Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Hệ thống từ ngữ chỉ người trong tiếng ê đê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 183 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒN THỊ TÂM

HỆ THỐNG TỪ NGỮ
CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG Ê ĐÊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh- 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒN THỊ TÂM

HỆ THỐNG TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI
TRONG TIẾNG Ê ĐÊ

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 66 22 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Đoàn Văn Phúc
2. PGS. TS. Trịnh Sâm

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Đoàn Thị Tâm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ 1
MỤC LỤC ........................................................................................ 2
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................. 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................... 8
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................... 2
3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN ............ 5
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU ................... 6
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................... 7
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN ........................................................................ 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................... 9
1.1. Nhận thức của con người về thực hiện và các vấn đề định danh ...... 9
1.2. KHÁI NIỆM TỪ NGỮ ........................................................................ 17
1.2.1. Từ ngữ trong ngôn ngữ học đại cương ....................................................17
1.2.2. Từ ngữ chỉ người trong ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

(DTTSVN) ...........................................................................................................21

1.3. VẤN ĐỀ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA .............................................. 24
1.3.1. Khái niệm văn hóa ...................................................................................24
1.3.2. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa ..................................................25

1.4. VÀI NÉT VỀ DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ TIẾNG Ê ĐÊ ........................... 26
1.4.1. Dân tộc Ê đê .............................................................................................26
1.4.2. Tiếng Ê đê ................................................................................................27
1.4.3. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ trong tiếng Ê đê ...............................................32
1.4.4. Chữ viết Ê đê ............................................................................................34

1.5. TIỂU KẾT ............................................................................................ 35


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ CHỈ
NGƯỜI TRONG TIẾNG Ê ĐÊ .................................................. 36
2.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG .................... 36
2.1.1. Kết quả thống kê và phân loại .................................................................36
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo .....................................................................................38

2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI THEO QUAN
HỆ THÂN TỘC .......................................................................................... 40
2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI THEO NGHỀ
NGHIỆP....................................................................................................... 47
2.4. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI THEO CHỨC
VỤ ................................................................................................................. 58
2.5. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI THEO QUAN
HỆ XÃ HỘI ................................................................................................. 62
2.6. TIỂU KẾT ............................................................................................ 71


CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ
NGƯỜI TRONG TIẾNG Ê ĐÊ ................................................... 73
3.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG .............. 73
3.1.1. Đại từ nhân xưng ngôi I ...........................................................................73
3.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi II ..........................................................................75
3.1.3. Đại từ nhân xưng ngôi III ........................................................................76
3.1.4. Đại từ nhân xưng lưỡng ngôi ...................................................................79

3.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI THEO
QUAN HỆ THÂN TỘC.............................................................................. 80
3.2.1. Từ chỉ người theo quan hệ thân tộc .........................................................80
3.2.2. Ngữ chỉ người theo quan hệ thân tộc .......................................................86

3.3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI THEO
NGHỀ NGHIỆP .......................................................................................... 87
3.3.1. Từ chỉ người theo nghề nghiệp ................................................................87
3.3.2. Ngữ chỉ người theo nghề nghiệp ..............................................................90

3.4. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI THEO
CHỨC VỤ.................................................................................................... 94
3.4.1. Từ chỉ người theo chức vụ........................................................................94


3.4.2. Ngữ chỉ người theo chức vụ .....................................................................95

3.5. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI THEO
QUAN HỆ XÃ HỘI .................................................................................... 97
3.5.1. Từ chỉ người theo quan hệ xã hội ............................................................97
3.5.2. Ngữ chỉ người theo quan hệ xã hội ..........................................................99


3.6. TIỂU KẾT .......................................................................................... 103

CHƯƠNG 4 : ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ
NGƯỜI TRONG TIẾNG Ê ĐÊ ................................................. 105
4.1. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG .................. 105
4.2. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI THEO QUAN
HỆ THÂN TỘC ........................................................................................ 115
4.3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI THEO NGHỀ
NGHIỆP..................................................................................................... 133
4.4. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI THEO CHỨC
VỤ ............................................................................................................... 135
4.5. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI THEO QUAN
HỆ XÃ HỘI ............................................................................................... 140
4.6. TIỂU KẾT .......................................................................................... 144

KẾT LUẬN .................................................................................. 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 148
PHỤ LỤC ..................................................................................... 159


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

D

Danh từ

DTTSVN

Dân tộc thiểu số ở Việt Nam


ĐTNX

Đại từ nhân xưng

ĐTNV

Đại từ nghi vấn

Đ

Động từ

HTHN

Hội thoại hàng ngày

LTCN

Loại từ chỉ người

Ngôi I

Ngôi thứ nhất

Ngôi II

Ngôi thứ hai

Ngôi III


Ngôi thứ ba

PS

Phụ sau

PT

Phụ trước

PTTT

Phụ từ tình thái

QHTT

Quan hệ thân tộc

QHXH

Quan hệ xã hội

STĐS

Sử thi Đăm Săn

ThT

Thán từ


T

Tính từ



Từ đệm

TĐPĐ

Từ đệm phủ định

TCTGHT

Từ chỉ thời gian hiện tại

TCH
TrT

Từ chỉ hướng
Trợ từ

TT

Trung tâm

TTP

Thành phần phụ


<

Mượn


>

Nghĩa là
Khơng có từ tương ứng
Quan hệ đẳng lập
Quan hệ chính phụ
Quan hệ chủ vị
Phân tích thành

Ngồi ra, trong một số trường hợp đặc biệt, luận án có chú thích ngay dưới
sơ đồ.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả thống kê ĐTNX tiếng Ê đê ......................................................... 37
Bảng 2.2: Đại từ nhân xưng trong tiếng Ê đê ........................................................... 38
Bảng 2.3: Danh từ thân tộc được cấu tạo theo phương thức ghép ............................ 44
Bảng 4.1: Cách kết hợp các cặp xưng- hô của ĐTNX ........................................... 110
Bảng 4.2: Sắc thái ngữ nghĩa của các ĐTNX ......................................................... 112
Bảng 4.3: Phân biệt apro\ng và awa......................................................................... 116
Bảng 4.4: So sánh amai, ayo\ng và adei ................................................................... 118
Bảng 4.5. Phân biệt amuôn và ] ô ............................................................................119
Bảng 4.6: Minh họa cách ghép tên trong xưng hô .................................................. 122
Bảng 4.7: Từ ngữ thân tộc bên mẹ và bên cha ........................................................ 123



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Bản đồ các phương ngữ Ê đê .................................................................... 30
Hình 2.1. Hệ thống danh từ chỉ quan hệ thân tộc cơ bản: ......................................... 42
Hình 4.1. Minh họa mối quan hệ thân tộc ............................................................... 123
Hình 4.2. Sơ đồ ‘’nối nòi’’ trong Khan Đăm Sa\n ..................................................... 130


1

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi nghiên cứu ngơn ngữ người ta không thể không quan tâm đến vốn từ
ngữ của nó bởi chính thơng qua đó, người ta có thể hiểu được những đặc điểm ngơn
ngữ - văn hóa - tộc người của cư dân sử dụng ngơn ngữ đó. Thơng qua nghiên cứu
vốn từ ngữ, người ta không chỉ hiểu rõ hơn đặc điểm của ngôn ngữ về phương diện
cấu tạo, ngữ nghĩa mà còn hiểu rõ hơn đặc điểm văn hóa của tộc người khi phân cắt
hiện thực khách quan, góp phần lí giải vì sao cùng hiện thực khách quan mà mỗi
dân tộc lại định danh chúng bằng những từ ngữ khác nhau. Trong điều kiện xã hội
ngày càng phát triển và sự xuất hiện của các sự vật mới làm cho vốn từ ngữ để định
danh các sự vật ngày càng phong phú về phương thức, cũng như đặc điểm cấu tạo,
ngữ nghĩa và văn hóa. Định danh có một vai trị rất quan trọng trong nhận thức và
tư duy của con người.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu vốn từ ngữ các DTTS để định danh các sự vật, hiện tượng mới cịn
nhiều bất cập để có thể hiểu được rõ ràng hơn đặc điểm văn hóa của các DTTS ở
nước ta. Chính sách ngơn ngữ ở Việt Nam trong đó có chính sách đối với ngơn ngữ

các DTTS được đặc biệt chú ý. Đã có rất nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước đề
cập đến vấn đề này với mục tiêu giữ gìn, phát huy tiếng nói và chữ viết của 54 dân
tộc sống trên đất nước Việt Nam. Chẳng hạn, đó là các bản Hiến pháp năm 1960,
1980, 1992, các bộ Luật của Quốc hội về giáo dục, các Nghị định, Quyết định của
Chính phủ, hay các văn bản pháp quy của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Người Ê đê cùng với người Ra glai, Gia rai, Chu ru, Chăm ở Việt Nam là
những dân tộc sử dụng các ngơn ngữ được xếp vào tiểu nhóm Chăm (Chamic)
thuộc nhánh phụ phía Tây của ngữ hệ Nam Đảo (Austronesia). Theo Báo cáo kết
quả chính thức Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Ê đê có dân số là
331.194 người, cư trú trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây nguyên. Ở Dak Lăk


2

có 298.534 người Ê đê sinh sống, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% số người
Ê đê tại Việt Nam. Tại đây, người Ê đê tập trung chủ yếu ở các huyện như } ư
M’gar, Krông Bu\k, Krông Pă] , Krông Ana, M’Drak, Krông Bông và thành phố
Buôn Ma Thuột.
Từ năm 1975, do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và chương trình điều động
dân cư, nhiều nơng, lâm trường được thành lập. Một số lớn đồng bào Ê đê ở gần các
nông, lâm trường này đã trở thành cơng nhân ở đó. Do sự giao lưu tiếp xúc giữa
người Ê đê và các dân tộc khác (đặc biệt là người Kinh) trên địa bàn Dak La\k ngày
càng phát triển nên nhu cầu học tập và sử dụng tiếng phổ thông đối với người Ê đê
cũng như nhu cầu học tiếng Ê đê với người Kinh trên địa bàn ngày càng trở nên cấp
thiết hơn. Đặc biệt, đối với các cán bộ cơng chức là người Kinh thì việc học tiếng Ê
đê lại càng quan trọng.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, khi nghiên cứu đề tài “Hệ

thống từ ngữ chỉ người trong tiếng Ê đê”, luận án khơng chỉ tìm hiểu về cấu trúc,
ngữ nghĩa của hệ thống từ ngữ chỉ người trong ngôn ngữ này, mà quan trọng hơn là

thông qua đó để khám phá những vấn đề về văn hóa ẩn tàng dưới lớp từ ngữ tưởng
như vô tri ấy với mong muốn góp phần nhỏ vào việc bổ sung nguồn tư liệu cho
những ai quan tâm đến ngôn ngữ của người Ê đê. Đây cũng là con đường ngắn nhất
để hiểu về phong tục, tập quán và văn hóa của người Ê đê. Điều này không chỉ giúp
cho chúng ta thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước
và của Tỉnh Dak La\k đã đặt ra mà cịn góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa
người Ê đê với người Kinh và các dân tộc khác trên địa bàn Dak La\k.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Từ trước đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu ít nhiều có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài.
2.1. Nghiên cứu về tiếng Ê đê dưới góc độ ngơn ngữ học
2.1.1. Nghiên cứu về ngữ âm


3

Rơmah Del và Trương Văn Sinh [25] trong bài Vài nét về các ngôn ngữ
Malyô- Pôlynêxia ở Việt Nam đã giới thiệu sơ bộ những đặc điểm về ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp của các ngơn ngữ nhóm Chăm nói chung trong đó có tiếng Ê đê,
tuy nhiên sự miêu tả còn sơ sài.
Trong bài viết Études phonetique de la langue Rhadé [171], Shintani
Tadahiko L.A. đã nghiên cứu hệ thống âm vị học tiếng Ê đê khá chi tiết. Tuy vậy,
sự miêu tả và lí giải của ơng về ngữ âm- âm vị học những âm thanh hầu và các
nguyên âm lại chưa thực sự thuyết phục.
Luận án Phó tiến sĩ Ngữ âm tiếng Êđê [101] và cơng trình Ngữ âm tiếng Êđê
[102] của Đoàn Văn Phúc đã nêu những nét khái quát về dân tộc Ê đê, tiếng Ê đê
với những đặc điểm về loại hình, ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Đóng góp lớn nhất
của các cơng trình này là phác họa được hệ thống ngữ âm- âm vị học của tiếng Ê đê
một cách đầy đủ nhất.

2.1.2. Nghiên cứu về từ vựng
Một số cuốn Sách học tiếng Ê đê [7], [8], [116] của Bộ Giáo dục và Đào tạo
và Sở Giáo dục - Đào tạo Dak La\k cũng miêu tả cách cấu tạo từ của ngôn ngữ này.
Song nhìn chung, cách miêu tả chưa khái quát được đặc điểm từ vựng và cấu tạo từ
của tiếng Ê đê. Còn các bộ từ điển đối chiếu như A Rhade - English Dictionary with

English - Rhade Finderlist [164] của James A. Tharp and Y Bhăm { uôn Yă, Từ
vựng Êđê- Việt- Nhật [172] của Shintani Tadahiko L.A. cung cấp rất nhiều từ vựng
và góp phần nghiên cứu những bình diện khác nhau của tiếng Ê đê. Đặc biệt, cuốn
Từ điển Việt- Êđê [48] đối chiếu 10.000 đơn vị từ ngữ, phần lớn thuộc vốn từ cơ
bản, thông dụng chỉ các bộ phận cơ thể, các hiện tượng thiên nhiên, các số đếm,
hành động, tính chất và các đồ vật được dùng trong cuộc sống hàng ngày. Đây là
cuốn từ điển được biên soạn khá công phu và tỉ mỉ. Nó là nguồn tư liệu quý góp
phần bổ sung cho kho tư liệu về ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam.
Trong một số bản Khan của người Ê đê như K han Đăm Săn và Khan Đăm
Kteh Mlan [125] có phần phụ lục gần 2500 từ Êđê - Việt. Điều đáng nói là hệ thống


4

từ vựng được trình bày khá phong phú và đa dạng về mặt ý nghĩa, tức là tùy thuộc
vào ngữ cảnh mà một từ được thể hiện bằng nhiều nét nghĩa khác nhau, đặc biệt là
hệ thống từ ngữ chỉ người.
Trong cuốn Từ vựng các phương ngữ Êđê [104], Đoàn Văn Phúc đã vẽ nên
một bức tranh toàn cảnh về các phương ngữ Ê đê. Bên cạnh việc khái quát về các
phương ngữ này với các đặc điểm về ngữ âm và sự khác biệt về từ vựng, tác giả đưa
ra tư liệu được giữ nguyên vẹn ở dạng “điền dã”, tức là các từ được ghi trung thành
theo cách phiên âm ngữ âm học thuần túy so sánh giữa các phương ngữ Ê đê. Mặc
dù số lượng từ vựng đưa ra để so sánh đối chiếu còn khá khiêm tốn nhưng phải thừa
nhận rằng đây là một cuốn sách có giá trị thực tiễn vì hầu hết các từ vựng đưa ra

đều là những từ cơ bản thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày, trong đó có
hệ thống các đại từ nhân xưng, các từ chỉ người theo quan hệ thân tộc.
Luận án Phó tiến sĩ “Cấu tạo từ tiếng Ê đê” [107] của Phan Văn Phức đã mô
tả và chỉ ra những đặc điểm cấu tạo từ của tiếng Ê đê về: hình thức, ý nghĩa của các yếu
tố cấu tạo từ; các phương thức cấu tạo từ; các kiểu loại liên kết- quan hệ ngữ nghĩa của
các mơ hình cấu tạo từ; các kiểu loại từ và các kiểu loại ý nghĩa của từ... Đây thực sự là
một tài liệu có giá trị, khơng chỉ đối với việc nghiên cứu về từ vựng và ngữ pháp mà
còn là nguồn tư liệu quý cho việc biên soạn những sách công cụ phục vụ cho công tác
dạy và học ngơn ngữ này. Tuy nhiên, cách lí giải của Phan Văn Phức về cấu tạo từ
bằng phụ tố cũng cịn một số điểm chưa thực sự hợp lí.
Ngồi ra, cịn có một số cơng trình, bài viết của Phan Văn Phức [108], [109],
[110], Nguyễn Minh Hoạt [53], Đoàn Thị Tâm [120], [121], [122]… viết về từ láy, loại
từ, từ xưng hô, từ ngữ chỉ người, tên riêng … trong tiếng Ê đê. Thông qua các lớp từ
này, chúng ta có thể hiểu thêm những đặc điểm ngữ dụng, văn hóa của người Ê đê.
2.1.3. Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Ê đê
Ngữ pháp tiếng Ê đê [144] là một cơng trình nghiên cứu về tiếng Ê đê ở góc độ
ngơn ngữ ở dạng đầy đủ nhất. Nội dung của nó bao qt hầu hết các khía cạnh của một
ngôn ngữ. Đặc biệt, trong phần từ loại, tác giả đã miêu tả tương đối chi tiết về đại từ


5

nhân xưng trong tiếng Ê đê. Do vậy, cơng trình này có thể dùng làm tài liệu giảng dạy
và học tập cũng như nghiên cứu về tiếng Ê đê trên các phương diện khác.
Tam Thi Minh Nguyen trong Topics in Ede syntax [169] đã nghiên cứu về
chủ đề và chủ đề trong tiếng Ê đê.
Trong Phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê [143], tác giả Trương
Thông Tuần (2007) đã nêu lên một cái nhìn tổng quan về so sánh và các phương
thức so sánh trong luật tục Ê đê, qua đó nêu bật lên những đặc điểm tâm lí văn hóa
dân tộc qua các phương thức so sánh này.

2.2.Nghiên cứu tiếng Ê đê dưới góc độ ngồi ngơn ngữ
Ngồi những cơng trình, bài viết về tiếng Ê đê, cịn có một số cơng trình
nghiên cứu về dân tộc học như Rừng người Thượng [52] của Henri Maitre, Người
Êđê: Một xã hội mẫu quyền [49] của Anne De Hautolecque Howe, Người phụ nữ
Êđê trong đời sống xã hội tộc người [95] của Thu Nhung Mlô Duôn Du. Nghiên
cứu người Ê đê dưới góc nhìn văn hóa học có cơng trình Sử thi Ê đê [94] của Phan
Đăng Nhật, Văn hóa mẫu hệ trong sử thi Êđê [96] của Bn Krơng Thị Tuyết
Nhung. Hai cơng trình này đã đề cập đến một số vấn đề về văn hóa của người Ê đê.

3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa, văn hóa của hệ
thống từ ngữ chỉ người trong tiếng Ê đê trong bối cảnh tiếp xúc ngơn ngữ và văn
hóa đa chiều hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống từ ngữ chỉ người trong tiếng Ê
đê xét về cấu tạo, ngữ nghĩa và văn hóa.
3.2. Nhiệm vụ của luận án
-

Tìm hiểu một số lí thuyết có liên quan đến đề tài như: vấn đề định danh;

quan niệm về từ, ngữ của ngôn ngữ học đại cương; một số vấn đề về đặc điểm về
dân tộc và ngôn ngữ của người Ê đê...


6

-


Miêu tả đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ người trong tiếng Ê đê.

-

Tìm hiểu đặc điểm văn hóa ẩn sau lớp từ ngữ này cũng như mối liên hệ của

chúng với các vấn đề khác như xã hội học, dân tộc học, tâm lí tộc người...

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra, luận án đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu dưới đây:
4.1.1. Phương pháp nghiên cứu điền dã
Thực hiện nghiên cứu điền dã ở một số vùng, một số bản làng nơi người Ê đê
sinh sống ở Dak La\k và các vùng lân cận nhằm thu thập và bổ sung tư liệu, đặc biệt
là về nghĩa của các từ ngữ chỉ người và các đơn vị tham gia cấu thành chúng, cũng
như việc sử dụng chúng ở các thế hệ và độ tuổi, trình độ văn hóa khác nhau.
4.1.2. Phương pháp miêu tả
Trên cơ sở tư liệu được thu thập qua văn bản và nghiên cứu thực địa, người
viết sử dụng các thủ pháp: các thủ pháp luận giải bên trong và luận giải bên ngoài.
Các thủ pháp luận giải bên trong như: thủ pháp phân loại, hệ thống hóa các đơn vị

từ ngữ chỉ người thành các nhóm, các loại, các tiểu hệ thống, thủ pháp đối lập, thủ
pháp vị trí, thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp, thủ pháp phân tích trường nghĩa,

thủ pháp phân tích nghĩa tố... được sử dụng để phân tích các đặc điểm về cấu trúc,
ngữ nghĩa của các đơn vị cấu tạo nên từ, ngữ chỉ người trong tiếng Ê đê. Các thủ
pháp luận giải bên ngồi như văn hóa, xã hội, tâm lí tộc người cũng được sử dụng.
4.1.3. Một số phương pháp, thủ pháp khác
Bên cạnh đó, một số phương pháp, thủ pháp nghiên cứu như quy nạp, diễn


dịch, mơ hình hóa… cũng được vận dụng trong q trình viết luận án.
4.2. Nguồn tư liệu


7

Nguồn tư liệu mà chúng tôi sử dụng để thực hiện đề tài này gồm các loại sau:
-

Tư liệu điều tra, điền dã: Đó là việc điều tra, phỏng vấn một số người Ê đê về

một số vấn đề ngữ nghĩa và ngữ dụng, văn hóa của từ ngữ chỉ người.
-

Các cơng trình nghiên cứu về tiếng Ê đê về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, sách

học tiếng, từ điển, văn hóa... của người Ê đê.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
Lần đầu tiên có một luận án tiến hành phân tích, mô tả một cách khái quát và
tương đối đầy đủ về từ ngữ chỉ người trong tiếng Ê đê, góp phần nghiên cứu hệ
thống từ ngữ chỉ người về cấu tạo, ngữ nghĩa và văn hóa trong tiếng Ê đê theo một
hệ thống phân loại: đại từ nhân xưng (ĐTNX), từ ngữ chỉ người theo quan hệ thân
tộc, từ ngữ chỉ người theo nghề nghiệp, từ ngữ chỉ người theo chức vụ và từ ngữ chỉ
người theo quan hệ xã hội. Hi vọng, đây sẽ là một mơ hình nghiên cứu về từ ngữ chỉ
người đối với các ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong một chừng mực nhất định, luận án có thể được sử dụng làm tư liệu

tham khảo cho đối tượng là học sinh, người Ê đê khi học tiếng mẹ đẻ cũng như học
tiếng Việt; cho các cán bộ, công chức trong quá trình học tập và sử dụng tiếng Ê đê
trong giao tiếp với người Ê đê. Từ một phương diện khác, luận án có thể góp phần
vào việc bảo tồn bản sắc ngơn ngữ, văn hóa của tộc người Ê đê trong bối cảnh hội
nhập quốc tế hiện nay.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần chính của Luận án gồm Mở
đầu, Kết luận và bốn chương nội dung. Cụ thể:
Chương 1. Cơ sở lí luận dành cho việc khái quát về lí thuyết định danh; các
quan niệm về từ và đặc điểm cấu tạo từ của các nhà ngôn ngữ học; khái quát về dân
tộc Ê đê và đặc điểm tiếng Ê đê.


8

Chương 2. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ người trong tiếng Ê đê phân tích đặc
điểm cấu tạo của từ chỉ người và ngữ chỉ người của tiếng Ê đê.
Chương 3. Đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ chỉ người trong tiếng Ê đê trình bày
đặc điểm ngữ nghĩa của từ chỉ người và ngữ chỉ người trong ngôn ngữ này.
Chương 4. Đặc điểm văn hóa của từ ngữ chỉ người trong tiếng Ê đê làm rõ
đặc điểm về ngữ dụng và văn hóa của từ ngữ của từ ngữ chỉ người tiếng Ê đê.


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Nhận thức của con người về thực hiện và các vấn đề định danh
1.1.1. Nhận thức của con người về hiện thực

Con người tồn tại và phát triển là do có khả năng ứng xử với thế giới khách
quan, tức là biết chinh phục hoàn cảnh và các đối tượng xung quanh về tự nhiên lẫn
xã hội. Vì vậy, con người không phải chỉ nhận thức, phản ánh cái thế giới khách
quan ấy, mà còn phải nhận thức để biến đổi, cải tạo nó bằng hành động của chính
mình. Hoạt động thực tiễn có tính định hướng trong ứng xử nhằm chinh phục, cải
tạo hiện thực đòi hỏi con người phải nhận thức môi trường xung quanh.
“Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ não người trên cơ sở thực tiễn” [6, tr.260]. Nhận thức chính là
hệ quả trực tiếp gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, cịn ngơn ngữ là sản
phẩm trực tiếp của nhận thức. Theo quan điểm của C.Mác, phản ánh là thuộc tính
chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Ý thức là một thuộc tính của vật chất,
nhưng lại khơng phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của dạng vật
chất sống có tổ chức cao là bộ não người. Và con người phản ánh thế giới thơng qua
bộ não của mình trên cơ sở nhận thức về thế giới. Quá trình sản sinh ra ý thức trong
não người không đồng nhất, nhưng cũng không tách rời, độc lập hoặc song song với
q trình sinh lí thần kinh. Và chỉ có con người với bộ óc của mình mới sản sinh ra
ý thức. Bộ óc người chính là dạng vật chất phát triển cao, là cơ quan phản ánh. Và
chỉ có sự phản ánh của bộ não người về thế giới khách quan mới là cơ sở để hình
thành ý thức, hình thành nên ngơn ngữ.
Khác với lồi vật, con người tồn tại khơng chỉ nhờ những vật phẩm có sẵn
trong tự nhiên theo kiểu “bóc lột tự nhiên” mà còn tạo ra những cái tự nhiên chưa
có thơng qua hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của mình. Trong quá trình lao động
- hoạt động thực tiễn - ấy, các thành viên của xã hội phải có sự liên kết và có nhu
cầu trao đổi, giao tiếp. Đó chính là nhu cầu khách quan làm xuất hiện ngôn ngữ.


10

Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, là cái “vỏ vật chất”
của tư duy, là “hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao

tiếp, vừa là công cụ của tư duy. Chính từ nhận thức “trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng” và nhờ có ngơn ngữ mà con người có khả năng phản ánh thế giới khách
quan một cách trừu tượng, khái quát thông qua cái vỏ âm thanh “từ”.
Khi nói tới hoạt động thực tiễn chính là nói tới sự tác động của con người
vào thực tế khách quan để chinh phục và cải tạo nó. Trong q trình hoạt động thực
tiễn, nhận thức đem lại cho con người khái niệm về sự vật, còn ngôn ngữ đem lại
cho con người tên gọi về sự vật ấy, tức là hễ có nhận thức về sự vật là có tên gọi
cho sự vật được nhận thức. Khái niệm không phải là sự vật mà là ý niệm về sự vật
(hay hình ảnh về sự vật) được tạo ra do nhận thức chủ quan của con người. Chính
trong q trình nhận thức và phản ánh thế giới khách quan (đối với cái đã biết và
ngay cả với những cái chưa biết) thì khái niệm, phạm trù vốn là phương tiện tư duy
bằng ngôn ngữ và thông qua ngơn ngữ, có hiệu lực nhất mà con người sử dụng.
Ngôn ngữ ra đời và phát triển không tách rời với sự phát triển của xã hội. Đến lượt
mình, chính ngơn ngữ lại trở lại làm tiền đề mới, kích thích xã hội phát triển. Ngơn
ngữ vừa là kết quả của sự phản ánh thế giới khách quan, lại vừa là tiền đề cho sự
nhận thức và phản ánh đó. Và một trong những đặc điểm có tính chất quan yếu của
nhận thức con người là gọi tên, định danh sự vật trước khi liên kết chúng lại để biểu
đạt những phán đốn.
1.1.2. Quan niệm của ngơn ngữ học về định danh
1.1.2.1.Vấn đề định danh
Ngôn ngữ không chỉ thực hiện chức năng giao tiếp mà cịn là cơng cụ của tư
duy, điều đó cho thấy vai trị của chức năng định danh. Thực tế khách quan tồn tại
trong tư duy, nhận thức của các dân tộc về cơ bản đều giống nhau, nhưng ngơn ngữ của
các dân tộc thì lại khác nhau. Sự khác nhau ấy lệ thuộc rất nhiều vào sự tri nhận của
một cộng đồng nói một ngơn ngữ nhất định, trong đó có vấn đề định danh.


11

Thuật ngữ “định danh” (nomination) có nguồn gốc từ tiếng La tinh nghĩa là

“tên gọi”. Thuật ngữ này biểu thị kết quả của q trình gọi tên. Đó là chức năng của
đơn vị có nghĩa của ngơn ngữ. Lí thuyết định danh nghiên cứu mô tả những quy luật
về cách cấu tạo những đơn vị ngữ nghĩa, về sự tác động qua lại giữa tư duy, ngôn ngữ
- hiện thực khách quan trong quá trình định danh; tìm hiểu vai trò của nhân tố con
người trong việc lựa chọn các dấu hiệu làm cơ sở cho sự định danh xuất phát từ mối
quan hệ giữa hiện thực - khái niệm - tên gọi. Đồng thời, nó cịn nghiên cứu và miêu tả
cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trưng
cần và đủ để phân biệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác. Hiện thực
khách quan được hình dung như là một trường (field) biểu vật, nghĩa là một tập hợp
các thuộc tính được chia tách ra thơng qua hành vi định danh. Còn tên gọi được nhận
thức như là một dãy âm thanh được phân đoạn trong nhận thức ứng với một cấu trúc
cụ thể của ngôn ngữ đó. Mối tương quan giữa cái biểu nghĩa và biểu vật trong những
hành vi định danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh.
Có nhiều quan niệm không giống nhau về nội hàm và ngoại diên của khái
niệm định danh. G.V. Cônsansky coi định danh là “sự cố định (hay gắn) cho một kí
hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (signifikat) phản ánh những đặc trưng
nhất định của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các
đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngơn
ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ” [Dẫn theo 137, tr.164].
Như vậy, có thể hiểu: định danh là cách đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng
nào đó. Sự hình thành những đơn vị ngơn ngữ có chức năng định danh nghĩa là
dùng để gọi tên sự vật và chia tách những khúc đoạn của thực tại khách quan và tạo
nên những khái niệm tương ứng về sự vật, hiện tượng dưới hình thức là các từ, các
tổ hợp từ, thành ngữ.
Khi có một đối tượng cần đặt tên, người ta sẽ tiến hành các thao tác sau:
– Quy loại đối tượng mới ấy vào loại đối tượng nào đó đã có tên trong ngơn ngữ.


12


– Vạch ra những đặc trưng vốn có của đối tượng mới rồi chọn một đặc trưng được
coi là tiêu biểu của đối tượng, dễ khu biệt nó với những đối tượng khác và đặc trưng
ấy đã có tên gọi trong ngôn ngữ.
– Sử dụng biện pháp cấu tạo từ theo loại hình ngơn ngữ làm phương tiện định danh.
Ngồi chức năng định danh, từ cịn có các chức năng khác như: chức năng
biểu vật, chức năng biểu niệm, chức năng ngữ pháp. Theo Đỗ Hữu Châu, “chức
năng định danh chỉ là một dạng của chức năng biểu vật. Từ đã có chức năng định
danh thì sẽ có chức năng biểu vật” [14, tr.97]. Biểu vật theo lối định danh là cách
gán một hình thức âm thanh cho sự vật, hiện tượng. Thông qua từ ngữ mà các sự
vật, hiện tượng hiển hiện ra trong nhận thức, tri giác của người bản ngữ. Tuy nhiên,
tên gọi chỉ là ngẫu nhiên mà không phải bao giờ cũng phản ánh đúng bản chất của
sự vật hiện tượng. Định danh có một vai trò rất quan trọng trong nhận thức và tư
duy của con người. Nhờ có tên gọi và cả hành động quy chiếu mà chúng ta nhận
thức được sự vật, hiện tượng một cách rõ ràng, đồng thời còn phân biệt được sự vật,
hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.
Xã hội ngày càng phát triển, tư duy con người ngày càng phức hợp. Sự phát
triển của xã hội kéo theo hàng loạt sự vật, hiện tượng mới ra đời. Để phân biệt, tất
yếu phải đặt cho chúng những tên gọi tương thích. Vì thế, chức năng định danh của
từ vô cùng quan trọng.
V.I. Lênin đã viết: “Tri giác cảm tính đem lại cho ta sự vật nhưng lí trí thì
đem lại cho ta tên gọi. Khơng có cái gì tồn tại trong lí trí mà lại khơng tồn tại trong
tri giác cảm tính; nhưng cái tồn tại trong tri giác cảm tính thì chỉ tồn tại trong tên
gọi của lí trí... Nhưng tên gọi là cái gì? Một phù hiệu dùng để phân biệt, một dấu
hiệu đập vào mắt mà tôi đem làm thành đặc trưng của đối tượng, làm thành cái tiêu
biểu cho đối tượng, để hình dung đối tượng trong tính chỉnh thể của nó” [156].
Khi bàn về lí do của tên gọi, Nguyễn Đức Tồn [137] đã chỉ rõ: tham gia vào
quá trình định danh gồm có hai tham tố: đối tượng được định danh và chủ thể định
danh. Phụ thuộc vào hai tham tố này là lí do khách quan và lí do chủ quan.



13

Lí do khách quan phụ thuộc vào đối tượng được định danh. Nghĩa là, một
đặc trưng, một thuộc tính nào đó của bản thân sự vật được chọn làm dấu hiệu khu
biệt để gọi tên nó. Đó cũng là loại lí do dễ thấy nhất. Khi định danh, người ta
thường chọn những thuộc tính có tính chất tiêu biểu nhất của sự vật, hiện tượng hay
khái niệm đó. Điều đó có nghĩa là những thuộc tính ấy phải gắn với sự vật, nhờ
thuộc tính đó mà sự vật này phân biệt được với sự vật khác. Tuy nhiên, thực tế có
trường hợp lúc đầu một thuộc tính nào đó là thuộc tính cơ bản của một sự vật nào
đó, nhưng về sau những sự vật khác cũng có chung thuộc tính như vậy. Vì vậy,
người ta lại phải dựa vào những thuộc tính khơng cơ bản để định danh sự vật. Một
thời gian sau, những thuộc tính khơng cơ bản đó sẽ trở thành thuộc tính cơ bản. Q
trình định danh khách quan là như thế.
Lí do chủ quan phụ thuộc vào chủ thể định danh. Khi định danh sự vật,
người ta thường chọn thuộc tính nào là cơ bản, là tiêu biểu nhất. Nhưng mỗi một
dân tộc có những cách tri nhận khác nhau về sự vật trong thực tế khách quan hay
cùng một dân tộc nhưng giữa các vùng phương ngữ, giữa thời kì lịch sử khác nhau
cũng có những cách gọi khác nhau về đối tượng. Do đó, cùng một đối tượng có thể
có những cách đặt tên khác nhau.
Thực tế còn rất nhiều sự vật mà chúng ta chưa biết, chưa nhận ra lí do tên gọi
của chúng, song như Nguyễn Đức Tồn đã chỉ rõ: “chưa biết, khơng biết” khơng có
nghĩa là “khơng có” [137, tr.172].
Đặc trưng của định danh ngơn ngữ cịn được biểu hiện ở vấn đề “kĩ thuật
ngôn ngữ” để cấu tạo các tên gọi. Theo ý kiến của B.A. Sereprennhicôp, trong các
ngơn ngữ có thể có những “kĩ thuật ngơn ngữ” để tạo tên gọi. Các thủ pháp định
danh là chung cho các ngôn ngữ. Song, do đặc điểm của hệ thống ngơn ngữ, đặc
biệt là loại hình ngơn ngữ, có ảnh hưởng quan trọng đến đặc tính của các thủ pháp
ấy. Chính các thủ pháp này sẽ làm nên đặc trưng của hành vi định danh ngôn ngữ.
Tuy nhiên, không phải bao giờ ngôn ngữ cũng bị chi phối bởi nhu cầu định
danh. Chúng ta thường gặp những hiện tượng phi định danh hóa sự vật, hiện tượng



14

đã được gọi tên. Khi giao tiếp, mục đích của chúng ta là càng đạt được hiệu quả
giao tiếp càng cao càng tốt. Do đó, ngay cả tên gọi cũng vậy. Vì thế, người ta
thường tìm cách thay thế bằng các tên gọi khác, sao cho thu hút được sự chú ý của
người nghe, người đọc. Những tên gọi thay thế thường mang tính chất miêu tả bằng
cách dựa vào đặc điểm của sự vật hiện tượng. Phương thức thay thế này chủ yếu
dùng biện pháp hoán dụ, hay gọi tên căn cứ vào tiêu chí đồng sở chỉ.
Như vậy, từ (và các đơn vị tương đương từ) có chức năng định danh, tức là
dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, quá trình. Và như thế thì vốn từ sẽ là một hệ
thống các đơn vị định danh.
Theo Nguyễn Thiện Giáp, “ngữ định danh là những cụm từ biểu thị các sự
vật, hiện tượng hay khái niệm nào đó của thực tế. Nó bao gồm các từ ghép như: xe
đạp, máy tiện, cá vàng, cà chua, áo dài... và những cụm từ thường được gọi là ngữ
cố định [35, tr.70]. Ơng cho rằng, có hai loại ngữ định danh: ngữ định danh hợp kết
và ngữ định danh hòa kết. Khi so sánh giữa ngữ định danh và cụm từ tự do, ơng cho
rằng ngữ định danh có tính hồn chỉnh về nghĩa, tức là nó có khả năng biểu thị một
khái niệm về đối tượng tồn tại bên ngoài chuỗi lời nói, cịn cụm từ tự do khơng có
tính chất này. Mặc dù được cấu tạo theo mơ hình của cụm từ nhưng do có tính hồn
chỉnh về nghĩa và được sử dụng như các từ nên quan hệ giữa các thành tố trong ngữ
định danh trở nên có tính phi cú pháp, tức là đi chệch khỏi mơ hình cú pháp bình
thường của tiếng Việt. Cuối cùng, ơng khẳng định: “ranh giới giữa ngữ định danh
và cụm từ tự do rất phức tạp” và còn nhiều “hiện tượng trung gian” giữa chúng.
Cũng theo Nguyễn Thiện Giáp thì giữa ngữ định danh và thành ngữ vẫn có
sự khác biệt bởi “Ngữ định danh là tên gọi thuần túy của sự vật còn thành ngữ là
tên gọi gợi cảm của hiện tượng nào đó” [35, tr.79]. Như vậy, trong ngữ định danh
hình thái bên trong và ý nghĩa thực tại thống nhất với nhau, cịn ở thành ngữ thì
hình thái bên trong và ý nghĩa thực tại lại tách rời nhau và thậm chí đối lập nhau.

Do đó, thành ngữ có tính hình tượng, tính cụ thể, tính biểu cảm. Cịn ngữ định danh
lại có khả năng diễn đạt đồng thời quan hệ chủng và loại, chung và riêng của sự vật,
hiện tượng.


15

Xét về cấu trúc, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng, ngữ định danh rất ít cấu trúc
kiểu quan hệ tường thuật còn ở thành ngữ lại cấu tạo chủ yếu theo quan hệ tường
thuật (chiếm 70%), ngữ định danh có cấu trúc chủ yếu là chính phụ thì thành ngữ lại
chủ yếu theo cấu trúc đẳng lập. Do xuất phát từ một cách hình dung về đơn vị gọi là
từ, nên cái mà Nguyễn Thiện Giáp gọi là ngữ hay ngữ định danh thì các nhà ngơn ngữ
học vẫn gọi là từ ghép.
Đỗ Hữu Châu cho rằng chỉ có từ (mà chính xác hơn chỉ là thực từ) mới có chức
năng định danh. Nếu thực từ chuyển thành hư từ thì cũng mất ln chức năng này.
Theo Đỗ Hữu Châu thì từ có chức năng định danh cịn cụm từ chỉ có chức năng
miêu tả. Cụm từ chỉ có chức năng định danh khi chúng đã được cố định hóa và khái
quát hóa. Khi đó, các cụm từ này khác xa với các cụm từ tự do bởi vì chúng đã bị
chi phối bởi nguyên tắc định danh.
Hoàng Văn Hành cho rằng: “Bên cạnh chức năng định danh, từ cũng có
chức năng thông báo; bên cạnh chức năng thông báo, câu cũng có chức năng định
danh” [47, tr.326]. Và ơng biện giải: “Một là, đối tượng định danh của từ và câu
không giống nhau. Từ được dùng để định danh sự vật, hiện tượng, quá trình... Câu
được dùng để định danh cảnh huống. Hai là, nếu như ở từ, định danh là chức năng
chủ đạo, cịn thơng báo là chức năng có tính tiềm ẩn, thì trái lại, ở câu chức năng
thơng báo là chủ đạo, cịn chức năng định danh lại là tiềm ẩn” [47, tr.326].
Rõ ràng, các từ thực ln có chức năng định danh cịn cụm từ chỉ có
chức năng định danh khi đã được định danh hóa (theo kiểu “máy đo nhịp tim”),
câu khơng có chức năng định danh mà chỉ có chức năng thơng báo.
1.1.2.2.Vai trị của định danh

Định danh có vai trị đặc biệt quan trọng đối với con người, bởi lẽ “Với khả
năng đặt tên sự vật, con người hoàn toàn chiếm lĩnh được giới tự nhiên trong tồn
tại cảm tính và cả trong tồn tại lí tính của nó” [13, tr.169].
Nguyễn Thiện Giáp viết: “Chính đi sâu vào cách đặt tên gọi, sẽ khám phá
ra các quy luật vận động của tư duy mỗi dân tộc trong từng thời kì lịch sử khác


×