Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tải Văn mẫu lớp 6: Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh - Những bài văn mẫu lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.41 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh</b>



<b>Đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh</b>
<b>Bài làm</b>


Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vị đại, đồng thời là nghệ sĩ để lại những áng văn bài thơ bất hủ.
Người viết văn làm thơ là để giải phóng cảm xúc, ghi lại những khoảnh khắc đã trải qua
trong cuộc đời. Thơ Người đẹp và trong sáng như chính con người vậy. Bài thơ “Cảnh
khuya” được sáng tác trong thời điểm cuộc kháng chiến chống pháp đang diễn ra ác liệt.
Một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ hiện ra và nỗi niềm trăn trở của người về
việc nước việc dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bài thơ tuy chỉ có 4 câu, với những nét vẽ nhẹ nhàng, tinh tế đã kéo người đọc lạc bước
vào khung cảnh nên thơ, lạ kì.Mỗi câu thơ là một vẻ đẹp riêng, đan cài vào nhau tạo nên
một bức tranh vưà đẹp vừa trầm ngâm suy tư.


<i>Tiếng suối trong như tiếng hát xa</i>


<i>Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa</i>


Một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và trong lành giữa núi rừng mênh mông. Một phép
so sánh độc đáo, thú vị và đầy ấn tượng. Bác đã ví ‘tiếng suối” chảy róc rách như “tiếng
hát xa”. Lấy gần để tả xa. Tiếng ruối reo giữa núi rừng, vang vọng lại, trong trẻo như
tiếng hát của ai đó vọng lại từ nơi xa. Không gian của buổi tối thanh tịnh, vắng lặng
dường như bị thức tỉnh bởi tiếng suối réo rắt ấy. Người đọc có thể mường tượng ra khung
cảnh nên thơ, trữ tình.


Hình ảnh “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” ở hai câu thơ thứ hai là một hình ảnh đẹp,
đầy chất thơ. Ánh trăng dường như tràn ra, bao trùm lấy khu rừng, lấy muôn hoa lá cành.
Vẻ đẹp của đêm trăng khiến cho cả không gian như bừng sáng lên đầy thi vị. Điệp từ
“lồng” diễn tat sự quấn quýt, đan cài lấy nhau của trăng, của hoa, và lá.



Phải thật tinh tế, thật thi vị mới có thể thấy được vẻ đẹp của ánh trăng khi rọi xuống mọi
cảnh vật vào ban đêm như thế.


Chỉ với hai nét phác họa, Bác Hồ đã như một họa sĩ vẽ lên bức tranh thiên nhiên tuyệt
đẹp, thơ mộng, huyền ảo, quấn quýt giữa rừng núi hoang vu. Nhịp thơ đều đều, giọng thơ
vang vang khiến người đọc chìm vào một thế giới thanh tịnh biết bao.


Đến hai câu thơ cuối mới xuất hiện nhân vật trữ tình;


<i>Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ</i>


<i>Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà</i>


Thiên nhiên tươi đẹp hiện lên một con người “chưa ngủ”. Phải chăng “Cảnh khuya như
vẽ” là có thực hay chỉ là hình ảnh con người là điểm xuyết của khung cảnh đêm tĩnh lặng,
tươi đẹp như thế. “Người chưa ngủ” ở đây là vì điều gì. Là vì thiên nhiên tươi đẹp và thơ
mộng như thế này hay cịn vì một nỗi niềm nào khác.


Đất nước ta đang trong thời kì kháng chiến ác liệt, nỗi trăn trở thao thức luôn chồng chất
trong suy nghĩ của Bác Hồ. Có lẽ bởi thương nước, thương dân nên bác không ngủ được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

dân cho nước. Một con người cao cả, vĩ đại.


Dù thiên nhiên tươi đẹp cũng không khiến cho bác lơ là việc nước. Và ngược lại dù việc
nước bận bác cũng vẫn luôn giữ được tâm thế ung dung, tự tại, yêu thiên nhiên và hịa
mình với thiên nhiên.


</div>

<!--links-->

×