Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Trị chứng viêm thận - bể thận bằng Đông y - Điều trị viêm thận bằng Đông y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.42 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Trị chứng viêm thận - bể thận bằng Đông y</b>



Viêm thận - bể thận là bệnh viêm của tổ chức nhu mô thận do nhiễm khuẩn, là loại bệnh
tiết niệu hay gặp có các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt, đau vùng thắt lưng và tiểu
buốt, tiểu rắt. Bệnh hay gặp ở phụ nữ nhất là thời kỳ thai nghén.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trạch tả.


Theo y học cổ truyền bệnh viêm thận - bể thận thuộc phạm trù chứng “lâm” hoặc chứng
“yêu thống”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thực phức tạp.


Theo y học cổ truyền, thấp nhiệt độc xâm phạm thận bàng quang có thể là từ bên ngồi
vùng âm hộ vệ sinh kém sinh thấp nhiệt độc, có thể do ăn nhiều chất béo ngọt tích tụ sinh
thấp sinh nhiệt, hoặc do bệnh nhiệt, tâm hỏa hạ chú tiểu tràng ảnh hưởng đến bàng quang,
hoặc do can khí uất sinh nhiệt, hoặc bệnh nhiệt các vùng khác trong cơ thể sản sinh thấp
nhiệt tà hạ chú bàng quang gây chứng nhiệt lâm, nhiệt bức huyết hành sinh chứng huyết
lâm, bàng quang khí hóa khơng thơng lợi sinh các chứng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu
buốt hoặc tiểu có mủ.


Thận khí hư là do thiên tiên bất túc, do phòng dục quá độ, do sinh đẻ quá nhiều, do lao
lực... thường có triệu chứng của lao lâm, cơ thể suy nhược, bệnh kéo dài, đau thắt lưng,
mỏi gối, thận âm hư, can dương vượng sinh đau đầu, hoa mắt mờ mắt, chóng mặt, tăng
huyết áp, bệnh nặng hơn dẫn đến thận dương hư, thấp trọc, thủy độc tích tụ nhiều trong
cơ thể dẫn đến suy thận. Tỳ khí hư là do bệnh lâu ngày, thấp nhiệt khốn tỳ, do lo nghĩ
nhiều, do lao động quá sức, ăn nhiều chất béo ngọt, rượu chè vô độ gây tổn thương tỳ, tỳ
khí hư nên tiểu nhiều lần, mệt mỏi chán ăn, bụng đầy, tiêu chảy, sụt cân, khó thở sinh
chứng lao lâm, khí lâm.


Đơng y điều trị viêm thận - bể thận: Tùy thể bệnh mà dùng các bài thuốc cụ thể.



Thể bàng quang thấp nhiệt: Gai rét phát sốt, tiểu đau, tiểu gấp tiểu nhiều lần, bụng dưới
đầy đau, lưng đau, rêu lưỡi vàng nhày, mạch nhu sác hoặc hoạt sác.


- Phép trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm.


-Bài thuốc: Biển súc 15g, hoạt thạch 15g, cù mạch 12g, mộc thông 8g, chi tử 12g, kim
ngân hoa 15g, liên kiều 12g, ô dược 10g, xa tiền tử 15g (bọc vào túi khi sắc), cam thảo
6g. Sắc uống ngày một thang.


Thể can đởm uất nhiệt: Sốt và rét xen kẽ, người khó chịu bứt rứt muốn nơn, chán ăn, lưng
đau, bụng dưới đau, tiểu nhiều lần mà nóng, rêu lưỡi vàng đậm, mạch huyền sác.


- Phép trị: Thanh lợi can đởm, thông điều thủy đạo.


- Bài thuốc: Long đởm thảo 12g, sơn chi 12g, hoàng cầm 12g, sài hồ 12g, sinh địa 15g,
trạch tả 12g, xa tiền tử (bọc vào túi khi sắc) 30g, mộc thông 8g, cam thảo 6g. Sắc uống
ngày một thang.


Thể thận âm bất túc, thấp nhiệt đinh lưu: Tiểu nhiều lần, tiểu đau, sốt nhẹ, váng đầu, ù tai,
mồ hôi trộm, họng khô môi táo, lưỡi đỏ không rêu, mạch huyền tế sác.


- Phép trị: Tư âm thanh nhiệt.


- Bài thuốc: Đơn bì 12g, phục linh 16g, trạch tả 12g, sơn dược 12g, sinh địa 16g, tri mẫu
12g, hoàng bá 12g, thạch hộc 16g, thạch vỹ 16g. Sắc uống ngày một thang.


Thể tỳ thận đều hư, thấp tà chưa hết: Ngoài các triệu chứng như thể thận âm bất túc nêu
trên, thêm chứng phù mặt và chân, chán ăn bụng đầy, tiêu phân lỏng, mệt mỏi, rêu lưỡi
trắng mỏng, lưỡi bệu sắc nhợt, mạch trầm tế vô lực.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Bài thuốc: Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, bạch linh 16g, đỗ trọng 12g, mộc hương 12g,
trần bì 6g, cẩu tích 15g, ý dĩ nhân 20g, trạch tả 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một
thang.


Chú ý: Trong điều trị bệnh viêm thận - bể thận, đối với viêm thận - bể thận cấp và thể cấp
diễn của viêm thận - bể thận mạn đều thuộc chứng thực nhiệt do chức năng khí hóa của
bàng quang rối loạn mà thấp nhiệt tà uẩn kết, cho nên phép trị là khu tà làm chính, dùng
thuốc thanh nhiệt giải độc liều lượng phải lớn, mỗi ngày có thể dùng 2 thang sắc uống.
Đối với viêm thận - bể thận mạn, bệnh kéo dài nhiều ngày, chính khí đã suy, bệnh thường
hư thực phức tạp nên trong điều trị cần chú ý bổ hư và cần kết hợp tốt với các phương
pháp điều trị theo Tây y.


</div>

<!--links-->

×