Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm cho sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh theo tấm gương đạo đức và phong cách hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.21 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯU MAI HOA

RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH SƯ PHẠM
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
MÃ SỐ: CS.2015.19.07

TP.HCM - 2016


MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt kết quả nghiên cứu
1
Mở đầu
3
Chương 1. Tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh
5
1.1.
Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức
5
1.1.1. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức
7
1.1.2. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 9
1.2. Phong cách Hồ Chí Minh


9
1.2.1. Phong cách tư duy
10
1.2.2. Phong cách làm việc
11
1.2.3 Phong cách diễn đạt
11
1.2.4. Phong cách ứng xử
11
1.2.5. Phong cách sinh hoạt
12
Chương 2. Công tác rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm trong
sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Thực
trạng và giải pháp
13
2.1. Thực trạng công tác rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm
trong sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
13
2.1.1. Q trình triển khai và thực hiện công tác tác rèn luyện đạo
đức, phong cách sư phạm trong sinh viên
13
2.1.2. Đánh giá kết quả
16
2.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tác rèn luyện đạo đức,
phong cách sư phạm trong sinh viên thời gian tới
18
2.2.1. Giải pháp chung
18
2.2.2. Giải pháp cụ thể
21

Kết luận
24


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG CÁCH SƯ
PHẠM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC VÀ
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Mã số: CS.2015.19.07
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lưu Mai Hoa

Tel: 0945.237.639

E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư
phạm TP.Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2015 đến tháng 09/2016.
1. Mục tiêu: Góp phần định hướng rèn luyện đạo đức, phong cách
của người giáo viên tương lai, xứng đáng là chuẩn mực của xã hội.
2. Nội dung chính: Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, tấm
gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; vận dụng vào công tác
rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm trong sinh viên trường Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
3. Kết quả đạt được:
- Bài báo khoa học
- Đĩa CD về các tư liệu khảo sát
- Bài báo khoa học


1


SUMMARY
RESEACH ON SCIENCE AND TECHNOLOGY
AT UNIVERSITY LEVEL
Project Title: TRAIN ETHICS VIOLATIONS AND STYLE
COUNSEL FOR STUDENTS HO CHI MINH CITY
PEDAGOGYCAL UNIVERCITY FORWARD HO CHI MINH’S
ETHICS AND STYLE
Code Number: CS.2015.19.07
Coordinator: Master Luu Mai Hoa

Tel: 0945.237.639

E-mail:
Implementing Institution:The Political Education Falculty, the Ho
Chi Minh Ciity University of Pedagogy
Duration: From September 2015 to September 2016
1. Objectives: Contributing to exercise moral orientation, style of
future teachers, deserve the social standards
2. Main contents: Essential Ho Chi Minh’s thought on ethics, his
morality and styles; working apply to ethics training, pedagogical
styles in students of the Ho Chi Minh Ciity University of Pedagogy
3. Results obtained:
- Science report
- CD of the materials collected
- Journal article

2



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đến nay đã
trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, đã đào tạo ra biết bao thế
hệ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo cho mọi vùng miền
đất nước. Số lượng học sinh tập trung thi vào trường ngày một đông
đảo. Quy mô và chất lượng đào tạo của Trường ngày một vươn xa.
Trường đã nhận được nhiều danh hiệu và huân chương cao quý của
Nhà nước và của ngành giáo dục. Với bề dày thành tích của mình,
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước trở
thành trường Đại học Sư phạm trọng điểm khu vực phía Nam. Hiện
nay, Trường là một trong những đơn vị trực tiếp hỗ trợ Bộ Giáo dục
và Đào tạo thực hiện đề án “Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục”.
Trong đó, trọng tâm là đổi mới cách dạy và học, giúp sinh viên rèn
luyện kỹ năng sư phạm một cách chủ động, linh hoạt, tạo tác phong
nhanh nhẹn, chững chạc khi đứng lớp. Do đó, việc đổi mới trong hoạt
động dạy, học cũng như hình thành tác phong sư phạm cho sinh viên
ngay từ thời gian đầu nhập học để xứng với danh hiệu của Trường là
việc làm cần thiết, quan trọng.
Sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
là đội ngũ trí thức tương lai của đất nước. Họ là những người gánh
trên vai sứ mệnh đặc biệt mà xã hội giao phó. Đó là sứ mệnh đào tạo,
giáo dục để hình thành nên những lớp cơng dân có ích cho xã hội. Họ
được nhìn nhận, đánh giá như những con người đặc biệt, được xã hội
tơn vinh và kính trọng. Do đó, mỗi sinh viên sư phạm, ngay từ bây
giờ, cần chủ động, tích cực xây dựng cho mình một lối sống mới văn
minh tiến bộ, lối sống và tác phong của người sinh viên sư phạm
chuẩn mực. Vậy, thực trạng rèn luyện tác phong, phong cách sư

phạm trong sinh viên ở Trường đang diễn ra như thế nào? Suy nghĩ
của sinh viên về vấn đề này ra sao? Họ có quan tâm đến việc tự rèn

3


luyện mình để trở thành giáo viên chuẩn mực hay không? Quan điểm
của các cấp lãnh đạo Trường về công tác này như thế nào?
Từ những nhận thức trên, với tư cách là cán bộ giảng dạy
thuộc Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh của trường Đại học Sư phạm
(ĐHSP) TP. Hồ Chí Minh, tơi mong muốn được góp phần đánh giá
đúng thực trạng rèn luyện tác phong, phong cách sư phạm trong sinh
viên ở Trường, tìm ra những nguyên nhân và từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần thực hiện tốt hơn cơng tác này trong thời
gian tới. Với lý do đó, tơi chọn đề tài “Rèn luyện đạo đức và phong
cách sư phạm cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” làm
đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Đánh giá đúng thực trạng rèn luyện tác phong, phong cách
sư phạm trong sinh viên ở Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 2005 đến năm 2015.
- Chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế và rút ra được một số
kinh nghiệm của công tác này trong 10 năm (2005 - 2015).
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác này
trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức và lối sống.
- Việc rèn luyện tác phong, phong cách sư phạm của sinh

viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh
- Thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2015
4. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4


4.1. Cách tiếp cận
Dựa trên phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, các
quan điểm duy vật biện chứng về phong cách, lối sống của con người
mới XHCN, quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức và lối sống.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp,
điều tra, đánh giá…
5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tam khảo, đề
tài gồm 2 chương, 4 tiết.
CHƯƠNG 1
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1.1.1. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức mới
1.1.1.1. Trung với nước, hiếu với dân:
“Trung” và “hiếu” là những khái niệm cũ trong tư tưởng
đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, phản ánh mối quan
hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất đoạ đức bao trùm nhất: “trung với
vua, hiếu với cha mẹ”.
Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm “trung, hiếu” trong tư

tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và đưa vào đó một nội dung mới:
“Trung với nước, hiếu với dân” tạo nên một cuộc cách mạng trong
quan niệm về đạo đức. Người nói: “Đạo đức cũ như người đầu
ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai
chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”.
Hồ Chí Minh cho rằng, trung với nước phải gắn liền hiếu với
dân. Vì nước là nước của dân, còn dân là chủ nhân của nước; bao
nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều
vì dân, cán bộ là đầy tớ của dân chứ không phải là “quan cách
mạng”.

5


Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng
nước và giữ nước, trung thành tuyệt đối với con đường đi lên của đất
nước; suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng. Hiếu với dân thể
hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lịng. Để làm
được như vậy, phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, dựa vào
dân và lấy dân làm gốc. Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu
cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm
cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí.
1.1.1.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư:
Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày
của mỗi người, là đại cương cho đạo đức Hồ Chí Minh. Người chỉ ra
rằng, giai cấp phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính
nhưng khơng bao giờ thực hiện mà lại bắt dân phải tuân theo để
phụng sự quyền lợi của chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm,
chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo là để đem
lại hạnh phúc cho dân. Với ý nghĩa như vậy, cần, kiệm, liêm, chính,

chí cơng vơ tư cũng là một biểu hiện cụ thể, một nội dung của phẩm
chất “trung với nước, hiếu với dân”.
Cũng như khái niệm “trung, hiếu”, “cần, kiệm, liêm, chính,
chí cơng vơ tư” cũng là những khái niệm cũ trong đạo đức truyền
thống dân tộc, được Hồ Chí Minh lọc bỏ những nội dung không phù
hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng.
1.1.1.3. Thương u con người, sống có tình nghĩa:
u thương con người được Hồ Chí Minh xác định là một
trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người nói, người cách
mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách
mạng. Vì yêu thương dân dân, yêu thương con người mà chấp nhận
mọi gian khổ hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no áo ấm và
hạnh phúc cho mọi người.

6


u thương con người đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết
dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những
người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc. Người
cho rằng, nếu khơng có tình u thương như vậy thì khơng thể nói
đến cách mạng, càng khơng thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản.
1.1.1.4. Tinh thần quốc tế trong sáng
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng
nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất của
giai cấp cơng nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt ra khỏi
quốc gia dân tộc.
Nội dung của chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh
rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tơn trọng, hiểu biết, thương u và

đồn kết với giai cấp vơ sản trên tồn thế giới, với tất cả các dân tộc
và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống
lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc;
chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sơvanh và chủ nghĩa bành
trướng bá quyền,... Hồ Chí Minh chủ trương giúp bạn là tự giúp
mình.
1.1.2. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
1.1.2.1. Nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Hồ Chí Minh coi Nói đi đơi với làm là ngun tắc quan trọng
bật nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới. Điều này được Hồ Chí
Minh khẳng định từ giữa năm 20 của thế kỷ XX trong tác phẩm
Đường cách mệnh. Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng
tuyệt vời về nói đi đơi với làm. Nói đi đơi với làm đối lập hồn tồn
với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo,
thậm chí nói mà khơng làm. Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp
của truyền thống văn hóa phương Đơng. Nói đi đơi với làm phải gắn
liền với nêu gương về đạo đức. Hồ Chí Minh đã có lần chỉ rõ: “nói

7


chung thì các dân tộc phương Đơng thì giàu tình cảm và đối với họ
một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên
truyền”. Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã đào tạo các thế hệ cách
mạng Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng tiên phong, mà
cịn bằng chính tấm gương đạo đức cao cả của mình.
Như vậy, một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên
một nền rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở
thành hành vi đạo đức hàng ngày của toàn xã hội.
1.1.2.2. Xây đi đôi với chống

Để xây dựng một nền đạo đức mới, phải cần kết hợp chặt chẽ
giữa xây và chống. Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt xấu, đúng – sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức thường đan xen nhau,
đối chọi nhau thông qua hành vi của những con người khác nhau,
thậm chí trong mỗi con người. Chính vì vậy, việc xây và chống trong
lĩnh vực đạo đức rõ ràng không đơn giản. Xây phải đi đôi với chống,
muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.
Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải
đươc tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn
mực đạo đức mới. Việc giáo dục đạo đức phải được tiến hành phù
hợp với từng giai đoạn cách mạng, phù hợp với từng lứa tuổi, ngành
nghề, giai cấp, tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau; phải
khơi dậy được ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người. Hồ Chí Minh
đã chỉ ra rằng: “mỗi người đều có thiện và ác ở trong lịng. Ta phải
biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa
xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”.
Bản thân sự tự giác cũng là một phẩm chất đạo đức cao quý đối với
mỗi người và mỗi tổ chức, trước hết là Đảng.
Hồ Chí Minh đưa ra một lời khuyên rất dễ hiểu: “đạo đức
cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện

8


bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
1.2. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Khái niệm phong cách đã được bàn đến từ lâu. Ở phương
Tây, phong cách thường được dùng theo nghĩa hẹp, chỉ giới hạn
trong văn học nghệ thuật. Với cách hiểu này, phong cách là những
đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, những đặc

trưng thẩm mỹ ổn định về nội dung và hình thức thể hiện, tạo nên
nhứng giá trị độc đáo của một nghệ sĩ. Như vậy, phong cách không
phải là một hiện tượng phổ biến, mà là hiện tượng cá biệt, và chỉ
những nghệ sĩ lớn, những tài năng lớn mới có phong cách.
Như vậy, phong cách cịn được hiểu theo nghĩa rộng tức là lề
lối, cung cách, cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách
đã trở thành nền nếp ổn định của một người hoặc một lớp ngươi,
được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập,
sinh hoạt, ứng xử, diễm đạt… tạo nên những giá trị, những nét riêng
biệt của chủ thể. Với cách hiểu này, có thể nói đến phong cách của
bất cứ một người nào, từ một người bình thường đến một lãnh tụ, một
vĩ nhân.
Nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh là nghiên cứu theo
nghĩa rộng của khái niệm phong cách. Phong cách Hồ Chí Minh chắc
chắn không phải chỉ được thể hiện qua các tác phẩm văn thơ của
Người, mà là sự tổng hợp của:
1. Phong cách tư duy,
2. Phong cách làm việc,
3. Phong cách diễn đạt,
4. Phong cách ứng xử,
5. Phong cách sinh hoạt.
Năm mặt chủ yếu này tạo nên hệ thống phong cách Hồ Chí
Minh.

9


1.2.1. Phong cách tư duy
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, tư tưởng Hồ Chí Minh đã
là linh hồn của cuộc đấu tranh của cả dân tộc, là ngọn cờ thắng lợi

của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã đặt những dữ kiện tư
tưởng của những người đi trước và đương thời trên mảnh đất thực
tiễn sống động của phong trào cách mạng ở Việt Nam và trên thế giới
để từng bước xác lập một hệ thống tư tưởng, luận điểm có ý nghĩa
quyết định vận mệnh của dân tộc và đóng góp to lớn vào phong trào
cách mạng thế giới.
Nếu những dữ kiện, những căn cứ cho việc hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh đã có, thì phong cách tư duy của bản thân Hồ
Chí Minh trong qn trình tư duy lại đóng vai trị trực tiếp dẫn đến
việc xác lập tư tưởng ấy. Nét đặc sắc nhất trong phong cách tư duy
Hồ Chí Minh là tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo. Độc lập là
không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước, không theo đi.
Tự chủ là tự mình làm chủ suy nghĩ của mình, làm chủ bản thân và
cơng việc của mình, tự mình thấy trách nhiệm trước đất nước và dân
tộc. Sáng tạo là sẵn sàng từ bỏ những cái cũ đã đúng trước kia nhưng
đến nay khơng cịn phù hợp, tìm tịi, đề xuất những cái mới có thể trả
lời được những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra.
Nhiều người nước ngồi coi tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư
tưởng của phong trào giải phóng dân tộc. Nhiều người khẳng định có
một chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Tổ chức UNESCO đánh giá
tư tưởng của Người là “hiện thân của những khát vọng của các dân
tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho
việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
1.2.2. Phong cách làm việc
Ở cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, lãnh tụ tối cao của
cả dân tộc, Hồ Chí Minh có một phong cách làm việc mẫu mực để
tiến hành công tác và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết

10



đúng đắn và thỏa đáng các mối quan hệ với quần chúng, với cấp
dưới, với những người bạn chiến đấu gần gũi, với các vị phụ lão,
nhân sĩ, trí thức, đại diện các tôn giáo, dân tộc,… Người không dựa
vào quyền lực để buộc mọi người phục tùng, mà thuyết phục con
người bằng một phong cách làm việc vừa mang tính ngun tắc và
khoa học cao, vừa có tình nhân ái bao la của một tấm lòng nhân hậu.
1.2.3. Phong cách diễn đạt
Với những cương vị khác nhau và hoạt động ở nhiều nơi
khác nhau, chm dùng nhiều thể loại phong phú (văn chính luận, báo
chí, truyện ký, thơ ca,…) để nói và viết nhằm vào nhiều đối tượng
bao gồm từ cơng nhân, nơng dân, những người lao động bình thường
ít học hay mù chữ đến những trí thức, bác học, văn nghệ sĩ, chính
khách, những người đứng đầu các Nhà nước, các đảng phái, các tôn
giáo… Trong phong cách nói và viết của Hồ Chí Minh có sự kết hợp
hài hòa cái dân gian và cái bác học, cái cổ điển và cái hiện đại, giữa
phong cách phương Đông và phong cách phương Tây, từ đó tạo
thành sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe, người đọc.
1.2.4. Phong cách ứng xử
Trong cuộc đời hoạt động vô cùng phong phú của mình, Hồ
Chí Minh đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc trong tất cả những
ai đã từng gặp Người. Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh thực sự
là một phong cách ứng xử văn hóa, vì trong phong cách ứng xử của
Người khơng có chỗ cho sự giả tạo, gượng ép. Toàn thể con người
Hồ Chí Minh tốt lên một phong thái bình dị và tế nhị rất tự nhiên.
Đối với từng đối tượng khác nhau, Người có cách ứng xử
khác nhau. Đối với cán bộ và quần chúng nhân dân, Người cư xử vừa
ân cần, niềm nở, vừa thân ái, nhiệt tình, khi cần thì nhắc nhở nhẹ
nhàng hoặc phê bình nghiêm khắc, nhưng nghiêm khắc mà vẫn độ
lượng, khoan dung để nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp,

vùi dập con người. Đối với các đối thủ ln tìm cách lật đổ chính

11


quyền cách mạng và Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã ứng
xử với phong cách của một nhà hoạt động chính trị lão luyện, một
nhà ngoại giao từng trải, một chiến sĩ ngoài trận tiền cực kỳ dũng
cảm và thông minh để giành thắng lợi trong từng trận đánh. Đó là
phong cách lịch lãm và tự chủ, bình tĩnh và đĩnh đạc, chủ động và
tỉnh táo để vượt qua mọi cạm bẫy, đẩy lùi mọi địn tiến cơng hiểm
độc và mọi thủ đoạn xảo trá của đối phương. Hồ Chí Minh ln tn
thủ ngun tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong ứng xử, linh hoạt,
chủ động, khéo léo trong từng hồn cảnh để giữ vững chính quyền
cách mạng và đập tan mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù.
1.2.5. Phong cách sinh hoạt
Phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh có nhiều nét đã trở
thành huyền thoại, khơng phải chỉ đối với nhân dân Việt Nam, mà
cịn đối với cả thế giới. Khi lâm chung, Người vẫn mặc bộ ka ki và đi
đôi dép cao su quen thuộc, ngơi nhà sàn của Người vẫn soi bóng bên
ao cá, tất cả vẫn mãi mãi làm cho mọi người phải suy ngẫm, ngưỡng
mộ. Hồ Chí Minh hết sức giản dị, thạnh đạm, thanh cao trong sinh
hoạt hàng ngày. Ở Hồ Chí Minh ln chứa đựng tình u thương con
người, quyện với tình yêu thiên nhiên, tạo nên tinh thần lạc quan của
người chiến sĩ kết hợp chặt chẽ với những rung động say mê của một
tâm hồn nghệ sĩ. Chính tình u con người và tình u thiên nhiên
rộng lớn đã tạo nên tinh thần lạc quan, tâm hồn thư thái, khoáng đạt,
phong cách ung dung tự tại của Người trong mọi hoàn cảnh.
Để đi đến thắng lợi của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
Hồ Chí Minh thường khuyên cán bộ, đảng viên, cũng như bản thân

Người đã làm: phải ít lịng ham muốn về vật chất, “ai cũng muốn ăn
ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hồn cảnh”,
khơng chạy theo danh lợi, khơng say êm quyền lực, vì những ham
muốn ấy sớm muộn sẽ làm con người hư hỏng. Những tệ nạn như
tham nhũng, dối trá, bè cánh, tranh giành địa vị, vơ lợi ích về cho

12


những người thân trong gia đình, họ hàng… đều xuất phát từ những
ham muốn xấu xa và thấp hèn. Hồ Chí Minh đã chỉ ra từ rất sớm,
những ham muốn ấy có thể làm cho một con người, một đảng, một
dân tộc, ngày hơm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định
hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến, tin cậy và ca
ngợi. Theo Hồ Chí Minh, “ham học, ham làm, ham tiến bộ” là những
ham muốn chính đáng và cao đẹp nhất của cuộc đời một con người.
CHƯƠNG 2
CÔNG TÁC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH SƯ
PHẠM TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC,
PHONG CÁCH SƯ PHẠM TRONG SINH VIÊN CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Q trình triển khai và thực hiện công tác rèn luyện
đạo đức, phong cách sư phạm trong sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thành lập
ngày 27/10/1976 theo Quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Chính
phủ. Tiền thân của Trường là Đại học Sư phạm Quốc gia Sài Gòn
được thành lập năm 1957. Năm 1995, Trường là thành viên của Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999, Chính phủ quyết

định tách Trường khỏi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để
xây dựng thành Trường Đại học Sư phạm trọng điểm phía Nam. Hiện
nay, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong
14 trường Đại học trọng điểm Quốc gia và là 1 trong 2 trường Đại
học Sư phạm lớn của cả nước, đóng vai trị nịng cốt, đầu đàn đối với
hệ thống các trường sư phạm và phổ thơng ở phía Nam.

13


Gần 40 năm qua, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh đã đào tạo 67.692 sinh viên, trong đó có 54.024 sinh viên
chính quy, gần 16.000 sinh viên chuyên tu và tại chức, gần 1.000 học
viên sau đại học, hàng trăm lưu học sinh nước ngoài; đào tạo lại và
bồi dưỡng thường xuyên cho 33.800 giáo viên của các địa phương;
hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với hơn 50 trường đại học
trên thế giới.
Mục tiêu hiện nay là xây dựng Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm đào tạo Đại học và
Sau Đại học chuẩn mực và có chất lượng cao, trước hết là đào tạo
những giáo viên và những nhà giáo dục nắm vững tri thức chuyên
môn, có khả năng hoạt động giáo dục, giảng dạy và học tập suốt đời,
có nhân cách và những phẩm chất của người thầy, nhằm cung cấp
nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực
giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy ở các tỉnh phía Nam.
Với mục tiêu đó, Trường xác định nhiệm vụ đào tạo giáo viên và cán
bộ (khoa học) có trình độ đại học chuẩn mực, chất lượng cao cho tất
cả các ngành học nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho các trường từ
mẫu giáo tới trung học phổ thông, kể cả các trường giáo dục chuyên
biệt và các trường sư phạm.

Năm 2014, Đoàn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh đã phát động Cuộc vận động "Xây dựng các giá trị mẫu
hình thanh niên giai đoạn 2014 - 2017". Nội dung rèn luyện là sự kết
hợp giữa các tiêu chí của cuộc vận động xây dựng các giá trị mẫu
hình thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013 - 2017
và các tiêu chí của danh hiệu “Thanh niên tiêu biểu làm theo lời
Bác”, “Viên chức trẻ, giỏi, thân thiện”, “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”,
“Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tích cực” với khẩu hiệu: “Tuổi trẻ Sư
phạm chuẩn tác phong, giàu tri thức, tự tin hội nhập”. Những tiêu chí
của cuộc vận động từng bước trở nên quen thuộc và được nhiều đoàn

14


viên, thanh niên xem như một cơ hội rèn luyện đạo đức, phong cách
sư phạm.
Giải thưởng "Thanh niên Sư phạm điển hình - UP Awards
2016" được trao cho các cá nhân tiêu biểu ở từng hạng mục tương
ứng với các tiêu chí của cuộc vận động: "UP Thanh lịch"; "UP Tri
thức"; "UP Hội nhập". Giải thưởng đã nhận được gần 100 hồ sơ ứng
cử viên tham gia đề cử giải thưởng, Hội đồng bình xét đã chọn ra
được 26 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc đại diện cho hơn 10.000 đoàn
viên, sinh viên của Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
trong tác phong, có thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa
học, đạt các giải cao trong cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao, tích cực trong phong trào tình nguyện, hoạt động Đồn - Hội.
Ngày 19/11/2016, Đảng ủy – Ban Giám hiệu nhà trường đã trao giấy
chứng nhận và bằng khen cho 26 gương mặt vinh dự nhận giải
thưởng "Thanh niên Sư phạm điển hình - UP Awards 2016". Sáng
ngày 15/5/2016, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh thành phố Hồ

Chí Minh, Đoàn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức tổng kết 5 năm việc thực hiện Chỉ thị số 03 CT/TƯ của Bộ
Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”, tuyên dương Tập thể và cá nhân tiêu biểu
làm theo lời Bác năm học 2015 - 2016. Bên cạnh đó, 80 thanh niên
tiêu biểu làm theo lời Bác đã thực hiện lễ báo công tại tượng đài Hồ
Chí Minh ở quãng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ. 80 cá nhân là 80
bông hoa đẹp nhất trong hàng nghìn những bơng hoa của Trường Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhân kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Người.
2.1.2. Đánh giá kết quả
Việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức, phong cách sư
phạm cho sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
dựa trên hai căn cứ: một là tình hình cơng tác của Trường, hai là kết

15


quả thực hiện khảo sát lấy ý kiến của sinh viên về những vấn đề do
tác giả nêu ra theo nhận định chủ quan. Do đó, việc đánh giá nhìn
chung là kết quả khách quan của hành động chủ quan, nên mang tính
chất chung chung.
2.1.2.1. Mặt tích cực
Sinh viên Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
biết và dành nhiều thời gian quan tâm đến cuộc vận động học tập và
làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chú trọng
đến việc rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm. Từ sinh viên năm
thứ I đến năm thứ IV xem việc rèn luyện trên là một phần của việc
học tập tại trường.
Nhìn chung việc rèn luyện ở các năm có sự khác nhau, cho

thấy đó là một quá trình phát triển nhìn nhận vấn đề. Ý thức việc học
tập và rèn luyện có sự thay đổi theo hướng tích cực từ năm thứ I đến
năm thứ IV. Đặc biệt, đối với sinh viên năm thứ IV sắp ra trường, họ
ý thức cao vấn đề rèn luyện tác phong và phong cách sư phạm. Sinh
viên trường chú trọng đến việc rèn luyện tác phong, phong cách sư
phạm: với cử chỉ, hành động, lời nói, đồng phục, giờ giấc… Có cái
nhìn đúng đắn về việc rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm sẽ
giúp ích cho sự nghiệp của mình sau này.
Nguyên nhân: Trong những năm vừa qua nhà trường ln
ln có những giải pháp tích cực tác động đến sinh viên. Các tổ chức
Đồn - Hội ln đổi mới về công tác, tạo điều kiện thuận cho sinh
viên rèn luyện tác phong, phong cách sư phạm.
Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ thông tin,
cách mạng khoa học công nghệ ảnh hưởng đến bản thân sinh viên Sư
Phạm vì vậy sinh viên phải có ý thức đúng đắn, tích cực trong việc
rèn luyện để đáp ứng những đòi hỏi của nghề nghiệp của thời đại.
2.1.2.2. Mặt hạn chế

16


Sinh viên luôn quan tâm đến việc rèn luyện tác phong, phong
cách sư phạm, nhưng chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa của việc rèn luyện,
xem đó là điều bắt buộc vì nằm trong quy định của nhà trường, chưa
có sự tự nguyện trong việc rèn luyện.
Việc rèn luyện của sinh viên chỉ là để đối phó, nhất thời vì nó
nằm trong việc xem xét điểm rèn luyện để được học bổng… Sinh
viên chưa thấy vai trò của việc rèn luyện giúp ích cho sự nghiệp sau
này, đồng thời có xu hướng quy trách nhiệm cho nhà trường, Đồn
Thanh niên…

Nhìn chung, việc rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm của
sinh viên trường có những hạn chế nhất định, cịn nhiều sinh viên
không mặn mà với việc rèn luyện. Việc rèn luyện chỉ là nhu cầu nhất
định trong 1 giai đoạn nào đó, khơng thường xun, liên tục trong
q trình học tập 4 năm trong trường. Một bộ phận không nhỏ thiếu
năng động, thiếu niềm tin vào các việc rèn luyện, không biết cách tự
rèn luyện và đặt mục tiêu cho việc rèn luyện gắn với nghề nghiệp
tương lai.
Nguyên nhân: Các tổ chức Đoàn - Hội đưa ra được các hoạt
động mang tính thực tiễn cao nhưng chưa có cách thức tuyên truyền
để sinh viên thấy được ý nghĩa của các hoạt động đối với bản thân.
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, chưa đáp được nhu cầu học
tập rèn luyện của sinh viên. Một bộ phận sinh viên chưa hiểu rõ vị trí,
vai trị của việc rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm, dẫn tới xem
nhẹ vấn đề này.
2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC
RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH SƯ PHẠM TRONG
SINH VIÊN THỜI GIAN TỚI
2.2.1. Giải pháp chung
Trong giải pháp chung, cần vạch rõ những tiêu chuẩn phù
hợp đối với sinh viên từng năm, từ sinh viên năm thứ I đến sinh viên

17


năm thứ IV. Không thể áp đặt một tiêu chuẩn cho tất cả sinh viên, vì
ở từng năm, sinh viên có những đặc điểm khác nhau cũng như trình
độ khác nhau. Tuy nhiên, cần có những quy định chung về việc rèn
luyện đạo đức, phong cách sư phạm cho sinh viên, trong đó, xây
dựng một mẫu hình chung về người sinh viên sư phạm là cần thiết để

sinh viên có định hướng rèn luyện. Hình mẫu chung là tồn bộ những
tiêu chuẩn đề ra, nhằm định hướng việc học tập và rèn luyện của sinh
viên đạt đến một mức độ nhất định, đáp ứng yêu cầu chung của nghề
nghiệp tương lai.
Việc xây dựng hình mẫu sư phạm giúp cho sinh viên: khái
quát được những phẩm chất cần có của một nhà giáo, khi còn là sinh
viên; dễ dàng tiếp cận với những kỹ năng mềm của nghề nghiệp,
đồng thời định hướng đúng đắn cho sinh viên thêm yêu thương và
gắn bó với nghề sư phạm; tránh hiểu lầm giữa việc rèn luyện đạo
đức, phong cách sư phạm với việc học tập, rèn luyện theo hình tượng.
Từ hình mẫu chung, có những biện pháp hướng sinh viên đến
việc đạt được hình mẫu ấy thông qua việc tổ chức các phong trào, các
cuộc vận động, các hội thi, các chuyến đi về nguồn,…, đồng thời
tuyên truyền để sinh viên hiểu ý nghĩa thực sự của những hoạt động
mình tham gia. Cần tránh sự rập khn, máy móc, hình thức.
Rèn luyện kỹ năng sư phạm là một trong những tiêu chuẩn
quan trọng cấu thành hình mẫu người sinh viên sư phạm. Có kỹ năng
sư phạm sẽ tạo nên phong cách sư phạm của người sinh viên, địi hỏi
sinh viên phải tích cực rèn luyện ngay từ khi bước chân vào giảng
đường đại học, từ những việc nhỏ nhất.
2.2.2. Giải pháp cụ thể
2.2.2.1. Đối với nhà trường
Nhà trường cần xây dựng một hệ thống các tiêu chí cụ thể, để
sinh viên dựa vào đó rèn luyện và xây dựng phong cách sư phạm.
Việc đưa ra các tiêu chí, cần chú ý đến từng đối tượng sinh viên từ

18


sinh viên năm thứ nhất đến sinh viên năm thứ tư, sự khác biệt giữa

các khoa, cần dựa trên những tiêu chí chung mà đưa ra những tiêu chí
cụ thể.
Bên cạnh đó, nhà trường nên đưa ra những quy định chặt chẽ
hơn về việc thực hiện đồng phục, đeo thẻ sinh viên…và quán triệt về
việc này ngay từ năm thứ nhất. Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc
thực hiện, có những mức kỷ luật thỏa đáng đối với những sinh viên
quy phạm và có những khen thưởng đối với những cá nhân thực hiện
xuất sắc.
Bên cạnh đó nhà trường cần phải thường xuyên tổ chức kiểm
tra, đánh giá các phong trào, có những giải pháp thiết thực kịp thời để
định hướng thực hiện tốt hơn. Cần đổi mới cơ chế quản lí đối với các
tổ chức đặc biệt là các tổ chức Đồn – Hội, như vậy làm cho cơng tác
thực hiện khơng cứng nhắc, khng mẫu.
Đồn – Hội ln luôn là những tổ chức đi đầu trong việc rèn
luyện tác phong, xây dựng phong cách sư phạm cho sinh viên. Phối
hợp với nhà trường xây dựng hồn chỉnh hình mẫu sinh viên sư
phạm, tổ chức các hoạt động, các sân chơi bổ ích cho sinh viên, tham
gia vào việc tuyên truyền vận động sinh viên tích cực rèn luyện tác
phong, xây dựng phong cách sư phạm. Đồng thời cũng tăng cường
kiểm tra đánh giá việc thực hiện của sinh viên.
Các hoạt động Đoàn – Hội tổ chức cần phải đổi mới không
ngừng phù hợp với điều kiện thời gian, khơng gian đặc biệt là đối với
từng khóa và từng đặc thù của sinh viên từng khoa. Có những hoạt
động riêng cho từng khoa và hoạt động chung cho sinh viên tồn
trường. Hồ Chí Minh từng dạy các tổ chức đồn “ Việc gì cũng cần
phải thiết thực: nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần
dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một
chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm
chương trình to tát mà làm không được”. Các hoạt động tổ chức nên


19


phân chia đồng đều trong một năm học, không tổ chức tập trung vào
bất kì một thời điểm nào trong năm nếu như vậy làm cho sinh viên áp
lực. Hoạt động của tổ chức Đoàn – Hội rất nhiều nhưng trên thực tế
nó khơng mang đến cho sinh viên một những định hướng rõ ràng cụ
thể. Vì khâu tổ chức và khâu kiểm tra đánh giá chưa thật sự liên hệ
với nhau, cần phải khắc phục tình trạng trên.
2.2.2.2. Đối với xã hội
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập tạo ra
những thời cơ và thách thức lớn đối với giáo dục. Vì thế xã hội sẽ là
một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hướng việc học
tập rèn luyện của sinh viên. Đặc biệt là sinh viên Trường ĐH Sư
phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cùng với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực sản
xuất, dịch vụ, ngày nay chức năng và nội dung của người lao động
thay đổi nhanh chóng. Trong nền sản xuất cộng nghiệp với trình độ
cơ khí hóa và tự động hóa cao, lao động trí tuệ chiếm vị trí then chốt
đặc biệt là nó ngày càng mở rộng bao trùm trong đó có ngành giáo
dục, đó là đội ngũ giáo viên. Việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta
đang diễn ra rất nhanh nó địi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ
chun mơn, tài nghề cao. Trong khi đó so với nền giáo dục của nước
ta hiện nay thì chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Vì vậy các tổ chức xã hội cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
sinh viên tham gia vào các hoạt động rèn luyện, các hoạt động nên
gắn liền với các vấn đề của đất nước, gần gũi thiết thực. Các hoạt
động nên đa dạng hơn, linh hoạt hơn giúp cho sinh viên hình thành
nên những kỷ năng mới thích ứng với những điều kiện mới. Đẩy
mạnh các hoạt động vui chơi, giải trí, xây dựng các trung tâm vui

chơi, giải trí, các khu học tập, nhà văn hóa đầu tư các thiết bị . Xã
hội ln ln có cái nhìn đúng đối với sinh viên, ln luôn là nơi để
sinh viên phát huy tài năng của mình chứ khơng phải là nơi lơi kéo

20


họ vào sa ngã. Vì vậy cần tạo ra được một phong trào quần chúng
cương quyết phê phán, tích cực đấu tranh chống lại và loại trừ những
tệ nạn xã hội, hành vi tiêu cực, gian lận trong thi cử, trong lối sống,
biết tự trọng giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc, để hành
trang vào đời của họ ngồi kiến thức, trình độ…họ cịn phải có tác
phong, phong cách sư phạm đó là biết tơn trọng pháp luật và kỷ
cương xã hội. Việc giúp sinh viên tích cực rèn luyện tác phong,
phong cách sư phạm trong nhà trường là quá trình giữ gìn, phát triển
truyền thống bản sắc dân tộc, ngăn chặn sự xâm nhập của các sản
phẩm văn hóa đồi trụy, giúp sinh viên hịa nhập chứ khơng hịa tan.
Nếu hạn chế được những tiêu cực, phát huy những mặt tích,
các hoạt động tổ chức phù hợp lơi kéo được sinh viên nhiệt tình tham
gia thì xã hội là một môi trường thuận lợi để rèn luyện và xây dựng
tác phong người Sư phạm.
2.2.2.3. Đối với gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình là nơi chuyển giao các
giá trị, ni dưỡng con người, hình thành nhân cách của con người.
Để việc rèn luyện tác phong, phong cách sư phạm của sinh viên được
tốt hơn, gia đình cần quan tâm thường xuyên và làm tốt cơng tác giáo
dục của mình. Hầu hết mọi người đều sinh ra và lớn lên trong tổ ấm
gia đình, cho nên gia đình sẽ lả trường học đầu tiên của con người,
giữ vai trò chủ yếu trong việc giáo dục, ni dưỡng nhân cách, nơi
giữ gìn và phát huy những truyền thống quý giá của dân tộc. Vì vậy

tránh biến gia đình thành nới bạo lực, nếu gia đình thường xun có
sự mất đồn kết, cải nhau, thiếu tình u thương của mọi thành viên
trong gia đình đó sẽ là tác hại lớn ám ảnh suốt đời bản thân một con
người, làm cho nhân việc hình thành nhân cách người đó có sự ảnh
hưởng.
Gia đình sẽ là nơi định hướng ban đầu cho con cái chọn
ngành nghề, ở gia đình khơng nên can thiệp q sâu vào cơng việc

21


chọn nghề nghiệp của con em, mà nên có những hướng dẫn, định
hướng đúng đắn. Không nên ép buộc, hay gập khng máy móc phải
theo đuổi cái này cái kia.
2.2.2.4. Đối với bản thân sinh viên
“Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mọi người cần
có tin thần làm chủ tốt, phải đề cao tin thần trách nhiệm”. Đó là lời
dạy quý báu của Hồ Chí Minh đối với mỗi người con Việt Nam,
trong quá trình xây dựng đất nước mỗi con người Việt Nam luôn phải
ghi nhớ và học tập điều này. Đặc biệt là đối với bản thân sinh viên sư
phạm, đó là đội ngũ tri thức tương lai của đất nước đóng vai trị then
chốt trong việc đào tạo ra những hệ nhân lực chất lượng cho đất
nước. Điều này sẽ mục tiêu lớn nhất mà người sinh viên sư phạm cần
phấn đấu trong và trình học tập và rèn luyện.
Người sinh viên sư phạm bên cạnh học tập, thì phải là người
làm chủ tốt, có tin thần trách nhiệm, đạt được điều này đòi hỏi họ
phải trải qua q trình rèn luyện tích cực về tác phong người sư
phạm, chủ động xây dựng phong cách sư phạm cho bản thân mình.
Vì vậy bản thân mỗi sinh viên, phải ln nhận thấy vai trị
quan trọng của mình trong thời đại hiện nay. Để phát huy ý thức tự

rèn luyện là điều kiện thứ nhất: Bản thân người sinh viên là nhân vật
trung tâm trong quá trình giáo dục, từng có một thời kỳ xem nhẹ
người sinh viên cho họ là những chiếc bình rỗng chẳng khác gì rót
những thứ q giá đó vào trong càng nhiều càng tốt. Đó là một quan
niệm lỗi thời khơng cịn được chấp nhân nữa, tuy nhiên trên thực tế
cho thấy sinh viên chúng ta vẫn giữ vai trò thụ động trong các hoạt
động rèn luyện của trường. Người học thấy tự ti với bản thân, thiếu
trách nhiệm đối với hành động của mình, họ khơng có bản lĩnh trong
nghề nghiệp.
Sinh viên tự rèn luyện sẽ là con đường thuận lợi nhất để phát
triển nhân cách của một nhà giáo; đó cũng là quá trình giúp cho dân

22


tộc gìn giữ truyền thống quý báu của dân tộc. Việc rèn luyện, xây
dựng phong cách sư phạm sẽ phát huy được hiệu quả hơn khi nâng
lực sáng tạo, tự rèn luyện của bản thân con người được phát huy.
Tự giác rèn luyện, sẽ mang lại những hiệu quả rất lớn. Giúp
cho sinh viên phát huy ý thức chủ động, tự thân vận động, độc lập
suy nghĩ, rèn luyện óc sáng tạo để thực hiện đúng mục đích của
mình. Bản thân mỗi sinh viên cần biết rằng tự rèn luyện là một trong
những phẩm chất cần thiết của người sinh viên sư phạm, để chuẩn bị
những hành trang tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh đó tự rèn
luyện sẽ tạo ra năng lực, tự quan sát, tự đánh giá, tự điều chỉnh, và từ
đó xuất hiện nhu cầu tự hoàn thiện bản thân.
Đặc biệt những cá nhân đứng đầu sẽ là tấm gương để các
sinh viên khác học tập và noi theo. Đó là các cán bộ Đồn – Hội, họ
phải là những người đi đầu trong các hoạt động các phong trào, luôn
là người chủ động lôi kéo và phải có bản lĩnh thật sự trong cơng tác.

Các cán bộ hồn thành tốt nhiệm vụ, có uy tín và tạo ra sức thuyết
phục đối với tập thể, và tổ chức.
Sinh viên sư phạm rèn luyện tốt tác phong, phong cách sư
phạm khi xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia
đình, xã hội. Việc phối hợp giữa các lực lượng này nhằm xây dựng
nên môi trường rèn luyện lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ
chức đồn thể tự giác, tích cực tham gia vào sự nghiệp “trồng người”.
Trong mối quan hệ ấy chúng ta phải xác định vị trí, vai trị của từng
lực lượng để có những hướng tác động phù hợp, đúng đắn.
KẾT LUẬN
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những
con người xã hội chủ nghĩa”. Đó là quan điểm của Hồ Chí Minh về
việc xây dựng xã hội mới. Quan điểm trên hoàn toàn đúng đắn và nó

23


×