Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tap lam van so 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.6 KB, 11 trang )

Đề 3 nhé:
Mai vàng là một loại hoa mai có hoa màu vàng, khác với các loại hoa mai ở Trung Quốc, hay
nhắc đến trong thi ca cổ là có màu trắng. Trên thế giới có ít nhất là 50 loài mai vàng phân bố rải
rác ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, song chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và
châu Phi.
Mai và đào chính ra cùng dòng họ, nhưng về sau các nhà thực vật học nghiệm thấy đào (peach)
hay mơ (apricot), mận (plum hay prune) và anh đào (cherry) là loại ra quả, nên tách riêng dòng
họ mai ra. Mai có nhiều màu như: hoàng mai, hồng mai, và bạch mai. Ở Việt Nam người ta gọi
hồng mai là hoa đào hay mơ, nở hoa dịp đầu xuân.
Về loại mai vàng tại miền nam có nhiều. Nếu như hoa đào, chi mai là đặc sản của miền bắc vào
ngày tết, thì hoa mai vàng lại là đặc sản của miền nam. Mai vàng thuộc họ hoàng mai, là một
loại cây rừng. Cây mai vàng cũng rụng lá vào mùa Ðông, thân, cành mềm mại hơn cành đào.
Hoa mai vàng mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và
hơi thưa. Hoa màu vàng, có mùi thơm, e ấp và kín đáo. Mai vàng còn có giống sau khi cho hoa
còn kết quả màu đỏ nhạt bóng như ngọc, là mai tứ quí và nhị độ mai.
Mai trồng để lấy hoa vào dịp tết Nguyên đán được trồng từ hạt hay triết cành. Có thể trồng mai
vàng ngoài vườn, vào bồn hay vào chậu đều được. Mai ưa ánh sáng và đất ẩm. Người miền Nam
thường chơi hoa mai vàng vào những ngày tết. Còn giống hoa nước gọi là mai chiếu thủy, cây lá
nhỏ, hoa nhỏ mọc chùm trắng và thơm, thường trồng vào núi đá non bộ, ra hoa mùa xuân, cây
và cành được uốn tỉa lại thành cây thế.
Mai Tứ quý là một loại hoa mai vàng nhưng sau khi rụng cánh hoa còn lại đài hoa đỏ và hạt
xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen), chính vì vậy loài mai này còn có tên là Nhị độ mai
tức Mai nở hai lần.
Mai vàng nhiều cánh
Là loại mai vàng có nhiều cánh do lai tạo hoặc chọn lọc tự nhiên, những loài này luôn có hoa
nhiều hơn 9 cánh, không giống như mai vàng năm cánh truyền thống tỉnh thoảng có những
bông nhiều hơn 5 cánh.
thuyết minh về danh lam :
chùa Một Cột nằm ở phố chùa Một Cột , thuộc quận Ba Đình , bên phải lăng Chủ tịch HCM , xây
dựng năm 1049.Đây là 1 cụm kiến trúc , gồm ngôi chùa và tòa đài xây giữa hồ vuông.
Cả cụm có tên là chùa Diên Hựu và đài Liên Hoa , đài này lâu nay quen gọi là Chùa Một Cột-


hình vuông , mỗi bề 3m, mái cong , dựng trên cột đá hình trụ , cột có đường kính 1.20m , cao
4m ( chưa kể phần chìm dưới đất)đỡ 1 hệ thống ~ thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố ,
đỡ cho ngôi nhà dựng bên trên như 1 đóa sen vươn thẳng trên khu ao hình vuông có lan can
bằng gạch bao quanh. Từ bên ngoài có lối nhỏ bằng gạch đi qua ao , đến 1 chiếc thang xinh xắn
dẫn lên Phật đài. Trên cửa Phật đài có biển đề:" Liên Hoa Đài"(đài hoa sen) hgi nhớ hgi nhớ sự
tích nằm mộng của vua Lí Thái Tông dẫn tới việc xây chùa. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép:"Lí
Thái tông(1028-1054)chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen , vua cũng đc. dắt lên
toà. Khi tỉnh giấc , vua đem việc ấy hỏi các quan...Có ng` khuyên vua làm chùa , dựng cột đá ở
giữa ao , làm tòa sen của Phật đặt trên cột đá như đã thấy trong mộng , để các sư chạy đàn ,
tụng kinh cầu cho vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu ( kéo dài cõi phúc). Chưa rõ qui mô
của chùa vào thời điểm đó như thế nào , chứ qui mô của Liên Hoa Đài thì có 1 tấm bia cổ có ghi
lại:'...Đào hồ Linh Chiều, giữa hồ vọt lên 1 cột đá , đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh trên hoa
sen dựng tòa điện màu xnah đặt pho tượng Quan Âm.Vòng quanh hồ là dãy hành lang . LẠi đào
ao Bích Trì , mỗi bên đều có cầu vồng bắc để đi qua. Phía sân cầu đằng trước , 2 bên tả hữu xây
tháp lưu li". Như vậy thì qui mô Liên Hoa ĐÀi thời Lí to hơn bây giờ nhiều , cả ~ bộ phậnn hợp
thành và hình dạng cũng phong phú hơn.
Thực tế , cụm chùa Một Cột đã qua nhiều lần sửa chữa. này 11-9-2954 trước khi rút, quân đội
Pháp còn cho nổ mìn phá hủy Liên hoa Đài. Khi quân đội ta về tiếp quản thủ đô HN , Chính Phủ
đã hco làm lại như cũ và đến tháng 4-1955 thì hoàn thành. Cạnh chùa còn có 1 cây bồ đề do
Tổng thống Ấn độ Pra- xát tặng Chủ tịch HCM trong dịp Người sang thăm nước này. Chùa Một
Cột đã đc. Bộ Văn hÓa xếp hạng di tích lịch sử , nghệ thuật , kiến trúc ngày 28-4-1962
Chùa Giác Lâm
Vị trí bề thế, nhưng quy mô lại khiêm tốn, chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất
của thành phố Hồ Chí Minh đã được Bộ Văn hóa ra quyết định số 1288 VH/QĐ ngày 16 - 11 -
1988 công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa. Chùa tọa lạc ở số 118 đường lạc Long Quân,
phường 23, quận Tân Bình, trong vùng Phú Thọ Hòa.
Chùa vốn ở trên gò Cẩm Sơn, còn gọi là Cẩm Đệm và Sơn Can, do ông Lý Thụy Long, người
Minh Hương, quyên tiền của xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744), đời Chúa Nguyễn
Phúc Khoát. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả khu vực này như sau:
rộng ba dăm, cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa

thế tuy nhỏ mà có nhã thú. Thi nhân du khách, mỗi dịp tết Thanh minh, Trùng cửu rảnh rỗi, kết
bầy năm ba người đến mở tiệc thưởng hoa, chuốc chén ngâm vịnh, ngó xuống chợ búa rộn ràng
xa cách ra ngoài tầm mắt,?"
Năm 1772, Hòa thượng Viên Quang thuộc dòng Lâm tế tới trụ trì, từ đó mới đổi tên là Giác Lâm.
Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu. Lần thứ nhất, vào khoảng năm 1799 - 1804, Hòa thượng
Viên Quang cho xây lại ngôi chùa. Đến năm 1906 - 1909, Hòa thượng Hồng Hưng với sự giúp
sức của Hòa thượng Như Phòng, đã cho tôn tạo lại ngôi chùa một lần nữa. Các sự kiện này được
ghi lại trong đôi liễn mừng lạc thành, nay còn treo ở chánh điện.
Khuôn viên chùa khá rông, nằm lọt giữa phố phường đông đúc, chung quanh là những bức
tường xây. Qua cổng chùa, ngay giữa sân có dựng tượng Bồ - tát Quan Thế Âm dưới bóng cây
bồ đề tán lá xanh tốt. Đây là cây bồ đề do Đại đức Narada mang từ SriLanca sang trồng ngày
18-6-1953. Nhân dịp này Ngài cũng cúng cho chùa Xá-Lợi Phật Thích-ca.
Ngày 17 tháng 6 năm 1994, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thánh Bảo tháp
Xá-lợi và cung nghinh Xá-lợi Phật từ chùa Long Vân, Bình Thạnh về chùa Giác Lâm, tôn trí tại
Bảo tháp (nguyên từ năm 1953, Xá-lợi Phật được đưa về tôn trí tại chính điện chùa Long Vân).
Bảo tháp gồm 7 tầng, hình lục giác, mỗi tầng đều có mái ngói, cửa ra vào. Tháp được xây từ
năm 1970 theo đồ án của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến năm
1993 mới được tiếp tục. Tháp cao 32m, mặt hướng Đông, là một trong những bảo tháp lớn và
nổi triếng nhất thành phố.
Ngôi chùa có hình chữ nhật, dài 65m, rộng 22m, gồm 3 lớp nhà chính: chánh điện, giảng đường
và nhà trai, không kể các dãy nhà phụ. Chùa có tất cả 98 cột. Trên cột có khắc 86 câu đối dính
liền, chữ thếp vàng, khung viền chung quanh được trạm trổ rất công phu. Các đầu kèo đều tạc
hình đầu rồng. Các bàn thờ trong chánh điện đều được làm bằng gỗ quý nên rất chắc chắn. Gian
giữa có ba tấm bao lam hình Tứ quí (mai, lan, cúc, trúc), Tứ linh (long, lân, qui, phụng) và Cửu
Long.
Chùa có 113 pho tượng cổ, chủ yêu bằng danh mộc (gỗ mít nài) được sơn son thếp vàng. Ngoài
ra có 7 pho tượng đồng. Toàn bộ tượng, bao lam, ghế bàn, bảo tháp đều được chạm khắc cực
kỳ tinh xảo. Pho tượng Phật cổ nhất ở chùa là tượng đức Phật Thích-ca Mâu-ni ngồi trên tòa sen,
bằng gỗ, cao 0,65m; bề ngang hai gối 0,38m, được tôn trí ở giảng đường, có niên đại vào
khoảng thế kỷ XVIII. Toà Cửu Long diễn tả sự tích đức Phật Thích-ca đản sinh, được đúc bằng

đồng, tôn trí ở bàn thờ chánh điện. Khá đặc sắc về nghệ thuật tạc tượng là hai bộ Thập bát La-
hán. Bộ La-hán nhỏ, mỗi pho tượng cao khoảng 0,57m (tượng cao 0.50m và đế cao 0.07m)
được tạo tác vào đầu thế kỷ XIX; bộ La-hán lớn, mỗi pho tượng cao khoảng 0.95m (tượng cao
0.80m và đế cao 0.15m) được tạo tác vào những năm đầu thế kỷ XX, đặt hai bên điện Phật ở
chánh điện.
Bên trái khuôn viên chùa có khu mộ tháp của các vị Tổ đã trụ trì ở đây: Viên Quang, Hải Tịnh,
Minh Vi, Minh Khiêm, Như Lợi, Như Phòng,... Ở đây còn có cả tháp của Tổ Phật Ý, thầy của Tổ
Viên Quang, trụ trì Sắc tứ Từ Ân, được dời về chùa Giác Lâm vào năm 1923.
Áo dài
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục cá biệt, khi nhìn cách phục sức của họ, chúng
ta nhận biết họ thuộc quốc gia nào. Người Nhật Bản có chiếc áo Kimono, người Trung Hoa đời
Măn Thanh có chiếc áo Thượng Hải mà quí bà quí cô thường gọi là áo "xường xám", người Đại
Hàn, người Phi, người Thái v.v. Người Việt Nam, chúng ta hănh diện về chiếc áo dài, được trang
trọng nâng lên ngôi vị quốc phục, cũng có người gọi một cách hoa mỹ hơn: "chiếc áo dài quê
hương".
Tài liệu đượcnhặt răi rác một số ít các tài liệu về chiếc áo dài được ghi chép rất vắn tắt trong các
sách sử. Ngoài ra, cũng còÌ£n có một ít tài liệu tìm thấy trên sách báo cũ, nhưng không ghi rỡ
xuất xứ. Tài liệu ghi trong sách cũ tuy vắn tắt, nhưng đáng tin cậy.
Nếu căn cứ theo tài liệu kể trên thìÌŠ chiếc áo dài Việt nam đă ra đời vào thế kỷ XVIII, trong
thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 1765) (?).
Từ đó đến nay chắc chắn chiếc áo dài Việt Nam cũng đă thay hình đổi dạng để thích nghi với
trào lưu tiến hóa và sự trường tồn của dân tộc. Sách Đại Nam thực lục tiền biên cũng có chép:
"Vào khoảng năm 1744 chúa Võ Vương ở phương Nam bắt dân gian cải cách y phục". Có lẽ vào
thời xa xưa đàn bà Việt Nam mặc áo thắt vạt và mặc váy. Ta đọc đoạn sử sau đây: "Đến đời
Minh Mệnh có lệnh cho đàn bà đường ngoài phải mặc quần, nhưng chỉ những người giàu sang ở
thành thị tuân theo,chứ ở nhà quê thì đến nay đàn bà cũng vẫn mặc váy." (Việt Nam Văn Hóa
Sử, Đào Duy Anh, trang 173).
Mặc dầu bị ngoại xâm và bị đô hộ lâu dài, nhưng tổ tiên ta vẫn khôn khéo duy trì một xă hội có
kỷ cương, tôn ti trật tự. Cứ nhìn vào trang phục và màu sắc để phân biệt giai tầng trong xă hội.
Sách Vũ Trung Tùy Bút chép:

"Đời xưa học trò và người thường, khi có việc công thì mặc áo xanh lam (thanh cát), lúc thường
thì mặc áo màu thâm (chuy y), người làm lụng thì mặc áo mùi sừng (quÌŠ sắc). Từ đời Lê về
sau thì sắc trắng ít dùng. Cứ trạng thái y phục gần nhất của người nưóc ta thì các quan hay mặc
áo xanh lam, học trò cùng những chức viên, tổng lư và hạ lại thường dùng mùi sừng và mùi
đen, người nhà quê và người làm lụng thì thường dùng mùi nâu. Người giàu sang thì mặc the
lụa gấm vóc, còn người nghèo hèn thì chỉ dùng vải to ... vua quan thì có phẩm phục, quân lính
thì có nhung phu.c, thường dân thì có lễ phục".
Trong Việt Nam Sử Lược của học giả Trần Trọng Kim viết: "Vua Lê Lợi, ngày ấy dấy quân khởi
nghĩa chống giặc Tàu ở đất Lam sơn. Ngài dùng chiếc áo vải màu lam là màu áo biểu tượng để
kháng giặc". Vì thế vua Lê Lợi được mệnh danh là "Anh hùng áo vải Lam Sơn".
Qua các đoạn sử vừa trích dẫn ở trên, ta thấy y phục là một biểu tượng của quốc gia dân tộc.
Trải qua bao biến thiên của đất nước, chiếc áo dài cũng đă được cải tiến. Vào khoảng thập niên
1930, nhóm văn sĩ trong Tự Lực Văn Đoàn đă chủ xướng cuộc cải cách văn hóa, tư tưởng mới
cho thế hệ trẻ. Trong nhóm này có hai họa sĩ du học từ Pháp về, đó là các ông Nguyễn Cát
Tường và Lê Phổ, dùng hai tờ báo Ngày Nay và Phong Hóa làm phương tiện truyền bá của
nhóm. Hai họa sĩ đă vẽ và chỉnh trang kiểu áo dài phụ nữ gọi là áo "Le Mur Cát Tường" cổ cao,
không có eo. Ông Nguyễn Cát Tường viết trong tờ Phong Hóa, có đoạn: "Muốn biết nước nào có
tiến bộ, có kỷ thuật hay không? Cứ xem y phục người nước của họ, ta cũng đủ hiểu." (Phong
Hóa số 86, tháng 2 1934).
Một nhân vật nữ khác không thể không nhắc đến, đó là bà Trịnh Thục Oanh, một hiệu trưởng
của trường nữ Trung học Hà Nội, đă làm thêm một cuộc cải cách táo bạo hơn, bà nhấn eo chiếc
áo, ôm sát theo đường nét mỹ miều duyên dáng của phái nữ.
Đến ngày nay, chiếc áo dài của quí bà quí cô là một tác phẩm mỹ thuật tuyệt vời. Nó đă trở
thành một thứ y phục độc đáo của phụ nữ Việt nam. Tại cuộc hội chợ quốc tế Osaka, năm 1970
tại Nhật bản, chiếc áo dài phụ nữ Việt Nam đă lên ngôi và đem lại vinh dự cho phái đoàn VNCH.
Khách quốc tế trầm trộ thán phục trước các vạt áo lă lơi như cánh bướm trước gió. Khách bình
phẩm:
- Hơi mỏng!
- Nhưng rất kín đáo, đủ sức che mắt thánh!
Một nhiếp ảnh gia quốc tế của Việt nam cũng đă hănh diện về hấp lực của chiếc áo dài tại hội

chợ, nên có nhận xét:
-Nó có sức chở gió đi theo.
Những lời nhận xét trên không có gì quá đáng. Chiếc áo dài Việt nam chỉ thích hợp cho thân
hình kiều diễm, ẻo lả, mảnh mai của phụ nữ Việt nam. Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi.
Nó khai thác được đường nét tuyệt mỹ của thân thể. Thi sĩ Xuân Diệu thú nhận:
Những tà áo lụa mong manh ấy,
Đă gói hồn tôi suốt trọn đời.
Chiếc áo dài hiển nhiên là một loại "quốc phục". Khách khứa đến thăm, chủ nhà trịnh trọng bận
chiếc áo dài như là một chiếc áo lễ để tiếp khách. Tại học đường nó là chiếc áo học trò ngây thơ,
tung tăng như cánh bướm, gói trọn mộng đẹp của tương lai. Một chiếc khăn vành có tác dụng
như một "vương miện", thêm vào chiếc áo choàng bên ngoài sẽ trở thành bộ y phục "hoàng
hậu" cho cô dâu khi bước lên xe hoa. Trong buổi dạ tiệc, chiếc áo dài Việt nam cũng sẽ lộng lẫy,
độc đáo, không thua bất kỳ bộ trang phục của các quốc gia nào khác trên thế giới.
Tại miền quê Quảng Nam, những người buôn thúng bán bưng, mặc dầu nghèo khổ, cũng luôn
luôn bận chiếc áo dài khi ra chợ. Nếu áo rách, sờn vai thì chắp vào chỗ rách một phần vải mới,
gọi là áo "vá quàng". Dầu là áo rách, áo vá quàng, vẫn tăng giá trị:
Đố ai kiếm được cái vảy con cá trê vàng,
Cái gan con tép bạc, mấy ngàn tôi cũng mua.
Chẳng thương cái cổ em có hột xoàn,
Thương em mặc chiếc áo vá quàng năm thân.
Áo may cái thuở anh mới thương nàng,
Đến nay áo rách lại vá quàng thay tay.
(Ca dao)
Chiếc áo dài, một đề tài phong phú để dành cho các thi sĩ dệt thơ. Trong bài "Áo Trắng" Huy
Cận viết:
Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng, em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng
......

Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.
...
Dịu dàng áo trắng trong như suối,
Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay.
(Huy Cận)
Thi sĩ Đông Hồ cũng đă tình nguyện bán thơ mình để "Mua Áo" cho cô gái xuân, lời thơ nhẹ
nhàng phơi phới yêu đương, có chiều lă lơi mà trong sạch, nũng nịu đến dễ thương:
Chiếc áo năm xưa đă cũ rồi,
Em đâu còn áo mặc đi chơi.
Bán thơ nhân dịp anh ra chợ.
Đành gởi anh mua chiếc áo thôi.
Hàng bông mai biếc màu em thích,
Màu với hàng, em đă dặn rồi.
Còn thước tấc, quên! Em chưa bảo:
Kích tùng bao rộng, vạt bao dài?
Ô hay! Nghe hỏi mà yêu nhỉ!
Thước tấc anh còn lựa hỏi ai.
Rộng hẹp, tay anh bồng ẳm đó,
Ngắn dài, người mới tựa bên vai!
(Đông Hồ, "Cô Gái Xuân")
Thi sĩ Phan Long cũng trải hồn mình qua bài cảm tác "Chiếc Áo Dài Tà Áo quê Hương" sau đây:
Em yêu mến chiếc áo dài,
Thướt tha duyên dáng đẹp hoài thời gian.
Ngày xuân nắng trải tơ vàng,
Khoe tà áo mới ngập tràn tuổi thơ.
Lớn theo lứa tuổi học trò
Tình che vạt trước gió lùa vạt sau.
Những ngày đẹp măi bên nhau,
Vạt vui in dấu vạt sầu còn vương.

Đẹp sao tà áo quê hương,
Áo dài màu trắng nhớ thương năm nào.
(Phan Long)
Cái tài tình của chiếc áo dài Việt Nam qua cách cấu trúc chẳng những là một tác phẩm nghệ
thuật tuyệt vời, nhưng bên trong còn ẩn tàng ý nghĩa dạy dỗ về đạo làm người. Dân tộc Việt
nam phải phấn đấu không ngừng chống nạn ngoại xâm để trường tồn, và bảo vệ những giá trị
truyền thống về văn hóa, kỷ cương gia đình Dầu muốn hay không thì dân tộc ta, cũng như các
dân tộc Á châu khác đă chịu ảnh hương sâu đậm của Tam Giáo và học thuyết Khổng Mạnh. Gia
đình, xă hội được xây dựng trên nền tảng tam cương, ngũ thường. Tổ tiên ta răn dạy con cháu
thật chặt chẻ về đạo làm người, chẳng những trên sách vở, mà còn phải luôn luôn mang nó theo
trên người. Phải chăng đây là sự dạy dỗ sâu sắc, khéo léo của tiền nhân? Nếu qủa đúng như vậy
thì chiếc áo dài Việt Nam là cái gia phả vô cùng quí giá ẩn tàng sự dạy dỗ con cháu về đạo làm
người. Ta phải hănh diện, nâng niu, bảo vệ, xem như một di sản văn hóa do tổ tiên truyền dạy.
Ta thử xem cách cấu trúc của chiếc áo dài xưa:
Phía trước có hai tà (hay hai vạt), phía sau hai tà, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ
chồng, cha mẹ vợ).
Một vạt cụt, hay vạt chéo phía trước có tác dụng như một cái yếm che ngực, nằm phía bên
trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng.
Năm hột nút nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giữ cho chiếc áo được ngay thẳng, kín đáo,
tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Trong chiếc áo tứ thân, người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau để giữ cho chiếc áo cân
đối, tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng âu yếm, quấn quít bên nhau.
(trích từ "Chiếc Áo Dài Việt Nam và Đạo Làm Người")
Ai đã từng dắt xe đạp chở nàng áo thướt tha ở cổng trường Gia Long, ai đã từng theo trêu ghẹo
các nữ sinh áo trắng trường Trưng Vương, ai đã mê mẫn đuổi theo vạt áo để đề thơ hẳn không
quên những tà áo sinh viên mượt mà, tung bay trong gió thu. Từ những tà áo thật giản đơn đến
những tà áo lộng lẫy từ những tà áo tô điễm cho các dịp lễ hội, đám cưới, đám tang, đến những
tà áo thơ ngây dưới sân trường, tất cả đều có thể được mô tả bằng một danh từ chung: ÁO DÀI.
Sau khi xua quân đánh đuổi quân Hai Bà, tướng Mã Viện áp đặt một chế độ cai trị hà khắc nhằm
đồng hóa nền văn hóa Việt. Hơn 1000 năm dưới sự đô hộ của Trung Hoa, chiếc áo dài, áo tứ

thân cũng nỗi trôi theo mệnh nước nhưng không bao giờ bị xóa bỏ. Áo tứ thân vẫn còn tồn tại ở
một số địa phương, nhất là miệt quê, cho đến ngày hôm nay
***************************************************************************
- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài
đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy
sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
2.Hiện tại
+tuy đã xuất hiện rất nhiều nhữg mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm
quan trọng của nó, và trở thành bộ lêx phục của các bà các cô mặc trog các dịp lễ đặc biệt..
+đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn hoá phi vật thể, là biểu tượng của người fụ
nữ VN.
3.Hình dáng
-Cấu tạo
*Áo dài từ cổ xuống đến chân
*Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thik của người mặc. Khi
mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
*Khuy áo thường dùng = khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
*Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
*áo được may = vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực
rỡ.
*thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường
cong gợi cảm của người fụ nữ.
*tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo--> cổ tay.
*tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
*áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng = lụa, satanh, phi bóng....với trang fục
đó, người fụ nữ sẽ trở nên đài các, quý fái hơn.
-Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát
form người.
-Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, .....,
đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng...

-Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là
nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm...
-Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×