Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể chất nâng cao khả năng chú ý có chủ định của trẻ (6 9 tuổi) chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở thành phố hồ chí minh TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 38 trang )

1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. PHẦN MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, có hơn 7 triệu người khuyết tật, trong đó có khoảng
3 triệu trẻ em khuyết tật. Theo đó, số trẻ khuyết tật trí tuệ chiếm
đơng nhất (ước tính 27%). Đây cũng là nhóm trẻ gặp nhiều khó khăn
nhất về nhận thức, hành vi thích ứng và khả năng hịa nhập xã hội.
Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số
23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc giáo dục dành cho người khuyết tật và tàn tật. Đây là cơ
sở pháp lý trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, chăm sóc đối
với trẻ khuyết tật, trong đó có trẻ chậm phát triển trí tuệ
(CPTTT).Trong các mức độ của trẻ CPTTT thì trẻ CPTTT dạng nhẹ
chiếm đa số. Khoảng 85% các em ở loại này. Trẻ CPTTT dạng nhẹ
có thể đạt IQ từ 50-55 đến khoảng 70.
Giáo dục sự phát triển chú ý cho trẻ CPTTT hiện nay chỉ được
xem là một hoạt động gắn liền với hoạt động giáo dục phát triển các
quá trình nhận thức khác như cảm giác - tri giác, tư duy… Do đó, để
nâng cao khả năng CYCCĐ của trẻ và nhất là trẻ CPTTT cần có
những hoạt động tích cực tác động đến đứa trẻ thông qua hoạt động
giáo dục mà giáo dục thể chất có thể xem lại một phương thức tác
động trực tiếp làm biến đổi căn bản hoạt động và các q trình nhận
thức của trẻ góp phần phát triển tư duy, duy trì sức khỏe.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể chấtnâng cao khả năng chú ý
có chủ định của trẻ (6-9 tuổi) chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở
thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn bài tập thể chất(BTTC) nhằm nâng cao khả năng chú ý
có chủ định (CYCCĐ)và thể lựccủa trẻ 6-9 tuổi chậm phát triển trí



2
tuệ (CPTTT) dạng nhẹ ở một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ
Chí Minh (TPHCM).
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng khả năng CYCCĐ và thể lực
của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ ở một số trường chuyên biệt tại
TPHCM.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn BTTC nâng cao khả năng
CYCCĐ của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ tại TPHCM.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả của BTTC đã lựa chọn trong việc
nâng cao khả năng CYCCĐ và sự phát triển thể lực của trẻ 6-9 tuổi
CPTTT tại TPHCM.
Giả thuyết khoa học của đề tài
Trẻ CPTTT dạng nhẹ là đối tượng khá đặc biệt, có nhiều hạn chế
về kĩ năng, ngôn ngữ, giao tiếp và đặc biệt là sự tập trung chú ý. Do
vậy, nếu sử dụng BTTC cho trẻ CPTTT dạng nhẹ tập luyện thì ngồi
việc tăng cường sức khỏe, khả năng vận động cịn giúp trẻ tập trung
chú ý thơng qua đó phát triển CYCCĐ. Vì vậy, có thể nói BTTC có
thể nâng cao khả năng CYCCĐ của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Qua nghiên cứu, đề tài đã xác định được 04 thuộc tính với 17 tiêu
chí để đánh giá thực trạng khả năng chú ý có chủ định và 06 test để đánh
giá thể lực của trẻ chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ 6 - 9 tuổi ở TPHCM,
kết quả đều ở mức thấp và cận trung bình.
- Đề tài đã lựa chọn 22 bài tập thể chất với 02 nhóm. Nhóm 1 là
bài tập thể dục (gồm các bài tập về kĩ năng vận động cơ bản và bài
tập dạng mô phỏng hình ảnh gần gũi trong cuộc sống); Nhóm 2 là bài
tập dạng trò chơi, đồng thời xây dựng được kế hoạch và tiến trình
ứng dụng các bài tập vào thực tiễn để đánh giá hiệu quả của chúng.



3
- Đề tài tiến hành ứng dụng các bài tập thể chất đã lựa chọn theo
chương trình cụ thể cho trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ
ở một số trường chuyên biệt tại TPHCM trong 10 tháng. Kết quả ứng
dụng cho thấy: khả năng chú ý có chủ định của trẻ 6 - 9 tuổi chậm
phát triển trí tuệ dạng nhẹ có sự thay đổi tích cực, trẻ có sự cải thiện
đáng kể ở thuộc tính sự tập trung và sự bền vững của chú ý. Về thể
lực, ở các lứa tuổi đều có sự phát triển. Tuy nhiên khi tập theo các
bài tập thể chất đã lựa chọn thì nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối
chứng ở các test: bật xa tại chỗ, đứng thăng bằng trên 1 chân, ném
bóng trúng đích, ngồi dẻo gập thân ở nữ lứa tuổi 9, còn các test khác
nhóm thực nghiệm chỉ có dấu hiệu tốt hơn nhóm đối chứng.
3. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 151 trang bao gồm phần: Đặt vấn
đề (4 trang); Các nội dung của luận án: Chương 1: Tổng quan các
vấn đề nghiên cứu (49 trang), Chương 2: Đối tượng, phương pháp và
tổ chức nghiên cứu (17 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và
bàn luận (79 trang), Phần kết luận và kiến nghị (2 trang). Trong luận
án có 34 bảng, 7 biểu đồ. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 90 tài liệu
tham khảo trong đó có 62 tài liệu viết bằng tiếng Việt, 28 tài liệu
tiếng Anh và 05 phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm Đảng và Nhà nước về người khuyết tật
1.2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu lựa chọn BTTC nâng cao khả
năng CYCCĐ của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ
1.2.1. Lý luận về khả năng chú ý có chủ định
1.2.1.1. Khái niệm về khả năng chú ý có chủ định



4
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn, “chú ý có chủ định” là loại chú ý
có mục đích tự giác, có biện pháp để hướng chú ý vào đối tượng, đòi
hỏi một sự nỗ lực nhất định. CYCCĐ không phụ thuộc vào đối tượng
mới lạ hay quen thuộc, có cường độ kích thích mạnh hay yếu, hấp
dẫn hay khơng hấp dẫn, mà tập trung vào đối tượng hay sự vật để
tiến hành một hoạt động tương ứng theo một động cơ nhất định, bao
gồm các hành động nhằm vào một mục đích nhất định.
1.2.1.2. Đặc điểm của chú ý có chủ định
Từ định nghĩa về CYCCĐ, có thể khái quát một số đặc điểm của
CYCCĐ gồm: tính mục đích, tính nỗ lực của ý chí và tính kế hoạch.
1.2.2. Lý luận về trẻ chậm phát triển trí tuệ
1.2.2.1. Khái niệm trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ CPTTT là những trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình,
bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những hành vi
thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kĩ năng xã
hội/ liên cá nhân, sử dụng tiện ích cơng cộng, tự định hướng, kĩ năng
học đường chức năng, lao động, giải trí, sức khoẻ và an toàn; khuyết
tật xuất hiện trước 18 tuổi.
1.2.2.2. Phân loại mức độ trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này khai thác, chúng tôi sử
dụng phân loại trẻ CPTTT của DSM-IV. DSM-IV sử dụng chỉ số trí
tuệ - IQ làm tiêu chí để phân loại mức độ CPTTT. Có bốn mức độ
CPTTT là:
CPTTT nhẹ: chỉ số IQ từ 50-55 tới xấp xỉ 70;
CPTTT trung bình: chỉ số IQ từ 35-40 tới 50-55;
CPTTT nặng: chỉ số IQ từ 20-25 tới 35-40;
CPTTT rất nặng: chỉ số IQ dưới 20 hoặc 25.

1.2.2.3. Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ
1.2.2.4. Khái niệm khả năng CYCCĐ của trẻ CPTTT dạng nhẹ


5
Khả năng CYCCĐ của trẻ CPTTT dạng nhẹ là sự chú ý có mục
đích, có kế hoạch, có sự nỗ lực của ý thức nhằm thực hiện tốt một
hoạt động nào đó đã được định ra từ trước mà khơng phụ thuộc vào
sự hấp dẫn, mới mẻ hay tính chất khác lạ của kích thích ở trẻ CPTTT
có chỉ số IQ từ 50-55 tới xấp xỉ 70.
1.2.3. Lý luận về giáo dục thể chất và bài tập thể chất
1.2.3.1. Khái niệm giáo dục thể chất
Giáo dục thể chấttrong đề tài là loại hình giáo dục rèn luyện kĩ
năng vận động, phát triển tố chất thể lực, nâng cao tri thức cũng như
phát triển đời sống tình cảm cho học sinh bằng những BTTC đa
dạng.
1.2.3.2. Khái niệm về bài tập thể chất
BTTC là yêu cầu, nhiệm vụ liên quan các hoạt động vận động
chuyên biệt do con người sáng tạo nhằm phục vụ việc học tập, rèn
luyện và tuân thủ các qui luật GDTC, đặc trưng của GDTC.
Vai trò của bài tập thể chất với sự phát triển trí tuệ của trẻ
CPTTT
Mối quan hệ giữa bài tập thể chất và khả năng CYCCĐ của trẻ
CPTTT
Trẻ CPTTT gặp khó khăn trong các lĩnh vực vận động cảm giác,
nhưng các em vẫn có khả năng thể hiện mình trong các vận động giải
trí. Chính vì vậy, các BTTC được lựa chọn và xây dựng nếu đáp ứng
nhu cầu, hứng thú và thỏa mãn sự tò mò, sẽ là động cơ để trẻ tham
gia.
1.2.4. Lý luận về lựa chọn bài tập thể chất nâng cao khả năng chú

ý có chủ định của trẻ CPTTT dạng nhẹ
1.2.4.1. Khái niệm lựa chọn các bài tập thể chất nâng cao khả năng
chú ý có chủ định của trẻ CPTTT dạng nhẹ


6
Lựa chọn BTTC là quá trình cân nhắc, quyết định những BTTC
chun biệt, có chủ đích để phục vục việc học tập, rèn luyện nhằm
phát huy sự nỗ lực của ý thức ở trẻ làm cơ sở để góp phần phát triển
khả năng CYCCĐ.
1.2.4.2. Nguyên tắc lựa chọn các bài tập thể chất nâng cao khả năng
chú ý có chủ định của trẻ CPTTT dạng nhẹ
1.2.4.3. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
1.2.4.4. Các định hướng lựa chọn bài tập thể chất nhằm nâng cao
khả năng chú ý có chủ định của trẻ CPTTT
Căn cứ vào thuộc tính của chú ý và đặc điểm về phân loại BTTC,
chúng tôi định hướng lựa chọn BTTC nhằm nâng cao khả năng
CYCCĐ của trẻ CPTTT theo ma trận sau:
Bảng 1.1. Ma trận định hướng lựa chọn BTTC nhằm nâng cao
khả năng chú ý có chủ định của trẻ CPTTT
Thuộc tính của
CYCCĐ
Sự tập trung
của chú ý
Sự bền vững
của chú ý

Hướng tiếp cận từ
phân loại BTTC
Bài tập thể dục tiếp cận

để phát triển sự tập trung
và sự bền vững của chú
ý
Bài tập dạng trò chơi
Sự phân phối tiếp cận để phát triển sự
của chú ý
phân phối và sự di
chuyển của chú ý

Định hướng lựa chọn
nội dung bài tập
Kĩ năng vận động cơ bản
Động tác mơ phỏng hình ảnh
thường gặp trong cuộc sống
Trò chơi vận động
(Từ đơn giản đến phức tạp
theo hướng khắc phục các
hạn chế về vận động của trẻ)

1.2.5. Vài nét về GDTC cho trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ ở
TPHCM: được trình bày cụ thể trong luận án.
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về lựa chọn BTTC nâng cao
khả năng chú ý có chủ định của trẻ 6-9 tuổi CPTTT


7
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi về trẻ CPTTT, giáo
dục thể chất cho trẻ CPTTT, lựa chọn BTTC nâng cao khả năng
chú ý cho trẻ CPTTT
Trong nghiên cứu tổng quan, chúng tơi phân chia thành ba nhóm

các cơng trình nghiên cứu liên quan:
Nhóm thứ nhất: Các nghiên cứu lý thuyết về đặc điểm tâm lý và
chú ý của trẻ CPTTT.
Nhóm thứ hai: Các nghiên cứu về GDTC cho trẻ CPTTT.
Nhóm thứ ba: Các nghiên cứu về sử dụng các biện pháp GDTC
nâng cao khả năng chú ý cho trẻ CPTTT.
1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước về trẻ CPTTT
Nhóm thứ nhất: Các nghiên cứu lý thuyết về chú ý của
trẻCPTTT.
Nhóm thứ hai: Các nghiên cứu về GDTC cho trẻ CPTTT.
Nhóm thứ ba: Các nghiên cứu về việc sử dụng BTTC nâng cao
khả năng chú ý cho trẻ CPTTT
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP
VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
BTTC nhằm nâng cao khả năng CYCCĐ của trẻ 6-9 tuổi CPTTT
dạng nhẹ ở các trường chuyên biệt tại TPHCM.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ CPTTT dạng nhẹ từ 6-9 tuổi ở Trường Chuyên biệt Tương
Lai Quận 5 và trường Hy Vọng Quận 8 tại TPHCM.
Trong đó, số lượng nhóm TN (TN) (75) và nhóm ĐC (ĐC) (71).
Khách thể phỏng vấn: 30 chuyên gia về GDTC, giáo viên Thể
dục; 80 chuyên viên tâm lý và giáo viên làm công tác giáo dục trẻ
CPTTT.


8
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu đề ra, đề tài đã sử dụng 06 phương

pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tham khảo tài liệu; Phương pháp
phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư
phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán thống
kê.
2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành TNvà nghiên cứu tại: Trường chuyên biệt
Tương Lai Quận 5, Trường Hy Vọng Quận 8; Viện khoa học Thể dục
Thể thao, Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM và
Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu
Đề tài tiến hành từ tháng 01/2017 đến tháng 9/2019. Cụ thể:
nghiên cứu thực trạng từ 9/2017 - 8/2018 và TN từ 9/2018 - 6/2019.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng khả năng chú ý có chủ định và thể lực
của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ ở TPHCM
3.1.1. Đánh giá thực trạng khả năng chú ý có chủ định của trẻ 6-9
tuổi CPTTT dạng nhẹ ở TPHCM
3.1.1.1. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá khả năng chú ý có chủ định
cho trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ
Để lựa chọn các thuộc tính và tiêu chí để đánh giá chú ý của trẻ
CPTTT dạng nhẹ, đề tài tiến hành phỏng vấn 80 GV đang dạy tại
một số trường chuyên biệt. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.Kết quả
này là cơ sở để đề tài đã lựa chọn 4 thuộc tính và 17 tiêu chí để đánh
giá thực trạng khả năng CYCCĐ của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ ở
các trường chuyên biệt. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.


Bảng 3.2. Các tiêu chí của thuộc tính đánh giá khả năng CYCCĐ
của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ

TT Thuộc tính
1.
2.
3.

Sự tập
trung
chú ý

6.
7.

Sự bền

Khả năng chú ý khơng bị phân tán, bị nhiễu do
những kích thích khác khơng liên quan
Khả năng duy trì chú ý trên 3-5 phút

Khả năng duy trì chú ý trên 10 phút
Khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối

9.

11.

Chỉ chú ý đến một hay một số đối tượng cần thiết

vững chú Khả năng duy trì chú ý trên 5-7 phút
Khả năng duy trì chú ý trên 7-10 phút
ý


8.

10.

Khả năng chú ý vào một phạm vi hẹp

Khả năng duy trì chú ý từ 1-3 phút

4.
5.

Tiêu chí

tượng một cách có chủ định
Sự phân

Khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều

phối chú

hoạt động một cách có chủ định

ý

Chú ý đến hai hoạt động cùng một lúc

12.

Chú ý đến ba hoạt động cùng một lúc


13.

Chú ý nhiều hơn ba hoạt động cùng lúc
Khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối
tượng khác theo yêu cầu của hoạt động và có mục

14.
15.
16.
17.

Sự di
chuyển
chú ý

đích rõ ràng
Chú ý khi kết thúc giờ ra chơi bắt đầu vào học
Chú ý khi chuyển từ hoạt động vui chơi vào hoạt
động học
Chú ý khi chuyển từ hoạt động động sang hoạt
động tĩnh


9
3.1.1.2. Đánh giá thực trạng khả năng chú ý của trẻ 6-9 tuổi
CPTTT dạng nhẹ ở TPHCM
Trên cơ sở khách thể nghiên cứu đề tài là 146 trẻ chậm phát triển
trí tuệ dạng nhẹ lứa tuổi 6-9 được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm:
- Nhóm thực nghiệm: 75 (gồm 40 nam và 35 nữ);

- Nhóm đối chứng: 71 (gồm 36 nam và 35 nữ).
Kết quả khảo sát thực trạng CYCCĐ của trẻ 6 - 9 tuổi CPTTT
dạng nhẹ, đề tài đã tập trung phân tích một số đặc điểm cơ bản sau:
Thực trạng sự tập trung chú ý của trẻ CPTTT dạng nhẹ được
khảo sát thông qua việc phát phiếu cho tất cả giáo viên theo 5 mức
độ ứng với 03 biểu hiện cụ thể.Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy sự tập
trung chú ý của trẻ ở mức độ thấp (2,48 điểm), trong đó từng thuộc
tính của sức tập trung chú ý có mức độ khác nhau. Số liệu cao nhất là
khả năng chú ý vào một phạm vi hẹp (2,74 điểm), tiếp đến là chỉ chú
ý đến một hay một số đối tượng cần thiết (2.64 điểm), cả hai thuộc
tính này thuộc mức độ trung bình. Khả năng chú ý khơng bị phân tán,
bị nhiễu do những kích thích khác khơng liên quan có điểm số trung
bình là (2.05 điểm) thuộc mức độ thấp.
Thực trạng sự bền vững chú ý của trẻ CPTTT dạng nhẹ được
khảo sát thông qua việc phát phiếu cho tất cả giáo viên theo 5 mức
độ ứng với 05 biểu hiện cụ thể. Kết quả thể hiện ở bảng 3.4 cho thấy
, điểm trung bình sự bền vững chú ý là 2,15 ở mức thấp; cụ thể trong
các biểu hiện thì khả năng duy trì trong thời gian từ 1-3 phút là có
điểm số trung bình cao nhất (2,45 điểm), tiếp theo là khả năng duy trì
chú ý từ trên 3-5 phút (2,25 điểm) và từ trên 5-7 phút (2,20 điểm);
khả năng duy trì chú ý từ trên 7-10 phút và trên 10 phút điểm số
trung bình rất thấp (1,91 điểm). Kết quả cịn cho thấy sự bền vững
chú ý có số điểm giảm dần theo thời gian.


10
Thuộc tính bền vững chú ý là sự duy trì cường độ chú ý cần thiết
trong một khoảng thời gian dài. Tính bền vững của chú ý cịn được
hiểu là khả năng tập trung “tư tưởng” dài hay ngắn vào một phạm vi
đối tượng của hoạt động. Như kết quả trên, sự bền vững của chú ý

giảm dần theo thời gian và trẻ CPTTT rất khó khăn lựa chọn những
thơng tin cần thiết, tập trung chú ý vào những thông tin đó và bỏ qua
những kích thích khơng có liên quan.Đặc biệt, khả năng duy trì chú ý
trong thời gian dài đối với một hay một số đối tượng nhất định khơng
chuyển sang đối tượng khác của trẻ duy trì ở mức thấp (32,9%).
Thực trạng sự phân phối chú ý của trẻ CPTTT dạng nhẹ được
khảo sát thông qua việc phát phiếu cho tất cả giáo viên giảng dạy trẻ
theo 5 mức độ ứng với 05 biểu hiện cụ thể kết quả thể hiện ở bảng
3.5. Kết quả thống kê ở bảng 3.5 cho thấy, sự phân phối chú ý của trẻ
(6-9 tuổi) CPTTT dạng nhẹ có điểm trung bình chung là 2,21, ứng
với mức thấp theo thang đo.
Xem xét biểu hiện sự phân phối chú ý ở trẻ có thể thấy: Biểu hiện
thành phần có điểm trung bình cao nhất trong thuộc tính này là khả
năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng một cách có
chủ định là 2.36 điểm, cao nhất trong 5 biểu hiện sự phân phối chú ý
của trẻ CPTTT dạng nhẹ, nhưng cũng chỉ ứng với mức thấp theo
thang đo đã xác lập và thứ 2 là khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ
đến nhiều hoạt động một cách có chủ định ĐTB=2,34.Hai biểu hiện
tiếp theo các em có thể chú ý đến hai hoạt động cùng một lúc; các em
có thể chú ý đến ba hoạt động cùng một lúc và các em có thể chú ý
nhiều hơn ba hoạt động cùng một lúc có ĐTB lần lượt là 2,23; 2,09
và 2,04, đều ứng với mức thấp.
Mặc dù cả 5 biểu hiện về sự phân phối của chú ý đã phân tích đều
ở mức thấp, nhưng có thể nhận thấy 2 biểu hiện sự phân phối của chú


11
ý có tính chủ định có ĐTB cao hơn so với khơng có chủ định. Kết
quả này cho thấy, nếu được hướng dẫn và có u cầu rõ ràng thì trẻ
6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ vẫn có thể cùng một lúc chú ý đến nhiều

đối tượng và nhiều hoạt động.Số liệu cũng cho thấy khoảng 67,10% 70,50% trẻ phân phối chú ý ở mức Thấp và Trung bình với nhiều đối
tượng và hoạt động khác nhau một cách có chủ định. Trẻ phân phối
sự chú ý tốt nhất trên hai hoạt động và sự phân phối của chú ý tỉ lệ
nghịch với số hoạt động diễn ra cùng lúc. Trẻ chậm phát triển trí tuệ
khó tập trung vào một đối tượng cụ thể nào đó, q trình xử lí, nhận
thức cảm tính của trẻ khơng thể diễn ra trơn tru như bao trẻ khác vì
trẻ khơng thể hình dung, mã hóa được thơng tin về đối tượng đó. Vì
vậy, trẻ CPTTT rất dễ bị phân tán chú ý.
Điều này có thể rút ra nhận định rằng, GV nên hạn chế tối đa việc
sử dụng cùng lúc nhiều đối tượng hay hoạt động khi hướng dẫn trẻ
trong giờ học, chỉ nên hướng dẫn từ bài tập một và sử dụng phương
tiện trực quan thì cũng phải chú ý đặc điểm này để sử dụng từng
phương tiện cho phù hợp với khả năng phân phối chú ý của trẻ.
Thực trạng sự di chuyển chú ý của trẻ CPTTT dạng nhẹ được
khảo sát thông qua việc phát phiếu cho tất cả giáo viên theo 5 mức
độ ứng với 04 biểu hiện cụ thể và được thể hiện qua bảng 3.6. Điểm
trung bình chung sự di chuyển chú ý là 2,35 thuộc mức độ “thấp”
trong 5 mức đã được xác lập, như đã nói đây là một trong các thuộc
tính khó thực hiện của chú ý, địi hỏi các em phải có khả năng di
chuyển chú ý từ hoạt động này sang hoạt động khác. Điều này cho
thấy đây là nội dung cần được quan tâm khi xây dựng biện pháp tác
động để nâng cao khả năng chú ý cho trẻ CPTTT dạng nhẹ trong giờ
học. Sự di chuyển chú ý không mâu thuẫn với độ bền vững chú ý và
cũng không phải phân tán chú ý vì nó được di chuyển từ đối tượng


12
này sang đối tượng khác một cách có ý thức và khi chuyển sang đối
tượng chú ý mới thì chú ý lại được tập trung với cường độ cao.
Nhìn chung khi có hiệu lệnh và yêu cầu rõ ràng, sự di chuyển chú

ý của trẻ sẽ cao hơn so với khơng có hiệu lệnh và u cầu. Khơng có
sự chênh lệch đáng kể khi có sự thay đổi giữa các yếu tố như giờ học
và hoạt động học. Như vậy sự di chuyển chú ý của trẻ ổn định nhất
trong các mặt biểu hiện của chú ý và GV có thể dễ dàng hơn trong
việc cho trẻ nghỉ giải lao, hoặc từ việc trẻ đang tham gia các trị chơi
có thể yêu cầu di chuyển chú ý vào bài học.
3.1.2. Đánh giá thực trạng thể lực của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng
nhẹ ở TPHCM
3.1.2.1. Lựa chọn các test đánh giá thực trạng thể lực của trẻ 6-9
tuổi CPTTT dạng nhẹ ở TPHCM
Khách thể nghiên cứu đề tài là 146 trẻ CPTTT dạng nhẹ 6-9 tuổi
được chia ngẫu nhiên như sau:
Nhómnam
TT Tuổi
TN
ĐC
6
10
9
1
7
10
8
2
8
10
10
3
9
10

9
4
40
36
Tổng

Tổng
19
18
20
19
76

Nhómnữ
TN
ĐC
8
10
10
10
9
8
8
7
35
35

Tổng
18
20

17
15
70

Qua mơ ̣t sớ tài liệu đã đươ ̣c nghiên cứu, căn cứ vào mục đích, mục
tiêu nghiên cứu, đặc điểm khách thể nghiên cứu và tình hình thực tế tại
các trường chuyên biệt ở TPHCM. Đề tài đã tổng hợp được 13 test
dùng để đánh giá thể lực của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ. Và tiến
hành phỏng vấ n lựa chọn các test đánh giá tác động của các BTTC đã
lựa chọn tới thể lực của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ các trường
chuyên biệt ở TPHCM.Kết quả thể hiện ở bảng 3.7.


2
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định  của 2 lần phỏng vấn để

chọn một số test đánh giá thể lực của trẻ 6-9 tuổi CPTTT
các trường chuyên biệt ở TPHCM
Lần 1 (n1=30) Lần 2 (n2=30)
T
T

Số lượng

Test

Số lượng

2


P

Đồng Không Đồng Không
ý
đồng ý
ý đồng ý

1

Chạy 20m XPC (s)

16

14

18

12

0.46

> 0,05

2

Chạy 10m XPC(giây)

20

10


19

11

0.70

> 0,05

3

Lực bóp tay thuận (kg)

23

7

24

6

0.65

> 0,05

4

Bật cao tại chỗ (cm)

13


17

18

12

0.06

> 0,05

5

Bật xa tại chỗ (cm)

24

6

23

7

0.67

> 0,05

gam
đích


13

17

15

15

0.47

> 0,05

gam
đầu

20

10

19

11

0.70

> 0,05

Ngồi dẻo gập thân (cm)

25


5

23

7

0.39

> 0,05

18

12

17

13

0.71

> 0,05

25

5

24

6


0.65

> 0,05

24

6

25

5

0.62

> 0,05

13

17

13

17

1.00

> 0,05

27


3

25

5

0.33

> 0,05

6
7
8
9
10
11
12
13

Ném túi cát 200
bằng hai tay trúng
10 lầ n (lầ n)
Ném túi cát 200
bằng hai tay sau
(m)

Đứng dẻo gâ ̣p thân
(cm)
Chạy con thoi 4x10m

(s)
Đứng thăng bằng trên 1
chân (s)
Bắt bóng nẩy 30 giây
(lầ n)
Ném bóng trúng đích
10 quả (quả)


13
Qua kết quả phỏng vấn đề tài lựa chọn 6 test để đánh giá thể lực
của trẻ CPTTT lứa tuổi 6-9 ở các trường chuyên biệt ở TPHCM có
sự tán đồng của GV và chuyên gia từ 75% trở lên (đồng ý).
Gồm các test sau:
(1). Lực bóp tay thuận (kg);
(2). Bật xa tại chỗ (cm);
(3). Ngồi dẻo gập thân (cm);
(4). Chạy con thoi 4x10m (s);
(5). Đứng thăng bằng trên 1 chân (s);
(6). Ném bóng trúng đích (quả).
Để kết quả được đánh giá khách quan, đối với tác động của các
BTTC đã lựa chọn tới thể lực của trẻ 6 - 9 tuổi CPTTT dạng nhẹ,
chúng tơi phân tích kết quả thể lực theo giới như sau:
Đề tài tính giá trị các tham số:
- Giá trị trung bình ( X ),
- Độ lệch chuẩn (S),
- Hệ số biến thiên (Cv),




- Sai số tương đối ( ).
Kết quả ở bảng 3.8 (trẻ nữ) và 3.9 (trẻ nam).
3.1.2.2. Đánh giá thực trạng thể lực của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng
nhẹ ở TPHCM
Giá trị trung bình tất cả các test đánh giá thể lực của trẻ chậm
phát triển trí tuệ 6-9 tuổi ở các trường chuyên biệt ở TPHCM hệ số
biến thiên có đồng nhất cao và độ phân tán trung bình và đủ tính đại
diện cho tập hợp mẫu.


Bảng 3.8. Thực trạng thể lực của trẻ nữ 6-9 tuổi
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
1.
2.
3.
4.
5.
6.

1.
2.
3.
4.
5.
6.

CPTTT dạng nhẹ ở TPHCM
TEST
Lứa tuổi
X
Lực bóp tay thuận (kg)
6,41
Bật xa tại chỗ (cm)
55,38
Ngồi dẻo gập thân (cm)
-4,22
6 tuổi Chạy con thoi 4x10m(s)
21,17
(n=18) Đứng thăng bằng trên
4,60
một chân (s)
Ném bóng trúng đích
2,20
(quả)
Lực bóp tay thuận (kg)
6,68
Bật xa tại chỗ (cm)
56,28
Ngồi dẻo gập thân (cm)

-5,39
7 tuổi Chạy con thoi 4x10m(s)
21,15
(n=20) Đứng thăng bằng trên
4,61
một chân (s)
Ném bóng trúng đích
2,23
(quả)
Lực bóp tay thuận (kg)
6,88
Bật xa tại chỗ (cm)
58,81
Ngồi dẻo gập thân (cm)
-5,42
8 tuổi Chạy con thoi 4x10m(s)
21,11
(n=18) Đứng thăng bằng trên
4,73
một chân (s)
Ném bóng trúng đích
2,73
(quả)
Lực bóp tay thuận (kg)
8,02
Bật xa tại chỗ (cm)
58,86
Ngồi dẻo gập thân (cm)
-7,39
9 tuổi Chạy con thoi 4x10m(s)

20,46
(n=15) Đứng thăng bằng trên
4,81
một chân (s)
Ném bóng trúng đích
2,83
(quả)



Sx
0,39
3,49
0,35
1,19

Cv
6,04
6,30
8,30
5,62

0,04
0,03
0,05
0,05

0,35

7,52


0,04

0,22

9,77

0,04

0,41
2,66
0,45
1,32

6,16
4,72
8,43
6,24

0,05
0,03
0,05
0,05

0,71 15,32 0,05
0,16

6,97

0,05


0,41
3,94
0,31
1,18

6,02
6,70
5,72
5,57

0,05
0,03
0,04
0,04

0,41

8,68

0,04

0,36 12,55 0,04
0,89 11,04 0,05
3,48 5,91 0,05
0,33 -4,53 0,04
1,21 5,91 0,04
0,33

6,58


0,05

0,45 15,47 0,05


Bảng 3.9. Thực trạng thể lực của trẻ nam 6-9 tuổi
TT Lứa tuổi
1.
2.
3.
4. 6 tuổi
5. (n=18)
6.
1.
2.
3.
4.
5.

7 tuổi
(n=20)

6.
1.
2.
3.
4.
5.


8 tuổi
(n=18)

6.
1.
2.
3.
4.
5.
6.

9 tuổi
(n=15)

CPTTT dạng nhẹ ở TPHCM
TEST
Sx
X
Lực bóp tay thuận (kg)
7,03 0,36
Bật xa tại chỗ (cm)
57,14 4,21
Ngồi dẻo gập thân (cm)
-3,64 0,60
Chạy con thoi 4x10m (s) 21,82 2,25
Đứng thăng bằng trên
4,53 0,63
một chân (s)
Ném bóng trúng đích
2,42 0,16

(quả)
Lực bóp tay thuận (kg)
7,58 1,02
Bật xa tại chỗ (cm)
68,18 3,80
Ngồi dẻo gập thân (cm)
-4,00 0,35
Chạy con thoi 4x10m(s)
21,51 1,48
Đứng thăng bằng trên
4,57 0,28
một chân (s)
Ném bóng trúng đích
3,05 0,29
(quả)
Lực bóp tay thuận (kg)
7,65 0,66
Bật xa tại chỗ (cm)
69,44 6,60
Ngồi dẻo gập thân (cm)
-5,40 0,47
Chạy con thoi 4x10m(s)
21,03 1,55
Đứng thăng bằng trên
4,60 0,16
một chân (s)
Ném bóng trúng đích
3,15 0,46
(quả)
Lực bóp tay thuận (kg)

7,67 1,00
Bật xa tại chỗ (cm)
72,05 6,92
Ngồi dẻo gập thân (cm)
-6,36 0,44
Chạy con thoi 4x10m(s)
20,38 2,40
Đứng thăng bằng trên
4,95 0,75
một chân (s)
Ném bóng trúng đích
3,30 0,45
(quả)



Cv
5,18
7,37
16,40
10,31

0,04
0,03
0,04
0,04

13,79

0,03


6,41

0,05

13,51
5,57
-8,81
6,86

0,05
0,04
0,05
0,05

6,12

0,05

9,51

0,04

8,58
9,51
8,78
7,38

0,05
0,03

0,04
0,04

3,52

0,05

14,73

0,05

13,03
9,61
6,85
11,80

0,03
0,03
0,04
0,05

15,16

0,04

13,74

0,05



14
3.1.3. Bàn luận mục tiêu 1
Thực trạng khả năng CYCCĐ của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ
ở TPHCM
Đề tài đã lựa chọn được04 nội dung với 17 tiêu chí đánh giá khả
năng CYCCĐ của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ, với kết quả khảo sát
thực trạng như sau: (1). Sự tập trung chú ý (2,48 điểm); (2). Sự bền
vững chú ý (2,15 điểm); (3). Sự phân phối chú ý (2,21 điểm); (4). Sự
di chuyển chú ý (2,35 điểm) và đều được đánh giá ở mức “thấp”.
Thực trạng sự tập trung chú ý: Khả năng chú ý không bị phân
tán, bị nhiễu do những kích thích khác khơng liên quan có ĐTB=
2,05 thuộc mức độ thấp. Đây cũng là khả năng khó thực hiện nhất
đối với trẻ CPTTT vì các em dễ bị cuốn hút bởi các kích thích khác.
Thực trạng sự bền vững chú ý: Tính bền vững của chú ý giảm dần
theo thời gian, có thể nhận thấy sau 7 phút đã xuất hiện sự ổn định,
cụ thể trong 3-5 phút đầu tiên hầu hết trẻ duy trì được sự chú ý ở
mức Thấp (37,7%) và Trung bình (27,4%).
Thực trạng sự phân phối chú ý: Ở cả 5 biểu hiện về sự phân phối
của chú ý khi điều tra đều ở mức thấp, nhưng có thể nhận thấy sự
phân phối của chú ý có tính chủ định cao hơn so với khơng có chủ
định.
Thực trạng sự di chuyển chú ý: Khi có hiệu lệnh/yêu cầu rõ ràng,
sự di chuyển chú ý của trẻ CPTTT sẽ cao hơn so với khơng có.
Khơng có sự chênh lệch đáng kể khi có sự thay đổi giữa các yếu tố
như giờ học và hoạt động học.
Về đánh giá thể lực của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ các
trường chuyên biệt ở TPHCM:
Với 06 test được lựa chọn để đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ
6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ là phù hợp. Giá trị trung bình tất cả các



15
test đánh giá thể lực với hệ số biến thiên có độ phân tán trung bình
đến đồng nhất cao và đủ tính đại diện cho tập hợp mẫu.
3.2. Lựa chọn các BTTC nâng cao khả năng chú ý có chủ định cho
trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ ở TPHCM
3.2.1. Qui trình việc lựa chọn bài tâ ̣p thể chất nhằ m nâng cao khả
năng chú ý có chủ định của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ ở
TPHCM
Đề tài lựa chọn những BTTC theo hướng tác động quá trình tri
giác đến trẻ CPTTT dạng nhẹ để làm hướng nghiên cứu của đề tài.
Bao gồm 02 nhóm: Nhóm bài tập thể dục và Nhóm bài tập trị chơi
làm hướng nghiên cứu của đề tài.
Qui trình việc lựa chọn bài tập thể chất nhằ m nâng cao khả năng
CYCCĐ của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ
Bước 1: Căn cứ vào nguyên tắc đúng mục tiêu và nguyên tắc
hiệu quả, định hướng lựa chọn BTTC theo đặc điểm các thuộc tính
của CYCCĐ và hướng tiếp cận phân loại BTTC đề tài đã xác lập để
xác lập ma trận định hướng lựa chọn nội dung BTTC ở bảng 1.1.
Bước 2: Thiết kế các BTTC theo các định hướng ở bước 1 trên
cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu chuyên môn và các sáng kiến
kinh nghiệm của GV giảng dạy tại các trường chuyên biệt.
Bước 3:
Xây dựng chương trình tập luyện cùng với giờ học và giờ học
thể dục của trẻ.
Qua các tài liêụ tham khảo, căn cứ vào mục đích nghiên cứu, đă ̣c
điể m của khách thể nghiên cứu và tình hình thực tế ta ̣i các trường
chuyên biêṭ trên điạ bàn TPHCM, đề tài đã tổng hợp và cho ̣n đươ ̣c
40 bài tâ ̣p theo nội dung và hình thức được trình bày ở bảng 3.10.



Bảng 3.10. Kết quả tổng hợp BTTC theo qui trình lựa chọn
nhằm nâng cao khả năng CYCCĐ
TT

Nội dung

Hình thức

Nhóm 1: Bài tập thể dục
1.

Kĩ năng vận động cơ bản
(1). Đi trên vạch thẳng

2.

(2). Đi giữ thăng bằng

3.
4.

(3). Đi giữ thăng bằng vật trên đầu
Đi

(4). Đi luồn qua cọc

5.

(5). Đi bước ngang trên đường thẳng


6.

(6). Đi bước qua vật cản

7.

(1). Chạy trên vạch thẳng

8.

(2). Chạy qua các ô của thang dây
(3). Chạy lượn vịng qua các cọc mắc cơ

9.

Chạy

bóng đá

10.

(4). Chạy con thoi 4x5m

11.

(5). Chạy vòng bên phải

12.


(6). Chạy vòng bên trái

13.

(1). Chụm chân qua các ô của thang dây
(2). Bật ra vào ô của thang dây theo hướng

14.

phải trái
Nhảy

(3). Bật chụm chân qua thang dây (quay

15.

90o)

16.

(4). Lò cò qua các ô của thang dây
Các bài tập dạng mô phỏng hình ảnh gần gũi trong
cuộc sống


17.

(1). Thế Con cá

18.


(2). Thế Con rùa

19.

(3). Thế Con ốc sên

20.
21.
22.

Các con
vật

(4). Thế Con rắn
(5). Thế Con chim bồ câu
(6). Thế Con ếch

23.

(7). Thế Con cị

24.

(8). Thế Con chó

25.

(9). Thế Con mèo


26.

(1). Thế Cái kẹp

27.

(2). Thế Cái bánh xe

28.

Hình tượng

(3). Thế Cái bàn

29.

thường gặp

(4). Thế Cây cung

30.

trong cuộc

(5). Thế Cây lau

31.

sống


(6). Thế Cây nến

32.

(7). Thế Cái cây

33.

(8). Thế tấm ván

Nhóm 2: Bài tập dạng trị chơi
34.

(1). Ném bóng vào rổ

35.

(2). Tại chỗ chuyền bóng

36.

Trị chơi

(3). Bắt bóng nẩy

37.

vận động

(4). Ném bóng tennis vào ơ hình chuẩn


38.
39.
40.

(từ đơn

(5). Lăn bóng vào khung thành (cự ly 3,5m,

giản đến

nâng dần cự ly)

phức tạp)

(6). Đá bóng vào khung thành
(7). Cha ̣y con thoi 4x5m nhă ̣t bóng bỏ và o
giỏ


16
3.2.2. Kết quả lựa chọn các bài tập thể chất nâng cao khả năng
CYCCĐ của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ ở TPHCM: Từ kết quả
hai lần phỏng vấn, theo nguyên tắc đã nêu, chỉ chọn bài tập có tỉ lệ ≥
80% ý kiến tán đồng ở hai lần phỏng vấn (thể hiện qua bảng 3.11) .
TT
Nội dung
Hình thức
Nhóm 1: Bài tập thể dục
Kĩ năng vận động cơ bản

1.
Đi trên vạch thẳng
2.
Đi luồn qua cọc
Đi
3.
Đi bước ngang trên đường thẳng
4.
Đi bước qua vật cản
5.
Chạy trên vạch thẳng
6.
Chạy
Chạy qua các ô của thang dây
7.
Chạy lượn vòng qua các cọc mắc cơ bóng đá
8.
Chụm chân qua các ơ của thang dây
9.
Nhảy
Bật ra vào ơ của thang dây theo hướng phải trái
10.
Lị cị qua các ô của thang dây
Các bài tập dạng mô phỏng hình ảnh gần gũi trong cuộc
sống
11.
Thế Con cá
12. Các con vật Thế Con ếch
13.
Thế Con chó

14. Hình tượng Thế Cái kẹp
15. thường gặp Thế Cái cây
trong cuộc
Thế tấm ván
16.
sống
Nhóm 2: Bài tập dạng trị chơi
17.
Ném bóng vào rổ
18. Trị chơi
Tại chỗ chuyền bóng
19. vận động
Bắt bóng nẩy
20. (từ đơn giản Ném bóng tennis vào ơ hình chuẩn
đến phức
Lăn bóng vào khung thành (cự ly 3,5m, nâng dần
21. tạp)
cự ly)
22.
Đá bóng vào khung thành


Bảng 3.11. Kế t quả lựa cho ̣n BTTC nâng cao khả năng CYCCĐ
của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ ở TPHCM qua phỏng vấn GV
Lần 1(n1=30) Lần 2(n2=30)
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Không
Không
Đồ ng ý

Đồ ng ý
đồ ng ý
đồ ng ý

BÀ I TẬP

X2

P

Nhóm 1: Bài tập thể dục
Kĩ năng vận động cơ bản
Đi
Đi trên vạch thẳng
Đi giữ thăng bằng (tay cầm
muỗng gỗ có quả trứng)
Đi giữ thăng bằng vật trên đầu
Đi luồn qua cọc (mắc cơ bóng
đá)
Đi bước ngang trên đường
thẳng
Đi bước qua vật cản (mắccơ
bóng đá)
Chạy
Chạy trên vạch thẳng
Chạy qua các ơ của thang dây
Chạy lượn vịng qua các cọc
mắc cơ bóng đá
Chạy con thoi 4x5m
Chạy vịng bên phải

Chạy vịng bên trái
Nhảy
Chụm chân qua các ơ của
thang dây
Bật ra vào ô của thang dây theo
hướng phải trái
Bật chụm chân qua thang dây
(quay 90o)
Lị cị qua các ơ của thang dây

80,00

20,00

86,67

13,33

0.05 > 0,05

76,67

23,33

80,00

20,00

0.41 > 0,05


60,00

40,00

46,67

53,33

0.01 > 0,05

93,33

6,67

86,67

13,33

0.05 > 0,05

93,33

6,67

90,00

10,00

0.27 > 0,05


93,33

6,67

93,33

6,67

1.00 > 0,05

86,67
90,00

13,33
10,00

86,67
93,33

13,33
6,67

1.00 > 0,05
0.18 > 0,05

80,00

20,00

83,33


16,67

0.37 > 0,05

56,67
76,67

43,33
23,33

53,33
80,00

46,67
20,00

0.50 > 0,05
0.41 > 0,05

76,67

23,33

80,00

20,00

0.41 > 0,05


90,00

10,00

86,67

13,33

0.33 > 0,05

86,67

13,33

83,33

16,67

0.37 > 0,05

80,00

20,00

76,67

23,33

0.43 > 0,05


83,33

16,67

86,67

13,33

0.33 > 0,05


Các bài tập dạng mơ phỏng hình ảnh gần gũi trong cuộc sống
Các con vật
Thế Con cá
93,33 6,67
90,00 10,00 0.27 > 0,05
Thế Con rùa
66,67 33,33 46,67 53,33 0.0001 > 0,05
Thế Con ốc sên
43,67 53,33 60,00 40,00 0.0029 > 0,05
Thế Con rắn
76,67 23,33 80,00 20,00 0.41 > 0,05
Thế Con chim bồ câu
43,33 56,67 60,00 40,00 0.0007 > 0,05
Thế Con ếch
90,00 10,00 93,33
6,67 0.18 > 0,05
Thế Con cò
76,67 23,33 80,00 20,00 0.41 > 0,05
Thế Con chó

90,00 10,00 86,67 13,33 0.33 > 0,05
Thế Con mèo
43,33 56,67 60,00 40,00 0.0007 > 0,05
Hình tượng thường gặp trong cuộc sống
Thế Cái kẹp
93,33 6,67
90,00 10,00 0.27 > 0,05
Thế Cái bánh xe
50,00 50,00 66,67 33,33 0.0004 > 0,05
Thế Cái bàn
46,67 53,33 50,00 50,00 0.51 > 0,05
Thế Cây cung
50,00 50,00 60,00 40,00 0.04 > 0,05
Thế Cây lau
76,67 23,33 80,00 20,00 0.41 > 0,05
Thế Cây nến
56,67 43,33 40,00 60,00 0.0007 > 0,05
Thế Cái cây
93,33 6,67
90,00 10,00 0.27 > 0,05
Thế tấm ván
90,00 10,00 93,33
6,67 0.18 > 0,05
Nhóm 2: Bài tập dạng trị chơi
Trị chơi vận động
Ném bóng vào rổ (cự ly 2m,
93,33 6,67
90,00 10,00 0.27 > 0,05
nâng dần cự ly)
Tại chỗ chuyền bóng cho bạn

(chuyền ngang bên phải, bên 93,33 6,67
90,00 10,00 0.27 > 0,05
trái, chuyền sau đầu)
Bắt bóng nẩy

86,67

Lăn bóng vào khung thành (cự
90,00
ly 3,5m, nâng dần cự ly)
Ném bóng tennis vào ơ hình
chuẩn (Cơ chỉ hình, cho bốc 86,67
thăm hình, cơ đọc hình)
Đá bóng vào khung thành (cự
80
ly 3,5m, nâng dần cự ly)
Cha ̣y con thoi 4x5m nhă ̣t bóng
76,67
vào giỏ

13,33

90,00

10,00

0.27 > 0,05

10,00


93,33

6,67

0.18 > 0,05

13,33

90,00

10,00

0.27 > 0,05

20

86.67

13.33

0.05 > 0,05

23,33

80,00

20,00

0.41 > 0,05



17
3.2.3. Xây dựng kế hoạch và tiến trình TN các bài tập thể dục cho
trẻ CPTTT dạng nhẹ
3.2.3.1. Kế hoạch TN chi tiết
Thời gian: Tháng 20/9/2018 - 25/6/2019
Tổng số buổi tập: Học kỳ 1: 18 tuần; Học kỳ 2: 17 tuần
Tần số buổi tập: 1 buổi /tuần; 35 phút /1 buổi.
3.2.3.2. Tiến trình tổ chức TN các BTTC cho trẻ CPTTT dạng nhẹ
3.2.4. Bàn luận mục tiêu 2
Việc sử dụng các BTTC phù hợp để phát triển trí tuệ của trẻ
CPTTT là phương pháp dạy học theo hình thức trực quan trực tiếp
rất cần thiết và phù hợp trong quá trình giáo dục, giáo dưỡng cho trẻ.
Với những hình thức vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, ném, bắt
sẽ giúp cho quá trình biến đổi chức năng của trẻ luôn ở mức độ cần
thiết, phù hợp với yêu cầu giữ gìn sức khoẻ, nâng cao các tố chất thể
lực, hoàn thiện các kĩ năng vận động.
Với những BTTC sẽ giúp trẻ tự lập hơn, kích thích não bộ, cải
thiện khả năng học tập, tăng khả năng nhạy bén nhận thức và phát
triển năng lực tương tác. Trên cơ sở đặc điểm của trẻ CPTTT, qua
các tài liêụ tham khảo và căn cứ vào mục đích, mục tiêu của đề tài,
đă ̣c điể m tâm sinh lý, khả năng vận động của khách thể nghiên cứu
đề tài đã tổng hợp và cho ̣n đươ ̣c 40 BTTC nhằ m nâng cao khả năng
CYCCĐ của trẻ 6-9 tuổi CPTTT dạng nhẹ. Trong đó, các BTTC
hướng tiếp cận của thể dục cơ bản. Đây là loại hình thể dục phát triển
chung, rất phong phú và đa dạng về nội dung và hình thức.
Nội dung của thể dục cơ bản có các động tác tự nhiên đơn giản
(đi, chạy, nhảy, ném, bắt). Việc lựa chọn các BTTC dạng bài tập thể
dục cần chú ý đến việc mơ phỏng các hình ảnh quen thuộc với trẻ để
tạo sự hứng thú và tăng cường chú ý cho các em.



×