Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.74 KB, 3 trang )
Nuôi cua lột
Nguồn: vietlinh.com.vn
Ở một số tỉnh ven biển phía Nam, bà con thường phát triển hình thức nuôi
cua lột. Đây là hình thức nuôi cua thương phẩm cho giá trị kinh tế cao. Xin giới
thiệu cách nuôi cua lột.
Ao nuôi
Có 3 loại ao nuôi:
- Ao nuôi cua nguyên liệu: Diệån tích 500-1.000m2, sâu 0,8-1m. Ao có 2
cống cấp và thoát nước. Bờ và xung quanh ao rào chắn phên, đăng lưới để chống
thất thoát cua.
- Ao nuôi cua tạo "nu" (cua tái sinh càng chân): Diện tích 200-300m2, sâu
0,6-0,8m, có 2 cống cấp, thoát nước. Ao có hình chữ nhật, chiều dài gấp 4-5 lần
chiều rộng để dễ thu hoạch cua. Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát
nước, nền đáy là đất thịt pha sét, lớp bùn dày không quá 15cm.
- Ao nuôi cua lột: Có diện tích 150-200m2, ngoài ra có thể nuôi trong lồng
với kích thước (1,5-2)m chiều dài x (1-1,2)m chiều rộng x (0,5-0,7)m chiều cao;
làm bằng tre, ngập nước 0,25-0,3m.
Nuôi cua
Nuôi cua nguyên liệu
Cua nguyên liệu được thu gom ở các ao nuôi cua thịt để phục vụ cho nuôi
cua lột, theo tiêu chuẩn: khối lượng 50-100g/con, không bị tổn thương ở mai, có
đầy đủ các chân, càng, cua bò di chuyển nhanh nhẹn.
- Cua thường lột quanh năm nhưng tập trung vào từ tháng 3-7, nên phải
tuyển chọn cua nguyên liệu đưa vào nuôi từ tháng 2.
- Mật độ nuôi từ 10-12 con/m2.
- Thức ăn nuôi cua là cá tạp, moi, ốc, nhuyễn thể... Khẩu phần thức ăn
chiếm 3-4% khối lượng cua nuôi. Ngày cho cua ăn 2 lần vào sáng và chiều tối.
Nuôi cua tạo nu
Vào mùa cua lột, chọn cua nguyên liệu đưa vào ao tạo nu.
- Trước khi thả nuôi cần tiến hành kích thích cua tạo nu như sau: bắt từng