Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tải Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng cháu Tiên - Kể chuyện Con Rồng cháu Tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.28 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Kể lại câu chuyển để giải thích vì sao người Việt Nam tự</b>


<b>xưng là Con Rồng cháu Tiên lớp 6</b>



<b>Kể chuyện Con Rồng cháu Tiên - Bài tham khảo 1</b>


Cu Mít nhà tơi năm nay mới 5 tuổi nhưng rất thích học làm người lớn. Tối nào
cũng vậy, cứ bảy giờ tối là cu cậu ngồi trước màn hình ti vi xem thời sự cứ như
ơng cụ non. Hôm ấy, cũng như thường lệ, cu cậu đang xem rất chăm chú thì
bỗng thấy gãi đầu gãi tai. Một lúc sau thì chạy ra hỏi nhỏ tơi: “Anh Tí ơi! Sao
trên ti vi cứ bảo người Việt Nam ta là con Rồng cháu Tiên. Họ nói sai phải
khơng anh. Anh em mình là con của ba mẹ và ơng bà đấy chứ! Anh Tí nhỉ?”.
Nhìn cu Mít ngây ngơ mà tơi phì cười. Tơi xoa đầu Mít và bảo: “ừ, anh em
mình đúng là con của ba mẹ và cháu của ông bà, nhưng nguồn gốc xưa kia của
chúng ta là con cháu Rồng Tiên. Hôm trước được học bài “Con Rồng cháu
Tiên” anh mới biết đấy. Để anh kể cho Mít nghe nhé!”. “Vâng ạ!” - Cu Mít mắt
sáng như bắt được một chú siêu nhân khổng lồ vậy. Mít ta chăm chú nhìn tơi
chờ đợi. Hắng giọng, tôi bắt đầu kể:


Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ được gọi là Bắc Bộ, có một vị thần
thuộc nòi Rồng, con trai của thần Long Nữ, tên là Lạc Long Qn. Thần trơng
rất khác lạ. Mình rồng, sống ở dưới nước, chỉ thỉnh thoảng thần mới lên trên
cạn thơi! Thần có sức khoẻ vơ địch, hơn cả siêu nhân và có nhiều phép lạ hơn
cả Tơn Ngộ Không. Thần rất tốt bụng. Không những giúp dân diệt trừ Ngư
Tinh, Hồ Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành - mà Thần còn
dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cả cách ăn ở. Khi xong việc, Thần thường
về thuỷ cung chăm sóc mẹ. Chỉ khi có việc thần mới hiện lên.


- Ước gì em được gặp Thần nhỉ? Cu Mít chen vào.


- Trật tự nào! Anh đang kể mà.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

yêu nhau rồi trở thành vợ chồng giống như ba và mẹ của Mít và anh Tí ý
-Thấy cu Mít có vẻ hiểu, tơi nói tiếp - Hai thần sống ở cung điện Long Trang rất
to và đẹp. Bên ngồi cịn có bao nhiêu là hoa thơm cỏ lạ vả nhiều muông thú
dạo chơi, vui đùa. Được ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh thì một chuyện
kì lạ đã xảy ra. Nữ thần sinh ra một bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm
người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thuờng. Đàn con không cần bú mớm mà lớn
nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, ai cũng khoẻ mạnh như cha.


Cuộc sống của họ cứ thế êm đềm diễn ra nhưng Lạc Long Quân vốn quen ở
nước, sống mãi trên cạn không quen nên thường hay buồn rầu. Cuối cùng,
không chịu nổi, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thuỷ
cung. Một mình ở lại ni con, Âu Cơ tháng ngày chờ mong trong buồn tủi.
Không chịu nổi cảnh ngóng trơng dài đằng đẵng, Âu Cơ gọi chồng lên than
thở:


- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, khơng cùng thiếp ni các con?


Lạc Long Qn bèn nói:


- Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ ở
cạn, người ở nước, tính tinh, tập qn khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một
nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi
con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi
có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn ước.


Nàng Âu Cơ nghe theo và đưa con lên đường.


Người con trường theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.
Mít có nhớ năm ngối Mít được ba mẹ cho đi hội đền Hùng khơng. Đó chính là
đền thờ các Vua Hùng - con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ đấy.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Chính bởi thế mà hiện nay, người Việt Nam ta - con cháu Vua Hùng - khi nhắc
đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.


Giờ thì Mít đã hiểu tại sao các cô phát thanh viên lại bảo người Việt Nam là
con Rồng cháu Tiên chưa? - Tôi hỏi.


- Rồi ạ! - Mít đáp nhanh nhảu - Mít cũng là con Rồng cháu Tiên phải khơng
anh Tí?


- Ừ! Đúng rồi. Vì thế nên Mít phải nghịch ít thôi, chăm học đọc, học viết vào
để xứng danh con cháu Tiên Rồng.


- Em biết rồi ạ!


Nhìn cu Mít vui sướng vì được nghe chuyện, tơi lấy làm tự hào lắm Tơi thấy
mình cũng oai ra phết, ít ra tôi cũng hiểu rất rõ về nguồn gốc của dân tộc
-nguồn gốc Rồng Tiên.


<b>Kể chuyện Con Rồng cháu Tiên - Bài tham khảo 2</b>


“Thích quá! Thích quá!”. Tiếng reo của tất cả chúng em vang lên giữa sân nhà
vào một đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít quanh bà ngoại để nghe bà
kể về câu chuyện “Con rồng, cháu Tiên”.


Bà kể rằng ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị
thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình
rồng, thường 1 dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có
nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - nhừng
loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi


và cách ăn ở, Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ; khi có việc cần,
thần mới hiện lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kỳ sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái
bọc trăm trứng; trăm trứng nỏ ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ
thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô,
khỏe mạnh như thần.


Thế rồi một hôm, Lạc Long qn vốn quen ở nước cảm thấy mình khơng thể
sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu
Cơ ở lại một mình ni con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng
gọi chồng lên và than thở:


- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?


- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở
cạn, người ở nước, tính tinh, tập qn khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một
nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biến, nàng đưa năm mươi
con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi
có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.


Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.


Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương,
đóng đồ ở đất Phong Châu đặt tên nước là Văn Lang; triều đình có tướng văn,
tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái gọi là Mị Nương khi cha chết thì
ngơi được truyền cho con trưởng. Mười mấy đời truyền nôi ngôi vua đều lây
hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.


Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng - khi


nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.


Nghe xong câu chuyện, em càng hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyền thuyết
này là nói lên nguồn gốc của dân tộc Việt Nam chúng ta. Càng hiểu bao nhiêu,
em lại càng tự hào về tổ tiên của mình bấy nhiêu và tự hứa với lòng là sẽ cố
gắng sống, học tập, lao động sao cho xứng đáng là con Rồng, cháu Tiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Nhiều lúc, chúng ta tự hỏi: "Dân tộc Việt Nam sinh ra từ đâu nhỉ ? Tại sao
người Việt lại xưng là con Rồng, cháu Tiên". Để biết được điều này, chúng ta
cùng đến với truyện Con Rồng cháu Tiên nhé.


Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt – bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta — có
một vị thần tên là Lạc Long Qn. Thần mình rồng, là con trai thần Long Nữ.
Thần sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng hiện lên giúp dân diệt trừ yêu quái và
dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Ở vùng núi cao phương Bắc khi ấy có một
nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc họ Thần Nơng, tên gọi Âu Cơ. Nghe nói vùng
đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc
Long Quân. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung
điện Long Trang.


Ít lâu sau, Âu Cơ có thai. Thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm
trứng, sau trăm trứng nở ra trăm người con trai khôi ngô tuấn tú. Đàn con cứ
lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm gì. Lạc Long Qn, vì khơng quen sống
trên cạn nên một thời gian sau trở về thuỷ cung, bỏ lại Âu Cơ cùng đàn con trên
cạn. Chờ mãi, chờ mãi mà chẳng thấy chồng về, Âu Cơ bèn gọi chồng lên than
thở. Lạc Long Quân đành phải nói với Âu Cơ rằng, hai người khơng thể tiếp
tục cùng nhau chung sống vì tập quán, nơi sinh… khác nhau. Âu Cơ cùng Lạc
Long Quân chia đàn con, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi
người con theo mẹ lên rừng, cùng cai quản bốn phương.



Ngựời con trai trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng
đơ ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, mười
tám đời vua Hùng đều lấy hiệu là Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về
sau, người Việt Nam ta – các con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của
mình thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.


Câu chuyện đến đây là kết thúc. Bằng trí tưởng tượng phong phú, truyện "Con
Rồng cháu Tiên" đã giải thích, suy tơn nguồn gốc giống nịi và thể hiện ý
nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

×