Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.16 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Lập dàn ý hãy tả lại một cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về lớp 6</b>
<b>Bài tham khảo 1</b>
<b>a) Mở bài</b>
Giới thiệu khái quát về loài cây mà em dự định miêu tả? (nó bắt nguồn từ đâu? có phải là
loại cây đặc trưng của ngày tết hay không?)
<b>b) Thân bài</b>
- Miêu tả các bộ phận của cây (thân, lá, hoa).
- Thời gian hoa nở?
- Loài hoa ấy tượng trưng cho điều gì trong ngày tết.
- Nhà em có hay chơi loại hoa ấy vào ngày tết khơng? Hình ảnh của lồi hoa ấy làm cho
khơng khí tết có thêm hương vị như thế nào?
<b>c) Kết bài</b>
Mỗi khi nhìn lồi hoa ấy nở cảm xúc của em như thế nào? Ấn tượng sâu sắc nhất mà loài
hoa ấy để lại trong em là gì?
<b>Bài tham khảo 2</b>
<b>I. Mở bài</b>
Giới thiệu cây mai vàng đang nở hoa.
<b>II. Thân bài</b>
a. Tả bao quát
Dáng vẻ của cây mai (lớn hay bé, cao bao nhiêu?)
- Được trồng trong chậu hay ở vườn?
- Gốc mai, thân mai?
- Cành mai xòe ra xung quanh như hĩnh chữ V. Thân và cành đều nhỏ dần về-phía ngọn,
mây hôm trước chưa ra nụ, trông trơ trụi và khẳng khiu.
- Nụ hoa bằng hạt đậu trắng, vỏ vẫn còn xanh nhưng đã hé ra mấy vệt vàng.
- Những bơng hoa đã nở thì thật rực rỡ: Mỗi bơng là một ngôi sao năm cánh màu vàng
thắm...
- Nhị hoa là một cái hạt xanh xanh nằm giữa cái tua vàng.
- Bên cạnh những chùm hoa, chùm nụ, có những chồi xanh nho nhỏ.
<b>III. Kết luận</b>
Hoa mai là hoa ngày Tết; vẻ đẹp của nó quyến rũ tất cả mọi người.
<b>Bài tham khảo 3</b>
<b>1. Mở bài:</b>
* Giới thiệu chung:
- Cây mai của ai? ở đâu?
- Được trồng từ bao giờ?
<b>2. Thân bài:</b>
* Tả cây mai:
- Cảnh tuốt lá cho cây mai vào rằm tháng Chạp.
- Sau khi tuốt lá, mai ra nụ, hoa nỏ lác đác.
- Mấy ngày Tết, mai nở vàng rực...
* Cảm nghĩ của em:
- Cây mai gắn bó với người trồng.
- Ngắm hoa mai trong ngày Tết, lòng người náo nức niềm vui.
- Hoa mai tô đẹp thêm cho sắc xuân phương Nam.
<b>Bài tham khảo 4</b>
<b>1. Mở bài</b>
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc
- Thấy hoa đào nở là thấy xn về.
- Em thấy lịng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
<b>2. Thân bài</b>
2.1. Cây đào nhìn từ xa
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.
- Mùa đơng, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gị, khơng có sức sống.
- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây nư một ngọn đèn hồng rực
rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
2.2. Cây đào nhìn cận cảnh
- Ngày 28 tết, ơng lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên khơng bị uốn nắn.
- Mỗi đố hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
- Những bơng hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên khơng khí tết thật đầm ấm.
<b>3. Kết bài</b>
- Em rất yêu cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.
<b>Bài tham khảo 5</b>
<b>I. Mở bài</b>
Giới thiệu cây mai vàng trước ngõ nhà em
<b>II. Thân bài</b>
a. Tả bao quát
Dáng vẻ của cây mai (lớn hay bé, cao bao nhiêu?)
- Được trồng trong chậu hay ở vườn? Ai trồng
b. Tả chi tiết từng bộ phận
- Gốc mai, thân mai?
- Cành mai xòe ra xung quanh thân và cành đều nhỏ dần về-phía ngọn, mây hôm trước
chưa ra nụ, trông trơ trụi và khẳng khiu.
- Nụ hoa bằng hạt đậu trắng, vỏ vẫn còn xanh nhưng đã hé ra mấy vệt vàng.
- Những bơng hoa đã nở thì thật rực rỡ: Mỗi bơng là một ngôi sao năm cánh màu vàng
thắm...
- Nhị hoa là một cái hạt xanh xanh nằm giữa cái tua vàng.
<b>III. Kết luận</b>
Hoa mai là hoa ngày Tết; nó thật là đẹp em rất yêu quý nó
Bài tham khảo 6
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về mùa xuân, về cây hoa đào những dịp tết
Khi cơn gió lạnh lẽo của mùa đơng thưa dần, thay bằng những hạt mưa phùn lất
phất trên chồi xanh của hoa đào mới nhủ, ta chợt nhận ra: xuân sắp về. Và hoa đào,
từ bao giờ đã trở thành sứ giả của mùa xuân!
II. Thân bài
1. Miêu tả khái quát
Cây đào phai được bố đến tận vườn hoa để chọn và đưa về trong ngày 24 tết, đặt
trong chiếc chậu sứ màu trắng với những hoa văn đơn giản nhưng rất tinh tế.
Nhìn từ xa, cây đào như một cây nến không lồ với những búp hoa hồng như những
búp nến tươi hồng đang đốt lửa trong lòng xuân và đất trời
Cây có thế quần tụ tạo bởi thân chính cao, các tán phụ bao xung quanh tạo bằng
những cành thấp nhỏ hơn...
Dưới gốc cây được trang trí những chiếc cỏ giả, cùng với những phong bao lì xì,
câu đối được treo trên cây khốc thêm cho cây đào một bộ áo trẻ trung và rực rỡ
hơn
2. Miêu tả chi tiết
Gốc đào xù xì, to bằng bắp tay con người
Thân cây màu nâu sẫm, sần sùi với một trục chính và các thân nhỏ tỏa ra từ đó.
Từ những cành đào lại tỏa ra vô vàn những cành nhỏ hơn, có khi chỉ như cây đũa
hay cái tăm
Lá hoa đào xanh mơn mởn, giúp cho những chiếc cành không trở nên khẳng khiu,
trơ trụi. Lá đào nhỏ, xung quanh viền lá là những chiếc răng cưa nhỏ.
Những chồi non nhỏ xíu lấm tấm trên màu nâu thẫm của cành đem đến một nguồn
năng lượng mà sức sống mới, một khởi đầu đầy tươi mới.
Những cánh hoa hồng nhạt, mong manh còn e ấp nở dần từng cánh hoa để trơng
mắt nhìn ra thế giới tươi đẹp bên ngoài. Cánh này bao bọc cánh kia để che chở cho
nhị hoa màu vàng tươi ở trong.
Bông này gọi bông kia, rồi trong một cành, trong một cây, những cánh hoa đua
nhau khoe nở, cùng với màu xanh của lá, màu nâu của cây góp phần tơ điểm cho
bức tranh xuân tươi mới đầy sức sống.
Những cánh hoa hồng phai khi sắp tàn, những cánh hoa dần lìa cành, nhẹ nhàng rơi
trên thềm nhà tạo nên một tấm thảm màu hồng thật đẹp.
3. Ý nghĩ của hoa đào
Hoa đào mang màu hồng của sự tươi mới, ấm áp và màu xanh của những chồi non
mơn mởn là đem lại sự ấm áp cho gia đình, xua đi cái lạnh lẽo của mùa đông buốt
giá, là biểu tượng của sự sống, của hi vọng về một khởi đầu tốt lành.
Cây hoa đào còn đi vào trong tiềm thức và tâm linh của con người. Theo truyền
thuyết của Trung Quốc, hoa đào cịn là lồi cây giúp mọi người có thể xua đuổi ma
quỷ.
III. Kết bài
Cuộc sống ngày càng vội vã. Có thể bạn khơng kịp ngước lên trời để nhận ra những đàn
én đưa thoi nhưng chỉ cần thấy cây đào, những nụ đào đang e ấp. Ta chợt nhận ra: Xuân
đã về, mùa yêu thương đã tới.
Bài tham khảo 7
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu cây mai, cây mai vào dịp Tết.
Nếu đào là loài cây biểu tượng đặc trưng cho cái Tết sum vầy, hạnh phúc của người miền
Bắc thì ở miền Nam, cây mai là lồi hoa khơng thể thiếu trong những ngày mùa xuân. Vì
thế dịp Tết vừa rồi, gia đình em cũng sắm một cây để trang trí nhà cửa, cầu chúc một năm
mới an khang thịnh vượng.
II. Thân bài
1. Miêu tả hình dáng cây hoa mai
Ba em trồng cây trong một chiếc chậu sứ màu trắng, đặt ở trong sân nhà. Cịn mẹ
và em thì treo những câu đối đỏ, những phong bao lì xì kèm theo lời chúc Tết, treo
cả dây đèn nhấp nháy để trang trí cho cây.
Cây mai khơng cao, chỉ chừng hơn nửa mét nhưng thế đứng lại hiên ngang, vững
chắc.
Gốc mai cằn cỗi, xù xì lớp vỏ, nổi cả lên trên mặt đất.
Thân cây với vỏ thô cứng, thường được những bác làm vườn uốn cong cách điệu,
nhìn rất dun dáng.
Lá mai thon dài, mép có hình răng cưa. Lúc lá non có màu xanh phơn phớt hồng,
càng về sau lá càng dài và đậm hơn.
Hoa mai nở thành từng chùm, màu vàng tinh khiết như ánh nắng ban mai, có
cuống dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo.
Hoa mai mỏng manh đến vậy được nâng đỡ bởi đài hoa xanh xanh màu ngọc bích,
là biểu tượng cho vẻ đẹp trang nhã, thanh khiết.
Vẻ đẹp của cây mai như gọi mời ong bướm từ phương xa đến để chiêm ngưỡng.
Tiếng chim ríu rít, bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh như ngợi ca
vẻ đẹp tuyệt vời của cây.
2. Ý nghĩa
Hoa mai được chọn là biểu tượng cho sức sống của mùa xuân vì trong tiết đông giá
lạnh, trong khi vạn vật như đang run rẩy, úa tàn, thì hoa mai vẫn tinh khơi bừng nở
bên những lộc non mơn mởn.
Hoa mai là nguồn thi hứng dồi dào, là hình tượng đẹp trong văn chương.
Cây mai có thân thẳng tượng trưng cho sự bất khuất và ý trí kiên cường, được xem
là vật tượng trưng cho khí chất, phẩm cách cao thượng là liêm khiết của người
quân tử.
Màu vàng của hoa mai mang lại thịnh vượng và là màu của đại cát trong phong
thủy trong năm mới.
Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc: khoái lạc, hạnh phúc, trường thọ,
thuận lợi, hịa bình, lại hợp âm dương ngũ hành của Trung Quốc Kim – Mộc –
Thủy – Hoả – Thổ.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về cây mai nói riêng và cây mai ngày Tết nói chung.
Đến rồi đi, nở rồi tàn theo năm tháng. Nhưng cây mai đã sống trọn kiếp đời cây, ban phát
vẻ đẹp cho trần thế, gọi mùa xuân đến vui cùng. Cây mai đã trở thành biểu tượng của mùa
xuân, của vẻ đẹp cao khiết, của tâm hồn người Việt Nam bình dị và chan chứa yêu
thương.