Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN,


THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG

Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8340403

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH SẢN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan bài luận văn “Quản lý nhà nước bằng Pháp luật về An
toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” là
công trình khoa học nghiên cứu độc lập của riêng tơi. Tất cả các nội dung của
cơng trình nghiên cứu này hồn tồn được hình thành và phát triển từ những
quan điểm của chính cá nhân tơi. Các số liệu và kết quả được nêu trong luận
văn là hoàn toàn trung thực.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Phƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Quản
lý công, em đã gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị tài liệu, thu thập dữ liệu

sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cơ giáo trường Học viện Hành chính quốc gia, thầy giáo hướng
dẫn, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và công tác.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cơ trong Ban Giám hiệu trường Học
viện hành chính quốc gia, Khoa sau Đại học đã động viên và tạo mọi điều
kiện để em có thể n tâm với cơng việc nghiên cứu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn thầy TS Nguyễn Minh Sản - người đã
hướng dẫn chỉ bảo tận tình, động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu để
hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu bằng tất
cả năng lực và sự nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên luận văn này khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp
quý báu của các thầy, cơ và đồng nghiệp để hồn thiện hơn nữa nhận thức
của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


DANH MỤC VIẾT TẮT

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

ATTP

An toàn thực phẩm

NĐTP


Ngộ độc thực phẩm

QLNN

Quản lý nhà nước

CSKDDVAU

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

TP

Thực phẩm

BYT

Bộ Y tế

TCQG

Tiêu chuẩn Quốc gia

UBND

Ủy ban nhân dân

TAĐP

Thức ăn đường phố


NTD

Người tiêu dùng

CLVSATTP

Chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm

BCĐ

Ban chỉ đạo

NN&PTNN

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP
LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ........................................................... 10
1.1. An toàn thực phẩm............................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm thực phẩm .................................................................... 10

1.1.2. Khái niệm an toàn thực phẩm ....................................................... 12
1.2. Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về an toàn thực phẩm .............. 15
1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 15
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm .. 18
1.2.3. Phương pháp quản lý nhà nước bằng Pháp luật về an tồn thực
phẩm ........................................................................................................ 23
1.2.4. Cơng cụ quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm 26
1.2.5. Vai trò Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm.. 28
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về an
toàn thực phẩm .......................................................................................... 30
1.3.1. Nhận thức, tầm nhìn của người tiêu dùng về an tồn thực phẩm . 30
1.3.2. Nhóm các yếu tố về tổ chức bộ máy quản lý, trình độ, năng lực,
phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý ................................................... 31
1.3.3. Sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm và các chợ truyền thống ................................................................ 32
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 33

iv


Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP

LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH
XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................... 34
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội quận Thanh Xuân ............. 34
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về an toàn thực
phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn năm 2014-2017 ......... 35
2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, triển khai và thực hiện văn bản

pháp luật về an toàn thực phẩm .............................................................. 35
2.2.2. Thực trạng tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về
an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân ................................. 41
2.2.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và việc xử lý vi phạm về an toàn
thực phẩm ................................................................................................ 44
2.2.4. Thực trạng phối hợp liên ngành giữa các bộ phận có liên quan ... 48
2.2.5. Đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch, triển khai, thực hiện văn
bản, chính sách quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận
Thanh Xuân ............................................................................................. 51
2.2.6. Đánh giá thực trạng tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước bằng
pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân ............. 52
2.2.7. Đánh giá thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với an
toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân. ..................................... 55
2.2.8. Đánh giá thực trạng phối hợp liên ngành giữa các bộ phận liên
quan. ........................................................................................................ 56
2.3. Những thành công và tồn tại chủ yếu ............................................... 57
2.3.1. Những thành công ......................................................................... 57
2.3.2. Một số hạn chế, tồn tại chủ yếu .................................................... 58
2.4. Nguyên nhân cơ bản........................................................................... 60
2.4.1. Nguyên nhân khách quan .............................................................. 60
v


2.4.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................. 61
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 63
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................ 64
3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về an
toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội .. 64

3.1.1. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm theo
hướng xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an tồn thực
phẩm ....................................................................................................... 64
3.1.2. Chính sách tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về an
toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân ...................................... 67
3.1.3. Phương hướng hoạt động của quận Thanh Xuân.......................... 69
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc bằng
pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân. ....... 71
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
bằng pháp luật về an toàn thực phẩm ...................................................... 71
3.2.2. Giải pháp tăng cường tập huấn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật về an toàn thực phẩm .............................................................. 72
3.2.3. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 73
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc bằng pháp
luật về thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân ............................... 75
3.3.1. Kiến nghị đối với Ban chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm liên
ngành. ...................................................................................................... 75
3.3.2. Kiến nghị đối với các phòng, ban, đơn vị .................................... 77
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 81
vi


KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 88
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 91
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................... 93
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................... 95


vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu quyết định cho sự
tồn tại của con người. Ngày nay, con người không chỉ dừng lại ở nhu cầu
cơ bản là “ăn no, mặc ấm” mà đã chuyển sang “ăn ngon, mặc đẹp”,
mong muốn được sử dụng nguồn thực phẩm có chất lượng, an toàn là điều
tất yếu. Bởi vậy, an tồn thực phẩm (ATTP) giữ vị trí rất quan trọng trong
cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người; góp phần làm
giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nịi giống; tăng cường sức khỏe để
lao động học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế – văn hóa – xã hội, thể hiện
nếp sống văn minh của dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc
của nhân dân.
Những năm gần đây, cơng tác bảo đảm chất lượng ATTP, phịng chống
ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh truyền qua thực phẩm ngày càng
được các tầng lớp trong xã hội quan tâm. Sự vào cuộc quyết liệt của các cơ
quan quản lý, của các ngành chức năng và ý thức, trách nhiệm của người sản
xuất, kinh doanh, người tiêu dùng đã khiến cho công tác này đạt được những
tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, trong thời gian qua trên địa bàn cả nước vẫn xảy ra
một số vụ NĐTP ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê của Bộ
Y tế, năm 2012 cả nước ghi nhận 67 vụ ngộ độc thực phẩm, năm 2014 là 109
vụ và đến năm 2015, toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với
4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong. Như vậy, các ca NĐTP có chiều
hướng gia tăng theo từng năm, và chủ yếu xảy ra tại các bếp ăn tập thể. Có rất
nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc trên, một trong những nguyên
nhân là do kiến thức, thực hành về ATTP của người trực tiếp chế biến không
tốt, điều kiện vệ sinh cơ sở không đảm bảo, nguyên liệu thực phẩm không an
1



tồn, phương pháp chế biến, bảo quản khơng đúng quy định. Đây là vấn đề rất
quan tâm của chính quyền và ngành Y tế trong công tác bảo đảm ATTP.
Thanh Xuân là một Quận phía tây nam của nội thành Hà Nội, được
thành lập từ năm 1996 trên cơ sở tách một số phường thuộc quận Đống Đa,
huyện Từ Liêm, và huyện Thanh Trì. Thanh Xn có các con đường lớn, án
ngữ các cửa ô ra vào Hà Nội như Quốc lộ 1A (đường Giải Phóng), Quốc lộ 6
(đường Nguyễn Trãi)…; ngồi ra cịn có hệ thống các đường giao thông mới
được đầu tư, tạo ra sự thuận tiện trong giao thơng khơng chỉ trong quận mà
cịn cả với các quận huyện bạn và các tỉnh thành khác xa hơn. Do cận kề
Thăng Long - Hà Nội nên vùng đất Thanh Xn có những đặc điểm về địa lý
hành chính, kinh tế xã hội cũng như thành phần dân cư có sự khác biệt so với
các vùng địa phương khác. Cũng chính từ sự đa dạng về thành phần dân cư
nên vấn đề ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân cũng đặt ra cho các cơ quan
quản lý quận Thanh Xuân nhiều thách thức: Những yếu kém trong công tác
quản lý, thực thi và thi hành; sự bất cập trong các văn bản quản lý nhà nước;
sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước; tồn tại
nhiều bất cập trong công tác tuyên truyền, giáo dục về ATTP. Vì vậy, quản lý
nhà nước bằng pháp luật về ATTP cũng được xem là vấn đề nổi cộm cần giải
quyết hiện nay.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài Quản lý nhà nước bằng Pháp luật về an
tồn thực phẩm là vấn đề rất cần thiết. Vì vậy, luận văn tiến hành nghiên cứu
đề tài “Quản lý nhà nước bằng Pháp Luật về an toàn thực phẩm trên địa
bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
An tồn vệ sinh thực phẩm đã và đang là một vấn đề được toàn xã hội
quan tâm. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ
chế thị trường. Các loại thực phẩm được sản xuất, chế biến trong nước và
nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Tình hình sản

2


xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng
thành phần nguyên liệu cũng như quy trình cơng nghệ đã đăng ký với cơ quan
quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra…Nhằm từng
bước tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về ATTP,
trong thời gian qua đã có một số đề tài, chuyên đề nghiên cứu về vấn đề này như :
- Quản lý Nhà nước về chất lượng VSATTP ở Việt Nam từ góc nhìn cải
cách hành chính ( Trương Thị Thúy Thu, năm 2003);
- Nghiên cứu thể chế quản lý Nhà nước về VSATTP đối với hàng Nông
sản Việt Nam;
- Báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP giai đoạn
2006-2010, tổ chức tháng 3/2011;
- Các báo cáo tham luận tại hội nghị khoa học về kiểm nghiệm an toàn
vệ sinh thực phẩm lần thứ nhất, tổ chức tháng 12/2010;
- Trong đề tài nghiên cứu về: “Kiểm sốt an tồn thực phẩm và nâng
cao chất lượng thực phẩm” của giáo sư Hà Duyên Tư, tác giả cũng đặc biệt
chú trọng đến vai trị kiểm sốt an tồn thực phẩm của nhà nước.
Tuy nhiên, từ trước tới nay chưa có một cơng trình nghiên cứu tổng hợp
độc lập nào về quản lý Nhà nước bằng Pháp luật về an toàn thực phẩm trên
địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Các đề tài, chuyên đề trên mới
chỉ dừng lại ở việc liên quan đến công tác xây dựng pháp luật mà chưa nghiên
cứu một cách tổng thể việc quản lý nhà nước về ATTP trên cơ sở lý luận,
khoa học và thực tiễn dưới giác độ của khoa học hành chính. Đây là một
khoảng trống trong nghiên cứu cần khắc phục, xuất phát từ tầm quan trọng
của các chính sách QLNN cũng như thực tế địi hỏi. Vì vậy, đề tài: ”Quản lý
Nhà nước bằng Pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh
Xuân” là một công trình nghiên cứu tiếp theo gắn với địa bàn quận Thanh
Xuân trong thời gian hiện nay. Qua đó, hy vọng có thể bổ sung, hồn thiện

3


hơn những kết luận nghiên cứu trước đây nhằm góp phần hoàn thiện việc
QLNN bằng Pháp luật về ATTP ở các địa phương trong cả nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luât về công tác đảm
bảo ATTP.
Từ tình hình ATTP và thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về
ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đưa ra đánh giá kết
quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước
bằng pháp luật về ATTP trên địa bàn làm chưa tốt từ đó đưa ra phương
hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP trên
địa bàn quận Thanh Xuân trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ lý luận chung về ATTP.
Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN bằng pháp luật về ATTP trong
giai đoạn hiện nay trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội .
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường QLNN
bằng Pháp luật về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu QLNN bằng Pháp luật về ATTP trên địa bàn quận
Thanh Xuân, trong đó tập trung vào hoạt động QLNN đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm bao gồm cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến ngành nông
lâm thủy hải sản (60 cơ sở) và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm ngành
Công Thương (20 cơ sở).


4


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để phù hợp với yêu cầu của luận văn cũng như điều kiện cho phép về
thời gian, kinh phí và năng lực của bản thân, phạm vi nghiên cứu được giới
hạn như sau:
Về nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, đánh giá nội dung quản lý nhà nước bằng pháp
luật về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân. Trong đó, chú trọng vào 4 nội
dung chủ yếu là: Hoạch định, ban hành chính sách về ATTP trên địa bàn; tổ
chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch an toàn thực
phẩm; thanh tra, kiểm tra về ATTP; xử lý, khắc phục các vi phạm về an tồn
thực phẩm. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN bằng pháp luật
đối với ATTP trên địa bàn quận.
Về không gian nghiên cứu
Luận văn thu thập số liệu thứ cấp về thực trạng QLNN bằng pháp luật về
ATTP trên phạm vi toàn quận.
Về thời gian nghiên cứu
Luận văn xem xét, đánh giá chính sách quản lý nhà nước bằng Pháp luật
về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân trong giai đoạn từ năm 2014 đến
2017. Đề xuất giải pháp kế hoạch giai đoạn 2018-2022.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thấy rõ được thực trạng Quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP
trên địa bàn quận diễn ra như thế nào và đưa ra các giải pháp tăng cường quản
lý nhà nước trên địa bàn quận Thanh Xuân, luận văn đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: gồm phương pháp thu thập dữ liệu
thứ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp


5


Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Luận văn thu thập, phân loại
tài liệu đã được công bố về thực trạng và chính sách nhà nước nhằm quản lý
ATTP như: các đề tài, sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành,
các luận văn tiến sỹ, đồng thời thu thập, phân loại các văn bản nhà nước về
ATTP nói chung và những văn bản nhà nước được quận Thanh Xuân áp dụng
nói riêng đã ban hành như: Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết,
Thông tư, liên quan đến ATTP và quản lý nhà nước về ATTP.
Luận văn còn khai thác và sử dụng các số liệu trực tuyến trên Internet
của Tổng cục thống kê, các tổ chức Chính phủ, Bộ Y tế, đồng thời sử dụng
các quan điểm, đánh giá, nhận định của các chuyên gia về chính sách quản lý
nhà nước về ATTP đã cơng bố.
Sau khi có các dữ liệu thứ cấp, tiến hành đánh giá, lựa chọn, sử dụng dữ
liệu phù hợp, kết hợp với phỏng vấn, hình thành nên khung lý thuyết nghiên
cứu đồng thời đánh giá thực trạng và tác động của chính sách nhà nước nhằm
quản lý ATTP giai đoạn từ năm 2014 đến 2017.
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Gồm phương pháp phỏng vấn,
phương pháp điều tra và phương pháp quan sát
Phƣơng pháp phỏng vấn: Luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn
nhằm thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính
đến mục đích đặt ra. Có 2 loại phỏng vấn bao gồm: Phỏng vấn cá nhân và
phỏng vấn nhóm. Mỗi một loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên,
luận văn chỉ giới hạn sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân như sau:
Đối tượng: lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhân viên phụ trách công tác quản
lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn quận
Số lượng dự kiến phỏng vấn là từ 5 đến 10 người
Cách thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp


6


Để kết quả thu được cao nhất, người nghiên cứu chuẩn bị trước những
câu hỏi sẽ phỏng vấn đối tượng phỏng vấn, bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu
đối với cán bộ phụ trách ATTP của Trung tâm Y tế, Phòng Y tế, Phòng Kinh
Tế, Trạm Thú Y và Phiếu phỏng vấn cán bộ thuộc Ban chỉ đạo ATTP của
quận Thanh Xuân
Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp thông dụng nhằm thu thập
dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu bằng việc xây dựng bảng hỏi. Luận
văn tập trung vào 2 đối tượng chủ yếu đó là:
Thứ nhất: người chủ cơ sở sản xuất kinh, doanh thực phẩm. Số lượng dự
kiến 70 người.
Thứ hai: cán bộ phụ trách ATTP của Trung tâm Y tế, Phòng Y tế, Kinh
tế, Trạm Thú Y quận; cán bộ quản lý trong Ban chỉ đạo ATTP.
Chọn mẫu là toàn bộ cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và kinh doanh
thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân:
Đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất chế biến: 70 người
Cỡ mẫu về cửa hàng kinh doanh thực phẩm: 30 cơ sở.
Trên cơ sở điều tra, người nghiên cứu phân tích kết quả thu được để đưa
ra những kết luận, nhận định chính xác nhất về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thơng tin trong đó nhà
nghiên cứu tiến hành quan sát đối tượng nghiên cứu. Đây là một phương pháp
thu thập dữ liệu đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hữu ích, đầy đủ. Người quan
sát có thể sử dụng trực tiếp tai, mắt, để nghe, nhìn bằng phương tiện cơ giới.
Luận văn sẽ tập trung quan sát trực tiếp điều kiện, dụng cụ sản xuất, chế
biến thực phẩm, địa điểm kinh doanh thực phẩm và cách thức quản lý của các
cơ quan chức năng trong địa bàn quận về ATTP.
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp xử lý dự liệu sơ cấp: Để phân tích dữ liệu thu thập trên

luận văn tập trung vào phương pháp phân tích thống kê truyền thống, bảng
7


excel. Khi sử dụng phương pháp này, các dữ liệu xử lý bằng phần mềm excel,
phần mềm SPSS và tổng hợp phân tích dựa trên các phương pháp thống kê
truyền thống, sử dụng bảng tính để so sánh, khái quát hóa số liệu từ đó đưa ra
kết luận chung nhất về vấn đề cần nghiên cứu. Kết quả điều tra có tổng số 100
phiếu phát ra và có 85 phiếu thu về hợp lệ, đạt tỷ lệ chung là 85%. Tỷ lệ phiếu
phát ra và thu về, mẫu phiếu điều tra và kết quả cụ thể được trình bày phần
phụ lục.
Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp: Sau khi tổng hợp các dữ liệu thứ
cấp, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung trong khoa học
kinh tế như: phương pháp phân tích định lượng, so sánh, tổng hợp, phương
pháp thống kê mơ tả... từ đó đưa ra kết luận chung nhất.
Phƣơng pháp khác
Ngoài ra, trong quá trình hồn thành luận văn cịn sử dụng các phương
pháp khác như phương pháp đồ thị, biểu đồ, hình vẽ hoặc mơ hình. Từ các
bảng số liệu, lập ra biểu đồ để thơng qua đó quan sát và rút ra những đánh giá
tổng quát QLNN bằng Pháp luật về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân.
6. Lý luận và thực tiễn của luận văn
Quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP có một ý nghĩa hết sức quan
trọng. Nghiên cứu đề tài này để thấy được thực tiễn vấn đề ATTP đang diễn
ra hết sức phức tạp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các chợ trên
địa bàn tồn quận. Ngồi ra, nghiên cứu cũng nói lên thực trạng công tác
QLNN bằng pháp luật về ATTP, những kết quả đạt được và những hạn chế
của chúng.
Đối tượng được chọn để nghiên cứu trong đề tài là các cơ sở chế biến,
sản xuất, kinh doanh thực phẩm, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm bán ra,
giảm thiểu số vụ ngộ độc thực phẩm, nâng cao nhận thức, hiểu biết giúp các

cơ sở này kinh doanh lành mạnh hơn.
8


Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện QLNN
bằng Pháp luật về ATTP phù hợp với tình hình hiện nay và góp phần trong việc
định hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN bằng pháp luật về ATTP
Những kết luận của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc
nghiên cứu và thực hiện QLNN bằng pháp luật về ATTP ở nướcc ta trong
thời gian tới cũng như làm tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên tại Học
viện Hành Chính quốc gia.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục và các danh mục tham khảo, đề
tài còn bao gồm 3 chương cơ bản sau:
Chương 1: Cơ sở lý lý luận của quản lý nhà nư ớc bằng pháp luật về an
toàn thực phẩm
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước bằng Pháp luật về an toàn thực
phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm quản lý Nhà nước bằng
Pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

9


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT
VỀ AN TỒN THỰC PHẨM
1.1. An tồn thực phẩm
1.1.1. Khái niệm thực phẩm
Đã có nhiều cách hiểu khác nhau về thực phẩm, theo tiêu chuẩn thực

phẩm Quốc tế (Codex): "Thực phẩm là tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến
nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút và các
chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không
bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ được dùng như dược phẩm”.
Ở một quan niệm khác lại mô tả khá đầy đủ về thực phẩm, các yếu tố
cấu thành nên thực phẩm, và được hiểu: “ Thực phẩm hay còn được gọi là
thức ăn, là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột
(cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người
hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các
chất dinh dưỡng nhằm ni dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Các thực phẩm có
nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ
phương pháp lên men như rượu, bia. Mặc dù trong lịch sử thì nhiều nền văn
minh đã tìm kiếm thực phẩm thông qua việc săn bắn và hái lượm, nhưng
ngày nay chủ yếu là thông qua trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và các phương
pháp khác”.
Trong Luật ATTP năm 2010, thực phẩm lại được định nghĩa một cách
rút gọn, theo đó, “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi
sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ
phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm” (Khoản 20, Điều 2, Luật
ATTP năm 2010).
10


Như vậy, theo Luật ATTP, thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc
lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Theo Luật ATTP năm 2010 của Việt Nam, thì có các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng,
cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung
vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt

các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong
cộng đồng.
Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ
thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm
bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức
khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần
nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng cơng nghệ gen.
Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn
phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay,
trong thực tế được thực hiện thơng qua hình thức bán rong, bày bán trên
đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hồn
chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để
ăn ngay.
Tóm lại, có thể quan niệm thực phẩm là những sản phẩm do con người
làm ra hoặc sản vật tự nhiên được con người sử dụng bằng những hình thức
phổ biến như ăn, uống, nhằm cung cấp năng lượng, dinh dưỡng để cho con
người duy trì sự sống, phát triển, lao động, tham gia các hoạt động xã hội.
11


1.1.2. Khái niệm an toàn thực phẩm
Tại khoản 1 Điều 2 Chương 1 của Luật an tồn thực phẩm có quy định:
ATTP là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng
con người; thực phẩm không bị hư hỏng, biến chất, bị giảm chất lượng hoặc
chất lượng kém; thực phẩm không chứa các tác nhân hóa học, sinh học hoặc
vật lý quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật bị bệnh có
thể gây hại cho người sử dụng .

Thực phẩm an toàn là những thực phẩm mà khi sử dụng con người
không bị bệnh truyền qua thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, sự cố về an toàn
thực phẩm (xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc
các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe,
tính mạng con người).
Trong những năm gần đây, công tác xây dựng và ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật về ATTP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được
các Bộ ngành ưu tiên hàng đầu để sớm đưa Luật an toàn thực phẩm vào cuộc
sống. Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày
02/2/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm
thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012; Nghị định số
178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về
ATTP. Cùng với đó, là việc ban hành các Thơng tư hướng dẫn thuộc phạm vi
quyền hạn của các Bộ trong cơng tác QLNN về ATTP.
Những hoạt động chính của các tổ chức, cá nhân trong ATTP là thỏa
mãn những điều kiện bảo đảm an toàn đối với:
- Thực phẩm;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm;
- Quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm;
- Kiểm nghiệm thực phẩm;
12


- Phân tích nguy cơ đối với an tồn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn
và khắc phục sự cố về an tồn thực phẩm; thơng tin, giáo dục, truyền thơng về
an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm.
Trong đó, điều kiện bảo đảm ATTP là những quy chuẩn kỹ thuật và
những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an tồn đối

với sức khoẻ, tính mạng con người, bao gồm:
1.1.2.1. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi
sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim
loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây
hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Tùy từng loại thực phẩm, ngồi các điều kiện chung như trên thực phẩm
cịn phải đáp ứng một hoặc một số các quy định sau đây:
Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản
xuất, kinh doanh thực phẩm;
Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
Quy định về bảo quản thực phẩm.
1.1.2.2. Điều kiện riêng bảo đảm an toàn đối với từng loại thực phẩm
Đối với thực phẩm tươi sống:
Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định của Luật An tồn
thực phẩm;
Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với
thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về
thú y.

13


Đối với thực phẩm đã qua chế biến:
Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ
ngun các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm
không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ,
tính mạng con người;
Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản cơng bố hợp
quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

Đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng:
Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ
nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các ngun liệu tạo thành thực phẩm
không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ,
tính mạng con người;
Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng, chất vi
lượng vào thực phẩm với hàm lượng bảo đảm khơng gây hại đến sức khoẻ,
tính mạng con người và thuộc Danh mục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đối với thực phẩm chức năng:
Có thơng tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần
tạo nên chức năng đã công bố;
Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải
có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
Đối với thực phẩm biến đổi gen: Tuân thủ các quy định về bảo đảm an
toàn đối với sức khỏe con người và môi trường theo quy định của Chính phủ.
Đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ:
Thuộc Danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ;
Tuân thủ quy định về liều lượng chiếu xạ.
Đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm:
Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia
thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
14


Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi
đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm;
Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y
tế quy định;
Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

trước khi lưu thơng trên thị trường.
Ngồi ra, đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thì phải:
Sản xuất từ nguyên vật liệu an tồn, bảo đảm khơng thơi nhiễm các chất
độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời
hạn sử dụng.
Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng
cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trước khi lưu thơng trên thị trường.
Để có nguồn thực phẩm an tồn, khơng gây hại đến sức khỏe, tính mạng
con người cần phải bảo đảm tất cả các yếu tố từ đầu vào (sản xuất, nuôi trồng)
đến đầu ra (tiêu thụ) phải được kiểm nghiệm một cách chặt chẽ. Việc kiểm
nghiệm ATTP thường xuyên được tiến hành định kỳ và đột xuất qua các đợt
thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm vi sinh thực phẩm sẽ cho
biết chính xác chất lượng VSATTP chế biến bảo quản ngắn ngày và ăn ngay
bày bán tại cơ sở thực phẩm.
1.2. Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về an toàn thực phẩm
1.2.1. Khái niệm
Để hiểu được khái niệm QLNN bằng pháp luật về ATTP, trước hết cần
tìm hiểu thế nào là quản lý.
Theo cách tiếp cận thứ nhất: Quản lý là một q trình, trong đó chủ thể
quản lý tổ chức, điều hành, tác động có định hướng, có chủ đích một cách
15


khoa học và nghệ thuật vào khách thể quản lý nhằm đạt được kết quả tối ưu
theo mục tiêu đã đề ra thông qua việc sử dụng các phương pháp và cơng cụ
thích hợp.
Theo cách tiếp cận thứ hai: Quản lý còn được hiểu là một hệ thống, bao
gồm các thành tố: Đầu ra, đầu vào, quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra,

môi trường và mục tiêu. Các yếu tố trên luôn tác động qua lại lẫn nhau. Một
mặt, chúng đặt ra các yêu cầu, những vấn đề cần phải giải quyết. Mặt khác,
chúng ảnh hưởng tới hiệu lực và hiệu quả của quản lý.
Quản lý là một hiện tượng khách quan trong mọi hình thái kinh tế - xã
hội. Nó là sự tất yếu của lao động tập thể và các hoạt động mang tính cộng
đồng, xã hội. Ngày nay, nhận thức của con người về lợi ích và hiệu quả to lớn
của quản lý trong nền kinh tế nói chung, cũng như trong thương mại nói riêng
ngày càng cao. Quản lý trở thành vấn đề trọng tâm trong cải cách kinh tế của
các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta trong suốt hơn 30 năm đổi mới vừa qua
cũng là thời kỳ tiến hành cải cách kinh tế và thay đổi cơ chế quản lý trên cả
tầm vĩ mô và doanh nghiệp.
Dựa vào khái niệm trên, c thể định ngh a: Quản lý Nhà nước là dạng
quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà
nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để
duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện
chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước...
Quản lý nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng được thực hiện bởi tất cả các cơ
quan nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và
điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức, được thực hiện trên cơ
sở để thi hành pháp luật, được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ
quan hành chính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hội trong trường hợp được
giao nhiệm vụ quản lý nhà nước). Quản lý nhà nước cũng là sản phẩm của việc
phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp các đối tượng bị quản lý
16


×