Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trước Khi Du Lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.95 KB, 3 trang )

Trước Khi Du Lịch
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
Ngày nay, người Việt hải ngoại càng ngày càng du lịch nhiều hơn, khắp nơi trên thế giới.
Khi du lịch về vùng Á Đông hay Việt Nam, chúng ta nên tránh uống nước lã, không ăn
rau sống, không ăn trái cây xanh.
Chúng ta phải đề phòng một số bệnh nguy hiểm như sốt vàng da, tê liệt trẻ em, bệnh
thương hàn hay dịch tả. Cũng cần đề phòng bệnh rất thông thường ở nhiều nơi như sốt
rét.
Chúng ta nên hoạch định chương trình như phải biết rõ nơi mình sẽ đi? như đi đâu, đi vào
lúc nào?, đi bằng gì? Bằng xe hơi, xe buýt, xe lửa hay máy bay? Thường đi vào mùa nào?
Và đi từng nhóm chừng bao nhiêu người? Du lịch dễ bị lây bệnh gì? và cần chủng ngừa
những gì? Nhiều khi chúng ta phải sửa soạn cả tháng trước khi du lịch, nhất là nếu bị
bệnh tim mạch, bệnh phổi thì phải để ý tới khí hâu, phải để ý nhiệt độ nếu phải leo trèo
trên những đồi núi quá cao. Cũng phải đặc biệt lưu ý nếu trong đoàn có trẻ em và phụ nữ
mang bầu.

Trước hết là vấn đề chích ngừa.
Vì lịch trình chích ngừa thay đổi từng vùng. Cần phải tới hỏi Sở Y tế nơi mình cư ngụ để
hỏi xem cần chích ngừa những gì. Bởi mỗi vùng đòi hỏi những loại chích ngừa khác
nhau. Trên 50 tuổi phải chích ngừa viêm sưng phổi và ngừa cúm.
Nếu bạn tính đi du lịch Âu Châu? Phải chích vài thuốc căn bản như ngừa phong đòn
gánh, ngừa viêm gan A, thương hàn. Chích viêm gan A, 3 tháng trước khi du lịch.
Du lịch vùng Đông Nam Á? Cũng phải ngừa viêm gan A, thương hàn và viêm gam B nếu
du lịch quá 6 tháng. Và cần chích ngừa ít ra là 4 tuần trước khi du kịch. Nếu đi lâu hơn 1
tháng hay nếu đi vào những vùng quê, cần chú ý chích ngừa loại viêm óc của người Nhật
(Japanese encephalitis) và bệnh chó dại. Ở đây, cũng cần để ý vấn đề ăn uống như ngừa
tiêu chảy.
Du lịch Phi Châu? Cần chích ngừa viêm gan A và B, ngừa bệnh thương hàn. Cũng cần
lưu ý vấn đề ăn uống. Bạn dễ bị thương hàn khi du lịch Phi Châu, nhất là nếu có trẻ em
còn nhỏ tuổi, hoặc đi du lịch quá 3 tuần, hoặc bị bệnh xơ động mạch nặng, có sạn trong
túi mật, hoặc gần đây vừa từng bị mổ xẻ như ghép van tim, v..v.., hay bị bệnh yếu miễn


nhiễm. Hơn nữa, ở Phi Châu thường có nhiều bệnh xuất hiên bất thường, từng vùng.
Những thứ bệnh nguy hiểm như viêm sưng màng óc, tê liệt trẻ em, bệnh sốt vàng da, dịch
hạch, lao phổi, v..v..
Du lịch vùng Trung Đông? Cần lưu ý nhiều nhất viêm sưng màng óc.
Du lịch Trung và Nam Mỹ Châu? Cần chích ngừa tê liệt trẻ em. Ngừa sốt vàng da. Ngừa
viêm gan A, B, ngừa thương hàn và bệnh chó dại.
Đặc biệt lưu ý
ngừa sốt rét. Những vùng dễ bị trùng sốt rét như ở Trung và Nam Mỹ
Châu, Phi Châu, Đông Nam Á Châu (Việt Nam, Thái Lan, Cambodia, Lào) và một số
quần đảo ngoài Thái Bình Dương. Những thuốc uống ngừa sốt rét gồm có
Atovaquone/proguanil, Mefloquine, Doxycycline, Chloroquine, và Proguanil.
Ngừa những bệnh nhiễm trùng khác? Như: tiêu chẩy, nhiễm trùng bộ phận hô hấp,
bệnh phong tình, bênh tật liên hệ thời tiết nóng hay ẩm ướt quá độ. Cũng cần để ý sợ bị
tai nạn bất thường.
Du lịch mà còn thích du hí, luyến ái thì phải nhớ đeo (áo mưa). Bệnh HIV-AIDs có rất
nhiều trong vùng Sahara Phi Châu, Caribbean, Ấn độ, và Đông Nam Á Châu. HIV-AIDS
cũng lác đác xuất hiện tại Trung và Nam Mỹ, Nam Thái Bình Dương, và Đông Âu. Tất
nhiên cũng phải lưu ý tất cả mọi thứ bệnh hoa liễu khác.
Khi du lịch nếu phải cần toa bác sĩ thì nên lưu ý thời gian phải uống thuốc và liều lượng,
phải mang đủ thuốc cho thời gian du lịch. Cần đem theo thuốc dư vài ngày nếu lỡ bị mất
thuốc hay gặp trở ngại phải kéo dài ngày du lịch. Cần giữ gìn tích trữ thuốc cách nào cho
thuốc khỏi bị hư. Vài lời khuyên khác như nên để thuốc vào sách tay. Phải lưu ý đừng để
thuốc gần chỗ nóng có thể bị hư. Cần giữ bản sao toa thuốc để nếu lỡ mất thuốc có thể
cần tới.
Cần đem theo vài thứ thuốc trị tiêu chảy, thuốc say sóng hay chóng mặt, thuốc trị dị ứng,
thuốc giảm đau. Cần đem theo thuốc thoa có chất hydrocortisone trị ngứa do muỗi cắn
hay thuốc thoa trụ sinh, và bandages, hàn thử biểu, thuốc lọc nước. Có người cẩn thận
còn đem theo cặp kính dư sợ rớt mất kính.
Sau khi du lịch trở về nhà, phải gặp bác sĩ gia đình ngay nếu thấy nóng sốt, ruột thấy khó
chịu hay bao tử lình bình, người cảm thấy đau đớn, bị viêm xoang, hay phát hiện bất cứ

triệu chứng gì liên hệ tới nhiễm trùng. Nếu bị nóng, phải để ý bệnh sốt rét hay một số
bệnh nhiễm trùng nguy híếm khác khi du lịch. Nên nhớ rằng có trường hợp bạn vẫn có
thể bị sốt rét mặc dù đã uống thuốc ngừa sốt rét khi du lịch. Nếu về nhà mà còn bị tiêu
chẩy thì phải truy tầm ký sinh trùng như giardiasis. Khi thử máu, xin thử tế bào trắng
eosinophilia vì sợ bị mắc bệnh sán lải, v..v..

Thêm vài tin mới về phòng ngừa nhiễm bệnh khi du lịch:
. Trong Emergency Infectious Diseases Journal Home, CDC tháng February 2009, cho
biết từ năm 1992 tới 2002, 11 nước không bị dịch bệnh sốt rét đã bị “nhập cảng” sốt rét
vào những nước sau đây qua ngả trẻ em nhiễm ký sinh sốt rét: Úc Châu, Đan Mạch,
Pháp, Đức, Ý Đại Lợi, Nhật Bản, Netherlands, Thuỵ Điển, Thụy Sĩ, Anh Quốc và Hoa
Kỳ. Tất cả có 17,000 trẻ em đem bệnh sốt rét từ những nước ngoài sau khi du lịch trở về,
nhiều nhất từ Phi Châu. Nguyên nhân chính truyền nhiễm sau khi xuất ngoại du lịch thăm
bà con, bạn bè tại những nước có dịch sốt rét.
. Cơ Quan Y tế Quốc vừa đưa ra một đạo luật Điều Chỉnh Sức Khỏe Toàn Cầu tên là IHR
2005. Mục đích chính là muốn điều chỉnh những vấn đề cấp bách y tế quốc tế và muốn
giám sát y tế quốc tế. Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn về kỹ thuật, tài chánh, quản trị,
luật lệ và những chống đối chính trị. Tháng May, 2006, Cơ Quan Y Tế Toàn Cầu đã chỉ
thị phải áp dụng qui chế IHR khi dịch cúm gia cầm mới xuất hiện. Vậy nên hỏi bác sĩ gia
đình về những đề phòng cúm gia cầm, cúm gà, trước khi du lịch.
. Chích Ngừa Bệnh Sởi: Thường thì chích ngừa sởi gồm 2 mũi thuốc. Mũi thứ nhất vào
lúc trẻ được 15 tháng và mũi thứ 2 vào lúc trẻ vào mẫu giáo hay năm thứ nhất tiểu học.
Nếu trẻ chích ngừa (dùng siêu vi trùng sống sởi) trước ngày sinh nhật năm thứ nhất thì
coi như chưa được chích ngừa sởi và nên chích ngừa ít ra một mũi thuốc ngừa sởi.
Những người nào sinh sau năm 1956 chưa có kháng thể chống siêu vi trùng sởi thì phải
chích ngừa sởi. Nên chích ngừa mũi thuốc thứ 2 khi thanh niên bắt đầu vào đại học.
Cần hiểu biết những triệu chứng bệnh sởi, biến chứng bệnh sởi, những lời khuyên chích
ngừa bệnh sởi và khi nào thì cần chủng thêm ngừa sởi và đặc biệt nên tham khảo vơí bác
sĩ gia đình trước khi du lịch.
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

Copyright, 2009. Muốn phổ biến bài viết này, cần xin phép tác giả và xin ghi rõ nguồn Y
Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×