Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Vấn đề phạm trù nội động, ngoại động trong tiếng việt hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
…..…..

LÊ KÍNH THẮNG

VẤN ĐỀ PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG / NGOẠI ĐỘNG
TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2004



I

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Để giản tiện trong trình bày, một số từ ngữ thường lặp lại trong luận văn
sẽ được chúng tôi viết tắt như sau:
BN
TN

NgĐ
VT
CN
VN

Bổ ngữ
Trạng ngữ
Nội động


Ngoại động
Vị từ
Chủ ngữ
Vị ngữ

Một số ký hiệu khác:
Dấu /
Dấu +
Dấu Dấu →

hay, hoặc

khơng có
Có thể chuyển thành, hay tương đương với

2. Trong các ví dụ, những câu có đánh dấu * là những câu khơng chấp
nhận được. Những câu có đánh dấu ? là những câu không tự nhiên. Những từ
trong ngoặc đơn là những từ có thể lược bỏ mà khơng làm cho câu thay đổi về
phương diện "có thể" hay "không thể" được người bản ngữ chấp nhận. Những
từ trong ngoặc vng là những từ có thể thay thế cho từ trước đó.


II

MỤC LỤC
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY .................................................................................... I
T
1

1T


MỤC LỤC ...........................................................................................................II
T
1

1T

DẪN NHẬP .......................................................................................................... 1
T
1

1T

1. Đối tượng nghiên cứu và lý do chọn đề tài ......................................................... 1
T
1

T
1

2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................ 1
T
1

1T

3. Nhiệm vụ luận văn ................................................................................................ 8
T
1


1T

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ...................................................... 9
T
1

T
1

5. Bố cục luận văn ................................................................................................... 10
T
1

1T

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ..................................... 12
T
1

T
1

1. Khái mệm vị từ (VT) và phân loại VT .............................................................. 12
T
1

T
1

1.1. Khái niệm VT ................................................................................................ 12

T
1

1T

1.2. Phân loại VT .................................................................................................. 14
T
1

1T

2. Tham tố và phân loại tham tố ............................................................................ 17
T
1

T
1

2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 17
T
1

1T

2.2. Phân loại tham tố ........................................................................................... 18
T
1

1T


3. Phân biệt BN với TN ........................................................................................... 21
T
1

1T

3.1. Bổ ngữ (object) .............................................................................................. 21
T
1

1T

3.2. Trạng ngữ (adverbial phrase) ........................................................................ 23
T
1

T
1

3.3. Tầm quan trọng của việc phân biệt BN với TN ............................................ 24
T
1

T
1

4. Phạm trù NĐ/ NgĐ và những tiêu chí xác định VT NĐ, VT NgĐ ................. 25
T
1


T
1

4.1. Phạm trù NĐ/ NgĐ ........................................................................................ 25
T
1

1T

4.2. Tiêu chí xác định VT NĐ/ NgĐ .................................................................... 26
T
1

T
1

5. Quan hệ giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa ............................................................... 27
T
1

T
1

CHƯƠNG 2: PHẠM TRÙ NĐ/ NgĐ TRONG TIẾNG VIỆT ...................... 31
T
1

T
1


1. Những đối lập cơ bản giữa NĐ/ NgĐ ................................................................ 31
T
1

T
1

1.1. Đối lập VT NĐ/ VT NgĐ dựa trên tiêu chí hình thức cú pháp ..................... 31
T
1

T
1

1.2. Sự đối lập VT NĐ/ VT NgĐ dựa trên tiêu chí vai nghĩa .............................. 40
T
1

T
1


III

2. Hiện tượng VT có hai cách dùng trong tiếng Việt ........................................... 54
T
1

T
1


2.1. Đối lập giữa nhóm VT phải có BN bắt buộc ở cả hai cách dùng với nhóm VT
T
1

chỉ có BN bắt buộc trong cách dùng NgĐ ............................................................ 55
T
1

2.2. Đối lập giữa nhóm VT có thể thêm bị, được với nhóm VT khơng thể thêm bị,
T
1

được ...................................................................................................................... 57
T
1

2.3. Đối lập giữa nhóm VT có chuyển nghĩa khơng đồng loạt với nhóm VT
T
1

chuyển nghĩa đồng loạt ......................................................................................... 63
1T

3. Phạm trù NĐ/ NgĐ trong hệ thống các vấn đề ngữ pháp tiếng Việt.............. 68
T
1

T
1


3.1. Phạm trù NĐ/ NgĐ và cấu trúc Đề - Thuyết trong tiếng Việt ...................... 68
T
1

T
1

3.2. Phạm trù NĐ/ NgĐ và vấn đề cấu trúc bị động trong tiếng Việt .................. 73
T
1

T
1

CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU PHẠM TRÙ NĐ/ NgĐ TRONG TIẾNG VIỆT
VÀ TRONG TIẾNG ANH ............................................................................... 80
T
1

1T

1. Cơ sở và mục đích của việc đối chiếu ................................................................ 80
T
1

T
1

2. Phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Anh ................................................................. 80

T
1

T
1

2.1. Khảo sát dựa trên các tiêu chí cơ bản ............................................................ 81
T
1

T
1

2.2. Phạm trù bị động trong tiếng Anh ................................................................. 86
T
1

T
1

3. Đối chiếu phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt và tiếng Anh .......................... 90
T
1

T
1

3.1. Đối chiếu trên cơ sở tiêu chí hình thức ngữ pháp.......................................... 90
T
1


T
1

3.2. Đối chiếu trên tiêu chí vai nghĩa ................................................................... 92
T
1

T
1

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 96
T
1

1T

DANH SÁCH CÁC VỊ TỪ CÓ HAI CÁCH DÙNG NỘI ĐỘNG VÀ
NGOẠI ĐỘNG ................................................................................................ 102
T
1

1T

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 121
T
1

1T



1

DẪN NHẬP
1. Đối tượng nghiên cứu và lý do chọn đề tài
Việc nghiên cứu ngữ pháp của một ngôn ngữ suy cho cùng là nhằm tìm ra những
cơ chế hoạt động, những quy luật sử dụng, kết hợp các đơn vị ngơn ngữ để hoạt động
giao tiếp có hiệu quả. Vị từ (VT) - một từ loại được coi là phổ qt trong mọi ngơn
ngữ - với vai trị là thành tố cần yếu trong việc tạo câu, hình thành các phát ngôn (đơn
vị giao tiếp cơ bản của con người), trở thành một trong những đối tượng nhận được sự
quan tâm đặc biệt của các nhà ngôn ngữ học. Tuy nhiên, VT và những phạm trù có
liên quan cũng nằm trong số những vấn đề còn gây nhiều bất đồng trong giới ngôn
ngữ học trước đây cũng như hiện nay. Những nghiên cứu về VT cho thấy từ loại này
đã được tiếp cận từ rất nhiều hướng, rất nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi hướng tiếp
cận, mỗi khía cạnh của VT cho ta những đặc điểm, những phát hiện khác nhau. Ngay
trong một hướng tiếp cận, những đặc điểm, những khía cạnh liên quan đến VT cũng
được nhìn nhận rất khác nhau giữa các tác giả. Trong cố gắng tiếp cận đối tượng thú
vị nhưng cũng rất phức tạp này, chúng tôi chọn đề tài vấn đề phạm trù nội động (NĐ)/
ngoại động (NgĐ) trong tiếng Việt - một phạm trù quan trọng gắn bó mật thiết với VT.
Khảo sát một cách nghiêm túc, đầy đủ vấn đề này sẽ có ý nghĩa quan trọng cả về
phương diện lý luận và phương diện thực tiễn. về phương diện lý luận, luận văn sẽ
góp phần xác định những tiêu chí khách quan để phân loại VT, cung cấp thêm cứ liệu
để chứng minh sự gần gũi về bản chất giữa các từ loại động từ và tính từ theo cách gọi
truyền thống, về mặt thực tiễn, những khảo sát trong luận văn sẽ cung cấp thêm thông
tin cho việc miêu tả VT trong từ điển; góp phần nhất định trong việc dạy học tiếng
Việt cho người bản ngữ cũng như người nước ngoài.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Trên thế giới, phạm trù NĐ/ NgĐ đã được chú ý từ lâu. Phạm trù này
thường gắn với việc phân loại động từ trong các cơng trình ngữ pháp cổ điển và vẫn

cịn được rất nhiều cơng trình ngữ pháp hiện đại đề cập tới. J. Vendryès đã phải nói
rằng: "Sự phân biệt ấy (NĐ/ NgĐ) được các nhà ngữ pháp luôn dùng đến; nó có vẻ tự
nhiên đến nỗi người ta chẳng buồn định nghĩa nữa, người ta bảo tự nó thế." (dẫn theo


2

Nguyễn Kim Thản 1977: 95). Nhìn chung trên thế giới, phạm trù NĐ/ NgĐ được hiểu
rất khác nhau.
2.1.1. Trước những năm 30 thế kỷ XX, các định nghĩa về phạm trù NĐ/ NgĐ
thường dựa trên tiêu chí nghĩa: "một động từ là NgĐ khi mà hành động không dừng ở
Tác thể, mà đi qua một cái gì khác" cịn "một động từ là NĐ khi mà hành động dừng
lại ở Tác thể và không đi từ Tác thể tới bất cứ cái gì khác" (J. C. Nesfield 1898: 64).
Hầu hết các tài liệu viết về ngữ pháp nói chung và động từ nói riêng đều dành phần
đáng kể cho việc miêu tả phạm trù NĐ/ NgĐ. Với cách hiểu như vừa trình bày trên,
phạm trù này chỉ áp dụng cho một số động từ thuộc nhóm động từ hành động. Tuy
nhiên nhiều động từ [- hành động], chủ thể của chúng không hề tác động đến sự vật
khác (như: know, see, love ...), vẫn được coi là NgĐ (J. c. Nesfield 1898: 64-65). Vì
thế, các nhà ngữ pháp bấy giờ đã phạm phải nhiều mâu thuẫn khi đề cập đến phạm trù
này.
2.1.2. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, gắn với khuynh hướng ngữ pháp cấu
trúc, NĐ/ NgĐ lại được coi là phạm trù ngữ pháp thuần túy. Sau khi đã tách những
động từ khơng có nghĩa từ vựng (động từ nối và động từ tình thái), các nhà ngơn ngữ
học chia động từ có ý nghĩa từ vựng thành hai loại: động từ NgĐ và động từ NĐ. Các
động từ được coi là NgĐ khi nó đi với một bổ ngữ (BN) trực tiếp, các động từ còn lại
là NĐ (P. Roberts 1958: 117, E. M. Gordon, I. P. Krylova 1980: 9, H. Jackson 1981:
62) 1. Trong nỗ lực hình thức hóa, "khách quan" hóa các tiêu chí nhận diện, các nhà
F
0
P


P

ngữ pháp học thời kỳ này đã cố gắng xác lập những dấu hiệu hình thức trong việc định
nghĩa, cũng như dựa vào đó để phân loại, miêu tả động từ NĐ và NgĐ. Tuy nhiên,
việc sử dụng duy nhất một loại tiêu chí (hình thức ngữ pháp) đã khiến cho việc phân
loại, miêu tả gặp nhiều khó khăn đặc biệt với các ngơn ngữ khơng biến hình (x. mục §
4 chương 1).
2.1.3. Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, ngữ pháp chức năng đã dành sự
quan tâm đáng kể đến phạm trù NĐ/ NgĐ. Một số tác giả đã xem NĐ/ NgĐ không chỉ
là phạm trù ngữ pháp mà còn là phạm trù ngữ nghĩa, gắn với cấu trúc ngữ nghĩa của
Một số tác giả cịn thêm tiêu chí khả năng biến đổi sang dạng bị động. Một VT NgĐ bao giờ
cũng có thể tham gia vào cấu trúc bị động.

1


3

VT. Chẳng hạn, khi xác định tính NgĐ của VT, T. Givón (1984) đã sử dụng cả cơ sở
cú pháp ([± BN trực tiếp]) và cơ sở ngữ nghĩa (số lượng và kiểu vai nghĩa của các
tham tố). Việc kết hợp cả hai tiêu chí này đã tạo ra một cách hiểu mới có giá trị giải
thích và vận dụng rất hiệu quả.
Tất cả những cách hiểu của các tác giả, các khuynh hướng trên, dù rộng hẹp
khác nhau, đều cho thấy phạm trù NĐ/ NgĐ gắn chặt với động từ (và VT nói chung)
vì thế việc nghiên cứu NĐ/ NgĐ sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn bản chất, hoạt động
của loại từ cơ bản bậc nhất trong mọi ngôn ngữ này.
2.2. Ở Việt Nam, thái độ của giới Việt ngữ học đối với phạm trù NĐ/ NgĐ có
thể chia thành hai khuynh hướng chính sau:
2.2.1. Một số nhà Việt ngữ học phủ nhận phạm trù này. Trong số này, có người

phủ nhận sự tồn tại từ loại trong tiếng Việt, do đó, NĐ/ NgĐ, vốn gắn với VT, cũng
khơng được nhắc tới. Quan niệm này có thể tìm thấy trong các cơng trình của
Maspéro, Grammont, Lê Quang Trinh, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hiến Lê (dẫn theo
Nguyễn Kim Thản 1963: 14). Một số nhà Việt ngữ học tuy chấp nhận có từ loại trong
tiếng Việt nhưng khơng đề cập tới, hoặc phủ nhận phạm trù này (M.B. Emeneau 1951,
Hoàng Tuệ 1963, L.C Thompson 1965, Lê Văn Lý 1968). Chẳng hạn, L. C.
Thompson cho rằng: "sự lưỡng phân quen thuộc các động từ tiếng Anh giữa những
động từ 'cần bổ ngữ' và những động từ 'không cần bổ ngữ' là không tồn tại trong tiếng
Việt." (1965: 220).
2.2.2. Đại đa số các nhà Việt ngữ học đều có đề cập tới phạm trù NĐ/ NgĐ
nhưng ở mức độ đậm nhạt khác nhau và bằng những thuật ngữ khác nhau.
Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm dựa vào mối quan hệ của động từ
với BN đứng sau đã chia động từ (động tự) thành hai tiểu loại: động tự có túc từ và
động tự khơng có túc từ. Theo tác giả, có một số động từ cần phải dùng thêm những
tiếng để "làm cho lọn nghĩa" (tức động tự có túc từ), còn một số khác khi biểu diễn
một cái thể hay một sự biến hiện thay đổi không cần túc từ" (tức động tự khơng có túc
từ) (1940: 91). Dù lấy tiêu chí nghĩa - trọn nghĩa hay khơng trọn nghĩa - nhưng cách


4

gọi 'có túc từ' hay 'khổng có túc từ' cho thấy các tác giả có chú ý tới mối quan hệ cú
pháp của động từ khi phân loại.
Bùi Đức Tịnh, tác giả của "Văn phạm Việt Nam", lấy tiêu chí phân loại động từ
của mình là "dựa vào phương diện ý nghĩa". Từ đó ơng chia động từ ra làm bốn loại:
động từ viên ý, động từ khuyết ý, động từ thụ trạng, trợ động từ. Ngoại trừ hai loại sau
tương đương với động từ tình thái, động từ nối theo cách hiểu hiện nay, hai loại đầu
lần lượt là NĐ và NgĐ. Tác giả cho rằng động từ viên ý là những động từ "chỉ dùng
một mình với chủ ngữ (CN) cũng có thể làm nên một câu trọn nghĩa" (1952: 179) tuy
không đi với túc từ nhưng chúng có thể đi với những bổ túc ngữ chỉ hồn cảnh; trong

khi đó động từ khuyết ý "tự nó khơng đầy đủ. Nó cần được một danh từ hay một đại
từ bổ túc" (1952: 180). Danh từ hay đại từ này là những BN thuộc động (tức BN trực
tiếp) hay BN can động (tức BN gián tiếp) (1952: 181).
Tuy Bùi Đức Tịnh và nhóm Trần Trọng Kim đưa ra những tiêu chí có vẻ trái
ngược nhau (thể hiện ở cách gọi tên: một bên nghiêng về mặt nghĩa, một bên nghiêng
về mặt hình thức) nhưng đều đề cập tới cả hai tiêu chí khi phân loại. Sự dị biệt lớn tập
trung ở việc Bùi Đức Tịnh chia động từ thành bốn tiểu loại trong khi nhóm Trần
Trọng Kim triệt để lưỡng phân.
Học giả Phan Khôi lại chia động từ tiếng Việt ra làm 3 loại: NĐ, NgĐ và chuẩn
động từ. Bàn về phương diện ý nghĩa của NĐ, ông cho rằng: "sự tác động từ trong
phát ra là đủ" (1955: 197); trong khi đó NgĐ thì "sự tác động có chạm đến vật khác ở
ngoài" (1955: 197-198). Về quan hệ cú pháp, tiêu chí phân biệt NĐ với NgĐ mà ông
đưa ra là sự có mặt hay vắng mặt của 'tân ngữ'. Ông chú ý phân biệt tân ngữ (object)
với bổ ngữ (complement) mà tiêu chí phân biệt cũng là nghĩa: "'tân' là 'khách', dịch
chữ object của Ăng lê, đối với CN là subject. Là khách đối với chủ, cho nên tân ngữ
và CN bao giờ cũng không đồng là một vật" (1955: 198). Theo ông chỉ động từ nào đi
với tân ngữ mới là NgĐ (ngược lại, những động từ đi với bổ túc ngữ - trong đó có tính
từ - là chuẩn động từ). Cho dù cách hiểu về tính NgĐ ở phương diện nghĩa cịn máy
móc (có sự lầm lẫn giữa NgĐ với tác động) và do vậy khơng có khả năng giải thích
trong nhiều trường hợp, nhưng cách hiểu các khái niệm như trên của ông cũng có giá
trị nhất định trong việc tiếp cận các vấn đề liên quan đến phạm trù NĐ/ NgĐ.


5

Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê trong "Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam"
cũng đã thể hiện một cách nhìn khá mới mẻ về cách phân chia từ loại nói chung và VT
nói riêng. Các tác giả đưa ra khái niệm trạng từ để thay thế cho cả động từ, tính từ và
trạng từ thể cách truyền thống. Các trạng từ được các tác giả chia thành trạng từ trọn
nghĩa và trạng từ khơng trọn nghĩa (1963: 220-221). Ngồi tiêu chí nghĩa, các tác giả

cũng có dùng đến tiêu chí kết hợp hay không kết hợp với khách thể (gồm khách thể
chính - tức BN trực tiếp và khách thể thứ - BN gián tiếp). Tuy nhiên ở tiêu chí này,
các tác giả đã không chú ý đầy đủ đến những dấu hiệu hình thức (chẳng hạn, các tác
giả khơng nói đến sự có mặt hay vắng mặt của giới từ đi trước BN) và điều này gây ra
khó khăn trong việc nhận diện các loại trạng từ. Như vậy, cái mới mẻ và cũng là đóng
góp của các tác giả thể hiện ở chỗ họ thuộc vào số những người đầu tiên đề cập tới
tính NĐ và NgĐ của một đối tượng rộng (trạng từ) và cũng là những người đã đưa ra
những nhận xét sâu sắc về tính đa loại (hai cách dùng) của một số trạng từ (1963:
221).
Bên cạnh những tác giả chú trọng sự đối lập NĐ - NgĐ, nhiều tác giả khác lại
chỉ coi NĐ, NgĐ là hai tiểu loại (với nội hàm bị thu hẹp đáng kể) bên cạnh nhiều tiểu
loại khác của VT, hoặc chỉ điểm qua và xem chúng như là kết quả của một cách chia
'truyền thống'. Xu hướng này thể hiện phổ biến ở những cơng trình ngữ pháp giai đoạn
nửa cuối thế kỷ XX.
Tiếp theo mạch chảy của "Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt", năm 1977, Nguyễn
Kim Thản công bố chuyên luận "Động từ trong tiếng Việt". Trong công trình cơng
phu về động từ này, tác giả chỉ dành 6 trang để bàn về phạm trù NĐ/ NgĐ trong phần
lịch sử nghiên cứu. Mặc dù khơng phủ nhận tính "có lý do" và sự "có lợi" nhất định
của lối phân loại này nhưng tác giả đã thấy quá nhiều khó khăn, phức tạp. Ơng viết: "...
trong nội bộ của hai loại ấy (NĐ và NgĐ) khơng phải là hồn toàn đồng nhất về đặc
điểm cú pháp, hơn nữa cách phân loại này gặp nhiều khó khăn, ranh giới giữa hai loại
này khơng phải là hồn tồn dứt khốt" (1977: 94). Trong khi cố tránh những khó
khăn này, ở phần phân loại động từ dựa vào "tính chất chi phối của động từ" (có liên
quan đến phạm trù đang xét), tác giả đã phạm phải một số sai lầm. Lấy tiêu chí tính
chất chi phối của động từ, tác giả đã chia động từ ra ba nhóm lớn gồm 12 tiểu loại (ba


6

nhóm là: Ngoại hướng, Trung tính, Nội hướng). Ở đây thật rất khó để xác định NĐ và

NgĐ thuộc loại nào trong một bảng phân loại tuy chi tiết nhưng lại chứa nhiều sự
thiếu nhất quán, mâu thuẫn. Nếu chúng ta chỉ dựa vào mặt ý nghĩa, hay chỉ vào mặt
hình thức hoặc kết hợp cả tiêu chí thì đều sẽ thấy danh sách NĐ và NgĐ cần phải lấy
từ những nhóm rất khác nhau trong bảng phân loại của tác giả. Rõ ràng NgĐ không
phải chỉ là những động từ thuộc nhóm ngoại hướng; và NĐ khơng phải thuộc nhóm
nội hướng và sự tồn tại của nhóm Trung tính ở đây rõ ràng là không hợp lý. Đi sâu
vào các tiểu loại, rất nhiều động từ trong một nhóm khơng có tiêu chí chung và cần
phải chuyển nhóm (x. Nguyễn Thị Quy 1995: 20-30).
Sau "Động từ trong tiếng Việt", hàng loạt các chuyên luận và giáo trình ngữ
pháp ở đại học có đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp tới những vấn đề liên quan đến NĐ
và NgĐ. Tuy nhiên các tác giả thường không xem chúng là trọng tâm nghiên cứu của
mình (Lưu Vân Lăng: 1970, Nguyễn Tài Cẩn: 1975, Đái Xuân Ninh: 1978, Hoàng
Trọng Phiến: 1980, UBKHXH: 1983, Đinh Văn Đức: 1986, Diệp Quang Ban: 1991,
Hồ Lê: 1991).
Hoàng Trọng Phiến trong "Ngữ pháp tiếng Việt - Câu" (1980) viết: "Việc chia
động từ thành NĐ và NgĐ là căn cứ vào ngữ nghĩa thuần túy, do vậy không bao quát
được cái sâu bên trong của từ loại" (tr. 137-138) và "đối với tiếng Việt việc chia thành
nội động từ và ngoại động từ triệt để như tiếng Nga hay một vài ngơn ngữ Ấn-Âu
khác là khổng thích hợp" (tr. 139). Ơng cũng thấy được khó khăn trong việc áp dụng
tiêu chí hình thức để xác định BN trực tiếp: "Sự có mặt hay vắng mặt hư từ cịn do sự
điều hòa âm hưởng, do âm luật cân đối cấu trúc quy định" (tr. 139).
Cũng với hướng suy nghĩ như vậy, Đinh Văn Đức cho rằng: "Đặt vấn đề đối lập
NĐ - NgĐ dưới ảnh hưởng đồng thời của nhiều nhân tố chỉ làm cho vấn đề thêm phức
tạp hơn và khó có được một giải pháp nhất quán." (1986: 118). Tác giả cũng lưu ý đến
số lượng đáng kể các động từ "lưỡng tính" (từ dùng của tác giả - chỉ những động từ
vừa là NĐ vừa là NgĐ) tồn tại trong tiếng Việt. Giải pháp của tác giả đối với vấn đề
là: "... nếu thấy cần thiết trong khi miêu tả thì cũng có thể nghĩ tới sự phân chia thành
NĐ - NgĐ nhưng ngay cả trong trường hợp đó cũng chỉ nên nghĩ đến một ranh giới có
tính ước lệ của hai tập hợp mờ có liên quan đến khái niệm BN và TN: bổ ngữ là thành



7

tố phụ giới hạn của một số động từ nhất định, còn TN là thành tố phụ của động từ nói
chung. Lúc đó BN là tiêu chí của động từNgĐ" (1986: 118).
Một khuynh hướng khác có đề cập nhiều tới phạm trù NĐ/ NgĐ là khuynh
hướng chức năng. Với quan niệm VT là hạt nhân trung tâm thông báo, là hạt nhân của
khung vị ngữ (VN), các tác giả đã chú ý nghiên cứu VT trong quan hệ với các thành tố
khác nhau trong câu. Các tác giả sớm vận dụng lý thuyết về các vai cách trong nghiên
cứu tiếng Việt là Nguyễn Đăng Liêm (1969, 1973, 1975), Donna Hà (1970), Trần
Trọng Hải (1971, 1972), Nguyễn Đình Hịa (1972, 1973) (dẫn theo M. Clark 1976) và
tiêu biểu là M. Clark (1976). Trong chuyên luận "Các phụ vị từ và Cách trong tiếng
Việt" (Coverbs and Case in Vietnamese), tác giả đã dành một phần đáng kể để giới
thiệu về lý thuyết khung cách, các quan hệ cách (mà tập trung ở các loại coverb - phụ
VT). Rất nhiều lần tác giả đã liên hệ, gắn chúng với phạm trù NĐ/ NgĐ. Điều này
chứng tỏ vấn đề mà chúng tôi sẽ đề cập trong luận văn là các quan hệ nghĩa (và số
lượng các vai nghĩa) trong câu đóng một vai trị quan trọng trong việc xác lập các đối
lập giữa NĐ với NgĐ.
Một tác giả khác cũng cố gắng đi theo hướng này. Nguyễn Văn Lộc trong
chuyên luận "Kết trị của động từ tiếng Việt" đã giới thiệu, vận dụng những quan niệm
về tham tố của Tesnière và một số nhà ngôn ngữ học Nga để miêu tả về các loại diễn
trị (ông dùng: kết trị) của động từ tiếng Việt. Sau khi phân biệt các loại kết trị: kết trị
hình thức và kết trị nội dung; kết trị bắt buộc và kết trị tự do, tác giả giới thiệu các loại
kết trị bắt buộc của động từ và tập trung miêu tả kết tố chủ thể và kết tố đối thể. Trong
phần miêu tả về kết tố chủ thể, ông cũng đề cập tới kết tố chủ thể hoạt động nội hướng.
Ông cho rằng: "về nội dung, kết tố chủ thể hoạt động nội hướng chỉ kẻ thực hiện hành
động hoặc kẻ mang trạng thái không hướng tới đối thể. Sự vắng mặt của kết tố đối thể
bên các động từ nội hướng là do ý nghĩa nội hướng của chúng qui định" (1995: 69). Ở
đây, ông đã gián tiếp cho rằng tiêu chí phân biệt giữa NĐ và NgĐ chính là tiêu chí cú
pháp [± đối tố] và các dấu hiệu hình thức này được quy định bởi ý nghĩa của động từ.

Căn cứ vào những điều trình bày trong chuyên luận, chúng ta thấy tuy tác giả sử dụng
hệ thống khái niệm của ngữ pháp chức năng nhưng thực ra nội dung miêu tả vẫn đi
theo hướng ngữ pháp truyền thống. Các khái niệm chủ tố và kết tố cũng không khác


8

nhiều so với CN và BN (ở đây tác giả coi BN trực tiếp và BN cho CN -complement đều là đối tố).
Cũng cùng thời gian này, Nguyễn Thị Quy hoàn thành chuyên luận "Vị từ hành
động tiếng Việt và các tham tố của nó" (1995). Như phần nào được nói ra từ tên gọi
chuyên luận, tác giả đã vận dụng thành tựu của ngữ pháp chức năng vào nghiên cứu
VT tiếng Việt. Ngồi những tiêu chí về nghĩa, tác giả đã vận dụng tiêu chí về tham tố
(số lượng và đặc điểm) để phân loại và miêu tả VT tiếng Việt. Mỗi một tiêu chí đem
lại một kết quả riêng và những kết quả này cũng có nhiều điểm giao thoa (x. bảng
tổng kết của tác giả, tr. 88). Chính ở hướng đi thứ hai (dựa vào diễn trị), tác giả đã thể
hiện một cách tiếp cận mới về NĐ và NgĐ. Theo tác giả, những VT một diễn tố và
trực chuyển 2 là NĐ còn các VT hai diễn tố, ba diễn tố là những VT NgĐ (tr. 88). Mặc
1F
P

P

dù chỗ khác, tác giả thấy NgĐ là "VT có BN trực tiếp" (tức tiêu chí phân định NĐ và
NgĐ là [± EN trực tiếp]) -một chức năng cú pháp (tr. 78) nhưng rõ ràng những đặc
điểm và số lượng diễn tố cũng góp phần đưa ra cơ sở khách quan để nhận diện các
phạm trù này, ít nhất là cho tiểu loại VT hành động mà tác giả đang xét. Giới hạn
trong việc phân loại, miêu tả một tiểu loại VT, nhưng những gì tác giả thể hiện, đặc
biệt là những quan sát, nhận xét tinh tế về quan hệ giữa VT với các diễn tố là những
gợi mở hữu ích cho việc nghiên cứu VT nói chung và việc tìm hiểu phạm trù NĐ/
NgĐ nói riêng.


3. Nhiệm vụ luận văn
Trên tinh thần kế thừa thành tựu nghiên cứu tiếng Việt cũng như cố gắng áp
dụng lý thuyết ngơn ngữ học hiện đại, luận văn này nhằm:
(1) Tìm những dấu hiệu hình thức cũng như những cơ sở ngữ nghĩa để xác định,
đối lập NĐ/ NgĐ;
(2) Xác định rõ ranh giới NĐ, NgĐ với tư cách là phạm trù cú pháp với những
phạm trù khác có liên quan;

Khái niệm trực chuyển gắn với loại VT trực chuyển của tác giả được dùng để chỉ
những VT tác động và những VT khơng tác động nhưng có mục tiêu (x. 84).

2


9

(3) Xác định phạm vi ứng dụng của phạm trù NĐ/ NgĐ (cho VT nói chung hay
chỉ cho một tiểu loại nào đó);
(4) Đối chiếu phạm trù NĐ/ NgĐ và những vấn đề có liên quan của tiếng Việt
với tiếng Anh để làm rõ những tương đồng và khác biệt.

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
4.1. Với đối tượng và nhiệm vụ được xác định như trên, chúng tôi sẽ sử dụng các
phương pháp sau:
(1) Phương pháp miêu tả. Luận văn tập trung phân tích ngữ liệu để rút ra những
nhận xét, kết luận về các vấn đề có liên quan.
(2) Phương pháp cải biến, tỉnh lược, chêm xen, trắc nghiệm Jakhontov. Những
phương pháp này được dùng để xác định các thành phần trong cấu trúc cú pháp cũng
như xác định vai trò của các tham tố trong cấu trúc nghĩa của VT.

(3) Phương pháp đối chiếu. Phương pháp này được sử dụng nhằm góp phần làm
rõ các tiêu chí, cơ sở ngữ nghĩa, dấu hiệu hình thức thể hiện phạm trù NĐ/ NgĐ trong
các ngôn ngữ khác nhau (tiếng Việt và tiếng Anh).
(4) Phương pháp thống kê ngơn ngữ. Phương pháp này nhằm nâng cao tính
khách quan trong việc miêu tả cũng như những kết luận đưa ra trong luận văn.
4.2. Nguồn ngữ liệu mà luận văn khảo sát là tiếng Việt hiện đại. Khái niệm tiếng
Việt hiện đại được hiểu là tiếng Việt từ đầu thế kỷ XX trở lại đây. Ngữ liệu chủ yếu là
ngôn ngữ nói hàng ngày hoặc được trích dẫn từ các từ điển, các tác phẩm văn học, báo
chí.
Đơn vị ngơn ngữ mà luận văn khảo sát là từ. Về mặt cấu tạo, từ có thể đơn tiết,
như: ăn, ngủ, chạy, nhảy, cười, nói, nghe, đánh, giúp,...; chúng cũng có thể là đa tiết,
như: bất biến, ngưỡng mộ, nhẫn tâm, chập chờn, động đậy, kín mít, kiêng cữ, động
lịng, thù ghét, miễn giảm, náo nhiệt,... Những từ đa tiết như trên, thuộc vào một trong
những kiểu kết hợp: (1) cả hai âm tiết vốn là những từ Hán Việt khơng có khả năng
hoạt động độc lập; (2) một hoặc cả hai âm tiết đều trống nghĩa; (3) mối quan hệ giữa
các âm tiết có tính chất cố định, thành ngữ (về các quan niệm về từ trong giới Việt


10

ngữ học, x. Nguyễn Thiện Giáp 1985: 69-72, Cao Xuân Hạo 1998: 212-224, Hồ Lê
1976: 7-19).
Một số từ vay mượn quá mới, hoặc được dùng quá mới lạ, hoặc chỉ có phạm vi
hoạt động giới hạn khơng được đưa vào phạm vi khảo sát như: phôn (phone), phắc
(fax), i-meo (e-mail), pê-na-ty (penalty) 3,...
F
2
P

P


Nói chung quan niệm về từ trong luận văn phù hợp với quan niệm phổ biến hiện
nay. Những từ được khảo sát đều có thể tìm thấy trong các từ điển tiếng Việt hiện đại.

5. Bố cục luận văn
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ đặt ra, luận văn được sắp xếp thành các phần
sau: phần chính văn có dung lượng 115 trang gồm phần Dẫn nhập, Kết luận và ba
chương nội dung; phần còn lại gồm một phụ lục 21 trang và phần Tài liệu tham khảo.
Trình tự sắp xếp các phần của chính văn được tóm tắt như sau:
Phần Dẫn nhập: trình bày đối tượng nghiên cứu, lý do chọn đề tài (mục §1), lịch
sử vấn đề (mục §2), nhiệm vụ của luận văn (mục §3), phương pháp nghiên cứu và
nguồn ngữ liệu (mục §4) và bố cục luận văn (mục §5).
Chương 1 nêu những vấn đề lý luận chung làm nền tảng cho việc tìm hiểu phạm
trù NĐ/ NgĐ. Cụ thể, chương này đề cập tới khái niệm VT và việc phân loại VT (mục
§1), tham tố và phân loại tham tố (mục §2), phân biệt BN với TN (mục §3), phạm trù
NĐ/ NgĐ và những tiêu chí xác định VT NĐ, VT NgĐ (mục §4) và mục cuối cùng đề
cập tới mối quan hệ giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa (mục §5).
Chương 2 là phần trọng tâm của luận văn do đó nó cũng chiếm dung lượng lớn
nhất: 56 trang. Bên cạnh nội dung chính là khảo sát những đối lập giữa VT NĐ và VT
NgĐ trong tiếng Việt (mục §1), chúng tơi đưa thêm hai mục: về lớp VT có hai cách
dùng (mục § 2) để làm rõ tính phức tạp, giao thoa giữa hai vế đối lập trong phạm trù

Những từ này vốn là những danh từ, khi vào tiếng Việt chúng được dùng vừa như
danh từ, vừa như VT. Hiện chúng mới chỉ được dùng, được hiểu trong một số nhóm
người nhất định... Liệu chúng có thể nhập hệ vào tiếng Việt hay khơng cịn cần phải
chờ đợi sự 'kiểm duyệt' của thời gian.

3



11

này và mục phạm trù NĐ/ NgĐ và những vấn đề ngữ pháp Việt Nam (mục §3) để thấy
mối quan hệ giữa phạm trù này với những vấn đề có liên quan.
Chương 3 tập trung vào việc đối chiếu phạm trù NĐ/ NgĐ của tiếng Việt với
tiếng Anh và những vấn đề có liên quan với mục đích để làm nổi bật những tương
đồng cũng như những khác biệt giữa hai ngôn ngữ.


12

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái mệm vị từ (VT) và phân loại VT
1.1. Khái niệm VT
Một cách định nghĩa VT khá quen thuộc, thường được coi là cách định nghĩa
truyền thống vì sự xuất hiện khá sớm cũng như ảnh hưởng lâu dài trong quá khứ của
nó, là dựa trên tiêu chí ý nghĩa nội dung khái quát. Aristotle coi VT là một trong
mười 'phạm trù' (categories) cơ bản của ngôn ngữ. VT dùng để chỉ các "hành động" và
"trạng thái" (Dinneen 1967: 132). Nghĩa là VT được xác định trong mối quan hệ với
thế giới bên ngoài. Cách định nghĩa giản đơn, nặng về phương diện lơ gích này đã
khơng bao qt được rất nhiều VT vốn trống nghĩa hoặc mờ nghĩa từ vựng và ngay cả
khi có nghĩa từ vựng thì cái ý nghĩa 'hành động', 'trạng thái' của chúng cũng không rõ
ràng. Hạn chế của lối định nghĩa này đã được nhiều người chỉ ra (C. Fries 1952: 70-72,
P. Roberts 1958: 111-113, J. Lyons 1968: 512-513). Một số nhà ngôn ngữ học khi
định nghĩa VT thường chỉ nêu ra tiêu chí hình thái hoặc xem đó là tiêu chí quan
trọng. Với cách hiểu này, các nhà ngôn ngữ học phương Tây đã thấy trong ngơn ngữ
biến hình của họ có những cơ sở 'khách quan', 'khoa học' cho sự phân biệt tính từ và
động từ. Sự khác biệt đó ở cả hình thức biến đổi phù hợp với các phạm trù ngữ pháp
do quan hệ ngữ pháp trong câu quy định và cả ở hình thức cấu tạo từ (P. Roberts
1958: 112, L. C. Rechards, et al 1992: 396, V. Fromkin, et al 1996: 117). Lối phân

loại rất hữu ích về mặt sư phạm và thực hành này, rất tiếc, chỉ có giá trị đối với các
ngơn ngữ biến hình. Nó sẽ mất hoàn toàn giá trị khi đem áp dụng vào các ngơn ngữ
khơng biến hình như tiếng Việt, tiếng Hán. Khi định nghĩa về từ loại, L. G. Kelly, một
trong các tác giả của "Từ điển bách khoa về ngôn ngữ và ngơn ngữ học", khẳng định:
"Các ngơn ngữ có một tập hợp các từ loại khác nhau và đánh dấu chúng theo những
cách khác nhau. Trong các ngôn ngữ như Maori 'từ loại' đa phần lệ thuộc vào vị trí mà
từ xuất hiện trong câu" (R. E. Asher [ed] 1994: 4679). Một số tác giả khác cũng từ bỏ
lối định nghĩa thuần túy dựa vào nghĩa, đi tìm một hướng phân loại hồn tồn dựa vào
sự phân bố hình thức - tức dựa vào sự kết hợp các từ chứng bao quanh từ đang xét để xác định từ loại. Tác giả đi tiên phong cho hướng phân loại này là C. Fries. Trong
"Cấu trúc tiếng Anh" (Structure of English), ông đã lập ra một số mô hình để xác định


13

các loại từ 1, 2, 3... trong tiếng Anh (1952: 77-78). Trong việc nghiên cứu tiếng Việt,
một số tác giả cũng sử dụng phương pháp này: P. J. Honey (1956), Hoàng Tuệ (1963),
Lê Văn Lý (1968), Đái Xuân Ninh (1978), v.v. Chưa nói đến khó khăn trong việc tìm
một số khn mẫu, từ chứng tiêu biểu để tránh sự trịng tréo, để hạn chế ngoại lệ,
những mơ hình này chỉ có tác dụng miêu tả từ loại cho từng ngơn ngữ cụ thể vì mỗi
ngơn ngữ đều có những quy định về trật tự sắp xếp, kết hợp từ ngữ cũng như danh
sách các từ chứng riêng. Theo một giải pháp khác, từ loại được xác định dựa vào chức
năng cú pháp cơ bản của chúng. Cách định nghĩa này vừa phân biệt được động từ
(verb) và tính từ (adjective) trong đa số các ngôn ngữ Ấn - Âu lại vừa cho thấy nét
chung rất cơ bản không thể bỏ qua giữa động từ và tính từ trong những ngơn ngữ như
tiếng Việt. Một số nhà Hán học như Dragunov, Reformatskij đã phân loại tiếng Hán một ngơn ngữ có nhiều nét tương đồng với tiếng Việt - dựa trên chức năng cú pháp, từ
đó đã xếp chung tính từ và động từ vào một nhóm gọi là VT (dẫn theo Hoàng Tuệ
1963: 415). Cũng dựa trên chức năng cú pháp, L. Thompson đã thấy 'verbs' trong
tiếng Việt phải bao gồm cả một số lớn "các hình thức hầu như là thích hợp gán cho
các tính từ tiếng Anh theo sau hình thức nào đó của động từ to be" (1965: 217). Tác
giả Cao Xuân Hạo khi định nghĩa VT tiếng Việt cũng chú trọng tiêu chí cú pháp khi

cho rằng VT là một từ "có thể tự mình làm thành một VN (hay một ngữ đoạn biểu thị
nội dung của cái sự tình được trần thuật trong câu) hoặc làm trung tâm cho ngữ đoạn
ấy" (Cao Xuân Hạo 1998: 355). Có thể nói, tiêu chí chức năng cú pháp đã được nhiều
nhà ngơn ngữ học coi là tiêu chí duy nhất hoặc cơ bản để định nghĩa VT trong những
ngơn ngữ khơng biến hình như tiếng Việt. Một giải pháp trung dung hơn là nêu cả ba
tiêu chí hình thức, nghĩa và chức năng khi định nghĩa (P. Roberts 1958: 112-113, I. P.
Krylova 1980: 8, E. M. Gordon - J. C. Rechards 1992: 396, V. Promkin et al 1996:
177, G. Finch 2000: 129).
Từ những quan niệm như vừa trình bày ở trên, chúng tơi cho rằng để có một định
nghĩa về từ loại nói chung và VT nói riêng có thể áp dụng cho nhiều ngơn ngữ cần
phải kết hợp cả tiêu chí nghĩa khái quát và tiêu chí chức năng cú pháp. Việc chỉ sử
dụng một tiêu chí duy nhất sẽ không phản ánh được đầy đủ bản chất cũng như hoạt
động phức tạp của VT trong các ngơn ngữ thuộc những loại hình ngơn ngữ khác nhau.


14

1.2. Phân loại VT
VT có thể được phân loại dựa vào nghĩa biểu hiện, vào số lượng diễn tố mà nó
chi phối hay sự kết hợp cả tiêu chí ý nghĩa và chức năng.
1.2.1. Phân loại VT theo nghĩa biểu hiện
Dựa vào nghĩa biểu hiện, người ta có thể chia VT làm hai loại: VT biểu thị nội
dung sự tình và VT tình thái.
(1) VT biểu thị nội dung sự tình. Đây là những VT biểu thị những đặc tính,
những biểu hiện và những mối liên hệ của các thực thể ở thế giới bên ngồi. Nhóm
VT này có thể tiếp tục được phân loại chi tiết hơn dựa vào một số tiêu chí ngữ nghĩa
cụ thể. W. Chafe (1970) đã đưa ra một bảng phân loại VT gồm 6 loại: (1) VT trạng
thái, (2) VT quá trình, (3) VT hành động, (4) VT quá trình hành động, (5) VT trạng
thái hoàn cảnh, (6) VT hành động hoàn cảnh (1999: 131). Trong khi đó, S.C. Dik đã
kết hợp hai tiêu chí Động (dynamism) và Chủ ý (control) để xác định 4 kiểu sự tình cũng là 4 kiểu VT cơ bản:


+ Chủ ý
- Chủ ý

Sự tình
+ Động BIẾN CỐ - Động TÌNH TRẠNG
Hành động
Tư thế
Q trình
Trạng thái
(1981:34)

Trong việc phân loại VT và câu tiếng Việt, một số tác giả đã vận dụng, phát triển
thành cơng mơ hình này (Cao Xn Hạo 1991, Nguyễn Thị Quy 1995).
Bằng việc mô tả câu ở bình diện nghĩa thể hiện, M. Halliday phân loại quá trình
(quá trình được thể hiện là VT ở bình diện hình thức cú pháp) thành 3 kiểu cơ bản
(quá trình vật chất, quá trình tinh thần, quá trình quan hệ) và 3 kiểu trung gian (quá
trình hành vi, quá trình phát ngơn, q trình hiện hữu) (1994: 205-207).
(2) VT biểu thị tình thái. Khác với VT biểu thị nội dung sự tình, VT tình thái
cho biết cách thực hiện các mối liên hệ giữa các thực thể trong thế giới là có thật hay
khơng, là tất yếu hay khơng, có thể có hay khơng. Nghĩa là chúng phản ánh thái độ,
cách đánh giá của người nói hay chủ thể sự tình được nói ra về các dạng thức thể hiện


15

sự tình. Trước cùng một sự tình, bằng những yếu tố tình thái (trong đó chủ yếu là VT
tình thái) người nói có thể tạo ra những phát ngơn khác nhau nhờ ý nghĩa tình thái
thêm vào nội dung miêu tả sự tình ấy.
1. a. Nam muốn đến trường.


b. Nam dám đến trường.

c. Nam định đến trường.

d. Nam có thể đã đến trường.

e. Nam hình như đến trường.

g. Nam nhất định đến trường rồi.

Xuất hiện trong chuỗi VT, VT tình thái bao giờ cũng đứng ở vị trí đầu tiên và
giữ vai trò trung tâm về ngữ pháp.
Dựa vào tiêu chí nghĩa tình thái, mức độ tình thái, VT tình thái có thể được chia
thành nhiều tiểu loại (về VT tình thái x. thêm: T. Givón 1984: 117-119 và 533-561,
Cao Xn Hạo 1991: 50-54, Lê Đơng-Nguyễn Văn Hiệp 2003: 19-26).
Nhìn chung, hướng phân loại VT dựa vào nghĩa biểu hiện có thể áp dụng cho
mọi ngơn ngữ.
1.2.2. Phân loại VT theo số lượng diễn tố
Diễn tố, như sau này sẽ đề cập (x. mục § 2), là tham tố bắt buộc, bị quy định bởi
ý nghĩa của VT. Số lượng các diễn tố của một VT là diễn trị. Dựa vào tiêu chí diễn trị,
VT được chia thành:
(1) VT khơng có diễn tố (vơ trị). Những VT vơ trị chủ yếu thể hiện những hiện
tượng, trạng thái phổ biến như thiên nhiên, thời tiết. Lúc này khơng có một tham tố
bắt buộc nào tham gia vào sự tình. Theo W. Chafe, VT loại này thường gắn với kiểu
câu mà dường như "khơng chứa đựng một cái gì khác ngồi VT và trong đó khơng có
một đối tượng nào để tiến hành VT hóa" (1970: 130). Trong một số ngơn ngữ, như
tiếng Việt, VT vơ trị có thể một mình hoặc kết hợp với các chu tố mở rộng (làm TN)
để tạo câu.
2.


a. Mưa!

b. Mưa tầm tã suốt ngày.

(2) VT một diễn tố (đơn trị). Đây là những VT có một tham tố bắt buộc. Căn
cứ vào nghĩa, VT một diễn tố có thể thuộc vào nhiều tiểu loại khác nhau: VT hành
động, VT quá trình, VT trạng thái, VT tư thế. Trong phần lớn các câu đơn giản, VT


16

này đi sau diễn tố đóng vai trị CN/ Đề của câu. Diễn tố duy nhất này có thể mang các
vai cách khác nhau. Ví dụ với VT hành động, diễn tố này là Hành thể, với VT trạng
thái diễn tố này là Nghiệm thể...
3.

a. Nam chạy.

b. Nam ngủ suốt ngày.

(3) VT hai diễn tố (song trị). Đây là những VT địi hỏi phải có hai tham tố tham
gia vào sự tình. Một diễn tố xuất hiện trên bề mặt cú pháp là CN/ Đề, diễn tố kia là
BN. Xét về đặc tính ngữ nghĩa, phần lớn những VT hai diễn tố thuộc loại VT hành
động tuy nhiên chúng cũng có thể thuộc các loại VT khác. Hai diễn tố này có thể
mang vai ngữ nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nghĩa của VT chi phối chúng. Ví dụ
tham gia vào khung VN có VT trung tâm là VT hành động, hai diễn tố thường là Tác
thể và Đối thể; nếu VT trung tâm là VT trạng thái, đó là Nghiệm thể và Hiện tượng.
4. a. Mèo vồ chuột.


b. Nam yêu Lan.

(4) VT ba diễn tố (tam trị). Các VT loại này địi hỏi phải có ba diễn tố. Một
diễn tố xuất hiện trên bề mặt cú pháp là CN/ Đề, hai diễn tố còn lại thường là một BN
trực tiếp và một BN gián tiếp. Hầu hết những VT tam trị thuộc VT hành động và các
diễn tố của VT loại này thường mang các vai nghĩa: Tác thể, Đích thể và Tiếp thể.
5: a. Nam gửi thư cho Lan.
c. Cô ta đặt cuốn sách lên bàn.

b. Thằng bé xin mẹ tiền.
d. Ông ấy sai con mua rượu.

(5) VT bốn diễn tố (tứ trị). Nhóm VT này có số lượng khơng đáng kể. Trong
thực tế sử dụng ít khi cả bốn diễn tố này được hiện thực hóa, nghĩa là tùy mục đích
giao tiếp cụ thể, một (vài) diễn tố có thể được tỉnh lược.
6. a. Nam đổi tờ tiền rách cho người thu ngân để lấy tiền mới.
b. Nam đổi tiền mới.
Trong ví dụ 6 trên, câu 6a là dạng đầy đủ. Ở câu này tất cả các diễn tố đều được
hiện thực hóa. Trong khi đó, ở câu 6b hai diễn tố (vật đem đổi và người cho đổi) được
tỉnh lược.
1.2.3. Phân loại VT dựa trên sự kết hợp ý nghĩa và chức năng


17

Kết quả của cách phân chia này có thể tạo ra sự phân đôi hay phân ba các VT.
Theo lối phân ba, VT chia thành VT trợ/ VT nối (auxiliary/ linking/ copulative verb),
VT NĐ (intransitive verb) và VT NgĐ (transitive verb) (J. Nesfield 1934: 64, W.
Prancis 1958: 343). Lối phân đơi giữ ngun nhóm VT trợ và gom các VT NĐ và VT
NgĐ vào một nhóm gọi là VT khơng nối/ VT miêu tả/ VT thực/ VT có nghĩa từ vựng

(non-linking/ predicating/ notional/ lexical verb) (P. Roberts 1958: 114-120, E. M.
Gordon, I. P. Krylova 1980: 9-10, S. Chalker 2000: 613-614). Như vậy, ngoài một số
khác biệt nhỏ, hai cách phân loại trên về cơ bản là thống nhất ở cách hiểu các khái
niệm. Nói chung, các VT trong nhóm đầu là mờ nghĩa từ vựng hoặc trống nghĩa,
chúng luôn đi trước VT từ vựng trong các VT chuỗi để thông tin về tình thái; hoặc,
trong một số ngơn ngữ, chúng đi trước các từ loại khác để thông tin về thời, thể, ngơi...
và cùng hợp thành VN, tạo tính hồn chỉnh về ngữ pháp. Ngược lại, các VT thuộc
nhóm hai (và nhóm ba trong cách phân ba) - bao gồm VT NĐ và VT NgĐ - có nghĩa
từ vựng và có thể đảm trách chức năng cú pháp trong câu.
Trong khi tìm hiểu về cách phân loại truyền thống này (đặc biệt là các tiêu chí để
phân biệt NĐ và NgĐ), chúng tơi thấy có thể điều chỉnh, bổ sung thêm một số tiêu chí
khách quan và có giá trị thực tiễn hơn (tiêu chí phân loại sẽ được miêu tả và thảo luận
chi tiết hơn ở mục § 4).

2. Tham tố và phân loại tham tố
2.1. Khái niệm.
Tham tố (argument/ participant) gắn liền với những nghiên cứu của Tesnière về
cấu trúc câu và của C. Fillmore về các quan hệ cách. Về sau, nhiều nhà ngữ pháp chức
năng tiếp tục bổ sung, phát triển những lý thuyết này. S. Dik chú ý tới cấu trúc nghĩa
của VT. Ông đã có những miêu tả sâu sắc về tham tố và phân loại các tham tố thành
diễn tố và chu tố (1981: 15, 26). T. Givón cho rằng ngữ nghĩa của mệnh đề liên quan
tới hai mặt của mệnh đề: (1) sự đặc tính hóa của nó như là một trạng thái, sự kiện,
hoặc hành động và (2) đặc tính của các tham tố trong mệnh đề như là các vai ngữ
nghĩa trong quan hệ với VT (1984: 31). Trong công trình "Dẫn luận ngữ pháp chức
năng", M. Halliday khi xem xét cấu trúc ngữ nghĩa của các cú cũng đưa ra ba thành tố


18

(1) q trình (x. mục §1.2.1), (2) các tham tố trong quá trình và (3) các chu cảnh liên

quan đến quá trình (1994: 208). Tất cả các tác giả trên, dù có sử dụng những khái
niệm khác nhau và mơ hình đưa ra có ít nhiều khác biệt, tất cả đều nói đến hai bộ phận
trong cấu trúc ngữ nghĩa của mệnh đề: VT và các tham tố. VT trong câu đóng vai trị
trung tâm ngữ nghĩa và cú pháp. VT tạo thành những cái nút (noeuds), cái khung
(frame) từ đó các ngữ đoạn (terms) kết dính, chèn lấp vào làm rõ, xác định sự tình, để
hồn chỉnh chức năng thơng báo. Tham tố chính là các ngữ đoạn này, đó là những vai
nghĩa tham gia vào cái 'màn kịch nhỏ' do VT làm trung tâm. Các tham tố cùng với VT
tạo thành nội dung ngữ nghĩa cho câu - thực hiện chức năng thể hiện 'thế giới kinh
nghiệm' (experiental world), chức năng phản ánh sự tình. Đứng từ góc độ này thì
những vai nghĩa cơ bản được coi là có số lượng hữu hạn và tồn tại trong tất cả các
ngơn ngữ vì chúng phản ánh mối quan hệ sâu - quan hệ ngữ nghĩa với VT (Givón
1985: 86).
Trong các mệnh đề, VT bao giờ cũng đóng vai trị quyết định. Chính ý nghĩa của
VT sẽ chi phối, quyết định đến số lượng tham tố (cần bao nhiêu, có thể có bao nhiêu)
và đặc tính ngữ nghĩa của tham tố (các kiểu vai nghĩa).

2.2. Phân loại tham tố.
Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa các tham tố với VT, các nhà ngữ
pháp chức năng thường chia tham tố ra làm hai loại: tham tố bắt buộc (diễn tố) và
tham tố tùy ý (chu tố). Hai khái niệm này gắn chặt với hai khái niệm VN hạt nhân và
VN mở rộng do S. Dik đưa ra.
2.2.1. Tham tố bắt buộc (diễn tố) là tham tố cần yếu để tạo thành VN hạt nhân
(nuclear predication). VN hạt nhân được định nghĩa như là một sự tình mà trong đó
"đặc tính và quan hệ được thấy rõ nhờ VT chứa những ngữ đoạn mà nó địi hỏi" (S.
Dik 1981: 25). Các VN hạt nhân có được là nhờ "việc lấp đầy các ngữ đoạn thực hiện
chức năng như là các tham tố của VT mà chúng có trách nhiệm bổ nghĩa cụ thể"
(1981: 26). Các tham tố nằm trong VN hạt nhân hình thành một cách tự nhiên trong
suy nghĩ của người bản ngữ và được xem là những yếu tố không thể thiếu gắn chặt với



19

nghĩa của VT. Một VT như cho sẽ buộc ta phải nghĩ tới những tham tố: người cho (ai
cho), người nhận (cho ai) và cái được cho (cho cái gì).
Tham tố (dù là diễn tố hay chu tố) là những nhân/ vật tham gia vào sự tình do đó
hình thức phổ biến của chúng là những ngữ danh từ.
7.
That man
showed
Diễn tố: ngữ danh từ VT: động từ
‘Người đàn ông ấy

The boy
Diễn tố: ngữ danh từ

đưa cho

đứa bé (xem)

a picture
Diễn ngôn: ngữ danh từ
một tấm hình’

Tất nhiên tham tố có thể có hình thức khác, nhưng về bản chất bao giờ nó cũng
có tính chất danh từ hoặc có thể thay thế bằng một (ngữ) danh từ. Dưới đây là một ví
dụ khác, trong đó có hai tham tố bắt buộc là các cú.
8.
For her to arrived showed
late again
Diễn tố: cú

VT: động từ
‘Việc cô ta lại đến trễ

cho

The boss
Diễn tố: ngữ danh từ
ông chủ

thấy rằng

That
she
unreliable
Diễn tố: cú

was

cô ta không đáng tin’

Về chức năng ngữ nghĩa, các diễn tố tạo ra sự bổ nghĩa cụ thể, cần yếu cho nghĩa
của VT được hoàn chỉnh. Trong kết hợp với các loại VT cụ thể, các diễn tố thường
đảm nhận một số vai nghĩa nhất định như Tác thể, Bị thể cho VT hành động; Nghiệm
thể, Hiện tượng cho VT trạng thái...
Số lượng diễn tố của một VT gọi là diễn trị (valency) của VT đó. Tuy nhiên, một
VT khi tham gia vào những cấu trúc khác nhau số lượng diễn tố có thể thay đổi. S.
Dik (1985) đã nói đến ba mơ hình cấu trúc liên quan đến việc rút gọn diễn trị, mở rộng
diễn trị và chuyển đổi diễn trị (S. Dik 1985: 2-27). Và tùy theo hồn cảnh giao tiếp,
mục đích thơng tin, một số diễn tố có thể khơng xuất hiện.
9. a. Nam gửi thư hôm qua.


b. Hội chữ thập đỏ kêu gọi cứu trợ.

Ở 9a có một vai nghĩa bắt buộc đã bị tỉnh lược, đó là vai Tiếp thể (cho ai)\ tương
tự, ở 9b có một vai nghĩa bị tỉnh lược là vai Đối thể (kêu gọi ai). Tuy nhiên những


20

tham tố này ai cũng hiểu là vốn tồn tại và gắn bó chặt chẽ với nghĩa của VT "gửi" và
"kêu gọi" 4 nhưng khơng được nói ra.
3F
P

P

2.2.2. Tham tố không bắt buộc (chu tố) là thành phần bổ sung cho VN hạt
nhân, cùng với VN hạt nhân hợp thành VN mở rộng (extended predication) (S. Dik
1981: 25). Khác với diễn tố, chu tố chỉ là những thành phần tùy ý trong cấu trúc VN
và quan hệ lỏng lẻo với VT. Tính chất chặt, lỏng được các nhà ngữ pháp chức năng
xác định dựa vào khả năng đoán trước (predictable) sự xuất hiện của các tham tố.
Tham tố nào mà có xác suất tiên đốn càng cao thì tham tố đó càng có khả năng là
diễn tố và ngược lại (Givón 1984: 183). Về mặt cấu trúc cú pháp, các chu tố có hình
thức điển hình là các ngữ giới từ. Về chức năng ngữ nghĩa, theo S. Dik, chu tố là
những tham tố không tham gia vào việc định nghĩa sự tình mà chỉ "cho thêm những
thơng tin bổ sung cho sự tình như là một chỉnh thể bằng cách cụ thể hóa thời gian, nơi
chốn của sự tình, (hoặc) đưa ra lý do hay nguyên nhân tạo ra sự tình đó và cung cấp
thêm những thơng tin bổ sung khác." (1981: 25). Ông cũng đã nêu ra năm loại thông
tin mà các chu tố thường đề cập tới: (1) chi tiết hóa cho sự tình về Cách thức, Chất
lượng, Cơng cụ; (2) các liên hệ của sự tình với các tham tố khác như Hưởng lợi, Liên

đới; (3) các liến hệ của sự tình với lĩnh vực thời gian như Thời gian, Thời đoạn, Tần
suất; (4) các liên hệ của sự tình đối với lĩnh vực khơng gian như Nơi chốn, Nguồn,
Đích, Hướng, Đường dẫn; (5) các liên hệ của sự tình này với sự tình khác như Hồn
cảnh, Ngun nhân, Lý do,
Mục đích, Kết quả (1981:26)
10. a.
Nam
Diễn tố: Nghiệm thể

buồn bã
VT: Trạng thái

suốt ngày
Chu tố: Thời đoạn

b.
Khái niệm ‘vai nghĩa bắt buộc’ (obligatory role) có lẽ khơng thích hợp bằng khái
niệm ‘vai nghĩa cố hữu’ (inherent role) của Halliday vì cách nó vai cố hữu khơng mâu
thuẫn với trường hợp một diễn tố nào đó có thể vắng mặt vì “thường thì trong thực tế,
một thành phần bắt buộc nào đó có thể vắng mặt” (dẫn theo Hoàng Văn Vân 2003:
187).

4


×