Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Bình dân học vụ, bài học làm cách mạng giáo dục hiệu quả mà không tốn kém - Bài học từ phong trào bình dân học vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.32 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bình dân học vụ, bài học làm cách mạng giáo dục hiệu quả mà không tốn kém</b>
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cũng là lúc nước ta rơi
vào hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” bởi phải đối phó với 3 loại giặc lúc bấy giờ là: giặc
đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.


Vì thế, ngay sau những ngày độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập Chính
phủ và đưa ra những kế sách và ban hành nhiều chỉ thị quan trọng đối với nhà nước non
trẻ.


Trong đó, việc ban hành quyết định thành lập Nha bình dân học vụ (8/9/1945)
được xem là một quyết định vô cùng sáng suốt và thể hiện tầm nhìn, sự quan tâm đặc biệt
của Người đối với nền giáo dục nước nhà.


Chúng ta đều biết rằng sau khi nước nhà độc lập, trình độ dân trí lúc bấy giờ rất
thấp bởi có tới 95% dân số của chúng ta mù chữ.


Chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi đích danh hiện tượng này là “giặc dốt”.
Và đây là một trong ba loại “giặc” mà nhà nước non trẻ vừa mới thành lập phải đối mặt.


Phong trào Bình dân học vụ ra đời là nhằm giải quyết việc diệt "giặc dốt" - một
trong các vấn đề cấp bách nhất để xóa nạn mù chữ cho nhân dân.


Với cương vị là người đứng đầu đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong
phiên họp đầu tiên của Chính phủ: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".


Vì thế, nhiều sắc lệnh về việc xóa nạn mù chữ được ban hành và do Bộ trưởng Võ
Nguyên Giáp kí ngay sau những ngày đầu đất nước tuyên bố độc lập.


Vì nhà nước non trẻ vừa mới giành được chính quyền nên ngân sách dành cho
giáo dục rất thiếu thốn, phong trào Bình dân học vụ phải dựa vào sức dân là chính.



Ngân quỹ được chỉ có thể chi trả lương được tối đa 1.000 giáo viên, trong khi số
giáo viên cần thiết tối thiểu là 100.000. Vì vậy, phần nhiều giáo viên đi dạy lúc bấy giờ
đều không nhận lương.


Các lớp Bình dân học vụ nhiều lúc phải dùng phấn hay gạch để viết xuống đất
thay cho bút và giấy.


Thế nhưng, phong trào vẫn được phát triển mạnh mẽ và thu hút được đa số các
tầng lớp nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Có thể là ở trong nhà dân, đình chùa của địa phương và chỉ cần mấy chiếc ghế
băng, cánh cửa nhà hay tấm ván mộc làm bảng đã thành lớp học cho mọi người.


Thời gian học tập chủ yếu là vào ban đêm, sau khi mọi người lao động từ đồng
ruộng hay công xưởng trở về.


Ngày 4/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Chống nạn thất học”. Trong
bài này, Người đã viết:


<i>"Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt</i>
<i>Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có</i>
<i>thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ</i>
<i>quốc ngữ”. </i>


Và Người kêu gọi:


<i> “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ... Những</i>
<i>người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. </i>


<i>Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ khơng biết thì con</i>


<i>bảo, người ăn người làm khơng biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở</i>
<i>tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng."</i>


Và, đặc biệt là Sắc lệnh số 20/SL lúc đó ra đời đã yêu cầu: Hạn một năm tất cả
mọi người dân Việt Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, nếu
không sẽ bị phạt tiền.


Bởi lúc này có nhiều người đã lớn tuổi nên họ có phần ngại ngùng khi bắt đầu phải
đánh vần và làm quen với những chữ cái đầu tiên.


Song chính từ tinh thần chỉ đạo, theo dõi sát sao của Bác, của Chính phủ và sự nỗ
lực của mỗi thầy cơ giáo và người dân lúc bấy giờ mà chỉ trong một năm, từ tháng 8/1945
đến tháng 8/1946, phong trào Bình dân học vụ đã dạy cho hơn 2,5 triệu người biết chữ,
phát triển được gần 96.000 giáo viên, mở được gần 75.000 lớp học.


Phong trào Bình dân học vụ cứ thế mà phát triển dần lên đi theo đồng bào tản cư
kháng chiến, theo các đồn dân cơng tiếp vận cho các chiến trường…


Họ học ở mọi nơi, mọi chỗ và rõ ràng từ những lớp học này đã tạo nên tiền đề để
chúng ta thúc đẩy nền giáo dục mới nhằm đáp yêu cầu thực tiễn xây dựng đất nước và
đứng lên chống lại các thế lực xâm lược lúc bấy giờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>"Nhớ sao lớp học i tờ,</i>


<i>Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan."</i>


Điều này, cho ta thấy rằng sự chỉ đạo đúng đắn của Bác và Chính phủ trong những
tháng năm đầu tiên nước nhà độc lập.


Hơn 70 năm qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào Bình


dân học vụ, nền giáo dục Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc và gặt hái được rất
nhiều thành công.


Từ chỗ 95% dân số nước ta có mù chữ (1945), đến nay cả nước đã cơ bản phổ cập
giáo dục ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở.


Năm học 2017-2018 này, cả nước có 22 triệu học sinh, sinh viên các cấp học đến
trường, đội ngũ giáo viên với hơn 1 triệu người.


Sự lớn mạnh của ngành giáo dục cả về quy mô và chất lượng ngày nay là cả một
q trình phấn đấu của tồn thể hệ thống chính trị trong cả nước suốt mấy chục năm qua
kể từ khi nước nhà độc lập.


Những thành quả hôm nay là của cả biết bao nhiêu thế hệ con người.


Sự vĩ đại của Bác, của những những người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho
nền giáo dục nước nhà ngay từ những ngày đầu nước nhà độc lập đã thể hiện một tầm
nhìn chiến lược cho mn sau.


Tuy nhiên khi đất nước đã khơng cịn bóng dáng kẻ thù xâm lược, đời sống nhân
dân được cải thiện rất nhiều về vật chất cũng như tinh thần và có điều kiện đầu tư cho
giáo dục, nhưng đâu đó vẫn cịn những chuyện buồn, những mảng tối.


Hơm nay trịn 70 năm ngày thành lập Nha Bình dân học vụ, người viết nhìn lại và
vẫn khơng hết xúc động, cảm phục tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 2 bài
học cốt tử khơng bao giờ xưa cũ.


Thiết nghĩ, ghi nhớ và vận dụng tối đa hai bài học này, thì mọi hoạt động cải cách
hay đổi mới giáo dục chắc chắn sẽ thành công.



Đầu tiên là bài học dựa vào dân và biết huy động sức dân và tổ chức nhân dân
cùng làm giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Để dựa được vào dân, huy động sức dân và tổ chức nhân dân, ngành giáo dục cần
nghiên cứu, hoạch định, tham mưu đề xuất với Đảng và Nhà nước các chính sách lớn để
các nhà giáo dục, các nhà khoa học chân chính được tự do đóng góp cho giáo dục;


Phải xây dựng chính sách để các doanh nghiệp chung tay cùng ngành giáo dục,
bởi bài toán áp lực sĩ số và diện tích lớp học trường công ở các đô thị lớn, các khu công
nghiệp hiện nay là vô cùng lớn, Nhà nước lo không xuể.


Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan hoạch định, triển khai, kiểm tra việc thực thi
chính sách, khơng nên làm thay công việc của các nhà khoa học và các tổ chức khác,
không nên độc quyền xuất bản và bán sách giáo khoa...


Hãy để các nhà xuất bản, các tổ chức cá nhân làm khoa học giáo dục vào cuộc để
tạo ra một môi trường giáo dục thực sự có cạnh tranh lành mạnh, như thế giáo dục mới
phát triển được.


Bài học thứ hai là mọi đổi mới, cải cách giáo dục phải xuất phát từ thực tiễn Việt
Nam, vì con người và cho con người Việt Nam, do con người Việt Nam phải tự tìm ra
con đường, giải pháp cho mình.


Bình dân học vụ có sức sống mãnh liệt và ý nghĩa sâu sắc là bởi vì nó phù hợp với
thực tiễn Việt Nam, và đặc biệt là khơng tốn tiền. Chính "triết lý" cái khó ló cái khôn, đã
cho thấy một thực tiễn:


Để cải cách hay đổi mới giáo dục không cần và không nên đổ quá nhiều tiền, bởi
đồng tiền dễ làm con người ta tha hóa nếu khơng kiểm sốt được dịng chảy của nó một
cách cơng khai, minh bạch và hiệu quả.



Bình dân học vụ thành cơng khơng phải bởi có nhiều tiền, mà vì mục tiêu trong
sáng, chính sách thơng minh và cách làm sáng tạo. Nhiều tiền đã chắc gì làm được một
cuộc cách mạng giáo dục như thế?


Nhìn lại những dự án, những đề án ngàn tỉ, trăm tỉ đầu tư cho giáo dục từ ngân
sách nhà nước, những khoản đóng góp cả vài triệu đồng của mỗi phụ huynh đầu năm học,
người viết càng thấy sự sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua phong trào Bình dân
học vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ngành giáo dục hoàn toàn đủ khả năng và trình độ làm việc này. 70 năm về trước
chúng ta đã làm được, khơng có lý do gì bây giờ không làm được.


Những ai nhân danh đổi mới giáo dục để yêu cầu phải có nhiều tiền, rất nhiều tiền
mới làm được, hay so sánh với cây cầu, đoạn đường trăm tỉ ngàn tỉ hãy nên xem lại bài
học giản dị mà sâu sắc của Bình dân học vụ khi xưa.


</div>

<!--links-->

×