Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh trong quá trình thực tập sư phạm của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

KỸ NĂNG THIẾT LẬP QUAN HỆ VỚI GIÁO
VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MÃ SỐ: CS.2015.19.46

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Trần Thị Thu Mai

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

KỸ NĂNG THIẾT LẬP QUAN HỆ VỚI GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MÃ SỐ: CS.2015.19.46

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Trần Thị Thu Mai


Nhóm nghiên cứu:
- ThS. Nguyễn Ngọc Duy
- ThS. Bùi Thị Hân
- ThS. Nguyễn Thị Đào Lưu
- CN. Đinh Quang Ngọc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:

 Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM
 Các cá nhân tham gia đề tài:
-

ThS. Nguyễn Ngọc Duy

-

ThS. Bùi Thị Hân

-

ThS. Nguyễn Thị Đào Lưu

-

CN. Đinh Quang Ngọc



Chúng tôi xin chân thành cám ơn:

-

Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.

-

Lãnh đạo, Hội đồng Khoa học Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Tp.
HCM.

-

Phịng Khoa học Cơng nghệ và Mơi trường – Tạp chí Khoa học, Trường Đại
học Sư phạm Tp. HCM.

-

Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM đã quan tâm chỉ đạo, giúp
đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện đề tài.

-

Quý Thầy, Cô giáo và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM đã quan
tâm, giúp đỡ, tham gia thực hiện đề tài này.

Tp. Hồ Chí Minh 08/2016
Chủ nhiệm đề tài
PGS.TS.Trần Thị Thu Mai



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

ĐHSP TPHCM

Điểm trung bình (Mean)

ĐTB

Độ lệch chuẩn

ĐLC

Sinh viên sư phạm

SVSP

Thực tập sư phạm

TTSP

Trung bình

TB


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .......................................................................2
5. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THIẾT LẬP QUAN HỆ VỚI GIÁO
VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP SƢ PHẠM CỦA SINH
VIÊN ................................................................................................................................ 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh
trong quá trình thực tập sƣ phạm của sinh viên ............................................................... 5
1.1.1 Một số nghiên cứu kỹ năng thiết lập quan hệ trên thế giới ............................ 5
1.1.2 Một số nghiên cứu kỹ năng thiết lập quan hệ tại Việt Nam ........................... 7
1.2. Lý luận về kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh trong quá trình
thực tập sƣ phạm của SVSP ............................................................................................ 8
1.2.1. Kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội ....................................................................8
1.2.2. Đặc điểm quá trình thực tập sƣ phạm của sinh viên sƣ phạm ...................... 16
1.2.3. Khái niệm kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh trong quá
trình thực tập sƣ phạm của sinh viên .......................................................................24
1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng và rèn luyện kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên
và học sinh trong quá trình thực tập sƣ phạm của sinh viên ....................................29
Tiểu kết Chƣơng 1 .........................................................................................................36
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THIẾT LẬP QUAN HỆ VỚI GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG Q TRÌNH THỰC TẬP SƢ PHẠM ................................ 38
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .............................................................................38
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ..............................................................................45
2.2.1. Kết quả nghiên cứu chung về mức độ và biểu hiện của kỹ năng thiết lập
quan hệ với GV và HS của SV trƣờng ĐHSP TPHCM trong quá trình TTSP .......45



2.2.2. Thực trạng mức độ sử dụng các hình thức thiết lập quan hệ với GV và HS
của SV trƣờng ĐHSP TPHCM trong quá trình TTSP .............................................61
2.2.3. Thực trạng mức độ khó khăn khi thiết lập quan hệ với GV và HS của SV
trƣờng ĐHSP TPHCM trong quá trình TTSP .......................................................... 63
2.2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng thiết lập quan hệ với GV và
HS của SV trƣờng ĐHSP TPHCM trong quá trình TTSP .......................................66
2.2.5. Thực trạng mức độ tham gia các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng thiết lập
quan hệ với GV và HS của SV trƣờng ĐHSP TPHCM trong quá trình TTSP .......68
2.2.6. Thực trạng mức độ hiệu quả của các hoạt động trƣờng ĐHSP TPHCM đã tổ
chức nhằm nâng cao kỹ năng thiết lập quan hệ với GV và HS của SV trong quá
trình TTSP ................................................................................................................71
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THIẾT LẬP QUAN HỆ VỚI
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH CHO SINH VIÊN.......................................................... 75
3.1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh cho sinh
viên ............................................................................................................................... 75
3.2. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết
lập quan hệ với giáo viên và học sinh cho sinh viên ..................................................... 82
Tiểu kết Chƣơng 3 .........................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 94
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 1


Mẫu 1.10 CS

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh trong quá trình
thực tập sư phạm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Mã số: CS.2015.19.46

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Trần Thị Thu Mai

Tel: 0982970369

E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài : Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện :
 Cơ quan :
- Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM
 Các cá nhân tham gia đề tài:
-

ThS. Nguyễn Ngọc Duy

-

ThS. Bùi Thị Hân

-

ThS. Nguyễn Thị Đào Lưu

-

CN. Đinh Quang Ngọc

Thời gian thực hiện: Từ tháng 09 năm 2015 đến tháng 09 năm 2016
1. Mục tiêu:
- Đánh giá mức độ biểu hiện kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh
của sinh viên trường ĐHSP TPHCM trong quá trình thực tập sư phạm.

- Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh
cho sinh viên.
2. Nội dung chính:
2.1.

Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

2.2.

Khảo sát thực trạng kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh của
sinh viên trường ĐHSP TPHCM trong quá trình thực tập sư phạm. Phân tích
nguyên nhân của thực trạng.


2.3.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hình thành kỹ năng thiết lập quan hệ với
giáo viên và học sinh của sinh viên trong quá trình thực tập sư phạm.

2.4.

Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và
học sinh cho sinh viên. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề
xuất.

3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế-xã hội):
3.1.

Về lý luận


Đề tài đã hệ thống những nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về kỹ năng thiết
lập quan hệ nói chung trên thế giới cũng như Việt Nam. Đồng thời cũng đưa ra khái
niệm Kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh trong quá trình thực tập sư
phạm của SVSP, phân chia kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh trong quá
trình thực tập sư phạm của SVSP theo 5 mức độ để nghiên cứu và đánh giá, nêu ra cấu
trúc của kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh trong quá trình thực tập sư
phạm của SVSP bao gồm sáu kỹ năng thành phần. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình thiết lập mối quan hệ giữa giáo sinh với giáo viên và học sinh.
3.2.

Về thực tiễn

Số sinh viên sư phạm ĐHSP TPHCM của mẫu nghiên cứu có 400 sinh viên. Kỹ
năng thiết lập quan hệ với GV và HS của SV trường ĐHSP TPHCM trong quá trình thực
tập sư phạm đạt được ở mức độ trung bình. Kỹ năng phát triển khá đồng đều nhau giữa
các SV. Các kỹ năng thành phần của kỹ năng thiết lập quan hệ với GV và HS của SV
trong quá trình thực tập sư phạm đều ở mức trung bình.
Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng thiết lập quan hệ với GV và HS của SV
trong quá trình thực tập sư phạm là yếu tố sự hợp tác của GV và HS; và bầu không khí
tâm lý nơi nhà trường thực tập.
Trong việc phát triển kỹ năng thiết lập quan hệ với GV và HS cho SV trong quá
trình thực tập sư phạm, sinh viên đánh giá các biện pháp sau đây ở mức độ rất cần thiết
và khả thi: tập huấn kỹ năng thiết lập quan hệ với GV và HS cho SV; tham gia nhiều hoạt


động với GV và HS; tăng thời lượng tiếp xúc với GV và HS; và lồng ghép kỹ năng thiết
lập quan hệ với GV và HS vào chương trình học trước khi SV đi thực tập.
4. Sản phẩm của đề tài:
-


01 Bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Khoa học của Trường ĐHSP. TPHCM.

-

Đã hướng dẫn 01 học viên Cao học nghiên cứu đề tài theo hướng nghiên cứu
về kỹ năng giao tiếp.

-----

SUMMARY
Project Title: Skills of establishing relationships with teachers and pupils in the
process of pedagogical internship of the Ho Chi Minh City University of Pedagogy
students
Code number: CS.2015.19.46
Coordinator: Tran Thi Thu Mai Ph. D. Assoc. Prof.
Tel: 0982970369
Email:
Implementing Institution: Department of Psychology, Ho Chi Minh City University
of Pedagogy.
Cooperating Institution(s) and Individual:
-

Ho Chi Minh City University of Pedagogy.

-

Nguyen Ngoc Duy, MA,

-


Bui Thi Han, MA.

-

Nguyen Thi Dao Luu, MA.

-

Dinh Quang Ngoc, BA.

Duration: September 2015 – September 2016.
1. Objectives:
-

Assess the level of expression of the skills of establishing relationships with
teachers and pupils of the Ho Chi Minh City University of Pedagogy students
during their process of pedagogical internship.


-

Propose measures to train the skills of establishing relationships with teachers and
pupils for Ho Chi Minh City University of Pedagogy students.

2. Main contents:
- Systematize theoretical framework of the research issue.
- Survey the reality of Ho Chi Minh City University of Pedagogy students’ skills of
establishing relationships with teachers and pupils during their process of
pedagogical internship. Analyze the causes of the reality.
-


Identify the factors affecting the formation of the skills of establishing
relationships with teachers and pupils of the pedagogical students during their
internship.

-

Propose some measures to train the skills of establishing relationships with
teachers and pupils for Ho Chi Minh City University of Pedagogy students,
surveying the necessity and the feasibility of the proposed measures.
3. Results obtained (science, application, training, economy-society):
3.1.

-

In theory:

The study has systematized theoretical and reality research on skills of
establishing relationships in the world in general as well as in Vietnam. It also
introduces the concept of skills of establishing relationships with teachers and
pupils during the pedagogical internship of Ho Chi Minh City University of
Pedagogy students. It divides the skills of establishing relationships with teachers
and pupils during the internship of Ho Chi Minh City University of Pedagogy
students into 5 levels for research and evaluation, pointing out that the structure of
skills of establishing relationships with teachers and pupils during the internship of
Ho Chi Minh City University of Pedagogy students includes six componential
skills. The study also examines the factors that affect the process of establishing
the relationships between the pedagogical students and teachers and pupils.
3.2.


-

In reality:

The number of Ho Chi Minh City University of Pedagogy students of the sample
is 400 students. The skills of establishing relationships with teachers and pupils of


the pedagogical students during their internship are at the average level. This skill
is quite equal between the students. The componential skills of the skills of
establishing relationships with teachers and pupils of the pedagogical students
during their internship are at the average level.
-

Factors which have the most effect on the skills of establishing relationships with
teachers and pupils of the pedagogical students during their pedagogical internship
are: the collaboration of teachers and students; and psychological atmosphere at
the school where the students have their internship.

-

In developing the skills of establishing relationships with teachers and pupils for
the pedagogical students during their internship, the students consider the
following measures to be extremely necessary and feasible: training the skills of
establishing relationships with teachers and pupils for the pedagogical students;
getting involved in many activities with teachers and pupils; increasing the
interaction time with teachers and pupils; and integrating the skills of establishing
relationships with teachers and pupils into the curriculum before the students have
their pedagogical internship.


4. The project’s product:
-

01 scientific article printed in Science Magazine of Ho Chi Minh City University
of Pedagogy.
01 MA projects of communication skills.


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Nhiều nghiên cứu về tâm lý học sƣ phạm trƣớc đây đã chứng minh đƣợc mối

quan hệ của giáo viên và giáo viên, giáo viên và học sinh có vai trị quan trọng trong
hoạt động sƣ phạm của nhà trƣờng, đặc biệt là việc dạy học và giáo dục học sinh. Bên
cạnh đó, thực tế trong thời gian qua cũng minh chứng rõ ràng là mâu thuẫn trong mối
quan hệ của giáo viên với học sinh không chỉ làm ảnh hƣớng xấu đến kết quả dạy học
và giáo dục mà thậm chí cịn dễ dẫn đến các hành vi mang tính bạo lực giữa giáo viên
và học sinh.
Ngồi ra, thế kỷ XXI có rất nhiều thay đổi diễn ra hàng ngày trên nhiều lĩnh vực.
Đặc biệt, sự phát triển của khoa học đã mang lại cho con ngƣời một “thế giới phẳng”
về thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của các mối quan hệ. Vì vậy, để hội nhập với
thế giới, con ngƣời phải có kĩ năng giao tiếp nói chung và thiết lập mối quan hệ nói
riêng.Và dĩ nhiên, ngƣời giáo viên cũng khơng thốt khỏi địi hỏi của sự phát triển ấy
trong việc giao tiếp với nền giáo dục thế giới, với ngƣời khác và đặc biệt là với học
sinh của mình.
Trƣớc những thách thức của cuộc sống và những đòi hỏi của công cuộc hội nhập,
kĩ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh là rất cần thiết cho ngƣời giáo viên.
Vì thế, đây là nội dung cần thiết trong chuẩn đầu ra của sinh viên ngành sƣ phạm hiện

nay.
Bên cạnh đó, theo quy chế đào tạo tín chỉ hiện nay, thì sinh viên sƣ phạm phải có
hai đợt thực tập sƣ phạm với thời lƣợng lần lƣợt tƣơng ứng là 2 tín chỉ cho sinh viên
năm 3 và 6 tín chỉ đối với sinh viên năm 4, để sinh viên bƣớc đầu tiếp xúc thực tế với
môi trƣờng làm việc sau này cũng nhƣ thực hành, rèn luyện những kiến thức đã học
trên lớp. Tuy nhiên, với thời lƣợng thực tập nhƣ thế, sinh viên sƣ phạm sẽ có những
thuận lợi và khó khăn gì trong việc thiết lập mối quan hệ với giáo viên và học sinh?
Thực tế kĩ năng thiết lập mối quan hệ với giáo viên và học sinh của sinh viên sƣ phạm
tại trƣờng thực tập ở mức độ nào, biểu hiện ra sao? Và liệu có biện pháp nào để rèn
luyện kĩ năng thiết lập mối quan hệ với giáo viên và học sinhcho sinh viên sƣ phạm
1


hay khơng? Việc trả lời những câu hỏi này góp một phần đáng kể trong việc nâng cao
chất lƣợng thực tập của sinh viên sƣ phạm nói riêng và chất lƣợng đầu ra của sinh viên
sƣ phạm nói chung. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu vẫn cịn rất ít đề tài trong nƣớc
nghiên cứu và trả lời thỏa đáng cho vấn đề này. Với tất cả những lý do trên mà đề tài
“Kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh của sinh viên trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh trong q trình thực tập sư phạm” đƣợc xác lập.
2.

Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ biểu hiện kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh

của sinh viên trƣờng ĐHSP TPHCM trong quá trình thực tập sƣ phạm.
Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh
cho sinh viên.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học

sinh của sinh viên trong quá trình thực tập sƣ phạm.
Khảo sát thực trạng kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh của sinh
viên trƣờng ĐHSP TPHCM trong quá trình thực tập sƣ phạm.
Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hình thành kỹ năng thiết lập quan hệ với
giáo viên và học sinh của sinh viên trong quá trình thực tập sƣ phạm.
Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và
học sinh cho sinh viên. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
4.

Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh

trong quá trình thực tập sƣ phạm của sinh viên trƣờng ĐHSP TPHCM.
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trƣờng ĐHSP TPHCM.

2


5.

Giả thuyết nghiên cứu
Sinh viên trƣờng ĐHSP TPHCM có kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và

học sinh trong quá trình thực tập sƣ phạm ở mức trung bình. Kỹ năng này chịu ảnh
hƣởng của các yếu tố chủ quan và khách quan.
6.

Phạm vi nghiên cứu

6.1.

Nội dung

Nghiên cứu kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh trong quá trình
thực tập sƣ phạm của sinh viên tại trƣờng phổ thông.
6.2.

Khách thể khảo sát

400 sinh viên năm 3 và năm 4 ngành sƣ phạm của 4 khối ngành (tự nhiên, xã
hội, ngoại ngữ, đặc thù) đang thực tập sƣ phạm ở trƣờng phổ thông.
7.

Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Mục đích: Tìm hiểu tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc
xung quanh vấn đề kỹ năng thiết lập quan hệ để:
Chỉ ra các khía cạnh đã và chƣa đề cập xung quanh vấn đề kỹ năng thiết lập
mối quan hệ, biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết lập mối quan hệ.
Xác định quan điểm chủ đạo và khái niệm công cụ, khái niệm liên quan trong
nghiên cứu thực tiễn.
Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
Cách thức thực hiện: thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp các cơng trình
nghiên cứu trong và ngồi nƣớc.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Xin ý kiến chuyên gia
Xin ý kiến các chuyên gia trong cách thức thực hiện đề tài, xây dựng công cụ
nghiên cứu và giải quyết những khó khăn phát sinh trong q trình thực hiện đề tài.

3


7.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Tìm hiểu biểu hiện kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh trong
quá trình thực tập sƣ phạm của sinh viên và biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết lập quan
hệ với giáo viên và học sinh.
7.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Thu thập thông tin chi tiết và thông tin kiểm chứngvề biểu hiện và biện pháp
hiệu quả rèn luyện kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh trong quá trình
thực tập sƣ phạm của sinh viên.
7.2.4. Phƣơng pháp quan sát
Dự giờ quan sát biểu hiện mức độ kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và
học sinh trong quá trình thực tập sƣ phạm của sinh viên.
7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 để xử lý dữ liệu thu đƣợc trong quá
trình nghiên cứu đề tài.

4


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THIẾT LẬP
QUAN HỆ VỚI GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC TẬP SƢ PHẠM CỦA SINH VIÊN
1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề về kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên

và học sinh trong quá trình thực tập sƣ phạm của sinh viên
1.1.1


Một số nghiên cứu kỹ năng thiết lập quan hệ trên thế giới

Từ lâu vấn đề kỹ năng đã đƣợc các nhà tâm lý học và giáo dục học quan tâm
nghiên cứu theo các hƣớng khác nhau. Nhìn chung có bốn hƣớng nghiên cứu chính là:
Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ khái quát; Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ cụ thể.
Nghiên cứu kỹ năng trong mối tƣơng quan với tri thức nghề nghiệp; Nghiên cứu kỹ
năng khai thác dƣới góc độ kỹ năng bổ trợ cho các kỹ năng chun mơn hay cịn gọi là
kỹ năng sống, kỹ năng mềm.
Hƣớng thứ nhất, nghiên cứu kỹ năng ở mức độ khái quát. Đại diện cho hƣớng
nghiên cứu này có P.Ia.Galperin, V.A.Crutexki, P.V.Petropxki,…. Trong đó,
P.Ia.Galperin chủ yếu đi sâu vào vấn đề hình thành tri thức và kỹ năng theo lý thuyết
hình thành hành động trí tuệ theo các giai đoạn [7].
Hƣớng thứ hai, nghiên cứu kỹ năng ở mức độ cụ thể. Các nhà nghiên cứu kỹ
năng ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau nhƣ kỹ năng lao động gắn với những tên tuổi
các nhà tâm lý – giáo dục nhƣ V.V.Tsebƣseva, kỹ năng học tập gắn với G.X.Cochiuc,
N.A.Menchinxcaia.
Hƣớng thứ ba là nghiên cứu mối tƣơng quan giữa kiến thức và kỹ năng: Trong
nghiên cứu của Ferguson và Womack (1993) với hơn 200 sinh viên tốt nghiệp cho
thấy kiến thức môn học giỏi chỉ là cơ sở, là nền tảng, tiền đề quan trọng để tạo ra kết
quả học tập tốt, nó phải đƣợc kết hợp với kiến thức kỹ năng về nghiệp vụ sƣ phạm nhƣ
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức, quản lý, kỹ năng phát triển nhu cầu đa dạng của
ngƣời học. Dự án giáo viên cho thế kỷ mới do tổ chức Carmegic ở Mỹ (2002) đã đƣa
ra những khuyến cáo trong công tác đào tạo giáo viên và đề xuất ra các giải pháp đào
tạo giáo viên có hiệu quả.

5


Hƣớng thứ tƣ nghiên cứu kỹ năng dƣới góc độ kỹ năng sống có chủ yếu trong

các chƣơng trình hành động của UNESCO (Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục
của Liên hợp quốc), WHO (Tổ chức Y tế thế giới), UNCEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp
quốc) cũng nhƣ trong các chƣơng trình hành động của các tổ chức xã hội trong và
ngoài nƣớc… ở hƣớng nghiên cứu này, các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kỹ
năng của từng loại hoạt động, mô tả chân dung các kỹ năng cụ thể và các điều kiện,
quy trình hình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng đó…theo hƣớng nghiên cứu
này các quốc gia đã triển khai các chƣơng trình kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng
sống tập trung cho đối tƣợng sinh viên khơng chính quy.
Bên cạnh kỹ năng, vấn đề giao tiếp cũng đƣợc tâm lý học quan tâm nghiên cứu
từ những năm đầu thế kỷ XX. Tùy theo cách tiếp cận mà các trƣờng phái tâm lý hoặc
các học giả có cái nhìn nhiều chiều về vấn đề này. Theo tâm lý học Gestalt thì hiện
tƣợng giao tiếp nhƣ một cấu trúc trọn vẹn. Họ phân tích giao tiếp thành các yếu tố và
đặt chúng trong hệ thống các yếu tố rộng hơn, các quan hệ xã hội. Phân tâm học với
học giả điển hình là S.Freud thì lại đi sâu nghiên cứu về sự đồng nhất hóa và cho rằng
chính cơ chế đồng nhất hóa là yếu tố nền tảng cho hoạt động giao tiếp. Tâm lý học
Liên Xơ cũng có những nghiên cứu về giao tiếp theo hai hƣớng là những lý luận chung
và các dạng giao tiếp nghề nghiệp, đặc biệt là giao tiếp sƣ phạm. Theo tâm lý học nhân
văn thì giao tiếp là con đƣờng để giúp con ngƣời thỏa mãn những nhu cầu.
Cách riêng, thiết lập mối quan hệ là một khâu quan trọng trong giao tiếp. Khi
giao tiếp đƣợc nghiên cứu thì vấn đề thiết lập mối quan hệ cũng đƣợc quan tâm sâu
rộng trên nhiều linh vực đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại, kinh doanh và đời sống
hơn nhân gia đình.
Hai tác giả Matthew McKay, Patrick Fanning đã có những nghiên cứu về việc
thiết lập các mối quan hệ nơi công sở và tóm lƣợc lại qua cuốn sách “Couple Skills:
Making Your Relationship Work” với những bí quyết cụ thể cho việc thiết lập và xây
dựng các mối quan hệ tích cực nơi làm việc [28].
Tác giả Julia B. Colwell trong tác phẩm “The Relationship Skills” thì lại quan
tâm nghiên cứu đến tổng thể những mối quan hệ xung quanh một cá nhân và những
biện pháp để thiết lập, quản lý các mối quan hệ đó một cách ổn định và tích cực [25].
6



Trong khi đó tác giả John Gottman trong cuốn sách “The Relationship Cure: A
5 Step Guide to Strengthening Your Marriage, Family, and Friendships” thì lại tập
trung về cách vận hành mối quan hệ trong gia đình.
Đối với mơi trƣờng sƣ phạm thì có nhiều nghiên cứu về giao tiếp, ứng xử sƣ
phạm, đặc biệt là các nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xơ. Điển hình nhƣ nhà
tâm lý A.A.Leonchiev đã liệt kê ra các kỹ năng giao tiếp sƣ phạm nhƣ kỹ năng điều
khiển hành vi bản thân, kỹ năng quan sát, kỹ năng nhạy cảm xã hội, biết phán đoán nét
mặt ngƣời khác, kỹ năng đọc, hiểu, biết mơ hình hóa nhân cách học sinh, kỹ năng làm
gƣơng cho học sinh, kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, kỹ năng kiến tạo sự tiếp xúc, kỹ năng
nhận thức. Tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâu về thiết lập mối quan hệ trong mơi
trƣờng sƣu phạm thì chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều.Các nghiên cứu về mối quan hệ
trong trƣờng học thƣờng xoay quanh đến việc phát triển giới tính và nhu cầu thiết lập
mối quan hệ của học sinh với nhau nhƣ chƣơng trình giáo dục giới tính và các mối
quan hệ cho học sinh “Sex and Relationship Education Guidance” của Hoa Kỳ năm
2016.
1.1.2

Một số nghiên cứu kỹ năng thiết lập quan hệ tại Việt Nam

Vấn đề kỹ năng giao tiếp nói chung đặc biệt là kỹ năng giao tiếp của sinh viên
sƣ phạm đã đƣợc các học giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu trong những thời gian
qua với bốn hƣớng nghiên cứu chính là: Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của sinh viên
dƣới góc độ kỹ năng giao tiếp sƣ phạm và các kỹ năng nghiệp vụ sƣ phạm của sinh
viên; Nghiên cứu kỹ năng của sinh viên dƣới góc độ khai thác lối sống của sinh viên
và chỉ ra những nguyên nhân do thiếu hụt kỹ năng sống khơng đƣợc trang bị từ khi cịn
học ở trƣờng phổ thông; Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp dƣới góc độ kỹ năng hoạt động
xã hội; Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp là hệ thống kỹ năng bổ trợ cho các kỹ năng dạy
học, giáo dục của ngƣời giáo viên địi hỏi các trƣờng sƣ phạm cần có nội dung, chƣơng

trình giáo dục đối với hệ thống kỹ năng sống.
Tuy nhiên, vấn đề mối quan hệđặc biệt là thiết lập mối quan hệở nƣớc ta chƣa
đƣợc nghiên cứu nhiều. Các nghiên cứu chỉ mớixoay quanh lĩnh vực đàm phán kinh
doanh và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Cách riêng thiết lập mối

7


quan hệ trong môi trƣờng sƣ phạm đặc biệt là trong q trình thực tập sƣ phạm thì cịn
rất ít.
Nhìn chung, hầu hết các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc đều đã có
những ghiên cứu về kỹ năng thiết lập quan hệ nói chung. Các nghiên cứu này đều chủ
yếu xoáy vào lĩnh vực kinh doanh và gia đình. Cũng có một số nghiên cứu về thiết lập
mối quan hệ trong môi trƣờng sƣ phạm. Nhƣng về thiết lập mối quan hệ với giáo viên
và học sinh trong quá tình thực tập sƣ phạm của sinh viên thì chƣa đƣợc quan tâm
nghiên cứu cả về chiều sâu và chiều rộng.
1.2.

Lý luận về kỹ năng thiết lập quan hệ với giáo viên và học sinh trong

quá trình thực tập sƣ phạm của SVSP
1.2.1.

Kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội

1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng
Theo từ điển Tiếng Việt, thì kỹ năng có nghĩa là “thói quen áp dụng vào thực
tiễnhững kiến thức đã học hoặc là những kết quả của quá trình luyện tập.”
Trong tiếng Anh, kỹ năng là “skill” và đƣợc từ điển Oxford định nghĩa là khả
năng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó và có đƣợc nhờ rèn luyện.

Theo từ điển Giáo dục học, thì kỹ năng đƣợc định nghĩa là “là khả năng thực
hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến
hành hành động ấy cho dù dó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ.”
Tác giả Vũ Dũng thì lại đƣa ra định nghĩa kỹ năng trong từ điển Tâm lý học là
“năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phƣơng thức hành động đã đƣợc chủ
thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tƣơng ứng”[5].
Khi nghiên cứu về kỹ năng, Tâm lý học có hai quan điểm khác nhau. Quan
điểm thứ nhất là xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động và hoạt động.
Quan điểm thứ hai là xem kỹ năng là biểu hiện của năng lực con ngƣời. Trong đó,
cách xem xét kỹ năng theo hƣớng thứ hai tức là nghiên về năng lực của con ngƣời để
thực hiện các cơng việc có kết quả đã bao hàm cả quan điểm kỹ năng là kỹ thuật hành
động trong đó, bởi chỉ khi sự vận dụng tri thức vào thực tiễn một cách thuần thục thì
8


kết quả cơng việc mới có chất lƣợng. Trên cơ sở này, chúng ta có thể xác định “kỹ
năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng
những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện
cho phép.Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu
hiện năng lực của con ngƣời.” [13, Tr.104]
Một đặc điểm đặc trƣng của kỹ năng là ý thức ln đóng vai trị tích cực và
thƣờng trực. Hay nói cách khác là khi thực hiện một kỹ năng bất kỳ, chủ thể luôn dùng
ý thức để nhận biết các thao tác hành vi của mình. Và cũng vì điều này mà một kỹ
năng ln có ba mặt của ý thức đó là nhận thức, thái độ và hành vi.
Ngồi ra, kỹ năng cịn có đặc điểm là có sự thống nhất giữa tính ổn định và linh
hoạt. Kỹ năng không nhất thiết phải gắn liền với một đối tƣợng nhất định mà trong
những trƣờng hợp khác nhau, chủ thể có thể di chuyển linh hoạt và dễ dàng sang
những đối tƣợng mới. Và với đặc điểm này mà có nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu vào
việc phân chia các mức độ của kỹ năng.
Theo nhà tâm lý học V.P. Bexpalko, thì có năm mức độ kỹ năng lần lƣợt theo

thứ bậc từ thấp đến cao là: mức độ kỹ năng ban đầu, mức độ kỹ năng thấp, mức độ kỹ
năng trung bình, mức độ kỹ năng cao và mức độ kỹ năng hoàn hảo.
Bảng 1.1: Bảng phân chia các mức độ kỹ năng theo quan điểm của K.K. Platonow
và G.G. Golubev [13, Tr.106].
STT
1

Các mức độ
Mức độ ban đầu

Miêu tả
Các kỹ năng sơ đẳng, hành động đƣợc thực hiện theo
cách thử và sai, dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm

2

Mức độ thấp

3

Mức

độ

Biết cách thực hiện hành động nhƣng khơng đầy đủ
trung Có những kỹ năng chung nhƣng cịn mang tính rời

bình

rạc, riêng lẻ.


4

Mức độ cao

Có những kỹ năng chuyên biệt để hành động

5

Mức độ hoàn hảo

Vận dụng sáng tạo những kỹ năng trong các tình
huống khác nhau.
9


1.2.1.2. Khái niệm quan hệ xã hội
Trong tiếng Anh, quan hệ xã hội là “Social relation” và theo từ điển Tiếng Việt
thì quan hệ xã hội nghĩa là những quan hệ giữa ngƣời với ngƣời đƣợc hình thành trong
quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tƣ tƣởng, đạo đức, văn hóa,
v.v... Mọi sự vật và hiện tƣợng trong xã hội đều có những mối liên hệ với nhau. Nhƣng
không phải mối liên hệ nào cũng là quan hệ xã hội.
Quan hệ xã hội khác với quan hệ tình cảm thuần túy cịn đƣợc gọi là quan hệ sơ
cấp, đƣợc dùng để chỉ đối lập với quan hệ xã hội - quan hệ thứ cấp. Quan hệ tình cảm
nhƣ quan hệ trong gia đình, họ hàng - thực chất cũng là một loại quan hệ xã hội. Về cơ
bản, quan hệ tình cảm cũng có cơ chế hình thành giống nhƣ các loại quan hệ xã hội
khác, tức là cũng phải dựa trên sự tƣơng tác lâu dài, ổn định của các chủ thể hành động
[15].
Quan hệ xã hội đƣợc hình thành từ tƣơng tác xã hội. Những tƣơng tác này
không phải là ngẫu nhiên, mà thƣờng phải có mục đích, có hoạch định. Những tƣơng

tác này phải có xu hƣớng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mơ hình tƣơng tác. Nói
cách khác, các chủ thể hành động trong mơ hình tƣơng tác này phải đạt đƣợc một mức
độ tự động hóa nhất định nào đó. Hai cá nhân ngẫu nhiên gặp nhau ở sân bay, nhà
hàng hoặc rạp hát, v.v... dù có chào hỏi, trao đổi, trị chuyện lần đó; nhƣng lần gặp sau
lại không nhận ra nhau, hoặc không tiếp tục chào hỏi, trao đổi, trị chuyện thì giữa họ
chƣa thể coi là có mối quan hệ xã hội. Trái lại, nếu nhƣ ở những lần gặp gỡ sau các cá
nhân đó lại tiếp tục sự giao tiếp và phối hợp hành động, thì giữa họ có thể coi là có
mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là quan hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hành
động. Các quan hệ này đƣợc hình thành trên những tƣơng tác xã hội ổn định, có tính
lặp lại, v.v... Các tƣơng tác này cịn có thể mang những đặc trƣng khác nữa, và qua đó
tạo ra các loại quan hệ xã hội khác nhau. Điển hình là bốn loại quan hệ xã hội nhƣ sau:
Quan hệ giữa các tập đoàn lớn, quan hệ giữa các nhóm xã hội nhỏ, quan hệ giữa các
lĩnh vực của đời sống xã hội và quan hệ giữa các cá nhân. Trong phạm vi nghiên cứu,
đề tài này chỉ nghiên cứu ở loại mối quan hệ thứ tƣ là quan hệ giữa các cá nhân với
nhau. Các nhà xã hội học phƣơng Tây gần nhƣ đồng nhất quan hệ xã hội với quan hệ
10


giữa các cá nhân. Thực tế, quan hệ xã hội của các cá nhân chỉ tạo thành một bộ phận
khá quan trọng của toàn bộ quan hệ xã hội. Và thực chất, mọi quan hệ giữa các cá
nhân đƣợc thiết lập nhờ những tƣơng tác xã hội có tính chuẩn mực, ổn định, đều là
những quan hệ xã hội. Tuy vậy, những quan hệ này lại khác biệt nhau rất nhiều nếu xét
theo nội dung hoặc tính xã hội của từng loại quan hệ, có những quan hệ mang nhiều
tính xã hội trong khi có những loại quan hệ ít mang tính xã hội hơn.
Các hình thức quan hệ và tƣơng tác trong xã hội phát triển theo các giai đoạn
nhƣ sau: trƣớc tiên và cũng là cơ bản nhất là hành vi, tức là chuyển động vật lý khác
nhau của cơ thể. Sau đó là hành động, tức là những chuyển động với một ý nghĩa và
mục đích nhất định. Tiếp theo là những hành vi xã hội, hoặc hoạt động xã hội, có đối
tƣợng (trực tiếp hoặc gián tiếp). Tƣơng tác xã hội lần lƣợt hình thành và làm cơ sở của
mối quan hệ xã hội. Quá trình hình thành này đƣợc minh họa trong bảng dƣới đây

[17]:
Bảng 1.2: Quá trình hình thành quan hệ xã hội
Tƣơng
tác
Tác
Chuyển
động
vật lý

động

Chờ

Ý

đối

đợi

nghĩa

với

phản

ngƣời

ứng

Độc

đáo/hiếm
tƣơng tác

khác

Tƣơng
tác

Tình

đƣợc

cờ,

mơ tả

khơng

theo

định
trƣớc,

Thƣờng
xun

tập
qn,

nhƣng


pháp

lặp lại

luật,
truyền
thống

Hành
vi
Hành
động







11

Đề án
của
các
tƣơng
tác xã
hội



Hành
vi xã










































































































hội
Hành
động
xã hội
Liên
hệ xã
hội
Tƣơng
tác xã
hội
Tƣơng
tác lặp
đi lặp
lại
Tƣơng

tác
thƣờng
xuyên
Quy
định
tƣơng
tác
Quan
hệ xã
hội

12




Tóm lại, quan hệ xã hội là mối quan hệ giữa con người với con người được
hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, có tính lặp lại và theo những chuẩn
mực nhất định.
1.2.1.3. Khái niệm kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội
Kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội có vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống
của mỗi cá nhân. Trong cuộc sống, con ngƣời khơng thể tồn tại khi chỉ có một mình,
giao tiếp là một nhu cầu và cũng là phƣơng thức để con ngƣời tồn tại và phát triển. Và
thiết lập mối quan hệ là một khâu quan trọng của giao tiếp. Các mối quan hệ đƣợc thiết
lập và vận hành tốt sẽ đảm bảo cho sự thành công trong công việc cũng nhƣ cuộc sống
của con ngƣời [6, Tr.61].
Trong đời sống thƣờng nhật, kỹ năng thiết lập quan hệ thƣờng đƣợc hiểu là
nghệ thuật, kỹ thuật làm quen, tạo dựng mối quan hệ với ngƣời khác một cách hiệu
quả và dễ dàng.
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực giao tiếp thì kỹ năng thiết lập quan hệ

đƣợc hiểu với nhiều góc độ khác nhau khi đƣợc ngƣời nghiên cứu phỏng vấn. Những
quan điểm này tùy theo góc độ nhìn nhận và quan điểm cá nhân của các chuyên gia.
Tuy nhiên có thể hệ thống thành ba nhóm quan điểm chính nhƣ sau:
Thứ nhất là theo quan điểm của nhà giáo dục Võ Văn Nam thì kỹ năng thiết lập
quan hệ là “chủ thể muốn mở lịng mình và tạo điều kiện cho đối phƣơng tìm hiểu về
chủ thể, qua đó tạo đƣợc sự thấu hiểu, thấu cảm. Hay nói khác đi là bắt đƣợc nhịp cầu
để tƣơng tác, tƣơng hỗ nhau để cùng đạt đƣợc những mục đích hay nhu cầu nào đó. Và
cái cầu kia chính là mối quan hệ. Để có đƣợc kỹ năng thiết lập quan hệ thì chủ thể cần
phải có khả năng lắng nghe, khả năng thấu hiểu và khả năng truyền thơng.
Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng kỹ năng thiết lập quan hệ là năng lực của cá
nhân trong việc tạo lập, duy trì và ni dƣỡng một mối quan hệ tốt đẹp nhằm đạt một
mục đích nhất định của chủ thể. Đại diện cho quan điểm này là một số giáo viên giảng
dạy kỹ năng giao tiếp nhƣ Nguyễn Thị Bích Hạnh, Chế Dạ Thảo, Trần Vĩnh Phú,…
Và theo các giáo viên này kỹ năng thiết lập quan hệ đƣợc biểu hiện cụ thể qua các khả

13


×