Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tải Soạn bài lớp 7: Tiếng gà trưa - Soạn bài môn Ngữ văn lớp 7 học kì I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.94 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Soạn bài: Tiếng gà trưa</b>


<b>TIẾNG GÀ TRƯA</b>
<b>(Xuân Quỳnh)</b>
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM


1. Tác giả


Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà
thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi,
rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường
giản dị trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con,… Thơ bà biểu lộ những rung cảm và khát
vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm.


2. Tác phẩm


Tiếng gà trưa là một bài thơ ngũ ngôn, được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của
cuộc kháng chiến chống Mĩ . Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ
và tình bà cháu. Từ đó, nó khắc sâu hơn tình yêu đối với đất nước, quê hương.


II. KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là
hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ
một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.


2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp
đẽ của tuổi thơ:


- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.



- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo
cho cháu.


- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà
(tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà
tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược
lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.


4. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngơn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu,
các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.


- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách,
có khi khơng chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài
thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.


- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các
khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh
tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một
hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ
liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.


III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc


Đọc chậm rãi, rõ ràng từng câu thơ, chú ý một số điểm nhấn đặc biệt:
- Những câu ba chữ ("Tiếng gà trưa") cần ngắt nghỉ lâu hơn.



- Điệp khúc "Này con gà mái mơ.... Này con gà mái vàng...", đọc nhấn vào những chữ
"Này" để thể hiện sắc thái liệt kê như là những hình ảnh quen thuộc lướt qua nỗi nhớ của
người chiến sĩ.


- Đoạn thơ cuối đọc bằng giọng truyền cảm, trữ tình (đọc nhẹ nhàng, hơi lên cao giọng
như tiếng người cháu gọi bà).


2. Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này?
Gợi ý:


- Tình cảm đó được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào?


</div>

<!--links-->

×