Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tải Đề minh họa Ngữ văn năm 2020 - Hướng dẫn giải đề minh họa Ngữ văn 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.63 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề phát triển theo đề minh họa thi THPT Quốc gia 2020 môn</b>


<b>Ngữ Văn</b>



<b>Đề phát triển đề minh họa môn Văn - Đề 1</b>


<b>Phần I - ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu


Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí
tuệ. […] Khơng đọc sách tức là khơng cịn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi
khơng cịn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi,
cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu
dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ
muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta,
bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách
trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.


Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong tồn quốc mỗi người mỗi ngày
đọc lấy 20 dịng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người
trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, khơng q khó.
Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.


(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)
<b>Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?</b>


<b>Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Khơng đọc sách tức là khơng cịn nhu cầu về cuộc</b>
sống trí tuệ nữa”?


<b>Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn</b>
là gì?



<b>Câu 4: Thơng điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?</b>
<b>PHẦN II - LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm)</b>


Hãy viết một bài văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý
kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí
tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”.


<b>Câu 2 (5,0 điểm)</b>


Nhận xét về đoạn trích Đất Nước, có ý kiến cho rằng: Cái đặc sắc, độc đáo của đoạn
thơ là sự cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn tồn vẹn, tổng hợp, nhiều bình diện
và làm nổi bật tư tưởng: “ Đất Nước của nhân dân”.


Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa
Điềm để làm sáng tỏ nhận định trên:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xi.


( Trích Trường ca Mặt đường khát vọng, SGK lớp 12, tập một, NXBGD)

<b>Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn</b>



<b>Phần I - Đọc hiểu</b>
<b>Câu 1 </b>


Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
<b>Câu 2 </b>


Lí do vì khơng đọc sách thì đời sống tinh thần của con người sẽ nghèo đi, cuộc sống


đạo đức cũng mất luôn nền tảng.


<b>Câu 3 </b>


- Việc nhỏ: vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong mỗi gia đình, mỗi người có
thể đọc từ vài chục dòng mỗi ngày đến một cuốn sách trong một năm.


- Công cuộc lớn: Đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia
đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc sách trở thành văn hóa quốc gia, dân tộc.
<b>Câu 4 </b>


Thông điệp: Từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí
tuệ, khơng đọc sách sẽ có nhiều tác hại tác giả đã đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc
sách và nâng cao ý thức đọc sách ở mọi người.


<b>Phần II - LÀM VĂN </b>
<b>Câu 1</b>


Hướng dẫn làm bài


a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: HS viết đúng hình thức đoạn văn, viết
đúng quy định về số chữ, đảm bảo tính lơgic mạch lạc.


b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận


- Giải thích: Nhu cầu trí tuệ thường trực là nhu cầu thường xuyên, cần thiết để mở
rộng tri thức và tầm hiểu biết, đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí
tuệ.



- Bàn luận những tác dụng to lớn của việc đọc sách:


+ Văn hóa đọc gắn liền với chữ viết, qua q trình đọc con người sẽ suy nghĩ, phân
tích, tổng hợp, tư duy, biến tri thức thành của mình và trở thành vốn kiến thức để vận
dụng vào cuộc sống. Đọc sách giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về đời sống, xã hội,
con người và nhận thức thức chính mình.” Sách mở rộng ra trước mắt ta những chân
trời mới”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Phê phán thực trạng xuống cấp của văn hóa đọc trong thời đại ngày nay đặc biệt là
đối với giới trẻ: Văn hóa đọc dần mai một không chỉ gây tổn thất cho việc truyền bá
tri thức mà còn làm mất dần đi một nét đẹp có tính biểu hiện cao của văn hóa.


+ Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, rút ra bài học nhận thức, hành động: Những
việc làm thiết thực của cá nhân và cộng đồng trong việc nâng cao, phổ biến văn hóa
đọc.


Lưu ý


d. Chính tả, dùng từ, đặt câu


e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
<b>Câu 2</b>


Hướng dẫn làm bài


* Yêu cầu về hình thức: Viết đúng một văn bản nghị luận văn học , yêu cầu trình bày
mạch lạc rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và câu.


* Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo các ý sau:



Dàn ý chi tiết
+) Mở bài


- Giới thiệu tác giả tác phẩm, vị trí của đoạn trích.
- Trích dẫn ý kiến….


+) Thân bài
1. Phân tích


a. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thể hiện ở hình thức nghệ thuật:


- Nhà thơ trước hết đã lựa chọn thể loại trường ca- một thể thơ có dung lượng lớn, quy
mơ đồ sộ để khắc họa tầm vóc kì vĩ của đất nước trong những thời khắc thiêng liêng
nhất của lịch sử.


- Tác giả cũng chọn hình thức trữ tình là lời tâm tình đằm thắm của một người con trai
với một người con gái….


- Trong đoạn trích chất liệu văn hóa, văn học dân gian đã trở thành chất liệu cơ bản để
xây dựng hình tượng, thể hiện tư tưởng.


b. Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” thể hiện ở nội dung:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

danh ấy đều gắn với một truyền thuyết, một huyền thoại do nhân dân lao động sáng
tạo ra để giải thích nguồn gốc sự hình thành của nó…


+ Lịch sử của nhân dân: LS của dân tộc là lịch sử của 2 công cuộc: lao động dựng xây
và chiến đấu giữ gìn, cả 2 cơng cuộc đó đều do nhân dân làm nên….



+ Văn hóa của nhân dân: Nhà thơ đã gợi ra một cuộc chạy tiếp sức, không ngừng nghỉ
của mọi thế hệ nhân dân để ni dưỡng, bồi đắp, lưu truyền dịng chảy văn hóa để kết
nối các thế hệ. “ Hạt lúa”, “ngọn lửa” là biểu tượng văn hóa vật chất của nền văn
minh lúa nước ở VN; “ giọng nói”. “ tên xã, tên làng” là biểu tượng thiêng liêng của
văn hóa tinh thần…


2. Bình luận, đánh giá.


Quan niệm về đất nước đã xuất hiện nhiều trong văn học: Nam quốc sơn hà, Bình
Ngơ đại cáo, Việt Nam quốc sử diễn ca…song trong các tác phẩm ấy, chủ thể sở hữu
đất nước không phải là nhân dân; là Vua trong Nam quốc sơn hà,là các triều đại trong
Bình Ngơ đại cáo, là các anh hùng trong Việt Nam quốc sử diễn ca. Phải đến những
năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, các nhà thơ khi gắn số phận mình với số
phận dân tộc mới nhận ra đất nước là của nhân dân. Đất nước vĩ đại vì có nhân dân vĩ
đại


3. Nghệ thuật:


- Thể thơ tự do, những câu thơ dài ngắn khác nhau thể hiện rất linh hoạt những cung
bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình, giọng điệu trữ tình đan xen chính luận sâu lắng
thiết tha.


- Vận dụng đa dạng vốn văn hóa dân gian….


- Ngơn ngữ thơ giàu giá trị biểu cảm có sức khái quát cao….
+) Kết bài:


- Đánh giá: nội dung, nghệ thuật đoạn trích


- Từ nhận thức đúng đắn này, lớp trí thức trẻ tuổi miền Nam trong những năm đánh


Mĩ đã tự nguyện “gắn bó”, “san sẻ” và “ hóa thân” cho đất nước, nghĩa là xuống
đường hòa nhập với cuộc đấu tranh chung của dân tộc.


<b>Đề phát triển đề minh họa môn Văn - Đề 2</b>


<b>I. ĐỌC HIỂU: ( 3.0 điểm)</b>


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

rằng sai lầm đóng vai trị quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ
không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình
hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố
gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt
được cốt lõi của q trình này khi ơng nói: “ Sự thành cơng là khả năng đi từ thất bại
này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.”


(Trích “ Cuộc sống không giới hạn”, Nick Vujicic)
<b>Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0.5 điểm)</b>


<b>Câu 2: Theo tác giả con người thực sự thất bại khi nào? (0.5 điểm)</b>


<b>Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: “Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện</b>
pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp” ? (1.0 điểm)


<b>Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “ cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ </b>
-trượt” khơng? Vì sao? (1.0 điểm)


<b>II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)</b>
<b>Câu 1: (2.0 điểm)</b>


Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến nêu


ra ở phần Đọc hiểu “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà
không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.


<b>Câu 2 (5,0 điểm):</b>


Trong cuộc chiến với người lái đò, Sơng Đà hiện lên:


Cịn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã nghe thấy tiếng nước réo gần mãi lại,
réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là ốn trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại
như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng hàng ngàn
con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng
lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng....


Nhưng khi đã qua những ghềnh thác, dịng sơng lại hiện lên:


Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi
Mèo đốt nương xn. Tơi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã
xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dịng nước sơng Đà. Mùa xn dịng
xanh ngọc bích, chứ nước sơng Đà khơng xanh màu xanh canh hến của sông Gâm,
sông Lô. Mùa thu, nước sơng Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu
bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về...


(Trích Người lái đị sơng Đà - Nguyễn Tuân - SGK Ngữ văn 12, trang 152)
Cảm nhận về vẻ đẹp của Sông Đà qua hai đoạn văn trên, từ đó thấy được những đặc
sắc về giá trị nghệ thuật của tác phẩm.


<b>Đề minh họa thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Đọc đoạn trích:



Thế nào là anh hùng? Theo tơi, anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn
cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động khơng vị kỉ và ln địi hỏi bản
thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người; là người xem thường
nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà khơng hề sợ hãi. Anh
hùng là người muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình mẫu và sống thật với niềm tin
xác quyết của mình. Anh hùng luôn xây dựng chiến lược để đảm bảo đạt được kết quả
và theo đuổi đến khi thành quả mong muốn trở thành hiện thực; họ sẵn sàng thay đổi
phương pháp nếu cần thiết và hiểu tầm quan trọng của những hành động nhỏ. Anh
hùng không phải là mẫu người “hồn hảo” vì chẳng có ai hồn hảo. Chúng ta đều mắc
sai lầm, nhưng điều đó khơng phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời.


(Trích Ðánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins, NXB Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 397 – 398)


Thực hiện các yêu cầu:


<b>Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.</b>


<b>Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ như thế nào</b>
truớc khó khăn, nghịch cảnh?


<b>Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng khơng phải là mẫu người “hồn</b>
hảo” vì chẳng có ai hồn hảo?


<b>Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều</b>
đó khơng phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời? Vì sao?


<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2.0 điểm)</b>



Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa
đời thường.


<b>Câu 2 (5.0 điểm)</b>


Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng
A Phủ – Tơ Hồi, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2019)


—–HẾT—–


</div>

<!--links-->

×