Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
MÔN HỌC: SINH THÁI ĐÔ THỊ & KCN
TIỂU LUẬN:
Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đô thị
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Thu Hà
Sinh viên thực hiện: Viết Thị Hà Xuyên
Page 1 of 26
Mục lục
MỞ ĐẦU
Trong quá trình tiến hóa và phát triển con người luôn phải dựa vào các yếu tố sẵn có
trong tự nhiên. Con người với tư cách là vật thể sống- một yếu tố của sinh quyển đã tác
động trực tiếp vào môi trường. Khi đó, các hệ sinh thái tự nhiên hoặc dần chuyển thành
hệ sinh thái nhân tạo hoặc bị tác động của con người đến mức mất cân bằng và suy thoái.
Như một hậu quả của tác động nhân sinh, hiện nay biến đổi khí hậu đang là một vấn đề
toàn cầu gây tác động không nhỏ tới các hệ sinh thái trên trái đất. Trong các hệ sinh thái
dễ bị tổn thương thì hệ sinh thái đô thị đang đứng trước nguy cơ đó.
Theo Báo cáo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) tháng 10/2006 cho
biết, hiện tượng băng tan ở Greenland đạt tốc độ 65,6 kilômét khối, vượt xa mức tái tạo
băng 22,6 kilômét khối một năm từ tuyết rơi. Trung tâm Hadley của Anh chuyên nghiên
cứu và dự đoán thời tiết cũng dự đoán: 1/3 hành tinh sẽ chịu ảnh hưởng của hạn hán nếu
việc thay đổi khí hậu không được kiểm soát. Những kết quả nghiên cứu được công bố
vào tháng 9/2006 cho thấy, nhiệt độ thế giới đã tăng lên với tốc độ chưa từng có trong
vòng ít nhất 12.000 năm qua. Các nhà khoa học cho rằng: thế kỷ vừa qua, nhiệt độ trung
bình của Trái đất đã tăng thêm 1oC do việc tích lũy các chất cácbon điôxít (CO2), mêtan
(CH4) và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác trong không khí (như N2O, HFCs,
PFCs, SF6) - sản phẩm sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy,
Page 2 of 26
phương tiện giao thông và các nguồn khác.Những hiện tượng trên đều do biến đổi khí
hậu gây nên.
Vậy biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái đô thị và có những mô


hình sinh thái là giải pháp giúp ứng phó với những biến đổi đó. Câu hỏi nêu ra này chính
là lí do để em chọn tiểu luận “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến HST đô thị”.
Page 3 of 26
A.TỔNG QUAN
I. Biến đổi khí hậu
1.1 Định nghĩa
“Biến đổi khí hậu”(những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu) là những biến đổi
trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành
phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc
đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con
người.
(Theo công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu).
1.2 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo
ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà
kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự
biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ
yếu bao gồm: CO
2
, CH
4
, N
2
O, HFCs, PFCs và SF
6
.
- CO
2
phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí
nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO

2
cũng sinh ra từ các
hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH
4
sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống
khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N
2
O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản
phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF
6
sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Page 4 of 26
Hình 1:Thải lượng khí nhà kính hằng năm theo ngành
(Nguồn: Robert A. Rohde/Global Warming Art,2000)
1.3 Sự quan tâm đến biến đổi khí hậu của cộng đồng quốc tế
• 1979: Hội thảo Toàn cầu về Biến đổi Khí hậu nhận định biến đổi khí hậu là một
vấn đề nghiêm trọng và kêu gọi các chính phủ quan tâm;
• 1980-1990: Các hội thảo liên chính phủ về biến đổi khí hậu được tổ chức;
• 1988: Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) được thành lập bởi
Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) và Tổ chức Khí tượng Thế giới
(WMO);
• 1990: IPCC cho ra đời báo cáo đánh giá biến đổi khí hậu đầu tiên, khẳng định
rằng biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra;
• Tháng 12 năm 1990: Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) ra đời và
được đưa vào thảo luận trong Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janero 1992;

Page 5 of 26
Công ước biến đổi khí hậu (BĐKH) của Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu
(UNFCCC) yêu cầu các bên tham gia cùng chú ý đến trách nhiệm và năng lực của mình,
xây dựng và thực hiện đầy đủ các chương trình về biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Các hành động làm giảm nhẹ có thể mang tính kinh tế toàn cầu, bao gồm một hoặc nhiều
lĩnh vực như cung cầu năng lượng, vận tải, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, lâm
nghiệp và quản lý chất thải. Một số lựa chọn cho việc giảm nhẹ mà các bên tham gia có
thể sử dụng có chú ý đến hoàn cảnh quốc gia của họ, kỹ thuật và nguồn lực tài chính sẳn
có, khả năng giảm nhẹ và các vấn đề về chính sách thực hiện.Ngoài ra, còn có một mối
quan hệ giữa việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu, thích ứng và phát triển bền vững.
Các chính sách và biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu được sử dụng bởi các nước phát
triển chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực lớn, chẳng hạn như năng lượng và giao thông vận
tải. Tăng cường danh mục đầu tư chính sách biến đổi khí hậu ở một số khu vực trọng
điểm, thông qua các yêu cầu nghiêm ngặt hơn, phủ sóng rộng hơn và mức đầu tư được
tăng lên. Công cụ điều tiết tài chính được khen ngợi bởi thị trường dựa trên các công cụ
như đề án kinh doanh phát thải khí nhà kính. Các nước phát triển, theo định kỳ, trình bày
hành động giảm thiểu lấy từ truyền thông Quốc gia, được tóm tắt trong các tài liệu đã
biên soạn và tổng hợp. Gần đây, các nước phát triển đã đồng ý thực hiện theo Công ước
lượng hóa mục tiêu phát thải nền kinh tế cho năm 2020.
Các hành động giảm thiểu phù hợp ở cấp quốc gia: Các nước đang phát triển đã góp phần
vào nỗ lực giảm nhẹ (sự biến đổi khí hậu) toàn cầu theo nhiều cách. Cơ chế phát triển
sạch (CDM) là một cách thức quan trọng để thực hiện các dự án giảm phát thải và tăng
cường các bể hấp thu. Gần đây, các nước đang phát triển đã đồng ý thực hiện kế hoạch
hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thích hợp (NAMAs) với sự hỗ trợ từ các nước
phát triển.
• 1992: UNFCCC được 154 quốc gia phê chuẩn (trong đó có Việt Nam).
• 21 tháng 3 năm 1994: UNFCCC có hiệu lực;
• Tháng 2 năm 1995: Hội nghị các bên (COP), bao gồm đại diện các quốc gia trở
thành cơ quan thực hiện UNFCCC;
• 1990 - nay: Hầu hết các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên toàn cầu đã và đang

thực hiện các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Page 6 of 26
II. Hệ sinh thái đô thị
Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, hệ sinh thái đô thị ngoài hai thành phần
cơ bản là hữu sinh và vô sinh, nó còn có thành phần thứ ba đó là thành phần công nghệ.
Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất
Hệ sinh thái đô thị là hệ sinh thái nhân văn do con người tạo nên, được sử dụng
như một điểm dân cư tập chung và thường theo yêu cầu của sự phát triển công nghiệp. Ở
đô thị, con người quan hệ mật thiết với nhau hơn so với các yếu tố tự nhiên. Tuy nhiên,
dưới sự phát triển và tác động của con người, các yếu tố thuộc về tự nhiên, thiên nhiên
đang dần bị mất đi. Khí hậu thay đổi, thời tiết bất thường cộng với nhiều nguồn ô nhiễm
(nguồn nước, rác thải, khói bụi, tiếng ồn…) gây ra cho con người những bất lợi về sức
khỏe đặc biệt là về yếu tố tinh thần.
Ngoài ra, theo quan điểm Holistie, hệ sinh thái đô thị được coi là mội môi trường
tự nhiên và hoàn cảnh văn hóa, xã hội mà con người đã xây dựng nên cho bản thân trong
đô thị. Với cách nhìn như vậy, đô thị là biểu hiện cao nhất của tình hình phát triển kinh tế
và xã hội của loài người, và xét tiêu chuẩn nào thì cũng là một thực thể vô cùng phức tạp.
Từ đó, “hệ sinh thái đô thị được đặc trưng bằng hai loại cơ chế khống chế: tự nhiên và xã
hội. Trong đó, cơ chế xã hội dần chiếm ưu thế. Các giới hạn của hệ sinh thái đô thị sẽ xác
định rõ ràng phạm vi vận động của con người trong hệ sinh thái đô thị”.
Các đặc trưng của hệ sinh thái đô thị
- Được tạo ra từ nhu cầu phát triển của con người. Mật độ dân cư cao.
- Hoạt động kinh tế - xã hội thường xuyên, liên tục, chủ yếu là công – thương
nghiệp.
- Giao thông và xây dựng.
- Các hợp phần tự nhiên bị biến đổi và thay thế bằng các hợp phần nhân tạo.
Page 7 of 26
B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Trong quá trình làm tiểu luận em đã thu thập, chọn lọc những tài liệu phù hợp với nội

dung bài tiểu luận và đó là các nguồn thông tin đáng tin cậy được lấy từ các công trình
nghiên cứu, những bài báo khoa học của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I . Các biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.Trái đất nóng lên
Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các vĩ độ cực
Bắc. Trong 100 năm qua(1906 – 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng
0,74
o
C; tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước
đó( IPCC)
1.2. Mực nước biển dâng
Mực nước biển toàn cầu tăng khoảng 120 mét trong vài thiên niên kỷ sau kỷ băng hà cuối
(cách đây khoảng 21.000 năm) và giữ mức ổn định
Mực nước biển toàn cầu không thay đổi đáng kể từ đó cho đến cuối thế kỷ 19- thời kỳ
khởi đầu của mực nước biển dâng.
Ước tính cho chương trình thế kỷ 20 mức nước tăng trung bình toàn cầu với tốc độ
khoảng 1,7 mm mỗi năm.
Từ đầu những năm 1990 việc quan sát đo độ cao nhờ vệ tinh đã cung cấp dữ liệu chính
xác hơn mực nước biển với vùng phủ sóng toàn cầu đã chỉ ra rằng từ năm 1993 mực
nước biển đã tăng với tốc độ khoảng 3 mm mỗi năm.
Tuy nhiên, các mô hình khí hậu dựa trên tăng tỷ lệ các khí hiệu ứng nhà kính hiện nay
cho thấy mực nước biển có thể tăng khoảng 4 mm mỗi năm vào giai đoạn 2090-2099
(IPCC 2007)
Mực nước biển toàn cầu hiện đang tăng là kết quả của giãn nở nhiệt đại dương và băng
tan chảy. Cả hai nguyên nhân đều bắt nguồn từ sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu
gần đây.
Page 8 of 26
 Giai đoạn1961-2003, sự tăng nước biển quan sát được do sự giãn nở nhiệt là 0,42
mm/năm và 0,69 mm/năm do tổng sông băng tan chảy (sông băng nhỏ, băng, các

tảng băng)
 Giai đoạn1993 và 2003, đóng góp của giãn nở nhiệt là1,60 mm/năm và băng
tan1,19 mm/năm tương ứng (IPCC 2007)
Đại đa số các băng của trái đất đều tập trung ở Nam Cực và Greenland. Nếu những
tảng băng tan chảy hoàn toàn, mực nước biển sẽ tăng hơn 70 mét.
Ước tính hiện tại cho thấy băng Nam Cực chỉ đại diện cho khoảng 10% sự đóng góp
mực nước biển dâng. Dải băng Greenland đang đóng góp khoảng 30%.
Ngược lại với các vùng cực, mạng lưới sông băng vĩ độ thấp nhỏ và chỏm băng, dù
chỉ có khoảng 4% diện tích băng Tổng diện tích khoảng 760.000 km
2
có thể đóng góp
60% vào việc thay đổi mực nước biển từ những năm 1990 (Meier et al, 2007)
Hình 2: Phần trăm các nguồn nước đóng góp vào đại dương
Nguồn:
Theo ước tính, từ năm 1900, mực nước biển đã tăng lên khoảng 20cm mỗi thế kỷ, nếu
băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức
này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn
biến mất.
Page 9 of 26
Hình 3: Biểu đồ sự thay đổi mực nước biển 1880-2000
[Bruce C. Douglas (1997).Geophysics 18: 279-292]
1.3 Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan
Những khối băng ở hai cực đồng thời là chiếc máy điều hòa nhiệt độ tự nhiên khổng lồ
và là trung tâm cao áp quyết định hoàn lưu khí quyển, chi phối khí hậu cấp hành tinh.
Cùng với nhiệt độ tăng và băng tan thì khí áp ở cực sẽ giảm, cường độ gió giảm… dẫn
đến sự biến đổi khí hậu ở 2 cực kéo theo biến đổi khí hậu của Trái Đất. Song song với
quá trình trên thì dải hạ áp xích đạo sẽ hoạt động mạnh, quy mô lớn nên đới khí hậu xích
đạo và cận xích đạo mưa nhiều và thất thường hơn. Dải cao áp chí tuyến cũng mạnh hơn
(do sự tác động của hạ áp xích đạo) cho nên khí hậu nhiệt đới lục địa và nhiệt đới hải
dương bờ tây sẽ khô khan, khắc nghiệt, cực đoan. Trái lại, khí hậu nhiệt đới hải dương bờ

đông (nhiệt đới gió mùa) sẽ mưa nhiều, cường độ lớn, nắng nóng kéo dài, xuất hiện “siêu
bão” với tần xuất lớn. Vài năm nay, Việt Nam phải thường xuyên hứng chịu những cơn
“thịnh nộ” của thiên nhiên đã chứng minh cho nhận định trên. Hoàn lưu khí quyển cấp
hành tinh thay đổi kéo theo sự biến đổi khí hậu Trái Đất không theo quy luật gây khó
khăn cho con người trong dự báo và phòng tránh.
BĐKH làm cho các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lụt, hạn hán, nắng nóng,…gia
tăng cả về tần số và cường độ, ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và có thể trở thành
thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều
năm của sự phát triển.
Page 10 of 26
Hình 4: Sự thay đổi trong hệ thống khí hậu trái đất (2005 Books/ Cole-thomson)
Bão lụt
Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp
đôi. Theo ước tính, chỉ riêng ở Mỹ, trong vòng 100 năm qua (từ 1905 đến 2005), số
lượng những cơn bão mạnh đã tăng không ngừng.
o Từ 1905 –1930 trung bình 3,5 cơn/năm
o Khoảng 1931-1994 là 5,1
o Từ 1995-2005 lên đến 8,4
Hạn hán
Làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền
nông nghiệp của nhiều nước. Các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi hiện đang
hứng chịu những đợt hạn hán.Ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250
triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông
nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.
Những đợt nắng nóng gay gắt
Page 11 of 26
Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so
với trước đây. Dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp
100 lần so với hiện nay. Các năm từ 2001 - 2009 là 11 năm nóng nhất trong chuỗi số liệu
đo đạc. Đáng chú ý, sáu tháng đầu năm 2010 là một chuỗi tháng nhiệt độ toàn cầu cao

nhất chưa từng có, bao gồm cả nhiệt độ trên đất liền và trên biển toàn cầu kể từ năm
1980. Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao
gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.
1.4 Suy giảm đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu buộc các sinh vật phải thay đổi để thích nghi với môi trường sống
bằng cách thay đổi chu kỳ sinh trưởng hoặc phát triển đặc điểm thích nghi mới trên cơ
thể. Những loài không có khả năng thích nghi với những biến đổi khí hậu có nguy cơ bị
tuyệt chủng.
Ước tính khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào
năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4
o
C nữa.
1.5 Biến đổi khí hậu tại Việt Nam
1.5.1 Hiện trạng
 Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của Biến đổi
Khí hậu
Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ TBN ở Việt Nam tăng 0,7
o
C. Nhiệt
độ TBN của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn TBN của 3 thập kỷ trước đó (1931-
1960)
Mực nước biển: trong khoảng 50 năm qua mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng
20 cm,
Số đợt không khí lạnh (KKL) ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ
gần đây (cuối XX đầu XXI).
Bão, vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch
chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ
đạo di chuyển dị thường hơn.
Nguồn: Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Biến đổi Khí hậu
1.5.2 Xu thế

Page 12 of 26
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch bản biến đổi
khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải trung
bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải
trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2).
Các kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy
vùng khí hậu của Việt N am: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, N
am Trung Bộ, Tây N guyên và N am Bộ. Thời kỳ dùng làm cơ sở để so sánh là 1980-
1999 (cũng là thời kỳ được chọn trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC).
Các kịch bản biến đổi khí hậu cho các vùng khí hậu của Việt Nam trong thế kỷ 21 có
thể được tóm tắt như sau:
Về nhiệt độ:
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các
vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 khoảng từ 1,6 đến
1,9oC và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,4oC
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có
thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở Đồng bằng Bắc Bộ, 2,8oC ở
Bắc Trung Bộ, 1,9oC ở N am Trung Bộ, 1,6oC ở Tây Nguyên và 2,0oC ở N am Bộ so với
trung bình thời kỳ 1980 – 1999.
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các
vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng 3,1 đến
3,6oC, trong đó Tây Bắc là 3,3oC, Đông Bắc là 3,2oC, Đồng bằng Bắc Bộ là 3,1oC và
Bắc Trung Bộ là 3,6oC. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm của các vùng khí hậu phía N
am là 2,4oC ở N am Trung Bộ, 2,1oC ở Tây N guyên và 2,6oC ở Nam Bộ.
Về lượng mưa: Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước
ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm
có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng
khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1 - 2% ở N
am Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 4).

Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3-6% ở các vùng khí hậu phía
Bắc và lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 7-10%
so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến
Page 13 of 26
10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ
chỉ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 1980-1999.
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2 -
3% ở N am Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999.
Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 4-7% ở Tây Bắc, Đông Bắc và
Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở các
vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 10-15% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa
các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc
và N am Trung Bộ, còn ở Tây N guyên và N am Bộ chỉ tăng trên dưới 1% .
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng so
với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở Đồng
bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4 - 5% ở Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây Nguyên, Nam
Bộ (Bảng 6). Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6-9% ở Tây Bắc,
Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa
khô ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thể giảm tới 13-22% so với thời kỳ
1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả bốn
vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ vào khoảng
1-2%.
Hạn hán: Tại những vùng thường xảy ra hạn hán vào mùa khô, hạn hán có nhiều khả
năng tăng lên cả về cường độ và diện tích.
Về mực nước biển: Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao
cho thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối
thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980 – 1999.
II. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đô thị
2.1 Mất nơi ở do mực nước biển dâng cao và hiện tượng sa mạc hóa

Ước tính tỷ lệ mất đất toàn cầu sẽ tăng từ 2.500 km ²/năm (trong khoảng giữa1990 và
2040) cho đến 17.500 ²/năm (giữa 2040 và 2100).
 Nước biển dâng
Khoảng 50.000 km2 đất có thể bị ngập nước trên toàn cầu vào năm 2030, có thể tăng lên
180.000 km
2
vào năm 2050 và 1.130.000 m
2
vào năm 2100. Các khu vực mất đất lớn nhất
vào năm 2030 và 2050 là bờ biển vùng Bắc cực của Canada, Alaska, Siberia và
Greenland. Các bờ biển của Pakistan, Sri Lanka, Đông Nam Indonesia và phía đông
Page 14 of 26
Châu Phi từ kenya phía nam để Mozambique sẽ mất đất từ 2.500 đến 5.000 km vuông
một năm. (Hemming et al 2007).
Trong khi đó10% dân số thế giới (trên 600 triệu dân) và 13% số dân đô thị (khoảng 360
triệu người) đang sống trong khu vực ven biển có độ cao nhỏ hơn 10m trên mặt nước
biển – nơi chỉ chiếm 2% diện tích đất trên thế giới. 65% số thành phố có trên 5 triệu dân
nằm trong hoặc một phần nằm trong các khu vực ven biển này.
à
Một số lượng lớn các đô thị sẽ phải chịu sức ép lớn, nguy cơ mất đất do nước biển
dâng.
Bảng 1: Dân số và diện tích đất ở khu vực đất thấp (LECZ), 2000
(McGranahan et al 2007: 24)
 Sa mạc hóa
Theo đánh giá của UNEP thì diện tích sa mạc hoá đã lên tới 39,4 triệu km2, chiếm
26,3% diện tích đất tự nhiên của Thế Giới và hơn 250 triệu người bị tác động trực tiếp và
1 tỷ người trong hơn 100 nước bị rủi ro.
Page 15 of 26
Có khoảng 30% diện tích trên Trái Đất là khô hạn và bán khô hạn đang bị sa mạc hoá
đe doạ, trong đó có cả đất trong các đô thị. Tốc độ sa mạc hóa diễn ra ngày càng nhanh.

Ví dụ: như sa mạc Gobi mở rộng là 15km/ năm
Hình 5: Sự phân bố chồng chéo 4 loại đất khô ở các đô thị trên thế giới
(Nguồn: Millenium ecosystem assessment)
2. 2 Ngập lụt ngày càng nghiêm trọng hơn
Các khu vực đô thị luôn hiện diện một số rủi ro lũ lụt khi mưa lớn xảy ra.
Nhà cửa, đường phố, cơ sở hạ tầng và những khu vực bê tông hóa khác trong đô thị ngăn
chặn nước mưa thấm xuống mặt đất à tạo ra nước chảy tràn nhiều hơn. Mưa lớn và kéo
dài lâu ngày tạo ra một lượng rất lớn nước chảy tràn bề mặt à dễ dàng làm ngập hệ
thống thoát nước.
Lũ lụt đã và đang tác động lớn đến các thành phố và các đô thị nhỏ ở nhiều quốc gia
Châu Phi: Trận lụt ở Mozambique vào năm 2000 bao gồm lũ lớn ở Maputo và ở Algiers
vào năm 2001 (900 người chết và 45.000 người bị ảnh hưởng). Mưa lớn ở Đông Phi vào
năm 2002 đã gây ra lũ lụt và lở đất khiến cho 10.000 người phải rời bỏ nhà cửa ở
Page 16 of 26
Rwanda, Kenya, Burundi, Tanzania và Uganda. Hàng loạt chũng trận lụt ở Port Harcourt
và Addis Ababa năm 2006 (UN-Habitat 2007, Douglas et al., 2008).
Ở Việt Nam trong tổng số 754 đô thị, khoảng 405 đô thị lớn nhỏ sẽ bị ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến mực nước biển dâng” – TS.KTS Đỗ Tú Lan, Phó Cục
trưởng Cục Phát triển Đô thị thuộc Bộ Xây dựng Việt Nam.
Hơn 70 vị trí ngập xuất hiện ở TP Hồ Chí Minh sau những cơn mưa từ 40mm trở lên
ngay cả khi thủy triều đang ở mức thấp cho thấy dòng chảy tràn đô thị do mưa lớn vượt
quá khả năng thoát nước đang là tác nhân gây ngập chủ yếu hiện nay.
2. 3 Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị
Là hiện tượng nhiệt độ không khí và bề mặt ở khu vực đô thị nóng hơn khu vực nông
thôn( 1
0
C-6
O
C), do chu kỳ ngày đêm của sự hấp thụ và tái bức xạ sau đó của năng lượng
mặt trời (bức xạ< hấp thụ) và sự sinh nhiệt từ các tòa nhà, kết cất bê tông.

 Nguyên nhân:
Đất tự nhiên bị thay thế bởi các bề mặt không thấm như đường, vỉa hè, công trình và
nhiều các hệ thống hạ tầng khác; Cây xanh mất-> giảm khả năng làm mát của bóng râm
và bốc hơi nước từ đất và lá cây; Công trình cao tầng và đường hẹp làm nóng khối không
khí ở giữa và giảm đối lưu; Nhiệt từ xe cộ, nhà máy, thiết bị điều hòa…
Hình 6: Cơ chế đảo nhiệt đô thị
Đảo nhiệt đô thị có thể xảy ra trong suốt năm, cả ngày và đêm. Sự chênh lệch nhiệt độ đô
thị- nông thôn lớn nhất là những đêm trời trong và lặng gió.
Page 17 of 26
Hình 7: Diễn biến đảo nhiệt đô thị ngày và đêm
[ Modified Voogt,2000]
 Nghiên cứu cường độ đảo nhiệt SUHII (Surface Urban Heat Island Intensity) tại
419 thành phố lớn toàn cầu cho thấy:
Hình 8: Phân bố SUHII(
0
C) ngày và đêm trên 419 thành phố lớn trên toàn cầu
Page 18 of 26
( Environ.Sci.Technol. 2012,46,696−703)
Vào ban ngày SUHII dương trên hầu hết các thành phố (92%).Thành phố medellin
(Colombia) là 7,0 °C, theo sau là tokyo (Nhật Bản), nagoya (japan), SaoPaulo (brazil), và
bogota (columbia) (> 5 ° c); chỉ có một vài thành phố được bao quanh bởi sa mạc như:
saudi-arabia và mosulin iraq, cho thấy SUHII âm ban ngày .Ở các thành phố này, ban
ngày nhiệt độ trong thành phố thấp hơn so với sa mạc xung quanh.Tính năng này có thể
là do làm mát bay hơi bởi thảm thực vật của khu vực đô thị.
Ban đêm SUHII 95% trong tổng 419 thành phố lớn là khoảng 0- 2 °C. Mexico là thành
phố có mức cao kỷ lục vào ban đêm suhii 3.4 ° c
Đảo nhiệt đô thị đã hiện hữu tại các đô thị ở Việt Nam gây ra các đợt nắng nóng. Nền
nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu ở nội đô nhanh hơn các vùng ngoại ô, đặc biệt ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Tp HCM.
Theo TS Michael Waibel, Đại học Hamburg, CHLB Đức cho rằng: Mất đi các thực

thể nước, mảng xanh, tăng môi trường xây dựng khiến cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
ngày càng chịu ảnh hưởng từ “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị”. Nhiệt độ ở các khu vực này cao
hơn từ 8 đến 10 độ C nhiệt độ trung bình so với các khu vực xunh quanh. Vươn cao thiếu
phối hợp của các tòa nhà tầng trong trung tâm đô thị gây bất lợi cho hành lang thông gió
và làm nghiêm trọng hơn các vấn đề đảo nhiệt đô thị.
à Cần một hệ thống ở cấp độ thành phố được tổ chức nhằm thông gió và phát triển các
khu vực tạo gió mát.
2. 4 Mưa acid phá hủy các công trình – kiến trúc đô thị
Các thành phố lớn là nơi lưu giữ khá nhiều di tích lịch sử, các công trình kiến trúc… có
giá trị quan trọng của cả nước. Các hạt acid khi rơi xuống nhà cửa và các bức tượng điêu
khắc sẽ ăn mòn chúng. Nhiều công trình và hiện vật lịch sử đặt ngoài trời nên ảnh hưởng
của mưa acid tới các công trình này là không tránh khỏi. Tuy nhiên, để đo được mức ảnh
hưởng, mức thiệt hại ra sao thì rất khó.
Ngoài ra, mưa acid làm hư vải sợi, sách và các đồ cổ quý giá. Hệ thống thông khí của các
thư viện, viện bảo tàng đã đưa các hạt acid vào trong nhà và chúng tiếp xúc và phá hủy
các vật liệu nói trên. Các chất acid nêu trên trong không khí rất nguy hại đối với cơ thể
sống và chúng có thể hủy diệt sự sống.
2. 5 Ảnh hưởng đến sức khỏe
Những hiện tượng thời tiết cực đoan có thể tạo ra mối nguy hiểm mới tới sức khỏe con
người và gây gián đoạn cho các dịch vụ y tế công cộng dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tăng lên.
Page 19 of 26
Những trận sóng thần,mưa lũ, nắng nóng dài ngày,…thường kéo theo sau là những dịch
bệnh truyền nhiễm
Cơn bão Mitch ở Trung Mỹ vào năm 1998 dẫn đến gia tăng các bệnh sốt rét, sốt xuất
huyết, dịch tả và bệnh trùng xoắn (Vergara, 2005).
Những căn bệnh hiện nay đang hoành hành chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt
đới như sốt rét, viêm màng não, sốt xuất huyết…sẽ lan rộng ra trên phạm vi toàn cầu.
Hình 9: Sự gia tăng dịch bệnh trong thời gian El Nino 1997-1998
Nhóm chuyên gia liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2009) đã cảnh báo rằng đến năm
2080 sẽ có khoảng 1,5-3,5 tỉ người trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ mắc sốt xuất

huyết mà nguyên nhân là do hiện tượng trái đất ấm lên và do khí hậu thay đổi
Dân cư đô thị với cơ sở hạ tầng chật chội, vệ sinh kém khiến gia tăng các bệnh đường
ruột như, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… sau các trận lũ lụt. (Nchito et al 1998; Kang et
al., 2001).
Tại Ấn Độ, dự đoán các bệnh sốt rét, đường ruột,… sẽ mở rộng phạm vi lan truyền khắp
cả nước, từ phạm vi hiện đang nhiễm bệnh ở phía Đông và Đông bắc Ấn Độ tới miền Tây
và miền Nam Ấn Độ (Bhattacharya et al, 2006.).
Page 20 of 26
2.6.Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
Sự gia tăng cường độ hoặc tần suất của thiên tai như lũ lụt, bão hoặc hạn hán,…kéo theo
các chi phí rất lớn do tổn thất, thiệt hại kinh tế của cuộc sống và sự gián đoạn sinh kế của
con người. Các ảnh hưởng này tùy thuộc vào các biến số như mức độ phát triển kinh tế
và xã hội, giá trị kinh tế của tài sản, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng, năng lực của các tổ chức
địa phương để đối phó với những căng thẳng kết quả và việc sử dụng có hiệu quả các
chiến lược giảm rủi ro.
Ước tính BĐKH tác động đến GDP của một số quốc gia nhỏ trong năm: lũ lụt
Mozambique : cairncross và alvarinho, 2006 làm giảm từ 4 đến 6%GDP; El Nino ở
trung tâm Mỹ 3%; bão Mitch ở Honduras giảm 7% .
Hình 9: Ảnh hưởng của thiên tai tới tăng trưởng GDP ở Honduras
Bảng 2: Biến đổi khí hậu và các tác động đến kinh tế, xã hội vùng biển Caribbean
Ngoài thiệt hại về tài sản, sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ để khống chế
dịch bệnh phát tán . Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
Đặc biệt, các quốc gia phải tiêu tốn một khoản lớn ngân sách cho công tác phòng tránh và
thích ứng với BDKH. Báo cáo đánh giá tổng quan "Nghiên cứu kinh tế về biến đổi khí
hậu" ước tính, nếu chúng ta không hành động, tổng chi phí và rủi ro chung do BĐKH gây
ra có thể tương đương với việc mất ít nhất 5% GDP toàn cầu/năm. Con số thiệt hại có thể
tăng lên tới 20% GDP hoặc cao hơn nếu một loạt những rủi ro và tác động không được
xem xét tới. Trái lại, chi phí cho hoạt động giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà
Page 21 of 26
kính nhằm tránh những tác động tồi tệ nhất của BĐKH gây ra có thể chỉ chiếm khoảng

1% GDP toàn cầu/năm
III. Giải pháp sinh thái nhằm ứng phó, ngăn ngừa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
3.1. Sử dụng hệ thống cây xanh
Để ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, cải thiện không gian sống quanh
ta, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì việc sử dụng cây xanh có vai trò vô
cùng quan trọng.
Hệ thống cây xanh có những chức năng sau:
- Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng
ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất
và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu
thông gió.
- Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ
các chất khí bụi độc hại. ở vùng ngoại thành, cây xanh có tác dụng chống xói mòn,
điều hoà mực nước ngầm. Cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ồn nhất là ở
khu vực nội thành.
- Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan. Những tính
chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây,
trạng mùa của lá ) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công
trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.
- Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cây xanh còn có tác dụng
kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm cả xe cơ giới và người đi
bộ. Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây xanh trong vườn hoa công viên vừa có
tác dụng trang trí vừa có tác dụng định hướng cho người đi bộ. Hàng cây bên
đường có tác dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các gốc cây
được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường.
- Số lượng cành nhánh chặt tỉa và đốn hạ những cây già cỗi không còn tác dụng là
nguồn cung cấp gỗ củi cho dân dụng.
Page 22 of 26
Như vậy, ngoài chức năng là sinh vật sản xuất như trong các hệ sinh thái khác (hệ sinh
thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp ) cây xanh trong hệ sinh thái đô thị còn có chức năng

quan trọng hơn đó là bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan.
Các đô thị ven biển phải chuẩn bị các biện pháp từ xa, như trồng rừng ngập mặn
để chắn sóng, nước biển dâng và giảm xói lở bờ biển, phát triển các giải cây xanh dọc
theo bờ biển để cản gió bão, dành giải đất dự trữ để đắp đê khi cần thiết và để xây dựng
các đường ống thoát nước cũng như trạm bơm chống úng ngập khi cần.
3.2. Xây dựng đô thị sinh thái
Đô thị sinh thái là đô thị đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên. Cụ thể hơn, là sự
định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống cao nhưng
sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các nguyên tắc chính: Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên. Đa dạng hóa nhiều
nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người. Trong điều
kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng. Giữ cho sự phát
triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu.
Quy hoạch ĐTST dựa vào các tiêu chí trên nhiều phương diện như: kiến trúc công trình,
sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị.
• Công nghiệp: Sản xuất các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và
tái sinh. Quy trình công nghiệp bao gồm cả tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm
thiểu sự vận chuyển hàng hóa.
• Kiến trúc: Khai thác tối đa các nguồn năng lượng mặt trời, gió và nước mưa để
cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu nước của người sử dụng.
• Đa dạng sinh học: Đảm bảo các hành lang cư trú tự nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng
sinh học, đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi giải trí.
• Giao thông: Giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ giới. Sử dụng các phương tiện giao
thông công cộng nối liền
Tại nhiều nước trên thế giới đã cố gắng thực hiện để tiếp cận những điểm dân cư đô
thị sinh thái tương tự như tiểu khu sinh thái Herlen ở Hà Lan, thành phố Adelaide với tiểu
khu sinh thái Chritie Walk ở Oxtralia, thành phố Malmae ở Thụy Điển và tiểu khu
Simbiotic ở Nhật Bản.
Page 23 of 26
Những mô hình đô thị sinh thái nói trên đã được nhiều chuyên gia sinh thái quan tâm, rút

kinh nghiệm, bởi thực tế chưa có thể kết luận được giải pháp nào là khả thi trong một khu
vực rộng lớn và có ưu điểm vượt trội.
3.3. Khuyến khích sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo
Tạo lập được cơ chế khuyến khích sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo như: năng
lượng khí sinh học (biogas, phế thải trong nông nghiệp ở nông thôn); năng lượng mặt trời
(thiết bị đun nước nóng, chiếu sáng bằng pin mặt trời), khí gas (bãi rác đô thị); năng
lượng gió (phát điện, bơm nước vào ruộng muối ở vùng ven biển, hải đảo); thủy điện, đặc
biệt là thủy điện nhỏ và cực nhỏ với công suất lắp đặt lên tới hàng nghìn MW (phát điện
ở vùng sâu, vùng xa hoặc phối hợp điều tiết, cấp nước, tưới tiêu), Đặc biệt, một dự án
thí điểm xây dựng chi trả hấp thụ các-bon trong lâm nghiệp đã được triển khai ở huyện
Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, nhằm chuẩn bị cho việc tham gia thị trường các-bon của Việt
Nam. Để ứng phó với BĐKH, Chính phủ Việt Nam còn triển khai các dự án về sản xuất
điện năng không thải CO2. Đó là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt
Nam sẽ được khởi công vào năm 2015 ở Ninh Thuận. Đầu tháng 10-2008, tỉnh Ninh
Thuận đã cấp phép đầu tư xây dựng nhà máy điện chạy bằng sức gió có công suất 50
MW. Đây là những bước ứng dụng công nghệ năng lượng mới phù hợp với điều kiện của
Việt Nam mà không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, không gia tăng
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những hoạt động mở
đầu, chúng ta còn phải thực hiện ngay những hành động cụ thể như quy hoạch và tiến
hành nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông bảo đảm chống được mức nước triều tần
suất 5% ứng với gió bão cấp 9 (năm 2015) và cấp 10 (năm 2020) đối với các tỉnh từ
Quảng Ninh đến Quảng Nam. Từng bước thực hiện bốn nhân tố chính là vấn đề buôn bán
lượng khí thải, hợp tác kỹ thuật, giảm phá rừng, ứng phó với BĐKH nhằm đạt được
những mục tiêu dài hạn để góp phần vào mục tiêu chung của toàn cầu. Dù còn nhiều
thách thức nhưng đến nay những chương trình, kế hoạch đã được triển khai, nhất là công
tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và đã tạo được nhiều giống cây
trồng mới thích nghi với sự BĐKH. Cùng với sự quan tâm và hợp tác của các tổ chức
quốc tế, các quốc gia trong khu vực và thế giới, Việt Nam sẽ ứng phó và thích ứng thành
công với BĐKH, hạn chế thiên tai, phát triển bền vững.
D. KẾT LUẬN

Biến đổi khí hậu là một hiện tượng toàn cầu đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng,
nó gây ra những ảnh hưởng xấu đến sinh quyển nói chung và các hệ sinh thái nhạy cảm
nói riêng, trong đó phải kể đến đo là hệ sinh thái đô thị- sản phẩm của văn minh nhân
loại, nơi cư trú của phần lớn cư dân trên trái đất.
Page 24 of 26
Những ảnh hưởng chính đã được phân tích là: mất nơi cư trú, gia tăng hiện tượng ngập
lụt đô thị, dịch bệnh lan tràn, ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội,…
Tuy nhiên, những ảnh hưởng đó sẽ tăng lên hay giảm đi lại phụ thuộc vào con người, vì
chính bản thân con người trong quá trình phát triển của mình đã phần nào gây nên những
biến đổi tiêu cực đó. Các cách tiếp cận sinh thái cần được chú ý đến là: tăng cường không
gian xanh trong đô thị, phát triển mô hình đô thị sinh thái thân thiện với môi trường phát
triển và sử dụng năng lượng tái tạo,…Nếu chúng ta không có những biện pháp phù hợp
và hiệu quả để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, hậu quả sẽ là khôn lường.
Page 25 of 26

×