Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Nên ăn dầu thực vật hay mỡ động vật? - Sự khác nhau giữa dầu thực vật và mỡ động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.17 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Nên ăn dầu thực vật hay mỡ động vật?</b>


<b>Dầu thực vật và mỡ động vật, loại nào tốt hơn vẫn là băn khoăn của nhiều người.</b>
<b>Dầu thực vật chiếm nhiều ưu thế bởi sự an toàn với đa số mọi người. Tuy nhiên,</b>
<b>cũng không nên loại bỏ hoàn toàn mỡ động vật ra khỏi chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.</b>
<b>Đặc điểm</b>


Dầu thực vật và mỡ động vật là hai loại chất béo có sự giống và khác nhau như sau:


<b>Giống:</b>


- Dầu mỡ đều không tan trong nước, mà chỉ hồ tan trong các dung mơi hữu cơ như:
ether, benzen, chlorofrom.


- Dầu và mỡ đều cung cấp một năng lượng như nhau: 1g cung cấp cho cơ thể 9kcalo.


- Dầu và mỡ được cấu tạo bởi các acid béo, là những hợp chất hữu cơ gồm carbon, hydro
và oxy.


<b>Sự khác nhau giữa dầu thực vật và mỡ</b>


<b>động vật</b>



Chất béo chủ yếu có ở 2 nguồn chính là mỡ động vật và dầu thực vật. Mỡ động vật là mỡ
lấy từ gia súc và gia cầm, hải sản như lợn, bò, gà, cá hồi... Trong khi đó, dầu thực vật là
nguồn chất béo lấy từ các loại hạt và quả có chứa dầu như ô liu, vừng, lạc, dừa, cọ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Dầu</i>


<i>thực vật chiếm nhiều ưu thế bởi sự an toàn với đa số mọi người</i>


- Dầu thực vật chứa nhiều a-xít béo khơng bão hóa, hầu hết khơng chứa cholesterol


(ngoại trừ dầu cọ, dầu dừa, dầu ca cao). Mỡ động vật chứa nhiều a-xít béo bão hịa, có
khả năng tạo ra cholesterol trong máu ngoại trừ một số loại như mỡ cá thu, cá trích, cá
hồi…


- Dầu thực vật giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu, hạn chế một số bệnh
liên quan đến hệ tim mạch. Trong khi đó, mỡ động vật làm tăng LDL trong máu, ngoại
<b>trừ các loại mỡ cá, có khả năng gây ra các bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, cao</b>
huyết áp…


- Ở nhiệt độ bình thường, dầu thực vật ở thể lỏng cịn mỡ động vật ở dạng đông đặc. Dầu
thực vật dễ được hấp thụ hơn mỡ động vật.


<b>Lựa chọn loại chất béo an toàn cho sức</b>


<b>khỏe</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>dùng chất béo từ thực vật nhưng không loại bỏ hoàn toàn mỡ động vật để tạo sự cân đối</b>
<b>trong khẩu phần ăn hàng ngày.</b>


<i>Tuy</i>


<i>nhiên, cũng không nên loại bỏ hoàn toàn mỡ động vật ra khỏi chế</i>
<i>độ dinh dưỡng mỗi ngày</i>


Thực tế, bạn nên biết cách duy trì tỷ lệ chất béo có trong dầu thực vật và mỡ động vật cân
đối theo độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên sử
dụng kết hợp cả 2 nguồn chất béo để trẻ tăng trưởng, phát triển toàn diện về thể chất và
tinh thần.


Với thanh thiếu niên và người trưởng thành, có sức khỏe bình thường, có thể sử dụng tỷ
lệ dầu/mỡ là 2/1 hoặc 3/1. Người trung và cao tuổi nên sử dụng dầu thực vật sẽ tốt cho


sức khỏe, hạn chế được một số bệnh của tuổi già.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Với những người bị mắc một số bệnh như béo phì, máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, xơ vữa
<b>động mạch, tiểu đường… tuyệt đối không sử dụng mỡ động vật, tốt nhất là dùng dầu</b>
thực vật, ăn các loại cá có lợi cho sức khỏe cùng nhiều rau xanh và hoa quả tươi.


<i>Nhưng dù sao, bạn cũng nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ để</i>
<i>tránh nguy cơ các bệnh béo phì, máu nhiễm mỡ...</i>


Theo các nghiên cứu khoa học, một người bình thường nên ăn từ 7 - 8 g dầu thực vật mỗi
ngày là đủ lượng cần thiết cho cơ thể. Tránh sử dụng quá nhiều, dầu thực vật dễ bị oxy
hóa, sản sinh ra một số chất không tốt cho sức khỏe.


</div>

<!--links-->

×