Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm báo cáo tổng kết đề tài nhiệm vụ thường xuyên năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH


BÁO CÁO TĨM TẮT

ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN NĂM 2015

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
Mã số : B.2015-NVTX.05

Cơ quan chủ trì: Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm đề tài: TS. NCVC.Nguyễn Ngọc Tài

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 12/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH


BÁO CÁO TĨM TẮT
ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN NĂM 2015
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
Mã số : B. 2015-NVTX.05
Chủ nhiệm đề tài:
TS. NCVC. Nguyễn Ngọc Tài


Viện Nghiên cứu Giáo dục
Thành viên đề tài:

ThS. Võ Thị Tích - Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp. HCM
ThS. Đỗ Thị Phương Anh - Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp. HCM
ThS. Phạm Văn Danh - Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp. HCM
CN- Lê Thị Thu Hằng- Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp. HCM
CN.Lý Bảo Quyên- Sinh viên Khoa TLGD, Trường ĐHSP Tp. HCM

TP. Hồ Chí Minh – Tháng 12/ 2015


Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện :


Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM



Trường Đại học Sài Gòn.



Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo TW 3


Ban chủ nhiệm đề tài chân thành cảm ơn


Vụ Khoa học Cơng nghệ (Bộ Giáo dục và Đào tạo).




Ban Gíam hiệu trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.



Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Giáo dục







Phịng Nghiên cứu Khoa học-Mơi trường & Tạp chí khoa
học trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
Trung tâm Nghiên cứu Bồi dưỡng Giáo viên và Chuyển
giao Công nghệ Giáo dục, Viện NCGD.
Ban Giám hiệu, Cán bộ, Giáo viên và sinh viên các
trường Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, trường Đại
học Sài Gòn, trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo TW 3
đã quan tâm giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
Tp. Hồ Chí Minh 12/2015
Chủ nhiệm đề tài
TS. Nguyễn Ngọc Tài


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cán bộ quản lý

CBQL

Cơ sở vật chất

CSVC

Ban Giám hiệu

BGH

Giáo dục

GD

Giáo dục – Đào tạo

GD-ĐT

Giảng viên

GV

Học sinh

HS

Kỹ năng sống


KNS

Trung học Phổ thông

THPT

Tư vấn học đường

TVHĐ

Sinh viên

SV

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp.HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2015

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:

Tên đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống
cho sinh viên sư phạm.
Nhiệm vụ thường xuyên năm 2015
Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Ngọc Tài
Tel: 0909108699 - 0907073968

E-mail:

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện:

03/2015-03/2016

2. Mục tiêu:
- Đánh giá thực trạng năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống cho sinh
viên sư phạm.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống
cho sinh viên sư phạm.
Tính mới và sáng tạo:
Nghiên cứu lý luận về tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên sư
phạm.
.
Đánh giá thực trạng trạng năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống cho sinh
viên sư phạm trong những năm gần đây, tổng kết kinh nghiệm trong công tác tư vấn học
1


đường và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên.
Đề xuất một số giải pháp về nâng cao năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên sư phạm để sinh viên sư phạm sau khi ra trường có thể làm tốt cơng tác

tư vấn học đường và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh phổ thông.
3. Kết quả nghiên cứu:
* Thực trạng năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên sư
phạm.

- Công tác tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm còn
nhiều yếu kém và chưa đồng bộ.
- Sinh viên và giảng viên đều mong muốn sinh viên sau khi ra trường được trang bị
tốt kiến thức về tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống..
- Hiện nay vẫn còn nhiều giảng viên và sinh viên còn chưa biết nhiều và xem nhẹ
công tác tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trong các trường sư
phạm.
*Đề tài đưa ra các nhóm giải pháp nhằm năng cao công tác tư vấn học đường và giáo
dục kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện
trong giáo dục hiện nay.
Sản phẩm:
-Báo cáo khoa học hoàn chỉnh về giải pháp nâng cao năng lực tư vấn học đường và giáo
dục kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm.
- Báo cáo tóm tắt của đề tài
4. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp cho các sinh viên các trường sư phạm có thêm
một số kiến thức tư vấn học đường và kỹ năng sống.
2


Các nhà quản lý giáo dục, các trường sư phạm, các Viện Nghiên cứu giáo dục có
được các giải pháp thiết thực và khả thi trong việc trang bị kiến thức về tư vấn học
đường và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm.
Kết quả nghiên cứu được gửi đến các trường sư phạm, các Viện Nghiên cứu giáo dục
như một tài liệu, nhằm góp phần cho việc nâng cao công tác tư vấn học đường và giáo

dục kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm.
Xác nhận của cơ quan chủ trì

Ngày 30 tháng 12 năm 2015

HIỆU TRƯỞNG

Chủ nhiệm đề tài

(ký, đóng dấu)

(ký, họ và tên)

TS. Nguyễn Ngọc Tài

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAININ

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION Independence – Freedom - Happiness

HCM.City, December 30th 2015

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:

3



Project title: Solutions for the improvement of the competence of school
counselling and life skill education for pedagogical students
Regular research in 2015
Coordinator: Dr. Nguyễn Ngọc Tài
Tel: 0909108699 - 0907073968

E-mail:

Implementing institution: Ho Chi Minh City University of Education
Duration: From 03/2015 to 03/2016
2. Objective(s):
- Assessing the current situation of school counselling competence and life skill
education for pedagogical students .
-Giving some solutions for the improvement of school counselling competence and
life skill education for pedagogical students .
3. Creativeness and innovativeness:
The study has some new and creative findings:
-

Studying the theoretical framework on school counselling and life skill education for
pedagogical students .
- Assessing the current situation of school counselling competence and life skill

education for pedagogical students in the recent years and summarizing the experiences in
school counselling competence and life skill education for pedagogical students.

-

Giving some solutions for the enhancement of school counselling competence and life


skill education for pedagogical students so that they will be able to perform well after
graduation.
Research results:
4


* The current situation of school counselling competence and life skill education for
pedagogical students.
- School counselling and life skill education for pedagogical students are remained
weak and not systematic.
- Both instructors and students expect that the students are educated well with
knowledge of school counselling and life skill education.
- There are still many instructors and students who have not known and paid
enough attention to school counselling and life skill education for students in the
education universities.
* The study gives many groups of solutions for the improvement of school counselling
and life skill education for pedagogical students, meeting the total and basic
innovation of Vietnam education .
4. Products:

- An academic paper on solutions for the improvement of school counselling
and life skill education for pedagogical students.
- An abstract report.
Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
The research results of the study help Khmer students have more knowledge
on career orientation for future.
Khmer students can assess their career guidance competence through career
guidance competence measurement developed in the study.
Educational managers, secondary schools, high schools as well as the
education and training offices in the provinces in Mekong Delta have the practical

and feasible solutions for Khmer student streaming after secondary school and high
school.

5


Result of research is sent to the Departments of Education and Training,
Section of Education and Training, boarding-ethnic schools in Mekong delta as

document making contribution to improvement of vocation guidance in favor of
student.
HCM.City, December 30th 2015

Certified by the institution
PRESIDENT

Main Researcher

Dr. Nguyễn Ngọc Tài

PHẦN MỞ ĐẦU
6


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tư vấn học đường và công tác tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường ngày
càng có một vai trị quan trọng, đặc biệt là trước tình trạng bạo lực học đường đang có xu
hướng gia tăng, cũng như là trước những vấn đề phức tạp của cuộc sống thời hiện đại.
Qua sự chủ động áp dụng các công tác này ở một số đơn vị, đã cho thấy hiệu quả cũng

như sự cần thiết của nó đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, sinh viên, đồng thời
góp phần thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục.
Đánh giá được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống và tư vấn học đường, Bộ đã
ban hành công văn số 9971/BGD&ĐT-HSSV ngày 28 tháng 10 năm 2005 của Bộ Giáo
dục & Đào tạo đã đề nghị triển khai thực hiện công tác tư vấn việc làm và các vấn đề tâm
lý- xã hội cho học sinh, sinh viên các khối trường trung học cơ sở, trung học phổ thông
và khối cao đẳng, đại học, nhằm “Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới và tạo thêm điều
kiện cho khả năng tự rèn luyện và tự tạo việc làm cho người học; để triển khai thực hiện
công tác tư vấn việc làm và các vấn đề tâm lý - xã hội cho học sinh, sinh viên nằm trong
tổng thể công tác học sinh, sinh viên theo tinh thần công văn 2564/HSSV ngày 5/4/2005
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác học sinh, sinh viên…”. Công
văn cũng khẳng định “ Tư vấn cho học sinh, sinh viên là phương pháp tác động mang tính
định hướng giáo dục tới những học sinh, sinh viên đang có những khó khăn tâm lý, tình
cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh
hoạt, trong hướng nghiệp, trong tìm kiếm việc làm…” .
Hiện nay với sự chỉ đạo của Sở Giáo dục đào tạo TP.Hồ Chí Minh, hầu hết các
trường cơng lập trên địa bàn đã có bộ phận tư vấn học đường.
Các trường đại học như Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Mở, Đại học
Văn Hiến, Đại học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh, Đại học Quốc Gia Hà Nội…đã thành lập
khoa tâm lý giáo dục, khoa xã hội, công tác xã hội cũng mở các chứng chỉ, học phần tư
vấn tâm lý, tư vấn tâm lý trong trường học…
7


Đến ngày 18/8/2014, Bộ giáo dục đào tạo ban hành chỉ thị số 3008/CTBGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm
của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên
nghiệp năm học 2014 - 2015, trong đó nêu rõ việc “Tiếp tục triển khai học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và
hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục đạo đức, lối
sống, kỹ năng sống cho học sinh gắn với việc đưa ra nội dung các cuộc vận động và

phong trào thi đua của ngành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục.”
Trên tinh thần đó, Bộ giáo dục & đào tạo đã tiếp tục ban hành công văn số 463/BGDĐTGDTX ngày 28/1/2015 về việc đẩy mạnh công tác giáo dục dục kỹ năng sống cho học
sinh, sinh viên các cấp.
Tuy nhiên, việc thực hiện công tác tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống vẫn
còn nhiều yếu tố bất cập. Đầu tiên là sự thiếu chuyên nghiệp trong thực hiện công tác ở
nhiều đơn vị. Đa phần những cán bộ làm công tác dạy kỹ năng sống và tư vấn cịn thiếu
chun mơn, cũng như kinh nghiệm nghề nghiệm; ngồi ra cơng tác này cịn chưa mang
tính phổ qt cao, một số đơn vị chỉ làm một cách khiên cưỡng. Theo Tạp chí Giáo dục
Thủ đô số 70+71, tháng 11/2015, “hầu hết các phòng tư vấn tâm lý ở các nhà trường hiện
nay cịn thiếu thốn nhiều: phịng ốc, tài liệu khơng có; kinh phí tổ chức hoạt động tư vấn
tâm lý cho học sinh cũng không; nhân lực đảm nhận công việc này chủ yếu cũng chỉ là
kiêm nhiệm, rất hiếm nơi phân công cán bộ chuyên trách làm tư vấn tâm lý. Bộ GD&ĐT
cũng đã xác nhận, công tác tư vấn tâm lý học đường chưa được chú trọng đúng mức. Hiện
tại chưa có biên chế cho cán bộ chuyên trách công tác tư vấn tâm lý ở nhà trường, chưa có
kinh phí hỗ trợ, chế độ đãi ngộ cho cán bộ kiêm nhiệm làm cơng tác này.”Trong khi đó,
theo nhiều khảo sát cho thấy nhu cầu tư vấn tâm lý và học các kỹ năng sống của học sinh,
sinh viên đang ngày càng cao; đặc biệt là với những thách thức của một nền kinh tế đang
phát triển, đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về khả năng thích ứng với cuộc sống.
Vì những lí do trên, chúng tơi thực hiện nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao năng
lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm “ để nhằm tìm ra
giải pháp để nâng cao năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
8


sư phạm, từ đó tạo ra ra một đội ngũ có đầy đủ chun mơn và tâm huyết để thực hiện tốt
những chỉ thị đã được Bộ giáo dục đào tạo đưa ra, cũng như góp phần vào việc xây dựng
một nền giáo dục đổi mới, toàn diện.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống của sinh
viên sư phạm.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên sư phạm.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống của sinh viên sư phạm.
2. Khách thể nghiên cứu
Cán bộ giảng dạy (CBGD) và SV tại các trường sư phạm..
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống của
sinh viên sư phạm.
Đề tài tập trung khảo sát tại 3 trường là Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo TW3, Khoa Sư
phạm –Đại học Sài Gòn và trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống
cho sinh viên sư phạm.
2. Thực trạng năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng sống của sinh viên sư
phạm tại 3 trường mà đề tài tiến hành khảo sát.
-

9


3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn học đường và giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên sư phạm.
4. Kết luận và kiến nghị
V. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cách tiếp cận
Đề tài tiến hành dựa trên cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hướng tiếp cận biện
chứng, hệ thống - cấu trúc, hướng tiếp cận nhân cách và thực tiễn.
- Hướng tiếp cận biện chứng

Công tác tư vấn học đường (TVHĐ) và Giáo dục kỹ năng sống ( GDKNS) cho sinh
viên được phân tích dưới góc độ duy vật biện chứng, những biện pháp giáo dục về công
tác này đều được xem xét trong mối liên hệ với thế giới khách quan bên ngoài, đặc biệt là
hoạt động và giao tiếp của chủ thể.
- Hướng tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác TVHĐ và GDKNS cho sinh viên sư
phạm được nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khơng có biện pháp nào hoàn
toàn biệt lập mà chúng nằm trong một chỉnh thể thống nhất.
- Hướng tiếp cận nhân cách
Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác TVHĐ và GDKNS cho sinh viên sư
phạm không chỉ được nghiên cứu dưới góc độ tác động thuần về mặt tổ chức hành vi mà
còn được nghiên cứu như là một tác động góp phần hình thành năng lực trong nhân cách.
- Hướng tiếp cận thực tiễn
Thực tiễn là nguyên nhân cũng như là điều kiện để các biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác TVHĐ và GDKNS cho sinh viên sư phạm được thực thi. Việc nghiên cứu trong
đề tài sẽ sử dụng các điều kiện thực tiễn về nhân lực, về khả năng và điều kiện thực hiện
để đưa ra mơ hình các biện pháp nâng cao cơng tác TVHĐ và GDKNS cho sinh viên sư
phạm hiện nay; kết hợp với việc nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, thông tư…của các ban
10


ngành trong giáo dục, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp cho việc nâng cao năng lực
TVHĐ và GDKNS cho sinh viên sư phạm.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau:
phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Dựa trên sự tổng hợp các tài liệu và cơng trình nghiên cứu có liên quan, kết hợp với
lý luận riêng, nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng một hệ thống khái niệm cơng cụ cũng như

những khái niệm có liên quan để định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu, tồn
bộ q trình điều tra thực tiễn.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được thiết kế nhằm điều tra thực trạng công tác TVHĐ và GDKNS cho
sinh viên sư phạm cũng như một số nguyên nhân của thực trạng này. Các câu hỏi khảo sát
thực trạng được cấu trúc thành một bảng hỏi điều tra. Thông qua việc trả lời các khách
thể sẽ bộc lộ những thông tin theo các chỉ báo nghiên cứu thực trạng việc TVHĐ và
GDKNS cho sinh viên sư phạm tại trường Cao đẳng SP MG TW3, Khoa Sư phạm ĐH Sài
Gòn và trường ĐHSP Tp.HCM.
Phiếu khảo sát M01: Trong phiếu khảo sát dành cho HS có 2 phần: Phần 1 về Tư
vấn học đường và Phần 2 về Giáo dục kỹ năng sống.
Trong mỗi phần có 6 câu hỏi lớn và 1câu hỏi mở và trong mỗi câu hỏi lớn có từ 2
đến 14 tiêu chí.
Phiếu khảo sát M02: Trong phiếu khảo sát dành cho GV và CBQL có 2 phần: Phần
1 về Tư vấn học đường và Phần 2 về Giáo dục kỹ năng sống.
Trong mỗi phần có 6 câu hỏi lớn và 1câu hỏi mở và trong mỗi câu hỏi lớn có từ 2
đến 14 tiêu chí.
11


- Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được sử dụng để điều tra sâu một số trường hợp tiêu biểu và thu
thập thơng tin một cách trực tiếp. Ngồi ra còn được dùng để đánh giá độ trung thực trong
việc trả lời bảng hỏi.
Phiếu phỏng vấn được nhóm nghiên cứu thực hiện khi tiếp xúc với CBQL tại các 3
trường Cao đẳng SP MG TW3, Khoa Sư phạm ĐH Sài Gòn và trường ĐHSP Tp.HCM. và
chọn ngẫu nhiên các SV trong quá trình khảo sát để phỏng vấn thêm, lấy những thơng tin
cụ thể hơn.
Phương pháp thống kê tốn học
Phần mềm SPSS phiên bản 15.0 sẽ được dùng để xử lý các dữ kiện thu được, phục

vụ cho việc phân tích số liệu cũng như đảm bảo tối đa tính khách quan trong q trình
nghiên cứu. Trong phần phân tích số liệu , nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụng bằng kết
quả định tính với các mức độ từ nhận xét từ 3 đến 5 theo từng nội dung câu hỏi.
3. Các công cụ được sử dụng
Sử dụng các bộ phiếu khảo sát 21CBGD, và 166 SV nhằm mục đích tìm hiểu các
vấn đề:
KỸ NĂNG SỐNG:
Tìm hiểu thực trạng sinh viên sư phạm khi giao tiếp với học sinh với các kỹ năng làm
quen với học sinh, kỹ năng làm chủ cảm xúc bản thân, kỹ năng lắng nghe của SV, kỹ năng
đặt câu hỏi, kỹ năng xử lý các tình huống xung đột khi giao tiếp với học sinh, kỹ năng sử
dụng phi ngôn ngữ, kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp, gián tiếp. Khảo sát để tìm
hiểu các mức độ và những khó khăn, thuận lợi của SV khi giao tiếp với HS cũng như SV
đã tham gia các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp với học sinh đạt ở mức độ
nào.
TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG

12


Tìm hiểu thực trạng xem SV là một nhà sư phạm tương lai và có thể đảm trách được
cơng tác tư vấn học đường ở những nội dung nào, các hình thức tư vấn học đường nào
được sử dụng hiệu quả hiện nay cũng như SV hiện nay đáp ứng được ở mức độ nào
những kĩ năng và yêu cầu trong cơng tác tư vấn hướng nghiệp. Bên cạnh đó, phiếu khảo
sát cũng đề cập và xin ý kiến CBGD và SV về biện pháp nâng cao kỹ năng tư vấn học
đường cho sinh viên sư phạm.
VI. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
1. Đi thực tế ba trường Cao đẳng SP MG TW3, Khoa Sư phạm ĐH Sài Gòn và
trường ĐHSP Tp.HCM, gặp lãnh đạo ba trường, giới thiệu mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
của đề tài, đề nghị phối hợp triển khai đề tài, cung cấp tài liệu về thực trạng giáo dục kỹ
năng sống và tư vấn học đường cho SV, nghiên cứu tài liệu liên quan đến giáo dục kỹ

năng sống và tư vấn học đường cho SV.
2. Đi thực tế mtại các trường trên, tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống và tư
vấn học đường cho SV, chỉnh sửa phiếu khảo sát cho phù hợp với thực tế của các trường
trước khi tiến hành khảo sát bằng phiếu.
3. Phối hợp với Ban giám hiệu các trường, hướng dẫn cho CBGD cách trả lời trong
phiếu, hướng dẫn SV điền vào phiếu khảo sát.
4. Thu thập phiếu khảo sát tại các trường, phỏng vấn CBQL nhà trường và CBGD về
thực trạng giáo dục kỹ năng sống và tư vấn học đường cho SV tại trường.
5. Xử lý phiếu khảo sát bằng chương trình spss, phân tích trên các số liệu thu được.
6. Tổng hợp các nhận xét từ điều tra thực trạng và kết quả thăm dò ý kiến CBQL,
CBGD và SV để có kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống và tư vấn học
đường cho SV.

13


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Có thể nói lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống và tư vấn học đường cho SV đã được
quan tâm từ rất lâu tại Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên biệt vẫn được thực
hiện từ những năm gần đây như sau:.
• Các cơng trình nghiên cứu về tư vấn học đường:
Tác giả Ngơ Đình Qua, Nguyễn Thượng Chí (2006). Nhu cầu tư vấn tình cảm –
giới tính của học sinh một số trường trung học tại Tp. Hồ CHí Minh. Hội thảo khoa học
quốc gia “Tư vấn Tâm lí giáo dục- lí luận, thực tiễn và định hướng phát triển”. Tp. Hồ Chí
Minh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học
phổ thơng đều có những thắc mắc và khó khăn về sự phát triển tâm lí, giới tính của bản

thân, trong khi đó, nhu cầu được giải đáp thắc mắc của các em tăng lên theo từng cấp học
và lứa tuổi.Tuy nhiên, nhu cầu này không được người lớn đáp ứng đầy đủ. Nhóm tác giả
đa đề xuất việc thành lập các phòng tham vấn trong trường học để học sinh được tham vấn
miễn phí về các vấn đề của mình.
Tác giả Võ Thị Tích (2004). Tìm hiểu thực trạng và các giải pháp định hướng về
nhu cầu tư vấn học đường của học sinh các trường Phổ thông cơ sở trong Tp. Hồ Chí
Minh hiện nay Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, tác giả
đã tìm hiểu nhu cầu về nội dung và hình thức tư vấn trong nhà trường; những yêu cầu về
phẩm chất và năng lực của nhà tư vấn học đường từ phía học sinh, cha mẹ và giáo viên.
Kết quả của nhiên cứu đã cho thấy, đối tượng cần được tư vấn khơng chỉ là học sinh mà
cịn là phụ huynh và giáo viên. Nội dung cần được tư vấn là các vấn đề về học tập, hướng
nghiệp, các mối quan hệ; hình thức tư vấn được quan tâm nhiều là tư vấn trực tiếp và nói
chuyện chuyên đề. Tác giả kết luận, khi thành lập phòng tư vấn trong trường học yêu cầu
14


những chuyên viên tư vấn phải là người có chuyên mơn về tâm lí giáo dục và có một số
phẩm chất cụ thể như: gần gũi, thân thiện, biết cảm thơng, chia sẻ, tơn trọng, giữ bí mật…
Trần Thị Minh Đức, Đỗ Hồng (2006). Tham vấn học đường – nhìn từ góc độ giới.
Tạp chí Tâm lý học.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến sự khác biệt về nhu cầu tham vấn của
nam và nữ học sinh và ảnh hưởng của mức độ hiểu biết về giới của nhà tham vấn học
đường. Theo nhóm tác giả, nhà tham vấn học đường cần hiểu: những gì mà trẻ em trai và
trẻ em gái trải qua trong quá trình giáo dục sẽ có ảnh hưởng đến năng lực, vai trị và vị trí
xã hội sau này của trẻ; nhà tham vấn học đường phải hiểu cái cách mà xã hội mong đợi
những ứng xử khác biệt giữ nam/nữ và những giá trị khác nhau gắn với giới tính có ảnh
hưởng đến cách biểu đạt cảm xúc, giao tiếp hay quan niệm về sự tự trọng. Nhà tham vấn
học đường cần nắm được những mối quan tâm khác nhau giữa học sinh nam/nữ và phân
tích được tác động của mối quan hệ tham vấn hiệu quả, giữa nhà tham vấn nam/nữ khi
làm việc với học sinh nam/nữ… Từ đó, nhóm tác giả đề xuất việc nâng cao nhân jthuwcs

về giới cho tham vấn viên thơng qua các khóa học lấy giới làm trung tâm trong q trình
tham vấn.
Nhóm tác giả Dương Thị Diệu Hoa, Vũ Khánh Linh, Trần Văn Thức (2007). Khó
khăn tâm lí và nhu cầu tham vấn của học sinh phổ thơng. Tạp chí Tâm lí học, 36-42, đã
nghiên cứu chỉ ra các khía cạnh thể hiện khó khăn tâm lí ở học sinh trung học phổ thơng
là khó khăn trong xác định, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai; khó khăn trong học tập,
băn khoăn về sự phát triển tâm sinh lí của bản thân; khó khăn trong quan hệ với cha mẹ;
khó khăn trong quan hệ với thầy cơ. Theo nhóm tác giả trên, điểm đáng chú ý là có đến
28% học sinh ở trạng thái “thường xuyên lo lắng không yên tâm”, đây là những học sinh
có nguy cơ cao dẫn đến rối nhiễu tâm lí, cũng như sự lo âu. Kết quả nghiên cứu phản ánh
sự căng thẳng quá mức của số đông học sinh THPT hiện nay dưới áp lực từ gia đình, nhà
trường, xã hội đến đời sống của các em. Các em cần được trợ giúp kịp thời và đúng hướng
từ người lớn và bạn bè. Nghiên cứu cũng đề cập đến nhận thức của học sinh về sự cần
thiết của hoạt động tham vấn trong trường học và những hình thức tham vấn mà học sinh
quan tâm như: tham vấn trực tiếp, qua thư, qua điện thoại.
15


TS. Nguyễn Hồng Thuận, TS. Hoàng Gia Trang, ThS. Đặng Thị Minh Hiền, ThS.
Đỗ Thị Kim Liên, Ths. Phạm Thu Hằng (2014). Xây dựng mơ hình tư vấn học đường
trong
Trong nghiên cứu: “ Phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên đại
học Thái Nguyên” (05/2011-12/2012) của tác giả Trần Minh Huế đã nghiên cứu các vần
đề về:
+ Xây dựng khung lý thuyết phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên Đại
học Sư phạm, đại họcThái Nguyên.
+ Khảo sát thực trạng phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên Đại học
Sư phạm – Đại họcThái Nguyên.
+ Xây dựng quy trình tư vấn, chăm sóc tâm lý học sinh và tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cho
sinh viên theo quy trình, xây dựng hệ thống các biện pháp phát triển kỹ năng tư vấn, chăm

sóc tâm lý cho sinh viên Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Trong đề tài “Tư vấn nghề nghiệp” -EBM-Viện Nghiên cứu Giáo dục và Quản trị
Kinh doanh- đã có những nội dung lien quan như "Đánh đồng giáo viên tư vấn với giám
thị, mở phòng tư vấn chỉ để cho "có", đội ngũ tư vấn vừa thiếu, vừa yếu…" đang là thực
trạng chung tại các trường THPT ở TPHCM hiện nay. Sáng 21/1/2016, Sở GDĐT
TPHCM đã phối hợp với Hội Khoa học tâm lý giáo dục TP tổ chức hội thảo, nhằm khắc
phục thực trạng trên, hướng tới chuyên nghiệp hóa hoạt động tư vấn trường học.
• Các cơng trình nghiên cứu về Giáo dục Kỹ năng sống:
Tác già Trần Thị Ngọc Dung (2007). Tìm hiểu sự đáp ứng khó khăn tâm lí trong
học tập của học sinh lớp 12 tại một số trường trung học phổ thông Tp. Hồ Chí Minh.
Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu đưa ra những khía cạnh cụ thể của khó khăn học tập, đó là những khó
khăn về trí tuệ cảm xúc như: sự “mệt trí”, “ sức ép”, “ thất vọng” khi không đạt mục tiêu;
những khó khăn về mặt nhận thức như: khó tiếp thu bài vở, xác định động cơ học tập, tự
đánh giá bản thân; khó khăn trong các hành vi ý chí, như: chọn giải pháp học tập, khơng
tn theo kế hoạch…Từ đó tác giả đã đề nghị cần trang bị cho học sinh những kỹ năng về

16


lập kế hoạch, xác định mục tiêu, ưu tiên công việc và rèn luyện tính kỷ luật trong khi thực
hiện kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân.
Tác giả Mai Thị Kim Oanh (2010), Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS. Viện Khoa học giáo dục.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát thực trạng tại một số trường THCS nhằm
phát hiện những mặt tích cực cũng như những hạn chế, bất cập trong tổ chức giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh. Nghiên cứu nhận đinh rằng, thực tế giáo dục kỹ năng sống đã và
đang được lồng ghép vào giờ học trên lớp (và các tiết sinh hoạt), đôi khi, giáo viên khơng
nhận ra mình đang dạy học sinh kỹ năng ấy. Tác giả cũng đưa ra một danh mục các kĩ
năng sống cần thiết đối với học sinh phổ thơng, đó là: Kĩ năng tự nhận. thức, kĩ năng giao

tiếp, kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định và kĩ năng làm chủ bản thân. Nhìn
chung cơng tác dạy kỹ năng sống được đã số hưởng ứng (phụ huynh, học sinh, giáo viên),
tuy nhiên sự nhận thức về nó cịn chưa rõ ràng và thiếu chun nghiệp.
ThS. Lương Thị Bình (2010), Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở gia
đình. Viện Khoa học giáo dục.
Nghiên cứu đã làm rõ sự cần thiết giáo dục cho trẻ kỹ năng sống, trong đó có các
kỹ năng xã hội và vai trò, chức năng cùng những đặc điểm giáo dục trẻ trong gia đình. Tác
giả cũng đề xướng một số kỹ năng xã hội cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo: Kỹ năng ứng xử
phù hợp với những người gần gũi, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ,
kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, nghiên
cứu cũng đề xuất những biện pháp để giáo dục các kỹ năng này ở gia đình.
TS.Vũ Yến Khanh ( chủ nhiệm), ThS. Nguyễn Thị Cẩm Bích, ThS. Nguyễn Thị
Thu Hà, ThS. Lương Thị Bình, ThS. Nguyễn Thị Quyên, ThS. Vũ Thị Ngọc Minh, ThS.
Nguyễn Thị Sinh Thảo, ThS. Nguyễn Thị Nga, CN. Mai Thị Mai (2013). Nghiên cứu
thiết kế bằng hình và tài liệu sự dụng về hoạt động giáo dục kỹ năng sống thân thiện với
môi trường cho trẻ mẫu giáo. Viện Khoa học giáo dục.
Nhóm tác giả đã xây dựng 15 băng hình giáo dục Kỹ năng sống thân thiện với môi
trường và 1 cuốn tài liệu hướng dẫn sử dụng. Nghiên cứu cũng cho thấy, bộ băng hình có
hình thức sinh động, nội dung phù hợp và lôi cuốn được sự chú ý của trẻ, tác động tích
17


cực đến hiệu quả giáo dục. Đồng thời, với các hoạt động gợi ý cụ thể, sáng tạo và gắn với
thực tiễn, giáo viên dễ dàng sử dụng và có thể áp dụng linh hoạt trong việc tổ chức giáo
dục kỹ năng sống thân thiện với môi trường cho trẻ.
TS. Chu Thị Hồng Nhung (2014). Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. Viện Khoa học giáo dục.
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng tổ chức giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu
giáo (5-6 tuổi) và đề xướng một số biện pháp để giáo dục kỹ năng xã hội cho các em.
Theo nghiên cứu này, việc tổ chức giáo dục kỹ năng này ở các trường mầm non vẫn còn

nhiều hạn chế, như: nhiều nội dung giáo dục các hành vi (tôn trọng người lớn, giải quyết
mâu thuẫn, chia sẻ kinh nghiệm…) chưa được chú trọng; hình thức và phương pháp tổ
chức hoạt động giáo dục của giáo viên chưa thực sự giúp trẻ có nhiều cơ hội được trải
nghiệm các tình huống trong cuộc sống.
Trong bài báo, “Thực trạng một số kĩ năng mềm của sinh viên ĐHSP Tp.HCM”
của PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn, Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM (Số 39 năm 2012)
Tác giả cho thấy trong 20 kĩ năng mềm được đưa ra nghiên cứu, sinh viên tự đánh
giá mình đạt mức cao với 18/20 kĩ năng mềm, đạt mức trung bình với 2/20 kĩ năng mềm.
Điểm trung bình chung tự đánh giá của SV là 3,59. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ quản lí
và giảng viên chỉ đánh giá SV đạt mức trung bình ở tất cả 20/20 kĩ năng mềm với điểm
trung bình chung là 3,23. Tuy vậy, xuất phát từ thực trạng hoạt động học tập của SV kết
hợp với nhận định của cán bộ quản lí, giảng viên và kết quả quan sát có thể nhận định
rằng, SV khát huần thục ở một vài kĩ năng nhưng đa phần SV cịn khó khăn, lung túng
khi thực hành các kỹ năng mềm.
Tác giả Châu Thúy Kiều “ Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường Cao
đẳng Cần Thơ” , Luận văn thạc sĩ tâm lý học (thành phố Hồ Chí Minh 2010) cho thấy
hiện nay, đại đa số sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ đã có được những tri thức, kỹ
năng giao tiếp ứng xử nhất định nhưng còn vụng về, nhút nhát, thụ động trong lớp học,
cũng như việc trao đổi giữa các bạn cùng học và với giảng viên. Hạn chế này do nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân kỹ năng giao tiếp của họ chưa cao. Trong công
cuộc phát triển kinh tế- xã hội, giáo dục hiện nay của đất nước nói chung và thành phố
18


Cần Thơ nói riêng, người giáo viên khơng thể thiếu nhưng kĩ năng giao tiếp cơ bản. Kỹ
năng giao tiếp là hành trang quý giá giúp họ thành công trong nghề nghiệp nói riêng và
cuộc sống nói chung
Tiến sĩ Trần Văn Hiếu, “3.57% sinh viên sư phạm không biết kềm chế cơn
giận”,Tuổi trẻ online (23/08/2012)
Qua khảo sát, 62,4% sinh viên sư phạm dễ để cảm xúc ảnh hưởng đến học tập và

cơng việc, 57% khơng biết kềm chế cơn nóng giận và 56,4% không biết cách giải tỏa cảm
xúc tiêu cực. Đó là một vài số liệu thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên
ĐH Sư phạm TP.HCM) cung cấp tại hội thảo khoa học "Kỹ năng mềm của sinhviên sư
phạm" do Bộ môn Tâm lý học – Khoa Tâm lý Giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức
sáng 23-8. Thiếu kỹ năng mềm, giáo viên trẻ sẽ gặp khó khăn khi hợp tác với đồng
nghiệp, khơng năng động, thiếu bản lĩnh, không biết kiềm chế cảm xúc, từ đó có thể gây
hậu quả đáng tiếc.
Trong “Tìm hiểu kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường đại
học An Giang” Luận văn thạc sĩ (Hà Nội 2002) của tác giả Trần Thanh Hải.
Trong nhiều năm giảng dạy ở trường Cao đẳng Sư phạm An Giang nay là trường Đại học
An Giang tác giả cho rằng việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm cho
sinh viên chưa được tổ chức chu đáo nên kỹ năng này của sinh viên còn yếu. Nhiều sinh
viên rất lung túng khi giải quyết các bài tập tình huống cũng như những tình huống thực tế
trong cuộc sống.
Trong Tạp chí khoa học và cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng ( Số 2(25).2008), tác giả
Lê Quang Sơn trong bài viết “ Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường cao đẳng sư phạm
Quảng Trị.” đã tập trung nghiên cứu các đặc điểm cơ bản trong giao tiếp của sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm QuảngTrị ở các mặt: cường độ nhu cầu, nội dung, kỹ năng giao
tiếp, và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tác động hoàn thiện giao tiếp của sinh viên sư
phạm với tư cách công cụ và phương tiện cơ bản trong hoạt
động của nhà giáo dục tương lai.
Theo Trí Thức Trẻ (16-01-2015) “4 kỹ năng vô cùng cần thiết dành cho sinh viên”
đã nêu rõ trong bối cảnh xã hội đầy biến hóa và nhiều thách thức hiện nay, ngồi việc
19


trang bị kĩ lưỡng về tài chính và tinh thần tự lập, mỗi sinh viên cần phải có một số kỹ năng
sống tối cần thiết sau.
+Kỹ năng thức khuya dậy sớm
+Kỹ năng chọn bạn

+Kỹ năng từ chối
+Kỹ năng quản trị việc nhà và cuộc sống.
2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
+ Về tư vấn học đường:
Tác giả Emeritus, University of Newcastle, AUSTRALIA trong “VALUES
EDUCATION: A PEDAGOGICAL IMPERATIVE FOR STUDENT WELLBEING”
Educational Research International(Vol. 2 No. 2 October 2013) đã làm sáng tỏ luận cứ
rằng có góp phần đặc biệt về giá trị giáo dục dành cho sinh viên ưu tú (không giới hạn sự
nâng cao về mặt học thuật) giúp cho sinh viên có khả năng tốt trong đời sống thơng qua
việc tổ chức tư vấn học đường cho sinh viên và đồng thời trang bị kiến thức này cho sinh
viên cũng là một nhiệm vụ của nhà trường. Không chỉ vậy, bài luận này còn đưa ra một số
dữ kiện từ các nơi trên thế giới như giáo dục của Anh và Úc, những nền giáo dục của các
nước mà tác giả đã và đang tham gia giảng dạy
“Layered Learning: Student Consultants Deepening Classroom and Life Lessons”
Educational Action Research, 9, 1 (March 2011), 41–57 Alison Cook-Sather.
Việc nghiên cứu của tác giả cho thấy những trở ngại khó khăn chính của dự án về
việc các sinh viên tham gia trong diễn đàn cho sự phát triển của khoa (ngành) để tiến tới
một nền giáo dục tiên tiến hơn. Nghiên cứu trên đã đề xuất rằng, khi các sinh viên chưa
tốt nghiệp được bổ nhiệm làm cố vấn học đường cho các thành viên khác trong khoa, thì
việc trao đổi và học tập lẫn nhau giữa các sinh viên sẽ được phát triển. Sau một lần sơ
lược về phương pháp dạy và học của học viện Andrew W. Mellon, tác giả giới thiệuý
kiến phản hồicủa các sinh viên về các cố vấn học tập có thể có được những thơng tin
quan trọng, có chiều sâu, và các thơng tin đơi khi vượt xa cả phạm vi lớp học, đã giúp

20


×