Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Vùng biển nam bộ trong chính sách khai thác kinh tế và bảo vệ chủ quyền của việt nam (từ thế kỷ xvii đến giữa thế kỉ xx)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Tơn Nghi

VÙNG BIỂN NAM BỘ
TRONG CHÍNH SÁCH KHAI THÁC KINH TẾ
VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM
(Từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỉ XX)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THANH THANH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... 4
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .......................................................... 16
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................... 16
6. Câu trúc luận văn..................................................................................... 17


NỘI DUNG........................................................................................................ 18
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI TRONG KHAI THÁC
VÀ BẢO VỆ VÙNG BIỂN NAM BỘ ............................................................. 18
1.1 Vị trí địa lý vùng biển Nam Bộ ............................................................. 18
1.1.1 Các khái niệm .............................................................................. 18
1.1.2 Vị trí địa lý................................................................................... 20
1.2 Địa hình và đặc điểm khí tượng hải văn ............................................... 22
1.2.1 Đặc điểm địa hình........................................................................ 22
1.2.2 Đặc điểm khí hậu và hải văn ....................................................... 25
1.3 Tài nguyên vùng biển Nam Bộ ............................................................. 28
1.3.1 Tài nguyên khoán sản, năng lượng.............................................. 28
1.3.2 Tài nguyên sinh học .................................................................... 29
1.3.3 Tài nguyên phát triển du lịch biển ............................................... 34
1.3.4 Cảng biển và khu kinh tế mở ven biển ........................................ 35
1.4. Cộng đồng cư dân và ngư dân vùng biển Nam Bộ .............................. 37
1.4.1 Cư dân và ngư dân Nam Bộ trước khi người Việt đến ............... 37
1.4.2 Các cộng đồng cư dân vùng biển Nam Bộ. ................................. 40
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 45


2

CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KINH TẾ TRÊN
VÙNG BIỂN NAM BỘ TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XX......... 48
2.1. Truyền thống khai thác biển của cư dân Nam Bộ ................................ 48
2.2 Hoạt động khai thác vùng biển Nam Bộ ............................................... 50
2.2.1 Khai thác nguồn sinh vật, tài nguyên vùng ven biển, ngập mặn,
nước lợ và các đảo ................................................................................ 50
2.2.2 Chính sách thuế các sản vật, nguồn lợi từ biển và vùng nước lợ. 54
2.3 Hoạt động thương mại và chính sách thuế cảng. .................................. 57

2.3.1 Thương cảng và hoạt động thương mại....................................... 57
2.3.2 Chính sách thuế cảng.......................................................................... 64
2.4 Một số ngành nghề truyền thống tiêu biểu ............................................ 69
2.4.1 Đánh bắt thủy hải sản: ................................................................. 69
2.4.2 Nghề làm muối (diêm nghiệp) .................................................... 73
2.4.3 Nghề làm mắm, nước mắm và thủy sản khơ ............................... 75
2.4.4 Nghề đóng và sửa chữa ghe, tàu.................................................. 77
Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 79
CHƯƠNG 3: VÙNG BIỂN NAM BỘ TRONG CHÍNH SÁCH TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XX 82
3.1 Nhận thức chính quyền chúa Nguyễn, vương triều Nguyễn về vai trò
của biển đảo Nam Bộ trong lĩnh vực an ninh- quốc phòng. ....................... 82
3.1.1. Nhận thức của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn về nhu cầu
quốc phòng ở vùng biển Nam Bộ ......................................................... 82
3.1.2. Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đối với việc xác lập chủ
quyền vùng biển Nam Bộ ..................................................................... 87
3.2 Bảo vệ biển đảo Nam Bộ....................................................................... 98
3.2.1 Chính sách phịng ngự bờ biển và xây dựng hệ thống phịng thủ
biển đảo................................................................................................. 98
3.2.1.1 Chính sách phòng ngự bờ biển .......................................... 98


3

3.2.1.2 Xây dựng hệ thống phòng thủ biển đảo........................... 100
3.2.2 Tuần tra trên biển (thế kỉ XVIII, XIX và thời Pháp thuộc)....... 106
3.2.3 Chiến đấu bảo vệ vùng biển và tiêu diệt thổ phỉ (thế kỉ XVIII,
XIX) .................................................................................................... 108
3.3 Sự chuyển giao quyền quản lý biển Nam Bộ giữa Việt Nam - Pháp
và Pháp- Việt Nam ............................................................................. 114

Tiểu kết chương III ............................................................................. 119
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 129
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 141


4

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tôn Nghi


5

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh. Để hồn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Thanh Thanh
đã hướng dẫn tơi thực hiện nghiên cứu của mình. Xin cùng bày tỏ lịng biết ơn
chân thành tới các thầy cơ giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ,
vơ cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học,
Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí MInh, Thư viện Tổng
Hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập.

Cuối cùng tơi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
ln bên tơi, động viên và khuyến khích tơi trong q trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
TP HCM, ngày 25 tháng 9 năm 2015

Nguyễn Thị Tôn Nghi


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển và hải đảo có vị trí vai trị quan trọng trong sự phát triển của nhân
loại. Hơn 1 thế kỉ trước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ John Hay đã chọn biển
chứ không phải lục địa làm mốc tọa độ. Ơng nói:“Địa Trung Hải là biển của
quá khứ, Đại Tây Dương là biển của hiện tại, Thái Bình Dương là biển của
tương lai”. Có thể thấy lời tiên đốn của John Hay đang được chứng nghiệm
bởi thực tế hai bờ Tây và Đông Thái Bình Dương hiện đang là hai vùng phát
triển năng động nhất thế giới. Theo các nhà hoạt động chiến lược, thế kỉ XXI là
thế kỉ của biển, các dân tộc đua nhau ra biển. Trong bối cảnh đó những quốc gia
có biển và vươn ra biển trước sẽ chiếm ưu thế. Vì thế Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X đã đề ra nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam.
Nhưng không phải đến hơn nay, chúng ta mới nhận định vai trò của biển mà từ
các chính quyền phong kiến Việt Nam đã ý thức được vấn đề này.
Nước ta có bờ biển trải dài 3.260 km, trên biển có hơn 4.000 hịn đảo
lớn nhỏ chạy dọc theo hình thể đất nước. Dọc bờ biển và trên biển Việt Nam có
28 tỉnh, thành phố, với 12 thành phố lớn, 125 huyện, thị xã ven biển, khoảng
238.000 cụm công nghiệp và gần 1.000 bến cá [9, tr.25, 219]. Năm 2007, kinh
tế biển và vùng ven biển đóng góp khoảng 49% GDP cả nước, trong đó riêng
kinh tế trên biển chiếm khoảng 22%; các ngành kinh tế biển quan trọng như dầu

khí, hàng hải, thủy sản, du lịch biển đều tăng trưởng với nhịp độ cao… Dọc bờ
biển Việt Nam có khoản 100 cảng biển, 48 vũng vịnh và trên 112 cửa sông, cửa
lạch đổ ra biển [80]. Về Quốc phịng - an ninh: biển Việt Nam có vị trí quân sự
hết sức quan trọng. Thứ nhất, biển khống chế đường giao thông huyết mạch ở
Đông Nam Á. Thứ hai, hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong số 14 cuộc chiến tranh chống xâm


7

lược có đến 10 cuộc chiến tranh kẻ thù hồn toàn sử dụng đường biển hoặc kết
hợp với đường bộ để tiến công.
Kinh tế biển và vùng ven biển ngày càng chiếm một tỉ trọng lớn trong
GDP các nước trên thế giới. Riêng Việt Nam trong những năm qua, kinh tế biển
có nhiều sự đóng góp cho đất nước. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của
Đảng (tháng 6-1996) xác định: vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về
kinh tế và an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của
cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối
đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển, kết hợp với an ninh, quốc
phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ
vùng biển của Tổ quốc. Hội nghị Trung ương 4, khóa X, ra Nghị quyết số
09-NQ/TW về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác định:
“Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo
đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần
quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước
giàu mạnh. Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa
học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước
giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế
trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53% - 55% tổng GDP của cả nước. Giải
quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng

biển và ven biển; phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so
với thu nhập bình quân chung của cả nước…” [80].
Vì tầm quan trọng của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước, việc nghiên cứu khoa học về biển đảo càng cấp thiết. Những nghiên
cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhất là khoa học lịch
sử về quá trình khai thác và bảo vệ chủ quyền là đi đúng với nhu cầu thực tiễn,
phục vụ cung cấp tri thức trong nhu cầu tìm hiểu ở lĩnh vực này. Đó là lí do thứ


8

nhất tôi chọn đề tài “Vùng biển Nam Bộ trong chính sách khai thác kinh tế
và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam (từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỉ XX)”
Nam Bộ được sáp nhập vào Việt Nam hơn 300 năm trước, đặt dưới sự
quản lý của chúa Nguyễn. Cùng thời điểm vùng đất liền thuộc chủ quyền Việt
Nam thì vùng biển, vùng đảo gần, xa bờ cũng được chúa Nguyễn và triều
Nguyễn chiếm lĩnh, khai thác và bảo vệ. Biển đảo từ lâu đã đi vào đời sống vật
chất, tinh thần của người dân Nam Bộ, gắn liền q trình bảo vệ tổ quốc của
dân tộc. Tơi muốn dựng lại một phần bức tranh sống động về biển, đặc biệt là
hoạt động kinh tế ở vùng biển Nam Bộ. Đó là lý do thứ hai tơi chọn đề tài.
Không phải đến thế kỉ XXI, Việt Nam mới quan tâm đến biển mà các
chính quyền phong kiến ln chú trọng, đặc biệt là các chúa Nguyễn và vương
triều Nguyễn. Nam Bộ là nơi cung cấp sức người, sức của, nơi ẩn nấu an toàn
cho Nguyễn Ánh chống Tây Sơn. Trái với ý kiến, người Việt quay lưng lại với
biển, thực tế chính quyền và nhân dân ta ln quan tâm vấn đề an ninh các vùng
biển. Luận văn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tồn cục về vấn đề tổ chức và hoạt
động quân sự ở vùng biển Nam Bộ từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XX. Đây là lý
do thứ ba tôi chọn đề tài luận văn cao học .
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Vùng biển Nam Bộ trong chính sách khai thác kinh tế và bảo

vệ chủ quyền của Việt Nam (từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỉ XX)” là mảng
thuộc khoa học lịch sử nhưng liên quan trực tiếp nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn
hóa, địa lý và an ninh quốc phòng. Do đặc thù chuyên ngành, đề tài biển đảo
Nam Bộ được lĩnh vực địa lý quan tâm nhiều nhất với một số cơng trình nghiên
cứu tiêu biểu như:
Tác phẩm Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý được xuất bản năm 1998,
gồm 20 chương của Giáo sư địa lý Lê Bá Thảo. Tác phẩm cung cấp toàn cảnh
về đất nước và con người Việt Nam. Quyển sách được mở đầu bằng sự nhận


9

dạng lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ thế giới. Sau đó, tác giả khái qt khí hậu
nhiệt đới gió mùa mang đến nhiều tiềm năng nhưng luôn gánh chịu sự tàn phá
của bão lũ với cường độ nhất nhì của thế giới. Tất cả những khó khăn đó khơng
làm chia rẽ khối đại đoàn kết của 54 dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ
Việt Nam. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng hợp thành nền văn hóa phong
phú độc đáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là 5 chương cuối,
vùng đất từ miền Đông Nam Bộ đầy tiềm năng đang phát huy thế mạnh của
mình với Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước;
đồng bằng sông Cửu Long có hình thái cấu trúc và các chế độ thủy văn, hải văn
dẫn đến sự sử dụng tự nhiên vào mụ đích kinh tế trở nên phức tạp nhưng vẫn là
vùng sản xuất nông nghiệp trù phú với nhiều biến đổi. Vùng biển đảo Nam Bộ
cần được quan tâm đầu tư hơn nữa để kinh tế đảo và vùng ven biển xứng tầm
với vị thế vốn có. Do tác phẩm nặng về địa lý nên phần quốc phòng, quân sự
không được nhắc đến, người đọc chưa thấy mối liên hệ giữa kinh tế biển và an
ninh quốc phòng.
Các cuộc điều tra biển đảo Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 20 của thế
kỉ XX, song đến giai đoạn sau năm 1975, đất nước thống nhất hoạt động này
được đẩy mạnh và đáp ứng phần nào tư liệu về biển cũng như góp phần vào

việc thực hiện các nhiệm vụ an ninh quốc phòng của tổ quốc. Thế kỉ XXI là thế
kỉ của đại dương nên vùng biển đảo được các nước trên thế giới quan tâm nhất
là các quốc gia có biển như Việt Nam. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
đã thực hiện các chương trình điều tra biển cấp nhà nước. Tuy nhiên, các nhiệm
vụ lớn của “Chiến lược Biển Việt Nam tới năm 2020” đã đặt ra nhiều yêu cầu
về tư liệu biển nước ta. Vì vậy, nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam đã biên soạn và xuất bản bộ sách
chuyên khảo về Biển đảo Việt Nam. Bộ sách được tái bản lần thứ hai gồm có 5
tập (lần thứ nhất có 4 tập, xuất bản năm 2003) có bổ sung một số nghiên cứu
mới với nhiều lĩnh vực: khoa học cơng nghệ biển; khí tượng thủy văn, động lực


10

biển; địa lý, địa mạo và địa chất biển; sinh học, sinh thái, môi trường biển; đa
dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên thiên nhiên biển và
các lĩnh vực khác. Năm tập sách đó là:
Biển Đông - Tập I: Khái quát về biển Đông được xuất bản năm 2009 do
Lê Đức Tố làm chủ biên. Giới thiệu những thông tin chung về biển Đông, đề
cặp tới một cách khái quát các vấn đề cơ bản nêu lên những đặc trưng của điều
kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường của biển Đông và vùng biển Việt Nam.
Biển Đơng - TẬP II: Khí tượng thủy văn và động lực biển do GS. TSKH
Vũ Dương Ninh (chủ biên). Nội dung chủ yếu bao gồm các vần đề cơ bản về
khí tượng biển (trường áp, gió, bão, nhiệt độ khơng khí,...), thủy văn biển, động
lực biển, các vấn đề về khí tượng thủy văn, động lực biển của dãy ven bờ.
Biển Đông - Tập III: Địa chất, địa vật lý biển do GS. TSKH Mai Thanh
Tân (chủ biên) gồm có 8 chương. Nội dung tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã
đạt được về Địa chất - Địa vật lý, làm sáng tỏ đặc điểm địa chất Biển Đông và
vùng biển Việt Nam một cách có hệ thống từ cấu trúc sâu đến cấu trúc nông,
liên kết tài liệu nghiên cứu trên đất liền, ven bờ và toàn thềm lục địa, các yếu tố
tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh tế và quốc phòng trên vùng biển như

xây dựng cơng trình biển, thăm dị khống sản, bảo vệ môi trường.
Biển Đông - Tập IV: Sinh vật và sinh thái biển do Đặng Ngọc Thanh (chủ
biên). Nội dung gồm có 3 phần chính: phần 1 trình bày về khu vực sinh vật
vùng biển Việt Nam; phần 2 là nguồn lợi sinh vât vùng biển Việt Nam; phần 3
là sinh thái vùng biển Việt Nam.
Biển Đông - Tập V: Biển đảo Việt Nam - tài nguyên vị thế và kỳ quan địa
chất, sinh thái tiêu biểu do Trần Đức Thạnh (chủ biên), xuất bản năm 2012. Các
tác giả trình bày kết quả bước đầu về phương pháp luận nghiên cứu và đánh giá
tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái vùng biển đảo Nam Bộ, đặc
điểm phân bố và tính chất tự nhiên và giá trị của chúng đối với việc phát triển


11

kinh tế xã hội và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Quyển sách cũng nêu
lên các giải pháp về mặt quản lý và sự dụng hợp lý tài nguyên biển mang lại.
Năm 2009, Vũng vịnh ven bờ Việt Nam và tiềm năng sử dụng do Trần
Đức Thạnh (chủ biên) phát hành. Quyển sách nêu khái quát về vũng, vịnh Việt
Nam, bản chất về tài nguyên thiên nhiên, hiện tượng kinh tế xã hội và môi
trường biển, phân vùng tiềm năng và phương pháp sử dụng chúng.
Nhiều bài báo, bài nghiên cứu khoa học đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và
Phát triển, Tạp chí Biển đảo đã cung cấp nhiều tư liệu cho học tập nghiên cứu
về biển đảo. Nhưng tất cả cả các nguồn tư liệu trên do các các nhà nghiên cứu
địa lý đầu ngành chủ biên và biên soạn chưa tác động nhiều đến mảng xã hội,
văn hóa cư dân vùng biển.
Vùng biển đảo Nam Bộ có lịch sử hình thành và phát triển song song
với vùng đất liền, cùng nằm trong xu thế phát triển chung của lịch sử Việt Nam.
Cho nên những tư liệu về vùng biển đảo Nam Bộ cũng được các sử gia triều
Nguyễn đề cặp đến trong các tác phẩm nổi tiếng sau:
Đại Nam thực lục (tiền biên và chính biên), Khâm định Đại Nam Hội điển

sự lệ và Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn. Đây là những
bộ chính sử lớn nhất và quan trọng nhất của triều Nguyễn, ghi chép gần như toàn
bộ những sự kiện chính liên quan đến q trình hình thành và phát triển của các
chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn; về quá trình mở cõi phương Nam của dân
tộc Việt. Trong những tác phẩm này, các sử gia đã cho chúng ta biết những nét
chính yếu nhất về vị trí địa lí, địa hình, những sản vật phong phú, q trình khai
phá và phát triển của biển đảo Nam Bộ. Đặc biệt là những sự kiện liên quan đến
xác lập các đơn vị hành chính vùng ven biển, các đồn thủ, đảo Côn Lôn, Phú
Quốc, sự kiện Mạc Cửu thần phục chúa Nguyễn và dâng đất Hà Tiên xác nhập
vào lãnh thổ Việt Nam. Triều đình đã ban hành các chính sách liên quan đến biển
đảo tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển, khuyến khích khai thác và tăng


12

cường các hoạt động quân sự để bảo vệ biển đảo Nam Bộ
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn là một tác phẩm đã đề cập đến nhiều chi
tiết quý báu để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vùng biển đảo Nam Bộ. Mặc dù trong
tác phẩm, nhà bác học không trực tiếp viết về Nam Bộ nhưng ít nhiều đã nói đến
những vùng đất Nam Bộ và những chính sách chung được áp dụng trong việc
phát triển kinh tế, nhất là kinh tế thương nghiệp, cũng như mối quan hệ giữa biển
đảo với đất liền và với Đàng Ngồi.
Tác phẩm quan trọng nhất có ghi chép về Nam Bộ nói chung và biển đảo
Nam Bộ nói riêng phải kể đến là Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức.
Đây có thể được coi là tác phẩm viết về vùng ven biển chạy dài từ Vũng Tàu đến
Hà Tiên nhiều nhất và đầy đủ nhất. Trong cả 3 tập Thượng, Trung, Hạ, tác giả đều
có phần viết về biển đảo Nam Bộ. Tác giả đã phác họa cho chúng ta một cách khá
rõ nét đặc điểm vị trí địa lí, xã hội, kinh tế, về hình thể của các đảo, vùng ven biển,
cửa biển, các thành trì, các thơn xóm, đời sống kinh tế sinh hoạt và phong tục tập
quán cư dân miền biển. Đó là những tư liệu vô cùng quý giá, cho phép các thế hệ

nghiên cứu sau này hình dung được những nét lớn vùng biển đảo Nam Bộ Việt
Nam vào thế kỷ XVII – XIX. Các phẩm trên là những ghi chép đầu tiên vùng đất
phía Nam của Tổ quốc. Những sử liệu về vùng biển đảo chưa được tách ra thành
những phần riêng biệt nhưng đây là một căn cứ quan trọng để chúng ta hiểu rõ
hơn về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này.
Bên cạnh các bộ sử lớn trên, lịch sử vùng biển đảo Nam Bộ đã được đề cập
đến trong một số tác phẩm của các tác giả trong và ngồi nước.
Cơng trình nghiên cứu khác rất đáng kể tới về mặt khoa học là tác phẩm
Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Tỉnh Hà Tiên (Kiên Giang – Minh Hải), Biên
Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang của nhà nghiên cứu Nguyễn
Đình Đầu. Dựa trên nguồn tài liệu quý giá đó Nguyễn Đình Đầu đã miêu tả kỹ
lưỡng, chân xác địa lí lịch sử của Nam Bộ, địa bàn từng huyện của tỉnh, thống kê


13

diện tích điền thổ của các xă thơn. Địa bạ các tỉnh Nam Bộ đã đóng góp căn bản
vào việc tìm hiểu kinh tế- xã hội Nam Bộ.
Một tác phẩm quan trọng khác cũng đề cập đến Nam Bộ là tác phẩm Lịch
sử khai phá vùng đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa (chủ biên). Với bốn chương, tác
phẩm đã trình bày một cách rõ nét quá trình khai phá rõ nét q trình khai phá
vùng đất Nam Bộ nói chung và biển đảo Nam Bộ nói riêng của cộng đồng dân tộc
Việt Nam trong các thế kỷ XVII, XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX và thời thuộc Pháp.
Đây được coi là tác phẩm đánh dấu một cột mốc ban đầu cho các cơng trình
nghiên cứu về cơng cuộc khẩn hoang đồng bằng sông Cửu Long.
Một số tác giả cũng đề cập đến vùng biển Nam Bộ nhưng chủ yếu là trong
bối cảnh lịch sử Nam Bộ như : Việt sử xứ Đàng Trong – cuộc nam tiến của dân
tộc Việt của Phan Khoang, Lịch sử khẩn hoang Miền Nam của Sơn Nam, Lược sử
vùng đất Nam Bộ - Việt Nam do GS. Vũ Minh Giang (chủ biên), Góp phần tìm
hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX của Huỳnh Lứa, Tiểu giáo

trình địa lý Nam Kỳ của Trương Vĩnh Ký, Thành Thế Vĩ(1961) với Ngoại
thương Việt Nam hồi thế kỉ XVII, XVIII và đầu XIX và nhiều bài nghiên cứu của
các tác giả Nguyễn Văn Kim, Đỗ Bang, Dương Văn Huy... Các tác phẩm trên
chủ yếu nói về q trình khai mở khu vực nội địa, ít nói về biển đảo nhưng sẽ là
nguồn tư liệu quý cho tơi hồn thành luận văn.
Năm 2002, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
“Hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII- XIX”,
nhiều bài viết về chủ quyền vùng đất Nam Bộ, chính sách ngoại thương của các
chúa Nguyễn, văn hóa Nam Bộ... của các tác giả như Trần Bạch Đằng, Trương
Hữu Quýnh, Nguyễn Đình Đầu, Trần Thị Thanh Thanh, Lê Huỳnh Hoa, Trần
Nam Tiến .. có giá trị cung cấp tư liệu nghiên cứu. Hội thảo có 70 bài tham luận
nhưng khơng nhiều bài viết trình bày cụ thể vấn đề biển đảo Nam Bộ.


14

Nhận thức được vai trò của tài nguyên biển là một trong những dạng tài
nguyên mới, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm
2020, Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo, thuộc trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo khoa
học “Nhận diện và phát huy các giá trị tài nguyên biển đảo phục vụ phát triển
bền vững vùng Nam Bộ” (ngày 30/12/2014). Nói đến phát triển đất nước, chúng
ta thường chú trọng đến nguồn tài nguyên trên đất liền, trong khi Việt Nam là
quốc gia có bờ biển trải dọc theo chiều dài của đất nước và vùng biển có diện
tích lớn gấp nhiều lần diện tích đất liền. Với nguyên tắc phát triển hiện nay xem
biển đảo là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ Việt Nam, biển đảo đã dành
được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tồn thể nhân dân. Hội thảo có 29 bài
tham luận chia làm 3 phần chính đã mang đến cái nhìn đa dạng về các giá trị tài
nguyên biển đảo bao gồm các giá trị văn hóa, kinh tế, nguồn nhân lực và tính
địa phương để nhận diện và phát huy trong công cuộc vươn ra biển lớn và phát

triển quốc gia.
Như vậy, nhiều tác giả, tác phẩm đề cập đến vùng biển đảo Nam Bộ nhưng
điều dễ nhận thấy là các tác phẩm ấy chỉ nghiên cứu biển đảo Nam Bộ trong lịch
sử chung của Nam Bộ, hoặc các nghiên cứu lĩnh vực, một giai đoạn nào đó. Các
tác phẩm chưa kết nối được vấn đề biển đảo trong khai thác kinh tế và hoạt động
quân sự bảo vệ tổ quốc.
3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.

Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã kế thừa về tư liệu và cả về lý luận
của các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài. Thực tế đã có
nhiều nguồn sử liệu ghi lại quá trình xác lập chủ quyền và phát triển của vùng
biển đảo Nam Bộ nhưng lại tản mạn, thiếu hệ thống, chậm chí là trùng lập, rất khó
nghiên cứu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, tôi đã cố gắng khai thác


15

các nguồn sử liệu sau:
Một là, các bộ chính sử được ra đời dưới triều Nguyễn như Đại Nam thực
lục (chính biên và tiền biên), Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thơng chí,
Phủ biên tạp lục …Đây chính là nguồn tài liệu gốc mà chúng tôi dùng để đối
chiếu, so sánh các sự kiện, niên đại liên qua đến vùng biển đảo Nam Bộ
Hai là, các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ,
trong đó có đề cập đến vùng biển đảo với nhiều khía cạnh khác nhau. Và những
tác phẩm chuyên khảo biển đảo của một số ít các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước. Những tác phẩm này, bên cạnh việc dựa vào các tư liệu gốc trình bày về
vùng biển đảo Nam Bộ đã đưa ra nhiều kiến giải quan trọng, làm cơ sở để chúng
tôi hiểu rõ hơn vấn đề đặt ra.
Ba là, các bài viết trên tạp chí khoa học như Tạp chí Nghiên cứu lịch sử,
Tạp chí Xưa và nay, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển. Các bài báo cáo trong các

hội thảo khoa học về vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII – XIX, kỷ yếu Hội thảo về
biển đảo và các bài viết đăng trên các báo có uy tín. Đặc biệt, chúng tơi đã sử
dụng kho tư liệu đồ sộ trên Internet, trên cơ sở so sánh, đối chiếu và chọn lọc kỹ
càng.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau :
1. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Đây là hai phương pháp căn
bản được sử dụng trong luận văn. Phương pháp Lịch sử sẽ được sử dụng để khôi
phục lại bức tranh kinh tế- xã hội và hoạt động bảo vệ chủ quyền Nam Bộ từ thế
kỉ XVII đến giữa thế kỉ XX. Phương pháp Logic được dùng để nghiên cứu trình
bày những đặc điểm, tính chất, mối quan hệ giữa khai thác kinh tế và bảo vệ
chủ quyền. Hai phương pháp này được vận dụng phối hợp trong toàn bộ các
chương của luận văn.


16

2. Bên cạnh hai phương pháp đặc trưng của khoa học lịch sử, trong q
trình nghiên cứu, tơi cịn sử dụng các phương pháp như phương pháp liên ngành,
phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánhVận
dụng những phương pháp ngày cho phép tôi phân tích, đánh giá một cách chính
xác các số liệu, để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: toàn bộ các mặt về kinh tế và những tổ chức hoạt động quân
sự trong lĩnh vực an ninh quốc phịng qua các thời kì lịch sử từ thế kỉ XVII đến
giữa thế kỉ XX là đối tượng nghiên cứu chính.
Về khơng gian: là vùng biển Nam Bộ ngày nay bao gồm Đông Nam Bộ
và Tây Nam Bộ.
Về thời gian: nội dung luận văn khảo sát các vấn đề về vùng biển Nam
Bộ từ thế kỉ XVII với với công cuộc khai phá, mở đất phía Nam thời các chúa

Nguyễn đến giữa thế kỉ XX khi Nam Bộ trở thành một bộ phận của nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là quốc gia có bờ biển trải dọc theo chiều dài của đất nước và
là vùng biển có diện tích lớn gấp nhiều lần diện tích đất liền. Biển đảo là một bộ
phận quan trọng của lãnh thổ Việt Nam, biển đảo đã dành được sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước, toàn thể nhân dân. Luận văn cung cấp thêm những thơng tin
tư liệu cần thiết cho q trình học tập và nghiên cứu cho các đối tượng quan tâm
đến biển đảo nói chung và khu vực Nam Bộ nói chung.
Các hoạt động kinh tế và bảo vệ chủ quyền vùng biển Nam Bộ được tái
hiện cung cấp những tư liệu cho quá trình xây dựng và bảo vệ biển đảo trong
giai đoạn hiện nay.
Luận văn cung cấp nguồn tư liệu lịch sử cho các hoạt động giảng dạy và
học tập.


17

6. Câu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Điều kiện tự nhiên - xã hội trong khai thác và bảo vệ vùng
biển Nam Bộ.
Chương 2: Các hoạt động khai thác kinh tế trên vùng biển Nam Bộ từ thế
kỉ XVII đến giữa thế kỉ XX.
Chương 3: Vùng biển Nam Bộ trong chính sách tổ chức và hoạt động
quân sự từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XX.


18


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI TRONG KHAI THÁC VÀ BẢO
VỆ VÙNG BIỂN NAM BỘ
1.1 Vị trí địa lý vùng biển Nam Bộ
1.1.1 Các khái niệm
Theo các nhà hoạch định chiến lược nhận định, thế kỉ XXI là thế kỉ của
biển, các nước sẽ hướng ra biển, giành giật lợi ích từ biển. Mỗi quốc gia có biển
đều xây dựng cho mình một chiến lược biển. Như vậy, chúng ta cần xây dựng
một trật tự chung trên đại dương, nhiều quốc gia đã đồng ý cùng đưa thực hiện
một dự án về quản lý và giải quyết các tranh chấp trên biển cả tồn cầu. Đó là
cơ sở cho Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển ra đời năm 1992 (ngày
16/11/1994, công ước này trở thành Luật Quốc Tế).
Để xác định được chủ quyền từ vùng đất liền và vùng nội thủy ra vùng
biển quốc tế cần nhận thức rõ các định nghĩa, khái niệm liên quan dựa trên cơ
sở công ước của Liên Hiệp Quốc và Luật pháp Việt Nam. Theo Luật Biên giới
quốc gia 6/2003/QH 11 và Luật biển Việt Nam 18/2012/QH13:
Biên giới quốc gia (BGQG) là đường xác định giới hạn phạm vi chủ
quyền của một quốc gia đối với vùng đất và lịng đất phía dưới; vùng biển, đáy
biển, đáy biển, lịng đất dưới đáy vùng biển đó và khoảng khơng chiếu thẳng từ
vùng đất và vùng biển đó.
BGQG bao gồm biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới trên
không.
Theo điều 1 của luật, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới
hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hồng Sa và


19


quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết
địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo. Biên giới
quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là
ranh giới phía ngồi lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần
đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật
biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và các quốc gia hữu quan.
Các đường ranh giới phía ngồi vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
các quốc gia hữu quan. Các từ ngữ trên được hiểu như sau:
1. Đường cơ sở là đường gẫy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại
ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính
phủ nước Cộng hồ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và cơng bố. Chính phủ
xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi
được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn (theo điều 8 chương II Luật biển
Việt Nam).
2. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra
phía biển. Ranh giới ngồi của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt
Nam (theo điều 11 chương II Luật biển Việt Nam).
3. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải
Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính
từ đường cơ sở (theo điều 15 chương II Luật biển Việt Nam).
4. Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và
nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ



20

đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngồi của rìa lục địa.
Trong trường hợp mép ngồi của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200
hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong trường hợp mép ngồi của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ
đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài khơng q 350 hải lý tính từ
đường cơ sở hoặc khơng q 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (theo
điều 17 chương II Luật biển Việt Nam).
Theo quy định của Luật biển quốc tế trong trường hợp vùng biển của
quốc gia ven biển nằm tiếp liền, đối diện hoặc chồng lấn với vùng biển của
quốc gia khác thì hoạch định ranh giới biển cần có sự thỏa thuận chung.
1.1.2 Vị trí địa lý
Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, giáp với Biển Đông ở
hai phía Đơng và Nam với bờ biển dài 3.260 km từ Quảng Ninh đến Kiên Giang
(diện tích đất liền khoản 100 km2 thì có 1 km bờ biển). Biển có vùng nội thủy,
P

P

lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2
P

P

(gấp 3 lần diện tích đất kiền, 330.000 km2). Các nguồn tài ngun, mơi trường
P

P


biển và vùng biển của Việt Nam có tầm quan trọng trực tiếp của người dân, nhất
là các cư dân sống ven biển và hải đảo. Vùng biển Việt Nam nối liền tuyến giao
thông vận tải đường biển quan trọng giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương,
đặc biệt là tuyến vận tải dầu và containers.
Biển Nam Bộ là phần nối liền của biển Việt Nam, phần phía Nam của
Biển Đông. Hiện nay, vùng biển Nam Bộ (vùng khơi biển từ Bà Rịa- Vũng Tàu
đến Kiên Giang) gồm những tỉnh thành sau Bà Rịa- Vũng Tàu, Thành phố Hồ
Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên
Giang. Khu vực này có 1 thành phố trực thuộc trung ương, 2 thành phố trực
thuộc tỉnh, 2 thị xã, 28 huyện ven biển và 3 huyện đảo. Thành phố Hồ Chí Minh
và Bà Rịa- Vũng Tàu thuộc Đơng Nam Bộ, 7 tỉnh cịn lại thuộc Tây Nam Bộ.
Đới bờ biển Nam Bộ có biên giới đất liền và biển với Campuchia (tại Kiên


21

Giang), có vùng biển thềm lục địa giáp với Thái Lan, Malayxia, Indonexia. Qua
các tài liệu, báo cáo được công bố thì chiều dài đường bờ biển khoảng 1.166km
/3.260 km chiều dài bờ biển cả nước [96, tr. 20]. Vùng đất Nam Bộ từng là địa
bàn chủ yếu của nền văn hóa Ĩc Eo, là lãnh thổ của vương quốc Phù Nam, là
đất Chân Lạp, năm 1698 là các đơn vị hành chính của nhà Nguyễn, sau 1834 là
đất Nam Kỳ với 6 tỉnh (hay gọi là Nam Kỳ lục tỉnh), là các đơn vị hành chính
của Nam Kỳ thuộc địa của Pháp. Tên Nam Bộ được sử từ Cách mạng tháng
Tám năm 1945 cho đến nay. Khái niệm Nam Bộ của luận văn là các tỉnh thành
và cả hải đảo thuộc miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Do những biến thiên
của lịch sử, sự phân chia khu vực quản lý hành chính của từng thời kỳ khác
nhau nên dẫn tới nhiều cách xác định phạm vi khu vực khác nhau ở thời điểm
cụ thể. Trong luận văn này tôi giới hạn khu vực vùng biển Nam Bộ thuộc các
tỉnh từ Bà Rịa- Vũng Tàu trở vào đến Kiên Giang, đới bờ, một số vấn đề giới
hạn phạm vi có thể mở rộng thêm Ninh Thuận, Bình Thuận về một số phương

diện. Các tỉnh thành sau có biển thuộc biển Nam Bộ.
Tỉnh

Bờ

Các đơn vị hành chính giáp

biển

biển

Các đảo, quần đảo

(km)
Bà Rịa- 157

Thành phố Vũng Tàu, Thị xã

Vũng

Bà Rịa, H. Châu Đức, Cơn Đảo Long Sơn, Gị Găng, Cù

Tàu

Đảo, Đất Đỏ, Long Điền Tân lao Tào, Hịn Bà (phía ngồi
Thành, Xun Mộc

Quần đảo Cơn Đảo,

mũi Nghinh Phong - hay mũi

Ơ Cấp - thuộc Thành phố
Vũng Tàu), Hịn Hải Ngưu.

Tp. Hồ 20
Chí
Minh

H. Cần Giờ

Đảo Thạnh An


22

Tiền

32

H. Gị Cơng Đơng

65

H. Bình Đại, Ba Tri, Thạnh

Giang
Bến Tre

Cồn Ngang

Phú.

Trà

65

Vinh
Sóc

72

H. Vĩnh Châu, Long Phú, Cù
Lao Dung

56

Liêu
Cà Mau

Cồn Ngêu

Cú, Châu Thành.

Trăng
Bạc

Dun Hải, Cầu Ngang, Trà

Tp. Bạc Liêu, H. Đơng Hải,
Hịa Bình.

307


H. Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc

Nhóm

đảo Hịn

Hiển, Trần Văn Thời, U Khoai, Hịn Chuối, Hịn Đá
Bạc, Hịn Bng

Minh, Phú Tân.
Kiên
Giang

200

Đảo Phú Quốc, Quần

H. Phú Quốc, Kiên Hải, Kiên
Lương,

Hòn

Đất,

Châu đảo An Thới, Quần đảo Bà

Thành, An Biên, An Minh, Lụa, Quần đảo Hà Tiên (hay
TX. Hà Tiên, TP. Rạch Giá.


quần đảo Hải Tặc), Quần
đảo Nam Du, Quần đảo Thổ
Chu, Hòn Rái (hòn Sơn Rái,
Lại Sơn), Hòn Tre, Hòn
Nghệ, Hòn Bàng, Hòn Qo.

1.2 Địa hình và đặc điểm khí tượng hải văn
1.2.1 Đặc điểm địa hình
Địa hình trên tồn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, có một số núi thấp ở
khu vực tiếp giáp với vùng Tây Nguyên, tỉnh Kiên Giang và Campuchia. Đông


23

Nam Bộ có độ cao từ 100 - 200m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và
đất phù sa cổ có nhiều đồi núi và đồng bằng nhỏ ven biển. Tây Nam Bộ, đồng
bằng sông nước ở đây chiếm diện tích khoảng 6.130.000ha cùng trên 4.000
kênh rạch với tổng chiều dài lên đến 5.700 km. Tây Nam Bộ có độ cao trung
bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới. Nam Bộ mang đầy đủ địa
hình đồi núi, cao nguyên, đụn cát, rừng ngập mặn, các thềm sơng, thềm biển,
các loại hình cửa sơng, các đảo có quy mơ và nguồn gốc khác nhau.
Về mặt địa hình đới bờ Nam Bộ mang đặc điểm của vùng cửa sơng châu
thổ và hình phiễu. Cắt qua đới bờ Nam Bộ là dòng chảy của hệ thống sông
Đồng Nai và sông Mê Kông với các cửa sơng Cần Giờ, Xồi Rạp, Tiểu, Đại, Ba
Lai, Hàm Lng, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Tranh Đề. Một bề mặt đồng
bằng rộng lớn hình thành (phía thượng nguồn sơng Hậu) với các cửa Mỹ Thạnh,
Gành Hào, Bồ Đề, Cửa Lớn, bảy Hạp, Ông Đốc, Cái Lớn. Dọc đường bờ biển
có các mũi đá nhơ ra biển, bãi cát biển và các vịnh hẹp cùng các đầm phá nhỏ.
Vùng cửa sông ven biển sông Cửu Long là vùng cửa sông ven biển, trung bình
hằng năm bồi tụ ra biển là 10-15 mét/ năm, mạnh nhất là vùng Mũi Cà Mau đến

100 mét/năm. Các cửa sông này thường xuyên biến đổi, bị sa bồi, ít thuận lợi
cho phát triển giao thơng đường thủy. Vùng cửa sơng Đồng Nai mang cấu trúc
hình phiễu. Đó là một vùng đầm lầy ngập mặn và biển nông giáp bờ, tương ứng
với một vùng sụt hạ nhẹ trong kiến tạo mới và hiện đại, nằm giữa hai khối địa
chất phân chia bởi hệ đứt gãy Tây Bắc- Đơng Nam: phía bắc và phía đơng là
vùng đồng bằng cổ, đồng bằng bóc mịn- tích tụ và núi sót cịn phía Tây là đồng
bằng châu thổ hiện tại.
Rừng ngập mặn là một dạng rừng quan trọng phát triển vùng đất ngập
nước dọc bờ biển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là hệ sinh thái phong
phú đặc trưng của vùng nhiệt đới. Qua nhiều kết quả nghiên cứu, rừng ngập
mặn Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và rừng ngập mặn vườn Quốc gia mũi
Cà Mau có diện tích lớn và đa dạng sinh học nhất. Theo GS. TS Phan Nguyên


24

Hồng và TS Lê Xuân Tuấn, rừng ngập mặn có 5 tác dụng lớn đối với mơi
trường, đó là: Làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước triều, làm giảm mạnh
độ cao của sóng khi triều cường, bảo vệ đê biển, hạn chế xâm nhập mặn và bảo
vệ nước ngầm. Ngồi ra, rừng ngập mặn cịn là nơi bảo vệ đa dạng sinh học,
bảo vệ các động vật khi nước triều dâng và sóng lớn. Rừng ngập mặn phát triển
trên các bãi thủy triều, đầm lầy sau gồng cát, với chế độ ngập nước theo định kỳ,
ngắn hạn theo thủy triều với nước lợ- mặn [28]. Chúng phát triển thành dãy liên
tục từ bờ biển Vũng Tàu đến Hà Tiên. Sau lưng rừng ngập mặn ven biển hình
thành rừng tràm úng phèn là vùng ngập nước mùa mưa, nước mưa rửa mặn
thành nước ngọt hay nước lợ.
Lãnh thổ Việt Nam khơng chỉ có phần lục địa mà cịn có hệ thống các
đảo nằm bao quanh vùng ven biển. Cả nước có hơn 4000 hịn đảo lớn nhỏ.
Trong đó Nam Bộ có khoản hơn 195 đảo gồm các cụm đảo: cụm Cơn Đảo, cụm
Hịn Khoai, cụm Kiên Hải, cụm ven bờ Kiên Lương- Hà Tiên, cụm Phú Quốc

[101, tr.37-40].
Cụm Côn Đảo (Côn Lôn, Côn Sơn, Côn Nôn, Côn Đảo là tên gọi khác
của quần đảo này ở các thời điểm khác nhau và là tên gọi của đảo lớn nhất quần
đảo này) là quần đảo nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Côn Lôn là một
trong những quần đảo nằm ở phía đơng nam biển Đơng Việt Nam,với tổng diện
tích là 76,71 km2 bao gồm 16 đảo lớn nhỏ là đảo Cơn Lơn, Hịn Bảy Cạnh, Hịn
Bơng Lan, Hịn Tài Lớn, Hòn Cau; Hòn Bà, Hòn Trác Lớn, Hòn Trác Nhỏ, Hòn
Tài Nhỏ, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Trọc, Hòn Trứng, Hòn Vung, Hòn
Trứng Lớn, Hòn Trứng Nhỏ. Trong đó, nhiều đảo là điểm trên đường cơ sở tính
chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam như Hịn Bảy Cạnh (điểm A 5), Hịn
Bơng Lan (điểm A 4), Hòn Tài Lớn (điểm A 3). Cư dân chủ yếu sống trên các
đảo lớn và có nước ngọt, nhiều đảo khơng có người ở và là nơi trú ẩn của các
loài chim.


×