Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng hàn (so sánh với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

JEONG MU YOUNG

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh-2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

JEONG MU YOUNG

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. DƯ NGỌC NGÂN


Thành phố Hồ Chí Minh-2008


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
và sự động viên từ các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè.
Lần đầu tiên đến trường Đại học Sư phạm TP.HCM, tơi nói tiếng Việt rất kém.
Tơi tiếp tục học lên cao học sau khi tốt nghiệp cử nhân Tiếng Việt tại trường Đại
học Sư phạm. Thật sự, khi tôi bắt đầu q trình học cao học, tơi đã gặp rất nhiều
khó khăn trong việc học vì khơng hiểu được bài giảng. Tuy nhiên, tôi đã không
ngừng cố gắng và chú tâm vào tất cả các bài giảng trên lớp của các thầy cô. Theo
thời gian, năng lực tiếng Việt của tơi cũng ngày càng được nâng cao.
Vì năng lực tiếng Việt của tơi cịn kém nên các thầy cơ cũng đã gặp rất nhiều
khó khăn và vất vả trong việc giảng dạy cho tôi. Tôi đã rất nỗ lực và cố gắng kết
thúc quá trình học cao học bằng luận văn thạc sĩ.
Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu Khoa Ngữ văn, Phòng
Sau Đại học trường Đại học Sư phạm, TP.HCM.
Tơi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô Khoa Ngữ văn
- những người đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong những năm học đại học và
cao học, những người đã truyền đạt kiến thức và luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện
để giúp tơi có thể hồn thành được chương trình học và luận văn.
Tơi thành thật biết ơn PGS.TS. Dư Ngọc Ngân, cơ đã tận tình hướng dẫn tơi
chọn hướng nghiên cứu và hồn thành luận văn cao học.
Jeong Mu Young


MỤC LỤC
Lời cảm ơn …………………………………………………………………….1
Mục lục ………………………………………………………………………...2


MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………..4
0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu…………………………………4
0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….5
0.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………….5
0.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..15
0.5. Cấu trúc của luận văn……………………………………………………...16

NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ Ý NGHĨA
THỜI GIAN ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP TIẾNG HÀN
1.1. Những cơ sở lý thuyết……………………………………………………..18
1.1.1. Vấn đề chung…………………………………………………………….18
1.1.2. Ý nghĩa “Thời (time)” và các khái niệm có liên quan..............................19
1.1.2.1. Ý nghĩa “Thời (time)” .......................................................................19
1.1.2.2. Khái niệm “Thì (tense)”………………………………………….....21
1.1.2.3. Khái niệm “Thể (aspect)”…………………………………………..23
1.1.3. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian…………………………....24
1.1.3.1. Biểu hiện bằng phương tiện hình thái học……………………..........24
1.1.3.2. Biểu hiện bằng phương tiện từ vựng – ngữ pháp…………………...26
1.2. Tổng quan về ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn…………………………..28


Chương 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG
TIẾNG HÀN (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
2.1. Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn…………………54
2.1.1. Dùng phương tiện hình thái học………………………………………....54
2.1.1.1. Biểu hiện phạm trù “Thì”…………………………………………...56
2.1.1.2. Biểu hiện phạm trù “Thể”…………………………………………..93
2.1.2. Dùng phương tiện từ vựng - ngữ pháp…………………………………..108
2.2. So sánh phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và trong

tiếng Việt……………………………………………………………………….111

KẾT LUẬN……………………………………………………………………………..118
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………..127
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………….130


MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Thời gian là phạm trù phổ quát của ngôn ngữ học. Ngơn ngữ nào cũng có
những phương tiện biểu thị ý nghĩa thời gian. Tuy nhiên những phương tiện biểu
thị thời gian trong các ngơn ngữ có thể khác nhau. Cách biểu thị ý nghĩa thời gian
thể hiện đặc điểm loại hình của ngơn ngữ.
Những yếu tố biểu thị thời gian xuất hiện rất phổ biến trong câu nói hàng
ngày của người Hàn và người Việt. Thơng qua đó, người ta có thể thấy đặc điểm
tri nhận, đặc điểm tâm lý của hai dân tộc Hàn Quốc và Việt Nam. Ngôn ngữ
không chỉ là công cụ giao tiếp mà cịn có chức năng liên kết chặt chẽ với chính
cách thức mà trong đó con người suy nghĩ và hiểu về thế giới, vì ở mỗi người đều
có sự liên kết giữa tư duy và ngôn ngữ.
Ngôn ngữ càng phát triển, sự giao tiếp càng mở rộng thì các yếu tố biểu đạt
thời gian được sử dụng càng nhiều, càng đa dạng. Biết diễn đạt đúng những yếu
tố thời gian là một trong những yêu cầu trong chuẩn mực ngôn ngữ, vốn là vấn đề
đang được đặt ra đối với tiếng Hàn hiện nay. Với tư cách là một phạm trù ngữ
nghĩa, ngữ pháp của ngôn ngữ, thời gian trong tiếng Hàn đã được nhiều người
quan tâm nghiên cứu.
Tìm hiểu ngơn ngữ và văn hóa Hàn là một nhu cầu ngày một tăng không chỉ
đối với những người Hàn. Số lượng các đơn vị biểu thị thời gian khá lớn và cách
biểu thị thời gian trong tiếng Hàn đa dạng.Vì vậy, người Hàn cũng như người
Việt học tiếng Hàn cần có sự hiểu biết về cách biểu thị ý nghĩa thời gian trong
tiếng Hàn, đây là một yêu cầu không thể thìếu trong việc bồi dưỡng năng lực giao



tiếp của người nói, đặc biệt là những người học tiếng Hàn với tư cách ngôn ngữ
thứ hai. Hiện nay, quan hệ tiếp xúc, giao lưu văn hố, ngơn ngữ giữa hai đất nước
Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển. Việc tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ
của nhau cũng góp phần thúc đẩy mối quan hệ này.
Vì những lý do trên, luận văn này sẽ đi vào tìm hiểu phương thức biểu hiện ý
nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so sánh với tiếng Việt). Đề tài này có ý nghĩa về
mặt lý luận và thực tiễn.
- Về lý luận: Việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm rõ đặc điểm loại hình
của tiếng Hàn và tiếng Việt; các phương thức, phương tiện biểu hiện ý nghĩa thời
gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
- Về thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể được vận dụng vào việc giảng
dạy tiếng Hàn cho người Việt và tiếng Việt cho người Hàn.

0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về các phương thức chủ yếu biểu hiện ý nghĩa thời
gian trong tiếng Hàn. Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt
được nghiên cứu với tư cách là đối tượng so sánh với tiếng Hàn. Qua đó luận văn
muốn tìm thấy những phương tiện biểu hiện thời gian đặc thù của hai ngôn ngữ.

0.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
0.3.1. Các quan điểm nghiên cứu thì và thể trong tiếng Hàn
Trong các cơng trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Hàn, thì là vấn đề được sự
quan tâm của giới nghiên cứu Hàn ngữ học. Hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Hàn
đều có nói đến ý nghĩa thì (thời) trong tiếng Hàn. Các ý kiến này có thể được tóm
tắt trong một số quan điểm mà chúng tơi sẽ trình bày sau đây.


Theo tiếng Hàn, trong vị từ (hoặc ngữ vị từ ) làm thành phần câu, có chia

được một thành phần thân từ có ý nghĩa từ vựng và một thành phần vĩ tố kết thúc
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Trong tiếng Hàn, vị từ có thành phần vĩ tố kết thúc câu
tạo nên phạm trù ngữ pháp.
Trong tiếng Hàn, có hai quan điểm cho rằng tiếng Hàn khơng tồn tại phạm trù
thì và quan điểm cho rằng tiếng Hàn tồn tại phạm trù thì. Theo quan điểm sau, lại
có hai ý kiến khác nhau:
- Tiếng Hàn có 3 thì: quá khứ, hiện tại, tương lai
- Tiếng Hàn chỉ có 2 thì: quá khứ và phi quá khứ
Sau thế kỷ 19, một số nhà truyền giáo châu Âu bắt đầu viết ngữ pháp tiếng
Hàn. Các sách ngữ pháp tiếng Hàn này cũng có nghiên cứu về thời gian nhưng
những người truyền giáo viết theo tiếng châu Âu nên không thể nói được chính
xác về thời gian được biểu hiện như thế nào trong tiếng Hàn.
Ngữ pháp cổ điển châu Âu chia thời gian thành quá khứ, hiện tại và tương lai
và tương ứng là ba thì: thì quá khứ, thì hiện tại và thì tương lai. Việc diễn đạt thời
gian bằng phạm trù “thì “ trong các ngơn ngữ châu Âu là một điều hiển nhiên và
các ý nghĩa thời gian được ngữ pháp hóa (grammaticalized) thành những qui tắc
hình thái học bắt buộc. Thì và thể được xem là những phạm trù ngữ pháp gắn liền
với động từ, biểu hiện mối quan hệ thời gian của các hành động, biến cố hay
trạng thái của các sự kiện được nói tới. Sau đây, luận văn tìm hiểu những nhà ngữ
pháp học châu Âu nghiên cứu về thời gian trong tiếng Hàn như thế nào.
Theo tác giả Ridel trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1881), cách biểu hiện thời
gian trong tiếng Hàn chỉ là sự lắp ráp theo tiếng Pháp. Nhưng Underwood (1890),
Gale (1890), Eckardt (1923) thì trình bày rõ hơn về ngữ pháp thời gian trong


tiếng Hàn.
Theo tác giả H.G. Underwood trong cơng trình “Ngữ pháp Hàn-Anh”(1890),
thời gian là hiện tượng ngữ pháp đặt cơ sở cho hệ thống ngữ pháp tiếng Hàn. Lúc
đầu, ông Underwood cho rằng đối với tiếng Hàn, dựa vào vĩ tố kết thúc câu
(termination) có thể chia làm thức biểu thị (indicative mood) và thức ý nguyện

(volitive mood). Theo ông Underwood, thức biểu thị là “động từ quyết định có
biểu hiện hoạt động (action) và tĩnh trạng (static), hỏi về hiện thực (fact) hoặc nói
về hiện thực (fact)”. Theo ơng Uderwood, phạm trù thức làm cơ sở trong tiếng
Hàn. Hệ thống thì của ơng Underwood có gốc là thức, thì xuất phát từ thức. Hệ
thống thì bao gồm thì đơn (simple tense) và thì phức (compound tense), trừ phụ
tố sau (retrostective) ‘-더-’ thành lập 4 loại thì: hiện tại(아오), quá khứ(알앗소),
tương lai (알겟소), dĩ thành tương lai (알앗겟소); thêm phụ tố trước (retrostective)
biểu thị thì: ‘-더-’ tiếp diễn(알더이다), quá khứ rất xa (알앗더이다), tương lai tiếp
tục(알겟더이다), tương lai khả năng(알앗겟더이다).
Sau đây là bảng tóm tắt về thì và thức của H.G. Underwood trong cơng trình
“Ngữ pháp Hàn-Anh”(1890)
Vĩ tố kết thúc câu (termination)

Thức biểu thị (indicative mood)

Thức ý nguyện (volitive mood)

Hiện thực (fact)

Hoạt động (action)

Tĩnh trạng (static)


Thì đơn (simple tense)

Thì phức (compound tense)

Thì đơn (simple tense)


Thì phức (compound tense)

Khơng có ‘-더-’

Có ‘-더-’

Hiện tại

아오

Tiếp diễn

알더이다

Q khứ

알앗소

Q khứ rất xa

알앗더이다

Tương lai

알겟소

Tương lai tiếp tục

알겟더이다


Dĩ thành tương lai

알앗겟소

Tương lai khả năng

알앗겟더이다

Các định từ

아는, 안, 알,

Thức biểu thị (indicative mood): có quá

알앗실, 알던

khứ, hiện tại, có liên quan đến tương lai
tiếp diễn.

Theo tác giả J.S. Gale, trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1894), cuối câu có biểu
hiện thức. ‘하느니라,합넨다’ là thức trần thuật lệ thuộc(independent indicative),
dùng để giải thích ý nghĩa sự việc thường và phổ quát. Theo ông Gale, ‘-더-’ là
outside verbal form và theo ông Gale thức biểu thị (indicative mood) là giữa quá
khứ và hiện tại, theo ông Underwood thức biểu thị (indicative mood) là thì phức
(complex tense).
Tác giả P.A. Eckardt trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1923) có phân biệt ‘thì
nguồn gốc /본시/Hauptzeit’ và ‘thì phụ/부속시 /Nebenzeit’ hiện tại, dĩ thành/ hoàn
chỉnh(1), dĩ thành/hoàn chỉnh(2), tương lai(1),tương lai(2), tương lai(3).



Tác giả A.A.Xolodovich trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1937)là người đầu tiên
nghiên cứu về thể ngữ pháp của tiếng Hàn.
Tác giả G.J.Ramstedt trong “Ngữ pháp tiếng Hàn”(1928) là người đầu tiên
chứng minh nguồn gốc tiếng Hàn là Ural-Altaic. Động từ hình thức biến hình(an
inflectional form verb) được chia ba loại (verba finta / 정동사), (converba /
부동사), vị danh từ (verbal noun / 동명사). Trong đó (verba finta) được chia thành

biểu thị (indicative), ý nguyện (volitive); cách chia này chịu ảnh hưởng của ông
Underwood.
Khẳng định (affirmative) được chia thành: tuyên bố (declarative), ngược
(regressive), hữu đích (indecisive). Ramstedt nghiên cứu nguồn gốc “-었-, -었었- ”
là theo lịch sử (converba) “–어 +있다” và nghiên cứu nguồn gốc “-겠-, -겠었-, 었겠- ” là theo lịch sử (converba) “-겠+있다”. Quan hệ tương liên (correlation) của

thì tuyên bố (declarative), ngược (regressive) theo tác giả Ramstedt có thể hình
dung như sau:
Tuyên bố (declarative)
Hiện tại
Present

보다

Dĩ thành
Perfect

보았다

Tương lai
Future

보겠다


Tuyên bố (regressive) (+tình thái)
he sees

Hiện tại
Present

보더

he saw

Dĩ thành
Perfect

보았더

he will see

Tương lai
보겠더
Future

he sees there
he saw then
he will see then

Theo ơng Ramstedt, thì là cơ sở để tạo thức.
0.3.1.1. Quan điểm cho rằng tiếng Hàn khơng tồn tại phạm trù thì
Sau năm 1970 có một số cơng trình nghiên cứu về thì, thể, thức, phạm trù



tình thái trong tiếng Hàn. Các cơng trình này đã đưa ra được các khái niệm về thì
(tense), thể (aspect), thức (mood).
Nhà nghiên cứu Nagisim (1972) lần đầu tiên có ý kiến là trong tiếng Hàn
khơng có thì nhưng chỉ có thể. Theo ngữ pháp truyền thống tiếng Hàn, vĩ tố kết
thúc câu ‘-었-’ là hình thái biểu thị quá khứ (thể dĩ thành/perfect aspect), vĩ tố kết
thúc câu ‘ -었었-’ là quá khứ (thể kiểm định/control aspect), hai hình vị đó cũng
biểu thị thể, vĩ tố kết thúc câu ‘-ㄴ다/-는다’ là động từ(hình vị đơn). ‘-겠-’, ‘ -더- ’,
là thức ‘-었-’ là dĩ thành.

0.3.1.2. Quan điểm cho rằng tiếng Hàn tồn tại phạm trù thì
a. Tiếng Hàn có ba thì: quá khứ, hiện tại, tương lai
Nhà nghiên cứu Jusikyoung trong cơng trình “Ngữ pháp tiếng Hàn”(1910) là
người đầu tiên nghiên cứu về thì tiếng Hàn. Ơng xác định 3 thì 이때(현재/hiện tại/
present), 간때(과거/q khứ/perfect), 올때(미래/tương lai/future) và ngồi ra cịn
có 잇기(연결형/liên kết/conjunction), 끗기(종결형/hồn thành/completive). Theo
ơng, tương lai ‘-겠-’ là ý nghĩa tình thái phi hiện thực (modality).
Nhà nghiên cứu Parkseongbin trong cơng trình“Học tiếng JOSEON”(1935) xác
định 3 thì - thể là “thì thể hiện tại/현재시상/現在時相, thì - thể quá khứ /과거시상/
過去時相, thì - thể tương lai/미래시상/未來時相”.

Đồng thời ơng cũng bắt đầu nghiên cứu khái niệm về thể và tình thái(modality).
Nhà nghiên cứu Kimseongduk (1974) và nhà nghiên cứu Seojeongsu (1976)


cho là trong tiếng Hàn có thì và thể.
Nhà nghiên cứu Sonhomin (1975) xác định những hình thái có liên quan thì,
khái niệm thì và tình thái.
Nhà nghiên cứu Nodeakyu (1978, 1979) có ý kiến thì là phạm trù trực chỉ
(deictic category).


b. Tiếng Hàn chỉ có hai thì: q khứ và phi quá khứ
Một số học giả tiếng Hàn nói rằng trong tiếng Hàn có tồn tại hai thì (q khứ
và phi quá khứ tức là hiện tại). Nhà nghiên cứu Najinseok (1964,1965) có bàn về
phạm trù hai thì: “이적/ijЭk/(q khứ)”, “지난적/jinanjЭk/(quá khứ)”.
Nhà nghiên cứu Kimseokduk (1974) xác định khái niệm thì quá khứ và thì
phi quá khứ.
Nhà nghiên cứu Seojeongsu xác định và trình bày cụ thể hơn khái niệm thì
q khứ và phi q khứ.
Choihyunbae trong cơng trình “Tiếng Hàn”(1937) lần đầu tiên nghiên cứu
và phân tích các thì cụ thể trong tiếng Hàn. Theo ơng hình vị “-더-” biểu thị thì và
động từ, tính từ, hệ từ (copula) chia được theo thì. Ơng có nhận xét là vĩ tố kết
thúc câu đặt sau động từ “-겠-” là hình thức chia phạm trù thời gian, khả năng, số
lượng phỏng đốn” nhưng chưa phân tích ý nghĩa chính xác của chúng, tuy nhiên
ơng có đề cập đến chuẩn đặc trưng về tình thái (modality).
Nhà nghiên cứu Leejongchel (1964) theo quan niệm thì được thể hiện trong vĩ
tố và thì có quan hệ với thể và thức. Najinseok (1964,1965,1972) thì dựa vào thì
để chia thể, thức 때매김.


Trong lịch sử nghiên cứu, có ba quan điểm chủ yếu về yếu tố biểu hiện thì của
tiếng Hàn: (1) coi đó là vĩ tố kết thúc câu “- 었었-” (quá khứ), “-ㄴ-”(hiện tại), 겠-”(tương lai); (2) coi chúng là hình vị (morpheme) thêm vào sau động từ “었었-/- 었1-/-었2-” (quá khứ), hình vị zero (hiện tại); và (3) chúng là một từ “었었”

(quá khứ), “ㄴ”(hiện tại),

“겠”(tương lai).

Luận văn này theo quan điểm cho trong tiếng Hàn có 2 thì: quá khứ với hình
vị “- 었-” “-었었-” và phi quá khứ (tức là hiện tại) với hình vị zero và xem những
hình vị này là vĩ tố kết thúc câu.

0.3.2. Các quan điểm nghiên cứu thì và thể trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, ý kiến về thì (thời) cịn những quan điểm khác nhau. Thời
gian là sự biểu hiện quá trình tồn tại và diễn biến của hành động, tính chất, trạng
thái của sự vật, hiện tượng trong một không gian nhất định. Mỗi hành động, tính
chất và trạng thái đều mang tính q trình. Khảo sát thời tức là ta khảo sát quá
trình ấy.
Tác giả Cao Xuân Hạo đã khẳng định “thời gian chỉ thời điểm của trạng thái
hay hoạt động do động từ biểu thị”. Động từ, tính từ- hay gọi chung là vị từ - khi
đảm nhận chức năng thông báo nội dung của sự thể đều bao hàm nghĩa thời gian,
tức là phải đặt trong một ngữ cảnh, một “ khung” nhất định.
Tương tự, khi khảo sát về phạm trù thời gian tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu
Châu nhấn mạnh “phạm trù thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, thể hiện quan
hệ của hoạt động mà nó biểu thị, so với thời điểm nói” Thời điểm nói mà tác giả
đề cập là mốc thời gian để xác định miền thời gian cho mọi hoạt động, trạng thái


và tính chất. Mỗi một miền như vậy tương đương với một thời. Hoạt động, trạng
thái, tính chất xảy ra trước thời điểm nói thì thuộc thời q khứ. Hoạt động, trạng
thái , tính chất tồn tại ở ngay thời điểm nói gọi là thời hiện tại. Cịn hoạt động,
trạng thái, tính chất diễn biến sau thời điểm nói thì đó là thời tương lai.
Việc chia các miền thời gian là việc làm phổ biến của tất cả các ngôn ngữ
chứ không chỉ đối với tiếng Việt. Tiếng Việt, một ngơn ngữ khơng có hình thức
ngữ pháp của động từ thì việc chia miền và xác định tiêu điểm, thời điểm nói là
việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Tác giả Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh “phạm
trù thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, thể hiện quan hệ của hoạt động mà nó
biểu thị, so với thời điểm nói.”

0.3.2.1 Quan điểm cho rằng tiếng Việt tồn tại phạm trù thì
Các tác giả theo quan điểm này cho rằng tiếng Việt có 3 thì : q khứ, hiện
tại, tương lai.

Nhà nghiên cứu Alexandre De Rhodes (1651) có lẽ là người đầu tiên nói đến
vấn đề ngữ pháp thời gian trong tiếng Việt. Ông cho rằng tiếng Việt có ba thì (q
khứ, hiện tại, tương lai). Thì được nhận biết bằng cách thêm vào một vài một vài
phụ từ. Thì hiện tại khơng cần thiết thêm một phụ từ nào, nhưng đơi khi cũng có,
ví dụ như: “ Tơi có việc bây giờ ”. Q khứ thì chia ba thì như thì q khứ chưa
hồn thành, thì q khứ hoàn thành (được biểu hiện bằng đã, đã về, đã nói v.v...)
và thì tiền q khứ. Thì tương lai được biểu thị bằng “tiểu từ” sẽ.
Nhà nghiên cứu Trương Vĩnh Ký trong “Ngữ pháp tiếng Việt (1883)” cũng
cho rằng thời gian trong tiếng Việt được biểu thị bằng các hư từ (đã, đang, sẽ).
Tiếng Việt dùng hư từ đã (thì quá khứ), đang (thì hiện tại), sẽ (thì tương lai).


Ngồi ra tiếng Việt cũng có các thì chưa hồn thành, thì q khứ hồn thành sớm.
Nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm và Bùi Kỷ cho rằng
tiếng Việt có ba thời là hiện tại, quá khứ và tương lai, mỗi thời gắn với hai giá trị
thể đối lập nhau hoàn thành và chưa hoàn thành (đã, đã ....rồi, đã....xong, xong).
Nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh(1952) cho rằng tiếng Việt có ba thời (thời quá
khứ, thời hiện tại, thời tương lai), thể hiện qua các ngữ tố đã, đang, sẽ, rồi,
vẫn ..v.v.. Theo ông, ngữ tố “đã” dùng để chỉ sự tình ở thời vị lai và “đang” khơng
chỉ ý nghĩa hiện tại.
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963) thì cho rằng “đã, đã rồi” chỉ
sự việc trong quá khứ khi chúng hành chức như những phó từ chỉ thời điểm.
Theo Lê Văn Lý (1972), tiếng Việt có hai hạng mục thì và thể với ngữ vị chỉ
thời gian (đương, đang), ngữ vị chỉ quá khứ (đã, rồi), ngữ vị chỉ tương lai gần hay
tương lai xa (sắp, sẽ).
Hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1998) trong “Thành
phần câu tiếng Việt” đã hệ thống hóa ý nghĩa thời và thể trong tiếng Việt theo
cách phân chia thời tương lai và cả thời phi tương lai.
Thời tương lai với các giá trị thể đối lập: thời tương lai hoàn thành (sắp),
thời tương lai phi hoàn thành (sẽ).

Thời phi tương lai các giá trị thể đối lập: quá khứ chung (đã), quá khứ xa
(từng), quá khứ gần (vừa, mới); thời phi tương lai phi hoàn thành gồm thông lệ
(zero), tiếp diễn(đang), phi tiếp diễn (chưa). Phụ từ “đã” biểu thị thời phi tương
lai hoàn thành (thời q khứ, thể hồn thành).
Nhìn chung, các quan niệm truyền thống như trên đã xếp tiếng Việt vào các
ngôn ngữ có thì như các ngơn ngữ châu Âu, với các từ đã, đang, sẽ chỉ thì quá


khứ, hiện tại và tương lai.
0.3.2.2 Quan điểm cho rằng tiếng Việt khơng tồn tại phạm trù thì
Trong lịch sử nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, có quan điểm cho rằng tiếng
Việt khơng tồn tại phạm trù thì, các phó từ đã, đang, sẽ … không phải là những
yếu tố biểu thị thì trong tiếng Việt. Trong hệ thống các cách biểu hiện thời gian,
tiếng Việt khơng có phạm trù thì, chỉ có phạm trù thể.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Thản cho rằng “phạm trù thì khơng phải là
phạm trù ngữ pháp đặc biệt của động từ tiếng Việt”. (Động từ tiếng Việt.
NXB,KHXH, HN.1977)
Nhà nghiên cứu Đái Xuân Ninh cho rằng tiếng Việt khơng có phạm trù thì,
để diễn đạt ý nghĩa thì, tiếng Việt dùng phương tiện từ vựng. (Ngôn ngữ học,
khuynh hướng, lĩnh vực- khái niệm tập 1, NXB KHXH, HN,1986)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân cũng khẳng định tiếng Việt khơng có
phạm trù thì và các từ đã, đang, sẽ để trỏ các thì quá khứ, hiện tại và tương lai là
không thỏa đáng”. (Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng Việt, TCNN(3),
1996 )
Có lẽ Cao Xuân Hạo là người đầu tiên khảo sát và ứng dụng việc miêu tả
những yếu tố liên quan đến ý nghĩa thể của vị từ và việc miêu tả giá trị thể trong
tiếng Việt như các đặc tính động-tĩnh, đoạn tính- điểm tính, hữu đích- vơ đích
v.v... trong “Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa”(1998). Dựa
vào những đặc tính này của vị từ, ơng xác định rằng các chỉ tố đã, đang, sẽ không
dùng để định vị một sự tình trên trục thời gian so với thời điểm phát ngôn, nghĩa

là không biểu đạt ý nghĩa thì. Theo ơng, các chỉ tố đã, đang, sẽ trong tiếng Việt là
những phương tiện ngữ pháp hay đang được ngữ pháp hóa biểu đạt thể. (Tiếng


Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Cao Xuân Hạo, 1998)

0.4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung như thu
thập, phân loại ngữ liệu…, luận văn vận dụng chủ yếu các phương pháp sau đây:
0.4.1. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa – cú pháp
Luận văn phân tích những các yếu tố liên quan đến các phương thức biểu
hiện ý nghĩa thời gian, chẳng hạn phân tích các trợ từ, phụ tố, các nghĩa của một
dạng thức vị từ hoặc vị ngữ rồi từ đó khái qt nghĩa của sự tình đang được miêu
tả.
0.4.2. Phương pháp miêu tả
Luận văn dùng phương pháp này để miêu tả, trình bày những kết quả khảo
sát, nghiên cứu.
0.4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Để tìm ra đặc trưng loại hình của ngơn ngữ được khảo sát (tiếng Hàn), phải
so sánh, đối chiếu về ngữ nghĩa – cú pháp, hệ thống các phương thức biểu hiện
thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu tất cả những yếu tố liên quan đến
phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Việc so sánh, đối
chiếu giúp tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về phương thức biểu hiện
thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
Ngoài ra, trong quá trình so sánh, đối chiếu, miêu tả , luận văn còn vận dụng
phương pháp diễn dịch, qui nạp.

0.5. Cấu trúc của luận văn



Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận , phần Nội dung chính của luận văn được
cấu trúc thành hai chương:
Chương 1 khảo sát, tìm hiểu những cơ sở lý thuyết và tổng quan về ý nghĩa thời
gian trong tiếng Hàn.
Trong chương này, luận văn tìm hiểu những vấn đề về cơ sở lý thuyết: vấn
đề ý nghĩa thời gian, khái niệm “thì”, khái niệm “thể”, các phương thức biểu hiện
ý nghĩa thời gian bao gồm phương thức biểu hiện bằng các phương tiện hình thái
học và phương thức biểu hiện bằng các phương tiện từ vựng - ngữ pháp; tổng
quan về ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn.
Chương 2 trình bày phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so
sánh với tiếng Việt).
Trong chương này, luận văn miêu tả phương thức biểu hiện ý nghĩa “thì”
trong tiếng Hàn, phương thức biểu hiện ý nghĩa “thể” trong tiếng Hàn, so sánh
phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt, xác định
những điểm tương đồng và những điểm khác biệt về phương thức biểu hiện ý
nghĩa thời gian giữa hai ngôn ngữ.


Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ
Ý NGHĨA THỜI GIAN ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP TIẾNG HÀN
1.1. Những cơ sở lý thuyết
1.1.1. Vấn đề chung
Thời gian (time) là một phạm trù ngữ nghĩa phổ quát trong ngôn ngữ học.
Thời gian luôn gắn với nhận thức của con người về sự tồn tại và sự vận động của
sự vật trong thế giới khách quan. Các sự tình được biểu thị trong câu luôn gắn với
một thời gian nhất định.Thời gian cũng có những khái niệm riêng như thời đoạn,
thời điểm, thì và thể. Thời đoạn là một khoảng có giới hạn hai đầu của trục
phương ngang, tức là khoảng thời gian nhất định.
Thời điểm là khái niệm chỉ một mốc xác định của thời gian. Căn cứ vào thời



điểm, người ta có thể kết luận, so sánh thời gian xảy ra của các hành động, trạng
thái hay tính chất.Thời điểm thường được đề cập là điểm mở đầu hay kết thúc của
một thời đoạn.
Theo John Lyons, trong công trình Nhập mơn ngơn ngữ học lý thuyết, “thời
(time)” có nguồn gốc (qua tiếng Pháp cổ) từ tiếng La tinh dịch từ tiếng Hy Lạp
chỉ “ thời gian” (Hy Lạp: khronos, La tinh: tempus). Phạm trù “thời” liên quan tới
các mối liên hệ thời gian trong chừng mực chúng được diễn đạt bằng các đối lập
ngữ pháp có hệ thống. Các nhà ngữ pháp truyền thống khi phân tích tiếng Hy Lạp
và La tinh đã thừa nhận ba đối lập : quá khứ, hiện tại và tương lai. Và người ta
thường giả định rằng sự đối lập ba vế về thời này là đặc điểm phổ quát của ngôn
ngữ. Đặc trưng chủ yếu của phạm trù thời là nó liên hệ thời gian của hành động,
biến cố hay tình trạng của các sự kiện được nói trong câu với thời gian phát ngôn
(thời gian phát ngôn là “ bây giờ”). Do đó, thời là một phạm trù chỉ xuất. Đồng
thời, nó cũng là đặc điểm của câu và phát ngơn.
Hình 1.

Thời gian và thời

trước

sau
“bây giờ”

Trong hình 1, tác giả xác định “hiện tại” hay “bây giờ” của thời gian phát ngôn,
quá khứ là trước bây giờ và tương lai là sau bây giờ.[7.5.1;481;482]
Chung quanh khái niệm “thời” và “thì” trong tiếng Việt. trong các sách Việt
ngữ học, các tác giả đa số sử dụng thuật ngữ “ thời”, có một số tác giả như: Trần
Trọng Kim, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo… sử dụng thuật ngữ “thì”. Cách

gọi khác nhau có thể làm người đọc khó hiểu rõ về các khái niệm này.


Còn Thể là một phạm trù ngữ pháp của động từ và của câu, phân biệt những
quá trình của hoạt động có giới hạn với những q trình hoạt động không giới hạn.
Trong luận văn này, để tiện cho việc miêu tả, chúng tôi dùng thuật ngữ thời
(time) để chỉ ý nghĩa thời gian nói chung, thì (tense) chỉ phạm trù ngữ pháp thời
gian thường gắn với động từ, thể (aspect) chỉ một phạm trù ngữ nghĩa- ngữ pháp
có liên quan đến thời gian.

1.1.2. Ý nghĩa “Thời (time)” và các khái niệm có liên quan
1.1.2.1. Ý nghĩa “Thời (time)”
Như đã nói ở trên, thời gian là một khái niệm ln gắn với nhận thức của
con người về sự tồn tại và sự vận động của sự vật trong thế giới khách quan.
Người ta thường nhắc tới phạm trù này từ hai góc độ khác nhau. Về ngữ pháp,
thời gian là một phạm trù ngữ pháp, được biểu hiện qua động từ gắn với câu. Về
ngữ nghĩa, thời gian biểu hiện trong các tình huống cụ thể của các sự kiện hành
động, sự kiện tĩnh trong phát ngôn v.v... Hầu như ngơn ngữ nào cũng đều có các
phương thức thể hiện và nhận diện thời gian.
Khảo sát về thời gian trong ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu thường căn cứ vào
ba yếu tố như:
S- Thời điểm của phát ngôn (speech time)
E- Thời điểm của sự kiện (event reported)
R- Thời điểm của quy chiếu (reference time)
Xét theo quan hệ giữa E và S, chúng ta đi tới thời gian tuyệt đối. Xét theo
quan hệ giữa E và R, chúng ta đi tới thời gian tương đối. Nếu chỉ xét riêng E
chúng ta nhìn nhận sự kiện một cách phi thời gian. Xét E trong mối quan hệ với R


và S chúng ta có thời gian tương đối – tuyệt đối.

Các thì trong các ngơn ngữ có thể biểu hiện qua sự tổ hợp của ba yếu tố trên.
Reichenbach đã thực hiện điều này với tiếng Anh. Chẳng hạn, một số thì được
biểu hiện như sau:
past perfect
(q khứ hồn thành)

E

R

S

present perfect

past

(hiện tại hồn thành)

(q khứ)

E

R,S

E,R

S

Như đã nói ở trên, thời điểm là khái niệm chỉ một mốc xác định của thời
gian. Điểm mốc có thể là thời điểm nói (hoặc một thời điểm nào đó đượcchọn

làm mốc). Trong trường hợp điểm mốc là thời điểm phát ngôn, người ta thường
chia thời gian ra làm ba miền khác nhau như quá khứ, hiện tại, tương lai. Những
hành động, trạng thái hoặc tính chất nào diễn biến trước thời điểm nói thì thuộc
miền thời gian quá khứ. Hành động, trạng thái hoặc tính chất nào xảy ra ngay thời
điểm nói thì thuộc miền thời gian hiện tại. Còn hành động, trạng thái hoặc tính
chất xuất hiện sau thời điểm nói thì thuộc miền tương lai.
Trong các ngơn ngữ biến hình, khái niệm thì tương ứng với khái niệm miền.
Thì là một phạm trù ngữ pháp của động từ, thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động
so với thời điểm nói.
Thì q khứ



miền quá khứ

Thì hiện tại



miền hiện tại

Thì tương lai



miền tương lai

Vấn đề là các ngôn ngữ khác nhau sẽ dùng những phương tiện rất khác nhau
thể hiện ở qui tắc sử dụng khác nhau (chẳng hạn: có thể dùng phương tiện hình



thái học hoặc phương tiện từ vựng). Qui tắc này là kết quả của sự khái quát hóa
bậc cao của qui luật giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhằm diễn đạt qui luật tư duy mang
tính nhân loại.
Ý nghĩa thời gian rất rộng, bao gồm chiều dài thời gian, khoảng cách thời
gian, vị trí thời gian, cách định lượng thời gian, qua ngôn cảnh xác định, hoặc
thông qua hàm ý của người nói, ngồi ra cịn là tính chất diễn tiến của một hành
động, một 직선tĩnh trạng thông qua kết quả hay sự hoàn thành của hành động xảy
ra.
1.1.2.2. Khái niệm “Thì (tense)”
Theo các nhà ngữ pháp học truyền thống, Thì (tense) là phạm trù ngữ pháp
của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn. Thì là cách
xác định ngữ pháp hóa, vị trí của một sự việc trong thời gian. Theo cách hiểu này,
thì là một phạm trù ngữ pháp có tính bắt buộc. Phạm trù ngữ pháp thì được thể
hiện ở các dạng thức ngữ pháp bắt buộc, đối lập (có các ý nghĩa ngữ pháp đối lập)
thường thấy ở các ngôn ngữ biến hình.
Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp đối lập
nhau được biểu hiện bằng những hình thức ngữ pháp đối lập tương ứng (có đối
lập lưỡng cực/ đối lập đa cực). Ví dụ, số ít đối lập với số nhiều, nhưng chúng đều
là những ý nghĩa về “số”; thời quá khứ đối lập với các thời hiện tại và tương lai,
nhưng cả ba đều là những ý nghĩa về “thời”. Có thể coi “số” hay “thời” là những
ý nghĩa ngữ pháp chung bao trùm lên những ý nghĩa ngữ pháp bộ phận như số ít,
số nhiều hay thời hiện tại, thời quá khứ, thời tương lai. Loại ý nghĩa ngữ pháp
chung bao trùm lên ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập nhau như vậy
chính là phạm trù ngữ pháp. Một số phạm trù ngữ pháp cơ bản là giống, số, đếm


được/ khơng đếm được, nội động/ ngoại động, thì, dạng, ngơi, thức, cách, thể.
[Nguyễn Thiện Giáp, 2004;227]
R. Jakobson đã có ý kiến nhận định như sau: “Các ngôn ngữ khác nhau

khơng phải ở chỗ ngơn ngữ nào có thể diễn đạt được những ý nghĩa gì (vì ngơn
ngữ nào cũng có cách diễn đạt bất cứ ý nghĩa gì mà một ngơn ngữ khác có thể
diễn đạt), mà là ở chỗ có những ngơn ngữ bị bắt buộc phải diễn đạt những ý nghĩa
mà các ngơn ngữ khác có thể không diễn đạt khi không cần thiết”[Jakobson
1963:84]
Tất cả những điều nói trên đây có liên quan đến khái niệm ngữ pháp hóa
(grammaticalized).
Thì là cách định vị được ngữ pháp hóa của một sự tình trong thời gian- the
grammaticalized location of an event in time (Comrie 1985- Dẫn theo Nguyễn
Hồng Trung).
Thì thực hiện việc định vị một sự tình so với một điểm quy chiếu được coi là
cố định trong thời gian ( thời điểm mốc, có thể khác thời điểm phát ngơn) rồi nêu
rõ mối quan hệ giữa sự tình với cái trung tâm điểm thời gian đó bằng cách chỉ ra
một cái hướng và một khoảng cách nào đó (Frawley 1992: 340 - Dẫn theo
Nguyễn Hồng Trung).
Như vậy, thì là cách định vị được ngữ pháp hóa của một sự tình trong thời
gian. Thì miêu tả thời gian của một sự tình trong tương quan với một thời điểm
nào đó, thường là thời điểm phát ngơn. Thì là một phạm trù ngữ pháp có tính chất
bắt buộc. Tùy theo mức độ biến hình hay nói cụ thể hơn là hình thức được đánh
dấu (marker) mà có những ngơn ngữ có hai thì như tiếng Anh và có những ngơn
ngữ có ba thì (q khứ, hiện tại, tương lai) như tiếng Pháp.


×