Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 195 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THU HẰNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THU HẰNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 62 34 04 03


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Vũ Đức Đán
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình do bản thân tôi nghiên cứu và
thực hiện. Những thông tin, số liệu, dữ liệu đưa ra trong luận án này được trích
dẫn rõ ràng, đầy đủ, trung thực về nguồn gốc. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thu Hằng


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn tới Ban giám đốc, Khoa Sau đại học, Khoa Nhà nước và Pháp luật cùng
toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho tôi
những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện
Hành chính Quốc gia.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến hai thầy cô hướng dẫn khoa học PGS.TS. Vũ
Đức Đán và PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương đã quan tâm chỉ bảo, hướng dẫn,

giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Hội
Khoa học Kỹ thuật An toàn, vệ sinh lao động Việt Nam, Cục An toàn Lao động,
các nhà khoa học, các chuyên gia, các doanh nghiệp mà đề tài đã tiến hành
nghiên cứu điều tra, phỏng vấn … đã tạo điều kiện giúp đỡ và ủng hộ tôi trong
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án.
Xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn hỗ trợ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi vượt qua những khó
khăn để hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án

Nguyễn Thu Hằng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1.

ATVSLĐ

An toàn, vệ sinh lao động

2.


TNLĐ

Tai nạn lao động

3.

BNN

Bệnh nghề nghiệp

4.

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

5.

QLNN

Quản lý nhà nước

6.

LĐTB&XH

Lao động , Thương binh và Xã hội



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

12

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà nước bằng

12

pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở ngoài nước và trong nước
1.2. Đánh giá những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

24

Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

31

BẰNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT
NAM
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp


31

luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam
2.2. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao

50

động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về an

55

toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học kinh

59

nghiệm cho Việt Nam trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về
an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương 3. THỰC TRẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH
NGHỀ NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP
LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

71


3.1. Thực trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong các doanh


71

nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao 78
động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn,

112

vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ AN
TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

122

4.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về an 122
toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về an 127
toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam
KẾT LUẬN

149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO


153

CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

163

PHỤ LỤC

168


DANH MỤC BẢNG, SỐ HIỆU
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa chia theo quy mô lao động
(năm 2010-2014)

71

Bảng 3.2

Tình hình tai nạn lao động trong ngành hóa chất giai đoạn
2010-2015


74

Bảng 3.3

Tình hình tai nạn lao động trong ngành khai thác dầu khí giai
đoạn 2010-2015

75

Bảng 3.4

Tình hình tai nạn lao động qua kết quả khảo sát của luận án

76

Bảng 3.5

Tình hình bệnh nghề nghiệp qua các giai đoạn 2001-2014

77

Bảng 3.6.

Kết quả đánh giá các văn bản pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

90

Bảng 3.7


Hạn chế của việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về
an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

91

Bảng 3.8

Kết quả khám sức khoẻ định kỳ giai đoạn 2010-2014

104

Bảng 3.9

Trợ cấp tai nạn lao động và BNN từ quỹ bảo hiểm xã hội

109


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Số hiệu
Hình 2.1.

Tên sơ đồ, hình vẽ, biểu đồ

Trang

Mô hình các cơ quan quản lý và thực hiện công tác an

64


toàn, vệ sinh lao động tại Hàn Quốc
Hình 3.1.

Mô hình tổng quát quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh

95

lao động đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hình 4.1.

Mô hình quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

134

trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa được đề xuất ở Việt
Nam
Biểu đồ 3.1.

Tình hình tai nạn lao động giai đoạn 2009-2015

73

Biểu đồ 3.2.

Tình hình tai nạn lao động ngành hóa chất (2009-2015)

74

Biểu đồ 3.3.


Tình hình tai nạn lao động ngành dầu khí (2009-2015)

76

Biểu đồ 3.4.

Cách tiếp cận với văn bản pháp luật về ATVSLĐ của các

101

doanh nghiệp nhỏ và vừa
Biểu đồ 3.5.

Bộ phận phụ trách về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp nhỏ

103

và vừa
Biểu đồ 3.6.

Kết quả khám sức khỏe định kỳ tại các doanh nghiệp nhỏ

105

và vừa
Biểu đồ 3.7.

Kết quả các doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức tập huấn

106


về ATVSLĐ
Biểu đồ 3.8.

Tỷ lệ các cơ quan, tổ chức tham gia tuyên truyền, huấn
luyện ATVSLĐ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

107


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới và ở Việt Nam đã và đang đóng
vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Theo số liệu của Ủy
ban Châu Âu (EC) công bố tháng 8/2014, có hơn 20 triệu doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Châu Âu chiếm 99% tổng số doanh nghiệp. Tại Mỹ theo báo cáo của
Tradeup thì nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước này chiếm tới 99% tổng số
doanh nghiệp, sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội. Tại Việt Nam, doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt
động trên cả nước. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng, là động
lực của nền kinh tế, nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao
động, góp phần ổn định an sinh xã hội. Hằng năm, các doanh nghiệp tạo ra hơn 1
triệu việc làm mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội, thu hút 38% vốn đầu tư xã
hội; đóng góp 31% tổng kim ngạch xuất khẩu, 40% GDP cho nền kinh tế.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới thông qua việc tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế (WTO), ký kết
các hiệp định thương mại song phương, đa phương…. Điều này, vừa là cơ hội
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam cũng vừa là thách thức. Hội
nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh
tranh của mình bằng các sản phẩm, dịch vụ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đáp

ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động…
Luôn luôn chăm lo và coi trọng quyền và lợi ích của người lao động là một
trong những chính sách chiến lược vì con người của Đảng và Nhà nước ta. Thể
hiện thông qua việc ban hành các chỉ thị và văn bản pháp luật liên quan đến công
tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời gian qua: Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18
tháng 9 năm 2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao
động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Luật án
1


toàn, vệ sinh lao động được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực
từ ngày 01/7/2016…
Tuy nhiên, thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam nói
chung và trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.
Theo báo cáo hàng năm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tai nạn lao
động có xu thế tăng. Bình quân giai đoạn 1992 - 2000, mỗi năm xảy ra khoảng
3000 vụ tai nạn lao động, làm chết 350 người; giai đoạn 2001 - 2012, trung bình
hàng năm, xảy ra gần 6.000 vụ tai nạn lao động, làm hơn 6.000 người bị nạn,
trong đó có khoảng 500 vụ tai nạn chết người, làm gần 600 người chết. Những
con số báo cáo này được thu thập chỉ từ dưới 10% tổng số doanh nghiệp trong cả
nước. Qua số liệu thống kê tại các bệnh viện, cơ sở y tế về số người nhập viện do
tai nạn lao động thường nhiều gấp hơn 20 lần số liệu được báo cáo về Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội. Thống kê từ các bệnh viện, cơ sở y tế và cộng
đồng, mỗi năm có khoảng 160.000-170.000 người bị tai nạn lao động phải đến
điều trị tại cơ sở y tế và có khoảng 1700 người chết. Ngoài tai nạn lao động thì
việc không thực hiện tốt an toàn, vệ sinh lao động còn là nguyên nhân dẫn đến
bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Việt Nam hiện có 34 bệnh nghề nghiệp đã
được đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm (tính đến tháng
4/2017). Tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp đã qua giám định được cộng dồn
từ trước tính đến cuối năm 2014 của chúng ta là 27.515 trường hợp, trong đó,

chủ yếu là bệnh bụi phổi silic và điếc nghề nghiệp. Đây là những con số rất đáng
được quan tâm vì tình trạng bệnh tật ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, năng
suất lao động của mỗi người. Một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng thời gian
gần đây chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: vụ tai nạn chết
người xảy ra vào ngày 30/1/2016 do bị rơi thang máy tại Công ty TNHH MTV
Duyên Hải tại công trình khách sạn 18 tầng tại Đà Nằng làm chết 05 người; vụ

2


tai nạn ngày 04/04/2016 tại Công ty Cổ phần và KDTM Long Sơn tại Nghệ An
làm 01 người chết và 06 người bị thương…
Ngoài hậu quả gây chết người, thương tật và các hậu quả xã hội, thiệt hại về
của cải vật chất, tài sản do tai nạn lao động gây ra cũng rất lớn. Thiệt hại vật chất
hàng trăm tỷ đồng/năm; trong giai đoạn 2008-2011, tiền bồi thường, trợ cấp từ
người sử dụng lao động mất hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, chưa kể các thiệt hại về
mặt xã hội thì không thể thống kê hết được.
Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên, tuy nhiên một trong những
nguyên nhân quan trọng là công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn
vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có những hạn chế như:
công tác xây dựng và ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật về ATVSLĐ
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu và chưa phù hợp; công tác tổ chức
thực hiện pháp luật về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được
thực hiện đầy đủ; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Trước những đòi hỏi khách quan của quá trình hội nhập và những đóng góp
ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của đất nước của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, Đảng và Nhà nước ta khẳng định tạo môi trường về pháp luật và các cơ
chế chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần
kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo phương châm tích cực,

bền vững, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường…Vì vậy việc
tăng cường hơn nữa công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp
đặc biệt là quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều cần thiết và quan trọng.
Với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại của quản lý nhà
nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài "Quản lý nhà nước bằng pháp
3


luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam " để viết luận án tiến sỹ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về an
toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà nước bằng
pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV làm cơ sở cho việc xác định nội dung
nghiên cứu của luận án;
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các
DNNVV ở Việt Nam;
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về QLNN bằng
pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV để rút ra bài học cho Việt Nam;
- Phân tích thực trạng, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế của

QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam và lý giải
nguyên nhân của chúng;
- Nghiên cứu, đề xuất định hướng và hệ thống giải pháp có cơ sở khoa học
nhằm hoàn thiện QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt
Nam phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế và thực tiễn phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam.

4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về
ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN bằng pháp
luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam, tiếp cận theo nội dung quản lý,
trong đó, tập trung vào những nội dung cơ bản như sau:
+ Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (nội dung trọng
tâm được nghiên cứu);
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
- Về không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu trên phạm vi cả nước. Trong
đó, các khảo sát được thực hiện tại một số tỉnh, thành khu vực phía Bắc, miền
Trung và miền Nam.
- Về thời gian: Luận án xem xét, đánh giá thực trạng QLNN bằng pháp luật
về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2016. Số liệu
sử dụng trong phân tích, đánh giá tình hình QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ
trong các DNNVV chủ yếu từ: số liệu điều tra, khảo sát thực tế từ các DNNVV;
số liệu thứ cấp: số liệu từ Niên giám thống kê của Tổng Cục thống kê; số liệu

báo cáo của Bộ Lao động Thương bình và Xã hội (LĐTB&XH); Bộ Y tế, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo
hộ lao động - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam... về công tác QLNN về
ATVSLĐ trong các DNNVV.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng
5


với quan điểm lịch sử cụ thể, toàn diện; phương pháp tiếp cận hệ thống và kế
thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước để hoàn thiện cơ sở lý thuyết
và đánh giá tình hình QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ của luận án, một số phương pháp nghiên cứu cơ bản
sẽ được sử dụng cụ thể như sau:
- Phương pháp hồi cứu, thu thập các số liệu, tài liệu:
Thu thập hồi cứu các tài liệu có liên quan đến công tác quản lý bằng pháp
luật về an toàn vệ sinh lao động trong nước và trên thế giới. Hệ thống lại các văn
bản quy định pháp luật liên quan đến QLNN về ATVSLĐ trong các DNNVV
hiện nay ở Việt Nam.
- Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có:
Sử dụng phương pháp phân tích tư liệu sẵn có để xử lý các số liệu thu được
qua việc hồi cứu, khảo sát và phỏng vấn. Trên cơ sở đó có sự phân tích và rút ra
các kết luận làm cơ sở cho việc tư duy khoa học, đề xuất vấn đề liên quan đến
nội dung luận án.
- Phương pháp phỏng vấn sâu :
Nghiên cứu sinh gặp gỡ trao đổi và phỏng vấn các chuyên gia về lĩnh vực
ATVSLĐ đang làm việc tại các Bộ, ngành, cơ quan như: Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế,
Bộ Công Thương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện nghiên cứu KHKT

Bảo hộ lao động, trường Đại học Công đoàn; Sở LĐTB&XH, những người làm
công tác công đoàn, cán bộ an toàn... để xin ý kiến đóng góp cho luận án.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi:
Luận án tập trung vào điều tra xã hội học thông qua phát phiếu điều tra
dành cho các cán bộ quản lý về ATVSLĐ tại các DNNVV (tính theo quy mô lao
động). Để tính cỡ mẫu, tác giả sử dụng công thức cỡ mẫu sau:

6


z
n

2
1 / 2

p(1  p)
d2

Trong đó:
p = 0,5 (p=0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất cho một nghiên cứu mô tả)
Z1-α/2: hệ số tin cậy ở xác suất 95% là 1,96
d: độ chính xác tuyệt đối của p là 5 %
Thay vào công thức, tính được cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là n = 384.
Số phiếu khảo sát đã gửi đi là 450 phiếu và số phiếu thu lại là 434 phiếu (chiếm
96,44%). Thông qua các câu hỏi điều tra sẽ cho chúng ta được những số liệu
minh họa sinh động từ các DNNVV.
Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề liên quan: các văn bản quy
phạm pháp luật về ATVSLĐ; việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ tại các
DNNVV; tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ; khai báo, điều tra, thống kê

báo cáo TNLĐ, bồi thường trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ và BNN; thanh tra
ATVSLĐ.
Số lượng: 434 doanh nghiệp. Số phiếu phát ra 450, số phiếu thu về 434 đạt
96,44%.
Đối tượng điều tra: Các cán bộ phụ trách về an toàn, vệ sinh lao động tại
doanh nghiệp.
Địa điểm: Khảo sát được thực hiện ở 3 khu vực miền Bắc, miền Trung,
miền Nam.
- Miền Bắc: Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Điện Biên, Lào
Cai
- Miền Trung: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Huế, Nha Trang, Quy Nhơn
- Miền Nam: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai
Số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng chương trình Epi Info 7. Thông
qua một bảng được mã hóa dựa trên bảng hỏi.
7


5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
5.1. Giả thuyết khoa học
Luận án được tiến hành để chứng minh các giả thuyết khoa học sau đây:
- Giả thuyết 1: Hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng nhất
trong hoạt động quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Làm sáng tỏ được vai trò quan trọng của quản
lý nhà nước bằng pháp luật trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Giả thuyết 2: Hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam còn có nhiều hạn
chế.
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Đánh giá những mặt đạt được, những mặt còn

hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời lý giải được nguyên nhân
của những hạn chế đó.
- Giả thuyết 3: Nếu thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp cơ bản về ban hành
pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, nguồn nhân lực, thanh tra, kiểm tra giám
sát… sẽ góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian tới.
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Đề xuất được những giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được tiến hành để trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Cơ sở khoa học của hoạt động quản lý nhà
nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước bằng
8


pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam hiện nay như thế nào?
- Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn
thiện hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ở
Việt Nam nói chung và trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng?
6. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã hệ thống một cách toàn diện về cơ sở khoa học của QLNN
bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam. Luận án đã phân
tích và làm sáng rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung và các nhân tố ảnh
hưởng đến QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV. Từ đó, tạo
lập khung lý thuyết làm căn cứ khoa học cho nghiên cứu thực tiễn QLNN bằng

pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới:
Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia về QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các
DNNVV, luận án đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm để áp dụng vào Việt
Nam. Đây là những kinh nghiệm có giá trị, giúp cho công tác QLNN bằng pháp
luật ATVSLĐ trong các DNNVV ở nước ta được hoàn thiện phù hợp với quá
trình phát triển trong khu vực và trên thế giới.
- Việc phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan về khoa học và thực trạng
QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam, luận án đã
chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, đã tạo ra cơ sở thực tiễn đúng
và tốt cho hoạch định phương hướng, giải pháp QLNN bằng pháp luật về
ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam.
- Trên cơ sở kết quả phân tích, tổng hợp, luận án đã đưa ra những phương
hướng về QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam
trong thời gian tới; đề ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác
QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV bao gồm: giải pháp về
công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về ATVSLĐ cho các DNNVV,
giải pháp về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATVSLĐ trong các
9


DNNVV, giải pháp tăng cường năng lực thanh tra ATVSLĐ. Trong các giải
pháp đưa ra, nhóm giải pháp được nhấn mạnh và mang tính mới ở đây chính là
công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV. Khi Luật
ATVSLĐ vừa mới được ban hành và có hiệu lực thì đây là những giải pháp cơ
bản và thực sự cần thiết đối với công tác QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ
trong các DNNVV.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Luận án đã làm sâu sắc, hoàn thiện cơ sở khoa học về QLNN bằng pháp
luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam.

- Luận án đã tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về ATVSLĐ; đã
phân tích và đánh giá thực trạng về công tác QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ
trong các DNNVV trên các nội dung: xây dựng và ban hành văn bản pháp luật,
công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATVSLĐ và công tác thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm. Trên cơ sở phân tích và chỉ ra những kết quả đạt được, những
điểm hạn chế và phân tích các nguyên nhân của những hạn chế của công tác
QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV, luận án đã đề xuất các
giải pháp khoa học và phù hợp. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa
quan trọng đối với các định hướng cũng như giải pháp nhằm đảm bảo cho công
tác QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ngày càng được hoàn
thiện.
- Luận án sẽ là một báo cáo khoa học tương đối toàn diện, có hệ thống về
vấn đề QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV. Sẽ là tài liệu
tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các học viên, sinh viên, những
người quan tâm đến công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động...
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục luận án gồm có 04 chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước bằng pháp luật về an
10


toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương 3. Thực trạng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quản lý nhà
nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam.
Chương 4. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước
bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam.


11


Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan quản lý nhà nước bằng pháp luật về
an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ngoài nước
và trong nước
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Do công tác an toàn, vệ sinh lao động là một lĩnh vực đa ngành, đa lĩnh vực
nên có rất nhiều những nghiên cứu thuộc nhiều ngành nghề và lĩnh vực. Vấn đề
đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động luôn được các nước quan tâm và nghiên cứu.
Cũng đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu chuyên sâu về đảm bảo an
toàn và sức khỏe cho người lao động như an toàn điện, an toàn máy, thiết bị,
thông gió, phương tiện bảo vệ cá nhân ... Tổ chức Lao động thế giới (ILO) luôn
coi an toàn vệ sinh lao động là một hoạt động cốt lõi của mình.
Riêng về lĩnh vực QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ cho đến nay cũng
chưa có nhiều nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu về QLNN bằng pháp
luật về ATVSLĐ trong các DNNVV. Trong phạm vi hiểu biết của nghiên cứu
sinh, có thể liệt kê những nghiên cứu có liên quan như sau:
1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện
công tác an toàn và vệ sinh lao động
Trong năm 2001, ILO đã xuất bản cuốn “Guidelines on Occupational Safety
and Health management System ILO-OSH 2001” (Hướng dẫn về hệ thống quản
lý an toàn và vệ sinh lao động của ILO-OSH 2001) [86], nhằm tạo một công cụ
hỗ trợ thiết thực cho các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, cũng như các biện
pháp để không ngừng hoàn thiện việc thực hiện ATVSLĐ. Những hướng dẫn
này nhằm góp phần bảo vệ NLĐ khỏi các nguy cơ và loại bỏ những thương tích,

tình trạng sức khỏe yếu, bệnh tật và tử vong liên quan đến nghề nghiệp.
12


Ở cấp quốc gia, hướng dẫn được sử dụng để thiết lập một khuôn khổ quốc
gia dành cho hệ thống quản lý ATVSLĐ; tăng cường việc tuân thủ các quy định
và tiêu chuẩn hướng tới việc cải thiện liên tục việc thực hiện công tác ATVSLĐ.
Hướng dẫn của ILO tập trung vào 02 vấn đề chính là (1) hướng dẫn xây
dựng khung chương trình quốc gia về ATVSLĐ bao gồm các chính sách quốc
gia và các hướng dẫn ở tầm quốc gia; (2) các hệ thống quản lý ATVSLĐ ở cơ sở
chú trọng vào các hoạt động chính sách, triển khai, kế hoạch và thực hiện, đánh
giá hoạt động và cuối cùng là hoạt động cải thiện.
Năm 2004, ILO đã xuất bản cuốn “Global Strategy on Occupational Safety
and Health” (Chiến lược toàn cầu về an toàn vệ sinh lao động) [87]. Đây là
những kết luận của Hội nghị lao động quốc tế về ATVSLĐ năm 2003. Các kết
luận tại Hội nghị phác thảo ra một chiến lược ATVSLĐ toàn cầu. Những kết
luận này khẳng định các công cụ của ILO đóng vai trò như một trụ cột chính cho
việc phổ biến ATVSLĐ, đồng thời kêu gọi hòa nhập giúp kết nối một cách có
hiệu quả hơn nữa các tiêu chuẩn của ILO với những phương thức hành động
khác nhằm tối đa hóa tầm ảnh hưởng như sự ủng hộ tích cực, nâng cao nhận
thức, mở rộng kiến thức, quản lý, phổ biến thông tin và phối hợp kỹ thuật. Các
trụ cột cơ bản của chiến lược ATVSLĐ toàn cầu bao gồm việc xây dựng và duy
trì văn hóa phòng ngừa ATVSLĐ quốc gia, giới thiệu cách tiếp cận hệ thống
công tác quản lý ATVSLĐ.
Đồng thời ILO cũng đưa ra các kế hoạch hành động của mình nhằm tuyên
truyền công tác ATVSLĐ tại nơi làm việc.
Trong bản chiến lược ghi rõ việc cần thiết phải cần xây dựng và áp dụng
những giải pháp và chiến lược mới. Cần dành ưu tiên cao hơn nữa cho công tác
ATVSLĐ cấp quốc tế, quốc gia và doanh nghiệp nhằm liên kết với các tổ chức
xã hội đối tác xây dựng và duy trì các cơ chế giúp tiếp tục cải thiện hệ thống

ATVSLĐ quốc gia.
13


Năm 2005, Nguyễn Anh Thơ, Cục An toàn lao động đã hoàn thành luận văn
thạc sỹ tại Hàn Quốc mang tên “Korean OSH legal, Institutional and
organizational system and It’s implication to Vietnam” (Các hệ thống luật pháp,
thể chế và tổ chức An toàn vệ sinh lao động ở Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt
Nam) [97]. Trong cuốn luận văn này, tác giả đã chỉ ra các vấn đề liên quan đến
an toàn vệ sinh lao động tại Hàn Quốc như đặc điểm kinh tế xã hội, hệ thống luật
pháp và cụ thể là đề cập tới hệ thống luật pháp an toàn vệ sinh lao động. Thông
qua việc nghiên cứu về tình hình TNLĐ và BNN, điều kiện làm việc ở Hàn Quốc
cũng như các hoạt động quản lý về ATVSLĐ Hàn Quốc. Tác giả tìm hiểu các
kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc quản lý và tăng cường công tác ATVSLĐ
ở Hàn Quốc và từ đó đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam. Trong luận văn của
mình, Nguyễn Anh Thơ đã đề cập cụ thể hệ thống luật pháp ATVSLĐ của Hàn
Quốc. Đã tìm hiểu những quy định chính về ATVSLĐ trong đó có trách nhiệm
của người sử dụng lao động, người lao động và các yêu cầu về ATVSLĐ... Luận
văn cũng đề cập đến các hoạt động ATVSLĐ ở Việt Nam bao gồm các hệ thống
luật pháp, các hoạt động quản lý và tình hình ATVSLĐ (trước năm 2005). Từ
những nghiên cứu và tìm hiểu của mình tác giả đã đưa ra một số gợi ý cho Việt
Nam trong công tác quản lý ATVSLĐ.
Năm 2008, tác giả Benjamin O. Alli, ILO đã xuất bản cuốn sách
“Fundamental Principles of occupational health and safety” ( Các nguyên tắc cơ
bản của công tác An toàn vệ sinh lao động) [75]. Đây là một trong những hoạt
động tích cực của ILO nhằm ngăn ngừa TNLĐ và BNN ở các nước trên thế giới.
Cuốn sách đã chỉ rõ tầm quan trọng của công ước 187 của ILO được ra đời vào
năm 2006. Công ước nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn các hoạt động ATVSLĐ ở
các nước. Cuốn sách nêu rõ các nguyên tắc cơ bản của ATVSLĐ, đưa ra các
công cụ, cách tiếp cận mới của ILO đối với các hoạt động này: các chương trình

quốc gia về ATVSLĐ, hồ sơ quốc gia, hệ thống quản lý ATVSLĐ. Cuốn sách
cũng giúp hướng dẫn xây dựng các chương trình và chính sách quốc gia về
14


ATVSLĐ ở các nước. Cuốn sách chỉ rõ việc xây dựng và thực hiện chương trình
quốc gia về ATVSLĐ, các biện pháp cần thiết để thực hiện một cách hiệu quả...
TS. Doo Yong Park (Hàn Quốc) năm 2012, đã có nghiên cứu về
“Occupational Safety- Developing infrastructure for occupational safety and
health” (An toàn lao động- phát triển cơ sở hạ tầng cho An toàn vệ sinh lao
động) [96]. Trong báo cáo này, hiện trạng ATVSLĐ được xem xét một cách tóm
lược. Qua đó, đưa ra những đề xuất chính sách và định hướng thiết lập các hệ
thống ATVSLĐ để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, thành công và nâng cao
chất lượng sống cho người lao động của Việt Nam. Báo cáo tập trung vào khuôn
khổ ATVSLĐ ở cấp quốc gia và đưa ra các kiến nghị trên quan điểm vĩ mô, ở
cấp quốc gia. Một số kiến nghị đề xuất cụ thể như:
1. Cơ cấu tổ chức theo luật của ATVSLĐ
2. Hệ thống luật ATVSLĐ
3. Nguồn lực đối với ATVSLĐ
4. Hệ thống giám sát nơi làm việc
5. An toàn hóa chất
6. Hệ thống kiểm tra và chứng nhận phương tiện bảo vệ cá nhân
Cuối cùng, báo cáo cũng chỉ ra kinh nghiệm và những gợi ý từ Hàn Quốc
và các quốc gia khác.
1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức thực hiện an toàn, vệ sinh
lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tháng 8 năm 2004, nằm trong chương trình thúc đẩy đối thoại của ILO về
luật Lao động và quản lý hành chính lao động, Jason Heyes đã thực hiện một
nghiên cứu về “The changing Role of Labour Ministries: Influencing Labour,
Employment and Social Policy” (Sự thay đổi vai trò của các Bộ Lao động: sự

tác động đến lao động, việc làm và chính sách xã hội) [84], ILO đã có cam kết
lâu dài về việc tăng cường vai trò của các Bộ Lao động ở các quốc gia thành
15


viên. Các Bộ Lao động được coi là một thành viên chính tham gia vào việc đàm
phán giữa ILO và các chính phủ về việc thông qua va thực hiện các công ước của
ILO. Trong báo cáo của mình, Jason Heyes đã khẳng định tầm quan trọng của
các Bộ Lao động trong việc hoạch định các chính sách kinh tế- xã hội, trong đó
đảm bảo các quyền lợi chính đáng của người lao động. Báo cáo xác định các
hoạt động cần được thực hiện trong khi hoạch định các chính sách liên quan vấn
đề lao động, việc làm và an sinh xã hội. Đồng thời tổng hợp từ thực tiễn được
chia sẻ từ kinh nghiệm của một số quốc gia như: Ireland, Cộng hòa Czech, Cộng
hòa Đức và Vương quốc Anh.
Báo cáo cũng nhấn mạnh đến những ảnh hưởng liên quan đến chính sách và
việc chuyển giao chính sách: điều kiện kinh tế - xã hội, thể chế, truyền thống, vị
thế của các đảng phái chính trị trong chính phủ, tầm ảnh hưởng của các tổ chức
đại diện giới chủ, công đoàn, các tổ chức phi chính phủ...
Ngoài ra, trong báo cáo còn chỉ dẫn thêm một số yếu tố ảnh hưởng đến việc
hoạch định và xây dựng chính sách lao động như: sự thay đổi về kinh tế- xã hội,
sự phát triển khác nhau của mỗi quốc gia và mong muốn của các tổ chức siêu
quốc gia (ví dụ tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), cộng đồng chung Châu Âu...).
Tác giả Injae Lee, Hàn Quốc đã có bản báo cáo vào năm 2006 về “Korea
Labor management system: Experiencies for developing countries” (Mô hình
quản lý lao động Hàn Quốc: Bài học cho các nước đang phát triển) [92]. Trong
báo cáo này, đã chỉ ra tầm quan trọng của quản lý lao động tại Hàn Quốc đã góp
phần phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh những quyền lợi chính đáng của người
lao động. Bản báo cáo được chia làm 8 phần chính. Trong đó, phần thứ 7 đề cập
tới chính sách ATVSLĐ và hệ thống bồi thường TNLĐ của Hàn Quốc. Năm
1981, Luật An toàn sức khỏe công nghiệp của Hàn Quốc ra đời nhằm ngăn ngừa

TNLĐ và BNN đang gia tăng. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc để đẩy mạnh các
hoạt động ATVSLĐ, vẫn phải xây dựng chương trình ngăn ngừa TNLĐ 5 năm
16


×