Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

5 ĐIỂM YẾU THƯỜNG GẶP KHI LÀM WEBSITE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.97 KB, 2 trang )

5 ĐIỂM YẾU THƯỜNG GẶP CỦA GIÁO VIÊN KHI TẠO
WEBSITE GIÁO DỤC
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục tại Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong vài năm qua, các giáo
viên phổ thông đã dần quen với "làn sóng thứ nhất": trào lưu sử dụng chương trình PowerPoint để
tạo các bài thuyết trình để giảng dạy, thực hiện tiết dạy mẫu, thi giáo viên giỏi, v.v ...Và giờ đây,
cộng đồng giáo viên đang bắt đầu tham gia vào "làn sóng thứ hai": tạo website hoặc blog để phục vụ
cho công tác giảng dạy của mình. Từ đây, nhiều bất cập của các website, blog do các giáo viên tạo ra,
dần thể hiện rõ. Bài viết nhằm cung cấp những hướng dẫn cần thiết cho các giáo viên muốn xây dựng
một website giáo dục hiệu quả và có thể phát triển lâu dài.
1. Chưa nhận định rõ trình độ của mình và chưa xác định đúng đối tượng
Qua kinh nghiệm làm việc, chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên rất tâm huyết với nghề và rất mong
muốn có một website để chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, các tư liệu giáo dục và cả...thể hiện bản thân
mình. Chính vì sự hăng hái đó, họ thường ngộ nhận hay bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng về bản thân
mình và về đối tượng thăm viếng website.
Có giáo viên mới lần đầu thực hiện được một website cho mình (nhờ vào các công cụ có sẵn) và chưa
có hiểu biết nhất định về ngôn ngữ web, nhưng đã mạnh dạn đứng ra nhận làm ...dịch vụ thiết kế
website, quảng cáo các khóa dạy thêm, dạy học trực tuyến, và yêu cầu người xem đóng phí. Bất kỳ
người nào từng làm việc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thiết kế website hoặc các khóa học trực
tuyến đều hiểu rõ các vấn đề về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng mà mình cần đáp ứng, và không dễ gì một cá
nhân với trình độ sơ khởi ban đầu có thể thực hiện thành công.
Và cũng chính vì chưa xác định rõ đối tượng viếng thăm website, nên một số giáo viên thường xây
dựng các website với mọi chủ đề: môn học mình giảng dạy, tin tức trên các báo, các video clip dạy
nấu ăn, dạy thắt cravate, các đoạn video clip bóng đá, các bài viết tâm sự về tình cảm, giới tính, giới
thiệu phần mềm bẻ khóa,... Những website này làm người viếng thăm thật sự bối rối vì họ không rõ
nội dung website và người thực hiện muốn hướng đến điều gì. Anh ta đang dạy môn học X, Y dành
cho học sinh của mình hay anh ta đang làm một blog để bàn mọi chuyện trên trời dưới đất?
2. Chưa chuẩn bị tốt các tài liệu giáo dục phục vụ công tác giảng dạy của mình
Để xây dựng một website giáo dục hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy của mình, giáo viên cần
nắm rõ môn học mình giảng dạy, hiểu được những vấn đề nào thường gây khó khăn cho người học,
và tập trung đưa thêm nhiều tài liệu học tập giải thích cho vấn đề, hiện tượng mà mình không có thời
gian giảng nhiều trên lớp.


Đồng thời, họ cũng nên xây dựng các bài giảng, tài nguyên giáo dục theo sát chương trình mình đang
dạy và có thêm các liên kết dẫn đến các trang web bên ngoài có cung cấp thêm thông tin về đề tài đó.
Làm được những công việc trên, giáo viên sẽ thể hiện được sự "am hiểu" chuyên môn của mình, đem
lại những cơ hội học tập thêm cho các em học sinh và là nguồn tham khảo thêm cho các đồng nghiệp.
Chúng tôi đã từng thấy những trang web và blog do giáo viên xây dựng mà nội dung thì phần "vui
chơi giải trí" nhiều hơn phần "học hành nghiêm túc".
3. Website mắc nhiều lỗi thiết kế
Do mong muốn website của mình độc đáo và đẹp, nhiều giáo viên sẵn sàng làm một banner có dung
lượng vài trăm KB, hình nền của web quá nhiều chi tiết và hoa văn làm cho nội dung bên trên không
thể đọc được một cách rõ ràng. Một chuyên viên thiết kế web biết rõ rằng, một banner nên có dung
lượng tối đa khoảng 50KB hoặc phải cắt nhỏ đối tượng đồ họa khi có dung lượng lớn hơn.
Cách tốt nhất để trang bị cho mình vài kiến thức căn bản về web là hãy dạo một vòng quanh các
website chuyên về thiết kế.
Khi dung lượng hình quá lớn, chúng ta đang bắt người học trả tiền truy cập web cho "xu hướng thẩm
mỹ" của chúng ta.
4. Thiếu tương tác
Quá trình học là một quá trình tương tác, dù đó là học trực tiếp mặt đối mặt hay học thông qua mạng.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên đã quên điều này. Website họ thiết kế ra thường chỉ chú ý chiều từ người
dạy đến người học, mà thiếu chiều ngược lại. Do đó, thầy cô cần thêm các mục liên hệ, viết lời bình,
chat trực tiếp, ...cho website của mình.
5. Thiếu cập nhật
Khi sự háo hức ban đầu vơi đi, nhiều giáo viên cũng không còn thiết tha gì chuyện cập nhật cho
website của mình. Mặc dù trên website của họ, tài liệu học tập vẫn còn chưa đủ phục vụ cho công
việc và người học. Sự trì trệ này xuất phát từ tâm lý: "Mình dạy học sinh trên lớp mà, có cần gì cái
website đâu!". Quả thật, chúng ta vẫn dạy học sinh chủ yếu qua những giờ trên lớp, nhưng chính
website giáo dục do mình xây dựng sẽ là cánh tay nối dài cho việc dạy và việc học. Dạy học không
còn bị bó gọn trong bốn bức tường khô cứng. Và nhiều học sinh, nhiều đối tượng ở nhiều vùng miền
khác sẽ có cơ hội tiếp cận những bài giảng của mình. Đó chính là cánh cửa để cho việc học trở thành
"học tập suốt đời" đúng theo tiêu chí của UNESCO và yêu cầu của thời đại thông tin ngày nay.
Kết luận: Vượt qua được các điểm yếu trên, các website do các giáo viên xây dựng chắc chắn trở

thành các "trung tâm học tập", các "trợ tá giảng dạy" cho việc dạy của người thầy và việc học của học
trò. Hơn nữa, rào cản địa lý sẽ không còn là trở ngại cho nhiều em học sinh nghèo nhưng hiếu học
trên đất nước chúng ta.

×