Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Sức chứa của Vườn quốc gia trong DLST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.63 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------------------------------
KHÓA BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC
Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và
phát triển bền vững
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du
lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà – Thành Phố Hải Phòng.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thanh Sơn
Những người thực hiện:
Phạm Văn Thương
Từ Quang Tuyến
Vũ Ngọc Hiếu
Khương Hữu Thắng
Phạm Xuân Thành
Nguyễn Hoàng Minh Hải

Hà Nội, 1 – 2010
1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................... 3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 5
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................................. 5
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................. 6
3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN ............................................................................................................ 8
1. Khái niệm về du lịch sinh thái .................................................................................................. 8
2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ....................................................................... 9


3. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái .................................................................... 10
CHƯƠNG 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 11
1. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................................. 11
2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................................................. 12
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 12
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................................................................... 14
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại Vườn quốc gia Cát Bà .......................... 14
1.1. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Cát Bà ................................................................................. 14
1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................... 14
1.3. Kinh tế - xã hội ................................................................................................................ 15
2. Tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà .............................. 16
2.1. Vị trí ................................................................................................................................ 16
2.2. Tài nguyên động, thực vật rừng, biển ............................................................................ 17
2.3. Cảnh quan thiên nhiên ..................................................................................................... 21
2.4. Dịch vụ giải trí và nghỉ dưỡng ........................................................................................ 23
2.5. Văn hoá lịch sử, lễ hội truyền thống ............................................................................... 24
2.6. Ẩm thực .......................................................................................................................... 25
3. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà. .......................... 27
3.2. Các phân khu chức năng ................................................................................................. 30
3.3. Thực trạng về du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Cát Bà ........................................... 32
3.4. Những thuận lợi và khó khăn .......................................................................................... 41
3.5. Dự báo sức chịu tải của Vườn quốc gia .......................................................................... 43
1. Đối với VQG Cát Bà .............................................................................................................. 46
2. Đối với chính quyền các cấp ................................................................................................. 50
3. Đối với người dân địa phương ............................................................................................... 52
4. Tiến trình thực hiện ................................................................................................................ 52
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 53
1. Kết luận ................................................................................................................................... 53
2. Kiến nghị ................................................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 55

PHỤ LỤC ....................................................................................................................................... 57
2
LỜI CẢM ƠN

Xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lớp học bổ ích về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực quản lý
tài nguyên và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để nhóm thực hiện nghiên cứu này
trong khuôn khổ chương trình khóa đào tạo sau đại học với chủ đề “Tiếp cận sinh thái
học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững”.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ,
cung cấp số liệu của Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên các Vườn Cát Bà và cán bộ Uỷ ban
nhân dân huyện Cát Hải, Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà và
nhân dân các xã vùng đệm tại các vùng triển khai nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn các Giảng viên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu giúp cho nhóm có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức để
thực hiện nghiên cứu và phục vụ cho công tác sau này.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn TS. Võ Thanh Sơn đã nhiệt tình
giúp đỡ, hướng dẫn và chỉnh sửa những thiếu sót, giúp cho nhóm hoàn thành nghiên cứu
này theo đúng thời gian và nội dung chương trình đề ra.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nhóm nghiên cứu
3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển
DLST Du lịch sinh thái
BTTN Bảo tồn Thiên nhiên
BVNN Bảo vệ nghiêm ngặt
DVHC Dịch vụ hành chính
ĐDSH Đa dạng Sinh học
ĐTV Động, thực vật

HST Hệ sinh thái
KBT Khu bảo tồn
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PHST Phục hồi sinh thái
PTBV Phát triển bền vững
TNTN Tài nguyên Thiên nhiên
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
VQG Vườn quốc gia
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày nay đã và đang phát
triển nhanh chóng như một trào lưu tại nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. DLST ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp dân
cư trong xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh
chóng của Việt Nam kể từ khi sau thời kỳ đổi mới năm 1986, khi mà các khu công
nghiệp, chế xuất, khu kinh tế được phát triển ồ ạt, dân số không ngừng gia tăng, đô thị
hóa và tập trung dân cư với mật độ dân cư cao, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra
ngày càng nghiêm trọng thì việc tìm về với tự nhiên, thăm quan tại những khu du lịch đã
trở thành nhu cầu tất yếu của con người.
DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng
trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch của Việt Nam. Thực tế là, những địa
phương nào còn giữ nhiều khu thiên nhiên, khu bảo tồn, ít bị xâm hại bởi quá trình phát
triển các dự án công nghiệp và còn có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm
năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định, từ
đó có thể mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, tạo
nhiều cơ hội về việc làm, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư ở các địa phương, nhất là ở những nơi có các khu bảo tồn thiên
nhiên, các cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa hấp dẫn.

Tuy vậy, từ sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tăng cao đối với du lịch sinh thái ở
Việt Nam trong những năm gần đây thì các khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn ở Việt
Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ sự thiếu ý thức tham gia của khách tham
quan trong việc bảo tồn những giá trị vốn có của nó và phát triển, và sự yếu kém trong
công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên thiên… Chính sự phát triển ấy, du lịch sinh tái đang
tiềm ẩn nhiều nguy cơ và những thách thức về vấn đề môi trường – xã hội. Rõ ràng, việc
xây dựng và phát triển du lịch sinh thái ở nước ta hiện nay đang có nhiều tồn tại và bất
cập cần giải quyết để hướng tới sự phát triển bền vững ngành du lịch của Việt Nam như:
hình thức hoạt động du lịch không đúng mục đích; sử dụng tài nguyên một cách lãng
phí; công tác quản lý yếu kém; nhận thức của khách tham gia về “du lịch sinh thái” còn
mơ hồ…Dẫn đến việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái ở nước ta kém hiệu quả về
kinh tế, thiệt hại về môi trường. Nếu trong những năm tới, ngành du lịch không có
những biện pháp hiệu quả trong công tác bảo tồn, xây dựng các khu du lịch thì những giá
5
trị của chúng có thể sẽ biến mất vĩnh viễn, gây thiệt hại lớn đối với không chỉ riêng Việt
Nam mà cả thể giới.
Bên cạnh đó, có một thực trạng rằng các khu Bảo tồn và Vườn quốc gia đang thực
hiện xây dựng và phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái, với mục đích chính bảo tồn
ĐDSH và phát triển môi trường sinh thái, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân
địa phương. Song công tác phát triển du lịch sinh thái ở đây chưa mang lại hiệu quả cao,
chỉ mang tính hình thức, do chưa đánh giá đúng thực trạng tiềm năng khu vực, nhu cầu
của người dân địa phương cũng như nhu cầu khách tham gia.
VQG Cát Bà là nơi có giàu tiềm năng về biển và rừng có thể phát triển thành trung
tâm du lịch của cả nước. Tuy nhiên, tiềm năng này chưa được khai thác đúng mức, việc
tổ chức các hoạt động du lịch chưa được đồng bộ, nguồn nhân lực và tài chính còn hạn
chế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan. Đây chính là
những nguyên nhân chính khiến VQG Cát Bà chưa phát huy được tiềm năng vốn có.
Để góp phần phát triển du lịch sinh thái của các Vườn quốc gia đem lại hiệu quả cho
kinh tế - xã hội địa phương và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, bảo tồn ĐDSH tại khu
vực, việc “Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và giải pháp phát triển du lịch

sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà – TP Hải Phòng” đang trở thành vấn đề bức thiết mà
xã hội đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng thể
Xây dựng những giải pháp thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nhằm phục vụ
cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát
triển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại khu vực VQG Cát Bà.
* Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Xây dựng và đề xuất các kế hoạch, chương trình hành động, giải pháp phát triển du
lịch sinh thái bền vững ở Vườn quốc gia Cát Bà.
3. Nội dung nghiên cứu.
+ Tìm hiểu các tiềm năng thế mạnh cho phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia
Cát Bà.
6
+ Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái đang diễn ra tại khu vực VQG Cát
Bà những xu hướng tham gia du lịch sinh thái của khách du lịch hiện nay.
+ Tìm hiểu khả năng tham gia hoạt động du lịch sinh thái của người dân địa phương:
làm dịch vụ, cung cấp sản phẩm truyền thống, hướng dẫn du lịch…
+ Tìm các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà.
7
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN
1. Khái niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái xuất hiện như một khái niệm gây nhiều chú ý vào cuối thập niên
1960, nhiều nhóm khác biệt nhau đã ca ngợi du lịch sinh thái là một phương cách thúc
đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, du lịch sinh thái được nhiều
nhóm nghiên cứu đã quan tâm, tìm hiểu theo các khía cạnh khác nhau nên du lịch sinh
thái cũng có các cách hiểu, định nghĩa khác nhau.
Nhà bảo vệ môi trường người Mêhicô, Hector Ceballos-Lascuráin được nhắc đến

nhiều trong các chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright của Đại học Harvard bởi vì ông
được cho là đã đặt ra thuật ngữ du lịch sinh thái (Brian P.Irwin, 2001). Khái niệm du
lịch sinh thái đã có bước tiến triển mạnh mẽ khi các nhà bảo vệ môi trường và các nhà
kinh tế học phát triển bắt đầu lo ngại về việc sử dụng không thích hợp các tài
nguyên thiên nhiên vào cuối thập niên 1960. Ceballos-Lascuráin định nghĩa khái
niệm này như sau: du lịch sinh thái là “du lịch mà chủ yếu là đi đến những vùng thiên
nhiên tương đối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô nhiễm với mục đích cụ thể là nghiên
cứu, ngưỡng mộ, và thưởng thức phong cảnh cùng với các loại thực vật và động vật
hoang dã của nó, cũng như bất cứ biểu hiện về văn hóa nào (cả quá khứ lẫn hiện tại)
được tìm thấy trong các vùng này…”. Điểm chính yếu là người đi du lịch sinh thái có cơ
hội đắm mình vào thiên nhiên theo một cách thức thường không có sẵn trong môi trường
đô thị. Định nghĩa này bao gồm du lịch “văn hóa” lẫn du lịch “thiên nhiên”. Các định
nghĩa khác các nhà bình luận khác đã định nghĩa ngành du lịch này hơi khác. Hầu hết mô
tả các hoạt động du lịch được tiến hành hài hòa với thiên nhiên, tương phản với du lịch
"đại chúng" truyền thống. Những người khác tập trung vào những lợi ích cho người bản
địa. Sau đây là vài ví dụ về khái niệm du lịch sinh thái được Chương trình Giảng dạy
Kinh tế Fulbright Niên khóa 2007-2008 tổng hợp như sau:
a/ Du lịch sinh thái là một cuộc du lịch có trách nhiệm đến những vùng thiên nhiên
mà bảo tồn môi trường và duy trì bền vững phúc lợi của nhân dân địa phương;
b/ Du lịch sinh thái là một trải nghiệm du lịch thiên nhiên mang lại thông tin bổ ích
mà góp phần vào việc bảo tồn hệ thống sinh thái, trong khi đó tôn trọng tình trạng
nguyên vẹn của các cộng đồng chủ nhà;
c/ Du lịch sinh thái là đi du lịch đến những vùng hoang sơ, dễ bị hư hại và thường
được bảo vệ mà cố gắng gây ra tác động rất thấp và (thường) có qui mô nhỏ. Nó giúp
giáo dục người đi du lịch; cung cấp nguồn quỹ cho việc bảo tồn; trực tiếp làm lợi cho
8
việc phát triển kinh tế và việc trao quyền về chính trị của các cộng đồng địa phương; và
thúc đẩy sự tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau và các quyền của con người
Như vậy ta có thể hiểu “Du lịch sinh thái” là chuyến đi đến với thiên nhiên, hòa mình
vào thiên nhiên để tìm hiểu thiên nhiên. Đồng thời không gây hại cho thiên nhiên và đem

lại cho thiên nhiên những lợi ích về bảo tồn.
2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
- Giáo dục nâng cao nhận thức của du khách về môi trường tự nhiên qua đó tạo ý
thực tham gia của khách du lịch vào các nhiệm vụ bảo tồn. Đây là một trong những
nguyên tắc chính của du lịch sinh thái tạo sự khác biệt cơ bản giữa du lịch sinh thái với
các loại hình du lịch thiên nhiên nhiên khác. Với những hiểu biết đó, thái độ của du
khách sẽ thay đổi được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn và phát
triển nhứng giá trị về tự nhiên sinh thái và văn hoá khu vực.
- Góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. Đó là
mục tiêu cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái, sự hoạt động của du lịch sinh thái gắn
liền với việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái tự nhiên.
- Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là một trong những nguyên
tắc quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân theo bởi các giá trị về nhân văn
là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ
sinh thái ở một nơi cụ thể.
- Tạo thêm công ăn việc làm cho công đồng địa phương vừa được coi là nguyên tắc,
vừa được coi là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. Nếu như các loại hình du lịch
thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận du lịch đều thuộc về
các công ty thì ngược lại, du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt
động của mình đóng góp cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
Ngoài ra, du lịch sinh thái luôn hướng tới huy động tối đa sự tham gia của người dân
địa phương vào hoạt động của mình như làm vai trò hướng dẫn viên, đảm nhiệm chỗ
nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, về hàng lưu niệm cho khách...
thông qua việc tạo thêm việc làm và mạng lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, nỗ lực
bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực sẽ được phát huy bởi người dân địa
phương, sẽ nhận thức được sự gắn kết hữu cơ giữa việc bảo tồn và cuộc sống của họ, và
chính họ sẽ là những người chủ thực sự, người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và
văn hoá nơi diễn ra hoạt động du lịch sinh thái.
9
3. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái

Báo cáo hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt
Nam do IUCN, VNAT và ESCAP phối hợp tổ chức năm 1999 đã tổng kết ra những
nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái để có thể tổ chức được các hoạt động du lịch sinh
thái cần phải có các yêu cầu sau (Phạm Trung Lương, 1999):
- Có hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao, các hệ sinh thái
này tập trung chủ yếu tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh
quyển, các trang trại lớn các vùng nông thôn có hệ sinh thái điển hình.
- Có sự tổ chức, quản lý chặt chẽ, tôn trọng các nguyên tắc phát triển du lịch sinh
thái. Các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương phải góp
phần tích cực vào sự bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, tạo
việc làm cải thiện đời sống cộng đồng địa phương.
- Nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi
trường, theo đó du lịch sinh thái phải được tổ chức có sự tuân thủ chặt chẽ các quy định
về “ sức chứa” của từng khu vực. “sức chứa” được hiểu theo 4 khía cạnh: vật lý, sinh
học, tâm lý và xã hội.
10
CHƯƠNG 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại Vườn quốc gia Cát Bà - Huyện Cát Hải - Thành
phố Hải Phòng.
11
VQG CÁT BÀ
2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 24/12/2009 đến ngày 31/01/2010, trong đó:
- Công tác chuẩn bị diễn ra trong khoảng thời gian từ 24 – 28/12/2009.
- Tổ chức nghiên cứu thực địa, thu thập số liệu tại Cát Bà Từ ngày 29/12/2009 –
10/01/2010.
- Tổng hợp phân tích số liệu điều tra, so sánh kế hoạch từ ngày 10-16/01/2010.
- Viết báo cáo từ ngày 16/01/2010 – 25/01/2010.
3. Phương pháp nghiên cứu

+ Tham vấn chuyên gia: tham vấn những người có chuyên môn sâu và hiểu biết rộng
đã và đang làm trong lĩnh vực du lịch;
+ Thu thập số liệu: Thu thập tài liệu thứ cấp, số liệu thống kê, các báo cáo nghiên
cứu và kết quả nghiên cứu của các dự án bảo tồn, phát triển kinh tế xã hội, du lịch.... từ
các viện nghiên cứu, trường đại học, VQG Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát
Bà, UBND huyện Cát Hải về i) Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa điểm nghiên
cứu; ii) Quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; iii) Các hoạt động
liên quan đến du lịch trên địa bàn nghiên cứu....
+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số đối tượng quan trọng bao gồm các
cán bộ cấp xã, huyện; kết hợp với tham vấn các cán bộ của VQG Cát Bà và những người
dân địa phương làm du lịch và tham gia các hoạt động du lịch sẽ là kênh thông tin hữu
ích;
Chúng tôi đã phỏng vấn 10 cán bộ chính quyền địa phương (trong đó 2 cán bộ huyện
Cát Hải, 2 cán bộ của thị trấn Cát Bà, 6 cán bộ của 2 xã đại diện cho 6 xã vùng đệm
VQG đó là xã Gia Luận và xã Việt Hải), 20 cán bộ của VQG Cát Bà (gồm Ban lãnh đạo
và cán bộ làm công tác du lịch ở Vườn), 20 khách du lịch và 40 người dân làm du lịch,
tham gia các hoạt động du lịch. Những người được phỏng là những người am hiểu tình
hình của địa phương, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến du lịch trên địa bàn.
+ Những số liệu, thông tin thu thập được phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu những
đặc trưng cơ bản về giá trị ĐDSH, cảnh quan thiên nhiên, văn hoá, ẩm thực, giải trí và
hiện trạng tổ chức, quản lý hoạt động du lịch của Vườn quốc gia Cát Bà.
12
Dựa trên các kết quả điều tra nghiên cứu, các báo cáo tổng kết hàng năm của VQG từ
các năm trước đây cho đến cuối tháng 12 năm 2009, những thông tin thu thập sẽ được
phân tích để làm rõ tiềm năng, cơ hội – thách thức trong hoạt động du lịch sinh thái của
VQG, từ đó xây dựng các nhóm giải pháp nhằm khắc phục các khó khăn, thách thức
trong hoạt động DLST tại vườn. Các nhóm giải pháp tập trung chủ yếu vào nhóm giải
pháp tổ chức, quản lý các hoạt động và phát triển du lịch sinh thái của VQG Cát Bà.
+ Phân tích sơ đồ Swot
Việc sử dụng sơ đồ SWOT sẽ giúp làm rõ thực trạng về những điểm mạnh, điểm

yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà. Thông
qua việc phân tích sơ đồ SWOT, những nguyên nhân dân đến những điểm yếu, thách
thức đối với việc phát triển hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà sẽ được nhân diện để từ
đó có định hướng khắc phục và phát huy những cơ hội, điểm mạnh của vườn.
SƠ ĐỒ SWOT
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
Thể hiện những thuận lợi, ưu thế của
VQG Cát Bà trong việc phục vụ hoạt
động DLST
Hạn chế liên quan đến cơ sở hạ tầng,
công tác tổ chức DLST của VQG Cát Bà
Cơ hội (O) Thách thức (T)
Nêu lên được những điều kiện thuận lợi
để VQG Cát Bà có thể phát huy được
DLST
- Dự báo những tác động xấu đến du
lịch, cảnh quan, môi trường, tài nguyên
thiên nhiên
13
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ THẢO LUẬN
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại Vườn quốc gia Cát Bà
1.1. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Cát Bà
VQG Cát Bà là hòn đảo lớn nhất của quần đảo, nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ
20044’ - 20052’ vĩ độ Bắc và từ 106059’- 107006’ kinh độ Đông.
Theo quyết định số 79/CP, ngày 31/3/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Thủ tướng Chính phủ) về việc thành lập Vườn Quốc gia Cát Bà, VQG có diện tích tự
nhiên là 15.200 ha, thuộc địa phận hành chính của các xã sau: xã Gia Luận, xã Phù
Long, xã Hiền Hào, xã Xuân Đám, xã Trân Châu, xã Việt Hải và thị trấn Cát Bà, bao bọc
xung quanh các xã trên và VQG là sông, biển:
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi lạch Ngăn và lạch

Đầu xuôi của tỉnh Quảng Ninh,
+ Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải Phòng,
+ Phía Đông và Đông Nam giáp với vịnh Lan Hạ, đây là vùng nằm trong hệ thống
quần đảo vịnh Hạ Long gồm rất nhiều đảo đá vôi lớn nhỏ khác nhau, trong đó Cát Bà là
đảo đá vôi lớn nhất, Vùng này nằm trong vùng địa lý thực vật Bắc bộ có khí hậu nhiệt
đới ẩm mưa mùa, Như vậy, hệ thực vật ở đây mang tính chất của khu hệ thực vật bản địa
Bắc Việt Nam,
Như vậy, VQG Cát Bà là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát
bà có những tiềm năng lợi thế đó nên VQG Cát Bà, tạo nhiều cơ hội để phát triển du lịch
không chỉ mức độ trong nước mà còn cả trong khu vực và tầm cỡ thế giới,
1.2. Điều kiện tự nhiên
VQG Cát Bà là điển hình cho kiểu địa hình, địa chất và vùng sinh thái Miền Bắc của
nước ta. Khu vực Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển địa
chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánh dấu sự kết thúc chế
độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua tạo thành nhiểu đảo đá vôi nhỏ, có
nhiểu kiểu dáng kỳ thú .
Về phía Bắc và Tây Bắc đảo Cát Bà còn có một diện tích khá lớn thành tạo đệ tứ
không phân chia (Q) tạo nên dạng đồng bằng ven biển, chúng được thành tạo do phù sa
sông biển, Lớp trầm tích phủ lên trên khá dày (>2m), dưới sâu hơn là phù sa hạt thô (độ
sâu 5 - 10m) chủ yếu là sỏi cuội và cát, hình các bãi cát ven biển rất sạch.
14
Do cấu trúc Sơn văn của địa hình vùng núi đá vôi, nên trong vùng này chỉ có một số
dòng suối có nước quanh năm. Nguồn nước ngầm khá sâu tồn tại dưới dạng giếng Karst
và sông biển. Tuy chưa có số liệu thăm dò nhưng qua dự đoán của các nhà chuyên môn
thì nguồn nước ngầm khá phong phú. Nước chủ yếu nằm trong lớp phủ trầm tích, khả
năng chứa nước của đá gốc là khá lớn. Đây có thể nói là nguồn tài nguyên vô tận về
nước khoáng mà khu vực chưa tìm hiểu và khai thác.
Thủy triều tại VQG Cát Bà có chế độ nhật triều thuần nhất, mức nước trung bình 3,3-
3,5 m, Mùa mưa (tháng 5-tháng 9) thuỷ triều lên cao vào buổi chiều. Mùa khô (tháng 10
- tháng 4 năm sau) thuỷ triều lên cao vào buổi sáng. Trong năm, biên độ triều lớn vào các

tháng 6, 7 và tháng 11, 12, còn nhỏ hơn vào các tháng 3, 4 và tháng 8, 9. Sóng vùng Cát
Bà thường nhỏ, chủ yếu theo hướng Đông Bắc và Đông Nam, trung bình 0,5 - 1m, lớn
nhất có thể đạt tới 2,8m. Dòng chảy vùng đảo Cát Bà khá phức tạp, tốc độ trung bình 8 -
12 cm/s và có thể đến 50 cm/s ở các lạch hẹp. Chịu ảnh hưởng của dòng chảy mùa, nên
có độ đục cao vào mùa hè do dòng nước đục từ Đồ Sơn lên (hướng Tây Nam). Vùng ven
bờ Cát Hải dòng triều lên đến Gia Lộc rẽ thành 2 nhánh bao gồm nhánh chảy về bến Gót
ở bên phải và nhánh chảy về Hoàng Châu về bên trái với tốc độ cực đại 90cm/s và dòng
triều xuống có hướng ngược lại.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo, khí tượng thủy văn thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế và dịch vụ du lịch của Quần đảo Cát Bà. Trong tương lai đảo Cát
Bà và vịnh Hạ Long có thể trở thành vùng kinh tế - du lịch và môi trường phát triển
mạnh nhất, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
1.3. Kinh tế - xã hội
Theo số liệu của phòng thống kế huyện Cát Hải (năm 2009) cho thấy, phần lớn cư
dân đều sinh sống trong và quanh vùng đệm, hoặc còn một số ít sống trong vùng lõi
VQG. Tổng dân số vùng đệm lên tới 16.645 người, tổng số lao động trong các ngành
kinh tế có 7.695 người (thông tin chi tiết tại Phụ lục 1)
Bên cạnh đó, Hải Phòng có lợi thế là đô thị lớn thứ ba của cả nước, trong đó có
Vườn quốc gia Cát bà là một phần của Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà nên cơ sở hạ tầng,
giao thông, cũng như các dịch vụ y tế, giáo dục... được Trung ương cũng như chính
quyền địa phương dành sự quan tâm, đầu tư rất lớn. Đặc biệt là cơ sở hạ tầng và giao
thông luôn được đầu tư phát triển, hầu hết các xã đều được xây dựng đường giao thông
thuận lợi. Mặt khác, các xã trong vùng đệm VQG Cát Bà có các khu văn phòng đạt tiêu
chuẩn, nhiều nhà hàng đặc sản đạt chất lượng cao, khu du lịch và các khu dân cư luôn
sẵn sàng đón tiếp các nhà đầu tư và khách du lịch trong và ngoài nước. Cơ sở y tế, hệ
15
thống các trường học được phân bố ở tất cả các thôn, xã, công tác chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng, chất lượng dạy và học luôn được lãnh đạo thị trấn Cát Bà quan tâm đúng
mức. Với trình độ dân trí tương đối cao nên việc tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật
cũng như nhận thức của người dân đối với công tác bảo tồn TNTN và ĐDSH nhằm phục

vụ cho hoạt động phát triển du lịch sinh thái rất thuận lợi, điều này ảnh hưởng rất lớn
đến các hoạt động bảo tồn tại VQG.
Rõ ràng, Quần đảo Cát Bà có nguồn nhân lực lao động dồi dào, có khả năng đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế của khu vực nói chung và kinh tế dựa vào DLST nói
riêng. Với các nghành nghề liên quan và cần thiết cho phát triển DLST như dịch vụ,
nông nghiệp – nuôi trồng Thủy sản, vận tải, xây dựng, thương nghiệp,…, chiếm hơn
70% các nghành nghề có trong khu vực. Đây là những thành phần kinh tế quan trọng,
giúp cho quá trình phát triển du lịch nói chung và DLST của khu vực nói riêng phát triển
một cách hiệu quả và bền vững. Từ đó, việc quy hoạch, xây dựng và phát triển du lịch
sinh thái một cách hiệu quả ở VQG Cát Bà sẽ là động lực nhằm tạo sinh kế, nâng cao
đời sống cho người dân địa phương.
2. Tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, VQG Cát Bà được ban tặng nguồn tài nguyên động
thực vật vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên còn mang dáng vẻ tự nhiên, hoang sơ
gây hấp dẫn khách thăm quan. Không chỉ có vậy, nơi đây còn có một nền văn hóa lịch
sử ẩm thực từ lâu đời mà ít có nơi nào có được.
2.1. Vị trí
VQG Cát Bà có vị trí vô cùng thuận lợi cho việc phát triển DLST, có vị trí trung tâm,
gần với các thành phố lớn như TP Hải Phòng, TP Hà Nội…,cách thành phố Hải Phòng
30km, cách thủ đô Hà Nội 120 km và nằm bên cạnh Vịnh Hạ long - Di sản thiên nhiên
thế giới, gần với khu du lịch Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng là đô thị lớn thứ ba của cả
nước, được coi là một cực của tam giác động lực phát triển kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng
- Quảng Ninh. Cùng với sự quan tâm, đầu tư lớn của Trung ương vào hệ thống giao
thông nối đến VQG Cát Bà trong những năm qua. Chính vì vậy, khách thăm quan du lịch
từ nơi khác đến, đặc biệt là những thành phố khu vực phía Bắc sẽ không tốn quá nhiều
thời gian để có thể có những chuyến du lịch thưởng ngoạn thiên nhiên tại VQG Cát Bà,
đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của
thiên nhiên ban tặng cho quần đảo Cát Bà. Cát Bà có hệ thống đường giao thông thuỷ,
bộ khá thuận lợi. Đến VQG Cát Bà với hai sự lựa chọn. Đi bằng đường thủy với tàu cao
tốc từ Bến Bính (Hải Phòng) mất khoảng 45 phút. Đi qua vịnh Hạ Long với cảnh quan

16
thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp, đây di sản thiên nhiên thế giới được tổ chức UNESCO
công nhận, đến vịnh Lan Hạ tuy nhỏ hơn nhưng có nhiều đảo đá vôi, xếp đan xen gần
nhau trông rất hùng vĩ. Nếu đi bằng đường bộ, xe ô tô từ Hải Phòng đến bến cảng Ðình
Vũ, theo tầu cao tốc sang bến Cát Hải rồi xuyên qua VQG Cát Bà bằng ô tô trên đường
dài 31 km (đường nhựa).
Đáng chú ý, VQG Cát Bà đã có hoạt động du lịch từ những năm 1990 sau đó đến năm 2009
được UBND thành phố Hải Phòng cho phép thành lập Trung tâm dịch vụ DLST trực thuộc
VQG Cát Bà. Từ đó, Trung tâm đã lập nên bộ phận chuyên trách về tổ chức hoạt động động
DLST, nên việc đón tiếp, hướng dẫn, tổ chức tour trong vườn có phần được cải thiện. Trong
những năm qua, Vườn thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.
2.2. Tài nguyên động, thực vật rừng, biển
Vườn quốc gia Cát Bà là nơi hội tụ nhiều HST khác nhau gồm: HST rừng ngập mặn,
HST rừng trên núi đá vôi, HST biển với các rạn san hô,… Có một hệ động, thực vật đa
dạng, gồm 2.320 loài, trong đó có 282 loài động vật sống trong rừng, 538 loài động vật
sống ở đáy biển, 196 loài cá biển, 771 loài thực vật trên cạn, 23 loài thực vật ngập mặn,
75 loài rong biển, 177 loài san hô...
HST rừng núi đá vôi
HST rừng ngập mặn HST rừng ngập nước trên núi
đá vôi
Hệ động vật có 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư. Đặc biệt có loài
thú mà không có nơi nào có được là voọc đầu trắng (Vọoc Cát Bà) và một số loài khác
được ghi trong Sách đỏ như: Khỉ lông vàng, sơn dương và nhiều loài chim đẹp như cao
cát, bói cá, hút mật, đầu rìu. Ở Cát Bà cũng có chim yến và rùa biển được chăm sóc bảo
tồn. Hệ thực vật có 1561 loài thuộc 495 chi, 149 họ, trong đó có 250 loài cây thuốc.
Nhiều loài cây quý hiếm cần bảo tồn như chò chỉ, trai lý, lát hoa, kim giao và cọ Bắc
Sơn. Đặc biệt là, đảo có hệ sinh thái rừng ngập nước, trên núi đá vôi có cả ao, hồ, suối
ngầm, nước ngọt cùng suối nước khoáng có cả khả năng chữa trị bệnh, nhất là thấp
khớp.
17

Với sự phong phú về hệ sinh thái, đa dạng về loài đã tạo cho VQG Cát Bà có một tiềm
năng thu hút cho việc phát triển DLST.
* Hệ thực vật
Thảm thực vật rừng có diện tích là khoảng 15.510 ha, chiếm 52% tổng diện tích tự
nhiên, dưới đây là đặc điểm các kiểu thảm thực vật VQG Cát Bà đã được điều tra, đánh
giá năm 2005. VQG Cát Bà nằm trong khu vực xen kẽ giữa núi đất và núi đá vôi, với sự
tác động tổng hợp, nhiều mặt của điều kiện tự nhiên khu vực hải đảo, cùng sự tác động
của các điều kiện kinh tế - xã hội, nên các kiểu thảm thực vật rừng và các kiểu thảm
nông nghiệp trong khu vực tương đối đa dạng (Phụ lục 2).
Tiêu biểu nhất trong các kiểu thảm ở quần đảo Cát Bà là kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm trên núi đá vôi, và kiểu thảm rừng cây ngập mặn ven biển, cửa sông, Ngoài ra,
trong khu vực cũng đã xuất hiện một số kiểu thảm thực vật đặc thù và khá hiếm hoi đó là
kiểu thảm cây ngập nước trên núi cao (loài cây hầu như chỉ phân bố ở miền Tây Nam
Bộ). Ngoài các kiểu thảm thực vật rừng, chiếm vai trò chủ đạo còn có kiểu thảm cây
nông nghiệp đất dân cư, Loại thảm này bao gồm: rừng trồng, cây nông nghiệp cây ăn
quả, cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản và các khu dân cư.
Kết quả điều tra hệ thực vật rừng năm 2005 của Trung tâm Tài nguyên & Môi trường
Lâm Nghiệp, kết hợp tham khảo các tài liệu hiện có của Lê Mộng Chân (2003) và và
Nguyễn Kim Đào (2003 - 2004), bước đầu chúng tôi thống kê được ở VQG Cát Bà có
1,561 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật khác
nhau. Như vậy, so với danh lục thực vật điều tra trước, thì số loài ghi nhận lần này đã
tăng thêm nhiều (Phụ lục 3).
Ngày nay, khi đời sống xã hội ngày một nâng cao, nhu cầu về cây cảnh để trang trí
nội thất và trồng cây cảnh ngày càng cao, không chỉ đòi hỏi việc quản lý tốt nhóm tài
nguyên này mà còn phải nhanh chóng phát triển chúng,
*. Khu hệ động vật
a. Đặc điểm khu hệ động vật trên cạn
Khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở VQG Cát Bà được nhiều nhà khoa học
trong cũng như ngoài nước nghiên cứu. Kết quả đã thống kê được 53 loài thú thuộc 18
họ, 8 bộ; 160 loài chim thuộc 46 họ, 16 bộ; 45 loài bò sát thuộc 15 họ, 2 bộ và 21 loài

lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ (Danh lục xem phụ lục). Với tổng số 279 loài động vật có
xương sống ở cạn, trong đó có 22 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 7 loài ghi trong
danh lục đỏ thế giới (phụ lục 4).
18
Do vị trí địa lí của VQG cách ly với đất liền là nguyên nhân cơ bản đã hạn chế sự du
nhập của các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái. Chính vì vậy, tài nguyên động vật rừng ở
VQG không được giàu về thành phần loài nhưng có ý nghĩa về mặt bảo tồn với những
đặc điểm riêng của hệ sinh thái hải đảo, đặc biệt là sự có mặt của loài Voọc Cát bà - loài
đặc hữu của Việt Nam, hiện chúng đang bị đe doạ tuyệt chủng ở cấp rất nghiêm trọng
(Critical).
Trong tổng số 53 loài thú đã ghi nhận cho Cát Bà, thì trong đó có 9 loài ghi trong
Sách đỏ Việt Nam (2000) chiếm 17%, 6 loài ghi trong danh lục đỏ thế giới (2004) chiếm
11,3% và 11 loài nằm trong nghị định 18 chiếm 20,8% tổng số loài, là những loài hiện
đang bị đe doạ cần được ưu tiên bảo tồn, trong đó đặc biệt quan trọng là loài Voọc Cát
bà.
Voọc Cát Bà hiện nay chỉ còn lại duy nhất trên đảo Cát Bà - phía Đông Bắc Việt
Nam. Trong danh mục sách đỏ IUCN năm 2008 xếp loài này ở mức độ cực kì nghiêm
trọng (CR) và sách đỏ Việt Nam 2007 xếp loài này vào mức độ nguy cấp (E), Số lượng
Voọc Cát bà: Theo báo cáo gần đây nhất của Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà thuộc Hội
Động vật Bảo tồn Loài và Quần thể: ước tính nhiều nhất là 63 cá thể, sống tách biệt nhau
ở 7 vùng, Hiện tại đã có 13 cá thể được sinh ra từ năm 2000-2005 và số lượng đang
được dần dần ổn định.
Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus)
19
b. Động thực vật biển
Vùng biển Cát Bà còn là nơi tập trung của nhiều loài sinh vật biển. Do nước biển tương
đối mặn, đáy biển là cát, pha cát, bùn nhẹ là môi trường thuận lợi cho nhiều loài hải sản sinh
trưởng và phát triển. Theo kết quả điều tra về thuỷ sản và tài liệu tham khảo của Viện Hải
Dương Học (nay là Viện Tài nguyên &Môi trường biển) tại Hải Phòng cho biết hiện nay sinh
vật biển khu vực đảo Cát Bà đã xác định được:

Bảng 1: Liệt kê thành phần loài động thực vật biển VQG Cát Bà
Động thực vật biển Loài
Thực vật ngập mặn 23
Rong biển 75
Cá biển 196
Thực vật phù du 199
Động vật phù du 89
Động vật đáy 538
San hô 193
Sinh vật biển đảo Cát Bà phong phú và đa dạng vào bậc nhất của các vùng đảo miền Bắc
Việt Nam, đây không chỉ là nơi lưu giữ và phát tán nguồn gen lớn của vịnh Bắc Bộ mà còn có
nhiều loài quí hiếm, Tổng số sinh vật biển Cát Bà có: 1.313 loài, trong đó có 8 loài rong, 8 loài
động vật đáy là các loài quí hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới để bảo
vệ, Sinh vật biển Cát Bà còn có nhiều loài có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao như: Trai
ngọc, Vẹm xanh, Tu hài, Vích, con Sút, ốc Đụn đực, cá Ngựa gai, Sam đuôi tam giác, Đồi
mồi, Hệ sinh thái San hô có giá trị cao không chỉ về đa dạng sinh học mà còn rất có giá trị về
du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. Những hình ảnh ấy là yếu tố hấp dẫn khách đến với thiên nhiên
nơi đây.
20
2.3. Cảnh quan thiên nhiên
Cát Bà là một VQG đặc biệt, với sự kết hợp của nhiều hệ sinh thái (HST) khác nhau:
HST rừng thường xanh trên núi đá vôi, HST rừng ngập nước trên núi cao (Ao Ếch), HST
rừng ngập mặn vùng duyên hải, HST vùng biển với các rạn san hô gần bờ, hệ thống
hang động với đặc trưng riêng biệt là nơi cư trú của họ nhà Dơi và Hệ canh tác nằm giữa
các thung lũng như ở Khe Sâu hoặc các khu dân cư.
Trong đó, lớn nhất là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi (khoảng 9800 ha) với thảm
thực vật thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh và các loại rừng như rừng núi thấp và
ven thung lũng, rừng trên núi đá dốc, rừng trên đỉnh núi cao, rừng ngập nước nội địa (Ao
Ếch).
Cùng với rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn là một tài nguyên quý giá tại đảo Cát

Bà. Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu tại phía Tây Bắc đảo, với bãi sú vẹt tự nhiên lớn
nhất Hải Phòng. Các loài cây phổ biến nơi đây: đước xanh (Rhizophora mucronata), vẹt
dù (Bruguiera gymnorrhiza). Độ cao của thảm thực vật ngập mặn từ 2 - 3 m, mật độ lớn
và sức sống tốt. Rừng ngập mặn là nơi cư trú tốt của các loài động vật thủy sinh như: cá,
tôm, các loài nhuyễn thể động vật hai mảnh như: trai, ốc, vẹm; động vật chân đốt. Đặc
biệt, đây còn là nơi ở của các loài chim nước, chim di cư từ phía Bắc như: sâm cầm
(Centropus sinensis Stephen), cốc đế (Phalacrocorax carbo), cuốc (Macropygia
unchall), vịt trời (Anas poecilorhyncha haringtoni)…
21
Vịnh Lan Hạ
Ngoài đảo chính, quần đảo Cát Bà còn có 366 đảo nhỏ như đảo Đầu Bê, đảo Cát
Dứa, đảo Bù Lâu, hòn Ghềnh Hang, hòn Đá Lẻ, hòn Xả Lan, hòn Guốc Tiên. Nhiều đảo
có hình dạng kỳ dị, bờ dảo có nhiều mũi nhô, cung lõm và nhiều bờ vách dốc đứng, chân
có ngấn ăn mòn tạo cảm giác kỳ bí, thích thú. Đa số các đảo có thềm san hô viền quanh
và trên đảo có hồ nước mặn, đây là một tiềm năng còn nhiều tiềm ẩn chưa được khám
phá.
Thị trấn Cát Bà
Bải tắm Cát Cò 3
Hang Trung Trang
Hang Quân Y
Cát Bà có nhiều bãi tắm đặc trưng là sự kín đáo, yên bình. Theo nhận xét của đa số
khách du lịch trong nước và quốc tế được phỏng vấn cho biết, hai bãi tắm lý tưởng nhất
là Cát Cò và Cát Dứa - chỉ cách nhau một eo núi nhỏ. Nước biển ở đây thật ấm áp, trong
xanh nhìn rõ cát vàng dưới đáy. Một số ngư dân được phỏng vấn đã hé lộ rằng ngoài
22
khơi ở những đảo nhỏ có những bãi tắm thơ mộng và kín đáo như: Cát Trai Gái, Hiền
Hòa, Dương Gianh... Để đến được những đảo kể trên, đặc biệt là đảo Năm Cát thì khách
du lịch có thể đi bằng tàu hoặc đò chỉ mất 20-30 phút với 20.000 đồng/người. Những
người có thâm niên làm du lịch trong vùng cho biết xưa kia sau khi tắm biển du khách
còn có cơ hội khám phá những hang ngầm xuyên qua núi ở bãi tắm Cát Cò. Hang Luồn,

Khe Sâu, Kim Cương là những hang kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng mà chắc chắn du
khách không thể tìm thấy ở bất cứ một nơi nào khác! Mỗi hang đều có vẻ đẹp khác nhau,
với những nhũ đá rực rỡ sắc màu làm say lòng du khách, như lạc vào cõi bồng lai tiên
cảnh. Hoàng hôn trên quần đảo Cát Bà là một cảnh sắc muôn màu. Phía chân trời mầu
vàng rực, mặt biển có mầu xanh tím sẫm. Về phía cảng cá hàng nghìn con tàu neo đậu đã
lên đèn tạo một vùng sao đêm huyền ảo! Thật lý thú du khách sẽ được mời vào các quán
ăn bồng bềnh trên sóng nước, giăng đèn thâu đêm đón khách.
VQG Cát Bà có hệ thống suối nổi tiếng như:
+ Suối Thuồng Luồng (xã Trân Châu): Lưu lượng khá tốt, chảy quanh năm cung cấp
đủ nước cho sinh hoạt,
+ Suối Trung Trang: Nguồn nước nhỏ, có nhiều nước trong mùa mưa, lưu lượng về
mùa khô chỉ đạt khoảng 0,11lít/giây,
+ Suối Treo Cơm (khu Đồng Cỏ) Mùa mưa nhiều nước, về mùa khô, chỉ đạt 26
lít/giây,
Ngoài ra VQG Cát bà có nguồn nước ao ếch phong phú, các ao ếch là hồ nước thiên
nhiên trên núi đá vôi, diện tích khoảng trên 3,6 ha, nước có quanh năm, đạt trên dưới
30cm, nằm giữa khu vực rừng nguyên sinh, Ngoài ra một số áng cũng có nước quanh
năm như áng Bèo, áng Bợ, áng Thẳm, áng Vẹm…
2.4. Dịch vụ giải trí và nghỉ dưỡng
Ðến Cát Bà, du khách có thể thuê một chiếc xe gắn máy để đi đến bất cứ nơi nào ,
chỗ nghỉ nay đã phát triển khá nhiều. Ðẹp nhất là các khách sạn dựa lưng vào núi, mặt
hướng ra biển. Cát Bà có hơn 60 khách sạn, nhà nghỉ với khoảng 1.000 phòng tập trung
ở phố biển ven mép vịnh. Theo cán bộ trong Vườn cho biết, giá trung bình từ 150 nghìn
đến 250 nghìn/phòng/ngày, nhưng những ngày cao điểm có thể lên tới 1 triệu
đồng/phòng/ngày. Trên hết, sự hấp dẫn của VQG Cát Bà là biển cả. Sau một ngày leo
núi hay thám hiểm các hang động, du khách sẽ thấy vô cùng sảng khoái đắm mình trong
làn nước trong xanh, nằm phơi trên bãi cát trắng mịn. Cát Bà có nhiều bãi tắm, đặc trưng
là sự kín đáo, yên bình.
23
Hoạt động chèo thuyền thăm vịnh

Đi xe đạp đôi xung quanh đảo
Ðêm đến không gian Cát Bà thật bao la, hùng vĩ, đẹp đến sững sờ. Ngủ đêm ở đây là
một thích thú tuyệt vời, không khí mát dịu, những làn gió nhẹ mang hơi mặn của biển
lùa vào rừng cây trên núi đá tạo một âm thanh rì rào, như ru khách vào trong giấc ngủ
êm đềm.
Ông Marter Roode một khách du lịch đến từ vương quốc Anh cho biết “Tôi đến đây
lần đầu tiên, nhưng cũng kịp nhận thấy cảnh quan thiên nhiên là giá trị lớn nhất của
Cát Bà và giá trị ấy vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Tiếc rằng, chúng tôi chưa thể đi
hết Khu dự trữ sinh quyển thế giới này để được nhìn thấy Voọc. Chúng tôi sẽ quay trở
lại để có thể khám phá những điều thú vị khác của thiên nhiên nơi đây”.
2.5. Văn hoá lịch sử, lễ hội truyền thống
Trước đây, vùng đảo núi đá (Cát Bà) từng là hậu
cứ của các bà trồng tỉa, hái lượm, cung cấp lương
thực thực phẩm cho các ông ở phía trước chống lại
giặc giã, khi chúng tới đánh chiếm đảo. Cũng từ trận
chiến đấu này đã xuất hiện nhiều nữ tướng dũng cảm
nên người đời xưa đã đặt tên cho đảo này là đảo Các
Bà rồi sau này gọi lệch đi là đảo Cát Bà. Cũng từ tên gọi truyền thống này mà từ đó đến
nay phụ nữ trên đảo luôn phát huy vai trò trong công cuộc xây dựng, bảo vệ huyện đảo.
Những tên gọi cát Phù Long, núi Đầu Voi, sông Phượng... mỗi địa danh là một sự tích
hào hùng. Người huyện đảo không thể không tự hào về truyền thống của mình. Trên
mảnh đất của làng nghĩa Lộ ngày nay còn tồn tại một ngôi miếu thờ người phụ nữ đã
sinh ra người trai làng dũng cảm Hùng Sơn. Hùng Sơn là người đã có công tham gia
đánh giặc Ân đời vua Hùng thứ sáu. Truyền thuyết về người trai làng dũng cảm Hùng
24
Sơn như một nét nhạc hùng, âm vang tinh thần yêu nước của một người dân trên mảnh
đất này. Ngày nay người ta lấy tên của chàng trai này đặt tên cho một thôn của Xã Trân
Châu. Ngoài ra, trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp, Hang Quân Y (tại
thôn Hải Sơn, xã Trân Châu) còn được dùng căn cứ cách mạng. Chính vì vậy, đến nay
còn nhiều vết tích có giá trị lịch sử đối với dân tộc nói chung và người dân địa phương

nói riêng.
Môi trường thiên nhiên của Cát Hải đã là cái nôi của người từ cổ xưa. Các nhà khảo
cổ đã tiến hành khai quật 17 địa điểm trên đảo Cát Bà. Kết quả cho thấy có tới 15 điểm
có dấu tích của người cổ xưa như hang Eo bùa thuộc xã Hiền Hào, Tùng Bà thuộc Vườn
Quốc Gia, Bờ Đá, Khoăn Mui thuộc xã Trân Châu, Áng Giữa thuộc xã Việt Hải. Đặc
biệt là di chỉ Cái Bèo được một nhà khảo cổ người Pháp phát hiện năm 1938, qua nhiều
lần khai quật và kết quả phân tích Điôxit cácbon cho biết người Việt cổ có mặt ở đây
cách ngày nay trên 6.000 năm. Trong tầng đất trên của di chỉ Cái Bèo còn có một tầng di
chỉ chứa những di vật tiêu biểu thuộc nền văn hoá Hạ Long. Trong lớp đất này có ít
xương động vật. Những hiện vật ở đây mang đủ loại hình của nền văn hoá Hạ Long
đồng thời còn có những đặc điểm riêng biệt cho thấy con người của nền Hạ Long đến
đây sinh sống vào giai đoạn muộn, giai đoạn phát triển cao của nền văn hóa này. Theo
người dân kể lại thì tại làng Gia Lộc nay thuộc thị trấn Cát Hải có lệ tế thần biển vào
ngày 21 tháng giêng. Cùng với các trò chơi, với lễ rước nước về đình làng, người ta đua
thuyền dưới biển. Tế lễ như thế, Long Hải Đại Vương, ông thần của những người đi
biển sẽ phù hộ cho trời yên biển lặng, một năm bội thu tôm cá. Ngày nay Hội được mở
ngày 1/4 dương lịch, ngày mà năm 1959, Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà.
Có thể nói văn hoá của huyện đảo Cát Hải phong phú đa dạng bởi lẽ người dân định
cư trên đảo có nguồn gốc từ nhiều nơi họp thành là cộng đồng những người sống bằng
nghề biển vùng Duyên Hải. Hàng năm, người dân tổ chức hội đua thuyền rồng trên
biển, đó là một chiếc thuyền thoi dài 11m, rộng 1,5m, đóng bằng thứ gỗ khô, nhẹ và bền
chắc. Lòng thuyền có chỗ ngồi cho các tay đua và phía mũi có cái đầu rồng chạm bằng
gỗ, sơn son thếp vàng rực rỡ. Mỗi thuyền có từ 22 đến 26 người. Khách du lịch cũng có
thể tham gia lễ hội này để thương thức cảm giác khác lạ từ lễ hội này.
2.6. Ẩm thực
Ở Cát Bà có những món ăn đặc sản như: gỏi cá thác, canh chua cá hồng, đặc biệt có
tu hài nướng trên bếp than mùi thơm tỏa ngào ngạt. Ở Việt Nam chỉ Cát Bà mới có Tu
hài và thường xuất hiện vào tháng 12 là mùa sinh sản của chúng. Ngày nay con Tu hài
25

×