Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Vai trò của đại tướng võ nguyên giáp trong cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Mỹ Hạnh

VAI TRỊ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
TRONG CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC
ĐÔNG - XUÂN (1953 - 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Mỹ Hạnh

VAI TRỊ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
TRONG CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC
ĐÔNG - XUÂN (1953 - 1954)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ VĂN ĐẠT


Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực.
Tôi đã gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới mọi sự giúp đỡ
trong suốt q trình hồn thành luận văn. Tất cả thông tin và tài liệu được sử dụng
trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Trần Thị Mỹ Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt chặng đường hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và
chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Lê Văn Đạt. Tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc tới thầy và kính chúc thầy ln dồi dào sức khỏe, thành công hơn
nữa trong sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả thầy cô trong khoa lịch sử Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều
kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện cho tơi hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá của Hội đồng Khoa học
bảo vệ luận văn.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên
giúp đỡ để tơi hồn thành khố học và bảo vệ thành cơng luận văn này.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2016
Tác giả


Trần Thị Mỹ Hạnh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................................2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu ..................................................5
4. Nguồn tư liệu ........................................................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................6
6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................................6
7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUÊ HƯƠNG, GIA ĐÌNH VÀ QUÁ
TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẠI TƯỚNG
VÕ NGUYÊN GIÁP TRƯỚC CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN
LƯỢC ĐÔNG - XUÂN (1953 - 1954) ....................................................8
1.1. Vài nét về quê hương, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp .................................. 8
1.1.1. Quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp .............................................................8
1.1.2. Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp .................................................................9
1.2. Quá trình tham gia hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp........12
1.2.1. Hoạt động chống Pháp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi tham
gia Đảng Cộng Sản Việt Nam .......................................................................... 12
1.2.2. Hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ năm 1940
đến năm 1944 ...................................................................................................... 16
1.2.3. Hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ năm 1944
đến trước cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954) ............... 20

Tiểu kết chương 1.................................................................................................................. 41


CHƯƠNG 2: ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG CUỘC TIẾN
CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG - XUÂN (1953 - 1954)
TRƯỚC KHI MỞ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ...................... 43
2.1. Bối cảnh lịch sử của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954)
trước cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953 – 1954)..............................43
2.1.1. Bối cảnh thế giới................................................................................................. 43
2.1.2. Bối cảnh trong nước ........................................................................................... 45
2.2. Sự chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng
tham mưu xây dựng kế hoạch quân sự Đông - Xuân (1953 - 1954)....................51
2.3. Nghệ thuật tiến công chiến lược phá tan kế hoạch tập trung quân của thực
dân Pháp trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954) ..............61
Tiểu kết chương 2.................................................................................................................. 78
CHƯƠNG 3: ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN
BIÊN PHỦ................................................................................................... 79
3.1. Quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Bộ Chính trị, Quân ủy
Trung ương ..................................................................................................................79
3.2. Phương châm đánh địch trước ngày 26 tháng 1 năm 1954 ...................................82
3.3. Quyết định then chốt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch lịch
sử Điện Biên Phủ ........................................................................................................89
3.4. Quá trình thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc” ....................................97
Tiểu kết chương 3................................................................................................................ 118
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 125
PHỤ LỤC


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm rất anh
dũng. Trải qua nhiều thế hệ, nghệ thuật đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
dần hình thành và phát triển. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 với
đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã giành thắng lợi vẻ vang. Đây là
thắng lợi có ý nghĩa to lớn, bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám, giải phóng hồn
tồn miền Bắc. Chiến thắng ấy đã chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất
nước ta, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Một trong những
nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi trong chiến dịch lịch sử này là vai trò lãnh
đạo của Đại tướng Võ Ngun Giáp. Ơng đã đóng vai trị góp phần quyết định thắng
lợi chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người Anh Cả của quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông là một anh hùng dân tộc được ghi nhận, tơn vinh trong nhiều cơng trình nghiên
cứu khoa học trong nước và ngoài nước. Đại tướng là một trong những học trò, cộng
sự gần gũi và xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà hoạt động chính trị, quân sự tài năng. Con
người và cuộc đời của ông đã trở thành huyền thoại. Chính nhờ tài năng quân sự kiệt
xuất của mình, Đại tướng đã chỉ đạo thành cơng qn đội nhân dân Việt Nam trong
cuộc tiến công chiến lược Đơng - Xn 1953 - 1954, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nghiên cứu vấn đề “Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc tiến
công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954” giúp chúng ta hiểu sâu sắc, toàn diện về
nghệ thuật quân sự, nghệ thuật lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp trong quá trình chỉ đạo cuộc tiến cơng chiến lược Đơng - Xuân
1953 - 1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.
Là một giáo viên Lịch sử tại Trường Trung học phổ thơng, nghiên cứu vấn đề
này giúp tơi có thêm nguồn tư liệu phong phú để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Thơng qua đó giúp học sinh hiểu rõ vai trị của Đại tướng Võ Ngun Giáp trong q

trình chỉ đạo cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là chiến


2

dịch Điện Biên Phủ. Đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, niềm tự
hào về quê hương cho thế hệ trẻ.
Vấn đề “Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc tiến công chiến
lược Đông - Xuân 1953 - 1954” đã được đề cập rải rác trong nhiều cơng trình nghiên
cứu khoa học trong và ngồi nước. Tuy vậy, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một
cách hệ thống.
Xuất phát từ những lý do trên cùng với lịng ngưỡng mộ Đại tướng Võ Ngun
Giáp, tơi mạnh dạn chọn đề tài “Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc
tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về vấn đề “Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc tiến công chiến
lược Đông - Xuân (1953 - 1954)” đã có một số cơng trình nghiên cứu đề cập một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp:
Một số văn kiện chỉ đạo cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên
Phủ của Trần Trọng Trung, tác giả tập hợp một số văn kiện quân sự quan trọng do Đại
tướng Võ Nguyên Giáp ban hành trong quá trình chỉ đạo cuộc tiến công chiến lược
Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trận Điện Biên Phủ nhìn từ hai phía của Lê Kim, sách bao gồm những mẫu
chuyện trung thực của chiến thắng Điện Biên Phủ thông qua một số nhân chứng lịch
sử và những văn bản tổng kết của bộ quốc phòng nước ta.
Điện Biên Phủ hợp tuyển cơng trình khoa học của Nguyễn Khoa Điềm. Tác
phẩm là tập hợp những cơng trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến chiến
dịch Điện Biên Phủ. Qua tác phẩm này, chúng ta sẽ thấy bức tranh toàn cảnh chiến
dịch Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ thấy được vai trị lãnh đạo của Đại

tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ trong nhiều cơng trình nghiên
cứu.
Đại tướng Võ Ngun Giáp - giá trị Việt Nam của Lam Giang, Dũng Quyết:
Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tác giả tập hợp những


3

bài viết về quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong cuốn sách này Đại tướng
Võ Nguyên Giáp thể hiện đường lối lãnh đạo kháng chiến, những vấn đề thuộc về
đường lối tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân… trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ tiếp cận toàn cảnh diễn biến chiến dịch Điện Biên
Phủ dưới góc nhìn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ toàn thư của Phan Huy Lê, cuốn sách là tập
hợp những bài viết về Điện Biên Phủ của các tác giả trong và ngoài nước. Đặc biệt,
nhiều bài viết đề cập những khía cạnh khác liên quan đến nội dung Đại tướng Võ
Nguyên Giáp với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
Chiến tranh Đông Dương của Tôi của Marcel Bigeard. Dưới góc nhìn của một
trong những nhân vật chủ chốt của thực dân Pháp trong chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ năm 1954, tác giả tiếp cận toàn cảnh cuộc chiến dưới cái nhìn mới. Đồng thời, thể
hiện sự khâm phục tài năng lãnh đạo của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trận chiến
với Pháp ở Đông Dương.
Tổng tập hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nghiên cứu những hồi ký
trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ
cho chúng ta tiếp cận và đi sâu tìm hiểu những tâm tư, suy nghĩ và quyết định của Đại
tướng trước những thời khắc, giai đoạn quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ
năm 1954.
Tổng tập luận văn của Đại tướng Võ Nguyên giáp: Tác phẩm là sự tiếp nối của

cuốn Tổng tập Hồi ký của Đại tướng. Những bài viết, huấn thị, chỉ thị trong chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, thể hiện rõ những vấn đề thuộc đường lối lãnh đạo
kháng chiến, tổ chức và chỉ đạo chiến tranh, tổ chức các lực lượng vũ trang nhân dân
và làm nổi bật những sự kiện lịch sử quan trọng.
Những tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như Vũ trang quần chúng
cách mạng xây dựng quân đội nhân dân; Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng
ta; Những chặng đường lịch sử; Sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam
trong thời đại mới; Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam; Vài


4

hồi ức về Điện Biên Phủ;… Tất cả những tác phẩm này đều chứa đựng những quan
điểm của Đại tướng thể hiện rõ tư duy, nghệ thuật quân sự của Đại tướng trong chặng
đường chống thực dân Pháp nói chung và chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng.
Có thể nói cuốn sách “Chiến thắng bằng mọi giá” là một trong những cuốn
sách đầy đủ, chi tiết nhất viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của người nước ngoài.
Nhà sử học người Mỹ Cecil Currey đã giúp chúng ta hiểu hơn về tài năng lãnh đạo kiệt
xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dưới con mắt của người nước ngoài. Theo đánh
giá của Cecil Currey, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “thiên tài quân sự vĩ đại nhất thế
kỷ XX và là một trong những vĩ nhân của thời đại.”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ của Trung tướng Phạm Hồng Cư đã mang
đến những tư liệu rất giá trị về thời trẻ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tác phẩm này
tái hiện sống động quê hương, gia đình, tuổi thơ và tuổi thiếu niên của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp. Điều đặc biệt nhất trong tác phẩm này so với các tác phẩm khác viết về
Đại tướng chính là tác giả đã viết khá tỉ mỉ, sâu sắc về tuổi thơ và tuổi trẻ của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp.
Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ của nhà viết sử Trần Thái
Bình, tác giả đã giúp chúng tơi tiếp cận Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ một góc độ
khác, một tiểu sử tồn diện hơn, khơng chỉ giới hạn trong binh nghiệp. Vì vậy, chúng

tơi có được cái nhìn mới về tất cả mọi mặt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đặc biệt tài
năng sáng tạo, thông minh của Đại tướng để đưa thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên
Phủ.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trên, chúng tơi cịn sử dụng rất
nhiều sách, báo, tạp chí… quan trọng khác để hoàn thành đề tài luận văn.
Đồng thời, chúng tôi sử dụng rất nhiều văn kiện Đảng, Nhà nước; Tài liệu hồi
ký, bài viết của các đồng chí lãnh đạo, các tướng lĩnh, cựu chiến binh Quân đội nhân
dân Việt Nam, các vị lão thành cách mạng và nhân chứng lịch sử đã từng tham gia
cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954), chiến dịch Điện Biên Phủ…
Mặc dù vậy, các cơng trình trên mới đề cập các khía cạnh khác nhau về những
đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953 - 1954) với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 mà chưa đi


5

sâu nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện. Vì vậy, đây là nội dung khoa học cần
tiếp tục làm rõ.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Tiếp cận, nghiên cứu vấn đề “Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong
cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954)” bằng cách thu thập, xử lý và hệ
thống toàn bộ tư liệu nhằm tìm hiểu sâu hơn vai trị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch
Điện Biên Phủ năm 1954.
* Đối tượng nghiên cứu: Những đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là chiến dịch
Điện Biên Phủ.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian là cuộc tiến công chiến lược
Đông - Xuân 1953 - 1954.

Về không gian: Chiến trường Đông Dương, tuy nhiên luận văn tập trung vào
chiến trường Việt Nam.
* Nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về quê hương, gia đình và quá
trình hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước cuộc tiến công chiến
lược Đông - Xuân 1953 - 1954. Tuy nhiên, luận văn tập trung nghiên cứu vai trò của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954
với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.
4. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu là tất cả những công trình nghiên cứu một cách gián tiếp hoặc
trực tiếp về tất cả các khía cạnh liên quan đến nội dung đề tài “Vai trò của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954)” bao
gồm:
Văn kiện Đảng và Nhà nước.
Tác phẩm chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tài liệu về lịch sử quân sự của Viện lịch sử quân sự Việt Nam.


6

Các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì kháng chiến chống
Pháp.
Mệnh lệnh, báo cáo, bài nói, bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc
tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954), chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tài liệu hồi ký, bài viết của các đồng chí lãnh đạo, các tướng lĩnh, cựu chiến
binh Quân đội nhân dân Việt Nam, các vị lão thành cách mạng và nhân chứng lịch sử
đã từng tham gia cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954), chiến dịch
Điện Biên Phủ.
Các cơng trình khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học nghiên cứu về cuộc tiến
công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954), chiến dịch Điện Biên Phủ.
Sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án nước ngoài (đã được dịch và chưa dịch) và

trong nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic.
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử nhằm dựng lại toàn cảnh quân đội nhân
dân Việt Nam tiến hành cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954) với
đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, thông qua những sự kiện lịch sử.
Phương pháp logic nhằm đi sâu vào bản chất từng sự kiện từ đó làm nổi bật vai
trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân
(1953 - 1954), đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.
6. Đóng góp của đề tài
Góp phần làm rõ hơn những đóng góp về mặt quân sự của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954) với đỉnh cao
là chiến dịch Điện Biên Phủ.
Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu vai trò Đại tướng Võ
Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và cuộc tiến
công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954) nói riêng.


7

Luận văn góp phần bổ sung nguồn tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy lịch
sử Việt Nam trong giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954 ở các cấp phổ
thơng Trung học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về quê hương, gia đình và quá trình hoạt động cách mạng

của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 1954)
Chương 2: Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953 - 1954) trước khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ
Chương 3: Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ


8

CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ QUÊ HƯƠNG, GIA ĐÌNH VÀ QUÁ TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
TRƯỚC CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG - XUÂN
(1953 - 1954)
1.1. Vài nét về quê hương, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp
1.1.1. Quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tuổi thơ Võ Nguyên Giáp gắn với làng An Xá (nay thuộc xã Lộc Thuỷ, huyện
Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình) nằm thanh bình bên dịng sơng Kiến Giang. Làng An Xá
thật đúng là một thiên đường cho trẻ nhỏ. Nơi đây, đã ghi dấu khoảng thời gian ấu thơ
hạnh phúc và vui vẻ bên gia đình. Những cây trái ngọt trong vườn nhà cùng những trò
nghịch dại với đám bạn đã mang đến sự vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc cho Võ Nguyên
Giáp. Chính tuổi thơ hồn nhiên và êm đềm bên gia đình, bên làng quê dịu hiền là nền
tảng cho một nhân cách lớn sau này của vị Đại tướng tài ba, lỗi lạc.
Tại làng An Xá, cứ mỗi năm lại chia ruộng một lần “Gia đình ơng Nghiêm
được chia hai mẫu rưỡi. Một mẫu đệ nhất đẳng, một mẫu đệ nhị đẳng, năm xào đệ tam
đẳng. Có lần được ruộng gần nhà, có lần được ruộng xa nhà, gần Phá Hạc Hải, nước
sâu” [17, tr.28]. Hình ảnh chia ruộng cùng những lần đi vay tiền rồi đi trả bằng lúa cho
ơng Phó, ơng Bá, ơng Khóa… đã gieo vào tâm thức Võ Nguyên Giáp những ý nghĩ về
một xã hội nghèo khổ, khó khăn chồng chất của người dân dưới chế độ thực dân.
Dù có đi đâu thì trái tim của Võ Nguyên Giáp vẫn luôn hướng về quê hương
Quảng Bình. Quảng Bình1 là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ và là nơi
hẹp nhất theo chiều Đông - Tây của dải đất Việt Nam 2. Nơi đây có rừng, có biển với

nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Lý Hoà,
cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được
công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.

1

Các tên gọi cũ như Lâm Bình, Tiên Bình, Tây Bình, Tân Bình

2

40,3 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông


9

Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hố Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền
văn hố Hồ Bình và Đơng Sơn.
Nơi đây có nhiều di tích lịch sử: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành
nhà Ngô, thành quách thời Trịnh - Nguyễn,...
Trong suốt chiều dài lịch sử, Quảng Bình đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi
tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác.
Quảng Bình là vùng đất thiêng, sinh ra nhiều người con ưu tú học rộng, đỗ cao
và nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoá, xã hội như Dương Văn An, Nguyễn
Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một
trong những người con ưu tú nhất của vùng đất này. Nơi đây là vùng đất hiện diện
trong lịch sử dân tộc Việt Nam ngay từ thời kỳ tiền sử và sơ sử.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều vùng đất, anh
hùng đã viết thêm trang sử hào hùng, oanh liệt cho vùng đất Quảng Bình3.
Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Quảng Bình là cái nơi hun đúc
nhân cách Võ Ngun Giáp. Ơng cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng Việt

Nam vĩ đại.
1.1.2. Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp sinh ra trong hoàn cảnh “nước mất, nhà tan”. Nhân dân Việt
Nam chìm sâu trong cảnh đơ hộ của thực dân Pháp.
Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911. Trong một số cơng trình
nghiên cứu khác, ngày sinh của ông được nhận định khác nhau. Tuy nhiên, trong cuốn
sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ của Trung tướng Phạm Hồng Cư. Ngày sinh
của Võ Nguyên Giáp được xác nhận từ người thân trong đình Võ Nguyên Giáp.
Dòng họ nội lẫn họ ngoại Võ Nguyên Giáp đều có danh tiếng. Dịng họ Võ là
dịng họ lớn trong vùng. Ông ngoại Võ Nguyên Giáp theo Văn thân giữ tới chức đề
đốc.
Cha Võ Nguyên Giáp húy là Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà
nho vừa dạy học vừa bốc thuốc tại nhà.
3

Như Xuân Bồ với anh hùng Lâm Uý; làng chiến đấu Cự Nẫm; làng biển Cảnh Dương; dịng sơng Nhật Lệ với

bà mẹ Suốt và những nữ anh hùng thời kháng Mỹ…


10

Ơng Nghiêm khơng được may mắn trên con đường thi cử “Ơng đã nhiều lần thi
hương cho tới khóa Mậu Ngọ (1918)” [17, tr.20]. Khi khơng cịn màng đến danh vọng,
ông trở thành thầy giáo dạy cho nhiều thế hệ trẻ làng An Xá và là thầy thuốc tốt bụng,
giàu lịng thương u mọi người “Đêm hơm có ai mời đi thăm bệnh, ơng cũng đi. Ơng
dạy con cháu trong nhà thương người như thể thương thân” [17, tr.21-22]. Những lúc
giao bài cho học trị xong, ơng lại chèo thuyền thăm lúa. Ông Nghiêm sống cả đời
thanh bạch, giản dị và ln giữ gìn nề nếp gia phong.
Ơng dùng các sách như Tam tự kinh và Ấu học tân thư xuất bản dưới thời Duy

Tân. Những tập sách này bao gồm nhiều quyển. Những đạo lý học được trong các sách
của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư trở thành nền tảng cơ bản ảnh
hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời Võ Nguyên Giáp. Ba yếu tố: cá nhân, gia đình và dân
tộc trong học thuyết Nho giáo đều quyện chặt với nhau. Đặc biệt, Ấu học tân thư là
cuốn sách vỡ lịng có ảnh hưởng nhiều và cung cấp vốn chữ Hán đầu tiên cho ông .
Đêm đến, ông Nghiêm thường kể những câu chuyện chống Pháp qua bài vè nhỏ
“Thất thủ kinh đô”. Bài vè vơ tình gieo vào lịng Võ Ngun Giáp những ấn tượng
không bao giờ phai mờ về tài năng, tinh thần yêu nước của Tôn Thất Thuyết và ghét
cay, ghét đắng gian thần Nguyễn Văn Tường.
Khi giặc Pháp tràn tới làng An Xá, ông Nghiêm bị chúng lùng bắt mang về
giam ở Huế. Bọn cai ngục dùng cực hình tra khảo ơng. Ơng Nghiêm ln giữ khí tiết
anh hùng của nhà nho yêu nước “Khi bị tra khảo tại nhà lao Thừa Phủ ở thành phố
Huế, tên mật thám Pháp đã mắng cụ: Không biết dạy con để con chống lại quân đội
Pháp hùng mạnh. Cụ cười ngạo, vuốt rau mà nói: Tơi đẻ con ra chưa kịp dạy thì con đã
bỏ nhà ra đi làm cách mạng. Vậy tôi nhờ quân đội Pháp hùng mạnh đi bắt giúp con tơi
về đây để tơi dạy, coi con tơi có chịu nghe không?” [90, tr.10].
Những phẩm chất tốt đẹp của ông Võ Quang Nghiêm là tấm gương sáng cho
Võ Nguyên Giáp. Trong suốt cuộc đời, Võ Nguyên Giáp luôn noi theo gương cha
mình, sống giản dị, hiếu học, kính trên nhường dưới. Ơng ln thể hiện khí tiết anh
hùng và tình yêu nước nồng nàn.
Mẹ Võ Nguyên Giáp tên là Nguyễn Thị Kiên. Bà là người mẹ hiền lành và giàu
đức hy sinh. Cả cuộc đời bà sống vì chồng, vì con. Võ Nguyên Giáp được thừa hưởng


11

vóc người thấp đậm, gương mặt và đơi mắt thơng minh “Những ai đã có dịp gặp bà
đều nhận ra ngay vóc người thấp đậm của Võ Nguyên Giáp là vóc người của bà.
Gương mặt trịn, trắng trẻo của Võ Nguyên Giáp là đôi mắt của bà. Đặc biệt là đôi
mắt: Một đôi mắt vừa hồn nhiên nhân hậu như mắt trẻ thơ, vừa cương nghị như có ánh

thép và sắc sảo long lanh trí tuệ” [17, tr.24].
Trong cuốn sách Chiến thắng bằng mọi giá của Cecil b. Currey, tác giả có ghi
lại lời Võ Nguyên Giáp nói về người mẹ của mình “Giáp đã nhận xét: Bà cụ thân sinh
ra tôi nhớ như in những chuyện kháng chiến chống xâm lăng. Buổi tối dưới ánh đèn
dầu, bà thường kể cho tôi các vụ án rất tàn bạo xử các nghĩa qn Cần Vương trong đó
có ơng ngoại, ơng nội tôi” [143, tr.38].
Trong cả cuộc đời, bà Kiên là người phụ nữ đảm đang, u thương gia đình.
Tấm lịng bao dung, đức độ của bà luôn soi sáng cho Võ Nguyên Giáp trên suốt chặng
đường cuộc đời.
Gia đình Võ Nguyên Giáp có bảy anh em. Ơng là con thứ năm trong gia đình4.
Hình ảnh người ảnh Cả - tên Toại, hiện lên trong trí nhớ Võ Nguyên Giáp qua
lời kể của người thân “Anh học chữ Hán, giỏi như thần đồng làm cho thầy mẹ hoảng
sợ, bắt uống mực Tàu cho tối dạ bớt đi. Nhưng cũng không giữ được anh. Một cơn
dịch tả tràn qua làng, anh mắc bệnh” [17, tr.26]. Võ Ngun Giáp giống người anh
mình, rất thơng minh và ham học.
Chị Châu là em kế của anh Toại, bị mất trong trận lụt khi mới một tuổi. Chị ba
và chị tư lần lượt là chị Điểm 5 và chị Liên. Hai chị đã thay mẹ đi buôn bán vặt để đỡ
đần cho gia đình. Hai chị khơng ngại cực khổ, thức khuya, dậy sớm chạy chợ kiếm
tiền phụ ba mẹ nuôi em trai thành tài. Sau khi lấy chồng, Chị Điểm bị giặc Pháp bắt.
Sau khi được tha, chị lên chiến khu và mất ở đó. Chi Liên mất trước năm 1930.
Võ Nguyên Giáp luôn học giỏi, đứng đầu lớp, đỗ đạt cao. Ơng ln biết ơn sự
hy sinh của hai chị. Hình ảnh tần tảo của hai chị gái đã in đậm trong trí nhớ của Võ
Nguyên Giáp.
4

Trong chiến thắng bằng mọi giá, Currey cho rằng, gia đình Võ Ngun Giáp có 8 anh em. Võ Nguyên Giáp là

con thứ sáu trong nhà. Hai anh và một chị mất.
5


Trong chiến thắng bằng mọi giá, Currey gọi là chị Diểm.


12

Người em Võ Thuần Nho thông minh, lanh lợi và ngoan ngỗn. Ơng Nho được
ăn học nên người. Sau này ông là Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Cô em út Võ Thị Lài sau
này là nhân viên coi kho của một cơ quan thuộc Bộ Nơng nghiệp.
Gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho Võ Nguyên Giáp trong suốt cuộc đời.
Tình yêu thương của tất cả thành viên trong gia đình giành cho ơng là nền tảng giúp
ơng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Gia đình đã góp phần hun đúc nên những phẩm
chất tốt đẹp của Võ Nguyên Giáp.
1.2. Quá trình tham gia hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp trước cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954)
1.2.1. Hoạt động chống Pháp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi
tham gia Đảng Cộng Sản Việt Nam
Trước khi học trường Đồng Ấu, Võ Nguyên Giáp theo học chữ Nho từ cha
mình. Võ Nguyên Giáp học trường Đồng Ấu trên Tuy Lộc. Võ Nguyên Giáp học rất
giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp.
Xong lớp ba, Võ Nguyên Giáp phải lên học ở trường tỉnh Đồng Hới. Học xa
nhà nhưng ông luôn cố gắng học hành chăm chỉ. Võ Nguyên Giáp học rất giỏi. Ông
được học vượt lớp nhì năm thứ hai lên thẳng lớp nhất. Hai năm học ở trường tỉnh, ông
luôn đứng đầu lớp. Vào kỳ thi bậc sơ học, ông đỗ đầu tỉnh. Gia đình và người dân làng
An Xá rất hãnh diện về tài năng xuất chúng của ông.
Dù học tập ở nơi nào, Võ Nguyên Giáp luôn phát huy hết năng lực bản thân.
Ơng ln được thầy giáo và bạn bè yêu mến.
Bậc trung học, Võ Nguyên Giáp phải vào Huế thi vào trường Quốc học. Lần
đầu thi, ông bị rớt. Đây là cú vấp đầu tiên của ơng “Vì sao? Làm sao lại có thể hỏng thi
được? Võ Nguyên Giáp không rõ” [17, tr.48].
Võ Nguyên Giáp về quê ôn thi lại và đậu khá trong kỳ thi tuyển. Việc học tại

Huế rất tốn kém nhưng gia đình Võ Nguyên Giáp cố gắng hết sức lo cho cậu yên tâm
ăn học.
Trong suốt thời gian học ở Huế, Võ Nguyên Giáp đã trưởng thành hơn rất
nhiều. Trường Quốc học Huế hội tụ nhiều người tài giỏi và có chí hướng. Đó là


13

Nguyễn Thúc Hào, Phan Bôi, Tạ Quang Bửu… Những bậc đàn anh trẻ tuổi, tài cao đã
ảnh hưởng rất nhiều đến Võ Nguyên Giáp.
Huế có tục tế âm hồn vào ngày 23 tháng 5 (âm lịch). Đây là ngày giỗ chung cho
những gia đình tại nội thành Thuận An bị Pháp tàn sát. Võ Nguyên Giáp dự lễ. Ông
thương cảm cho những linh hồn oan ức hòa với lòng căm hờn lũ thực dân Pháp tàn ác.
Khoảng thời niên thiếu tại Huế đã thực sự thức tỉnh tinh thần đấu tranh chống
Pháp trong Võ Nguyên Giáp. Tư tưởng ấy đang ngày càng lớn lên trong tâm thức của
ơng. Ơng đại diện cho một thế hệ mà Trung tướng Phạm Hồng Cư gọi là “Thế hệ của
anh Giáp lớn lên trong buổi tranh tối tranh sáng” [17, tr. 60].
Năm học đề nhất niên (1925 - 1926), Võ Nguyên Giáp tham gia hai sự kiện lớn:
đòi ân xá cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Châu Trinh.
Hai cụ là những bậc hiền tài của đất nước đại diện cho một thế hệ đang mị
mẫm tìm con đường giải phóng đất nước khỏi vịng nơ lệ. Tiếc thay, do hồn cảnh lịch
sử đã đưa họ lần lượt đến chỗ thất bại. Người dân Việt Nam luôn biết ơn hai cụ.
Tại tường Quốc học Huế, Nguyễn Chí Diễu, Nguyễn Khoa Văn, Võ Giáp6 và
một số bạn học đi vận động lấy chữ ký vào đơn gửi tồn quyền Pháp. Chính sức mạnh
đấu tranh không ngừng của quần chúng, thực dân Pháp buộc phải đưa cụ về an trí tại
Huế và hủy bản án khổ sai chung thân.
Sự kiện trên đánh dấu mở đầu cho q trình hoạt động chống Pháp sơi nổi của
Võ Nguyên Giáp trên lĩnh vực chính trị.
Năm 1926, cụ Phan Chu Trinh mất. Phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh lan
rộng khắp cả nước như một quốc tang. Lễ truy điệu bí mật được tổ chức tại nhà trọ Võ

Nguyên Giáp. Sau hoạt động bí mật hưởng ứng buổi truy điệu cụ Phan, nhà cầm quyền
thực dân theo sát hoạt động của học sinh trong ký túc xá. Chúng đưa ra những quy
định hà khắc làm mất tự đo của học sinh. Võ Nguyên Giáp đã viết bài báo đầu tiên Đả
đảo tên tiểu bạo chúa trường Quốc học 7.
6

Khoảng thời gian này, Đại tướng đã không dùng tên lót Nguyên, chuyện này bị cha phát hiện và trách mắng,

bắt buộc Đại tướng dùng lại tên lót.
7

Bài báo tố cáo nền giáo dục ngu dân và quy chế cấm đọc sách báo yêu nước. Bài báo gây tiếng vang lớn ở Huế,

Sài Gòn.


14

Đây là bài báo đầu tiên đánh dấu hoạt động làm báo sau này của Võ Nguyên
Giáp.
Ngày 26 tháng 4 năm 1927, Võ Nguyên Giáp tổ chức một cuộc bãi khóa. Phong
trào bắt đầu tại trường Quốc học rồi lan rộng khắp các trường tại Huế, phát triển thành
tổng bãi khóa.
Nhà cầm quyền Pháp ra tay đàn áp. Trong mấy ngày liền, học sinh kéo nhau đi
biểu tình trên các đường phố. Khắp các nẻo đường lính Pháp đứng dày đặc. Để đối
phó, học sinh thành lập Hội Quán Quảng Nam gần nhà cụ Phan Bội Châu. Nơi đây trở
thành cơ sở hội họp và nhận thư, tiền… ủng hộ cuộc bãi khóa từ khắp nơi. Trong hội
này, Võ Nguyên Giáp hoạt động rất tích cực.
Một tháng sau, phong trào dần tan do sự theo dõi ráo riết của thực dân Pháp.
Sau cuộc bãi khóa, 90 người tại khắp các trường bị bắt. Tại trường Quốc học, 37 người

bị bắt, đứng đầu là Nguyễn Chí Diểu, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khoa Văn... Theo
luật, hai năm sau mới được đi học lại. Sau đó, Võ Ngun Giáp tìm cách sang Trung
Quốc tìm con đường cứu nước nhưng khơng thành. Các ơng chia tay nhau, mỗi người
một nơi.
Võ Nguyên Giáp tìm gặp những người có cùng chí hướng từng làm việc trong
Hội Quán Quảng Nam nhưng bị mật thám Pháp theo dõi quá sát. Mọi người phân tán
về quê.
Khoảng thời gian học trường Quốc học Huế đã giúp Võ Nguyên Giáp có điều
kiện học hỏi, tiếp xúc nền giáo dục Pháp học tiến bộ. Ông được trực tiếp tham gia và
là một trong những yếu nhân tổ chức phong trào yêu nước sơi nổi như phong trào địi
thả cụ Phan Bội Châu, phong trào hưởng ứng lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh, phong
trào bãi khóa… Tất cả giúp Võ Nguyên Giáp càng tăng thêm lịng u nước, tinh thần
chống Pháp. Ơng đã tìm thấy con đường thực sự cho cuộc đời mình là con đường cách
mạng chứ khơng phải con đường học thuật rồi sau ra làm việc cho Pháp.
Trường Quốc học Huế đã tôi luyện một nhà yêu nước trẻ Võ Ngun Giáp.
Thực dân Pháp khơng ngờ, họ đã góp tay đào tạo một vị tướng tài ba đánh gục bảy
tướng giỏi trên mặt trận. Nếu thực dân Pháp biết được Võ Nguyên Giáp là người góp


15

công lớn đào mồ chôn chế độ thuộc địa tại Đơng Dương thì hẵn họ sẽ thẳng tay đóng
tất cả các ngơi trường từng dang rộng cánh tay chào đón một học trò giỏi.
Võ Nguyên Giáp vào Quảng Nam, sau đó vào Quy Nhơn thăm người bạn cũ
Tơn Thất Hy. Rời Quy Nhơn ơng trở lại Huế. Sau đó, ơng quay lại quê. Một tâm hồn
đã được khai sáng, muốn tung cánh bay khắp nơi làm việc lớn cứu giúp đồng bào thân
u, buộc lịng quay về q. Ơng cảm thấy lòng nặng trĩu.
Võ Nguyên Giáp tiếp tục học, tự khép mình vào khn khổ nghiêm khắc “Anh
tự đặt một chương trình học tập rất nghiêm. Anh liên lạc để học theo Ecole universelle
(trường giáo dục phổ cập) bên Pháp. Anh nhận được tài liệu rất đều và nhận được bài

rất đều” [17, tr.96].
Võ Nguyên Giáp tuyên truyền cho những người trẻ tuổi. Trong đó, có người em
trai Võ Thuần Nho tư tưởng cách mạng thông qua tài liệu của Phan Bội Châu.
Nguyễn Chí Diểu gặp Võ Nguyên Giáp và mời tham gia Tân Việt cách mạng
Đảng. Năm 1928, Võ Nguyên Giáp cùng Nguyễn Chí Diểu vào Huế.
Tham gia Tân Việt cách mạng Đảng đồng nghĩa với việc thoát ly gia đình. Kể
từ đây, Võ Nguyên Giáp đã thực sự dấn thân vào con đường cách mạng.
Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu Võ Nguyên Giáp đến làm việc ở Quan
Hải Tùng thư 8. Tại đây, Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết
kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là Bản án chế độ thực dân Pháp và báo
Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc từ Pháp gửi về.
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị
bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang
Thái 9, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng.
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên
Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp cấm ở tại Huế. Ông ra Hà Nội, học
trường Albert Sarraut. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937. Năm 1938, ông bỏ dở

8

nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh.

9

Sau này Liệt sỹ Nguyễn Thị Quang Thái chính là người vợ đầu tiên của Võ Ngun Giáp. Ơng có một con với

bà là Võ Hồng Anh. Năm 1944, Nguyễn Thị Quang Thái hy sinh.


16


học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và khơng lấy bằng Luật sư, vì bận
rộn hoạt động cách mạng.
Từ năm 1936 - 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương lên cao, ông là
một trong những sáng lập viên của Mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ
trong phong trào Đơng Dương đại hội. Ông cùng Trường Chinh là đồng tác giả cuốn
sách Vấn đề dân cày.
Trong những năm này, Võ Nguyên Giáp hoạt động trong phong trào dân chủ
bán hợp pháp của Đảng Tân Việt ở Hà Nội, là biên tập viên các báo của Đảng như
Tiếng nói của chúng ta, Tiến lên, Tập hợp, Thời báo, Tin tức...
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn Lịch sử - Địa lý tại Trường
Tư thục Thăng Long, Hà Nội. Trường do Hoàng Minh Giám làm giám đốc. Học sinh
của ông mô tả rằng, ông có thể vẽ lên bảng đen sơ đồ từng trận đánh của Napoléon,
ông sôi nổi kể về Công xã Paris, về cái chết của những nhà Cách mạng như Danton và
Robespierre “ông không chỉ là nhà sử học đơn thuần, ơng cịn là một trạng sư say mê,
ln bênh vực tính chính nghĩa của lịch sử” [142, tr.70].
Từ cuối năm 1937 Chính phủ Pháp ngả dần sang hữu. Dựa vào tình hình chính
trị nước Pháp ngày càng xấu đi, Tồn quyền Đơng Dương Borevie và bọn phản động
thuộc địa thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng. Tại Hà Nội, tình thế buộc phải bộ ba
Trường Chinh - Phạm Văn Đồng - Võ Nguyên Giáp hoạt động bí mật.
Từng hành động của các ơng trong lúc này đều bị mật thám theo dõi rất chặt.
Các ông phải chuyển vào hoạt động bí mật, mỗi người một ngả tạm lánh về các cơ sở
ở ngoại thành. Riêng Võ Nguyên Giáp vẫn ở lại nội thành, tiếp tục cơng việc cơng
khai hợp pháp của mình là giảng dạy ở trường Thăng Long, vừa chờ đợi chỉ thị của
Đảng trong tình hình mới, vừa cảnh giác đề phịng sự rình rập của bọn mật thám Pháp.
Thời gian chờ đợi căng thẳng kéo dài khoảng hơn nửa năm.
1.2.2. Hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ năm 1940
đến năm 1944
Năm 1939, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng với Phạm
Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.



17

Đầu tháng 6, trải qua chặng đường đầy gian nan và nguy hiểm, Võ Nguyên
Giáp được gặp Nguyễn Ái Quốc. Cũng trong tháng này, ông được kết nạp vào Đảng
Cộng sản Việt Nam. Kể từ ngày còn là học sinh Quốc học Huế, có trong tay Bản án
chế độ thực dân Pháp với những cảm nghĩ đầu tiên về Nguyễn Ái Quốc cho đến lần
gặp mặt đầu tiên với Nguyễn Ái Quốc là chặng đường tròn 15 năm. Đây là chặng
đường đi tìm con đường cách mạng và từ đây ơng gắn bó cả cuộc đời cách mạng của
mình với Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ đầu tiên của Võ Nguyên Giáp là cùng Phạm Văn Đồng chuẩn bị lên
đường đi dự khóa huấn luyện tại trường quân chính cao cấp của Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc ở Diên An. Tuy nhiên, do có tin quân Đức đã vào thủ đô Pari.
Hai ông phải quay lại Quế Lâm. Từ đó cho đến suốt chiến tranh chống thực dân Pháp,
bước đường trưởng thành trong việc dùng binh của Võ Nguyên Giáp chỉ là những bài
học thực tế rút ra từ chiến trường.
Những ngày còn lưu lại ở Quế Lâm, hai ông Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên
Giáp vẫn nhân danh Việt Nam giải phóng đồng minh. Tổ chức hoạt động nhằm giao
dịch với chính quyền Tưởng. Cuối tháng 11, vừa về tới Tĩnh Tây, Võ Nguyên Giáp
cùng một số đồng chí khác tổ chức cơ quan đại diện của Việt Nam giải phóng đồng
minh để tiếp tục giữ mối quan hệ công khai hợp pháp với bọn Tưởng, nhưng mục đích
chính là để liên lạc và tranh thủ được hơn 40 thanh niên Cao Bằng đang ở trong vịng
kiểm sốt của Trương Bội Cơng10.
Cũng trong khoảng thời gian này, đầu tháng 12 năm 1940, Nguyễn Ái Quốc
cùng Phạm Văn Đồng và Đặng Văn Cáp đã về Tân Khu, một làng thuộc Tĩnh Tây. Tại
đây, sau khi cùng Hồng Văn Thụ nghiên cứu tình hình Cao Bằng, Nguyễn Ái Quốc
nhất trí chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cho phong trào cách mạng. Võ Nguyên Giáp
cũng được lệnh về Tân Khu.
Đầu tháng 1 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc cùng Võ Nguyên Giáp và một số đồng

chí khác từ Tân Khu về Nậm Quang bàn kế hoạch mở lớp huấn luyện chính trị cho số
thanh niên Cao Bằng vừa thốt khỏi vịng kiểm sốt của Trương Bội Cơng.
Võ Nguyên Giáp được phân công biên soạn nội dung đề mục huấn luyện.
10

Là người Việt mang lon thiếu tướng của quân đội Tưởng.


18

Lớp huấn luyện bế mạc sau gần ba tuần học tập hơn 40 thanh niên Cao Bằng
vượt biên giới trở về cơ sở cũ. Hai châu Hà Quảng và Hòa An là nơi xây dựng phong
trào chính trị quần chúng. Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ đầu tiên cho Võ Nguyên
Giáp là tìm chỗ đứng chân vững chắc cho phong trào cách mạng.
Nguyễn Ái Quốc giao cho Võ Nguyên Giáp ra một tờ báo động viên cổ vũ
phong trào cách mạng. Vượt qua mọi khó khăn, số đầu tiên của Việt Lập (đánh số từ
101) ra mắt bạn đọc ngày 1 tháng 8 năm 1941. Tờ báo đã làm đúng chức năng, nhiệm
vụ phục vụ đông đảo quần chúng mà Nguyễn Ái Quốc đề ra.
Nhiệm vụ tiếp theo của Võ Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng là đi tổ chức các lớp
huấn luyện chính trị lưu động ở các địa phương, bắt đầu là Hịa An (bí danh của châu
Trần Phú). Thời gian này, phong trào cách mạng đã phát triển sâu rộng trong nhiều
tổng, nhưng chưa đều, chưa vững chắc. Tình hình địi hỏi Võ Ngun Giáp phải khơng
ngừng củng cố và nhanh chóng mở rộng phong trào quần chúng, phát động chiến tranh
du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền trong từng địa phương.
Các lớp chính trị liên tiếp được mở từ tổng nọ sang tổng kia. Võ Nguyên Giáp
chuyển thể Việt Minh ngũ tự kinh thành văn vần địa phương giúp đồng bào dân tộc dễ
dàng tiếp thu tư tưởng.
Suốt thời gian dài hòa mình vào phong trào, Võ Ngun Giáp góp phần quan
trọng mở rộng và củng cố chỗ đứng chân của cách mạng trên nhiều địa bàn. Ơng thấy
được vai trị quần chúng trong cách mạng chung, trong xây dựng căn cứ địa nói riêng.

Hoạt động của Võ Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng tiến dần xuống phía nam.
Bắt đầu từ tổng Kim Mã, một địa bàn chưa có tổ chức cứu quốc vững mạnh. Xây dựng
bàn đạp phát triển xuống phía Bắc Cạn, tạo thành một đầu cầu, sẵn sàng thực hiện chủ
trương Nam tiến.
Phong trào nam tiến được cán bộ nam, nữ hội viên thanh niên cứu quốc nhiệt
liệt hưởng ứng. Võ Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng chỉ đạo tổ chức các đội xung
phong nam tiến, và tranh thủ mở những lớp huấn luyện cấp tốc cho các đội viên về
phương hướng, nhiệm vụ mở đường Nam tiến.
Mười chín đội xung phong nam tiến được phân công phát triển đi nhiều hướng
theo phương thức “sâu đo”. Đúng vào lúc con đường nam tiến đang thuận lợi thì thì


19

Võ Nguyên Giáp nhận được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh công tác ở Hoa Nam bị bọn
Quốc Dân đảng bắt giam và đã mất trong ngục.
Tình hình thế giới chuyển biến có lợi cho phong trào cách mạng. Cuộc phản
công thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Đông - Xuân 1942 - 1943 trên mặt trận
Xtalingrat. Cuộc phản công tạo nên chuyển biến căn bản không chỉ trên chiến trường
Xơ - Đức mà cịn tác động đến cục diện chiến tranh nói chung ở châu Âu và cả trên
chiến trường châu Á - Thái Bình Dương.
Võ Nguyên Giáp nhận định, tình hình đang có lợi cho phong trào cách mạng
trong căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng. Ông nhận thấy, trước mắt để đối phó lại, cả hai kẻ
thù Pháp - Nhật sẽ ra sức khủng bố đàn áp hòng ngăn chặn phong trào. Cơ sở quần
chúng có thể sẽ gặp khó khăn, thậm chí bị thu hẹp. Ông chỉ đạo chống địch càn quét
để bảo vệ cơ sở đồng thời chuẩn bị lực lượng khôi phục con đường liên lạc.
Võ Nguyên Giáp cùng Hoàng Sâm và một trung đội nam tiến lên đường giữa
những ngày Tết Giáp Thân. Pháp ra sức khủng bố dữ dội, khiến cho khơng ít quần
chúng hoang mang. Số người ra đầu thú khá nhiều.
Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sâm cùng đội Nam tiến tìm cách phục hồi và duy trì

cơ sở chính trị quần chúng. Đến mỗi địa phương, Võ Nguyên Giáp thường động viên
và ổn định tư tưởng cán bộ, hội viên trung kiên trong các “tiểu tổ bí mật”.
Trải qua gần 10 tháng đấu tranh, con đường quần chúng nối liền Cao Bằng Lạng Sơn với Bắc Cạn - Thái Nguyên đã căn bản khai thông.
Ngày 20 tháng 9 năm 1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh được thả sau hơn hai năm bị
chính quyền Quốc dân đảng Trung Quốc bắt giam. Bác về đến Cao Bằng, giao nhiệm
vụ cho Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Quân giải phóng. Võ Nguyên Giáp chính thức
bước vào con đường binh nghiệp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho Võ Nguyên Giáp bản Chỉ thị về việc thành lập
Đội Việt Nam Tuyên Truyền giải phóng quân. Đây là đội quân đàn anh, sau này sẽ
nhanh chóng lớn mạnh và có đội quân đàn em khác.
Võ Nguyên Giáp lập kế hoạch triển khai việc thành lập Đội Qn giải phóng.
Ơng chủ động chọn những chiến sĩ ưu tú trong các đội vũ trang các châu, 34 chiến sĩ
gồm 5 dân tộc. Tên hoàn chỉnh sẽ là Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải phóng quân.


×