Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường trung học phổ thông quận 5, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Thúy Ngọc
QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG QUẬN 5,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Thúy Ngọc
QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG QUẬN 5,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGƠ ĐÌNH QUA

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực
hiện. Các tài liệu sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn đầy đủ, chính xác
và được ghi trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Các số liệu, những kết luận
nghiên cứu được trình bày trong đề tài là trung thực và chưa từng được cơng bố
trên tạp chí khoa học dưới bất cứ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Người thực hiện
Võ Thị Thúy Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tơi xin trân trọng các ơn các Thầy, Cô khoa
Khoa Học Giáo Dục - trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã dìu
dắt tơi trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngơ Đình Qua,
Thầy đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những tri thức khoa học để tơi
hồn thành tốt luận văn.
Đồng thời, tơi chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, tập thể giáo viên tổ bộ
môn Tiếng Anh ở trường THPT TKN, THPT LHP và THTH ĐH Sư Phạm đã
nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình khảo sát thực tế.
Cuối cùng, tơi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các anh
chị học viên cao học khóa 24 đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 9 năm 2015
Người thực hiện
Võ Thị Thúy Ngọc



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ,ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 3
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 4
7.Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 8
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC
HIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................................. 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 9
1.2. Hệ thống khái niệm .................................................................................................. 13
1.3. Một số lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng
tiếp cận năng lực thực hiện ở trường trung học phổ thông ............................................... 20
1.4. Một số lý luận về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo
hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở trường THPT........................................................... 25
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT môn Tiếng
Anh của HS THPT theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ............................................. 38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 40
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP MÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH................................................................................................................................. 41


2.1. Vài nét khái quát về Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 41
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................................. 41
2.3.Thực trạng kiểm tra, đánh giá KQHT môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng
lực thực hiện ở các trường THPT Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh................................ 43
2.4. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT môn Tiếng Anh theo hướng tiếp
cận năng lực thực hiện ở các trường THPT Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh ................ 58
2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT Tiếng Anh theo
hướng tiếp cận NL ở các trường THPT Quận 5, TPHCM ................................................ 74
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 78
CHƯƠNG 3:BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG
LỰC THỰC HIỆN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN 5,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................................... 80
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ........................................................................................... 80
3.2. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học môn
Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường THPT Quận 5, Thành
phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................... 83
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả
quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực
thực hiện ở các trường THPT Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 94
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Cán bộ quản lý

CBQL

Đại học

ĐH

Giáo viên

GV

Giáo dục Trung học

GDTrH

Học sinh

HS

Kiểm tra, đánh giá

KT,ĐG

Kết quả học tập


KQHT

Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất

PHT CSVC

Phó hiệu trưởng chun mơn

PHT CM

Phụ huynh học sinh

PHHS

Tổ trưởng chun mơn

TTCM

Tổ phó chun mơn

TPCM

Trung học Thực Hành

THTH

Trung học phổ thơng

THPT


Thành phố Hồ Chí Minh

TPHCM

Sở Giáo dục Đào tạo

SGDĐT

Về việc

V/v


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Ký hiệu

Tên bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 2.1

3


Bảng 2.2

4

Bảng 2.3

5

Bảng 2.4

Hình thức và nội dung kiểm tra thường xuyên

49

6

Bảng 2.5

Hình thức và nội dung kiểm tra định kỳ

50

7

Bảng 2.6

8

Bảng 2.7


9

Bảng 2.8

10

Bảng 2.9

Chuẩn đầu ra và mục tiêu thể hiện năng lực thực
hiện tiếng Anh của học sinh lớp 10 bậc THPT
Thông tin về mẫu khảo sát CBQL, GV Tiếng
Anh
Thông tin về mẫu khảo sát HS khối 10
Nhận thức của CBQL, GV về mục đích KT,ĐG
KQHT mơn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận NL

Phân tích, so sánh, đối chiều các bài kiểm tra của
Việt Nam với đề thi IELTS
Thống kê điểm thi HKI môn Tiếng Anh (2014 –
2015)
Thống kê điểm thi HKII môn Tiếng Anh (2014 2015)
Kết quả thực hiện yêu cầu KT,ĐG KQHT môn
Tiếng Anh theo hướng tiếp cận NL của GV

Trang
30

44
45

47

PL

53

53

55

Nội dung quản lý xây dựng chuẩn đánh giá
11

Bảng 2.10

KQHT môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận NL

58

và kết quả đạt được
12

Bảng 2.11

Những nội dung GV đã phổ biến cho HS

60

Nội dung quản lý nội dung KT,ĐG KQHT môn
13


Bảng 2.12

Tiếng Anh theo hướng tiếp cận NL và kết quả đạt
được

61


Sự phù hợp giữa nội dung KT,ĐG KQHT môn
14

Bảng 2.13

Tiếng Anh so với mục tiêu/chuẩn đầu ra môn

63

Tiếng Anh bậc THPT
15

Bảng 2.14

Phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá
KQHT Tiếng Anh theo hướng tiếp cận NL

66

Nội dung quản lý hình thức, phương pháp và kỹ
16


Bảng 2.15

thuật KT,ĐG KQHT mơn Tiếng Anh theo hướng

68

tiếp cận NL và kết quả đạt được
Nội dung quản lý công cụ kiểm tra, đánh giá
17

Bảng 2.16

KQHT môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận NL

70

và kết quả đạt được
Nội dung quản lý kết quả kiểm tra, đánh giá
18

Bảng 2.17

KQHT môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận NL

72

và kết quả đạt được
Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
19


Bảng 2.18

nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý
KT,ĐG KQHT môn Tiếng Anh theo hướng tiếp
cận NL

95


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT

Ký hiệu

1

Hình 1.1

2

Hình 1.2

3

Hình 1.3

Tên hình
Mơ hình các yếu tố cấu thành năng lực thực hiện
giao tiếp tiếng Anh

Mơ hình đánh giá năng lực thực hiện giao tiếp tiếng
Anh
Mơ hình quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT môn
Tiếng Anh theo hướng tiếp cận NL

Trang
19

20

26

Diễn giải tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện tiếng
4

Hình 1.4

Anh của học sinh như đường phát triển năng lực

31

thực hiện
Diễn giải chuẩn đánh giá năng lực thực hiện tiếng
5

Hình 1.5

Anh của học sinh và đường phát triển năng lực thực

32


hiện
6

Biểu đồ 2.1

7

Biểu đồ 2.2

Kết quả học tập của 120 học sinh khối 10 trong mẫu
khảo sát
Kết quả tự đánh giá của HS về 4 kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết

46

46



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập là một trong những xu thế nổi bật của
thời đại. Đặc biệt, sự đổi mới công nghệ thông tin và truyền thông đã dẫn tới sự
hình thành và phát triển xã hội định hướng tri thức và thơng tin. Theo đó, tiếng
Anh đóng vai trị là ngơn ngữ chính trong giao tiếp quốc tế. Chỉ những cơng dân
có khả năng và kỹ năng ngơn ngữ phù hợp trong bối cảnh giao tiếp đa văn hóa

mới có thể thiết lập được những kênh thơng tin cần thiết cho việc hợp tác thành
công. Đối với học sinh, khả năng hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh khi tốt nghiệp
trung học phổ thông (THPT) luôn được xem là kỹ năng cơ bản mà tất cả học
sinh phải có.
Kết quả đánh giá về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20
nước được khảo sát cho thấy học sinh Việt Nam xếp thứ 8 về khả năng viết và
đọc nhưng lại xếp thứ 18-19/20 về khả năng nghe nói [60]. Điều này phản ánh
rõ nét về cách dạy tiếng Anh ở Việt Nam, chỉ tập trung đọc, viết ít chú trọng
nghe, nói và thậm chí trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh hầu như
khơng có đánh giá kỹ năng nghe, nói mà chính 2 kỹ năng này lại là công cụ
trọng yếu để học sinh giao tiếp tốt.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn
diện giáo dục và đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các
yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất,
năng lực thực hiện của người học” [23]. Theo tinh thần đó, các yếu tố của q
trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.
Quán triệt quan điểm Nghị quyết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra nhiệm vụ Giáo
dục Trung học năm học 2014 -2015 cụ thể là: “Đổi mới kiểm tra, đánh giá
theo hướng chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ
sơ; đánh giá bằng nhận xét…Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới
phát triển năng lực thực hiện học sinh, coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh


2
về phương pháp học tập của các em trong quá trình dạy học” [11]. Những quan
điểm, định hướng nêu trên đã tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi
cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp
dạy học; kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực thực hiện người
học. Điều này dẫn tới mối quan tâm sâu sắc giữa các nhà hoạch định chính sách
giáo dục trong việc tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc học tập môn Tiếng Anh ở bậc trung
học phổ thông và vai trị của cơng tác đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực thực hiện học sinh, người nghiên cứu cho rằng nếu
vận dụng tốt cơ sở lý luận về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
hướng tiếp cận năng lực thực hiện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết của HS trong
môn Tiếng Anh không những thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học mà còn
giúp cho các nhà quản lý hiện thực hóa mục tiêu quản lý là phát triển tồn diện
nhân cách người học. Tuy có nhiều nghiên cứu về quản lý kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh trung học phổ thông nhưng chưa có đề tài nào nghiên
cứu về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng
tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường trung học phổ thơng tại Quận 5, Thành
phố Hồ Chí Minh. Vì lý do đó, người nghiên cứu chọn “Quản lý kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở
các trường trung học phổ thơng Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng
Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường THPT Quận 5, Thành
phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu đề xuất biện pháp nâng cao
hiệu quả quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng
tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường THPT Quận 5, Thành phố Hồ Chí
Minh.


3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học
phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo
hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường THPT Quận 5, Thành phố Hồ
Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện, cán bộ quản lý (CBQL) ở các
trường THPT Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh có thể còn hạn chế trong việc
thực hiện một số nội dung quản lý sau:
+ Quản lý xây dựng chuẩn đánh giá kết quả học tập tiếng Anh của HS.
+ Quản lý nội dung kiểm tra.
+ Quản lý hình thức, phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập mơn Tiếng Anh.
Ngun nhân có thể do cán bộ quản lý chưa quán triệt mục đích kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực
hiện. Mặt khác, sự thiếu sót trong khâu chỉ đạo và kiểm tra GV thực hiện kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực
hiện của CBQL cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở trường THPT.
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường THPT
Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.


4
Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường
THPT Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở phương pháp luận

6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Vận dụng quan điểm này vào đề tài, người nghiên cứu xem công tác quản
lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS THPT theo hướng
tiếp cận năng lực thực hiện như là 1 hệ thống được hợp thành bởi các yếu tố:
chủ thể quản lý; đối tượng quản lý; mục tiêu quản lý; chức năng quản lý; nội
dung quản lý; phương pháp quản lý; công cụ quản lý; kết quả quản lý.
Đối với yếu tố nội dung quản lý, nếu ta xem nó như một hệ thống thì hệ
thống đó sẽ bao gồm các nội dung: Quản lý xây dựng chuẩn đánh giá kết quả
học tập môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện; Quản lý nội
dung, hình thức, phương pháp và kỹ thuật kiểm tra; Quản lý công cụ kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực
hiện; Quản lý kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo
hướng tiếp cận năng lực thực hiện.
Các yếu tố hợp thành hệ thống ấy cũng phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ
với nhau: chủ thể quản lý thực hiện các nội dung, chức năng quản lý bằng cách
sử dụng các phương pháp quản lý và công cụ quản lý tác động trực tiếp đến đối
tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Ngồi ra, nếu ta xem cơng tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
môn Tiếng Anh như một nội dung trong công tác quản lý trường THPT thì nó
cũng sẽ có quan hệ mật thiết với các nội dung khác. Do đó, các mặt quản lý khác
như: quản lý nhân lực, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất,…sẽ tác động
không nhỏ đến quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của


5
HS THPT theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện. Khi đề xuất biện pháp, các
biện pháp được sắp xếp logic, chặt chẽ, theo một chỉnh thể thống nhất.
6.1.2. Quan điểm lịch sử
Từ quan điểm này, người nghiên cứu tìm hiểu công tác quản lý kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện

trong các giai đoạn lịch sử và trong yêu cầu cấp thiết của xã hội đối với việc đổi
mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS THPT.
6.1.3. Quan điểm thực tiễn
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
hướng tiếp cận năng lực thực hiện HS THPT, người nghiên cứu làm rõ thực
trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng tiếp
cận năng lực thực hiện ở các trường THPT tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
nhằm đề xuất biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở các
trường THPT tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2.1.1. Phân tích và tổng hợp lý thuyết
Người nghiên cứu phân tích và tổng hợp các nội dung lý luận: quản lý;
kiểm tra; đánh giá; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo
hướng tiếp cận năng lực thực hiện; quản lý KT,ĐG kết quả học tập môn Tiếng
Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện làm cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2.1.2. Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
Người nghiên cứu phân loại những tài liệu có liên quan đến các nội dung
lý luận: quản lý; kiểm tra; đánh giá; KT,ĐG kết quả học tập môn Tiếng Anh
theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện; quản lý KT,ĐG kết quả học tập môn
Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện. Từ đó, người nghiên cứu tiến
hành hệ thống hóa những tài liệu trên để viết lịch sử nghiên cứu của đề tài.


6
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1. Phương pháp quan sát
*Mục đích quan sát
Thu thập thơng tin về thực trạng quản lý KT,ĐG KQHT môn Tiếng Anh

theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường THPT Quận 5, Thành phố
Hồ Chí Minh để chứng minh giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
*Đối tượng và nội dung quan sát
Đối tượng quan sát: Cán bộ quản lý (CBQL) gồm PHT CM ; tổ trưởng, tổ
phó bộ mơn Tiếng Anh; giáo viên Tiếng Anh (GV) và học sinh.
Nội dung quan sát: Hoạt động của CBQL và GV trong việc kiểm tra 4 kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết của HS và biểu hiện của học sinh khi tham gia kiểm tra
(tự tin, hứng thú, lo lắng, sợ hãi…).
*Thời gian tiến hành
Thời gian tiến hành quan sát từ 12/2014 – 5/2015 vì đây là khoảng thời
gian diễn ra các đợt kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ.
*Công cụ phục vụ cho quan sát gồm: biên bản quan sát, máy ảnh, giấy,
viết.
6.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
*Mục đích phỏng vấn là tìm hiểu thêm về thực trạng quản lý KT,ĐG
KQHT môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường
THPT Quận 5, TPHCM nhằm hỗ trợ cho quá trình quan sát và điều tra bằng
bảng hỏi.
*Đối tượng và nội dung phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn là tổ trưởng chuyên môn; GV Tiếng Anh.
Nội dung phỏng vấn: Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
Tiếng Anh và quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo
hướng tiếp cận năng lực thực hiện.
*Thời gian phỏng vấn: 3/2015 – 6/2015


7
*Công cụ sử dụng: hệ thống câu hỏi, máy ghi âm, viết, giấy ghi biên bản
phỏng vấn.
6.2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

*Mục đích: Bảng hỏi được thiết kế nhằm tìm hiểu thực trạng KT,ĐG
KQHT mơn Tiếng Anh và quản lý KT,ĐG KQHT môn Tiếng Anh theo hướng
tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường THPT Quận 5, TPHCM.
*Đối tượng và nội dung điều tra
Về đối tượng điều tra là CBQL (Phó hiệu trưởng chun mơn, tổ trưởng,
tổ phó bộ mơn Tiếng Anh); GV Tiếng Anh và HS khối 10.
Nội dung điều tra gồm: Hoạt động KT,ĐG KQHT môn Tiếng Anh và
quản lý KT,ĐG KQHT môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện.
*Công cụ điều tra: 2 mẫu phiếu hỏi gồm (1) CBQL và GV; (2) HS.
6.2.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
6.2.3.1. Phương pháp tốn thống kê
*Mục đích: Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này nhằm xử lý số
liệu thu được từ bảng hỏi; đánh giá thực trạng và làm cơ sở đề xuất biện pháp.
*Đối tượng chính là những phiếu trả lời thu được từ điều tra bằng bảng
hỏi, dữ kiện thu được từ phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn.
*Nội dung: Nội dung xử lý thống kê liên quan đến ba nội dung đã nêu
trong phương pháp điều tra.
*Phương pháp: Để xử lý số liệu điều tra, người nghiên cứu dùng phần
mềm SPSS 16 để tính tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, độ
tin cậy, kiểm nghiệm T-test, hệ số tương quan Pearson. Từ đó, người nghiên cứu
phân tích, đánh giá thực trạng nhằm đề xuất biện pháp quản lý phù hợp.
6.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
*Mục đích: Phân tích các sản phẩm hoạt động của CBQL, GV Tiếng Anh
nhằm minh chứng cho giả thuyết của đề tài.


8
*Phương pháp: Thu thập, phân loại, hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo
của các cấp quản lý (Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT;…) có liên quan đến KT,ĐG
KQHT Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện trong năm học 2014 –

2015. Phân tích, đánh giá bài kiểm tra, đề thi học kỳ môn Tiếng Anh năm học
2014-2015.
6.2.3.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục
*Mục đích: Tìm hiểu bản chất, nguyên nhân và cách giải quyết thực trạng
quản lý KT,ĐG kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận NL. Tổng
kết các sáng kiến của các nhà sư phạm tiên tiến và các nhà khoa học.
*Phương pháp: Sưu tầm các bài báo khoa học có liên quan đến đề tài và
địa bàn nghiên cứu để phân tích, minh chứng cho phần nghiên cứu thực trạng.
7.Giới hạn phạm vi nghiên cứu
-Về địa bàn khảo sát: Để tài chỉ khảo sát tại 3 trường THPT tại Quận 5 gồm:
THPT TKN, THTH ĐH Sư Phạm, THPT Lê Hồng Phong.
-Về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu 2 kỹ năng đọc, viết.


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Từ giữa thập niên 1980, khoa học về kiểm tra, đánh giá (KT,ĐG) cũng
được đổi mới cùng với sự phát triển của khoa học giáo dục. Xu hướng đánh giá
mới của thế giới là đánh giá theo năng lực thực hiện (Competence base
assessment) tức là: “Đánh giá khả năng tiềm ẩn của HS dựa trên kết quả đầu ra
cuối một giai đoạn học tập, là quá trình tìm kiếm minh chứng về việc HS đã thực
hiện thành cơng các sản phẩm đó” [3]. Đặc trưng của xu hướng trên là đẩy
mạnh đánh giá quá trình bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá đa dạng và

linh hoạt như quan sát, phỏng vấn, hồ sơ, dự án, trình diễn thực, HS tự đánh giá.
Ở Anh, các nhà nghiên cứu nhận ra việc học tập dựa trên năng lực thực
hiện (NL) là một vấn đề cần được nghiên cứu và triển khai [40,tr.3].
Ở Australia, vào cuối thập kỷ 80 đã bắt đầu một cuộc cải cách trong đào
tạo nghề. Các tác giả Roger Haris, Hugh Guthrie, Bary Hobart, David Lundberg
đã nghiên cứu khá toàn diện về đánh giá người học trong hệ thống đào tạo dựa
trên năng lực thực hiện. Năm 1995, tác giả Shirley Fletcher viết cuốn “Các kỹ
thuật đánh giá dựa trên năng lực thực hiện”, trong đó phân tích các ngun tắc
và thực hành đánh giá theo tiêu chuẩn, việc thiết lập các tiêu chí cho sự thực
hiện [19,tr.5].
Ở nhiều nước châu Á như Singapore, Ấn Độ, Philippin, Bruney,
Malaysia,… phương thức đào tạo dựa trên năng lực thực hiện đã và đang được
vận dụng ở các mức độ khác nhau [40,tr.3].


10
Mặt khác, việc đánh giá năng lực thực hiện ngoại ngữ cũng được nghiên
cứu từ rất lâu đời. Bài nghiên cứu có tựa đề “Are communicative lanquage
classes being tested communicatively? (Ireland 2000) tạm dịch là “Những lớp
học ngôn ngữ giao tiếp có đang được đánh giá theo kiểu giao tiếp?” nhấn mạnh
tầm quan trọng của mục tiêu học tập và phương pháp KT,ĐG sẽ ảnh hưởng tới
phương pháp dạy [57,tr.31-48].
Nằm trong chuỗi nghiên cứu về năng lực thực hiện và KT,ĐG, nghiên cứu
của Bachman (1990), Body và Langham (2000) đề cập đến thành phần năng lực
thực hiện của ngôn ngữ gồm: năng lực thực hiện tổ chức sử dụng cấu trúc ngữ
pháp và ngôn từ; năng lực thực hiện ngữ dụng và ngôn ngữ trong giao tiếp xã
hội. Cụ thể hơn, tác giả đã định nghĩa năng lực thực hiện ngôn ngữ là một cụm
các thành tố được sử dụng trong giao tiếp thông qua ngôn ngữ [55].
Cùng với đề tài về năng lực thực hiện học tập, tác giả Ella A. Erway
(1984) đã đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nghe hiểu [56]. Hai

tác giả T. Lobanova và Yu.Shunin (2008) cho rằng năng lực thực hiện giao tiếp
ngôn ngữ bao gồm các khả năng và kỹ năng giao tiếp [58].
Như vậy, KT,ĐG đối với giáo dục phổ thơng trên quốc tế đã có những
bước tiến rất lớn cả về lý luận lẫn thực tiễn, thể hiện rõ xu hướng KT,ĐG là
hướng đến đánh giá năng lực thực hiện của người học. Đối với môn Tiếng Anh,
việc chú trọng phát triển năng lực thực hiện giao tiếp cho HS là điều tất yếu.
Điều này tạo tiền đề vững chắc cho công tác nghiên cứu KT,ĐG KQHT môn
Tiếng Anh của HS theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện.
1.1.2. Tại Việt Nam
Năm 1996, tác giả Nguyễn Đức Trí đã nghiên cứu cơng trình“Tiếp cận
đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề”
cơng trình này bước đầu đã làm sáng tỏ về mặt lý luận, phương thức đào tạo
theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện, đồng thời chỉ ra các bước phát triển


11
chương trình đào tạo theo NL. Song song đó, tác giả cũng chỉ rõ khái niệm về
“Đào tạo dựa trên NL” được rất ít người biết tới [51].
Năm 2004, Nguyễn Ngọc Hùng đã nghiên cứu luận án Tiến sĩ về “Các
giải pháp đổi mới quản lý dạy học thực hành nghề theo tiếp cận năng lực thực
hiện cho sinh viên sư phạm kỹ thuật”. Trong luận án, tác giả phát triển lý luận
dạy học thực hành nghề theo tiếp cận NL gồm: đặc điểm của phương thức đào
tạo theo tiếp cận NL, sự khác biệt giữa đào tạo theo NL với đào tạo truyền thống
[28].
Bàn về quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT, khá nhiều đề tài đã nghiên cứu
với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Năm 2011, tác giả Cấn Thị Thanh Hương
thực hiện luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam”. Trong luận án, tác giả trình bày mơ
hình quản lý KT, ĐG KQHT của sinh viên ở Đại học Oxford (Anh) và giáo dục
đại học Mỹ. Tác giả cho rằng “các nước rất quan tâm đến quản lý KT, ĐG

KQHT trong giáo dục đại học. Những tiêu chí của các cơ quan kiểm định chất
lượng là thước đo hiệu quả hoạt động quản lý KT,ĐG. Do đó bản thân các tổ
chức KT,ĐG và các trường đại học phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ
đảm bảo KT, ĐG đáp ứng các tiêu chí đề ra [31].
Năm 2013, kế thừa các đề tài trước, luận văn “Thực trạng quản lý kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của sinh viên trường Cao đẳng Y
Tế Đồng Nai” của tác giả Nguyễn Quý Nguyệt Cầm đã phác họa sơ lược những
nội dung cơ bản trong quản lý KT,ĐG KQHT môn Tiếng Anh gồm: Quản lý
việc soạn thảo công cụ kiểm tra, đánh giá (soạn đề thi, xây dựng ngân hàng câu
hỏi, chọn đề thi); Quản lý việc tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra kết quả học
tập; Quản lý việc chấm điểm, vào điểm và lưu điểm của GV; Quản lý kết quả
học tập môn Tiếng Anh của sinh viên [17].
Đầu thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học giáo dục và khoa
học quản lý giáo dục ở Việt Nam, các bài báo về giáo dục, quản lý giáo dục như


12
tác giả Phan Trọng Ngọ ở tác phẩm “Dạy học và phương pháp dạy học trong
nhà trường” bàn về khái niệm đánh giá, mối quan hệ của đánh giá và mục tiêu
học tập, các phương pháp đánh giá. Tác phẩm “Đánh giá trong giáo dục” của
Trần Thị Tuyết Oanh đề cập đến những vấn đề cơ bản trong kiểm tra, đánh giá
KQHT của HS.
Viện nghiên cứu giáo dục thuộc trường ĐH Sư Phạm TPHCM đã tổ chức
hội thảo khoa học về “Kiểm tra, đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh
bậc trung học phổ thông” (2006). Trong đó có nhiều bài viết nghiên cứu sâu về
việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá ở các trường trung học phổ thơng theo
hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Khi nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS THPT,
người nghiên cứu nhận thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nếu tiếp cận theo
quá trình, quản lý KT,ĐG KQHT của HS THPT sẽ bao gồm quản lý soạn thảo

công cụ kiểm tra; quản lý tổ chức, thực hiện kiểm tra; quản lý chấm điểm, vào
điểm và lưu điểm. Tiếp cận theo chức năng quản lý, quản lý KT,ĐG KQHT có
các chức năng chính là chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng
chỉ đạo và chức năng kiểm tra. Đa phần, các đề tài trước đều tập trung xem xét
quá trình kiểm tra, đánh giá và chức năng quản lý mà ít chú ý đến việc nghiên
cứu quản lý KT,ĐG KQHT trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố cấu trúc hoạt động
dạy học (mục tiêu; GV; HS; nội dung; phương pháp, phương tiện, hình thức tổ
chức; kết quả dạy học), bởi KT,ĐG KQHT là một trong những nhân tố cấu trúc
hoạt động dạy học. Những nhân tố này có mối quan hệ thống nhất, tác động biện
chứng với mơi trường bên ngồi và bên trong. Khi một nhân tố thay đổi sẽ kéo
theo sự thay đổi của các nhân tố khác. Chính vì vậy, khi nghiên cứu KT,ĐG
KQHT theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện, các nhân tố còn lại cũng phải
thay đổi. Từ đây, người nghiên cứu đề xuất hướng nghiên cứu mới dựa trên các
nhân tố cấu trúc hoạt động dạy học trong luận văn của mình.


13
Nhìn chung, thuật ngữ KT,ĐG KQHT theo hướng tiếp cận năng lực thực
hiện còn khá mới ở Việt Nam. Trong xu thế toàn ngành giáo dục thực hiện Đề
án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, việc nghiên cứu quản lý KT,ĐG KQHT môn
Tiếng Anh của HS THPT đặc biệt là “Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường
trung học phổ thông Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh” là vấn đề mới, mang
tính cấp thiết, cần được chú trọng nhiều hơn nữa nhằm tạo động lực đổi mới các
yếu tố trong quá trình giáo dục.
1.2. Hệ thống khái niệm
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường trung học phổ thông
1.2.1.1. Quản lý
Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, Harold Koontz
(1987) viết: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ

lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm về thời gian, tiền bạc và sự
bất mãn cá nhân ít nhất” [25].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Trí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996) đưa ra
định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức” [52].
Từ đây, người nghiên cứu rút ra định nghĩa về quản lý như sau: Quản lý là
sự tác động có hướng đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản
lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức để được mục tiêu đề ra.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo (1995): “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng
quát là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ
thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc
dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công tác giáo dục
theo yêu cầu phát triển của xã hội (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài)” [7].


14
Tác giả Trần Kiểm (2006) đề cập khái niệm quản lý giáo dục đối với cấp
vi mô: “QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục
đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể GV,
công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực xã hội trong và ngoài nhà
trường” [35]. Như vậy, các yếu tố được nói đến trong định nghĩa trên được hiểu:
- Chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý giáo dục các cấp từ trung ương đến cơ
sở (trường học).
- Khách thể quản lý: Hệ thống giáo dục quốc dân và trường học ở các cấp
học.
Sự tác động từ chủ thể quản lý đến khách thể quản lý có thể là người quản
lý cơ sở giáo dục (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) đến người dạy, người học, cơ
sở vật chất; hoặc các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương.

1.2.1.3. Quản lý trường trung học phổ thông
Quản lý trường THPT được hiểu là một hệ thống các tác động sư phạm có
hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng
giáo dục khác nhằm huy động và phối hợp tối đa các nguồn lực giáo dục vào
việc hồn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Bộ máy quản lý, lãnh đạo trường THPT bao gồm Hiệu trưởng và các Phó
hiệu trưởng. Hiệu trưởng trường THPT là người chịu trách nhiệm cao nhất và có
quyền quyết định về mọi mặt hoạt động của trường theo Điều lệ trường THPT.
Phó hiệu trưởng thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ
được Hiệu trưởng phân công. Để thực hiện mục tiêu giáo dục đã định, công tác
quản lý bên trong nhà trường gồm các nội dung:
- Quản lý hoạt động phát triển đội ngũ (CBQL, GV, nhân viên).
- Quản lý hoạt động dạy học – giáo dục ở trường học.
- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học.
- Quản lý các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.


×