Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đáp án Nguội sửa chữa máy công cụ 31

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.32 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II
(2008 - 2011)
NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: DA SCMCC – LT31
Câu 1: (3 điểm)
Trình bày các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thủy lực sau khi sửa chữa ?
Trả lời:
- Chuyển động của các cụm máy phải đều, không rung động khi thay đổi tốc
độ.
- Đảo chiều phải ổn định và nhạy.
- Làm việc êm, không được có tiếng gõ lạ. Kim áp kế phải ổn định.
- Lượng chạy dao không tải phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật do nhà máy
sản xuất quy định.
- Vị trí các cơ cấu và cụm máy phải xác định, không có dịch chuyển tự phát.
- Đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ và độc lập với nhau giữa truyền dẫn của
chuyển động chính và chuyển động chạy dao, giữa hệ thống thủy lực với hệ thống
bôi trơn và làm mát, đảm bảo sự hoạt động bình thường của máy.
- Nhiệt độ dàu trong hệ thống làm việc không vượt quá 70
o
.
- Tất cả các khâu trong hệ thống (nhất là những khâu có hình thành độ chân
không) phải thật kín không cho phép dầu rò rỉ ra ngoài.
- Khi sửa chữa và hiệu chỉnh hệ thống, tuyệt đối không được loại bo hoặc sử
dụng các đệm lót kín sai quy cách và vật liệu.
- Các lỗ rò ở mặt trong các chi tiết và gang đúc (cả độ nhám bề mặt) của hệ
thống thủy lực nếu ảnh hưởng lớn đến tổn thất dòng chảy thì phảo loại trừ.
- Các ống dẫn dầu phải đều đặn, không được gãy gập hoặc co thắt, cong queo.
- Để khỏi lọt khí vào hệ thống, đầu ống xả phải dìm sâu dưới mức dầu


80mm trở lên
- Mặt trong của bể dầu, ống dẫn và các cụm khác của hệ thống phải sạch.
- Các vú dầu, lỗ tra dầu phải được bảo vệ cận thận, không để bùn, bụi bám
vào. Bình chứa dầu phải được bảo vệ không để lọt vật lạ vào trong (nhất là dung
dịch làm mát).
- Các bề mặt làm việc của xilanh, van trượt, pittong, phải được gia công tinh
đạt độ nhám bề mặt như chi tiết mới.không cho phép co vết xước (dù nhỏ) trên bề
mặt của những chi tiết này để không gây tổn thất dòng chảy.
- Các chi tiết bằng thép dễ bị mòn khi làm việc như van trượt, các loại van
khác, roto, stato,pittong-longio, cánh bơm phải được nhiệt luyện.
- Khi lắp ráp, các tay gạt điều khiển các vành chia độ phải phù hợp với các
bản ghi trong thuyết minh.
- Cơ cấu an toàn phải được điều chỉnh chính xác theo yêu cầu và chỉ dẫn
trong thuyết minh.
Câu 2: (2 điểm)
Trình bày những hư hỏng thông thường của bộ truyền bánh răng trụ, nguyên
nhân hư hỏng và cách khắc phục các dạng hư hỏng đó?
Trả lời
DẠNG HỎNG NGUYÊN NHÂN KHẮC PHỤC
Tróc bề mặt làm việc của
răng.
- Vật liệu bánh răng bị mỏi vì
làm việc lâu ngày với tải
trọng lớn.
- Bề mặt làm việc của răng bị
quá tải cục bộ .
- Không đủ dầu bôi trơn hoặc
dầu thiếu độ nhớt.
- Nếu một vài răng bị tróc thì
hàn đắp ,mài sửa.

- Nếu tróc toàn bộ thì thay
thế.
Đổ thêm dầu, đúng độ nhớt
Răng mòn quá nhanh Điều kiện làm việc bụi bẩn
hoặc có lẫn tạp chất ăn mòn
trong chất bôi trơn
Lau chùi sạch sẽ , bôi trơn
hợp lý , kiểm tra thay dầu bôi
trơn
Bộ truyền làm việc ồn kèm
theo va đập
Khoảng cách trục quá xa.
Khe hở cạnh răng lớn
Giảm khoảng cách trục
Thay thế bánh răng mới để có
khe hở hợp lý
Bộ truyền bị kẹt ,nóng quá
>70ºC
Khoảng cách trục quá gần
Khe hở cạnh răng hẹp
Tăng khoảng cách trục
Thay thế bánh răng mới để
có khe hở hợp lý
Bộ truyền bị kẹt ,nóng quá
>70ºC
Khoảng cách trục quá gần
Khe hở cạnh răng hẹp
Tăng khoảng cách trục
Thay thế bánh răng mới để
có khe hở hợp lý

Gãy răng Răng bị quá tải đột ngột hay
bị vật lạ cứng lọt vào
Nếu gãy một vài răng thì hàn
đắp hoặc cấy răng và mài sửa
Nếu gãy nhiều thì thay
Câu 3: (2 điểm)
Trình bày sự cần thiết phải cân bằng tĩnh và cân bằng động chi tiết máy khi
chế tạo và trong khi sửa chữa?
Trả lời:
Các chi tiết lớn, nặng và làm việc với tốc độ cao, nếu không cân bằng sẽ làm
việc không bình thường, ảnh hưởng xấu đến chất lượng làm việc của máy.
Ví dụ, trục chính của máy cắt kim loại không cân bằng khi làm việc sẽ gây
ra dao động. Dao động này sẽ được truyền sang các chi tiết khác trong đó có cả bệ
máy làm cho chất lượng bề mặt của các chi tiết gia công trên máy không đạt yêu
cầu. Mâm cặp, các bánh răng lớn, bánh đai, khớp nối trục, trục chính và đá mài vv
cũng có thể gây ra hiện tượng tương tương tự. nguyên nhân của hiện tượng mất cân
bằng có thể do vật liệu chi tiết không đồng nhất, sai số của phôi do còn những bề
mặt thô chưa gia công cơ, sai số lắp cụm máy(do có độ nghiêng hoặc sự xê dịch
của chi tiết lắp v,v).
Việc cân bằng chi tiết máy thường được tiến hành trong các phân xưởng gia
công cơ khí ngay sau khi chế tạo. mặc dù vậy, sau khi lắp, vẫn phải kiểm tra độ cân
bằng của các cụm máy vì có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện mất cân bằng do quá
trình lắp ráp gây nên. Trong nhiều quy trình công nghệ lắp máy, ví dụ như lắp cụm
trục chính, phải coi nguyên công cân bằng máy là cần thiết và không thể thiếu
được.
Các chi tiết máy quan trọng ở dạng truc và dạng đĩa sau khi chế tạo hoặc sửa
chữa thường phải cân bằng tĩnh và cân bằng động . Tuy nhiên việc cân bằng động
rất phức tạp đòi hỏi phải có những thiết bị chuyên dùng và dụng cụ đo rất phức tạp
nên cân bằng động chỉ được thực hiện tại các nhà máy hoặc cơ sở chuyên sản xuất
còn cân bằng tĩnh thì được áp dụng trong tất cả các đơn vị sản xuât và sửa chữa cơ

khí
Hà nội, ngày……..tháng……năm 2011
HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI TIỂU BAN RA ĐỀ THI

×