Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất lúa nước tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015-2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.08 KB, 8 trang )

TNU Journal of Science and Technology

225(16): 63 - 70

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TỚI SẢN XUẤT LÚA NƯỚC TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI,
GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
Lưu Thị Cúc*, Hoàng Văn Hùng, Hoàng Thị Phương
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai

TÓM TẮT
Nghiên cứu tiến hành điều tra, phỏng vấn sâu 139 hộ với bước nhảy k = 4; Tổng hợp số liệu quan
trắc môi trường 05 năm liên tiếp, từ 2015 – 2019 với các chỉ tiêu: nhiệt độ, lượng mưa và các hiện
tượng thời tiết bất thường. Từ đó, đánh giá diễn biến và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất
lúa nước tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong 05 năm, nhiệt độ trung
bình tại huyện Bắc Hà có xu hướng tăng lên, dao động từ 19,1oC – 19,5oC; Diễn biến nhiệt độ thay
đổi thất thường; Số ngày rét đậm và rét hạn có xu hướng tăng lên; Lượng mưa trung bình năm thay
đổi thất thường; Lượng mưa mùa mưa có xu hướng tăng; Ngược lại lượng mưa mùa khơ có xu
hướng giảm dần; Các hiện tượng thời tiết bất thường diễn ra với tần suất và cường độ tăng dần qua
các năm. BĐKH tác động trực tiếp đến sản xuất lúa nước tại đây, hạn hán, mưa bão, rét đậm, rét
hại,…khiến cho cây trồng thiếu nước tưới, cây sinh trưởng chậm, thậm chí là chết và đất có nguy cơ
xói mịn, thối hóa... Để ứng phó với các tác động tiêu cực này, người dân địa phương đã sử dụng các
kiến thức bản địa, bao gồm: giống lúa nước địa phương, một số kỹ thuật canh tác truyền thống, các
kiến thức truyền đời về thời vụ gieo trồng và dự báo thời tiết khí hậu bất lợi,...
Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Bắc Hà; kiến thức bản địa; lúa nước; ứng phó.
Ngày nhận bài: 30/11/2020; Ngày hồn thiện: 19/12/2020; Ngày đăng: 21/12/2020

STUDY ON THE EFFECT OF CLIMATE CHANGE
ON WET RICE PRODUCTION IN BAC HA DISTRICT, LAO CAI PROVINCE,
IN THE PERIOD 2015 - 2019
Luu Thi Cuc*, Hoang Van Hung, Hoang Thi Phuong


Thai Nguyen University – Lao Cai Campus

ABSTRACT
The study conducted an in-depth survey and interview with 139 households with the jump k = 4,
synthesizing environmental monitoring data for 05 consecutive years (2015 - 2019) with the
criteria: temperature, rainfall and phenomena. unusual weather. From there, assess the changes and
impacts of climate change on wet rice production in Bac Ha district, Lao Cai province. Research
results show that: In 05 years, the average temperature in Bac Ha district tends to increase, ranging
from 19.1oC – 19.5oC; changes in temperature fluctuate erratically; The number of extremely cold
and drought days tends to increase; Annual average rainfall changes erratically; Rainfall in the
rainy season tends to increase; On the contrary, the rainfall in the dry season tends to decrease;
The unusual weather phenomena take place with increasing frequency and intensity over the years.
Climate change directly affects the wet rice production here, droughts, storms, extreme cold,
damaging cold,... make plants lack irrigation water, plants grow slowly, even die and the soil is at
risk of erosion. In response to these negative impacts, local people have used indigenous
knowledge, including: local wet rice varieties, some traditional farming techniques, and traditional
knowledge about the seasons, cultivating and forecasting unfavorable weather,...
Keywords: Climate Change; Bac Ha; indigenous knowledge; wet rice; response
Received: 30/11/2020; Revised: 19/12/2020; Published: 21/12/2020
* Corresponding author: Email:
; Email:

63


Lưu Thị Cúc và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ ĐHTN

1. Mở đầu

Bắc Hà là huyện vùng cao, khó khăn của tỉnh
Lào Cai với trên 70% dân số tham gia sản
xuất nông nghiệp (SXNN), là huyện nằm
trong khu vực dễ bị tổn thương do biến đổi
khí hậu (BĐKH) [1]. Những năm gần đây,
biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp
đến đời sống, kinh tế - xã hội của huyện Bắc
Hà, tỉnh Lào Cai. Do hiện tượng thời tiết cực
đoan, bất thường, như: mưa tuyết, băng giá,…
xảy ra với mật độ, tần suất ngày càng cao, từ
đó tác động trực tiếp đến sản xuất nông
nghiệp, cụ thể là sản xuất lúa nước trên địa
bàn huyện.
Kết quả nghiên cứu của bài báo sẽ góp phần
xác định được phạm vi và mức độ ảnh hưởng
của BĐKH tới SXNN, cụ thể là sản xuất lúa
nước tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Từ đó
đề xuất các biện pháp ứng phó nhằm giảm
thiểu các tác động tiêu cực, giảm chi phí sản
xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu
nhập của người dân, đặc biệt là bà con dân tộc
thiểu số nơi đây.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Các tài liệu liên quan trực tiếp gồm:
- Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển
kinh tế năm 2019 huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2020 của huyện Bắc Hà; của xã Nậm Mòn,
huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

- Báo cáo Đánh giá khí hậu tỉnh Lào Cai;
- Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: Kế hoạch thực
hiện thỏa thuận Paris về BĐKH tỉnh Lào Cai
của Sở TN&MT tỉnh Lào Cai năm 2019.
- Báo cáo kết quả quan trắc khí tượng – thủy văn
huyện Bắc Hà trong 05 năm, từ 2015 – 2019.
2.2. Phương pháp khảo sát xã hội học
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Nghiên cứu tiến hành điều tra chọn mẫu bằng
bảng hỏi cấu trúc đối với các hộ gia đình có
sản xuất trồng lúa nước. Hệ thống các câu hỏi
sẽ đề cập đến các nhóm vấn đề:
64

225(16): 63 - 70

+ Ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến hoạt động sản
xuất qua trải nghiệm của người dân địa phương;
+ Các hình thức hoạt động sản xuất nhằm ứng
phó biến đổi khí hậu;
+ Các nguồn lực huy động trong q trình
ứng phó,…
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức:
n= z2(p.q) / e2 [2]

(1)

Trong đó:
n = cỡ mẫu;

z = giá trị phân phối: với độ tin cậy lựa 95%
thì giá trị z là 1,96 [2];
p = ước tính tỷ lệ % của tổng thể (giả định p = 0,1);
q = 1-p = 0,9;
e = sai số cho phép (+-5%).
Từ công thức (1) ta tính được cỡ mẫu là:
138,4, làm trịn lên 139 đối tượng được điều
tra, tương ứng 139 hộ.
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu
qua 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ 18 xã của huyện Bắc Hà,
qua tham vấn ý kiến chuyên gia (cán bộ nông
nghiệp huyện), chọn xã đại diện là: xã Nậm
Mịn (có diện tích trồng lúa nước lớn nhất).
- Giai đoạn 2: Từ xã này lập danh sách mẫu
của xã.
Xã Nậm Mịn có 639 hộ, gồm 8 thơn bản:
Lèng Phàng Làng Mương, Nậm Mịn, Cốc
Cài Thượng, Nậm Làn Cốc Cài, Cốc Dề Chải,
Bản Ngồ Thượng, Sử Chù Chải, và Ngải Số.
Các hộ lựa chọn dựa trên bước nhảy:
k = N/n
(2)
Trong đó:
+ k: Bước nhảy;
+ N: Số hộ gia đình;
+ n: Cỡ mẫu.
Từ cơng thức (2) ta tính được giá trị bước
nhảy: k = (639/139) = 4
Tức là, cứ cách 4 hộ trong danh sách lại chọn 1

hộ nghiên cứu cho đến khi đủ dung lượng mẫu.
; Email:


Lưu Thị Cúc và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ ĐHTN

2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Các phỏng vấn sâu được tiến hành đối với các
nhóm khách thể khác nhau, gồm:
- Cán bộ huyện, xã: Cán bộ phòng TN&MT
huyện Bắc Hà (2 chuyên viên, 1 cán bộ quản
lý), Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Bắc Hà
(2 chuyên viên, 1 cán bộ quản lý), cán bộ địa
chính xã Nậm Mịn (01), cán bộ Trạm khí
tượng huyện Bắc Hà (01). Tổng: 08.
- Hộ gia đình trồng lúa nước, bị ảnh hưởng
bởi BĐKH: 131 hộ.

225(16): 63 - 70

Nhiệt độ trung bình tại đây có xu hướng tăng,
dao động từ 19,1oC – 19,5oC; diễn biến nhiệt
độ thay đổi thất thường; Số ngày rét đậm và
rét hạn có xu hướng tăng lên.
Bảng 1. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm tại
trạm Bắc Hà giai đoạn 2015 – 2019
Nhiệt độ
TB (oC)

19,1
19,3
19,3
19,2
19,5

Năm
2015
2016
2017
2018
2019

Số ngày
rét đậm
123
135
123
125
127

Số ngày
rét hại
88
104
96
97
97

Nội dung phỏng vấn sâu bao gồm:


3.1.2. Lượng mưa

- Đối với cán bộ phòng TN&MT và phòng
NN&PTNT huyện Bắc Hà: Phỏng vấn các
cán bộ chủ chốt nhằm khai thác thông tin về
chủ chương, chính sách của huyện trong việc
ứng phó với BĐKH và đảm bảo sản xuất cho
người dân?
- Đối với cán bộ địa chính xã và cán bộ Trạm
khí tượng: Nội dung phỏng vấn tập trung vào
các biểu hiện, mức độ của BĐKH diễn ra tại
địa phương? Tác động của BĐKH đến sản
xuất lúa nước của người dân? Các cách thức
ứng phó?
- Đối với hộ gia đình: Những ảnh hưởng của
BĐKH, đặc biệt trong sản xuất lúa nước? Các
cách thức thích ứng? Dựa vào đâu để lựa
chọn? Vai trò của cộng đồng trong việc hỗ trợ
trong các hoạt động thích ứng với BĐKH?
2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả đo lượng mưa thu được tại Trạm khí
tượng Bắc Hà trong 5 năm cho thấy: Có sự
thay đổi thất thường lượng mưa trung bình
năm; lượng mưa mùa mưa có xu hướng tăng;
ngược lại lượng mưa mùa khơ có xu hướng
giảm dần.

Thơng tin được thu thập bằng bảng hỏi và xử

lý với phần mềm Excel.
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Diễn biến BĐKH tại huyện Bắc Hà, tỉnh
Lào Cai, giai đoạn 2015 – 2019
Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên địa bàn
nghiên cứu được đánh giá cụ thể thông qua:
sự thay đổi nền nhiệt độ, lượng mưa, tần suất
và mức độ của các hiện tượng thời tiết bất
thường như: hạn hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại,
sương mù, băng tuyết.
3.1.1. Nhiệt độ
Số liệu thống kê trong 5 năm, từ 2015 – 2019,
tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho thấy:
; Email:

Bảng 2. Lượng mưa trung bình năm, mùa mưa và
mùa khơ đo tại trạm khí tượng Bắc Hà giai đoạn
2015 – 2019 (mm)
Năm

Lượng mưaLượng mưa TBLượng mưa TB
TB năm
mùa mưa
mùa khô
T6

2015

1312


T7

T8 T12 T1

T2

240 393 360 106 101 112
993

319

202 620 567 132 213 111
2016

1845
1389

456

451 561 400 223 112 114
2017

2060
1412

449

414 614 433 196 106 86
2018


1749
1461

388

472 484 545 185
2019

97

87

1755
1501

369

3.1.3. Hiện tượng thời tiết bất thường
a) Hạn hán
Theo thống kê của phòng TN&MT, phòng
NN&PTNT huyện Bắc Hà từ 2015 – 2019,
chưa có đợt hạn hán nghiêm trọng nào xảy ra,
tuy nhiên hiện tượng khô hạn cục bộ tại một
65


Lưu Thị Cúc và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ ĐHTN


số địa điểm là có, với nguy cơ ngày càng cao,
gây thiệt hại lớn, cụ thể: nắng nóng kéo dài,
không đủ nước làm đất làm mất gần 78 ha lúa
hè thu (2018), 80 ha (2019).
b) Bão, ngập lụt
Từ 2015 – 2019, chưa có trận bão lớn xảy ra
trên địa bàn, tuy nhiên hiện tượng mưa lớn
khiến nhiều điểm thuộc Tỉnh lộ 153 và Quốc
lộ 4 sạt lở, sụt lún, gây cản trở và nguy hiểm
cho các phương tiện tham gia giao thơng thì
năm nào cũng xảy ra. Tuy chưa ghi nhận thiệt
hại lớn về người và tài sản nhưng cũng tiềm
ẩn nhiều nguy cơ, cần phải có biện pháp ứng
phó kịp thời.
c) Rét đậm, rét hại
Rét đậm, rét hại và sương mù là hiện tượng
diễn ra hàng năm tại Bắc Hà, đa phần vào
mùa đông, đầu xuân (từ tháng 11 - tháng 3
năm sau). Nền nhiệt độ rét đậm, rét hại tại đây
có xu hướng ngày càng thấp, cụ thể: 11,9oC
(2015); 11,8oC (2016); 11,9oC (2017); 11,7oC
(2018); 11,6oC (2019).

nước đều có ảnh hưởng trên sinh trưởng và
phát triển của cây lúa [3].
Tại địa bàn điều tra, nắng nóng gây ra nhiều
ảnh hưởng đến cây trồng, nắng nóng kéo
dài với nền nhiệt cao không chỉ ảnh hưởng
đến hiệu quả lao động, tiến độ thu hoạch lúa
xuân, gieo cấy lúa mùa, đây còn là điều

kiện phát sinh một số loại sâu, bệnh gây hại
trên cây trồng.
3.2.2. Ảnh hưởng do bão đến sản xuất lúa nước
Ảnh hưởng nặng nề nhất đến năng suất cây
trồng phải kể tới là do bão. Cụ thể, theo kết
quả điều tra, bão làm nhiều ruộng bị mất trắng
(chiếm 83,45%), làm cây trồng bị chết (59%),
làm giảm năng suất cây trồng (54,7%), một số
ý kiến còn cho rằng bão cũng gây giảm diện
tích, đất đai xói mịn và gia tăng dịch bệnh.
Bởi bão thường đi kèm với mưa lớn và gây
ngập lụt, do đó, sau bão tình hình dịch bệnh
trên cây trồng cũng diễn ra căng thẳng hơn.
Làm giảm năng
suất
Cây sinh
trưởng chậm
Thiếu nước tưới

3.2. Ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết
bất thường đến sản xuất lúa nước tại huyện
Bắc Hà, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2019
3.2.1. Ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán
đến sản xuất lúa nước
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ
sinh trưởng của cây lúa. Trong phạm vi 20 –
30oC, nhiệt độ càng tăng cây lúa phát triển
càng mạnh. Nhiệt độ trên 40oC hoặc dưới
17oC, cây lúa tăng trưởng chậm lại. Dưới
13oC cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài

1 tuần, một số giống lúa có thể chết. Đối với
lúa nước, cả nhiệt độ khơng khí lẫn nhiệt độ

225(16): 63 - 70

Đất đai xói
mịn, thối hóa
Gia tăng dịch
bệnh
Cây trồng bị
chết
Có ruộng bị mất
trắng
Khơng gây ảnh
hưởng gì
Hình 1. Ảnh hưởng của bão đến sản xuất lúa nước

Bảng 3. Kết quả điều tra về ảnh hưởng của nắng nóng đến sản xuất lúa nước
Nội dung
Số lượng
Cơ cấu (%)

66

Giảm
năng
suất
81
58,3


Cây sinh
trưởng
chậm
88
62,3

Thiếu
nước
tưới
110
79,1

Kết quả điều tra
Đất đai
Gia tăng
xói mịn,
dịch
thối hóa
bệnh
68
74
48,9
53,2

Cây
trồng
bị chết
83
59,7


Mất
trắng
27
19,4

Khơng
ảnh hưởng

0
0

; Email:


Lưu Thị Cúc và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ ĐHTN

225(16): 63 - 70

Bảng 4. Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, sương mù và bang tuyết
đến sản xuất lúa nước

Nội dung
Số lượng
Cơ cấu
(%)

Cây
trồng

bị chết

Cây sinh
trưởng
chậm

Năng
suất
giảm

110

30

139

79,14

21,58

100

Phương án

Gia
ruộng
tăng
bị mất
dịch
trắng

bệnh
7
25
5,03

3.2.3. Ảnh hưởng của ngập, lụt đến sản xuất lúa nước
Ngập lụt gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến
cây trồng. Những ảnh hưởng do ngập lụt trên
đều được ghi nhận trong các hộ điều tra.
Làm giảm
năng suất
Cây sinh
trưởng chậm
Thiếu nước
tưới
Đất đai xói
mịn, thối hóa
Gia tăng dịch
bệnh
Cây trồng bị
chết
Có ruộng bị
mất trắng

Hình 2. Ảnh hưởng của ngập lụt đến sản xuất lúa nước

Kết quả điều tra cho thấy, ảnh hưởng nhiều
nhất từ ngập lụt đối với sản xuất lúa nước là
làm cây sinh trưởng chậm (68,3%), một số
ruộng bị mất trắng (64,7%), giảm khả năng

chống chịu của cây, khiến cho cây trồng bị
chết (62,6%), giảm năng suất cây trồng
(50,36%).
3.2.4. Ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, sương
mù và băng tuyết đến sản xuất lúa nước
Kết quả khảo sát cho thấy rét đậm, rét hại có
ảnh hưởng nhiều đến sản xuất lúa nước.
Trong 139 hộ tham gia điều tra, có 100% trả
lời rét đậm, rét hại làm năng suất lúa bị
giảm, 79,14% làm cây trồng bị chết và cây
sinh trưởng chậm 21,58% và gia tăng nhiều
dịch bệnh 17,99%. Những ảnh hưởng khác
của rét đậm rét hại đến trồng trọt như: có
ruộng bị mất trắng, thiếu nước tưới, diện tích
canh tác giảm,… cũng được ghi nhận nhưng
xảy ra ít hơn.
; Email:

17,99

Thiếu
nước
tưới

Diện tích
canh tác
giảm

Khơng
gây ảnh

hưởng gì

5

3

0

3,59

2,15

0

3.3. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh
hưởng tiêu cực của BĐKH tới sản xuất lúa
nước tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
3.3.1. Sử dụng kiến thức bản địa ứng phó với
BĐKH trong sản xuất lúa nước tại huyện Bắc
Hà, tỉnh Lào Cai
a. Kinh nghiệm của người dân trong việc dự
đoán thời tiết và xác định lịch thời vụ
Ngày nay, người dân nơi đây vẫn còn phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên
những kinh nghiệm trong dự báo thời tiết có
vai trị quan trọng. Người dân thường thơng
qua quan sát các hiện tượng tự nhiên từ cây
cỏ, động vật, các loại côn trùng, các hiện
tượng biến đổi của sắc trời, mây, gió và một
số hiện tượng thiên nhiên khác để đưa ra các

dự báo thời tiết phục vụ cho đời sống và sản
xuất như: Kiến bò về tổ, ong di tản chỗ ở,
chuồn chuồn bay thấp hay chớp đằng Đông...
là những biểu hiện trời sắp mưa.
Xác định thời vụ gieo cấy là vơ cùng quan
trọng [4]. Bố trí thời vụ hợp lí để tránh mùa
bão lũ, né rầy. Một yếu tố quan trọng để xác
định thời vụ là bố trí thời gian trồng thích hợp
để thời kì lúa trỗ thời tiết thuận lợi nhất. Thời
kỳ trỗ bông, làm hạt là thời kỳ cây lúa mẫn
cảm nhất với điều kiện ngoại cảnh, nhất là
nhiệt độ.
Tại địa bàn khảo sát, sự thay đổi về thời tiết
khí hậu trong những năm qua đã gây xáo trộn
tới mùa vụ. Để hạn chế bớt những thiệt hại,
lịch thời vụ đã được chính quyền và người
dân thay đổi so với trước kia.
67


Lưu Thị Cúc và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ ĐHTN

225(16): 63 - 70

Bảng 5. Lịch thời vụ của cây lúa nước năm 2019 tại huyện Bắc Hà
Cây trồng

Thời vụ gieo trồng

Vùng trung
Vùng thượng huyện
huyện

Vụ xuân
Lúa
Vụ mùa

Gieo mạ từ ngày
01/4- 20/4
Cấy từ ngày
20/4-10/5;
TH 10/8-30/8

Gieo mạ từ ngày
25/4 -05/5
Cấy từ ngày 20/5
- 5/6;
TH 10/9-30/9

Vùng hạ huyện
Gieo mạ từ
ngày25/1- 25/2
Cấy từ ngày 20/2
- 25/3
Gieo mạ từ ngày
15/6 -30/6
Cấy từ ngày 10/7
- 25/7; TH 1530/10


Thời gian sinh
trưởng (ngày)

Mật độ,
khoảng
cách

115 135

45 - 48
khóm/m2

100 - 125

42 - 45
khóm/m2

(Nguồn: Lịch thời vụ cây lúa năm 2019 trên địa bàn huyện Bắc Hà)

b. Kinh nghiệm của người dân trong chọn giống
Chọn giống lúa là một trong những yếu tố
quan trọng hàng đầu trong sản xuất. Muốn có
cây lúa khoẻ thì chắc chắn phải có hạt giống
tốt và khoẻ mạnh. Gieo trồng hạt giống khoẻ,
có chất lượng cao là điều kiện cần thiết để có
một vụ mùa bội thu, cây lúa khoẻ sẽ chịu
đựng được điều kiện bất lợi của môi trường
[5]. Một số giống lúa nước được người dân tại
đây sử dụng phổ biến như: Bản liền hạt trịn
(giống cũ) và Thiên ưu (giống mới). Trong

đó, giống Bản liền hạt tròn được sử dụng phổ
biến nhất với 134/139 hộ điều tra sử dụng.
Tại địa bàn nghiên cứu, đa số các hộ đều đưa
ra yêu cầu để lựa chọn giống lúa trước khi
gieo sạ như sau:
1. Hạt giống phải thuần, đúng giống, phải
đồng nhất về kích cỡ, giống không bị lẫn
những giống khác, hạt cỏ và tạp chất. Hạt
giống phải sáng mẩy, khơng hoặc có rất ít hạt
lem bị lẫn trong hạt giống.
2. Tỷ lệ nẩy mầm cao và cây mạ có sức sống mạnh.
3. Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt).
Bảng 6. Cơ cấu sử dụng giống lúa bản địa trong
ứng phó biến đổi khí hậu của các hộ được điều tra
Bản Liền
Giống lúa
Thiên ưu
hạt tròn
Số lượng
134
26
Cơ cấu (%)
96,4
18,7

Kết quả điều tra cho thấy, phương án trồng 1
vụ giống cũ, 1 vụ giống mới được lựa chọn
nhiều nhất (86,3%). Số hộ dân sử dụng hồn
68


tồn giống lúa mới có năng suất cao chiếm
11,51%, chỉ có 2,15% số hộ dân canh tác
hồn tồn bằng giống cũ.
c. Kinh nghiệm của người dân trong chăm sóc
Người dân khu vực điều tra ứng dụng nhiều
kinh nghiệm truyền đời vào chăm sóc, bón
phân cho lúa để ứng phó với các tác động tiêu
cực của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt,
rét đậm, rét hại,… Kết quả điều tra, phỏng
vấn của đề tài ghi nhận một số kỹ thuật truyền
thống trong canh tác lúa nước sau:
1. Bón lót cho lúa: Sử dụng phân chuồng và
phân lân, phân đạm, Kali, tiến hành ủ hoai
mục trước mùa vụ khoảng 1 tháng (mùa hè)
hoặc 3 tháng (mùa đông) để phân kịp phân
hủy, hoai mục hoàn toàn do thời tiết nơi đây
thay đổi thất thường, đặc biệt có mùa đơng
lạnh, số ngày rét đậm và rét hạn đang có xu
hướng tăng lên. Phân được rải đều lên mặt
ruộng sau đó lấp một lớp đất mỏng thay vì để
khơng như nhiều nơi khác, nhằm tránh sự rửa
trơi, xói mịn khi có mưa, kết hợp với địa hình
dốc đặc trưng tại địa bàn nghiên cứu.
2. Bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh bằng phân
đạm kết hợp với phân lân, tỉ lệ 2:1.
3. Bón thúc đòng
- Sử dụng phân đạm và phân kali.
- Do đặc thù giống địa phương là Bản liền hạt
tròn và Thiên ưu (đẻ ít nhánh nhưng bơng to
và nặng hạt) nên người dân địa phương chú

trọng nhiều đến bón đón địng và ni hạt
nhằm giúp cho bơng lúa to hơn, hạt chắc hơn
để tăng năng suất.
; Email:


Lưu Thị Cúc và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ ĐHTN

4. Bón ni hạt: Tiến hành phun phân bón lá
từ 1 đến 2 lần giúp tăng số hạt chắc.
5. Sử dụng kỹ thuật cấy mạ thay vì gieo xạ để
giảm ảnh hưởng tiêu cực (nắng nóng, rét hại)
của biến đổi khí hậu lên cây trồng và tăng tỷ
lệ cây sống.
3.3.2. Biện pháp thông tin, truyền thông
Nghe trên truyền
thông đại chúng
(Tivi, Radio,…)
Người dân nói
với nhau
Từ chính quyền
địa phương (
Huyện, xã,…)
Các tổ chức,
đoàn thể (Đoàn
thanh niên, Hội
phụ nữ,…)
Tự quan sát và

cảm nhận thấy
trên thực tế

Hình 3. Nguồn thơng tin người dân biết được về
BĐKH

Tại địa bàn nghiên cứu, việc truyền thông về
biến đổi khí hậu qua các kênh truyền thơng
đại chúng (tivi, đài phát thanh,…) và từ các tổ
chức đoàn thể là đạt được hiệu quả cao nhất
với 80% người được điều tra trả lời đã biết
đến BĐKH thông qua đây.
Tuy nhiên, việc hiểu về các vấn đề của
BÐKH của người dân chưa thật sự đầy đủ và
toàn diện. Trong 139 hộ được điều tra, phỏng
vấn, số hộ đã được nghe đến BĐKH, nhưng
hiểu lơ mơ, chỉ biết BĐKH là ảnh hưởng của
thời tiết bất thường chiếm 50,3%; số hộ cũng
đã nghe đến BĐKH nhưng khơng hiểu gì về
nó chiếm 28,7%.
Ðể nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác
truyền thông BÐKH, tơi đề nghị chính quyền
địa phương cần cung cấp kịp thời thông tin về
BÐKH cho các cơ quan truyền thông. Cơng
tác truyền thơng cần tập trung tun truyền
các mơ hình, cách làm hay trong chủ động
thích ứng BÐKH như: Các phương án, cách
thức thay đổi tập quán sản xuất, tổ chức đời
; Email:


225(16): 63 - 70

sống của người dân để thích nghi với điều
kiện BÐKH. Ngồi ra, cần đào tạo, tập huấn
kiến thức, kỹ năng cho người làm công tác
truyền thơng về BÐKH.
3.3.3. Biện pháp giáo dục
Trình độ văn hóa tỉ lệ thuận với mức độ hiểu
biết về BĐKH, việc tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức của người dân đóng vai trị
vơ cùng quan trọng. Tại khu vực nghiên cứu,
trong 139 hộ được phỏng vấn, số người dân có
chỉ học đến cấp 2 chiếm phần lớn (59%), trình
độ 12/12 chiếm 35,26%, trình độ từ trung cấp
trở lên chiếm 5,74%. Vì vậy, để nâng cao hiệu
quả của cơng tác giáo dục về ứng phó với
BĐKH trong sản xuất lúa nước cần:
- Chuyển đổi cơ cấu việc làm gắn liền với
phát triển dạy nghề
- Phát triển giáo dục cho cả nam và nữ
- Tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn nâng
cao kiến thức, kĩ năng cho người học, nhà
giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cha mẹ học
sinh và cộng đồng dân cư về ứng phó với biến
đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.
- Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học
cơng nghệ trong phịng tránh, khắc phục hậu
quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động
tiêu cực do BĐKH trong lĩnh vực trồng lúa
nước trên địa bàn.

4. Kết luận
Biểu hiện và ảnh hưởng của BĐKH đến sản
xuất lúa nước tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
được đánh giá cụ thể thông qua sự thay đổi nền
nhiệt độ, lượng mưa, tần suất và mức độ của
các hiện tượng thời tiết bất thường như: hạn
hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại, sương mù, băng
tuyết trong giai đoạn 5 năm (2015 – 2019).
Kết quả điều tra 139 hộ cho thấy các biểu
hiện của BĐKH như: hạn hán, bão, ngập lụt,
rét đậm rét hại, sương mù, băng tuyết đã gây
ra nhiều tác động bất lợi đến sản xuất lúa
nước theo các mức độ khác nhau. Những ảnh
hưởng này nhìn chung đều gây khó khăn cho
sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất, sự sinh
trưởng và làm giảm sản lượng cây lúa.
69


Lưu Thị Cúc và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ ĐHTN

Nghiên cứu đã đề xuất được một số biện pháp
giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH tới
sản xuất lúa nước tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào
Cai, gồm: Sử dụng kiến thức bản địa (Nghiên
cứu đã định dạng được các kiến thức bản địa
mà người dân sử dụng và hiệu quả của nó
trong việc ứng phó với BĐKH, cụ thể trong

sản xuất lúa nước như: Kinh nghiệm trong dự
đoán thời tiết, lịch thời vụ, kỹ thuật bón phân
và chọn giống lúa…); Biện pháp thông tin
truyền thông và biện pháp giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES
[1]. Department of Natural Resources and
Environment of Lao Cai Province, Synthesis
report: Mission Implementation plan of the
Paris agreement on climate change in Lao
Cai province in 2019, 2019.

70

225(16): 63 - 70

[2]. T. T. H. Dang, “The impact of climate change
on the rice farming sector in Lao Cai province
and proposing solutions,” Master Thesis,
Hanoi National University, Hanoi, 2013.
[3]. T. M. Ha, T. M. Nguyen, H. T. T. Khuat, and
L. H. Nguyen, “The impact of climate change
on agriculture and adaptation to climate change
in Van Ban district, Lao Cai province,” TNU
Journal of science and technology, vol. 201,
no. 03, pp. 115-120, 2019.
[4]. M. D. Nguyen, T. K. H. To, et al.,
Textbook of Applied Statistics, Economic
Publishing House, 2016.
[5]. D. V. Tran, S. N. Ho, and G. T. T. Luu,
“Indigenous Knowledge and Climate Change

Adaptation Issues of Ethnic Minorities in
Northern Uplands of Vietnam”, International
workshop “Sustainable development and
poverty reduction for ethnic minorities in the
Northern Mountainous Provinces”, Thai
Nguyen, 2014.

; Email:



×