Cộng Sản
Việt Nam.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, điều kiện kinh tế
trù phú, nhân dân huyện Châu Thành đã góp phần quan trọng về người, về
của cho kháng chiến.
Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Bến Tre, trước tiên qua Châu
Thành từ những năm 20 của thế kỷ XX, đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng.
Phong trào yêu nước của nhân dân diển ra mạnh mẽ, cùng với tổ chức Việt
Nam cách mạng thanh niên năm 1927 - tổ chức tiền thân của Đảng.
Về mặt qn sự, Châu Thành có vị trí chiến lược quan trọng, trong hai

cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ đây là địa bàn tranh chấp quyết liệt
giữa ta và địch.


Từ khi có Đảng lãnh đạo đến cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thời kỳ
cách mạng phát triển sôi nổi, khi tạm thời lắng xuống, trải qua biết bao khó
khăn gian khổ, với nhiều hy sinh to lớn đến cuối cùng giành được thắng lợi
vẻ vang bằng một cuộc nổi dậy toàn dân dưới ngọn cờ của Việt Minh.
Chiến tranh giải phóng mở đầu bằng cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945-1954), Châu Thành có hơn 5 tháng củng cố chính quyền, xây
dựng lực lượng, bố trí phịng thủ. Lúc đầu, do chưa có kinh nghiệm, thiếu
vũ khí, lực lượng vũ trang chưa hình thành, thực dân Pháp tiến công ồ ạt.
Ngay từ đầu, tự vệ chiến đấu quân đã dũng cảm ngăn chặn chiếm đóng sâu
vào nơng thơn, chiến tranh nhân dân ở Châu Thành trở lại bao vây địch.
Tranh thủ thời gian khi Hiệp định sơ bộ ngày 6.3 và Tạm ước 14.9.1946,
các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, mặt trận được củng cố. Tại các
vùng do chính quyền cách mạng kiểm sốt, các ban hội tề do địch lập ra đều
bị giải tán.
Dân quân, du kích phát triển mạnh tiến hành bao vây, tiêu diệt đồn bót,
đánh theo chiến thuật du kích, tiêu hao sinh lực địch.
Tháng 10 năm 1948, giặc Pháp chiếm xong cù lao Bảo, đóng đồn dày
đặc, các cơ quan Đảng, chính quyền Châu Thành phải tạm thời về cù lao Lá
(Phú Long - An Hóa), Sóc Sải phải tạm chuyển sang cù lao Minh, nhưng bộ
phận trung kiên tích cực vẫn trở về cùng với nhân dân xây dựng căn cứ lõm,
gây dựng cơ sở, làm du kích chiến tranh kháng chiến lâu dài.
Thực hiện chủ trương bám địa bàn để kháng chiến của Tỉnh ủy Bến Tre,
trong những năm 1950-1951, các đoàn quân, dân, chánh lần lượt trở lại địa
phương và các căn cứ du kích trong lịng địch để hoạt động.
Đồng thời với việc đánh địch, các cấp Đảng bộ, chính quyền cịn chăm lo
xây dựng đời sống cho nhân dân, thực hiện chính sách ruộng đất đối với

nơng dân, chính sách Đại đồn kết, chính sách tơn giáo và đẩy mạnh công
tác ngụy địch vận.


×