Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng võ nguyên giáp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHÚC ÁNH NGỌC

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ
NGHIỆP CỦA ĐẠI TƢỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHÚC ÁNH NGỌC

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ
NGHIỆP CỦA ĐẠI TƢỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học (bộ môn Lịch sử)
Mã số: 60.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích

HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, em đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học giáo dục – Đại học
quốc gia Hà Nội.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Bích,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện giúp
đỡ để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo khoa Lịch sử, phòng tư liệu
khoa, thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, trường Đại học giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện cho
em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, đồng nghiệp cùng các em học sinh
trường THPT Mạc Đĩnh Chi – Thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi và tham
gia nhiệt tình để buổi hoạt động ngoại khóa được diễn ra thành công tốt đẹp.
Lời cuối cùng, em xin gởi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn luôn động
viên, khích lệ, giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Học viên

Khúc Ánh Ngọc


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ

Viết tắt
Bộ GD & ĐT


Bộ Giáo dục và đào tạo

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DHLS

Dạy học lịch sử

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HĐNK

Hoạt động ngoại khóa

PPDH

Phương pháp dạy học

QTDH

Quá trình dạy học


SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………………i
Danh mục chữ viết tắt……………………………………………………………………..ii
Mục lục…………………………………………………………………………………...iii
Danh mục biểu đồ…………………………………………………………………………v

MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẠI TƢỚNG VÕ
NGUYÊN GIÁP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG.............................................................................................................................17
1.1.Cơ sở lí luận............................................................................................................17
1.1.1. Cơ sở xuất phát của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự
nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dạy học lịch sử ở trường
THPT............................................................................................................................17
1.1.2. Một số khái niệm............................................................................................21
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử
ở trường phổ thông.......................................................................................................23
1.1.4. Những yêu cầu của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch
sử..................................................................................................................................27

1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................30
1.2.1. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật trong dạy học
lịch sử ở trường THPT.......................................................................................................30
1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng..............................................................................37
Chƣơng 2. HÌNH THỨC, PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI
KHÓA VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẠI TƢỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
CHO

HỌC

SINH

TRONG

DẠY

HỌC

LỊCH

SỬ



TRƢỜNG

THPT.................................................................................................................................40


2.1. Vị trí, mục tiêu của phần Lịch sử Việt Nam (1919 – 1975) trong chương trình

Lịch sử THPT....................................................................................................................40
2.1.1. Vị trí.................................................................................................................40
2.1.2. Mục tiêu...........................................................................................................41
2.1.3. Những đóng góp và di vật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với lịch sử dân
tộc từ 1919 – 1975 có thể sử dụng để tổ chức hoạt động ngoại khóa................................43
2.2. Các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự
nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dạy học lịch sử ở trường
THPT..................................................................................................................................58
2.2.1. Mục tiêu tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp trong dạy học lịch sử ở trường THPT.........................................58
2.2.2. Một số yêu cầu có tính nguyên tắc khi lựa chọn các hình thức, phương pháp tổ
chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử.................................................................60
2.2.3. Các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa..............................61
2.3.Thực nghiệm............................................................................................................92
2.3.1. Mục đích thực nghiệm.....................................................................................92
2.3.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm......................................................................92
2.3.3. Nội dung thực nghiệm.....................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................99
PHỤ LỤC........................................................................................................................106


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ nhiều năm nay một vấn đề lớn được đặt ra trong dạy học lịch sử
(DHLS) là làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh (HS) trong học tập, giúp các em đi từ biết đến hiểu rồi vận dụng vào
thực tiễn cuộc sống. Đối với HS Trung học phổ thông (THPT), từ năm học
2013- 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép được tự chọn môn
thi Tốt nghiệp (ngoài 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ). Quyết định

này đã dẫn đến tình trạng tỉ lệ HS lựa chọn lịch sử làm môn thi là thấp nhất
mà từ không thi đến không học là một ranh giới rất mong manh. Giải pháp
nào để HS có thể không lựa chọn lịch sử làm môn thi nhưng vẫn thích thú với
việc học tập bộ môn này? Đây chính là một thách thức, một vấn đề quan trọng
đang tiếp tục đặt ra đối với việc DHLS ở trường phổ thông.
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp những tri thức nhằm giúp
HS đi từ biết quá khứ, hiểu được sự phát triển của một quốc gia một dân tộc
và dự đoán tương lai. Trong sự phát triển đó của mỗi quốc gia, dân tộc đều
gắn liền với tên tuổi của những vĩ nhân, nhân vật kiệt xuất. Học lịch sử bên
cạnh hiểu biết về những con số của sự kiện, các em cần hiểu sâu sắc về các
nhân vật gắn liền với mỗi sự kiện bởi chính các nhân vật này góp phần cụ thể
hóa, làm phong phú hơn sự kiện. Để các em “khắc cốt, ghi tâm” những sự
kiện, nhân vật lịch sử ấy thì cần phải thực hiện tốt việc "học" đi đôi với
"hành" qua làm bài tập lịch sử hoặc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa
(HĐNK). Thông qua các HĐNK để trải nghiệm thực tế sẽ giúp HS khắc sâu
hơn kiến thức về sự kiện, nhân vật đã học, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và tinh
thần làm việc tập thể, đồng thời tạo hứng thú, say mê học tập cho các em.
Hơn nữa, việc tăng cường tổ chức HĐNK để bổ trợ cho kiến thức của bài học
nội khóa cũng là một trong những nội dung của đổi mới phương pháp dạy học
(PPDH).

1


Thực tế DHLS trường THPT hiện nay cho thấy giờ học nội khóa còn
nặng nề, chưa kích thích hứng thú và phát triển được năng lực học tập sáng
tạo của HS. Để đạt được mục tiêu giáo dục cần phải đa dạng hóa các hình
thức tổ chức hoạt động học tập, trong đó có vai trò quan trọng của HĐNK
giúp các em đào sâu, mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo mà
trong giờ nội khóa do điều kiện thời gian, phương tiện dạy học hay do sức ép

thi cử làm chưa tốt.
Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ 1919 đến nay (2000) trong chương trình
chuẩn bậc THPT có nhiều sự kiện đánh dấu mốc chuyển biến quan trọng của
đất nước gắn liền với tên tuổi của nhiều nhân vật lịch sử. Đặc biệt là Đại
tướng Võ Nguyên Giáp mà tên tuổi, tài chỉ huy của Người gắn liền với sự
trưởng thành và những thắng lợi vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam ở
thế kỉ XX, nổi bật là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại
thắng mùa xuân năm 1975. Các nhân vật lịch sử này đã được tìm hiểu trong
giờ nội khóa, song do thời gian của một tiết học chỉ có thể tìm hiểu được
những nét căn bản về các nhân vật lịch sử, điều này đã dẫn đến việc HS
không hiểu sâu sắc từ đó không có biểu tượng về các nhân vật hoặc có sự
nhầm lẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia. Cho nên, tăng cường tổ chức
các HĐNK, đặc biệt là ngoại khóa về các nhân vật là một trong những giải
pháp giúp HS hiểu sâu sắc hơn về các sự kiện, nhân vật có đóng góp to lớn
cho lịch sử dân tộc.
Từ thực tế và nhận thức được tầm quan trọng của HĐNK về nhân vật
lịch sử trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện HS, chúng tôi
chọn vấn đề “Tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dạy học lịch sử ở trường THPT ” làm đề
tài nghiên cứu với mong muốn giúp HS hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về nhân
vật lịch sử được xem là một học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2


Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học thông qua HĐNK góp phần
nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông là vấn đề từ lâu đã được các
nhà giáo dục học, giáo dục lịch sử trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
2.1. Tài liệu nước ngoài

Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 - 1553)
nhà tư tưởng, nhà giáo dục thời kỳ Phục hưng đã nhấn mạnh việc tăng cường
tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới hình thức trải nghiệm sáng
tạo“Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm
mỹ… ngoài việc học ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các
cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần
thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày”. [48;18]
J.A Cômenxki- nhà giáo dục học người Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Séc)
thế kỉ XVI - XVII là người đầu tiên đề cập đến yêu cầu phải đi từ cảm giác đến
tri giác mà trước tiên là “đảm bảo tính trực quan trong dạy học”, coi đó là
“quy tắc vàng ngọc” của GV. Ông cho rằng “Cần tận dụng mọi giác quan của
học sinh để chúng có thể sờ, mó, ngửi, nhìn, nghe, nếm những thứ cần thiết trong
phạm vi có thể” vì “sẽ không có gì trong trí tuệ nếu trước đó nó chưa có gì
trong cảm giác”[3; 21-22]
Theo hướng tiếp cận này, K.Đ Usinxki - nhà giáo dục học người Nga
cho rằng “tính trực quan phải là cơ sở quan trọng nhất của việc dạy học” vì
những hình ảnh đặc biệt được giữ lại trong óc HS đều thu thập được thông
qua trực quan. Ông đánh giá và đề cao đồ dùng trực quan – coi nó là cái ban
đầu và nguồn gốc của mọi tri thức, cảm giác, cung cấp tài liệu cho hoạt động
trí tuệ của con người [3; 52].
Makarenco – nhà sư phạm nổi tiếng của Nga đầu thế kỷ XX cũng cho
rằng: “Các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong
các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực
hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước ta…
Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công

3


tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp”. [48;18]

Rutxo - nhà tư tưởng người Pháp trong cuốn “Những cơ sở lí luận của
việc dạy học”, tập 1(1971) đã đề cao các hoạt động thực hành, thực nghiệm
bởi nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục trí tuệ và nhân cách cho HS.
Ông nói “Đồ vật, đồ vật – hãy đưa ra đồ vật. Tôi không ngừng nhắc đi, nhắc
lại rằng chúng ta lạm dụng quá mức lời nói. Bằng cách giảng dạy ba hoa,
chúng ta chỉ tạo nên những con người ba hoa” [3; 30 - 31].
Cai-rốp trong cuốn “Giáo dục học” tập 2 đã nêu lên những vấn đề cơ
bản của PPDH, đồng thời cũng nhắc đến vai trò của ngoại khóa thông qua
hoạt động tham quan: “ Tham quan có thể trở thành nhân tố mở đầu cho việc
học tập của một đề mục hoặc một chương trình. Nhiệm vụ của nó là phải làm
cho học sinh thích thú học tập đề mục ấy và tích lũy tài liệu đã quan sát được,
những tài liệu này có thể cung cấp những cái rất có giá trị, đó là tài liệu có
thể dựa vào sau khi học tập đề mục ấy…”[7;201].
Đề cập đến mối liên hệ giữa giờ học nội khóa với HĐNK và vai trò của
nó, trong cuốn “Những cơ sở lý luận dạy học tập 2” B.P.Exxipôp đã khẳng
định “Giữa công việc học tập bắt buộc và hoạt động ngoại khóa có mối liên
hệ qua lại, có tính kế thừa” và “công tác ngoại khóa có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với việc thực hiện mối liên hệ giữa dạy học với đời sống, với thực
tiễn” [6;249].
Ở Liên Xô trước đây, công tác ngoại khóa trong dạy học rất được coi
trọng, được đề cập chủ yếu trong tác phẩm “Phương pháp dạy học lịch sử ở
trường phổ thông” (Nxb Giáo dục, Matxcơva,1972,Tài liệu dịch) của A. A
Vaghin. Ông đã xác định nội dung HĐNK khá hợp lí với việc phân loại các
hoạt động này theo nguồn nhận thức, đó là lời nói GV, sử dụng các tài liệu
thành văn và đồ dùng trực quan. Đồng thời, A.A Vaghin đã đề ra 15 hình thức
HĐNK với nhiều nội dung khác nhau, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới đọc
sách, tham gia công tác lịch sử địa phương, tham quan di tích.
Trong “Khuyến nghị” số 1283 của Nghị viện thuộc Hội đồng Châu Âu

4



(nay là cộng đồng Châu Âu) về những vấn đề liên quan đến lịch sử và việc
học tập lịch sử ở Châu Âu, ngày 22/01/1996 đã nhấn mạnh “Cần phải kết hợp
các hình thức khác nhau trong học tập lịch sử (học trong sách giáo khoa, trên
truyền hình, bằng hiện vật trưng bày, tham quan bảo tàng v.v...). Không có ưu
tiên một cách độc đoán cho một hình thức nào. Những công việc mới về thông
tin phải được hội nhập đầy đủ trong quá trình này. Những tiêu chí giáo dục
và khoa học thích hợp cho việc lựa chọn sử dụng tài liệu phải được đảm
bảo… Phải tạo thuận lợi cho một tác động qua lại lớn nhất giữa ảnh hưởng
của việc tiến hành bài nội khóa và hoạt động ngoại khóa đối với khả năng
đánh giá lịch sử của thế hệ trẻ. Thí dụ, qua các nhà bảo tàng (đặc biệt các
bảo tàng lịch sử), qua những con đường văn hóa, và qua du lịch nói chung để
bồi dưỡng kiến thức học sinh". Điều này cho thấy giáo dục các nước từ rất
sớm đã coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa giờ học nội khóa với hoạt động
ngoại khóa.
Như vậy, các nhà giáo dục nước ngoài đã sớm quan tâm đến HĐNK
trong dạy học, đều đã khẳng định được tầm quan trọng của HĐNK, đồng thời
cũng đề xuất được các hình thức, phương pháp ngoại khóa trong dạy học nói
chung và DHLS nói riêng và xem đây là một trong những PPDH hiệu quả góp
phần vào việc nâng cao chất lượng DHLS trong nhà trường. Song các tác giả
đều chưa đề cập cụ thể đến vấn đề tổ chức HĐNK về các nhân vật cụ thể. Đây
là cơ sở để chúng tôi có định hướng và đi sâu nghiên cứu đề tài.
2.2. Tài liệu trong nước
Ở nước ta, Chủ tịch Hồ chí Minh kính yêu đã nhiều lần nhắn nhủ thầy cô
giáo cần chú ý giáo dục nhiều mặt: đức, trí, thể, mỹ, lao động cho HS. Trong
“Thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc” , Người đã đề cập
đến việc học và chơi hay nói cụ thể hơn là phải kết hợp “học” đi đôi với
“hành” trong dạy học: “Trong lúc học cũng cần làm cho các cháu vui, trong
lúc vui cũng cần làm cho các cháu học. Ở trong nhà trường, trong xã hội, các

cháu đều vui, đều học”.

5


Trong các cuốn “ Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Nxb
Giáo dục, 1987; “ Giáo dục học đại cương” của Phạm Viết Vượng – Đặng Vũ
Hoạt, Nxb Đại học sư phạm, 1996, phần Lý luận dạy học có hệ thống các
phương pháp giảng dạy cho HS. Các tác giả đều cho rằng: “Cùng với những
hoạt động chính khóa của nhà trường thì cần phải coi trọng các hoạt động
ngoại khóa cho học sinh. Đây là hình thức đưa các em vào thực tiễn cuộc
sống, hoạt động để từ đó tạo cho các em thói quen vốn sống thực tế và những
hành vi văn minh” [6]. Như vậy, các tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của
HĐNK trong dạy học, hoạt động này góp phần giúp các em được thực hành,
vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Trong giáo trình “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” của Lê
Văn Hồng, Nxb Đại học Sư phạm, 1997, tác giả cũng đã khẳng định vai trò tổ
chức, điều khiển của người thầy trong việc thường xuyên tổ chức hoạt động
ngoại khóa: “Người thầy giáo vừa phải giảng dạy trên lớp, đồng thời phải
biết tổ chức các nhiệm vụ khác nhau ngoài giờ học, trong đó có hoạt động
ngoại khóa cho học sinh”.
Trong cuốn “Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại”, Nxb
ĐHSP Hà Nội, 1999, tác giả Thái Duy Tuyên đã đề cập tới một số khía cạnh
của HĐNK nhằm nâng cao chất lượng bài học ở nhà trường phổ thông.
Có thể nói, các tài liệu về giáo dục học, tâm lí học và PPDH mặc dù thể
hiện qua ngôn từ và cách diễn đạt khác nhau nhưng đều có chung một nội
dung là đề cao vai trò và sự cần thiết của việc thực hiện công tác ngoại khóa
trong dạy học. Theo các tác giả, công tác ngoại khóa sẽ giúp HS được gắn bó,
gần gũi với thực tiễn hơn chứ không phải chỉ khô khan, đơn thuần qua lời
giảng của GV trong lớp học. Nghiên cứu của các tác giả còn cho thấy công

tác ngoại khóa góp phần vào sự hình thành nhân cách và phát triển toàn diện
HS trong dạy học ở trường phổ thông.
Cũng như các nhà giáo dục, các nhà giáo dục lịch sử quan tâm sâu sắc
đến vấn đề tổ chức HĐNK cho HS. Tiêu biểu như trong cuốn “Phương pháp

6


dạy học lịch sử” của các tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình
Tùng, Nguyễn Thị Côi, xuất bản năm 2002 đã khẳng định “Hoạt động ngoại
khóa đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng to lớn đối với việc dạy học lịch
sử ở trường phổ thông”. Các tác giả cũng đã đưa ra hình thức tổ chức, cách
thức tiến hành HĐNK nhằm mang lại hiệu quả DHLS cao nhất. Những hình
thức tổ chức, cách thức tiến hành HĐNK đó được đưa ra mang tầm khái quát,
lý luận chung, định hướng cho hoạt động DHLS. Trong cuốn "Phát huy tính
tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở Trung học cơ sở" của Phan
Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, xuất bản năm 1999 cũng đã đưa ra việc tiến
hành HĐNK là một trong những biện pháp để phát huy tính tích cực của HS
trong DHLS ở trường Trung học cơ sở (THCS).
Các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Phan Quang trong
cuốn " Công tác ngoại khóa thực hành môn lịch sử trường phổ thông" (NXB
Giáo dục, HN, 1968 đã nhấn mạnh ý nghĩa của HĐNK lịch sử và giới thiệu
một số hình thức ngoại khóa thực hành bộ môn lịch sử ở trường phổ thông.
Cuốn “Một số chuyên đề về phương pháp dạy học lịch sử” của Phan
Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (đồng chủ
biên) cho rằng: các hoạt động ngoại khóa như dạ hội lịch sử, xây dựng phòng
học bộ môn, phòng truyền thống của trường, trò chơi, đố vui lịch sử, triển
lãm, báo tường nhân các ngày lễ lớn tham quan di tích,“hành quân theo bước
chân người anh hùng”…các hình thức này rèn luyện kỹ năng thực hành bộ
môn, nâng cao kiến thức, tư tưởng trong học lịch sử.

Trong cuốn " Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ môn Lịch sử", Nguyễn Thị
Côi (Chủ biên), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 1995 đã viết: " Việc rèn luyện
năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa và công tác công ích xã hội sẽ góp
phần đắc lực vào thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, gắn liền nhà
trường với đời sống xã hội. Tiến hành những hoạt động này giúp chúng ta
thực hiện được mục đích của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông là giúp
học sinh hiểu rõ quá khứ, hiểu sâu sắc hiện tại và tiên đoán được tương lai và

7


hành động thực tiễn. Chính vì vậy, đây là công việc cần thiết mà học sinh
phải tham gia tích cực, giáo viên phải tổ chức thực hiện tốt" [11;189]. Như
vậy, có thể thấy để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của dạy học thì không
chỉ có tiến hành các giờ học nội khóa mà còn phải tổ chức và thực hiện tốt các
HĐNK bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ thông.
Tác giả Nguyễn Thị Côi trong cuốn "Các con đường, biện pháp nâng
cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông" xuất bản năm 2006 cũng đã
đưa việc tổ chức HĐNK là một trong những biện pháp nhằm tăng cường các
hoạt động hỗ trợ bài học trên lớp góp phần vào việc nâng cao hiệu quả DHLS
ở trường phổ thông. Tác giả đã nêu rất rõ bên cạnh việc tiến hành bài học nội
khóa - hình thức dạy học cơ bản, còn có HĐNK. HĐNK sẽ làm phong phú,
sâu sắc những kiến thức lịch sử mà HS đã thu nhận được trong giờ nội khóa;
giúp các em tìm hiểu những vấn đề về lịch sử địa phương và tiến hành công
tác công ích xã hội.
Trong cuốn “Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở trường
Trung học phổ thông” tác giả Kiều Thế Hưng nhấn mạnh: “Cần hiểu rằng
các hoạt động ngoại khóa nằm trong chương trình được quy định chứ không
phải là việc làm tùy tiện. Ngoại khóa không chỉ làm cho học sinh hiểu sâu sắc
hơn kiến thức đã học mà còn giúp vận dụng những kiến thức thu được trong

nhà trường vào cuộc sống…”. Tuy nhiên, đây là công việc đòi hỏi lòng nhiệt
tình và khả năng hoạt động sáng tạo của đông đảo GV đang quan tâm đến vấn
đề mang đặc trưng nghề nghiệp này.
Trong cuốn “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 giảng dạy và
học tập trong nhà trường phổ thông”, tác giả Nguyễn Thị Côi (chủ biên) cùng
các thầy/cô giáo bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học môn Lịch sử - khoa
Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội đã đưa ra nội dung, cách thức tổ chức hoạt
động dạy học về cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 ở trên
lớp cũng như ngoài lớp. Đồng thời, các tác giả cũng sưu tầm và cung cấp
những tư liệu, mẩu chuyện về nhân vật, sự kiện nhằm phục vụ cho hoạt động

8


dạy học của cả GV và HS.
Tác giả Phan Ngọc Liên – Nguyễn Đình Kỳ trong cuốn “Đổi mới việc
dạy học lịch sử, học sinh là trung tâm” đã đề cập đến một số khía cạnh của
HĐNK nhằm nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông.
Bên cạnh đó, tài liệu viết về nhân vật lịch sử như: Cuốn “Danh nhân
Việt Nam” của Lê Minh Quốc đề cập khái quát những nét đặc trưng, tiêu biểu
về tiểu sử, quê quán, giai thoại liên quan đến nhân vật lịch sử giúp HS có hiểu
biết sâu sắc hơn về các nhân vật lịch sử của dân tộc trong đó có Đại tướng Võ
Nguyên Giáp.
Ngoài ra,vấn đề này còn được đề cập đến nhiều trên các tạp chí Nghiên
cứu giáo dục, Nghiên cứu lịch sử…Các tạp chí này có nhiều bài viết về
HĐNK đã làm phong phú thêm những vấn đề lí luận và thực tiễn của công tác
ngoại khóa lịch sử. Trong bài viết “Một số phương hướng, biện pháp nâng
cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông” Tạp chí Giáo
dục, số 202.2008, tác giả Nguyễn Thị Côi đã khẳng định: “Tăng cường hoạt
động ngoại khóa, thực hành để hỗ trợ bài học trên lớp. Bài học nội khóa và

hoạt động ngoại khoá có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng nhau giải quyết
nhiệm vụ chung của một khóa trình hay một chương của lớp học, cấp học. Để
tiến hành hoạt động ngoại khóa, thực hành, vai trò của nhà trường rất quan
trọng, nhưng việc phát huy tính tích cực, năng lực chủ động, sáng tạo của học
sinh là điều không thể thiếu. Tuy là hoạt động ngoài lớp nhưng nội dung chủ
đề phải bám sát với nội dung chính khóa, làm phong phú sâu sắc những kiến
thức lịch sử cơ bản mà học sinh đã thu nhận được trong giờ nội khóa và tìm
hiểu lịch sử địa phương, tiến hành công tác công ích xã hội. Vì vậy, hoạt động
ngoại khóa lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc có ý nghĩa to lớn đối với học
sinh về mọi mặt, nếu tổ chức tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học
lịch sử ở trường phổ thông” [13; 39].
Trong bài " Thực hành bộ môn lịch sử" tạp chí Nghiên cứu giáo dục số
6.1994 các tác giả Trần Đức Minh - Đặng Công Lộng cho rằng "Các môn học

9


ở trường phổ thông đều cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của
một khoa học. Mà khoa học dù tự nhiên hay xã hội đều bắt nguồn từ lao động
sản xuất và đấu tranh xã hội". Đồng thời, các tác giả đã khẳng định "Lịch sử
là một khoa học gắn liền với cuộc đấu tranh xã hội và phục vụ tốt các nhiệm
vụ chính trị. Vì vậy, trong dạy lịch sử cần kết hợp học với hành thông qua các
biện pháp thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc
sống, rèn luyện những năng lực độc lập sáng tạo của học sinh". Trong DHLS
cần kết hợp “học” với “hành” thông qua các biện pháp thực hành bộ môn,
vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, rèn luyện năng lực
tư duy độc lập sáng tạo của HS.
Một số bài viết của các tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, Mác Tuyên, Tạ
Minh, Hoàng Thanh Hải ...cũng đã đề cập và tiến hành một số khía cạnh của
HĐNK nhằm nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông.

Cùng với các bài viết, nhiều luận án, luận văn, khóa luận Tốt nghiệp
cũng đã đề cập đến vấn đề này. Tiêu biểu, Luận án Phó tiến sĩ của Đặng Công
Lộng về “Nghiên cứu việc dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT”
(1996) đề cập đến vai trò, tác dụng của dạy học lịch sử địa phương ở nhà
trường THPT trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử. Khóa luận tốt
nghiệp Đại học của Đỗ Thanh Xâm “Hoạt động ngoại khóa trong dạy học
lịch sử ở trường THPT nhằm giáo dục truyền thống Điện Biên Phủ cho thế hệ
trẻ” (1994) đề cập đến các hình thức, phương pháp tổ chức HĐNK, từ đó thấy
được vai trò, ý nghĩa của HĐNK trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Khóa luận tốt nghiệp đại học của Vũ Thị Liền “Tổ chức hoạt động ngoại
khóa cho học sinh lớp 9 trường THCS Dũng Tiến nhân ngày thành lập Đảng
3-2 và ngày truyền thống quê hương mười sáu tháng giêng” (1995). Khóa
luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Lý “Tổ chức hoạt động ngoại khóa về
danh nhân văn hóa Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho học sinh lớp 11 –
THPT ở Vĩnh Bảo Hải Phòng” (2003) đã đề cập sâu hơn về cách thức tổ chức
HĐNK về một danh nhân văn văn hóa. Luận văn tốt nghiệp đại học của

10


Nguyễn Thị Thanh “Tổ chức hoạt động ngoại khóa về truyền thống công
nhân vùng mỏ cho học sinh lớp 12 THPT ở Quảng Ninh” (2004) đề cập đến
sự hình thành, phát triển của công nhân vùng mỏ, từ đó giáo dục cho các em
thấy được sự hình thành và phát triển, vai trò của giai cấp công nhân Việt
Nam cũng như truyền thống đấu tranh của Công nhân Việt Nam. Khóa luận
tốt nghiệp đại học của Phạm Thị Phương Thảo cũng đã đi sâu vào tổ chức
HĐNK về nhân vật với đề tài: “Tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời, sự
nghiệp và tình bạn của C. Mác – F. Ănghen cho học sinh lớp 10 - THPT”
(2005)…
2.3. Tài liệu viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đã có rất nhiều cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp cũng như những
đóng góp của Đại tướng của các tác giả trong nước và nước cũng như cả
những cuốn hồi ký của chính Đại tướng.
Thứ nhất, có thể kể tới các tác phẩm do chính Đại tướng viết như: Tác
phẩm “Từ nhân dân mà ra” (1964). Tác phẩm “Từ nhân dân mà ra” kể
chuyện lịch sử hình thành Quân đội Nhân dân Việt Nam mà tiền thân là Đội
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời ngày 22.12.1944 tại chiến khu
Cao Bắc Lạng; chỉ với 34 chiến sĩ đầu tiên đã đánh thắng hai trận mở màn
Phay Khắt, Nà Ngần. Tác giả kể sau trận Nà Ngần diễn ra vào rạng sáng ngày
25.12.1944: “Trận đánh kết thúc trong vòng dăm phút. Toàn bộ binh lính
địch đầu hàng. Về phía ta, đồng chí Bê bị thương ở ngón tay vì viên đạn của
tên quản. Bộ đội nhanh chóng thu thập súng đạn, tài liệu, phát truyền đơn và
dán biểu ngữ. Tù binh được tập hợp lại giữa sân. Chị Loan, chị Cầm và chị
Thanh giải thích cho họ bằng tiếng Thổ. Họ rất ngạc nhiên khi thấy hai nữ
chiến sĩ vai mang súng, lưng đeo đạn, nói năng rất lưu loát, phân tích cho họ
về tình hình trong nước và nghĩa vụ của những người dân, kêu gọi toàn thể
binh sĩ quay súng lại giết giặc”. Tiếp theo là tác phẩm “Điện Biên Phủ- Điểm
hẹn lịch sử” (1964). Đây là cuốn hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về
những năm tháng lãnh đạo quân dân từng bước đánh bại cuộc chiến tranh xâm

11


lược của thực dân Pháp với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Tác phẩm
thể hiện rõ nét những nội dung cơ bản tư tưởng quân sự, nổi bật lên là tính
nhân văn và tư tưởng hòa bình. Ngoài ra còn có tác phẩm “Chiến đấu trong
vòng vây” (1995) là những ghi chép theo lời kể của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1950 tức là những năm đầu tiên của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chúng ta thường nhắc đến chiến
thắng Điện Biên Phủ khi nói về cuộc kháng chiến chống Pháp. Thực ra chiến

thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao, là kết quả cuộc 1 đường lối chiến tranh hợp
lí lâu dài mà lãnh đạo nó, không ai khác là Hồ Chủ tịch và người học trò xuất
sắc của Người - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. "Chiến đấu trong vòng vây" mô
tả lại những năm tháng chuẩn bị cho chiến thắng rực rỡ sau này. Một tác
phẩm không thể không nhắc tới đó là “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn
thắng” (2001)- Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy mùa Xuân 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc ta như một mốc son chói lọi.
Với thắng lợi vĩ đại ấy, quân và dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm
lược của đế quốc Mỹ: kết thúc cuộc kháng chiến 30 năm thắng hai "đế quốc
to", giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, thống nhất nước nhà. Đây là cuộc
kháng chiến lâu dài nhất, quyết liệt nhất. oanh liệt nhất trong lịch sử chống
ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi ấy đã chấm dứt ách thống trị của
thực dân - đế quốc hơn 100 năm trên đất nước ta. Tổ quốc Việt Nam bước vào
kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã
hội.Thắng lợi lịch sử ấy bắt nguồn từ đường lối cách mạng, đường lối kháng
chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ tinh thần
đoàn kết chiến đấu anh dũng bất khuất của toàn dân, toàn quân, gắn liền với
sự lãnh đạo và điều hành trực tiếp của Bộ thống soái tối cao: Bộ Chính trị,
Quân uỷ Trung ương: Bộ Tổng tư lệnh trong quá trình kháng chiến.
Một tác phẩm cũng rất quan trọng đó là Tác phẩm “ Võ Nguyên Giáp.
Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại”, Võ Nguyên Giáp, NXB Quân đội nhân dân,
2004. Đây là tác phẩm tập hợp những tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên

12


Giáp viết về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Còn rất nhiều tác phẩm khác
nữa do chính Đại tướng viết, nhưng trong khuôn khổ của luận văn chỉ có thể
nêu trên đây những tác phẩm tiêu biểu nhất có thể sử dụng cho hoạt động
ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bởi qua

các tác phẩm này chúng ta có thể hiểu thêm, sâu sắc hơn về cuộc đời, sự
nghiệp,những cống hiến của Đại tướng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, các tác phẩm do các tác giả trong và ngoài nước viết về Đại
tướng như: Tác phẩm “ Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ ” – Hồng Cư,
Đặng Bích Hà, NXB Thanh Niên, 2009.Tác phẩm đã phác họa chân dung Đại
tướng Võ Nguyên Giáp thời còn trẻ (1911) dựa vào những tư liệu lịch sử,
những kỉ vật, những bức thư của gia đình.
“Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh” là tác phẩm của
Đại tá Trần Trọng Trung, từng công tác ở Tổng hành dinh ngay từ ngày đầu
thành lập cơ quan tham mưu chiến lược, sau này trở thành nhà nghiên cứu có
uy tín của Viện Khoa học quân sự - Bộ Quốc phòng. Với tư cách là một nhà
nghiên cứu am tường lịch sử chiến tranh cách mạng và là người trong cuộc,
bằng những tư liệu lịch sử chân thực của cả phía ta và phía đối phương, từ
thực tế xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta trong cuộc kháng
chiến lần thứ nhất, tác giả trình bày quá trình Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ
Nguyên Giáp, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, chỉ huy toàn quân đánh
thắng đội quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp.
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các
chính ủy” do Vũ Trọng Đại làm chủ biên và viết lời dẫn nhập. Đây là một
cuốn sách ảnh tập hợp 100 sự kiện tiêu biểu nhất về cuộc đời và sự nghiệp của
Đại tướng. Mỗi sự kiện được diễn giải và khắc họa hết sức ngắn gọn, giản dị,
gần gũi để độc giả có thể nắm bắt đầy đủ, tổng quát về toàn bộ hoạt động
quân sự, chính trị cũng như cuộc đời riêng của ông.
“Võ Nguyên Giáp” (nguyên bản tiếng Pháp là Giap) của tác giả người
Pháp Georges Boudarel được giới sử học Pháp đánh giá là một trong những

13


cuốn sách giá trị nhất viết về Võ Nguyên Giáp. Tuy là người nước ngoài

nhưng Boudarel sử dụng tiếng Việt khá thành thạo. Nhờ đó, ông đã tham khảo
rất nhiều nguồn tư liệu chính thống của Việt Nam song song với các tài liệu
nước ngoài trước khi khắc họa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ khi
còn là một cậu bé cho đến khi trở thành vị tướng lĩnh của quân đội Việt Nam.
Tạp chí Time của Mỹ hồi năm 1968 đã cho đăng tải một bài viết sâu sắc
về nhà quân sự Việt Nam kiệt xuất mang tên Võ Nguyên Giáp, lấy tên bài là:
North Vietnam: The Red Napeleon, cùng bức ảnh chân dung Đại tướng lên
trang bìa.
Trong Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ xuất bản năm
1993 còn đặc biệt nhắc tới nghề thầy giáo cao quý của vị Đại tướng đầu tiên
trong lịch sử Việt Nam. “Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến
thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao...
Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp
đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải
khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo
dạy sử”.
“Võ Nguyên Giáp – Chiến thắng bằng mọi giá” do tác giả người Mỹ
Cecil B. Currey viết sau khi trở lại Việt Nam và được gặp gỡ Đại tướng Võ
Nguyên Giáp năm 1997. Sách dựa trên nhiều nguồn tư liệu của quân đội Việt
Nam và các tình báo nước ngoài đã từng tiếp xúc với các cán bộ cao cấp của
quân đội ta. Cuốn sách này từng bị nhiều nhà xuất bản ở Pháp từ chối xuất
bản vì lý do sách có những chi tiết ca ngợi quân đội Việt Nam và Đại tướng
Võ Nguyên Giáp trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Cuốn sách đã
viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với những dòng đầy ngưỡng mộ: “Tướng
Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ
thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính. Dù mới đầu
trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế quốc
Nhật Bản, quân đội Pháp (một đế chế thực dân số 2) và quân đội Mỹ (một

14



trong hai siêu cường thế giới)... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất
về chiến tranh nhân dân... là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại”.
Trong cuốn Những vị tướng lừng danh, Ducan Townson khẳng định:
“Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới, từ thời
Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov,
Jukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật
chiến tranh”.
G.Bonnet, trong Từ điển bách khoa toàn thư Pháp, cũng đã viết: “Là
người tổ chức quân đội nhân dân, ông Giáp đã thực hiện được một sự tổng
hợp độc đáo các học thuyết quân sự mácxít kết hợp nhuần nhuyễn với truyền
thống chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng khôn khéo vào những điều kiện
của một quốc gia có đất đai tương đối hẹp”.
Thứ ba, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, luận văn, khóa luận
về HĐNK, nhưng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu HĐNK về nhân vật nói chung
và về Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng còn rất ít, mới chỉ có một vài luận
văn, khóa luận đề cập đến vấn đề này.
Có thể kể đến khóa luận tốt nghiệp của Ngô Thị Xuân với đề tài: Xây
dựng và sử dụng chuyên đề ngoại khóa về nhân vật trong dạy học lịch sử ở
trường THPT vận dụng qua phần lịch sử Việt Nam từ 1945 – 1954 lớp 12 –
THPT – Chương trình chuẩn” (2014), đã đề cập đến việc tổ chức HĐNK về
nhân vật lịch sử trong giai đoạn 1945 – 1954 trong đó có nhân vật Đại tướng
Võ Nguyên Giáp.
Trong Luận văn“Tổ chức hoạt động ngoại khóa về Đại tướng Võ
Nguyên Giáp cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” (2014)
của Vũ Thị Tỉnh cũng đã đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể về hình thức,
cách tiến hành các HĐNK về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dạy học lịch
sử ở trường phổ thông.
Như vậy, có thể nói các công trình nghiên cứu cũng như các sách

chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước đều đã khẳng định vai trò, ý

15


nghĩa to lớn của việc tổ chức HĐNK trong DHLS ở trường phổ thông. Tuy
nhiên, việc đúc kết thành các biện pháp sư phạm cụ thể để tổ chức các HĐNK
trong DHLS, đặc biệt là HĐNK về các nhân vật lịch sử chưa có nhiều công
trình đề cập cụ thể. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu đã nêu trên, nhất là
công trình của các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu lịch sử mới chỉ đề cập
đến về mặt lý luận mang tầm khái quát chứ chưa đề cập cụ thể, chi tiết về
hình thức, biện pháp để tổ chức các HĐNK về các nhân vật. Song đây là
những gợi ý quý báu để chúng tôi tập trung nghiên cứu và triển khai đề tài
“Tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp trong dạy học Lịch sử ở trường THPT".
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: của đề tài là tổ chức HĐNK về nhân vật lịch
sử trong DHLS ở trường THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: do điều kiện thời gian đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu việc tổ chức HĐNK về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp cho HS trong DHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn của việc tổ chức HĐNK trong
DHLS nói chung, ngoại khóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng, đề tài
tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức HĐNK, đặc biệt về
Đại tướng Võ Nguyên Giáp để từ đó đề xuất các hình thức, phương pháp tổ
chức HĐNK về nhân vật lịch sử cho HS trong DHLS ở trường THPT.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề thông qua các nguồn tài liệu Giáo
dục học, Tâm lí học, PPDH lịch sử và những vấn đề khác có liên quan.
- Khảo sát thực trạng việc tổ chức HĐNK trong DHLS ở trường THPT nói
chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng.

16


- Tìm hiểu nội dung phần lịch sử Việt Nam 1919 - 1975
- Đề xuất các hình thức, phương pháp tổ chức HĐNK về cuộc đời, sự
nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho HS trong DHLS ở trường THPT,
góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT.
- Thực nghiệm sư phạm qua tổ chức HĐNK về cuộc đời và sự nghiệp
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại một trường THPT ở Hải Phòng.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận: của đề tài dựa trên quan điểm, nhận thức của
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, Nhà
nước ta về công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Đồng thời, đề tài dựa vào quan
điểm lí luận dạy học của Giáo dục học, Tâm lí học, Lí luận và PPDH môn lịch
sử của các nhà giáo dục nói chung, các nhà giáo dục lịch sử nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc nghiên cứu khoa học nói
chung, do nội dung và tính chất của đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu các
phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục sau:
- Nghiên cứu lí luận thông qua các tài liệu tâm lí, giáo dục học, giáo dục
lịch sử về tổ chức HĐNK trong DHLS ở trường phổ thông.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình, SGK lịch sử ở trường THPT.
- Điều tra thực tiễn về việc tổ chức HĐNK trong DHLS ở trường THPT
qua phát phiếu điều tra; lấy ý kiến GV, HS; quan sát... đề xuất các hình thức,
phương pháp tổ chức HĐNK, đặc biệt là HĐNK về cuộc đời, sự nghiệp của

Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Tiến hành tổ chức một buổi ngoại khóa ở một trường THPT thuộc
thành phố Hải Phòng.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức thực hiện tốt HĐNK về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp trong DHLS phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường thì sẽ
góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT.

17


7. Ý nghĩa của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận dạy học
bộ môn về tổ chức HĐNK nói chung và tổ chức HĐNK về danh nhân lịch sử
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng. Hoàn thành đề tài này cũng sẽ giúp
chúng tôi nâng cao trình độ về lí luận dạy học, đặc biệt là tổ chức các HĐNK
về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho HS trong DHLS ở
trường THPT.
7.2.Ý nghĩa thực tiễn
Khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức HĐNK cho HS trong DHLS
ở trường THPT. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích
giúp GV vận dụng vào quá trình DHLS ở trường THPT, góp phần nâng cao
chất lượng DHLS. Đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên, học
viên cao học, nghiên cứu sinh và các đồng nghiệp chuyên ngành Lí luận và
PPDH lịch sử.
8. Đóng góp của luận văn
- Tiếp tục khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức HĐNK trong
DHLS ở trường THPT nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp nói riêng.
- Cung cấp thêm các số liệu điều tra, khảo sát về thực trạng tổ chức

HĐNK trong DHLS ở trường THPT nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng.
- Đề xuất các hình thức, phương pháp tổ chức HĐNK về cuộc đời, sự
nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho HS trong DHLS ở trường THPT.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
gồm 2 chương nội dung:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động ngoại
khóa về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dạy học
lịch sử ở trường THPT.

18


Chương 2. Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa về
cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho HS trong DHLS ở
trường THPT.

19


×