Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm về lịch sử vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.91 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA VẬT LÝ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG MỘT SỐ CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM VỀ LỊCH SỬ
VẬT LÝ
GVHD
SVTH
KHĨA

: Th.S NGUYỄN THỊ THẾP
: NGÔ THỊ DIỆU HIỀN
: K30

TP.HCM, THÁNG 05 NĂM 2008


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đều biết rằng quá trình phát triển của Vật lý học cũng như các
môn khoa học khác là một quá trình tiến lên từ cái chưa biết đến cái đã biết, từ
những tri thức chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ đến những tri thức ngày càng hoàn
chỉnh và chính xác hơn. Nói cách khác, quá trình hình thành các tri thức khoa


học là một quá trình có tính lịch sử. Mỗi khoa học nói chung và Vật lý học nói
riêng đều có quá trình hình thành và phát triển riêng của mình. Bộ môn vật lý
phản ánh lại quá trình đó được gọi là môn lịch sử vật lý – một môn học có ý
nghóa quan trọng đối với sinh viên khoa vật lý các trường sư phạm.
Trong chương trình học ở đại học, em đã được học môn lịch sử vật lý ở năm
thứ ba. Em cảm thấy đây là một môn học rất quan trọng và thú vị. Vì vậy, em
đã quyết định chọn đề tài luận văn: “Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm về
lịch sử vật lý” với hy vọng có điều kiện ôn tập và nghiên cứu kỹ hơn các kiến
thức về lịch sử vật lý mà em đã được học, qua đó giúp em hiểu sâu hơn các kiến
thức vật ký học, nhằm giảng dạy cho học sinh tốt hơn. Mặt khác, quá trình
soạn các câu trắc nghiệm sẽ giúp em rèn luyện và nâng cao kỹ năng soạn các câu
hỏi trắc nghiệm phục vụ cho quá trình giảng dạy của bản thân sau này.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, mặc dù em đã hết sức cố gắng tham
khảo nhiều tài liệu, nhưng do Lịch sử vật lý là một bộ môn có phạm vi kiến thức
rất rộng, cũng như kỹ năng soạn thảo các câu trắc nghiệm của em còn nhiều hạn
chế, nên chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến quý báu của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô trong khoa.

Tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Diệu Hiền


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

I. TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN
1. Trắc nghiệm:
Là một dụng cụ hay một phương thức hệ thống nhằm đo lường thành tích của
một cá nhân so với các cá nhân khác hay so với một yêu cầu, nhiệm vụ học tập đã được
dự kiến.
Trong lĩnh vực giáo dục, thường dùng chữ “trắc nghiệm thành quả học tập” hay
“trắc nghiệm thành tích”. Trong trường học, từ “trắc nghiệm” được dùng như một hình
thức kiểm tra, đánh giá học sinh. Tại Việt Nam, các tài liệu thường ghi là “trắc nghiệm
khách quan”, không phải hiểu theo nghĩa đối lập với một đo lừong chủ quan nào, mà nên
hiểu là hình thức kiểm tra này có tính khách quan cao hơn cách kiểm tra, đành giá bằng
tự luận chẳng hạn.
Các điểm số thu thập được từ một bài trắc nghiệm thành tích có thể cung cấp hai
loại thông tin:
+ Loại thứ nhất: mức độ người học thực hiện được tiêu chí đã được ấn định,
khơng cần biết người ấy giỏi hơn hay kém hơn những người khác.
+ Loại thứ hai: sự xếp hạng tương đối của các cá nhân liên quan đến mức độ thực
hiện của họ về bài trắc nghiệm đã ra.

2. Một số khác biệt và tương đồng giữa tự luận và trắc nghiệm:
Trong cuốn sách về trắc nghiệm thành quả học tập xuất bản năm 1965, Robert L.
Ebel đã nêu lên 9 điểm khác nhau và bốn điểm tương đồng giữa tự luận và trắc nghiệm.
Tất nhiên với sự tiến bộ về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực trắc nghiệm và đo lường, những
sự khác biệt về hai loại có thể sẽ giảm đi và những sự tương đồng tăng lên. Dẫu sao,

những điểm nêu ra dưới đây cũng có thể giúp cho ta có một số ý niệm khái quát về trắc
nghiệm và phân biệt được nó với loại tự luận vốn quen thuộc ở các lớp học của ta từ xưa
đến nay.

* Những điểm khác nhau giữa trắc nghiệm và tự luận:
(1) Một câu hỏi thuộc loại tự luận đòi hỏi thí sinh phai tự mình soạn câu trả lời
và diễn tả nó bằng ngơn ngữ của chính mình. Mặt khác, một câu hỏi trắc nghiệm buộc thí
sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn.
(2) Một bài tự luận gồm số câu hỏi tương đối ít và tính cách tổng qt, địi hỏi thí
sinh phải triển khai câu trả lời bằng lời lẽ dài dòng, trong khi một bài trắc nghiệm thường
gồm nhiều câu hỏi có tính cách chun biệt chỉ địi hỏi những câu trả lời ngắn gọn.
(3) Trong khi làm một bài tự luận, thí sinh phải bỏ phần lớn thời gian để suy nghĩ
và viết. Mặt khác, trong khi làm một bài trắc nghiệm,thí sinh dùng nhiều thời giờ để đọc
và suy nghĩ.
(4) Chất lượng của một bài trắc nghiệm được xác định một phần lớn do kỹ năng
của người soạn thảo bài trắc nghiệm ấy; ngược lại, chất lượng của một bài tự luận tùy
thuộc chủ yếu vào kỹ năng của người chấm bài.


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

(5) Một bài thi theo lối tự luận tương đối dễ soạn nhưng khó chấm và khó cho
điểm chính xác; trong khi bài trắc nghiệm khó soạn, nhưng việc chấm và cho điểm tương
đối dễ dàng và chính xác hơn.
(6) Với loai tự luận, thí sinh có nhiều tự do bộc lộ cá tính của mình trong câu trả
lời, và người chấm bài cũng tự do cho điểm các câu trả lời theo xu hướng riêng của mình.
Mặt khác, với một bài trắc nghiệm, người soạn thảo có nhiều tự do bộc lộ kiến thức và
các giá trị của mình qua việc đặt câu hỏi, nhưng chỉ cho thí sinh quyền tự do chứng tỏ

mức hiểu biết của mình qua tỉ lệ câu trả lời đúng.
(7) Trong các câu hỏi trắc nghiệm, nhiệm vụ học tập của người học, và cơ sở trên
đó giám khảo thẩm định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ đó, được phát biểu một cách
rõ ràng hơn là trong các bài tự luận.
(8) Một bài trắc nghiệm cho phép, và đơi khi khuyến khích sự phỏng đốn.
Ngược lại, một bài tự luận cho phép, và đôi khi khuyến khích sự “lừa phỉnh” (chẳng hạn
như bằng những ngơn từ hoa mỹ hay bằng cách đưa ra những bằng chứng khó có thể xác
định được).
(9) Sự phân bố điểm số của một bài thi tự luận có thể được kiểm soát một phần
lớn do người chấm (ấn định điểm tối đa và tối thiểu). Ngược lại, với bài trắc nghiệm thì
phân bố điểm số thí sinh hầu như hồn tồn được quyết định do bài trắc nghiệm.

* Những điểm tương đồng giữa trắc nghiệm và tự luận:
(1) Trắc nghiệm hay tự luận đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập
quan trọng mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể khảo sát được.
(2) Dù là trắc nghiệm hay tự luận, tất cả đều có thể được sử dụng để khuyến
khích học sinh học tập nhằm đạt đến các mục tiêu: hiểu biết các nguyên lý, tổ chức và
phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề.
(3) Cả hai loại, trắc nghiệm và tự luận, đều đòi hỏi sự sử dụng ít nhiều phán đốn
chủ quan.
(4) Giá trị của cả hai loại trắc nghiệm và tự luận, tùy thuộc vào tính khách quan
và đáng tin cậy của chúng.

3. Những điều lợi và bất lợi của trắc nghiệm khách quan.
a. Trắc nghiệm khuyến khích sự đốn mị?
Một trong những chỉ trích mạnh mẽ nhất về trắc nghiệm là thí sinh có thể đốn
mị các câu trả lời trên một bài trắc nghiệm khách quan. Nếu đó là một bài trắc nghiệm
ngắn và gồm tồn những câu có hai lựa chọn: Đúng – Sai, thì thí sinh ấy có cơ may đạt
được điểm tối đa, hồn tồn bằng lối đốn mị, một lần trong hàng ngàn lần thử. Nếu thí
sinh ấy không chuẩn bị tốt cho kỳ thi, và nếu bài trắc nghiệm q khó, thì thí sinh ấy có

thể, bằng lối đốn mị, tình cờ đạt được điểm số cao hơn là nếu anh ta cẩn thận suy nghĩ
về từng câu hỏi để cố gắng đưa ra câu trả lời đúng. Thế nhưng, trong thực tế, ít khi thí
sinh có kỳ vọng đạt được điểm cao trên một bài trắc nghiệm dài, gồm nhiều câu hỏi và
mỗi câu có nhiều lựa chọn. Do đó, tuy rằng thí sinh có thể đốn mị với một bài trắc
nghiệm, lối đốn mị ấy rất hiếm khi đem đến lợi lộc gì cho họ.
Lối áp dụng công thức điều chỉnh lại điểm số trắc nghiệm bằng cách trừ điểm các
câu làm sai được đặt trên giả định sai lầm là tất cả những câu làm sai đều là những câu
đốn mị. Thật ra, khơng phải lúc nào thí sinh cũng áp dụng lối đốn mị. Thí sinh chỉ


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

đốn mị trong một bài thi khi họ khơng có chút kiến thức nào liên quan đến câu hỏi, khi
đã gần hết giờ làm bài, hay khi họ khơng cịn hứng thú để cố gắng lựa chọn câu tra lời có
suy nghĩ. Thơng thường hơn, thí sinh khơng hẳn là đốn mị mà chi là khơng chắc chắn
hồn tồn về câu trả lời hay lựa chọn của mình.
Một trong các phương pháp tìm hiểu xem các thí sinh có đốn mị hay khơng là
xem xét độ tin cậy của bài trắc nghiệm ấy. Nếu bài trắc nghiệm của ta có hệ số tin cậy
cao, ta có thể tin tưởng rằng sự đốn mị chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào các điểm số
của thí sinh.
Dẫu sao, việc ngăn ngừa sự đốn mị, cũng như các kỹ thuật sửa chữa sự đốn
mị vẫn là mối quan tâm đặt biệt của các nhà nghiên cứu trắc nghiệm hiện đại.

b. Trắc nghiệm chỉ đòi hỏi người học nhận ra thay vì nhớ thơng
tin?
Một chỉ trích thứ hai vẫn thường được nêu ra về trắc nghiệm là cho rằng trắc
nghiệm chỉ địi hỏi thí sinh “nhận ra” những gì đã học qua các câu trả lời cho sẵn, thay vì
“nhớ” các thơng tin ấy và viết ra trên giấy. Cũng như phần nhiều các chỉ trích khác, lối

phê phán này thường dựa trên cảm tính hơn là trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Để tìm hiểu về vấn đề này, các nhà nghiên cứu trắc nghiệm đã thực hiện nhiều
cơng trình nghiên cứu thực nghiệm trong các thập niên 1960 và 1970, bằng cách so sánh
trắc nghiệm với tự luận và với hình thức điền khuyết. Godshalk, Choppin và Purves so
sánh trắc nghiệm với tự luận và chứng minh rằng trắc nghiệm cũng có khả năng tiên
đoán thành quả học tập tổng quát của sinh viên khơng thua kém gì tự luận.
Hơn thế nữa, lời than phiền hay chỉ trích, cho rằng trắc nghiệm chỉ địi hỏi thí
sinh “nhận ra”, thay vì “nhớ” thơng tin, ngụ ý rằng các bài trắc nghiệm phải được giới
hạn trong việc khảo sát những gì học sinh đã được nghe hay đã được đọc trước kia, và
như vậy công dụng của trắc nghiệm là chỉ để khảo sát khả năng “nhớ” các thơng tin
mang tính chất sự kiện mà thơi. Quan niệm như vậy là khơng đúng, vì khả năng nhớ các
thơng tin, tuy là cần thiết nhưng đó là mức độ nhận thức thấp nhất. Một bài kiểm tra, dù
là tự luận hay trắc nghiệm, không chỉ nhằm mục đích khảo sát khả năng nhớ lại những gì
đã nghe, đã đọc, mà còn phải hướng đến các khả năng cao hơn thế như: thơng hiểu, áp
dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.

c. Trắc nghiệm không khảo sát mức độ cao của các quá trình tư
duy?
Nhiều người nghĩ rằng chỉ có tự luận mới khảo sát được q trình tư duy cao,
còn trắc nghiệm chỉ khảo sát được khả năng nắm vững thơng tin mang tính chất sự kiện
mà thơi. Điều này chỉ đúng với những bài trắc nghiệm soạn thảo cẩu thả hay do người
soạn thảo chưa nắm vững các mục tiêu giảng dạy và đánh giá. Các quá trình tư duy cao
có thể được mơ tả bằng nhiều cách, chẳng hạn như: suy luận, khái quát hóa, suy luận trừu
tượng, suy diễn, quy nạp, phán đoán,tưởng tượng,… Mặc dầu các q trình tư duy này
khơng hồn tồn độc lập với nhau, nhưng chúng không đồng nghĩa. Người ta thường cho
rằng bài thi tự luận mới nhằm khảo sát các khả năng này, nhưng chưa có, hay ít các cơng
trình nghiên cứu xác nhận điều này bằng phương pháp định lượng với các kỹ thuật thống
kê, chẳng hạn như kỹ thuật phân tích yếu tố. Nhưng đối với trắc nghiệm thì các khả năng
nói trên là những mục tiêu khảo sát mà người soạn trắc nghiệm phải quan tâm đến đầu
tiên, trước và trong khi soạn thảo. Và kỹ thuật phân tích yếu tố hiện đại có thể giúp cho



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

các nhà làm trắc nghiệm phân tích được những khả năng nào mà bài trắc nghiệm họ soạn
thảo đã có thể khảo sát được.

d. Trắc nghiệm không khảo sát đuợc khả năng sáng tạo?
Như Robert L. Ebel đã nêu, với tự luận thí sinh có quyền tự do diễn tả ý tưởng
của mình bằng văn viết, trong khi trắc nghiệm chỉ cho phép họ lựa chọn trong số các giả
đáp cho sẵn. Như vậy phải chăng trắc nghiệm khơng khuyến khích khả năng sáng tạo?
Người ta vẫn thường cho rằng tự luận khuyến khích sự sáng tạo. Quả thật điều
này là một trong các ưu điểm của tự luận. Nhưng trong thực tế, nhất là trong các kỳ thi ở
nước ta, các bài thi tự luận thường chỉ nhằm khảo sát khả năng “nhớ” hay học thuộc long
những gì học sinh đã học hay đã đọc qua các bài giảng hay sách vở. Khả năng sáng tạo,
khả năng đưa ra những tư tưởng độc đáo ít khi được thể hiện, trái lại có thể gây bất lợi
cho thí sinh. Dẫu sao đây chỉ là một trong các khuyết điểm do sự áp dụng chưa đúng
phương pháp soạn thảo đề thi và chấm thi theo lối tự luận. Trên nguyên tắc, bài tự luận
cho phép thí sinh tổ chức các ý tưởng của mình và trình bày các ý tưởng ấy bằng chính
ngơn ngữ của mình, thay vì diễn tả lại như vẹt những gì đã có sẵn từ các nguồn thơng tin
khác. Do đó, về mặt nguyên tắc, tự luận có thể khêu gợi tinh thần sáng tạo và phát huy
khả năng ấy.
Mặt khác, trắc nghiệm hoàn toàn khách quan gồm những câu hỏi với câu trả lời
cho sẵn mà thí sinh chỉ việc lựa chọn, và điểm số của bài thi dựa vào tổng số các câu trả
lời đúng. Như vậy, một bài trắc nghiệm hồn tồn khách quan khó có thể khảo sát khả
năng sáng tạo. Vì vậy gần đây, các nhà soạn thảo trắc nghiệm thường xen vào bài trắc
nghiệm những câu hỏi thuộc loại điền khuyết hay trả lời ngắn. Các câu trả lời này được
đánh giá theo mức độ đạt được các tiêu chuẩn sáng tạo đã định sẵn. Như vậy, trắc

nghiệm loại này khơng cịn hồn tồn khách quan nữa, vì có các yếu tố chủ quan xen
vào. Hình thức trắc nghiệm này được xem như là sự phối hợp cả trắc nghiệm khách quan
lẫn tự luận. Tuy nhiên các cố gắng khảo sát khả năng sáng tạo theo hình thức trắc nghiệm
này vẫn cịn đang ở trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm cho nên vẫn chưa được áp
dụng rộng rãi.
Khuyến khích sự sáng tạo là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục,
nhưng đo lường được khả năng ấy một cách đáng tin cậy là một điều rất khó khăn, vì lẽ
rằng khả năng sáng tạo có tính chất thống qua hay bất định. Nó dường như dao động tùy
theo các điều kiện, hay hoàn cảnh, mà cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu được khá đầy
đủ để có thể sắp đặt chúng trong bối cảnh thi cử. Nếu các điều kiện thích hợp để làm nảy
nở khả năng sáng tạo chưa được xác định và kiểm sốt thì việc đo lường khả năng sáng
tạo sẽ mang tính chất bất ổn định về mặt thời gian. Hơn nữa, một đáp ứng mang tính sáng
tạo khơng sẵn sàng nẩy sinh vào một thời điểm đã được xác định trước. Các mẩu chuyện
từng được kể lại về các phát minh lớn trong khoa học đã cho thấy rằng thiên tài sáng tạo
không được biểu lộ theo các địi hỏi tức thì. Mơi trường thi cử chắc chắn khơng phải là
mơi trường thích hợp để đòi hỏi tài năng sáng tạo ấy phải được bộc lộ bằng cách này hay
cách khác.
Tóm lại, vấn đề khảo sát khả năng sáng tạo là một vấn đề khó khăn, phức tạp,
khơng những cho trắc nghiệm mà cho cả tự luận, và vẫn là mối quan tâm hàng đầu của
các nhà giáo dục.


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

4. Khi nào nên sử dụng trắc nghiệm hay tự luận?
Theo ý kiến của các chuyên gia về trắc nghiệm, ta nên sử dụng
tự luận để khảo sát thành quả học tập trong những trường hợp dưới
đây:

(1) Khi nhóm học sinh được khảo sát không quá đông và đề thi chỉ được sử dụng
một lần, không dùng lại nữa.
(2) Khi giáo viên cố gắng tìm mọi cách có thể được để khuyến khích và tưởng
thưởng sự phát triển kỹ năng diễn ta bằng văn viết.
(3) Khi giáo viên muốn thăm dò thái độ hay tìm hiểu tư tưởng của học sinh về
một vấn đề nào đó hơn là khảo sát thành quả học tập của chúng.
(4) Khi giáo viên tin tưởng vào tài năng phê phán và chấm bài tự luận một cách
vô tư và chính xác hơn là khả năng soạn thảo những câu trắc nghiệm thật tốt.
(5) Khi khơng có nhiều thời gian soạn thảo bài khảo sát nhưng lại có nhiều thời
gian để chấm bài.

Ta nên sử dụng trắc nghiệm trong những trường hợp:
(1) Khi ta cần khảo sát thành quả học tập của một số đông học sinh, hay muốn
rằng bài khảo sát ấy có thể được sử dụng lại vào một lúc khác.
(2) Khi ta muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan
của người chấm bài.
(3) Khi các yếu tố công bằng, vơ tư, chính xác là những yếu tố quan trong nhất
của việc thi cử.
(4) Khi ta có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và
soạn lại một bài trắc nghiệm mới, và muốn chấm nhanh để sớm công bố kết quả.
(5) Khi ta muốn ngăn ngừa nạn “học tủ”, “học vẹt”, và gian lận thi cử.

Cả trắc nghiệm và tự luận đều có thể sử dụng để:
(1) Đo lường mọi thành quả học tập.
(2) Khảo sát khả năng hiểu và áp dụng các nguyên lý.
(3) Khảo sát khả năng nghĩ có phê phán.
(4) Khảo sát khả năng giải quyết các vấn đề mới.
(5) Khảo sát khả năng lựa chọn những sự kiện thích hợp và các nguyên tắc để
phối hợp chúng lại với nhau nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp.
(6) Khuyến khích học tập để nắm vững kiến thức.



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

II. CÁC HÌNH THỨC CÂU TRẮC NGHIỆM VÀ
NHỮNG ĐIỀU CAÀN CHÚ Ý KHI SOẠN CÁC CÂU
TRẮC NGHIỆM.
1. Loại câu trắc nghiệm Đúng – Sai (true – false items, câu (Đ) – (S),
câu có 2 lựa chọn):
a. Cấu trúc: gồm một câu phát biểu và phần học sinh trả lời bằng cách lựa chọn:
Đúng (Đ) hay Sai (S).
b. Ưu và nhược điểm:
- Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm với thời gian cho
trước; điều này làm tăng tính tin cậy của bài trắc nghiệm nếu như các câu trắc nghiệm Đ
– S được soạn thảo theo đúng quy cách.
- Trong khoảng thời gian ngắn có thể soạn được nhiều câu trắc nghiệm Đ – S vì
người soạn trắc nghiệm khơng cần phải tìm ra phần trả lời cho học sinh lựa chọn.
- Độ may rủi cao (50%) do đó dễ khuyến khích người trả lời đốn mị.

c. Những u cầu khi soạn câu trắc nghiệm Đ – S:
- Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý tưởng độc nhất, tránh những câu
phức tạp, bao gồm quá nhiều chi tiết.
- Lựa chọn những câu phát biểu sao cho một người có khả năng trung bình khơng
thể nhận ra ngay là (Đ) hay (S) mà không cần suy nghĩ.
- Những câu phát biểu mà tính chất (Đ), (S) phải chắc chắn, có cơ sở khoa học.
- Tránh những câu phát biểu trích nguyên văn từ sách giáo khoa, như vậy sẽ
khuyến khích học sinh học thuộc lịng máy móc.
- Tránh dùng các từ: thông thường, đôi khi, một số người, … vì thường là câu

phát biểu (Đ).

2. Loại câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn (Multiple choice
question, thường viết là MCQ).

a. Cấu trúc:
Gồm 2 phần: phần gốc và phần lựa chọn.
* Phần gốc: là một câu hỏi (kết thúc là dấu hỏi) hay câu bỏ lửng (chưa hoàn tất).
Trong phần gốc, người soạn trắc nghiệm đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ
ràng giúp cho người trả lời hiểu rõ câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi điều gì để lựa chọn câu
trả lời thích hợp.


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

* Phần lựa chọn: có thể 3, 4, 5 lựa chọn. Mỗi lựa chọn là câu trả lời (cho câu có
dấu hỏi) hay là câu bổ túc (cho phần còn bỏ lửng). Trong tất cả các lựa chọn chỉ có một
lựa chọn được xác định là đúng nhất, gọi là “đáp án”. Những lựa chọn còn lại đều phải là
sai (dù nội dung đọc lên có vẻ là đúng), thường gọi là các “mồi nhử”, “câu nhiễu”. Điều
quan trọng người soạn thảo cần lưu ý là phải làm cho các mồi nhử ấy hấp dẫn ngang
nhau đối với những học sinh chưa nắm vững vấn đề, thúc đẩy học sinh ấy chọn vào
những mồi nhử này.

b. Ưu và nhược điểm:
- Độ may rủi thấp (25% với loại câu 4 lựa chọn; 20% với loại câu 5 lựa chọn…).
- Nếu soạn đúng quy cách, kết quả có tính tin cậy và tính giá trị cao.
- Có thể khảo sát thành quả học tập của một số đơng học sinh; chấm nhanh; kết
quả chính xác.

- Để có được một bài trắc nghiệm có tính tin cậy và tính giá trị cao, người soạn
trắc nghiệm phải đầu tư thời gian và phải tuân thủ đầy đủ các bước soạn thảo câu trắc
nghiệm.

c. Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
- Số lựa chọn nên từ 4 đến 5 câu để xác suất may mắn chọn đúng là thấp.
- Khi soạn phần gốc phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chỉ hỏi một vấn đề và soạn
đáp án (Đ) trước. Vị trí đáp án được đặt một cách ngẫu nhiên.
- Có 4 bước phải làm khi soạn mồi nhử:
+ Bước 1: Ra các câu hỏi mở về lĩnh vực nội dung dự định trắc nghiệm để học
sinh tự biết cách trả lời.
+ Bước 2: Thu các bản trả lời của học sinh, loại bỏ những câu trả lời đúng chỉ giữ
lại những câu trả lời sai.
+ Bước 3: Thống kê phân loại các câu trả lời sai và ghi tần số xuất hiện từng loại
câu sai.
+ Bước 4: Ưu tiên chọn những câu sai có tần số cao làm mồi nhử.

3. Loại đối chiếu cặp đôi (Matching test)
a. Cấu trúc:
Gồm 3 phần:
- Phần chỉ dẫn cách trả lời.
- Phần gốc (cột 1): gồm những câu ngắn, đoạn, chữ…
- Phần lựa chọn (cột 2): gồm những câu ngắn, chữ, số…
Trong phần chỉ dẫn cần chỉ ra cho người làm trắc nghiệm biết cách ghép các từ,
các đoạn, chữ của 2 cột với nhau cho đúng, có ý nghĩa, hợp logic.

b. Chú ý:
- Khơng nên đặt số lựa chọn ở hai cột bằng nhau vì như vậy làm cho học sinh dự
đoán được sau khi biết một số trường hợp.
- Không nên soạn các lựa chọn quá dài làm mất thời gian của học sinh.



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

4. Loại câu điền khuyết (filling test).
a. Cấu trúc: có 2 dạng
- Dạng 1: gồm những câu hỏi với lời giải đáp đúng.
- Dang 2: gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống mà người trả
lời phải điền vào một từ hay một nhóm từ ngắn.

b. Chú ý:
Nên soạn thảo các câu với phần để trống sao cho những từ điền vào là duy nhất
đúng, không thể thay thế bằng những từ nào khác.


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

III. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT GIÚP
GIÁO VIÊN SOẠN CÁC CÂU
TRẮC NGHIỆM.
Không ai có thể thay thế giáo viên trong việc soạn các câu trắc nghiệm học dùng
trong lớp học. Vì vậy, một số thông tin dưới đây giúp cho các giáo viên định hướng việc
rèn luyện mình để hồn thành trách nhiệm này. Về yêu cầu chung, cần lưu ý 3 điểm:

1. Cần trau dồi để có kiến thức thật vững chắc về mơn mình đang
dạy. Nói gọn là: “Giỏi chun mơn”.

Người giáo viên có giỏi về chun mơn mới biết phần nào trong nội dung chương
trình là quan trọng, phù hợp với trình độ học sinh nào. Từ đó mới dễ dàng định ra các
trọng tâm và mức độ cho các mục tiêu khảo sát, viết được các câu hỏi phù hợp.

2. Cần những hiểu biết và khả năng khéo léo trong kỹ thuật ra đề
trắc nghiệm. Nói gọn là: “Am hiểu kỹ thuật soạn trắc nghiệm”.
Khả năng này không tự nhiên mà có, phải được học và rèn luyện dần dần qua
nhiều lần soạn thảo câu trắc nghiệm.
Mỗi giáo viên cần tích cực nghiên cứu trắc nghiệm, có ý thức tìm và tham khảo
kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm do các nhà chun mơn và các giáo viên có kinh
nghiệm soạn thảo.

3. Cần rèn luyện khả năng diễn đạt ý tưởng một cách chính xác
bằng những câu văn ngắn gọn, rõ ràng. Nói gọn là: “Khả năng viết
ngắn, rõ, chính xác các ý tưởng”.
Phần câu hỏi của các loại câu trăc nghiệm đều phải làm rõ ý muốn hỏi, bảo đảm
tính đơn nhất, chỉ tập trung vào một khía cạnh, một dấu hiệu, một chủ điểm.
Các câu lựa chọn (của loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn) phải được diễn đạt
sao cho tách bạch rõ ý câu chọn đúng, câu chọn sai. Trong các câu sai phải có chứa
điều hợp logic, có phần đúng nhưng là cái đúng khơng thuộc bản chất.
Về mặt kỹ năng soạn, muốn có một bài trắc nghiệm tốt thường đòi hỏi nhiều thời
gian và công sức. Khi soạn câu trắc nghiệm, giáo viên phải tuân thủ các yêu cầu về nội
dung trọng tâm, các mục tiêu về nhận thức. Các chủ điểm quan trọng phải có nhiều câu
hơn. Độ khó, độ phức tạp về sự đan chen mức độ biết, hiểu, áp dụng,… đều phải được
quyết định trên cơ sở tính chất quan trọng, yêu cầu phải đạt về các tri thức và kỹ năng
hơn là tùy hứng của giáo viên đối với các phần đã giảng dạy.





Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

PHẦN II

CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ
LỊCH SỬ VẬT LÝ


SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

Luận văn tốt nghiệp

SƠ LƯC NỘI DUNG
Trong luận văn này, em đã xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm về lịch sử
vật lý chủ yếu dựa theo nội dung giáo trình “Lịch sử Vật lý” của Th.S Nguyễn Thị
Thếp (xuất bản năm 2004) gồm các bài, chương sau:


Bài mở đầu



Chương I. Vật lý học thời Cổ đại và Trung đại



Chương II. Cuộc cách mạng khoa học lần I. Sự ra đời của Vật lý học thực
nghiệm.




Chương III. Cơ học Newton và sự hoàn thành cuộc cách mạng khoa học lần I.



Chương IV. Bước đầu hình thành Vật lý học cổ điển (Vật lý học ở thế kỷ 18)



Chương V. Vật lý học thời phát triển công nghiệp tư bản chủ nghóa (Vật lý học
nửa đầu thế kỷ 19)



Chương VI. Sự hoàn chỉnh Vật lý học cổ điển (Vật lý học nửa cuối thế kỷ 19)



Chương VII. Cuộc cách mạng mới trong Vật lý học. Sự ra đời của Vật lý học
hiện đại




Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền


BÀI MỞ ĐẦU
Câu 1. “Sự phát triển của Vật lý học do nhu cầu thực tiễn xã hội quyết định”. Đó là
quy luật nào của sự phát triển của Vật lý học?
a) Quy luật nội tại
b) Quy luật cơ sở
c) Quy luật cơ bản
d) Quy luật thực tiễn
Câu 2. Nhiệm vụ quan trọng nhất của môn Lịch sử vật lý là:
a) Phát hiện và trình bày lại các sự kiện lịch sử một cách chọn lọc và có hệ thống
nhằm tái hiện lại toàn bộ quá trình phát triển của khoa học vật lý.
b) Phân tích những sự kiện lịch sử đó nhằm chứng minh rằng tiến trình phát triển
của khoa học vật lý là một tất yếu lịch sử.
c) Tìm ra những quy luật tổng quát của sự phát triển Vật lý học, những quy luật
mà sự phát triển của Vật lý học đã tuân theo trong quá khứ và sẽ còn tiếp tục
tuân theo trong tương lai.
d) Cả a, b, c đều đúng
Câu 3. Yếu tố đóng vai trò quyết định nhất đến sự phát triển của Vật lý học là:
a) Sản xuất
b) Chế độ xã hội
c) Triết học
d) Các môn khoa học khác
Câu 4. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chổ trống :
“…………………là nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của khoa học vật lý
không phải như một tập hợp các sự kiện riêng rẽ, rời rạc mà như một thể thống nhất
phát triển theo những quy luật nhất định.”
a) Nhiệm vụ của Lịch sử vật lý
b) Đối tượng của Lịch sử vật lý
c) Cả a, b đều đúng
d) Cả a, b đều sai
Câu 5. Quá trình phát triển của Vật lý học có đặc điểm:

a) Tiến lên liên tục từ cái chưa biết đến cái đã biết
b) Từ những tri thức chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ đến những tri thức ngày càng
hoàn chỉnh và chính xác hơn
c) Là một quá trình có tính lịch sử
d) Cả a, b, c đều đúng


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

Câu 6. Lịch sử vật lý có bao nhiêu nhiệm vụ chính?
a) 2
b) 3
c) 4
d) 5
Câu 7.

Hãy ghép các mô hình ở cột A với loại mô hình tương ứng ở cột B

A
1 – Chất điểm là mô hình của chiếc xe
đang chuyển động trên đường.
2 – Mô hình electron có thể là một hạt
hoặc là một sóng.
3 – Hệ phương trình Maxwell diễn tả
mối quan hệ giữa điện từ trường biến
thiên.
4 – Con lắc toán học là mô hình của
con lắc thật

5 – Mô hình về Ete trong vũ trụ

B
a – mô hình vi mô
b – mô hình vó mô
c – mô hình toán học
d – mô hình lượng tử

Câu 8. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chổ trống.
“Sự phát triển của Vật lý học là một quá trình luân phiên nhau giữa những thời
kỳ tiến hoá yên tónh và những thời kỳ ……………… của các lý thuyết, các khái niệm, các
nguyên lý cơ bản, ..v..v”
a) Biến đổi không ngừng
b) Tiến hóa không ngừng
c) Tiến hóa cách mạng
d) Biến đổi cách maïng


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

Câu 9.
Có bao nhiêu loại mô hình được các nhà khoa học xây dựng khi sử dụng
phương pháp mô hình trong quá trình phát triển của Vật lý học?
a) 2
b) 3
c) 4
d) 5
Câu 10. Việc sử dụng phương pháp tương tự trong quá trình nhận thức khoa học đôi

khi cũng tạo ra sự cản trở việc hình thành những tư tưởng mới, phương pháp mới:
a) Đúng
b) Sai
Câu 11.

“Giả sử A có các tính chất (a1, a2, a3, a4) (đã biết)
B có các tính chất (b1, b2, b3, b4).
Nếu (b1, b2, b3) giống hệt (a1, a2, a3) thì suy ra tính chất b4 của B giống với
tính chất a4 của A.”
Đây là phương pháp nhận thức khoa học nào?
a) Phương pháp tương tự
b) Phương pháp tương đương
c) Phương pháp tương ứng
d) Phương pháp so sánh – đối chiếu
Câu 12. “Sau khi Vật lý học tách khỏi triết học để trở thành môn khoa học độc lập
(ở thế kỷ18) thì kể từ đó triết học đã không còn ảnh hưởng đến sự phát triển của Vật
lý học”
Câu phát biểu trên là đúng hay sai?
a) Đúng
b) Sai
Câu 13. “Nếu như trong xã hội xuất hiện một nhu cầu kỹ thuật thì nó sẽ thúc đẩy
khoa học tiến lên nhiều hơn một chục trường đại học”.
Câu nói thể hiện mối quan hệ giữa Vật lý học và sản xuất trên là của ai?
a) Newton
b) Descartes
c) Engels
d) Bacon
Câu 14. Vật lý học trước thế kỷ 16 phát triển chậm chạp với các quan điểm triết
học tự nhiên của Aristote. Đây là thời kỳ nào của sự phát triển Vật lý học?
a) Tiến hoá yên tónh

b) Tiến hoá bất ñoäng


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

c) Biến đổi yên tónh
d) Biến đổi bất động
Câu 15. Chọn câu phát biểu sai.
a) Lịch sử vật lý có ba nhiệm vụ chính.
b) Trong quá trình phát triển, Vật lý học thường sử dụng phương pháp tương tự và
phương pháp mô hình.
c) Sự phát triển của Vật lý học mang tính kế thừa.
d) Chế độ xã hội có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của Vật lý học.




Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

CHƯƠNG I
VẬT LÝ HỌC THỜI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
Câu 1. Theo nội dung nguyên tử luận của Democrite thì cơ sở của sự tồn tại trong
tự nhiên là:
a) Nguyên tử và chân không
b) Sự chuyển động không ngừng của các nguyên tử
c) Vật chất và vận động của vật chất

d) Sự tồn tại vónh viễn của các nguyên tử
Câu 2. Lý thuyết nào sau đây được coi là “cơ sở của khoa học hiện đại”:
a) Tư tưởng Vật lý học của Aristote
b) Thuyết nguyên tử sơ khai của Democrite
c) Hệ nhật tâm của Copernic
d) Hệ địa tâm của Ptolemée
Câu 3. Những mầm mống của khoa học ra đời ở đâu?
a) Hy Lạp cổ đại
b) Ấn Độ
c) Phương Đông cổ đại
d) Trung Quốc
Câu 4. Phương pháp nghiên cứu khoa học chủ đạo ở thời kỳ cổ đại và trung đại là:
a) Phương pháp thực nghiệm
b) Phương pháp quy nạp
c) Phương pháp diễn dịch
d) Phương pháp giáo điều kinh viện
Câu 5. Ai là người đã đưa ra luận điểm “Vật chất là do các nguyên tử tạo thành”
đầu tiên?
a) Pythagore
b) Democrite
c) Aristote
d) Platon
Câu 6. Môn Thiên Văn học là môn khoa học đầu tiên của nhân loại ra đời từ nhu
cầu sản xuất:
a) Đúng


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền


b) Sai
Thuyết “Ngũ Hành” (Trung Quốc) là mầm mống đầu tiên của quan niệm
Câu 7.
duy vật về thế giới có nội dung cơ bản là:
a) Thế giới do năm vị thần cai quản.
b) Mọi vật trên thế giới được tạo ra từ năm yếu tố cơ bản.
c) Có năm con đường để đi đến một chân lý khoa học.
d) Vật chất được hình thành hay bị biến đổi thông qua năm tác động cơ bản.
Câu 8. Triết học tự nhiên cổ Hy Lạp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa
học nhờ yếu tố nào?
a) Người Hy Lạp đòi hỏi phải có phép chứng minh các quy tắc của phép tính
b) Các nhà khoa học Hy Lạp tìm thấy niềm vui khi tìm ra một chứng minh khoa
học
c) Ở Hy Lạp hình thành các trường học đầu tiên và các thầy giáo đầu tiên của
nhân loại
d) Cả a, b, c đều đúng
Câu 9. Quan điểm nào sau đây là của Democrite:
a) Vật chất xét đến cùng đều do các nguyên tử tạo thành, ngoài các nguyên tử ra
là chân không.
b) Mọi thứ xung quanh ta luôn biến đổi và đều xuất phát từ một vật chất ban đầu
là Nước.
c) Toàn bộ vật chất trong vũ trụ được tạo thành từ 4 yếu tố.
d) Sự phối hợp và biến đổi của Âm, Dương tạo thành vật chất.
Câu 10.
Vật lý học thời cổ đại và trung đại phát triển chậm chạp với các quan
điểm triết học tự nhiên của Aristote. Đây là thời kỳ nào của sự phát triển Vật lý học?
a) Tiến hóa bất động
b) Tiến hóa yên tónh
c) Biến đổi chậm chạm

d) Biến đổi lịch sử
Câu 11. “Tìm ra một chứng minh khoa học đối với tôi còn đáng giá hơn là thu phục
được cả vương quốc Ba Tư”. Đây là câu nói của ai?
a) Democrite
b) Archimede
c) Elée
d) Pythagore
Câu 12. Quyển sách “Vật lý học” đầu tiên của nhân loại được viết bởi:
a) Aristote


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

b) Democrite
c) Copernic
d) Pythagore
Câu 13. Quan điểm “các con số có vai trò thần thánh, điều khiển thế giới” là của
trường phái nào?
a) Phái Thalès
b) Phái Elée
c) Phái Pythagore
d) Phái Lão Tử
Câu 14. Yếu tố chính kìm hãm sự phát triển của Vật lý học ở Châu Âu thời trung
đại:
a) Chế độ xã hội
b) Tư tưởng coi khinh lao động chân tay, coi thường thí nghiệm
c) Ảnh hưởng phương pháp giáo điều kinh viện
d) Cả a, b, c đều đúng

Câu 15. Những mầm mống cho sự ra đời của môn Thiên văn học ở thời cổ đại xuất
phát từ nhu cầu:
a) Tính toán thời vụ cho việc trồng trọt và chăn nuôi
b) Quan sát bầu trời để xác định phương hướng cho những chuyến đi biển
c) Cả a, b đều đúng
d) Cả a, b đều sai
Câu 16. Nước nào là nước đầu tiên chế tạo được giấy từ vỏ cây?
a) Ấn Độ
b) Babylon
c) Ai Cập
d) Trung Quốc
Câu 17. Con người đã biết dùng la bàn từ khi nào?
a) Thế kỷ VI TCN
b) Thế kỷ III TCN
c) Năm 105
d) Năm 127
Câu 18. Chiếc đồng hồ nước đầu tiên để tính thời gian lấy đơn vị là gì?
a) Là thời gian để một khối nước nhất định chảy khỏi một bình hình lập phương
có kích thước nhất định
b) Là thời gian để một khối nước nhất định chảy khỏi một bình hình cầu có thể
tích nhất định
c) Cả a, b đều đúng


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

d) Cả a, b đều sai
Câu 19. Theo Aristote “vật nặng phải luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ”. Điều đó chứng

tỏ:
a) Ông phủ nhận chân không
b) Ông công nhận chân không
c) Ông không xét đến yếu tố chân không
d) Cả a, b, c đều sai
Câu 20. Theo quan điểm của Aristote: thế giới từ Mặt Trăng trở lên là thế giới của
trời, chuyển động theo những quỹ đạo hình gì?
a) Đường thẳng
b) Đường tròn
c) Đường Elip
d) Đường cong bất kỳ
Câu 21. Nhà khoa học nào đã xây dựng khái niệm tia sáng và đặt cơ sở cho quang
hình học?
a) Epicure
b) Lucréce
c) Euclide
d) Archimède
Câu 22. Nhà bác học nào được đánh giá là nhà bác học đỉnh cao ở thời cổ đại?
a) Euclide
b) Democrite
c) Aristote
d) Archimède
Câu 23.
Tư tưởng về Hệ Địa Tâm của Ptolémée khác với tư tưởng của Aristote ở
chổ:
a) Trái đất có thể tự xoay quanh trục của nó.
b) Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất với vận tốc không đều.
c) Chỉ có Mặt Trời và Mặt Trăng được gắn trên các thiên cầu.
d) Tuy Trái Đất là trung tâm vũ trụ nhưng có một ngọai lệ là Mặt Trời không
xoay quanh Trái Đất.

Câu 24. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chổ trống.
Vật lý học thời kỳ cổ đại, mốc thời gian từ ……………. (là năm mà nhà nước chiếm
hữu nô lệ đầu tiên ra đời ở Ai Cập) đến năm …………… (là năm mà nhà nước chiếm hữu
nô lệ mạnh nhất bị tan rã)
a) 3200 TCN – 476


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

b) 3200 TCN – 576
c) 2300 TCN – 476
d) 2300 TCN – 576
Caâu 25. Nội dung nào sau đây không thuộc tác phẩm “Vật lý học” của Aristote?
a) Công nhận sự tồn tại khách quan của vật chất.
b) Phủ nhận chân không, vật nặng phải luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ.
c) Toàn bộ vật chất trong vũ trụ được tạo thành bởi bốn yếu to.á
d) Không có cái gì ngẫu nhiên xảy ra, cái gì xảy ra cũng có nguyên nhân của nó
và là tất yếu.
Câu 26. Theo Aristote, các yếu tố vật chất trong vũ trụ được tác động bởi hai lực là:
a) Lực hút và lực đẩy
b) Lực hấp dẫn và lực nâng
c) Lực nén và lực kéo dãn
d) Lực kéo xuống và lực nâng
Câu 27. Trong quyển sách “Vật lý học” đầu tiên của nhân loại (của Aristote) không
hề có thí nghiệm vì:
a) Xã hội chiếm hữu nô lệ lúc đó coi khinh lao động chân tay, coi thường thí
nghiệm
b) Vì Aristote không có điều kiện làm thí nghiệm

c) Cả a, b đều đúng
d) Cả a, b đều sai
Câu 28. Những nhà khoa học nào đã có công phát triển và bổ sung thêm nguyên tử
luận của Democrite, chuyển con đường của khoa học cổ đại từ lónh vực suy tưởng triết
học trừu tượng sang lónh vực quan sát những hiện tượng, sự kiện cụ thể?
a) Euclide và Archimède
b) Epicure và Lucréce
c) Kharezmi và Al Biruni
d) Roger Bacon và William Occam
Câu 29. Ai là người đã xây dựng được phương pháp xác định bán kính trái đất đầu
tiên (cụ thể đã xác định được RTĐ = 6490 km)?
a) Kharezmi
b) Al Hazen
c) Al Biruni
d) Archimeøde


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

Câu 30. Trong thời kỳ khoa học bị tôn giáo kìm hãm, ông đã mạnh dạn công kích
việc mọi người sùng bái tác phẩm của Aristote đã bị các dịch giả dốt nát bóp méo. Do
đó, ông đã bị kết án là kẻ dị giáo và bị cầm tù hơn hai mươi năm. OÂng laø ai?
a) Vanmet
b) William Occam
c) Copernic
d) Roger Bacon





Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Ngô Thị Diệu Hiền

CHƯƠNG II
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC LẦN I.
SỰ RA ĐỜI CỦA VẬT LÝ HỌC THỰC NGHIỆM
Câu 1.
Quan điểm “Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời” đã xuất hiện từ
thời cổ đại trước khi có thuyết nhật tâm của Copernic.
a) Đúng
b) Sai
Câu 2.
Trong tác phẩm “Về sự quay của các thiên cầu” của Copernic, nội dung
nào được đánh giá là cách mạng nhất?
a) Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
b) Trái đất và các hành tinh khác quay xung quanh Mặt Trời trên các quỹ đạo
tròn với tốc độ không đổi.
c) Mặt trời bất động là trung tâm của vũ trụ.
d) Các vì sao bất động và nằm trên một mặt cầu rất xa.
Câu 3. Hãy ghép cột A với cột B để thành câu đúng khi nói đến vai trò của các nhà
khoa học trong cuộc cách mạng khoa học lần I.
A
B
1 – Decartes
a – phát ra bản tuyên ngôn mở đầu cho
2 – Newton
cuộc cách mạng khoa học lần I.

3 – Kepler
b – bảo vệ và phát triển thuyết Nhật
4 – Francis Bacon
tâm về mặt triết học.
5 – Galilée
c – điều chỉnh lại thuyết Nhật tâm cho
6 – Bruno
phù hợp với quan sát thiên văn.
7 – Copernic
d – xây dựng cơ sở vật lý học cho
thuyết Nhật tâm, xây dựng phương
pháp nghiên cứu mới.
e – hoàn thành cuộc cách mạng khoa
học lần I.
.

Câu 4.
Theo Lênin: “Giáo hội đã giết chết phần sống của ông và làm cho phần
chết trở thành bất tử”. Lênin muốn nói đến ai?
a) Democrite
b) Aristote
c) Ptolémée


×