Tải bản đầy đủ (.pdf) (275 trang)

Việt nam tiếp nhận viện trợ quân sự của liên xô và trung quốc trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 1975) danh mục các công trình tác giả liên quan đến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.94 MB, 275 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
--------------------------

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự của
Liên Xô và Trung Quốc trong kháng
chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

Tp. HCM –2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
--------------------------

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự của
Liên Xô và Trung Quốc trong kháng
chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS. Lê Huỳnh Hoa
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi


1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ------------------------------------------------------------------------------------------- 4
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ---------------------------------------------------------------------------------- 5
MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 6
1.

Lý do chọn đề tài ---------------------------------------------------------------------------------------- 6

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ------------------------------------------------------- 7
2.1. Mục đích.................................................................................................................. 7
2.2. Nhiệm vụ ................................................................................................................. 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------- 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 8
3.3. Một số khái niệm .................................................................................................... 9
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu ------------------------------------------ 12
4.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 12
4.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 13
4.3. Nguồn tài liệu........................................................................................................ 13
5. Đóng góp khoa học của luận án ------------------------------------------------------------------------ 14
6. Bố cục của luận án----------------------------------------------------------------------------------------- 14
Chương 1 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 15
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI---------------------------------------- 15
1.1. Những cơng trình viết về bối cảnh lịch sử, đường lối quân sự, chính sách đối ngoại
của Việt Nam trong kháng chiên chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) ---------------------------- 15

1.2. Những cơng trình nghiên cứu về Việt Nam tiếp nhận viện trợ của Liên Xô trong
kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) ------------------------------------------------------- 16
1.3. Những công trình nghiên cứu về Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự của Trung
Quốc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) --------------------------------------- 20
1.4. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến viện trợ quân sự của Liên Xô – Trung
Quốc cho Việt Nam trong những năm 1954 – 1975 -------------------------------------------------- 25
1.5. Những cơng trình tác giả nước ngồi nghiên cứu về viện trợ của Liên Xơ – Trung
Quốc cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) -------------------- 32
1.6. Kết luận về tình hình nghiên cứu đề tài và nhiệm vụ của luận án --------------------------- 35
1.6.1. Những nội dung tác giả luận án kế thừa ........................................................... 35
1.6.2. Những nội dung luận án cần giải quyết ............................................................. 36


2
Chương 2 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 37
CƠ SỞ TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ QUÂN SỰ CỦA VIỆT NAM TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954 – 1975) -------------------------------------------------- 37
2.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trước âm mưu
thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược toàn cầu ------------------------------------------------------------- 37
2.1.1. Bối cảnh quốc tế................................................................................................. 37
2.1.2. Tình hình trong nước, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trước âm
mưu thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược toàn cầu ........................................................ 40
2.2. Liên Xô và Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân
Pháp (1950 – 1954) ------------------------------------------------------------------------------------------- 43
2.2.1. Từ thiết lập quan hệ ngoại giao đến viện trợ quân sự ...................................... 43
2.2.2. Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự của Liên Xô - Trung Quốc trong
giai đoạn cuối kháng chiến chống Pháp (1950 – 1954) ............................................... 45
2.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước ------------- 48
2.3.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam để đoàn kết và tranh thủ sự hậu
thuẫn quốc tế (1954 – 1975) ........................................................................................ 48

2.3.2. Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong
kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) .......................................................... 57
2.4. Việt Nam là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa -------------------------------------------------- 65
2.5. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam ngày càng phát
triển vững chắc ------------------------------------------------------------------------------------------------ 69
Tiểu kết chương 2 -------------------------------------------------------------------------------------------- 75
Chương 3 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 77
VIỆT NAM TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ QUÂN SỰ CỦA LIÊN XÔ ---------------------------- 77
(1954 – 1975) ------------------------------------------------------------------------------------------------- 77
3.1. Tiếp nhận nguồn viện trợ vũ khí, khí tài ----------------------------------------------------------- 77
3.1.1. Từng bước theo nhu cầu (1954 – 1964) ............................................................ 77
3.1.2. Tăng nhanh chủng loại và số lượng (1965 – 1972)............................................ 81
3.1.3. Tập trung cho chiến trường miền Nam (1973 – 1975) ...................................... 95
3.2. Tiếp nhận viện trợ khác về quân sự ---------------------------------------------------------------- 100
3.2.1. Về quân y, quân trang, quân dụng .................................................................. 100
3.2.2. Về xây dựng các xưởng, nhà máy quốc phịng ................................................ 101
3.2.3. Về xây dựng các cơng trình quốc phòng .......................................................... 104
3.3. Tiếp nhận giúp đỡ về cố vấn quân sự và đào tạo ------------------------------------------------- 106
3.3.1. Trên lĩnh vực tham mưu tác chiến ................................................................... 106
3.3.2. Trên lĩnh vực đào tạo huấn luyện .................................................................... 109
Tiểu kết chương 3 -------------------------------------------------------------------------------------------- 120


3
Chương 4 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 122
VIỆT NAM TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC ------------------- 122
(1954 – 1975) ------------------------------------------------------------------------------------------------- 122
4.1. Tiếp nhận nguồn viện trợ vũ khí, khí tài ---------------------------------------------------------- 122
4.1.1. Từng bước theo nhu cầu (1954 – 1964) .......................................................... 122
4.1.2. Phù hợp, kịp thời về số lượng và chủng loại (1965 – 1972)............................. 127

4.1.3. Giảm dần theo thay đổi chính sách (1973 – 1975) .......................................... 144
4.2. Tiếp nhận viện trợ về quân trang, quân dụng và quân y -------------------------------------- 148
4.3.1. Về quân trang, quân dụng ............................................................................... 148
4.3.3. Về quân y ......................................................................................................... 156
4.3. Các nguồn viện trợ khác về quân sự --------------------------------------------------------------- 159
4.3.1. Về xây dựng các nhà máy quốc phịng ............................................................ 159
4.3.2. Về xây dựng các cơng trình quốc phòng .......................................................... 161
4.3.3. Về giúp đỡ chuyên gia quân sự........................................................................ 166
Tiểu kết chương 4 -------------------------------------------------------------------------------------------- 168
KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------------------------------------- 170
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ------------------------------------------------------ 181
TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------------------------------- 183
PHỤ LỤC ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 204


4

LỜI CAM ĐOAN
Luận án tiến sĩ này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các trích dẫn,
số liệu sử dụng trong luận án đảm bảo trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những
đánh giá, nhận định, kết luận khoa học do cá nhân tôi nghiên cứu trên cơ sở
nguồn tư liệu xác thực.
Ngày tháng năm 2017
Tác giả


5

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
XHCN:


Xã hội chủ nghĩa

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CNĐQ:

Chủ nghĩa đế quốc

CNTB:

Chủ nghĩa tư bản

TBCN:

Tư bản chủ nghĩa

VNDCCH:

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước có vai trị và vị trí rất quan trọng
trong lịch sử dân tộc Việt Nam, không chỉ thực hiện thống nhất đất nước mà cịn
góp phần quan trọng làm thất bại âm mưu bành trướng Thế giới của chủ nghĩa

đế quốc. Thất bại ở Việt Nam đã làm phá sản âm mưu ngăn chặn chủ nghĩa
cộng sản xuống Đông Nam Á của đế quốc Mĩ.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ là thắng lợi của nhiều nhân tố
trong đó đường lối chính trị, qn sự của Đảng là yếu tố quyết định tạo nên sức
mạnh tổng hợp để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.
Đường lối kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện dựa vào sức mình
là chính, đã khơi dậy sức mạnh dân tộc và truyền thống yêu nước từ ngàn đời
của dân tộc Việt Nam. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước anh em, trước hết là
phong trào cộng sản đã đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống
xâm lược của dân tộc ta. Trong số các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ cho Việt
Nam kháng chiến chống Mĩ, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu tiếp nhận viện
trợ của Liên Xô, Trung Quốc. Bởi đây là những nước lớn đã giúp đỡ Việt Nam
từ trong kháng chiến chống Pháp đến chống Mĩ và đồng thời là hai nước này
viện trợ chủ yếu về quân sự cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Viện
trợ quân sự của Liên Xô, Trung Quốc cho Việt Nam trong kháng chiến chống
Mĩ được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, nhưng họ mới chỉ
dừng lại ở việc thống kê những con số chung về các chủng loại vũ khí, khí tài
cũng như số lượng chuyên gia quân sự Liên Xô sang làm việc tại Việt Nam mà
chưa đi sâu tìm hiểu chủng loại, số lượng vũ khí của Liên Xô, Trung Quốc viện
trợ cho Việt Nam theo từng năm cũng như chưa phân tích thành phần chun
mơn của chuyên gia quân sự. Đặt ra nhiệm vụ cho tác giả luận án cần nghiên
cứu, làm rõ các vấn đề đặt ra như trên.
Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc cho Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ rất toàn diện và giúp đỡ về quân sự là khá phong phú, dồi dào.
Song điều quan trọng chính ở sự tiếp nhận viện trợ ấy của Đảng, Chính phủ và
nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.


7
Quá trình tiếp nhận viện trợ quân sự của Liên Xơ, Trung Quốc là q

trình thực hiện đường lối, chính sách ngoại giao đúng đắn, khơn khéo tài tình
của Đảng, Chính phủ Việt Nam. Q trình sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ
quân sự của Liên Xô, Trung Quốc trong các giai đoạn thực tiễn của cuộc kháng
chiến toàn dân, tồn diện, trường kỳ có ý nghĩa rất quan trọng.
Trên thực tế, hiệu quả tiếp nhận viện trợ quân sự và những bài học quý
báu của quá trình ấy đã góp phần trực tiếp trong chiến tranh chống Mĩ và nhất là
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau chiến tranh. Song do nhiều lý
do, những tác động của quá trình viện trợ quân sự của Liên Xô, Trung Quốc
trong kháng chiến chống Mĩ vẫn chưa được cơng bố rộng rãi, thậm chí cịn chưa
được nghiên cứu đầy đủ và tồn diện.
Ngày nay trong cơng cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, Đảng và Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục khơi dậy sức mạnh dân tộc
của truyền thống và hiện đại. Những động thái chính trị và quan hệ quốc tế hiện
nay của Trung Quốc và Nga đòi hỏi phải minh định những đóng góp của họ
trong quá khứ đối với dân tộc Việt Nam. Những vấn đề về tiếp nhận viện trợ
quân sự của Liên Xô – Trung Quốc cũng như bài học về ngoại giao trong kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước là rất quan trọng, đặc biệt bài học về xử lí quan hệ
với các nước lớn cần nghiên cứu vận dụng trong bối cảnh Việt Nam đang hội
nhập sâu hiện nay. Đó là lý do khoa học và thực tiễn để tác giả chọn vấn đề
“Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự của Liên Xô và Trung Quốc trong
kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)” làm đề tài luận án tiến sĩ của
mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Làm rõ nhu cầu viện trợ của các chiến trường, đặc biệt khi Mĩ đưa quân
viễn chinh vào miền Nam và tăng cường đánh phá ở hai miền Nam - Bắc để
thấy được tác dụng và ý nghĩa lớn lao sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa
anh em cho cách mạng Việt Nam.
Nghiên cứu tiếp nhận viện trợ quân sự của Liên Xô và Trung Quốc cho
Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.



8
Phân tích và làm rõ ý nghĩa tác dụng của viện trợ quân sự bao gồm: Vũ
khí, khí tài, quân trang, quân dụng và chuyên gia quân sự của hai nước Liên Xô,
Trung Quốc cho Việt Nam.
Làm rõ đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong việc tranh thủ các yếu tố quốc tế cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước.
2.2. Nhiệm vụ
Thông qua bối cảnh lịch sử trong nước và trên thế giới giai đoạn 1954 –
1975, tác giả sẽ nêu lên nhiệm vụ, đường lối quân sự của cách mạng Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Trên cơ sở tư liệu, tác giả luận án sẽ phân tích, trình bày có hệ thống tồn
diện về viện trợ qn sự của Liên Xơ và Trung Quốc cho Việt Nam trong kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước.
Thống kê các loại mặt hàng viện trợ quân sự gồm: Số lượng và chủng
loại vũ khí theo từng năm của Liên Xô và Trung Quốc cho Việt Nam trong
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Rút ra một số nhận xét, đánh giá về vai trò viện trợ quân sự của Liên Xô
và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ lúc bấy giờ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự
của Liên Xô và Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là
hai nước đứng đầu hệ thống XHCN và viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam trong
kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975), cụ thể:
- Nghiên cứu những cơ sở của việc Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự
của Liên Xô – Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Nghiên cứu Việt Nam tiếp nhận khối lượng viện trợ quân sự bao gồm:

Vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng, quân y và sự giúp đỡ cố vấn quân sự.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ Việt Nam tiếp
nhận viện trợ quân sự của Liên Xơ và Trung Quốc đóng vai trị trực tiếp vào
những thắng lợi quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Nội dung
luận án tập trung chủ yếu vào khối lượng Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự.


9
Tuy nhiên, trên cơ sở tư liệu khai thác được, tác giả chưa thể tách bạch rõ ràng
phần viện trợ của Liên Xô và phần viện trợ của Trung Quốc qua con đường
Trung Quốc. Đồng thời chưa phân tích được hiệu quả sử dụng viện trợ quân sự
của từng nước, cũng chưa thể làm rõ phương tiện, cách tổ chức tiếp nhận, phân
phối sử dụng nguồn viện trợ quân sự trên đất nước Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Trong thời gian kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ
năm 1954 đến năm 1975, trong đó chủ yếu là thời gian từ sau Đồng Khởi (1960)
đến khi kết thúc chiến tranh (1975).
Phạm vi không gian: Thực tế không gian tiếp nhận diễn ra trên nhiều
quốc gia nhưng do điều kiện tư liệu nên luận án chỉ tập trung không gian trên
lãnh thổ Việt Nam với không gian chiến trường miền Nam và không gian hậu
phương miền Bắc.
3.3. Một số khái niệm
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), Việt Nam đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của các nước tiến bộ trên thế giới. Trong đó, tiêu
biểu nhất là sự ủng hộ của phe xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là hai nước Liên
Xô và Trung Quốc. Họ đã giúp đỡ mọi mặt cho cuộc kháng chiến, nhưng viện
trợ quan trọng, góp phần khơng nhỏ tới thắng lợi của chiến tranh chính là viện
trợ quân sự (gồm: Vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng, quân y và chuyên gia
quân sự). Để đi sâu nghiên cứu về viện trợ quân sự, những khái niệm, thuật ngữ
liên quan chiến tranh, vũ khí, cần được xác định phục vụ chuyên mơn cho vấn

đề nghiên cứu. Về cơ bản, cần tìm hiểu các khái niệm sau.
Tiếp nhận: Được hiểu là nhận sự trợ giúp, giúp đỡ của các tổ chức, các
nhân hay một quốc gia nào đó cho cá nhân hoặc quốc gia trong hồn cảnh khó
khăn. Trong kháng chiến chống Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc viện trợ quân sự cho
Việt Nam, nguồn viện trợ quân sự ấy được bạn chuyển tới Việt Nam bằng nhiều
loại hình, cách thức. Việt Nam tiếp nhận cũng bằng nhiều cách thức.
Tiếp nhận qua đường biên giới đối với hàng quân sự được vận chuyển
liên vận. Tiếp nhận từ cảng quốc tế đối với hàng quân sự vận chuyển theo
đường biển. Tiếp nhận trên đất nước Việt Nam với một số viện trợ là hàng hóa,
tiền bạc… qua con đường hàng khơng. Tiếp nhận từ nước bạn đối với những
chuyên gia quân sự bằng nhiều hình thức khác nhau như đào tạo, hướng dẫn,
huấn luyện…


10
Viện trợ quân sự: Được định nghĩa “Là hành động giúp đỡ các nước
(liên minh các nước) cho nhà nước hoặc tổ chức chính trị, quân sự,… của một
nước khác về mặt quân sự nhằm những mục đích nhất định. Được thực hiện
bằng nhiều hình thức và mục đích khác nhau: cung cấp tiền, vũ khí, khí tài, đồ
dùng quân sự; cử cố vấn, chuyên gia quân sự; huấn luyện, đào tạo cán bộ, nhân
viên kỹ thuật quân sự; đưa lực lượng tham gia chiến đấu hoặc các hoạt động
quân sự khác…” [24; tr. 1170].
Vũ khí: “Là phương tiện kỹ thuật hoặc tổ hợp các phương tiện kỹ thuật
dùng tiêu diệt đối phương trong đấu tranh vũ trang. Vũ khí thường gồm: phần
trực tiếp diệt mục tiêu (gươm, giáo, tên, bom, đạn…), phương tiện đưa chúng
tới mục tiêu (cung, nỏ, súng, pháo, tên lửa…). Những vũ khí phức tạp hơn cịn
có khí tài, thiết bị bổ trợ, đảm bảo, điều khiển và dẫn đường. Đối với vũ khí
hiện đại, ba phần trên được kết hợp chặt chẽ với nhau trong một hệ thống, gọi là
tổ hợp trang bị; theo mức độ sát thương, có: vũ khí thơng thường, vũ khí hủy
diệt lớn; theo đối tượng trang bị, có: vũ khí hàng khơng, vũ khí hải qn, vũ khí

pháo binh, vũ khí bộ binh…; theo quy mơ, nhiệm vụ phải giải quyết, có: vũ khí
chiến lược, vũ khí chiến dịch – chiến thuật, vũ khí chiến thuật; theo cơng dụng,
có: vũ khí phịng khơng, vũ khí chống tăng, vũ khí chống ngầm…; theo số
người sử dụng, có: vũ khí cá nhân, vũ khí tập thể; theo nguồn năng lượng và
dạng tác động, có: vũ khí lạnh, hỏa khí, vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khí
sinh học; theo khả năng động cơ, có: vũ khí cố định, vũ khí tự hành, vũ khí xe
kéo, vũ khí mang vác…; theo mức độ tự động hóa q trình bắn, có: vũ khí tự
động, vũ khí bán tự động, vũ khí khơng tự động… Mỗi loại vũ khí xuất hiện đều
dẫn đến sự thay đổi trong nghệ thuật quân sự”. [24; tr. 1170].
Khí tài: Là cách gọi chung chỉ “những cơng cụ, thiết bị máy móc dùng
trong quân sự (để chỉ huy bộ đội, điều khiển phương tiện chiến đấu…) nhưng
khơng có tác dụng trực tiếp tiêu diệt đối phương. Khí tài được sử dụng độc lập
hoặc ghép với phương tiện khác thành tổ hợp (hệ thống) khí tài. Theo cơng
dụng, có: khí tài đo đạc, khí tài kiểm tra, khí tài điều chỉnh, khí tài tính tốn, khí
tài quan sát và trinh sát, khí tài nhìn đêm, khí tài ngắm… Theo ngun lí hoạt
động, có: khí tài cơ khí, khí tài quang học, khí tài điện tử, khí tài quang – điện
tử, khí tài cơ điện, khí tài điện tử, khí tài hồng ngoại, khí tài thủy âm… Theo
chế độ làm việc, có: khí tài tự động, khí tài bán tự động, khí tài khơng tự động;


11
Theo mức độ cơ động, có: khí tài cố định, khí tài có xe chở, khí tài mang vác.
Theo lĩnh vực sử dụng, có: khí tài khí tài khơng qn, khí tài phịng khơng, khí
tài chỉ huy bắn pháo binh, khí tài điều khiển phóng ngư lơi, khí tài trinh sát hóa
học, khí tài trinh sát phóng xạ, khí tài cơng binh, khí tài thơng tin…” [24; tr.
1170].
Chiến trường: Được hiểu theo hai cách: “Một là, chiến trường gọi
chung là nơi tác chiến. Theo mơi trường tác chiến có: chiến trường mặt đất,
chiến trường mặt nước, chiến trường trên không, chiến trường vũ trụ; Hai là,
chiến trường được hiểu là vùng đất, vùng biển và vùng trời trên chúng, nơi có

thể hoặc đang diễn ra cuộc chiến tranh hoặc các hoạt động tác chiến chiến lược.
Theo quy mô và vai trị, vị trí có: chiến trường chiến tranh và chiến trường tác
chiến; theo mơi trường có: chiến trường chiến trường trên bộ (lục địa), chiến
trường trên đại dương (biển); theo vị trí địa dư có: chiến trường trong nước,
chiến trường ngoài nước. Ranh giới chiến trường do ban lãnh đạo chính trị quân sự của quốc gia (liên minh các quốc gia) xác định. Trong luật pháp quốc
tế, chiến trường được xác định là vùng đất, vùng biển và vùng trời của các quốc
gia tham chiến cùng với vùng biển cả và vùng trời trên nó, mà ở đó các quốc gia
tham chiến đang và sẽ có thể tiến hành chiến tranh hoặc các hoạt động tác chiến
chiến lược. Theo luật pháp quốc tế, chiến trường không được gồm vùng đất,
vùng trời và vùng biển của các quốc gia trung lập. Trong kháng chiến chống Mĩ
ở Việt Nam hình thành các chiến trường: chiến trường A (miền Bắc Việt Nam,
từ vĩ tuyến 17 ra phía Bắc), chiến trường B (miền Nam Việt Nam, từ vĩ tuyến 17
vào Nam). [24; tr. 239].
Chiến trường B: “Là chiến trường miền Nam Việt Nam trong kháng
chiến chống Mĩ (1954 – 1975). Lúc đầu là tên gọi quy ước trong kế hoạch chỉ
đạo tác chiến và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ở Nam Việt Nam (cũng
quy ước: “A” là Bắc Việt Nam, “C” là Lào, “Đ” sau đó đổi thành “K” là
Campuchia), được Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương Đảng Lao động Việt
Nam thông qua năm 1961, phân chia thành B1 và B2. B1 gồm các tỉnh: Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc (thuộc Liên khu 5). Tổ chức quân
sự trên chiến trường là Quân khu 5, cơ quan chỉ huy là Bộ Tư lệnh Qn khu 5
(tư lệnh kiêm chính ủy: Nguyễn Đơn). B2 gồm các tỉnh Nam Bộ và 5 tỉnh của


12
Liên khu 5 ở cực Nam Trung Bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Đức, Tuyên
Đức, Lâm Đồng. Tổ chức quân sự trên chiến trường B2 là Quân khu 6 (cực
Nam Trung Bộ), Quân khu 7 (Đông Nam Bộ) Quân khu 8 (Trung Nam Bộ),
Quân khu 9 (Tây Nam Bộ) và Quân khu Sài Gòn – Gia Định; cơ quan chỉ huy

chiến trường là ban quân sự (sau đổi thành Bộ chỉ huy Miền), trưởng ban: Trần
Lương (tức Trần Nam Trung), phó trưởng ban: Trần Văn Quang. Tháng 5/1964,
thành lập B3 (Mặt trận Tây Nguyên) gồm 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc
(tách ra từ B1), tư lệnh: Nguyễn Chánh, chính ủy: Đồn Kh. Tháng 4/1966,
thành lập B4 (Qn khu Trị -Thiên) gồm hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên (tách
ra từ B1), tư lệnh kiêm chính ủy: Lê Chưởng; B1 còn lại 6 tỉnh ven biển miền
Trung: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa.
Tháng 6/1966 thành lập B5 (Mặt trận đường 9 – Bắc Quảng Trị), tư lệnh Vũ
Nam Long, chính ủy: Nguyễn Xn Hồng”. [24; tr. 239].
Chuyên gia quân sự: “Quân nhân của một nước được cử sang nước
khác làm việc trong các ngành chuyên môn khoa học – kỹ thuật quân sự cụ thể
(hướng dẫn khai thác sử dụng trang bị, vũ khí và phương tiện kỹ thuật chiến đấu
của nước ngoài, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quân sự, xây dựng công trình
quân sự, huấn luyện chiến đấu…) theo Hiệp định hoặc văn bản thỏa thuận khác
giữa hai bên”. [24; tr. 258].
Cố vấn quân sự: Quân nhân (thường là sĩ quan) của một nước, được cử
sang nước khác theo hiệp định hoặc văn bản thỏa thuận khác về hợp tác quân sự
hai bên, có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định trong việc giúp giải
quyết những vấn đề chung về xây dựng quân đội (cải tiến cơ cấu tổ chức biên
chế quân đội, đài tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự, soạn thảo văn kiện quân sự…);
cũng có thể tham gia tổ chức và chỉ huy tác chiến (theo thỏa thuận riêng). Tính
chất hoạt động của cố vấn quân sự phụ thuộc và chế độ chính trị - xã hội của
nước cử và nhận cố vấn quân sự”. [24; tr. 264].
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án, tác giả vận dụng trên quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về tranh thủ sự viện trợ của Liên Xô và Trung
Quốc trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của Việt Nam. Tư tưởng, quan



13
điểm chính sách đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo, tranh thủ sự viện trợ của nước
ngoài nhưng vẫn giữ được đường lối độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.
Dựa trên cơ sở đường lối quân sự, đường lối kháng chiến của Đảng để nghiên
cứu các nội dung liên quan tới đề tài như: Cơ sở tiếp nhận viện trợ quân sự
của Việt Nam và Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự của Liên Xô, Trung
Quốc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử để
dựng lại các sự kiện lịch sử và phương pháp logic để đúc kết, rút ra những đánh
giá, nhận định. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng một số phương pháp như:
Thống kê, so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích, xác minh nguồn tư liệu,
để bổ sung vào những mảng trống mà các tư liệu thành văn chưa phản ánh được
đầy đủ đồng thời hiểu sâu hơn về nguồn viện trợ quân sự mà Liên Xô, Trung
Quốc viện trợ cho Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề mà luận án đặt ra.
Đây là đề tài liên quan đến vấn đề quân sự trong chiến tranh nên tác giả
cũng vận dụng dụng cách tiếp cận về quân sự và nghệ thuật quân sự. Ngoài ra
đề tài cũng sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học ngoại giao về quan hệ
quốc tế. Đề tài còn sử dụng phương pháp chuyên gia, tham khảo những ý kiến
của các chuyên gia trong lĩnh vực quân sự và các chuyên gia nghiên cứu về
chiến tranh cách mạng để hiểu rõ hơn về viện trợ quân sự. Tác giả đã khai thác
tối đa tất cả những phương pháp nêu trên phục vụ cho luận án.
4.3. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu được tác giả chủ yếu sử dụng trong luận án gồm những
nguồn sau đây:
- Tài liệu kinh điển và lí luận về ngoại giao – quan hệ quốc tế.
- Các văn kiện đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
- Các văn kiện đối ngoại, văn kiện ngoại giao của Liên Xô – Trung Quốc.
- Nguồn tài liệu lưu trữ của các bên liên quan (Việt Nam – Liên Xô –

Trung Quốc). Hiện đang lưu trữ ở Bộ ngoại giao, Học viện Ngoại giao, Trung
tâm Lưu trữ quốc gia 3, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng và Viện Lịch sử
quân sự Việt Nam.
- Các sách, cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến luận
án.


14
- Các cơng trình nghiên cứu khơng chun liên quan.
5. Đóng góp khoa học của luận án
- Luận án nêu được một cách hệ thống sự giúp đỡ toàn diện, kịp thời của
Liên Xô và Trung Quốc đã đáp ứng được nhu cầu trực tiếp của cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam.
- Phân tích và làm rõ sự tiếp nhận về quân sự một cách có hiệu quả phù
hợp với chính sách đường lối ngoại giao độc lập của Việt Nam.
- Làm rõ việc tiếp nhận viện trợ quân sự không chỉ về vật chất, vũ khí,
khí tài, quân trang, quân dụng cho cuộc chiến tranh mà còn tiếp nhận về sự giúp
đỡ chuyên gia quân sự không những đáp ứng được nhu cầu trong kháng chiến
chống Mĩ mà còn đáp ứng của cả thời kỳ đất nước hịa bình.
- Làm rõ sự linh hoạt, khéo léo về nghệ thuật ngoại giao trong vận động
các nước anh em viện trợ quân sự cho Việt Nam.
- Phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam thời
hiện đại.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án kết
cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 2: Cơ sở tiếp nhận viện trợ quân sự của Việt Nam kháng chiến chống
Mĩ cứu nước (1954 – 1975)
Chương 3: Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự của Liên Xô (1954 – 1975)

Chương 4: Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự của Trung Quốc (1954 – 1975)


15
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Những cơng trình viết về bối cảnh lịch sử, đường lối quân sự, chính
sách đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiên chống Mĩ cứu nước (1954 –
1975)
Nhóm cơng trình này có nhiều tác phẩm đề cập nhiều lĩnh vực, tuy nhiên,
theo phạm vi nghiên cứu của luận án thì có một số tác phẩm đề cập đến đường
lối đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, bối cảnh lịch sử của
cuộc kháng chiến. Có thể kể đến những cơng trình, bài viết tiêu biểu như sau:
- Nguyễn Đình Bin (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam (1945 – 2000), Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. Nội dung cuốn sách phác họa những
nét chính của hoạt động ngoại giao Việt Nam trong 55 năm từ 1945 đến 2000.
Đó là nền ngoại giao của thời đại Hồ Chí Minh, với tính chất dân tộc và cách
mạng, kế thừa truyền thống ngoại giao của ông cha, đồng thời mang dấu ấn và
đặc trưng của thời đại mới. Trải qua những chặng đường lịch sử, ngoại giao
Việt Nam từng bước được xây dựng, phát triển và trưởng thành vững chắc, trở
thành một binh chủng hợp thành của cách mạng, một vũ khí sắc bén, tin cậy của
Đảng và nhân dân. Thông qua đường lối ngoại giao này, Việt Nam có thể đưa ra
những sách lược và chiến lược phù hợp với từng giai đoạn. Kêu gọi sự ủng hộ
của bạn bè quốc tế, các lực lượng tiến bộ trên thế giới và quan trọng hơn đã
tranh thủ được sự ủng hộ tối đa của Liên Xô, Trung Quốc cho cuộc kháng chiến
chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Sách có nêu lên được một số hoạt động, những
cam kết mà Liên Xô, Trung Quốc hứa sẽ ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc
Việt Nam.
- Tác giả Nguyễn Mạnh Hà với “Hồ Chí Minh vun đắp quan hệ Việt –
Trung”, đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 5 năm 2010. Bài viết

nêu khát quát về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ và những năm
tháng Bác sống và làm việc cùng với các nhà cách mạng Trung Quốc nên giữa
Bác với một số nhà lãnh đạo Trung Quốc rất thân tình, vừa là đồng chí, vừa là
anh em. Tác giả nhấn mạnh ở điểm, đối với Trung Quốc, Bác Hồ không chỉ là
người đặt nền móng cho quan hệ Việt – Trung mà Người ln coi trọng việc
củng cố, giữ gìn việc phát triển quan hệ giữa hai nước. Trong kháng chiến


16
chống Mĩ, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có nhiều bước thăng trầm do mâu
thuẫn Xô – Trung đã ảnh hưởng tới phong trào cách mạng thế giới. Tuy nhiên,
bằng ngoại giao nghệ thuật cân bằng quan hệ, Người đã từng bước tháo gỡ
những vướng mắc và vun đắp tình đồn kết Việt – Xơ – Trung. Người tăng
cường các chuyến viếng thăm ngoại giao tới Trung Quốc, nhằm thắt chặt quan
hệ giữa hai nước và tìm tiếng nói chung, tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc
đối với cách mạng Việt Nam. Nhờ ngoại giao khôn khéo, linh hoạt, mềm dẻo
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung Quốc đã viện trợ toàn diện cho Việt Nam
kháng chiến chống Mĩ, là một trong những yếu tố góp phần vào cuộc kháng
chiến vĩ đại của dân tộc.
- Viện lịch sử qn sự Việt Nam năm 2013 đã hồn thành cơng trình Lịch
sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), tập 1, 2. Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội. Ở tập 1, cuốn sách đã trình bày khá chi tiết về nguồn gốc
chiến tranh Việt – Mĩ. Những âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ từ việc viện trợ
cho Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam những năm
1950 – 1954 đến chỗ thay thế Pháp ở miền Nam Việt Nam. Tập 2, cuốn sách
trình bày các sự kiện lịch sử từ sau Hiệp định Gieneva đến cao trào đồng khởi
của nhân dân miền Nam năm 1960. Đây là giai đoạn lịch sử có tính chất bước
ngoặt của dân tộc Việt Nam, cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, miền
Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục đấu tranh để thống nhất Tổ
quốc.

Trên cơ sở các công trình viết về bối cảnh kháng chiến, đường lối quân
sự, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Tác giả kế thừa kết quả nghiên cứu trên, áp dụng những vấn đề cần thiết, phục
vụ cho luận án của mình.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về Việt Nam tiếp nhận viện trợ của Liên
Xô trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)
Nghiên cứu về Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự của Liên Xô trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) là đề tài được nhiều tác
giả trong nước chú trọng. Mỗi tác giả nghiên cứu, tìm hiểu ở những vấn đề khác
nhau của mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô, cũng như nguồn viện trợ hai nước
này cho Việt Nam. Có thể kể một số cơng trình tiêu biểu như sau:


17
- Trịnh Vương Hồng, tác giả bài viết“Sự giúp đỡ nhiệt tình, to lớn, hiệu
quả của Liên Xơ với hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1945 1975)”, in trong Hội thảo kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga,
được Học viện quan hệ quốc tế Hà Nội ấn hành năm 2000. Bài viết tập trung khái
quát những nét cơ bản nhất sự giúp đỡ về quân sự, quân trang quân dụng và ủng
hộ về mặt chính trị của Chính phủ và nhân dân Liên Xô cho nhân dân Việt Nam
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp – Mĩ. Tuy nhiên, tác giả chỉ đưa ra những
con số chung về các nguồn viện trợ, không nêu chi tiết nguồn viện trợ quân sự cụ
thể của từng năm. Bài viết khơng nói tới sự giúp đỡ về cố vấn và chuyên gia quân
sự của Liên Xô cho Việt Nam trong những năm tháng chống Mĩ.
- Đỗ Thanh Bình tác giả bài biết “Sự ủng hộ của Liên Xô đối với cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam”, in trong Chính sách
đối ngoại của Việt Nam, được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành
năm 2001. Trong cơng trình này, tác giả đã viết khá chi tiết về quan hệ Việt – Xô
trong những năm 1954 – 1975. Trong suốt những năm tháng Việt Nam kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước, nhân dân Liên Xơ đã hết lịng ủng hộ Việt Nam.
Chính phủ và nhân dân Liên Xơ khơng chỉ ủng hộ về chính trị mà cịn giúp đỡ về

kinh tế, vũ khí khí tài, quân trang quân dụng, giúp đỡ cố vấn và đào tạo chuyên
gia quân sự cho Việt Nam. Điều đặc biệt là các chuyên gia Liên Xô bên cạnh làm
nhiệm vụ về mặt chuyên môn, họ còn cùng bộ đội Việt Nam đánh Mĩ. Bên cạnh
sự ủng hộ của Đảng và Chính phủ Xơ-viết, các đồn thể quần chúng, các tổ chức
chính trị của nhân dân đã phát động những phong trào, có những hành động ủng
hộ thiết thực cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam. Họ đã tổ chức phong
trào quyên góp, ủng hộ Việt Nam dưới mọi hình thức như phong trào “góp một
ngày cơng”, “qun góp tiền”, “tình nguyện hiến máu”… Số tiền góp được dùng
để mua các mặt hàng như gạo, thuốc men, xe cấp cứu và các hàng hóa khác rồi
chuyển đến Việt Nam bằng đường thủy. Có một số vấn đề được tác giả nhấn
mạnh đó là Việt Nam nhận được sự ủng hộ của Liên Xô nhiều nhất vào năm 1967
– 1968, năm 1972 tuy viện trợ kinh tế giảm nhưng viện trợ vũ khí được tăng lên
gấp đơi. Tuy nhiên hạng mục các loại vũ khí hàng năm đưa vào Việt Nam hay số
lượng cụ thể chuyên gia sang Việt Nam làm việc cũng như học sinh quân sự Việt
Nam sang Liên Xô học tập vẫn chưa được làm sáng rõ, tác giả chỉ đề cập những
con số chung.


18
- Vũ Thị Hồng Chuyên, “Quan hệ Liên Xô – Việt Nam thời kỳ 1950 –
1975”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2003. Nội
dung của luận văn viết về mối quan hệ tồn diện trên tất cả các lĩnh vực giữa
Liên Xơ và Việt Nam như: Kinh tế - thương mại, chính trị, quân sự, hợp tác
giáo dục. Trong suốt 25 năm hợp tác Xơ – Việt, tác giả đã trình bày nội dung
theo các giai đoạn cụ thể như giai đoạn 1950 – 1954; 1955 – 1964; 1965 – 1975.
Ở từng giai đoạn, tác giả luận văn cũng đã đề cập những bước thăng trầm trong
quan hệ Xô – Việt và những hợp tác tốt đẹp giữa hai nước. Riêng phần hợp tác
trong lĩnh vực quân sự, tác giả có điểm qua sự giúp đỡ ban đầu của Liên Xô cho
Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Nhưng lại khơng trình bày về sự giúp
đỡ của Liên Xô giai đoạn 1955 – 1964, những năm 1965 – 1975 tác giả có trình

bày một số nội dung liên quan đến nguồn viện trợ qn sự của Liên Xơ cho Việt
Nam. Ví dụ, tác giả điểm qua một số ý chính như Liên Xơ đã gửi sang một số
loại vũ khí như súng, xe tăng để hỗ trợ cho chiến dịch trong hai mùa khơ 1965 –
1966 và 1966 – 1967, ngồi ra tác giả có nhấn mạnh một số vấn đề và lí giải tại
sao những năm 1969 – 1972 Liên Xơ giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam. Nội
dung luận văn đề cập không nhiều tới việc Liên Xô đào tạo chuyên gia quân sự
cho Việt Nam trong năm 1966 và đưa chuyên gia sang giúp Việt Nam năm
1965, những năm tiếp theo chưa được tác giả đề cập trong luận văn. Trong lĩnh
vực hợp tác giáo dục, nội dung luận văn dừng lại ở việc Liên Xô giúp Việt Nam
đào tạo cán bộ và học sinh phục vụ cho việc xây dựng và kiến thiết đất nước.
Như vậy, trong lĩnh vực quân sự, tác giả chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu
những vấn đề có liên quan như: trong những năm tháng chống Mĩ, Liên Xô viện
trợ quân sự cho Việt Nam như thế nào, giai đoạn nào viện trợ nhiều nhất, những
vũ khí nào của Liên Xơ đưa sang giúp Việt Nam. Trong vấn đề đào tạo cố vấn
và chuyên gia quân sự, nước bạn giúp đỡ bao nhiêu chuyên gia cho Việt Nam và
bao nhiêu học sinh quân sự của Việt Nam được đưa sang bạn học, đào tạo về
ngành nào trong quân sự. Đó cũng là vấn đề tác giả luận án cần đi sâu nghiên
cứu.
- “Chiến tranh Việt Nam là thế đó (1965 - 1973)”, được Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2005. Cuốn sách tập hợp những Hồi ký
của chun gia qn sự về lĩnh vực phịng khơng, các cố vấn quân sự, cố vấn
chính trị và dân sự Liên Xô đã từng công tác tại Việt Nam trong những năm


19
chiến tranh; những người bằng lao động quả cảm của mình đã góp phần làm nên
những thắng lợi cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống đế quốc
Mỹ xâm lược và thống nhất đất nước đang đến gần. Cơng trình có thể được
chọn lọc, sử dụng số liệu về viện trợ trong lĩnh vực phịng khơng, cố vấn quân
sự, bổ sung vào luận án. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ đi sâu vào nguồn viện trợ quân

sự trên lĩnh vực phịng khơng, các nguồn viện trợ khác khơng được nhắc tới.
- Tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa trong bài “Sự giúp đỡ về quân sự của
Liên Xô cho Việt Nam trong những năm chống chiến tranh phá hoại (1965 –
1972)”,Tạp chí Lịch sử quân sự, số 12 năm 2012. Đã trình bày khá chi tiết về
yêu cầu cần viện trợ của cuộc kháng chiến và quyết định tăng cường viện trợ
của Liên Xô cho Việt Nam. Tác giả đã nêu khái quát số liệu viện trợ quân sự
của Liên Xô cho Việt Nam theo từng năm với một số mặt hàng như: Tên lửa,
đạn, pháo, súng phịng khơng, máy bay và một số khí tài khác… Liên Xơ nhận
đào tạo cán bộ quân sự bậc cao cho Việt Nam đồng thời gửi chuyên gia quân sự
sang giúp Việt Nam. Tác giả có nhắc tới con đường vận chuyển vũ khí từ Liên
Xơ sang Việt Nam bằng đường biển và đường sắt qua Trung Quốc. Hơn nữa,
tác giả còn điểm qua mặt trái của quá trình viện trợ. Tuy nhiên, bài viết chủ yếu
nêu những số liệu chung về viện trợ qua các năm, qua chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mĩ mà chưa nêu cụ thể số lượng, danh mục mặt hàng viện trợ theo từng
năm. Đối với việc giúp đỡ về cố vấn và đào tạo chuyên gia quân sự cho Việt
Nam, tác giả chưa đi sâu về phân tích thành phần, số lượng chuyên gia sang
Việt Nam theo từng năm hoặc chưa làm rõ được hàng năm Việt Nam gửi bao
nhiêu cán bộ quân sự sang Liên Xô học tập. Tác giả nêu lên được những con
đường vận chuyển hàng viện trợ về Việt Nam nhưng chưa nêu được những nơi
tiếp nhận nguồn viện trợ đó. Sau bài viết này, năm 2013, tác giả Nguyễn Thị
Mai Hoa đã cho xuất bản cuốn “Các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)”, được Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2013. Cuốn sách không chỉ thể hiện sự dày công
của tác giả trong việc nghiên cứu tồn diện sự giúp đỡ về kinh tế, chính trị, quân
sự của các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến chống
Mĩ, qua đó cung cấp những tư liệu có giá trị, bổ ích về nguồn viện trợ của nước
ngoài cho Việt Nam. Tuy nhiên, trong vấn đề liên quan đến đề tài luận án là
viện trợ về quân sự của Liên Xô – Trung Quốc cho Việt Nam, tác giả Nguyễn



20
Thị Mai Hoa mới nêu lên những số liệu chung về viện trợ qua các năm, qua các
chiến lược chiến tranh mà chưa nêu cụ thể số lượng, danh mục mặt hàng của
từng năm viện trợ. Việc giúp đỡ về cố vấn và đào tạo chuyên gia quân sự cho
Việt Nam cũng vậy, tác giả cũng chưa phân tích sâu về thành phần, số lượng
chuyên gia sang Việt Nam theo từng năm hoặc chưa làm rõ được hàng năm Việt
Nam gửi bao nhiêu học sinh quân sự sang Liên Xô học tập.
Như vậy, tất cả các cơng trình và bài viết nêu trên đều tập trung nghiên
cứu những khía cạnh khác nhau về viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam
trong kháng chiến chống Mĩ. Tuy nhiên khi viết về viện trợ quân sự của Liên
Xô một cách có hệ thống là điều mà các tác giả trên chưa làm rõ. Điều này đặt
ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận án này.
1.3. Những cơng trình nghiên cứu về Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự
của Trung Quốc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)
Nghiên cứu về Việt Nam tiếp nhận viện trợ quân sự của Trung Quốc
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), có thể kể một số
cơng trình tiêu biểu như sau:
- Tác giả Nguyễn Mai Hoa“Quan hệ Trung Quốc– Việt Nam giai đoạn
1950 – 1975”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2005.
Nội dung của Luận văn chủ yếu đề cập mối quan hệ toàn diện trên tất cả các
lĩnh vực giữa Trung Quốc – Việt Nam như: Kinh tế - thương mại, chính trị,
quân sự, hợp tác giáo dục. Bên cạnh việc nêu khái quát quan hệ Trung Quốc –
Việt Nam trước khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao tác giả đã chỉ ra sự giúp đỡ
về mọi mặt của nước bạn cho ta những năm 1950 – 1954 là toàn diện. Trong
kháng chiến chống Mĩ, ở hai giai đoạn từ 1955 – 1964 và từ 1965 – 1975 tác giả
nêu rõ quan hệ Trung Quốc – Việt Nam trên các lĩnh vực: Kinh tế - thương mại,
chính trị, quân sự, hợp tác giáo dục của từng giai đoạn. Riêng lĩnh vực quân sự,
luận văn có điểm qua sự giúp đỡ của quân chí nguyện Trung Quốc sang giúp
Việt Nam làm đường và xây dựng các nhà máy công nghiệp quốc phịng, xây
dựng các cơng trình bố phịng. Tác giả đã khái quát sự giúp đỡ về vũ khí và

quân trang, quân dụng của Trung Quốc cho Việt Nam trong những năm tháng
chống Mĩ. Do phạm vi nội dung của luận văn là quan hệ Trung - Việt nên vấn
đề nêu trên chưa phải là trọng tâm của luận văn. Vì vậy, để làm rõ số lượng,


21
chủng loại các vũ khí, khí tài và chuyên gia quân sự phục vụ tại Việt Nam trong
kháng chiến chống Mĩ là nhiệm vụ mà tác giả luận án cần làm rõ.
- Đại tá Hoàng Minh Phương là tác giả của tập tư liệu “Quan hệ Việt –
Trung trong kháng chiến chống Mĩ” với độ dày 20 trang, lưu tại phịng Thơng
tin tư liệu, Viện lịch sử qn sự Việt Nam. Nội dung của tư liệu là lời kể của tác
giả - người trực tiếp chứng kiến các sự kiện diễn ra trong kháng chiến chống Mĩ.
Chức vụ của người cung cấp thời điểm diễn ra sự kiện là Trưởng phịng Ngoại
vụ - Bộ Quốc phịng. Ơng đã kể lại toàn bộ quan hệ Việt – Trung từ sau Hiệp
định Gieneva tới kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sau khi miền Bắc được
hịa bình, đường lối chiến lược của Trung Quốc là muốn Việt Nam tập trung lực
lượng xây dựng miền Bắc từng bước tiến lên CNXH, còn miền Nam thì trường
kỳ mai phục. Họ muốn một miền Bắc Việt Nam thành một vùng đệm giữa biên
cương phía Nam của Trung Quốc với hệ thống các nước thuộc phe đế quốc bắt
đầu từ vĩ tuyến 17 trở về phía Nam. Do đó, năm 1955 khi đồng chí Võ Ngun
Giáp sang Bắc Kinh gặp đồng chí Bành Đức Hồi là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
đặt vấn đề Trung Quốc giúp Việt Nam 3 việc: Mong Trung Quốc giúp hệ thống
binh xưởng của Việt Nam để xây dựng nền công nghiệp quốc phòng; Đề nghị
Trung Quốc giúp đào tạo lực lượng khơng qn, trước hết là xây dựng một
trung đồn khơng quân tiêm kích; giúp Việt Nam xây dựng một sân bay quân sự
cấp 1, địa điểm được khảo sát là Hà Nội. Tuy nhiên 3 đề nghị nêu trên đều bị
bác bỏ, phía Trung Quốc khơng muốn Việt Nam chuẩn bị cơ sở để tiến lên đấu
tranh vũ trang ở miền Nam.
Năm 1962, phong trào đấu tranh vũ trang ở miền Nam phát triển, từ khởi
nghĩa quần chúng tiến hành chiến tranh cách mạng. Chủ trương của Việt Nam là

thực hiện tác chiến của các binh chủng nên Việt Nam đề nghị Trung Quốc viện
trợ thêm một số vũ khí, trang bị mạnh hơn để có thể đánh những địn quyết định
vào năm 1965 ở miền Nam để chuyển biến cục diện chiến tranh. Trung Quốc
lúc bấy giờ cũng muốn hợp tác vì họ thấy Liên Xơ hình thành chủ nghĩa xét lại
nên họ muốn trở thành trung tâm của cách mạng thế giới, chuyển trung tâm từ
Moscow sang Bắc Kinh. Tháng 2/1965, khi Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại
miền Bắc, đồng chí Lê Duẩn sang Trung Quốc xin chi viện máy bay Mig-17
nhưng Trung Quốc từ chối và yêu cầu Việt Nam sang nhờ Liên Xô, họ chỉ có
thể giúp Việt Nam vũ khí bộ binh, pháo. Để đưa được hàng viện trợ của Liên


22
Xô tới Việt Nam phải qua lãnh thổ Trung Quốc. Bộ Chính trị Việt Nam đã xin ý
kiến Trung Quốc đồng ý để nhân viên Liên Xô áp tải hàng hóa đi qua đất Trung
Quốc. Nhưng Trung Quốc đã khơng đồng ý và yêu cầu Liên Xô vận chuyển
bằng đường biển, đi qua eo biển Đài Loan vào cảng Hải Phòng. Cuối cùng sau
thời gian bàn bạc, Việt Nam đưa ra ý kiến cử cán bộ, nhân viên sang ga địa đầu
giữa biên giới Liên Xô và Trung Quốc để thay Liên Xô áp tải hàng viện trợ
quân sự Liên Xô quá cảnh qua Trung Quốc, không để người Liên Xô đi qua đất
nước Trung Quốc và đã được nước bạn đồng ý. Như vậy, ta nhận hàng viện trợ
Liên Xô bằng cách Liên Xô đưa hàng tới hai ga địa đầu: Ga phía đơng là ga
Gia-bai-can, bên phía Trung Quốc là ga Mãn Châu Lý.
Năm 1968, khi Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân
năm Mậu Thân, Johnson chấp nhận mở cuộc đàm phán Hội nghị 4 bên ở Paris.
Việt Nam chủ trương “vừa đánh vừa đàm”. Thế nhưng thái độ của Trung Quốc
rất lạnh nhạt với chủ trương đàm phán hịa bình của Việt Nam. Họ không muốn
Việt Nam trực tiếp đàm phán với Mĩ mà họ muốn phải thông qua họ. Nếu để
Việt Nam và Mĩ tự đàm phán rồi mặc cả với nhau thì Trung Quốc khơng có lợi.
Năm 1971, lúc bấy giờ Mĩ chủ trương rút quân về nước, Mĩ thấy khả năng thắng
được Việt Nam là không cao nên đã đề nghị Trung Quốc bằng cách phái

Kissinger sang Trung Quốc để dọn đường, ra “Thông cáo Thượng Hải” năm
1972, Mĩ đồng ý chấp nhận cho Trung Quốc vào Liên hợp quốc và giải quyết
vấn đề Đài Loan. Vì vậy, ơng Chu Ân Lai đã sang Việt Nam và khuyên Việt
Nam nên mở lối thoát danh dự cho Mĩ, chấp nhận đàm phán với Mĩ qua trung
gian Trung Quốc. Mặt khác để hạn chế Việt Nam đánh Mĩ, Trung Quốc bắt đầu
đình chỉ viện trợ vũ khí qn sự cho Việt Nam vào năm 1971. Thông qua lời kể
của nhân chứng cho chúng ta thấy được quan hệ Việt – Trung trong những năm
tháng chống Mĩ có nhiều bước thăng trầm và phức tạp. Nhờ sự linh hoạt, khéo
léo và duy trì đường lối độc lập tự chủ, quân dân Việt Nam đã giành được thắng
lợi và đưa đất nước hòa bình thống nhất như ngày hơm nay.
- Tác giả Nguyễn Văn Quyền có hai bài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Trung Quốc vào năm 2008 và 2009, “Tìm hiểu sự giúp đỡ của Trung Quốc cho
Việt Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1964”,
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 8 năm 2008 và “Sự giúp đỡ của Trung
Quốc đối với Việt Nam những năm 1965 - 1968”, Tạp chí Nghiên cứu Trung


23
Quốc, số 7 năm 2009. Trong bài thứ nhất, tác giả đã khát quát về quan hệ Việt
Nam – Trung Quốc từ khi Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao (1950) đến năm
1954 và sự giúp đỡ của Trung Quốc cho Việt Nam trong những năm cuối của
cuộc kháng chiến chống Pháp. Bước sang những năm đầu chống Mĩ, Trung
Quốc tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trên các mặt: Giáo dục, viện trợ kinh tế - quân
sự. Viết về sự giúp đỡ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam trong những năm
1954 – 1975, tác giả có đề cập tới một số mặt hàng như: Súng các loại, đạn
dược, xe các loại, quân trang, quân dụng. Đặc biệt số lượng mặt hàng viện trợ
này được quy ra tấn theo từng năm, giúp người đọc có thể thấy được viện trợ
của Trung Quốc theo từng năm tăng, giảm như thế nào? Tuy nhiên, bài viết vẫn
chưa cung cấp số liệu viện trợ vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng theo từng
năm. Tác giả nêu chung chung sự giúp đỡ về quân sự của Trung Quốc cho Việt

Nam những năm 1954 – 1964. Trong bài thứ hai tác giả đã nêu lên sự giúp đỡ
của Trung Quốc cho Việt Nam trong những năm kháng chiến chống “Chiến
tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ. Trung Quốc đã giúp đỡ toàn diện cho Việt Nam
trên các mặt chính trị, quân sự, xây dựng các nhà máy quốc phịng và cơng trình
bố phịng. Tác giả có nêu rõ các loại vũ khí mà nước bạn đã viện trợ trong
những năm 1965 – 1975 như: Súng các loại, pháo các loại, máy bay, xe tăng và
các khí tài khác. Bài viết có nói tới việc Trung Quốc đã có một số động thái gây
khó khăn cho viện vận chuyển vũ khí của nước ngồi ủng hộ Việt Nam khi đi
qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên số liệu trong bài viết chưa nêu cụ thể theo
từng năm. Tác giả chỉ nêu khát quát về viện trợ quân trang, quân dụng của nước
này cho Việt Nam trong khi đây là nước ủng hộ mặt hàng này cho Việt Nam
chiếm số lượng nhiều nhất so với tất cả các nước ủng hộ Việt Nam trong kháng
chiến chống Mĩ.
- Tác giả Nguyễn Phương Hoa có bài, “Sự ủng hộ và giúp đỡ của Trung
Quốc đối với Việt Nam trong giai đoạn 1955 – 1975”, đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu Đơng Nam Á, số 2 năm 2010. Bài viết đã nêu khát quát về bối cảnh của
cuộc kháng chiến chống Mĩ và sự ủng hộ về mọi mặt của Trung Quốc với cuộc
kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Sự giúp đỡ của Trung Quốc trên các mặt
chính trị, kinh tế, ủng hộ về khoa học giáo dục và viện trợ quân sự. Ở mỗi phần
của quá trình viện trợ, tác giả chưa nêu được những con số cụ thể của từng mặt
hàng. Trong sự ủng hộ về khoa học giáo dục, bài viết có đề cập tới việc Trung


×