Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

SỰ gặp gỡ GIỮA NHÀ văn BALZAC và vũ TRỌNG PHỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.98 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
Vũ Trọng Phụng là một trong những tên tuổi nổi bật hàng đầu trong nền văn xuôi
Việt Nam trước Cách mạng. Ơng được tơn vinh vào vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học
dân tộc thê kỷ XX như một cá tính sáng tạo độc đáo.Vũ Trọng Phụng là niềm tự hào của
văn học hiện đại Việt Nam, sức sống tự nơi tác phẩm ưu tú của ông ngày càng lan tỏa sâu
rộng, cả ở trong nước cũng như trên thế giới. Nếu ở Việt Nam có một cây tiểu thuyết tài
năng theo chủ nghĩa hiện thực phê phán như Vũ Trọng Phụng thì Pháp cũng xuất hiện một
nhà văn xuất sắc của nền văn học Pháp cuối thế kỉ XIX. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết
Tấn trị đời - Honoré De Balzac, ơng là người thư kí trung thành của thời đại. Tác phẩm
Lão Goriot là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông.
Không phải ngẫu nhiên đề cập đến Lão Goriot của Balzac mà bởi vì đọc Lão
Goriot của Balzac người đọc Việt Nam không khỏi bất ngờ nghĩ tới Số Đỏ của Vũ Trọng
Phụng(1912- 1939) và chợt thú vị về những nét tương đồng giữa hai tác giả cũng như hai
tác phẩm. Hai tác giả sống cách nhau cả trăm năm, ở hai phương trời xa cách nhau hàng
chục nghìn cây số song đều tài hoa sắc sảo, để lại cho đời những tác phẩm sống mãi.
Chính vì vậy tơi chọn đề tài Sự gặp gỡ giữa nhà văn Balzac và Vũ Trọng Phụng
qua tiểu thuyết Lão Goriot và Số Đỏ. Qua việc so sánh hai tiểu thuyết, chúng ta sẽ thấy rõ
được nét tương đồng lí thú giữa hai nhà văn hiện thực. Từ đó, người đọc sẽ thấy được sự
gặp gỡ sáng tạo và cảm nhận về hiện thực xã hội Việt Nam của Vũ Trọng Phụng và cảm
nhận hiện thực về xã hội Pháp thế kỉ XIX của Balzac. Đồng thời, những nét khác biệt giữa
hai tác phẩm sẽ thể hiện được phong cách riêng của hai tác giả. Bên cạnh đó, chúng ta có
cơ hội tìm hiểu sâu hơn về một tác phẩm văn học nước ngoài được giảng dạy trong nhà
trường.


1. Cơ sở lí luận
1.1 Vị trí của hai tác giả
1.1.1 Honoré De Balzac
Balzac sinh ngày 20 tháng 5 năm 1799 ở Tours, một tỉnh giàu có, quê hương vui
tươi với những tiếng cười vang vọng sảng khoái của Rabelais, quê hương của mùa hè sôi
nổi với những hương hoa, ong bướm.


Cha ông là Bernard Franois Balssa là một nông dân phất lên nhờ cuộc cách mạng tư
sản Pháp 1789. Từ nhỏ, Balzac thừa hưởng được rất nhiều đức tốt đẹp từ bố. Mẹ ơng xuất
thân trong gia đình tư sản bn bán. Bà là một phụ nữ có học thức, kém hơn chồng tới 32
tuổi. Balzac không phải là hậu duệ của dịng q tộc Balzac D’Entraigues như ơng đã ghi
dưới các tác phẩm. Cái gia huy và tiểu từ “đờ”(tiếng Pháp là De) đều là những hư cấu đầu
tiên của ơng, như một nhà nghiên cứu phê bình đã nói thế.
Từ tám đến mười bốn tuổi, Balzac học tại trường dịng Vandơme. Trong sáu năm đó
(1807-1813), ơng bị giam hãm trong bốn bức tường của trường dòng với những kỉ luật hà
khắc, giáo điều khô khan. Và cậu học trị này chỉ thích đọc sách lịch sử và ngồi trong
buồng kín để đọc các tác phẩm của các nhà Ánh sáng Diderot, Rouseau… và đọc rất nhiều
sách khoa học và triết học.
Năm 1814, gia đình Balzac chuyển lên lập nghiệp tại Paris và ông tiếp tục học nội
trú. Cuộc sống ở những trường nội trú đã tạo cho Balzac một cá tính độc lập. Dù trong bất
kì hồn cảnh khó khăn nào, Balzac vẫn khơng hề lay động, khơng hề bị khuất phục. Đây là
chìa khóa thành cơng đưa Balzac đứng vững trên con đường nghệ thuật của mình sau này.
Gia đình lúc nào cũng kì vọng ơng sẽ trở thành một luật sư. Vì vậy năm 1816, sau
khi học hết bậc Trung học ông vào học ở trường Luật theo như ý muốn của gia đình.
Trong quá trình học luật ơng giấu gia đình vừa thực hành tập sự trong văn phịng của các
viên cơng chứng, vừa đi dự giảng những tiết Văn, Triết, Sử ở trường Sorbonne. Sau 1819,
tốt nghiệp trường Luật, Balzac bỏ nghề luật vốn được quan niệm là béo bở, hái ra tiền để
đi vào con đường văn chương trong sự phản đối quyết liệt của gia đình. Tuy nhiên, gia
đình vẫn khơng hề thuyết phục được Balzac nên đã chấp thuận bằng cách nhượng bộ với
điều kiện sau hai năm nếu không thể thực hiện được khả năng sáng tạo nghệ thuật, ông sẽ
phải trở về với ngành Luật. Nhưng rất may là những ngày tập sự tại văn phòng tố tụng,


ông được chứng kiến nhiều bi kịch gia đình cùng với những hành động phạm tội mà
không hề bị trừng phạt… đã tạo cho nhà văn một kho tư liệu sáng tác quý báu.
Cuối cùng để thực hiện hoài bão, ước mơ của mình, Balzac quyết định rời gia đình
đến tại một căn gác xép lụp xụp của quán trọ phố Lêđighie. Ở đó, Balzac “vùi đầu vào thế

giới của sách vở và tư tưởng, thế giới của lao động và yên lặng, – giữa Paris ồn ào náo
nhiệt, giống như một con nhộng tự xây mồ để rồi sẽ tái sinh vinh quang và rực rỡ”. Chính
nơi đây Balzac càng có điều kiện tiếp xúc với những người lao động, những người nghèo
khổ tận cùng của đáy xã hội Paris. Đây là nguồn tư liệu quý giá cho sự nghiệp sáng tác
của ông.
Năm 1820, đúng như ước nguyện của mình, Balzac đưa cho “hội đồng gia đình”vở
kịch phẩm mang tựa đề Cromwell – một vở kịch năm hồi bằng thơ và vở kịch đã thất bại
trước đám công chúng vừa nghe vừa ngủ này. Giai đoạn đầu con đường sáng tác văn
chương Balzac cịn gặp nhiều khó khăn, các sáng tác của ông hầu như không được đánh
giá cao. Dù thất bại nhưng Balzac không hề thất vọng. Năm 1821-1825 Balzac chuyển
sang viết tiểu thuyết phiêu lưu, lịch sử nhưng chúng cũng không làm ông nổi danh. Không
thể sống bằng ngòi bút, Balzac chuyển sang kinh doanh. Năm 1825-1828 ông làm công
việc xuất bản sách, mở nhà in, đúc chữ in vv… nhằm cải thiện đời sống thì nợ nần chồng
chất và sắp phá sản, suốt đời mới trả hết nợ. Sau đó, ơng từ bỏ hẳn kinh doanh chuyển
sang con đường nghệ thuật mà bấy lâu mơ ước. Dường như Balzac sinh ra không phải là
một doanh nhân thành đạt mà ơng có dun nhiều hơn với lĩnh vực văn chương. Với sự nỗ
lực vươn lên của chính bản thân Balzac đã gặt hái được nhiều thành công đáng nể mà đặc
biệt là ở lĩnh vực tiểu thuyết với bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời”.
Balzac bị bệnh tim nhưng lại có thói quen uống rất nhiều cà phê. Hằng ngày ông
dành mọi thời giờ vào sáng tác, thậm chí mỗi ngày Balzac chỉ nghỉ chừng vài tiếng. Năm
1847, cảm thấy sức khỏe đã suy giảm và ông đã cố gắng hoàn thành ước vọng cuối cùng
của mình. Đó là kết hơn với bà Hanska. Đầu năm 1850, dù bệnh nặng nhưng ông vẫn đến
Ukraine để cử hành hôn lễ. Sau khi trở về Paris chân tay ông đã bị sưng phù, đùi bị hoại tử
và ông từ trần vào ngày 18 tháng 8 năm 1850 khi mới 51 tuổi. Balzac ra đi trong sự cô
đơn giống như nhiều như nhân vật của ơng. Ơng được chơn ở nghĩa địa Piteur Lasezer
giữa những ngày Paris mưa gió.
1.1.2 Vũ Trọng Phụng


Vũ Trọng Phụng là cây bút tiểu thuyết và phóng sự có tài năng lớn có sức thu hút

mãnh liệt và một phong cách độc đáo. Vũ Trọng Phụng đã có những đóng góp to lớn vào
sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Là nhà văn tiêu biểu xuất sắc của khuynh
hướng tả chân trong văn học Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX. Cha làm thợ tiện,
chết vì bệnh lao từ khi Vũ Trọng Phụng được bảy tháng. Mẹ là một phụ nữ nghèo, hiền
hậu rất thương con, ở vậy nuôi con ăn học bằng nghề khâu vá thuê. Sau khi đỗ bằng tiểu
học, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống. Khoảng năm 1939, do làm việc
quá sức, Vũ Trọng Phụng bị lao phổi. Ông chết trong một căn nhà tồi tàn tại phố Cầu Mới,
gần Ngã Tư Sở, Hà Nội.
Một đời người không dài chỉ hơn một phần tư thế kỷ sống, một đời văn ngắn ngủi
chỉ có chín năm, nhưng Vũ Trọng Phụng đã tạo được một gia tài văn chương khá lớn: 71
tác phẩm đủ các thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến phóng sự, kịch và dịch. Chỉ mỗi
đóng góp trên lĩnh vực tiểu thuyết và phóng sự cũng đủ thấy tài năng chẳng đợi tuổi. Mới
24 tuổi (1936) ông đã cho ra đời 5 đứa con tinh thần khá đồ sộ: Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ,
Vỡ đê, Cơm thầy cơm cô.
So với một đời văn thì 9 quyển tiểu thuyết (kể cả Người tù được tha, Quý phái
không khảo sát) chưa phải là nhiều nhưng so với 4 năm viết (1934, 1936 - 1938) thì 9
quyển cũng khơng phải là ít, có người bảo một đời văn chỉ cần viết thành công một quyển
như Số đỏ hay Giông tố thôi cũng đủ. Tiểu thuyết đầu tay của ơng là Dứt tình (1934) nhiều
người cho là tiểu thuyết lãng mạn. Đến 1936 ông cho ra đời hàng loạt tiểu thuyết hiện thực
có giá trị như Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ, Vỡ đê.Trúng số độc đắc là cuốn tiểu thuyết cuối
cùng mà Vũ Trọng Phụng trăng trối khi chết được đem mấy tờ bản thảo để lót đầu.
Tồn bộ văn nghiệp của ơng từ phóng sự đến truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, báo chí,
văn chính luận; từ tư tưởng, quan niệm nghệ thuật đến bút pháp hiện thực, nghệ thuật tả
chân là một sự thống nhất cao. Do đó, khi đề cập đến nhà tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng,
không thể không nhắc đến các thể loại văn học khác của ông để làm rõ thêm.
Ông bắt đầu tham gia viết văn với truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường
(1930) và đều đặn cho đến ngày ơng mất có đến 41 truyện ngắn và 4 di cảo truyện ngắn.
Theo thống kê trước đây, năm 1934, không thấy truyện ngắn nào xuất hiện.Gần đây TS.
Peter Zinoman (Mỹ) phát hiện thêm 9 truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng ở thư viện quốc
gia Pháp. Tất cả những truyện ngắn trên đều viết năm 1934. Không đặt lên những vấn đề



to lớn như trong phóng sự và tiểu thuyết, truyện ngắn Vũ Trọng Phụng đi vào những
chuyện nhỏ nhặt thường ngày nhưng đó là những chuyện thực sự làm động lòng người
đọc.
Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng kêu gọi lòng yêu thương con người với con người,
khơng nên vì hồn cảnh mà trở nên xa lạ, khô cứng đến nhẫn tâm kể cả những người thân
yêu, ruột thịt. Mỗi số phận mỗi con người được nêu lên bên trong ẩn chứa một sự đồng
cảm, một nỗi lịng của chính tác giả. Phần lớn truyện ngắn chuyên khai thác vấn đề tâm lý
như Cái ghen của đàn ơng, Lịng tự ái, Máu mê, Một đồng bạc, Con người điêu trá... Ngòi
bút phân tích của ơng tỏ ra khá tinh tế và sắc sảo. Đây cũng là đóng góp mới mẻ của Vũ
Trọng Phụng vào sự hiện đại hóa thể loại truyện ngắn ở nước ta.
Qua truyện ngắn, ta bắt gặp ở Vũ Trọng Phụng một phong cách riêng biệt, gợi nhiều
hơn tả. Đọc xong truyện ngoài cái buồn vẩn vơ cũng bắt người đọc không thôi suy nghĩ,
day dứt; bên trong truyện, đằng sau câu chữ cô đọng những triết lý nhân sinh, đậm chất
nhân văn cao cả.
Về thể loại phóng sự, ông đã đóng góp cho văn phóng sự 8 tác phẩm (tác phẩm Hải
Phịng viết năm 1934 mới được tìm thấy), mà tác phẩm nào đọc xong ta cũng không thể
quên được. Nó thời sự, nó hiện thực, tuy đã xảy ra đã gần ba phần tư thế kỷ, nhưng như
thấy quanh quất, lởn vởn đâu đây, không nguyên vẹn thì cũng một phần con người ấy, sự
việc ấy trong cuộc sống. Nó khơng phải chuyện của một thời, mà chuyện của mọi thời,
tiêu biểu như: Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô,Một huyện ăn Tết v.v...
Vũ Trọng Phụng viết kịch cũng rất sớm, vào năm 1931 đã có tác phẩm Không một
tiếng vang.Nếu kể cả di cảo, kịch Vũ Trọng Phụng có đến 8 vở. Chẳng khác tiểu thuyết và
phóng sự, kịch Vũ Trọng Phụng cũng nhằm vào những mảng hiện thực của đời sống.
Những hiện thực bình thường được Vũ Trọng Phụng gọi tên, nó chẳng xa lạ là bao đối với
bao con người.Ông biết chọn và xây dụng tình huống, xung đột và khi vở kịch hạ màn,
mọi tình huống, xung đột được giải quyết một cách thõa đáng.
Vũ Trọng Phụng dịch vở kịch Giết mẹ - nội dung gần giống với tiểu thuyết và
phóng sự của ông: đầy rẫy những bi kịch.

Văn chính luận, báo chí, tài liệu hiện khơng cịn nhiều.Theo thống kê của Nguyễn
Đăng Mạnh có 13 bài.Bài đầu tiên là Một người cơng nhân, in trên Hà Nội báo năm


1936.Vũ Trọng Phụng cũng như nhiều nhà văn cùng thời trước khi làm văn thường viết
báo.
Theo Đỗ Tất Lợi, Vũ Trọng Phụng cịn có hàng loạt bài báo ca ngợi những người
yêu nước lúc bấy giờ, như các bài viết về Nguyễn Ái Quốc, Ký Con, Đoàn Trần Nghiệp.
Ngoài việc phản ánh trung thực người thật việc thật, cái không thể thiếu trong văn
chính luận của Vũ Trọng Phụng là nêu ý kiến chủ quan của người viết với ngôn ngữ ngắn
gọn, chính xác, dễ hiểu, khoa học
Ln ơm ấp trong người một lý tưởng, một hoài bão làm cho xã hội tốt đẹp, hồn
thiện hơn, khơng bằng hình tượng thì cũng qua ngơn ngữ người kể chuyện, Vũ Trọng
Phụng đã để cho con người, cá tính của riêng ơng thẩn thấu qua từng trang sách.
1.2 Tác phẩm Lão Goriot và Số Đỏ
1.2.1 Lão Goriot
Lão Goriottên tiếng Pháp là Le PèreGoriot.Tiểu thuyết Lão Goriot là một tiểu
thuyết được nhà văn xếp vào Những cảnh đời tư. Thuộc phầnKhảo luận phong tục. Tiểu
thuyết được xuất bản năm 1834, đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong con đường nghệ
thuật tiểu thuyết của Balzac. Tác phẩm lấy bối cảnh Paris 1819, đề cập đến vấn đề nóng
bỏng của xã hội – sức mạnh của đồng tiền trong xã hội tư sản.
Tiểu thuyết Lão Goriot đề cập đến nhiều loại người trong xã hội. Trong đó nổi bật
là số phận, cuộc đời lão Goriot và Rastignac. Nhờ vào sự chăm chỉ, tần tiện và hơn hết là
khả năng nhạy bén biết tận dụng thời cơ nên lão phó mì Goriot giàu lên một cách nhanh
chóng và trở thành triệu phú. Lúc nào lão cũng khao khát được trở thành quý tộc nên đã
kết hôn với người phụ nữ quý tộc. Vợ lão sinh ra hai cơ con gái là Anastasie và Delphine.
Gia đình lão sống êm đềm và hạnh phúc. Nhưng không lâu sau vợ lão mất, tất cả tình
thương lão dành hết cho con của mình. Càng lớn Anastasie và Delphine càng xinh đẹp. Vì
quá thương con, lão muốn con mình trở thành giới thượng lưu quý tộc, một lần nữa lão lại
kết thân với gia đình quý tộc. Lão tìm cho Anastasie một bá tước Restaud, tìm cho

Delphine một chủ ngân hàng nam tước Nucingen. Khi lấy chồng, lão đã cho hai cô con gái
rất nhiều trang sức, vàng ngọc hồi môn nhưng hai cô luôn chạy theo sự phù hoa của quý
tộc và bắt đầu sa đọa. Và cứ thế hai nàng thản nhiên bòn rút tiền của bố. Anastasie và
Delphine không hề ý thức hành động tồi tệ của mình. Hai nàng vơ tình biến cha mình


thành cái máy in tiền, muốn lấy bao nhiêu thì đến than khóc với ơng lão. Hai chàng rể q
tử mà lão chọn chẳng xem lão ra gì. Chúng xem thường một lão già tư sản chỉ có tiền, mọi
thứ thì thấp kém. Chúng khó chịu với ơng bố vợ này. Kể cả hai cơ con gái cũng bị chồng
mình quý tộc hóa. Cảm nhận được sự lạnh nhạt, khó chịu đó, lão Goriot tự mình rút lui để
con mình được vui và hạnh phúc. Lão phải ở trong quán trọ bà Vauquer. Lão ra đi mà
khơng hề ốn trách con gái mình dù chỉ một lời. Ở nơi quán trọ tồi tàn lúc nào lão phó mì
cũng trơng chờ hai cô con gái đến thăm. Thỉnh thoảng chúng đến một lần và thay phiên
nhau đi. Đến thăm cha mà hai cô cải trang không muốn cho ai phát hiện và rất sợ nếu ai đó
nhận ra mình. Bởi một bà quý tộc đi xe có huy hiệu lại có thể đến nơi xó xỉnh và bẩn thỉu
như thế này. Mỗi lần họ đến là lão mất đi một món quý giá. Dần dần lão Goriot trở thành
một kẻ nghèo túng.
Trong qn trọ có những khách th phịng dài hạn như Vautrin – tên tù khổ sai
vượt ngục; Victorine – cô gái nhà tỷ phú ngân hàng Taillefer, bị cha ruồng bỏ, dành tất cả
tài sản cho con trai; bà Coutere hết mực yêu thương và cưu mang nàng; chàng sinh viên
ngành Luật từ tỉnh lẻ lên Paris học, De Rastignac. Và cùng với một số khách trọ ngắn hạn
khác.
Rastignac chán ngán cuộc sống nghèo khó, khao khát được gia nhập vào giới
thượng lưu. Chàng viết lá thư nhờ người dì họ hàng xa là bà tử tước Beauséant giúp đỡ.
Chàng làm quen được với Anastasie. Chàng cũng từng bị hút hồn bởi vẻ đẹp của nàng
nhưng sau bị nàng hất hủi. Một lần khác, nhờ vào sự chỉ dẫn của bà Beauséant, Rastignac
quen được Delphine và yêu say đắm nàng. Cuối cùng chàng cũng chinh phục được trái tim
kiêu kì của Delphine. Dù biết Delphine có gia đình, có nhân tình bảnh bao, Rastignac vẫn
khơng hề bỏ cuộc. Hai người yêu nhau say đắm và chân thành. Khi Rastignac hiểu ra quan
hệ giữa lão Goriot, Anastasie và Delphine thì chàng đã thổ lộ thật về mối tình của mình

với lão Goriot. Lão vốn thân với Rastignac thì bây giờ càng yêu quý chàng hơn. Lão tìm
mọi cách cho họ được ở bên nhau. Lão đã dùng hết số tiền còn lại 12000 franc để mua căn
nhà cho hai người và cùng họ sống chung ở đó. Đúng thời gian đó, hết cơ chị đến cơ em
đến khóc lóc về chuyện gia đình. Lão buồn và ốm nặng. Hai cơ con gái khơng hề đến thăm
chỉ có Rastignac và Bianchon chăm sóc ơng. Khi ơng lão sắp trút hơi thở cuối cùng họ
cũng không đến dù Rastignac đã đến nhà thông báo.


Thật ra họ khơng phải hồn hồn mất tính người, khi nghe cha mình sắp chết họ
cũng hoảng hốt nhưng cả hai cơ đều khơng thể đi vì kẹt chuyện gia đình. Cuối cùng khi
lão tắt thở thở, cơ chị mới chạy đến một lúc và ngất xỉu. Cô em khơng đến vì khi chuẩn bị
đi thì cãi vã kịch liệt với chồng rồi cũng ngất xỉu. Thế là lão chết trong sự tủi hờn, uất ức,
cô đơn.
Lễ tang được tổ chức sơ sài bằng những đồng tiền ít ỏi của Rastignac, thậm chí
Rastignac cịn vay tiền của Christophe để trả tiền công cho hai phu huyệt. Lúc đưa tang,
người ta thấy có hai chiếc xe mang gia huy của hai dòng họ Restaud và Nucingen nhưng
trên xe trống rỗng. Tác phẩm khép lại với hình ảnh Rastignac nhìn xuống phố phường
Paris với hành động thách thức đầu tiên là đến ăn tối nhà bà ngân hàng Nucingen.
Tóm lại, với Lão Goriot Balzac đã tập hợp tất cả mọi loại người, mọi giai tầng xã
hội với mọi thói hư tật xấu, mọi cảnh đời ngang trái. Đó là bộ mặt xã hội Pháp lúc bấy giờ
khi dòng dõi Bourbon phục hồng. Thơng qua lão Goriot, Rastignac và các nhân vật khác
trong tiểu thuyết, nhà văn Balzac muốn bộc lộ cái nhìn bi quan trước sự thay đổi của xã
hội đó. Và có thể khẳng định rằng Lão Goriot là tiểu thuyết điển hình cho chủ nghĩa hiện
thực phê phán.
1.2.2 Số Đỏ
Số Đỏ là tiểu thuyết trào phúng của nhà văn Việt Nam Vũ Trọng Phụng, đăng trên
Hà Nội báo từ số 40 (ra ngày 7. 10. 1936), Lê Cường in thành sách lần thứ nhất, 1938.
Xuân – thường gọi là Xuân tóc đỏ - làm nghề nhặt banh quần vợt ở một quán thể thao.
Hắn vốn là một đứa trẻ mồ côi sống bằng đủ nghề hạ lưu: trèo me, trèo sấu, bán phá xa,
lạc rang, nhật trình, chạy chờ rạp hát, thổi loa quảng cáo thuốc lậu..., và hấp thu thứ luân

lý vỉa hè Hà Nội. Bị đuổi việc vì một hành động vơ giáo dục, hắn được bà Phó Đoan, một
me tây góa dâm đãng, đem lịng thương, giới thiệu đến giúp việc ở tiệm may Âu hóa của
Văn Minh – cháu bà – nơi chuyên may các mốt y phục phục vụ phái đẹp trong cuộc Âu
hóa. Đồng thời, hắn còn được giao việc luyện quần vợt cho bà Phó Đoan và Văn Minh vợ.
Và như vậy, Xuân bắt đầu dự một phần vào việc cải cách xã hội, có trách nhiệm về việc
xã hội văn minh hay dã man! Có lần nhờ thuộc lịng lời quảng cáo trước kia mà hắn được
Văn Minh giới thiệu là sinh viên trường thuốc. Thế là, đốc tờ Xuân, quản lý tiệm may Âu
hóa, nhà cải cách xã hội, Giáo sư quần vợt, nghiễm nhiên gia nhập cái xã hội thượng lưu,
giao thiệp với những họa sĩ TYPN, đốc tờ Trực Ngơn, nhà chính trị bảo hồng Jơzep


Thiết, ông Phán dây thép mọc sừng... Cô Tuyết, con gái út cụ cố Hồng, em gái Văn Minh,
thì phải lòng Xuân, rủ hắn thuê buồng trên khách sạn Bồng Lai ở Hồ Tây. Rồi hắn được bà
Phó Đoan mời làm người giáo dục cho cậu Phước con trời con phật của bà, được sư Tăng
Phú mời làm cố vấn báo Gõ mõ cổ động cho việc chấn hưng đạo Phật!. Trong khơng khí
đầy sự giả trá ấy, Xn được mọi người kính nể, sợ hãi. Sự ngây ngơ của hắn được coi là
nhũn nhặn; hắn càng khinh người thì càng được kính trọng. Vợ chồng Văn Minh biết rõ lý
lịch hèn hạ của Xuân thì ở vào tình thế há miệng mắc quai, cịn phải tìm cách tơ vẽ cho
Xuân để nếu cần có thể gả em gái đã mang tiếng hư hỏng cho hắn. Đến khi vơ tình gây ra
cái chết của cụ tổ, cái chết mà tất cả con cháu cụ mong đợi, Xuân hóa ra lại có cơng lớn
với mọi người! Sau đó, Văn Minh dẫn Xuân đi đăng ký làm tài tử quần vợt, tham dự giải
vô địch trong dịp vua Xiêm sang thăm Bắc Kỳ nay mai. Rồi dịp may ấy đã đến. Anh
chàng vị hôn phu của Tuyết bày mưu hại Xuân song ngẫu nhiên Xuân biết được, bèn
tương kế tựu kế, khiến cho hai đối thủ quần vợt lợi hại của hắn bị bắt trước hôm thi đấu.
Thế là, trước khi hai đức vua và các quý quan cùng hàng vạn công chúng Hà thành, Xuân
được cử ra đọ tài với quán quân quần vợt Xiêm La. Cuộc đấu đang diễn ra sơi nỗi, hồi hộp
thì bỗng Xn được lệnh phải thua, vì phải giữ gìn mối thiện cảm của một nước lân bang,
tránh thảm họa núi xương sông máu!. Sau trận đấu về, Xuân đứng trên mui ô tô mà diễn
thuyết rất hùng hồn theo lời nhắc của ông bầu Văn Minh, giải thích cho đám đơng cơng
chúng ngu dại rằng hắn đã chối từ danh vọng riêng để cứu vãn trật tự và hịa bình của Tổ

quốc! Mọi người vỗ tay như sấm hoan nghênh một bậc vĩ nhân,anh hùng cứu quốc vừa
mới tránh cho họ nguy cơ chiến tranh! Hắn được Phủ Toàn quyền quyết định ân thưởng
Bắc Đẩu bội tinh, được Hoàng đế An Nam ân thưởng Long bội tinh, được Hội Khai trí
tiến đức mời vào Hội. Cụ cố Hồng sung sướng tuyên bố gả Tuyết cho hắn...
Với trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo, với tiếng
cười nhiều cung bậc và đa nghĩa, Số Đỏ là một trong những kiệt tác của văn xuôi Việt
Nam hiện đại, trước hết là trong thể loại tiểu thuyết trào phúng.
2. Sự gặp gỡ giữa hai tiểu thuyết Lão Goriot và Số Đỏ
2.1 Lão Goriot và Số Đỏ đều phản ánh hiện thực xã hội đương thời
Không hẹn mà gặp, văn học Pháp thế kỉ XIX và văn học Việt Nam những năm đầu
thế kỷ XX đều phát triển trong một bối cảnh lịch sử có nhiều biến động, đều hướng ngịi
bút hiện thực đế phanh phui những xấu xa, nhơ bấn của xã hội đang trên đà xuống dốc,


đạo đức con người đang tha hóa. Sự gặp gỡ của Lão Goriot của Balzac và Số Đỏ của Vũ
Trọng Phụng trên cả phương diện nội dung cũng như nghệ thuật là những điều thú vị.
Nguyên nhân có sự gặp gỡ này là bởi những nét tương đồng về hiện thực lịch sử, văn hóa,
văn học của hai đất nước, về góc độ nhà văn với sự gần gũi nhau về cách làm, cách nhìn,
về quan điểm.
Lão Goriot và Số Đỏ đều là những tác phẩm được xem là kinh điển của chủ nghĩa
hiện thực trong văn học nói riêng và của nền văn học mỗi dân tộc nói chung. Vì cùng
mang dịng máu của chủ nghĩa hiện thực nên cơ bản chủ đề tư tưởng của hai tác phẩm có
sự gặp gỡ. Cả hai tác phẩm đều phản ánh sâu sắc bi kịch gia đình, xã hội với những suy
đồi về đạo đức, đạo lí của con, ở cả hai xã hội cách nhau cả trăm năm ấy đều quay cuồng
bởi thế lực vạn năng của đồng tiền, mọi nấc thang đạo đức đều bị đảo lộn, trật tự xã hội
khơng cịn ý nghĩa đối với con người. Hai tác phẩm chính là hồi chng cảnh tỉnh khơng
chỉ đối với xã hội đương thời mà đến ngàn năm sau vẫn còn giá trị.
Sự khác biệt giữa hai tác phẩm bắt nguồn từ hiện thực mà hai tác phẩm lựa chọn
phản ánh. Đó là hiện thực của xã hội thực dân phong kiến Việt Nam vói những mâu thuẫn
giữa đế quốc xâm lược với dân tộc, giữa tinh thần dân tộc với ngoại bang, giữa cách mạng

với phản cách mạng, giữa văn hóa với vơ văn hóa, giữa đói nghèo với xa hoa,... được che
đậy bằng những phong trào mị dân: Âu hóa, Vui vẻ trẻ trung,... Cịn Lão Goriot của
Balzacbắt nguồn từ hiện thực xã hội tư bản Pháp đang bế tắc trên con đường phát triển, xã
hội còn nhiều bất ổn do tranh giành ảnh hưởng của các phe phái chính trị với các cuộc bạo
loạn, lật đổ. Tuy có sự khác biệt đó nhưng nhìn chung các nhân vật trong Lão Goriot và
Số Đỏ đều được tác giả xây dựng theo một tuyến nhân vật, đó là những con người luôn
chạy theo đồng tiền. Đồng thời, qua các nhân vật làm cho người đọc có thể thấy được
những biến động dữ dội làm lung lay của nền kinh tế tư bản.
2.1.1 Lão Goriot phản ánh xã hội tư sản Pháp
Bối cảnh của câu chuyện là kinh đô Paris phồn hoa diễm lệ.Ở nơi đây, ba từ giới –
thượng – lưu là sự thèm khát của biết bao nhiêu con người.Có người cố gắng, có người
đánh đổi, có người cịn trà đạp lên người khác và chính bản ngã của mình để có thể bước
vào giới – thượng – lưu.Trong tác phẩm mỗi nhân vật đại diện cho một loại người trong xã
hội lúc bấy giờ.Nếu lão Goriot là người cha yêu con vô bờ bến, Rastignac điển hình cho
thanh niên tỉnh lẻ đầy tham vọng, thì Bà Vauquer một tiểu tư sản đầy tham vọng và ti tiện,


hai cô con gái của Goriot là những đữa con bất hiếu, Vautrin tên tù vượt ngục “săn người”
chuyên nghiệp, bên cạnh đó cịn xuất hiện hai tầng lớp đối lập nhau đó là giới quý tộc và
những con người nhỏ bé, lầm lũi dưới đáy xã hội. Tất cả các nhân vật đều sống trong cái
guồng quay của đồng tiền.Họ bất chấp tất cả để có được thứ họ muốn.
Chính cái xã hội chuộng sự giàu có, chuộng cái vẻ hào nhống bên ngồi đã đẩy gia
đình nhỏ bé của lão Goriot vào tấm thảm kịch. Goriot muốn con mình được sung sướng,
mang trên mình một thân phận mới mà đã dùng đồng tiền để thay đổi số phận của các con.
Đồng tiền có thể mua được địa vị xã hội nhưng khơng ngờ cái giá phải trả chính là tình
thân máu mủ.
Nastasie và Delphine từ khi về nhà chồng cũng nhiễm đủ mùi quý tộc. Họ bất đầu
ngại ngùng mất tự nhiên khi có mặt cha trong phịng tiếp khách. Khi khơng có mặt người
khác các cơ mới gọi ông là bố và yêu thương ông. Sự ra đi của lão là tất yếu. Hai cô con
gái lão Goriot đã vơ tình làm trái tim người cha bị tổn thương. Họ ngại ngùng vì khi mình

đi xe ngựa có huy hiệu cịn lão thì chỉ đi xe ngựa thuê.
Cuộc sống quý tộc xa hoa biến Anastasie và Delphine thành quý tộc sa đọa. Họ tiêu
sài hoang phí thậm chí mắc nợ vì nhân tình bên ngồi. Cả hai cơ khơng dám nói với chồng
dù một lời và thay phiên nhau đến khóc than với bố. Hai nàng cho rằng đến xin tiền bố là
chuyện bình thường vì hai người chỉ còn lão là người thân duy nhất. Thế nhưng hai cơ
khơng biết mình đang làm tổn thương ơng bố. Họ đã bị tư sản hóa nên dẫn đến những bi
kịch tình cha con. Cả hai đều do hồn cảnh, cuộc sống lôi cuốn chứ không thật sự tàn nhẫn
với bố.
Càng về cuối tác phẩm hai nàng dần dần nhận thấy việc làm của mình. Để rồi,
Delphine chợt nhận ra chân lí Tình cảm u thương của gia đình là bền chặt nhất. Gia
đình ln mang đến những tình cảm u thương mặn mà. Gia đình, người thân khơng bao
giờ từ bỏ chúng ta, dù chúng ta có lầm lỗi, có xấu xa, thậm chí bị xã hội tẩy chay căm
ghét. Khi đó gia đình sẽ là nơi thân u nhất bảo vệ chúng ta.
Có lẽ tình cha con đã chiến thắng nỗi sợ hãi. Anastasie đã lén chồng đến quán trọ
Vauquer nhưng đã quá muộn . Bên cạnh thi hài cha, bà bá tước khóc thảm thiết và tự trách
bản thân mình. Bà tử tước thấy mình là đứa con bất hiếu và tồi tệ nhất vì đã phản bội
người yêu tôi hết mực đã không quan tâm đến cha và làm cho cha chán ghét. Trong khi tất
cả mọi người quay lưng với bà, nào là chồng và nhân tình thì chỉ có lão Goriot u thương


bà Tất cả mọi người đều chán ghét con, chỉ có cha là yêu con. Những lời đau đớn đó làm
cho người nghe phải đau xé lòng. Ăn năn, hối lỗi dường như đã quá muộn màng. Lão
Goriot vẫn nằm yên trong lòng đáy sâu kia với niềm uất ức. Nhưng thật lòng hai nàng đã
hối hận và tự trách bản thân như thế là điều đáng mừng. E rằng cả hai nàng cứ chạy theo
những ảo tưởng phù hoa mà tăm tối không nhận ra lối về.
Trong cuộc sống đầy rẫy những tối tăm này, đồng tiền không chỉ phá nát những tình
cảm tốt đẹp như tình cha con giữa Goriot và hai cơ con gái, nó cịn biến con người thành
cơng cụ của mình. Vautrin, hắn đã bán linh hồn của mình cho đồng tiền, hắn tơn thờ cái
chủ nghĩa mà ở đó đồng tiền thống trị con người.
Vautrin là hàng xóm của Rastignac nơi quán trọ. Nơi đây hắn đã tiêm nhiễm vào

tâm trí của Rastignac bao điều đen tối. Hắn lên mặt vì là người từng trải, chỉ dẫn cho
Rastignac mọi thứ về xã hội thượng lưu với những triết thuyết mà hắn thu nhặt bằng kinh
nghiệm. Thế nhưng những vấn đề Vautrin dạy Rastignac không đẫm máu cũng là rơi nước
mắt. Chính điều này đơi lúc làm Rastignac căm ghét và xa lánh hắn. Nhưng nhiều lúc
Rastignac cũng có chút lung lay trước những lời lẽ của hắn.
Thật ra Vautrin là tên tù khổ sai đã vượt ngục. Đến với quán trọ Vauquer, hắn ta
thay tên đổi họ và che đậy cả về ngoại hình. Hắn là tên tù khét tiếng cầm đầu băng
nhóm mười nghìn tên cướp. Gã Vautrin hiện lên là một tên không tốt lành. Bản chất của
Vautrin càng hiện rõ qua những lời hắn dạy Rastignac Trước tiên cậu phải xơi hết cái bộ
Luật đã… cậu cứ việc cắn thằng trộm, bênh vực thằng giàu và chém đầu những người
tốt. Vautrin là tay săn người chun nghiệp nhưng khơng có nghĩa gặp ai hắn cũng săn. Gã
ln có sự lựa chọn, tính tốn kĩ càng. Hắn ta chỉ săn những kẻ trí thức, thơng minh, tử tế
có khả năng thực hiện những phi vụ lớn của hắn. Rastignac là miếng mồi béo bở đối với
Vautrin. Vautrin là người từng trải qua cái thời của Rastignac và đã từng có tham vọng như
chàng sinh viên này nên việc thu phục Rastignac đối với tay kinh nghiệm như hắn là
chuyện khơng khó khăn. Hằng ngày Vautrin đều tung vào đầu của Rastignac không phải
cách làm giàu nhanh chóng thì cũng là con đường gần nhất để đi đến thành cơng.
Những lời nói của Vautrin rất chính xác với xã hội. Hắn ta có cách nhìn nhận xã hội
tư sản thật sắc sảo. Hắn bất mãn với xã hội, hắn căm phẫn với giới tư sản, quý tộc. Dù
Rastignac là con mồi của mình nhưng Vautrin rất khâm phục và dành một tình cảm đặc
biệt cho chàng. Có lẽ, đây là con mồi cừ khôi nhất, béo bở nhất mà từ trước đến nay hắn


gặp. Một chàng trai lịch lãm, có nhân cách, có chí hướng và tham vọng tột cùng. Thế
nhưng, thứ tình cảm của Vautrin không hề mang lại điều tốt đẹp cho Rastignac. Với lòng
tốt mà hắn cho là đấng cứu tinh đã biến Rastignac thành kẻ đồng phạm. Để được mục đích
hắn khơng trừ một thủ đoạn. Mạng người mà Vautrin xem như cỏ rác, như một con kiến.
Dù không chính tay giết người nhưng hắn là tên chủ mưu đầu sỏ. Hắn khơng mang tội giết
người ngược lại cịn được tiếng ông mai tốt. Điều hắn cho là tốt đẹp nhưng đối với người
khác lại là máu và nước mắt.

Bên cạnh sự xảo trá, quỷ quyệt, nham hiểm, cáo già thì Vautrin vẫn có những nét
tính cách gan dạ và cứng cỏi. Dù có điều kiện trốn nhưng hắn không làm vậy, bởi gã cho
rằng làm vậy là hèn. Dù bị bắt nhưng Vautrin không hề khiếp sợ Tôi là Jacquers Collin,
biệt danh kẻ đào tẩu, đã bị kết án hai mươi năm tù; và tôi vừa nhận ra rằng tôi không
xứng đáng với biệt danh của tôi. Bị xiềng xích nhưng Vautrin vẫn khơng qn Rastignac,
vẫn dành cho chàng sự ưu ái Trong trường hợp gặp bất hạnh, hãy nói với tơi điều đó.
Người hoặc tiền, tơi có thể bố trí được tất cả. Đây là sự thỏa hiệp, gieo kèo sau khi hai
bên đã thương lượng và đồng ý. Dù Rastignac khơng nói nhưng phải chăng chàng đã
ngầm thỏa hiệp với Vautrin. Qua cách nói của Vautrin, người đọc có thể nhận thấy hắn ta
là tên tù khổ sai tài ba và ghê sợ. Đây cũng chính là lúc Rastignac đang dần từ bỏ phần
lương thiện của mình để cho đồng tiền thống trị.
Khơng phải ngẫu nhiên mà các nhân vật chạy theo đồng tiền, thực chất là do chính
cái xã hội, cái xã hội đồng tiền chi phối tất cả. Đó là xã hội rất phức tạp và để gia nhập vào
nó phải có những chiến thuật hẳn hoi. Chính cái chiến thuật đó đã kéo con người đi vào
vòng tội lỗi.
2.1.2 Số Đỏ phản ánh xã hội âu hóa, lố lăng của Việt Nam
Ra đời sau Lão Goriot gần 100 năm, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng xuất hiện như một
ngôi sao sáng. Tác phẩm cũng nói về sức mạnh của đồng tiền, tuy nhiên sức mạnh này lại
nằm trong một bối cảnh xã hội khác.
Đỗ Đức Hiếu đã từng nói Số Đỏ nhại cải từ Âu hóa, tức là cái nền chính trị lừa bịp
của thực dân tuyên bố mang văn minh phương Tây cho dân tộc dã man phương Đông.Nhà
văn chọn giai đoạn ầm ĩ nhất, rầm rộ nhất, phong trào Mặt trận Bình dân đê nhại, nhại
những diễn văn khoa trương nhất của cái chính khách thực dân cỡ lớn nhất. Bằng ngòi
bút trào phúng độc đáo, Số Đỏ đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang


chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời. Vũ Trọng Phụng đã
đả kích cay độc các phong trào Âu hóa, thể thao, giải phóng nữ quyền đang rầm rộ khi ấy;
nhân danh văn minh, tiến bộ, cải cách xã hội mà thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền,
chà đạp, trắng trợn lên mọi nền nếp đạo đức truyền thống. Với số lượng nhân vật đa dạng

và đông đảo trong Số Đỏ đã phản ánh sự nổi lên trong giai đoạn cuối của chủ nghĩa thực
dân một lực lượng sinh động các tầng lóp, nhóm xã hội mới: Dân lang thang thành thị, nhà
thế thao chuyên nghiệp, nhà tạo mẫu thời trang, chuyên gia y tế, nghệ sĩ tiên phong, du
học sinh, nhà báo cải cách và người phụ nữ tân thời.Ớ đây một xã hội vẫn tự xưng là văn
minh, Âu hóa thì đã bị nhà văn cười cợt phủ lên mọi nhân vật trong xã hội ấy những tiếng
cười châm biếm.
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan
trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Trong cái xã hội nhiễu
nhương, Tây -Ta lẫn lộn, trong trào lưu Âu hóa làm băng hoại, làm đảo lộn những giá trị,
lễ nghi, phép tắc truyền thống ấy, tuyến nhân vật chính- phụ, dần dần hiện lên. Mỗi nhân
vật điển hình cho một tầng lóp, vừa là sản phẩm, vừa là nạn nhân của xã hội ấy, tượng
trưng cho những tấn trò đời ở chốn thị thành đơ hội. Âu hóa có hai mặt: mặt tích cực và
mặt tiêu cực. Điều tất nhiên là chúng ta phải học hỏi những điều tốt đẹp nhưng các nhận
vật trong Số Đỏ lại tiếp nhận những mặt trái của Âu hóa. Nguyên nhân là do tầm nhận
thức hạn hẹp nên học chỉ tiếp nhận mặt hình thức mà khơng hiểu rõ nội dung , bản chất
của Ầu hóa. Xã hội đảo lộn dẫn đến các mối quan hệ gia đình, cha - con, vợ - chồng, bạn
bè cũng Âu hóa một cách dị hợm, lố bịch. Trước tiên phải kế đến đám con cháu bất hiếu
của gia đình cụ cố Hồng. Bọn họ trông chờ cái chết cụ cố Tố để thỏa mãn lợi ích cá nhân
của bọn họ: cụ cố Hồng thì có dịp tỏ vẻ già yếu trước, vợ chồng Văn Minh thì vui mừng
khi sắp được chia tài sản, tiệm may Ầu hóa thì được dịp lăng xê các trang phục táo bạo
mới,... Đám tang trong xã hội văn minh khơng cịn là nỗi đau đớn, xót thương cho người
đã mất mà nó trở thành niềm vui cho tất cả mọi người. Dốt nát đã làm cho cụ cố Hồng
kính thờ Văn Minh vì cụ nghĩ rằng con mình đang cải cách xã hội một cách tha thiết mà
có cơng hiệu, mà lại khơng sợ tù tội hay mất đầu như những nhà cách mạng, những người
ngu dại mưu hạnh phúc cho đồng bào được biết cải gì là nhảy đầm, cải gì là y phục tối
tân. Kệch cỡm hơn khi cụ cố Hồng lại xưng toa- moa với con trai của mình là Văn Minh,


khi kiểu xưng hơ đó chỉ dùng cho bạn bè với. Tư tưởng nô lệ, sùng bái ngoại quốc ăn sâu

vào trong tâm can của cố Hồng và nhắm mắt tin theo văn minh chẳng kém những người
hủ lậu và ngu dốt khác, những kẻ chẳng hiểu văn minh là cái qi gì.
Cơn cuồng phong Âu hóa làm cho người vợ, người chồng quên đi trách nhiệm, bổn
phận của họ đối với nhau. Chẳng hạn, nhân vật Phán mọc sừng ln mừng vì mình bị cắm
sừng để được cụ Hồng chia thêm vài đồng. Cịn Hồng Hơn thì khơng chỉ cắm sừng một
lần vào đầu chồng mà còn hùng hồn tun bố với người tình: Khơng thưa ơng ạ, Tơi chỉ
muốn mình là người u của tơi thơi! Mình là chồng tơi nữa?Mình là chổng tơi? Thế thì
mình lại mọc sừng mất! Chăng thà cứ đê hẳn mọc sừng hộ mình có hơn khơng?Đó là
những suy thối đạo đức, những vấn đề đang ẩn sâu sau cái vỏ văn minh, Âu hóa mà xã
hội đương thời đang cổ súy mạnh mẽ. Phó Đoan là người phụ nữ dâm đãng nhưng lúc nào
cũng tỏ vẻ ta đây là người đức hạnh với một quan niệm rất mới không giống ai: theo lối
kim thì mấy đời chồng cũng được, do vậy, mụ là người phụ nữ đã thủ tiết với hai đời
chồng. Hay Tuyết, cơ thiếu nữ trẻ trung thì sẵn sàng ngủ cùng Xuân Tóc Đỏ để lấy tiếng
dư luận làm cớ cắt đứt quan hệ với vị hôn phu...Không hẳn Vũ Trọng Phụng muốn phủ
nhận những tích cực, những nét mới của thời đại, của người phụ nữ tân thời mà ở đây,
những nét tiêu cực của người phụ nữ Số Đỏ là những điển hình cực đoan trên con đường
nổi loạn mà Vũ Trọng Phụng muốn phê phán, muốn cảnh tỉnh xã hội.
Bên cạnh đó, tiệm may Ầu hóa ra đời bởi những gã đàn ông chạy theo văn minh
mang bộ mặt xảo trá, ích kỷ. Trước hết phải ke đến là Văn Minh chồng, người ghét văn
bằng, người có bản chất hữu danh vơ thực từ cái tên cho tới suy nghĩ, hành động. Tên Văn
Minh được ghép lại từ tên của vợ là Văn, của mình là Minh: tên vợ ở trên tên ông, tên ông
đội dưới, cho nó có vẻ nịnh đầm... Từđó được nhiều người gọi là Văn Minh, ông ta thay
cần phải chủ trương cuộc Âu hóa thì cải tên mới khỏi vơ nghĩa. Một cái linh hồn khỏe
trong một xác thịt khỏe! Phát minh được chân lý ẩy rồi, đi đâu ông cũng hãng hải cô động
cho thể thao.Vợ ông trước nhất, rồi đến người khác. Ơng khơng thể thao, thê dục cũng
khơng, vì khơng có thời giờ! Cải chương trình Âu hóa của ông ta làm cho ông ta lúc nào
cũng phải trầm tư mặc tưởng.Thực ra là hắn chỉ có nói mà khơng làm, chỉ khư khư bảo vệ
mình, quyền lợi của mình.Văn Minh thúc giục vợ, giục mọi người tham gia thể thao, cịn
mình thì khơng thể thao, thể dục cùng khơng. Văn Minh là chủ tiệm may Âu hóa với đủ
các kiểu áo quần phục vụ cho công cuộc Âu hóa, là người ra sức quảng bá, kêu gọi mọi



phụ nữ hãy tham gia mạnh mẽ vào cuộc Âu hóa. Khi văn Minh nói với người ngồi, y
ln ln uốn lưỡi bảy lần trong miệng rồi mới tán, y dùng những lời lẽ ngọt ngào nhất,
văn hoa nhất, tân tiến nhất đế thuyết phục mọi người Âu hóa. Bên cạnh đó cịn có TYPN
người tạo ra những bộ trang phục tân thời như Ngây thơ, Chinh Phục, Lưỡng lự, Chờ một
phút, Ỡm ờ, Ngừng tay... Đến đây thôi ta cũng đã thấy bản chất thực sự của phong trào Âu
hóa, đó là những bộ y phục khiêu dâm, con đường ngắn nhất dẫn con người đến chỗ hư
hỏng mà nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Tuyết là một minh chứng, từ một người con gái
đàng hoàng, nhưng khi tiếp cận với những bộ quần áo tân thời cô ta đã bắt đầu thay đổi.
Tuyết cho mình là phụ nữ tân thời nên cơ tựcho phép mình có quyền quyết định chuyện
tình cảm mà khơng ai có thể can dự vào kế cả những người thân, đoạn Tuyết trả lời với bà
Phó Đoan khi bị bắt quả tang hai người vụng trộm là một chi tiết điển hình cho sự hư hỏng
của Tuyết mà nguyên nhân gián tiếp là do phong trào âu hóa.
Tóm lại, mặc dù có nhiều nét tương đồng với Lão Goriot của Balzac, một tác phẩm
nổi tiếng của văn học Pháp, nhưng Số đỏ là một kiệt tác riêng của Việt nam. Trên con
đường hiện đại hoá, văn học Việt nam nửa đầu thế kỷ XX đã hấp thu nhiều ở văn học
phương Tây. Quá trình này đã trải qua những bước mị mẫm để tiến bước như qua hàng
loạt tác phẩm phỏng tác của Hồ Biểu Chánh, thậm chí có khi cịn phỏng dịch như Tội và
thương của Lan Khai đối với Nỗi sợ của Stêfan Zweig,..Nhưng cuối cùng, qua việc nghiên
cứu song song giữa Số đỏ với Lão Goriot của Balzac ở đây, cho thấy văn học hiện đại Việt
Nam trước cách mạng đã xuất hiện kiệt tác thuần tuý nội sinh có thể sánh đẹp với tác
phẩm ưu tú đương thời ở Pháp cũng như thế giới.
2.2 Nhìn từ phương diện nghệ thuật
2.2.1 Lựa chọn chi tiết chân thực, tỉ mỉ
Chi tiết nghệ thuật được xem là bộ phận nhỏ nhất có ý nghĩa của một tác phẩm văn
chương. Nhờ có chi tiết nghệ thuật, thế giới nghệ thuật của tác phẩm mới hiện ra một cách
cụ thể, sinh động. Trong tiểu thuyết hiện thực phê phán chi tiết nghệ thuật càng đóng một
vai trị quan trọng. Đó là những chi tiết điển hình chuyển tải chân thực ý đồ nghệ thuật của
nhà văn.

Balzac – một cây bút bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán, rất chú trọng vào
việc lựa chọn, sắp đặt các chi tiết trong sáng tác của mình. Lão Goriot là một minh chứng
sống động, mở đầu tác phẩm nhà văn miêu tả rất tỉ mỉ và chân thật về quán trọ Vauquer


Ngơi nhà trọ gồm có ba tầng, những phịng trên cùng có mái được xây bằng đá và quét
một lớp ve vàng, thế là tự nó bỗng dưng tạo ra cho bản thân một sự hèn kém so với tất cả
những ngôi nhà thời ấy ở Paris. Những tấm rèm che các khung kính của năm ơ cửa sổ
khơng cái nào giống cái nào nghĩa là mỗi cái một màu, chẳng hề ăn nhập vào nhau. Qua
cách miêu tả chi tiết như thế người đọc có thể hình dung được đó là một quán trọ nghèo
nàn, tồi tệ, tù túng, rách nát và khủng khiếp nhất ở ngoại ô Paris.. Đồng thời, thơng qua
cách miêu tả đó, gợi cho nhiều người đọc nỗi buồn sâu xa, một niềm thương vô tận. Quán
trọ ảm đạm như thế thì liệu con người nơi đó sẽ như thế nào? Con người cũng như quán
trọ, cũng thê lương, tẻ nhạt và buồn chán vô cùng. Quán trọ tồi tàn điều dĩ nhiên là nơi
dừng chân của những hạng người bình thường, nghèo nàn. Và nếu có là nơi dừng chân của
những khách thượng lưu quý tộc thì họ cũng thuộc dạng sa cơ lỡ vận, khơng cịn chốn để
đi… Và dù có ở hạng người nào nhưng chắc chắn một điều rằng hầu như tất cả con người
trong quán trọmỗi người đều có một sự dửng dưng trộn lẫn với việc không tin tưởng đối
với những kẻ kia, do cảnh ngộ riêng tư của mỗi người. Nó cho thấy sự bất lực trong việc
chia sẻ nỗi đau của họ. Những con người ấy không chỉ nghèo về vật chất mà còn nghèo
nàn về mặt tâm hồn, nghèo nàn tình cảm.
Chỉ vài nét miêu tả, Balzac đã khái quát lên cụ thể tính cách của con người Paris lúc
bấy giờ. Họ lạnh lùng, vô cảm, dửng dưng trước những nỗi đau khổ của con người xung
quanh. Việc miêu tả những con người như thế là hồn tồn có dụng ý. Trong một qn trọ
nghèo nàn, một góc của Paris, nơi mà con người bình dân có thể gần gũi và giúp đỡ lẫn
nhau, thế mà nó cịn bạc bẽo đến thế thì ngồi xã hội thượng lưu phồn hoa, xô bồ, nhộn
nhịp kia, con người còn tệ hại biết chừng nào.
Cũng giống như Balzac để tạo ra sự kiện cho câu chuyện, Vũ Trọng Phụng sử dụng
nhiều chi tiết. Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ một hành động của nhân vật, hoặc
một nét chân dung... Nhiều chi tiết cộng hưởng với nhau góp phần đưa cốt truyện lên cao

đạt đến đỉnh của thành công vượt bậc. Trong tiểu thuyết Số Đỏ, nhà văn có rất nhiều thành
cơng trong việc tạo dựng chi tiết tiêu biểu.
Hay cảnh tượng đám tang, từ khung cảnh đưa tang đến màn hạ huyệt đều được tác
giả miêu tả một cách chi tiết. Chính cái đám tang đó gợi liên tưởng đến guồng quay xã hội
nhữn trò lố lăng, kệch cỡm.


Đám tang cụ cố tổ là đám tang to tát, rầm rộ, đông đúc và náo nhiệt, ngỡ là đám
rước, đám hội linh đình. Mọi người trong gia đình và ngồi gia đình cụ cố ra vào tấp nập,
chuyện trị râm ran với đủ các chuyện trên đời, chuyện về người chết. Đám tang của một
gia đình giàu có, được đám con đàn cháu đống tổ chức trong niềm vui sướng nên đám
tang rất linh đình, hồnh tráng: đám ma được tổ chức theo lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát
cống, lợn quay đi lọng…có đến ba tram câu đối, có cảnh sát canh giữ, có nhạc Tây, Ta,
Tàu, có chụp ảnh…và con cháu ăn mặc rất…Mốt. Những người đến đưa đám nhìn bề
ngồi thì thấy nghiêm chỉnh nhưng thực chất họ đến cái đám tang này để làm việc khác,
họ trò chuyện về vợ con, nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới mua, người thi
tạn dụng đưa ma để chọc ghẹo, cười tình hoặc bình phẩm để chê bai nhau. Đặc biệt là
đám bạn của cô Tuyết, họ là trai thanh gái lịch, đến đây để chim nhau, bình phẩm, chê bai
nhau, ghen tng nhau, hẹn hò nhau…nhưng tất cả đều bằng vẻ mặt buồn rầu của những
người đi đưa ma.
Với việc miêu tả chi tiết, tỉ mi cái hành trinh đưa ma cụ cố tổ, Vũ Trọng Phụng đã
lột bộ mặt thật của xã hơi lố lăng, kệch cỡm, chuộng hình thức, khơng có tình người, vạch
chân tướng của những hạng người mang danh thượng lưu tri thức, văn minh nhưng thực
chất là cặn bã đạo đức giả.
Sau màn đưa ma đình đám là đến màn hạ huyệt, ở màn này nhà văn đã chú ý đặc tả.
Đây đáng lẽ ra phải là cảnh đau thương nhất, xúc động nhất thì hóa ra lại hài hước nhất.
Lúc nay mỗi người một vẻ cộng lại thành màn hài kịch rõ nét. Cụ cố Hồng khóc to Hứt…!
Hứt…! Hứt người ta cảm thấy như đây khơng phải là tiếng khóc mà nó là tiếng cười bị nén
lại, tiếng cười sung sướng của cụ cố Hồng đang cố nén lại vì được mọi người ngưỡng mộ,
trầm trồ khen ngợi. Ông Phán mọc sừng cũng oặt người đi, khóc mãi khơng thơi nhưng

khi có cơ hội ơng ta cũng không quên nhét tờ giấy gấp làm tư vào tay của Xuân tóc đỏ.
Thật ghê tởm trước hành động đó, tờ giấy gấp tư cho thấy sự trả cơng chuẩn bị rất kĩ
khơng muốn ai nhìn thấy. Hơn nữa nó cịn là sự trả cơng cho kẻ giết người ngay trên
miệng huyệt của người bị giết. Đó là hành động táng tợn lương tâm.
Qua các chi tiết trong đám tang cụ cố Tổ người đọc thấy cái hiện thực lố lăng, đồi
bại của xã hội thượng lưu ngày trước. Đồng thời cũng thấy được đồng tiền làm băng hoại
đạo đức, đạo lí làm người. Trước cái chết của người than ruột thit mà họ vẫn sung sướng
hạnh phúc thì thật đáng sợ và đáng lên án.


2.2.2 Xây dựng nhân vật điển hình trong hồn cảnh điển đình
Cùng là xây dựng nhân vật điển hình trong hồn cảnh điển hình, song cách viết
của hai tác giả có sự khác nhau:
Balzac ngồi miêu tả ngoại hình và hành động còn rất chú ý miêu tả tâm lý
nhân vật
Trong tiểu thuyết Lão Goriot, Balzac sử dụng nhiều chi tiết nghệ thuật vô cùng đắt
giá. Chi tiết …đúng vào lúc chuyển quan tài lên xe thì có hai chiếc xe trang hoàng lộng
lẫy nhưng trống rỗng của hai người con rể tới làm cho người đọc phải đau xé lòng. Hai
chiếc xe mang huy hiệu hai dòng họ báo hiệu sự có mặt của chúng. Lúc cịn sống hai con
rể quý tử này đã không đối xử tử tế với lão Goriot và đến khi lão lìa khỏi cuộc đời chúng
cũng chẳng hề đếm xỉa. Đối với chúng như thế đã là ân huệ quá lịch sự với lão già nghèo
nàn và bệnh tật. Tang của cha mà cấm con gái ruột đi đưa, lại xem như khơng có chuyện
gì, chỉ có chiếc xe đưa tang lộng lẫy đủ thấy sự bạc bẽo tình người biết dường nào. Tóm
lại, hai chiếc xe mang hai huy hiệu là một biểu thượng mang hai tầng ý nghĩa. Thứ nhất,
nó chứng tỏ tình cảm của những cơ con gái và những chàng rể cũng trống rỗng như hai
chiếc xe đó. Và kể từ đây tình cha con sẽ khơng cịn. Bởi vì hai chiếc xe đó đã cắt đứt
hồn tồn sợi dây tình nghĩa cha con. Thứ hai, hai chiếc xe ngầm báo hiệu mơ ước trở
thành quý tộc của lão Goriot đã thành sự thật. Và để có được niềm vinh dự đó, danh hiệu
quý tộc cao sang đó, lão Goriot phải đánh đổi tất cả, đánh đổi cả cuộc đời, đánh đổi hai
con gái mà ông yêu thương nhất, đánh đổi bằng tất cả hạnh phúc gia đình mình.

Có thể nói trong tồn bộ tiểu thuyết, chi tiết đạt đến mức nghệ thuật nhất, đặc sắc nhất và để
lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc nhất là chi tiết ở cuối tác phẩm. Chàng sinh viên
ngành Luật De Rastignac cúi nhìn lần nữa ngơi mộ, giọt nước mắt cuối cùng của chàng
trai trẻ lăn dài, giọt nước mắt trào ra vì những rung cảm thiêng liêng của trái tim trong
trắng, nó rơi xuống mặt đất rồi từ từ vút lên trời cao. Thương xót cho số phận bạc bẽo, hẩm
hiu của lão Goriot lúc nào Rastignac cũng bên cạnh động viên, an ủi và chăm sóc những lúc
ơng buồn, ông vui cũng như lúc ốm đau. Chàng xem ông như một người cha già đáng kính.
Trước cái chết cơ đơn của ơng lão, Rastignac vơ cùng đau xót, bên cạnh đó cịn là sự căm
phẫn cao độ. Chàng chán ghét con người, chán ghét cả xã hội Paris, chán ghét những con
người giả tạo sống bằng bộ mặt giả dối sang trọng. Rastignac khóc cho số phận tủi hờn của
những con người thấp hèn mà lão Goriot là một trong số đó. Chàng khóc cho lão Goriot


nhưng đó khơng phải là cái khóc nức nở, gào thét, ốn than mà là cái khóc ngậm ngùi khó
tả Giọt nước mắt cuối cùng… lăn dài,… rơi xuống đất… từ từ vút lên trời cao. Hình ảnh
giọt nước mắt của chàng sinh viên gợi cho người đọc bao điều suy nghĩ. Ở đây khơng phải
là giọt nước mắt bình thường mà đó là giọt nước mắt cuối cùng. Càng đặc biệt hơn giọt
nước mắt này rơi xuống đất rồi vút lên trời cao. Hình ảnh giọt nước mắt mang giá trị nhân
văn sâu sắc. Thứ nhất, giọt nước đó xuất phát từ nơi sâu thẳm của những rung cảm thiêng
liêng, nó xuất phát từ tâm hồn và trái tim trong trắng của người thanh niên trẻ tuổi cảm
thông cho số phận bất hạnh của lão phó mì Goriot – một con người đáng thương và đáng
trân trọng. Thứ hai, chúng ta cần lưu ý chi tiết lãng mạn Giọt nước mắt cuối cùng, giọt
nước mắt sau cùng của chàng thanh niên Rastignac. Phàm cái gì cuối cùng thì sẽ khơng có
cái tiếp theo. Điều này có nghĩa là bắt đầu từ đây, từ giờ phút này chàng sinh viên non nớt,
giàu tình thương ngày nào sẽ khơng rơi giọt nước mắt nào nữa. Rastignac sẽ khơng cịn tình
thương, khơng vì ai mà khóc. Chính giọt nước mắt ấy ngầm báo hiệu sự thay đổi về con
đường và tính cách về sau của Rastignac. Rastignac ngày nào đã chết, đã khơng cịn một
chàng thanh niên tỉnh lẻ đầy nhiệt huyết và tốt bụng mà chỉ có một Rastignac vơ cảm khơng
khóc vì người khác mà chỉ làm quen làm cho người khác phải khóc. Bởi lẽ, giọt nước mắt
tình thương duy nhất và cuối cùng của chàng đã vút lên trời cao, trao trả lại cho Chúa.

Đây được xem là đặc điểm nổi bật và đặc trưng nhất của tiểu thuyết hiện thực phên
phán. Nó khác hồn tồn với các thể loại khác như tiểu thuyết trinh thám hay tiểu thuyết
hiệp sĩ xuất hiện trước đó ở Châu Âu. Việc xây dựng nhân vật điển hình trong hồn cảnh
điển hình đã giúp nhà văn tiếp cận với hiện thực xã hội một cách dễ dàng hơn.
Trong Lão Goriot Balzac đã xây dựng dựng rất nhiều các nhân vật điển hình trong
hoan cảnh điển hình đó là từ bà Vauquer đến 7 khách trọ một cách tỉ mỉ.Tuy nhiên nhân
vật Goriot và Rastignac là gây được ấn tượng mạnh và không thể phai mờ trong long
người đọc.
Nhân vật Goriot điển hình là một người cha thương con vô bờ bến nhưng quan niệm
sai lầm về hạnh phúc. Goriot như một nhân vật rất sống và rất người. Với giọng thương
xót thơng cảm sâu xa, Balzac đã giới thiệu một cách khái quát và sơ lược về cuộc đời của
lão Goriot. Qua cách giới thiệu của Balzac người đọc có thể phần nào hình dung về cuộc
đời và số phận của lão Goriot. Cuộc đời ẩn chứa bao nỗi đau khổ và bất hạnh


Có thể nói, lão Goriot là một người đàn ơng hồn mĩ. Tuy khơng phải thuộc người
đẹp trai lịch lãm nhưng trong con đường kinh doanh lão là một người thành đạt và khơn
khéo. Trong gia đình là một người cha hết lòng thương con, một người chồng chung thủy
và có trách nhiệm. Bởi vì lão khơng muốn ai thay thế vợ mình, lão ln cho rằng khơng
một ai có thể như bà. Người đã ban cho ông Anastasie và Delphine đáng yêu và tuyệt trần.
Có thể thấy lão Goriot là người cha có tấm lịng u thương con vơ bờ bến, một
người cha cho chúng cuộc sống, đã cho mỗi đứa năm hoặc sáu trăm nghìn franc của hồi
mơn để tạo hạnh phúc khi gả chồng cho chúng và chỉ giữ lại cho mình từ tám đến mười
nghìn franc lợi tức. Thậm chí lão Goriot cịn cho cả cuộc đời mình. Thế mà những đứa
con thiên thần đóchỉ trong hai năm…đã đuổi ông ra khỏi cuộc đời chúng như một người
khốn khổ. Thật là những đứa con lầm lạc. Lão Goriot yêu thương họ hơn cả tính mạng bản
thân vậy mà họ khơng hề trân trọng. Có lẽ, hậu quả ngày hôm nay mà lão Goriot nhận
được là một phần do sự lầm lạc trong việc giáo dục con Sự giáo dục con cái của của ông
ngày càng vô lý. Một người có tới hơn sáu mươi ngàn franc lợi tức nhưng chỉ dành cho
cuộc sống của mình một nghìn hai, cịn bao nhiêu chỉ lo thỏa mãn những địi hỏi ngơng

cuồng của các cơ con gái và điều ấy là hạnh phúc của ơng. Vì q được cưng chiều nên
hai cơ nàng trở nên kiêu kì và đỏng đảnh thậm chí dối gạt cha, lấy cha mình ra làm cuộc
vui chơi tùy thích. Chính tình u thương mù quáng dần dần đẩy lão Goriot tiến gần đến
thảm kịch.
Không chỉ thế, ước mơ bước tới giới thượng lưu, trở thành một quý tộc của lão
Goriot là một nguyên nhân chính dẫn đến tấm thảm kịch gia đình. Lão tung ra cho hai con
gái của hồi môn kếch sù nhằm quyến rũ giới quý tộc.Và cuối cùng hai cô con gái của lão
cũng bước chân vào giới thượng lưu. Và chính cái địa vị q tộc đó đã phá tan tành gia
đình bé nhỏ mà bấy lâu lão gầy dựng và vun đắp.
Tóm lại, u thương con q mức, nng chiều chúng một cách điên cuồng quá
đáng sẽ là con dao hai lưỡi. Nếu sử dụng khơng đúng thì nó sẽ gây ra hậu quả khơn lường.
Và hậu quả đó đã ập xuống đầu lão Goriot. Qua đó, Balzac muốn cảnh tỉnh đến người đọc
và hơn hết là cho những ai sắp làm cha và đang làm cha, một chân lý vĩnh hằng: nếu anh
quá nuông chiều con cái tức là anh đang tự đào mồ chôn bản thân. Cái chân lý này lão
Goriot đến lúc sắp tắt thở mới nhận ra Ta phải đền tội vì đã quá yêu thương chúng. Và vấn
đề thứ hai, nhà văn muốn nhắn gửi đến bạn đọc: đừng quá tham vọng, mơ ước những địa


vị cao sang quý tộc, nếu không sẽ trả giá rất đắt. Chính lão Goriot đã trả giá cho ước muốn
đó – sự tan vỡ gia đình. Đây là hai nguyên nhân chủ quan dẫn đến bi kịch gia đình lão
Goriot. Bên cạnh ngun nhân chủ quan đó cịn có nguyên nhân khách quan. Đó là hiện
thực xã hội bấy giờ, một xã hội nửa tư sản, nửa quý tộc lẫn lộn. Và dẫn đến những lẫn lộn
về các giá trị đạo đức và thẩm mĩ. Xã hội đó gồm toàn những sự tàn bạo và lợi dụng lẫn
nhau. Mọi thứ bị đảo lộn, con người dần dần mất đi những phẩm giá tốt đẹp ban đầu.
Qua tiểu thuyết Lão Goriot, Balzac đã xây dựng thành cơng hình tượng điển hình
bất hủ lão Goriot. Đó là một người cha giàu lịng u thương con và vơ cùng lương
thiện Ơng lão quả là người nhân hậu, chất phác chưa bao giờ ông ấy làm hại ai và coi
thường ai cả. Nhưng điều đáng trách nhất là lão có quan niệm hạnh phúc lầm lạc, ước mơ
trở thành quý tộc. Bên cạnh đó, cịn có cách giáo dục con vơ lý. Đồng thời, qua bi kịch gia
đình lão Goriot, Balzac chứng minh quy luật của xã hội tư bản thế kỉ XIX. Quy luật ấy

nằm ở mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh. Tức là con người tạo ra hoàn cảnh, đồng
thời là nạn nhân của hoàn cảnh.
Nhân vật tiếp theo là Rastignac – điển hình cho thanh niên tỉnh lẻ đầy tham vọng –
nhân vật chính của tiểu thuyết
Song song với nhân vật lão Goriot, Balzac còn xây dựng hình tượng khá độc đáo là
Rastignac, một sinh viên khoa Luật. Rastignac theo lời giới thiệu của Balzac là một thanh
niên có khn mặt đặc biệt của người miền Nam, nước da trắng trẻo, tóc đen, mắt xanh.
Chàng xuất thân trong dòng dõi quý tộc nhưng đến đời của chàng chỉ còn danh hiệu. Từ
nhỏ, Rastignac được giáo dục trong truyền thống tốt đẹp. Chàng ăn mặc tiết kiệm, giản dị
và là thanh niên có ý chí. Cũng như bao chàng sinh viên khác Rastignac có khát vọng và
hồi bão riêng. Chàng rời vùng quê thanh bình với bao kỉ niệm tuổi thơ yên ả đến nơi náo
nhiệt Paris để học hành và lập nghiệp. Khi đến nơi này chàng sinh viên thơng minh hơn,
có những tham vọng cuồng nhiệt xuất phát từ những ý nghĩ về người cha và gia đình.
Cũng chính nơi này anh lột bỏ nhưng điểm yếu, trưởng thành dần và cuối cùng thì nhận
được liên tiếp những thăng tiến trong xã hội. Rastignac rất yêu thương những người thân
trong gia đình, đó là những người thân yêu lúc nào cũng chắt chiu tiết kiệm từng li từng tí
trong những vụ thu hoạch, rồi thì việc cả gia đình phải uống một thứ nước ép lại từ bã
nho đã ép kiệt. Mục đích Rastignac lên Paris là để tạo dựng cuộc sống mới đem lại hạnh
phúc cho người thân. Cuộc sống nghèo khổ, tù túng nơi quê nhà đã gieo vào đầu chàng


sinh viên biết bao niềm đam mê và khát vọng. Đó là khát vọng đổi và khát vọng của
Rastignac vơ cùng chân chính. Bởi vì Rastignac đi bằng hai chân của mình chứ khơng hề
dựa dẫm người khác. Chàng như một chú chim non ngây thơ và trong sáng say sưa với
vịm trời Paris tráng lệ. Và rồi, ý chí chàng thanh niên càng bị nung nấu quyết liệt, chàng
sinh viên chợt nhận ra được con đường thực hiện khát vọng ban đầu chỉ là hư ảo, không
thực tế trong hoàn cảnh Paris lúc bấy giờ. Rastignac muốn bước tới khát vọng một cách
nhanh chóng và tuyệt đối vì chàng khơng cịn đủ kiên nhẫn. Đến đây chàng sinh viên ngây
thơ trong sáng ngày nào đã khơng cịn, chỉ cịn hiển hiện một chàng sinh viên với bao toan
tính.

Điều này có nghĩa là Rastignac đã mất dần đi khát vọng chân chính và thanh cao
của mình. Giờ đây khát vọng đã biến thành tham vọng điên cuồng. Chàng Rastignac đã bị
xã hội thượng lưu đầu độc và thiêu cháy. Rastignac quyết định chinh phục thế giới bằng
mối quan hệ của người dì của mình.
Nhờ tấm vé thơng hành của người dì họ – phu nhân Beauséant Rastignac dần dần
lui tới được thế giới thượng lưu. Mà cụ thể là thế giới của hai con gái lão Goriot, bà tử
tước Restaud và bà chủ ngân hàng Nucingen sang trọng và kiều diễm. Từ khi gia nhập vào
thế giới thượng lưu Rastignac học được rất nhiều bài học kinh nghiệm. Để giữ và bảo vệ
được người mình yêu thương trước tiên phải có tiền, phải biết đấu kiếm và bắn súng
giỏiCậu muốn làm người bảo vệ cho ơng cụ một cách có trách nhiệm thì phải biết đấu
kiếm và bắn súng giỏi đấy.
Khác với lão Goriot, Rastignac có điều kiện thâm nhập vào cả hai môi trường. Môi
trường thứ nhất là nơi của sự tồi tàn nghèo khổ, nơi của những con người bất hạnh với
những cảnh đời ngang trái và mọi khổ đau. Môi trường thứ hai là chốn xa hoa tráng lệ với
những kiểu cách sang trọng và khơng ít sự dối lừa của giới thượng lưu. Chính vì lẽ đó,
Rastignac có khả năng đánh giá, nắm bắt được ý nghĩa của hồn cảnh và thấu hiểu được
những bí ẩn của một tình cảnh kinh khủng mà kẻ gây ra cũng che giấu kĩ càng như người
chịu đựng.
Trong tác phẩm, Rastignac có tính cách và số phận hồn tồn độc lập. Chàng tiêu
biểu cho những thanh niên tỉnh lẻ đầy tham vọng. Xã hội thượng lưu Paris đã dạy dỗ
chàng rất nhiều bài học thực tế. Mà người thầy đầu tiên của Rastignac là phu nhân
Beauséant- người dì họ hàng xa là người thầy và cũng là người đỡ đầu của Rastignac. Bà


đã dạy cho người học trị mình con đường đạt đến tham vọng một cách hiệu quả, đó
là muốn thành cơng thì khơng nên vội vàng. Phải biết tính tốn. Khơng chỉ thế, Rastignac
cịn được Vautrin, tên tù khổ sai giấu mình chỉ dạy. Hai nhân vật, hai con người hoàn toàn
khác nhau. Một người xuất thân từ thượng lưu quý tộc cao sang, một người là tên tù khổ
sai bí ẩn nhưng cả hai khi nhìn nhận xã hội lại tiến tới cùng một điểm chung. Họ là người
từng trải và phải chăng bản thân họ đã từng như Rastignac. Để rồi, họ thốt lên Hãy đối xử

với cuộc đời này như đúng bản chất của nó. Thấu hiểu được phần nào những lí lẽ đó,
Rastignac lao vào xã hội và đã kiểm chứng được những lời dạy đó hoàn toàn đúng. Chàng
sinh viên này dường như tuyệt vọng, không muốn tiếp tục dấn thân vào xã hội thượng lưu
đó. Ở chàng có sự đấu tranh nội tâm dữ dội. Bởi chàng thấy mình đơi lúc khơng thích hợp
với môi trường này. Chàng sợ sẽ trở nên đáng ghét và xa lạ.
Để đạt được mục đích, Rastignac yêu lần lượt hai con gái lão Goriot. Nhưng thứ
tình yêu mà Rastignac dành cho Anastasie là thứ tình u chống ngợp của sắc đẹp và
giàu sang. Nhưng đối với Delphine lại là tình yêu nam nữ. Mặc dù khi đến với Delphine,
Rastignac mang một ý định vụ lợi nhưng dần dần tiếp xúc với nàng, Rastignac thật sự đã
yêu. Đối với Delphine thì Rastignac cũng chỉ là kẻ làm cho miệng mỉm cười khi buồn và
lòng ấm lên mỗi khi trống vắng. Nhưng cuối cùng nàng cũng bị chàng sinh viên nghèo
chinh phục. Chiếm được lòng của một phụ nữ quý tộc xinh đẹp và quý phái, đối với
Rastignac đây là bước thành công đầu tiên của cuộc đời chàng. Cả hai người đều cảm thấy
hạnh phúc và muốn xây dựng hạnh phúc tương lai. Nếu như không chứng kiến cái chết
của lão Goriot thì có lẽ Rastignac và Delphine sẽ có một mái ấm gia đình tuyệt vời và
Rastignac cũng khơng tha hóa nhân cách.Đám tang chơn vùi tất cả, lão Goriot, Rastignac,
Anastasie và cả Delphine, tất cả bị chôn vùi dưới lớp đất kia. Sẽ khơng cịn một Rastignac
của ngày nào mà chỉ có một Rastignac hồn tồn mới, một Rastignac thách thức với xã
hội Paris bây giờ chỉ còn lại ta và ngươi. Và hành động đầu tiên thách thức với xã hội đó
là đến ăn tối ở nhà bà Nucingen. Cụm từ ta và ngươi là từ dùng để chỉ hai người đang
trong tư thế quyết đấu, một chọi một.
Lão Goriot và Rastignac có cuộc đời hồn tồn đối lập. Nếu Rastignac càng tiến lại
gần mơi trường mà ban đầu mình phủ nhận thậm chí căm ghét và ghê tởm thì lão Goriot
hồn tồn ngược lại, ơng lão ngày càng tránh xa và cự tuyệt hẳn với nó bằng cái chết.


Giữa hai nhân vật có sự nối tiếp. Bởi, khi tác phẩm kết thúc cuộc đời lão Goriot khép lại,
cuộc chinh phục xã hội thượng lưu của Rastignac mở ra.
Đề tài về thanh niên tỉnh lẻ nhiều tham vọng được Balzac thể hiện rất nhiều
trong Tấn trị đời. Nhưng có lẽ hình tượng thành cơng nhất là chàng sinh viên De

Rastignac. Thơng qua hình tượng người trí thức, Balzac muốn phơi bày hiện thực xã hội.
Xã hội sẽ không thể phát triển, văn minh tiến bộ nếu vẫn còn xuất hiện những trí thức có
con đường lầm lạc như thế.
Ở Số Đỏ, Vũ Trọng Phụng cũng xây dựng được nhân vật điển hình trong tính cách
điển hình của riêng mình. Vũ Trọng Phụng xây dựng nhân vật như những bức tranh
biếm họa. ông chú trọng vào ngôn ngữ, hành động để khiến nhân vật trở thành một
nhân vật biếm họa gây cười. ông đi vào vài nét phác họa và các nhân vật của ơng
hiện lên đầy đủ tính cách. Những chi tiết nói năng của nhân vật tưởng nhỏ nhặt nhưng
đầy dụng ý của tác giả. Ví như mỗi lần Xuân mở miệng là mẹ kiếp, nước mẹ gì, để lộ dấu
ấn của một tên vô học dù hắn đang tiến ngày càng gần tới vị trí nhà cải cách xã hội... Hay
chi tiết câu nói cửa miệng của cụ cố Hồng Biết rồi, khổ lắm, nói mãi dù chẳng biết gì cả.
Các chi tiết lời nói của nhân vật có giá trị cá tính hố nhân vật một cách sắc nét nhất, góp
phần hồn thiện chân dung các nhân vật. Thêm nữa, cũng qua phát ngôn của nhân vật, tác
giả đã chỉ ra mối quan hệ xã hội phức tạp, với vấn đề thời sự sôi nổi, chế độ tư sản bịp
bợm và cả thể loại văn minh rởm.Ở đây, có thể quan tâm đặc biệt đến nhận vật Xn tóc
đỏ. Đây là nhân vật có tính cách phức tạp, mang nhiều nét lố bịch hài hước.
Ở trong cái xã hội lố lăng, Tây, Ta, Tàu lẫn lộ, mối quan hệ giữa người với người
dường như bị biến dạng bởi đồng tiền thì nhân vật Xn tóc đỏ hiện lên các bản chất vơ
văn hóa. Mơi trường bụi đời đã làm cho Xuân bị lưu manh hóa, biểu hiện ở các hành động
xấu, cách tán tỉnh cô hang mía, thái độ của Xn đối với cơ đầm, lối nói năng vơ văn hóa:
mẹ kiếp, nước mẹ gì…Những thói xấu đó của Xuân là do xã hội thực dân nửa phong kiến
làm ra. Nhưng khi bước chân vào nhà cụ cố Hồng thì tính cách của Xn bắt đầu thay đổi
rõ rệt, cái tinh ranh, thạo đời đã hỗ trợ Xuân hết mình để tiến thân vào xã hội thượng lưu.
Xuân rất nhạy cảm, nên thường nhận thức rõ tình cảnh mà mình rơi vào và có sự đáp ứng
khá hợp lý. Vừa sống, nó vừa nhìn vào những người chung quanh, lo học hỏi và tìm cách
đáp ứng cái vai trị mà mọi người trơng chờ ở mình. Với cái vẻthạo đời và tinh quái sẵn


×