Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI THU HOẠCH CỐNG HIẾN và hạn CHẾ QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.73 KB, 13 trang )

BÀI LÀM
Nếu Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại thì ấn Độ
Và Trung Quốc là những Trung tâm văn hoá triết học cổ xưa rực rỡ, phong
phú nhất của nền văn minh ấy.
Một trong những tư tưởng triết học Phương Đơng thời đó mà ý nghĩa
của nó vẫn cịn có giá trị cho đến tận ngày nay về vấn đề luân lý, đạo đức,
chính trị- xã hội đó là những tư tưởng triết học của Nho Giáo.
Trước tiến khái quát về tư tưởng triết học nho giáo.
Nho giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, dưới thời
Xuân Thu, người sáng lập là Khổng tử (1551 tr CN-479 trCN). Đến thời
Chiến Quốc, Nho giáo đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển
theo hai xu hướng khác nhau; duy tâm và duy vật trong đó dịng Nho giáo
Khổng- Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và
một số nước lân cận.
Kinh điển của Nho giáo thường kể tới là Tứ thư (Luận ngữ, Đại học,
Trung dung, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (Thư, Thi, Lễ, Dịch, Xuân Thu).
Những tư tưởng triết học bản thể luận và những tư tưởng biến dịch của
vũ trụ có thể xem Khổng Tử đứng trên quan điểm triết học của Kinh Dịch.
Theo tư tưởng của kinh này thì uyên nguyên của vũ trụ , của vạn vật là thái
cực. Thái cực chứa đựng một năng lực nội tại mà phân thành lưỡng nghi. Sự
tương tác giữa hai thế lực âm- dương mà sinh ra tứ tượng. Tứ tượng tương
thôi sinh ra bát quái và bát quái sinh ra vạn vật. Vậy là sự biến đổi có gốc rễ ở
sự biến đổi âm -dương.
Những tư tưởng triết học về chính trị- đạo đức của Nho gia được khảo
sát chủ yếu trong sách “luận ngữ”. Ngồi ra cịn có thể bổ cứu thêm trong
Ngũ kinh: “Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân Thu” và các sách khác như “đại học”,
“Trung dung”
Qua hệ thống kinh điển có thể thấy hầu hết là các kinh, các sách viết về
xã hội, chính trị- đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho giáo.
Quan điểm về chính trị- đạo đức của Nho gia được thể hiện ở những tư
tưởng chủ yếu sau:


Thứ nhất: Xã hội là một tổng thể những quan hệ xã hội giữa con
người với con người nhưng Nho gia coi những quan hệ chính trị - đạo đức là
những quan hệ nền tảng của xã hội, đề cao vai trò của những quan hệ ấy và
thâu tóm những quan hệ này vào ba rường mối chủ đạo (gọi là tam cương).
Trong đó quan trọng nhất là quan hệ vua- tôi, cha- con và chồng- vợ. Nếu xếp
theo “tơn ty trên- dưới” thì vua ở vị trí cao nhất, cịn nếu xếp theo chiều ngang
của quan hệ thì vua- cha- chồng xếp ở hàng làm chủ. ”..Điều này phản ánh tư
tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia.

1


Để giải quyết đúng đắn các quan hệ xã hội, mà trước hết là mối quan hệ
“tam cương”, Khổng Tử đã đề cao tư tưởng “chính danh”. Để thực hiện chính
danh, Khổng Tử đặc biệt coi trọng “Nhân trị” chứ không phải “pháp trị
Thứ hai: Xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong
kiến, một xã hội đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh. Lý tưởng của
Nho gia là xây dựng một “xã hội đại đồng”. Đó là một xã hội có trật tự trên
dưới, có vua sáng- tơi hiền, cha từ- con thảo, trong ấm- ngoài êm; trên cơ sở
địa vị và thân phận của mỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân.Có
thể nói đó là lý tưởng của tầng lớp quý tộc, thị tộc cũ cũng như của giai cấp
địa chủ phong kiến đang lớn lên.
Đối với quan hệ vua tơi, Khổng Tử chống việc duy trì ngơi vua theo
huyết thống và chủ trương “thượng hiền” không phân biệt đẳng cấp xuất thân
của người ấy. Trong việc chính trị vua phải biết “trọng dụng người hiền đức,
tài cán và rộng lượng với những kẻ cộng sự...”.
Trong việc trị nước cũng như tu thân, học đạo sửa mình để đạt được
đức nhân, “lế” được Khổng Tử rất mực chú trọng. Lễ ở đây là những quy
phạm nguyên tắc đạo đức. Ông cho rằng do vua không giữ đúng đạo vua, cha
không giữ đúng đạo cha, con không giữ đúng đạo con... nên thiên hạ vô đạo.

Phải dùng lễ để khôi phục lại chính danh.
Về đạo cha con, Khổng Tử cho rằng con đối với cha phải lấy chữ hiếu
làm đầu và cha đối với con phải lấy lòng tự ái làm trọng. Trong đạo hiếu của
con đối với cha mẹ, dù rất nhiều mặt, nhưng cốt lõi phải ở tâm thành kính.
“Đời nay hễ thấy ai ni được cha mẹ thì người ta khen là có hiếu. Nhưng
lồi thú vật như chó, ngựa người ta cũng ni được vậy. Cho nên, ni cha
mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì ni thú vật đâu.”
Cịn Mạnh Tử, ơng kịch liệt lên án những ông vua không lấy điều nhân
nghĩa làm gốc, chỉ vui thú lợi lộc riêng, tà dâm bạo ngược, dùng sức mạnh để
đàn áp dân; ơng gọi đó là “bá đạo” và thường tỏ thái độ khinh miệt: “kẻ hại
nhân là tặc, kẻ hại nghĩa là tàn”.Người tàn tặc là một kẻ thất phu. Nghe nói
giết tên Trụ, chứ chưa nghe nói giết vua Trụ.
Thứ ba: Nho giáo lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới xã
hội lý tưởng “đại đồng”. Do không coi trọng cơ sở kinh tế và kỹ thuật của xã
hội, cho nên, nền giáo dục dục Nho gia chủ yếu hướng vào việc rèn luyện đạo
đức con người. Trong bảng giá trị đạo đức của Nho gia thì chuẩn mực gốc là
“Nhân”. Những chuẩn mực khác như: Lễ, nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu...đều là
những biểu hiện của Nhân. Chữ Nhân trong triết học Nho gia được Khổng Tử
đề cập với ý nghĩa sâu rộng nhất. Nó được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản,
quy định bản tính con người và những quan hệ giữa người với người từ trong
gia tộc đến xã hội. Nó liên quan đến các phạm trù đạo đức chính trị khác như
một hệ thống triết lý chặt chẽ, nhất quán tạo thành bản săc riêng trong triết lý
nhân sinh của ông.

2


Theo ông, đạo sống của con người là phải “trung dung”, “trung thứ”
nghĩa là sống đúng với mình và sống phải với người. Xã hội thời xuân thu là
thời kỳ đang trải qua những biến động lịch sử sâu sắc, Khổng Tử đã chủ

trương dùng nhân đức để giáo hoá con người, cải tạo xã hội. Người có đức
nhân là người làm được năm điều trong thiên hạ “cung, khoan, tín mẫu, huệ”.
Cung thì khơng khinh nhờn, khoan thì được lịng người, tín thì người tin cậy,
mẫu thì có cơng, huệ thì đủ khiếnđược người. Người có nhân theo Khổng Tử
là người “trước làm những điều khó, sau đó mới nghĩ tới thu hoạch hết quả”.
Như vậy nhân là đức tính hồn thiện, là cái gốc đạo đức của con người,
nên “nhân” chính là đạo làm người. Đạo làm người hết sức phức tạp, phong
phú nhưng chung quy lại chỉ là những điều sống với mình và sống với người.
là “mình muốn lập thân thì cũng giúp người lập thân, mình muốn mình thành
đạt thì cũng giúp người thành đạt” , “việc gì mình khơng muốn chớ đem cho
người”.
Người muốn đạt đức nhân phải là người có “trí” và “dũng”. Nhờ có trí,
con người mới có sự sáng suốt, minh mẫn để hiểu biết đạo lý, xét đoán được
sự việc, phân biệt được phải trái, thiện ác, để trau dồi đạo đức và hành động
hợp với “thiên lý”. Nhưng người muốn đạt “nhân” chỉ có “trí” thơi chưa đủ,
mà cần phải có dũng khí nữa. Người nhân có dũng phải là người có thể tỏ rõ
ý kiến của mình một cách cao minh, có thể hành động một cách thanh cao, khi
vận nước loạn lạc, khi người đời gặp phải hoạn lạn. Người nhân có dũng mới
tự chủ đựoc mình, mới quả cảm xả thân vì nhân nghĩa. Khi cơn thiếu thốn cực
khó khơng nao núng làm mất nhân cách của mình, khi đầy đủ sung túc khơng
ngả nghiêng xa rời đạo lý.
Thứ tư: Vấn đề bản tính con người. Việc giải quyết những vấn đề chính
trị – xã hội đòi hỏi Nho gia cũng như nhiều học thuyết khác của Trung hoa
thời cổ phải đặt ra và giả quyết vấn đề bản tính con người. Trong Nho gia
khong có sự thống nhất quan điểm về vấn đề này nhưng nổi bật là quan điểm
của Mạnh Tử. Theo ông “bản tính người vốn là thiện”. Thiện là tổng hợp
những đức tính vốn có của con người từ khi mới sinh như, Nhân, Lễ, Nghĩa...
Mạnh Tử thần bí hố những giá trị chính trị- đạo đức đến mức coi
chúng là tiên thiên. Do quan niệm bản tính con người là thiện nên Nho gia đề
cao sự giáo dục để con người trở về đường thiện với những chuẩn mực đạo

đức sẵn có.
Đối lập với Mạnh Tử coi tính người là thiện, Tuân Tử lại coi bản tính
con người vốn là ác. Mặc dù bản thân con người ác, nhưng có thể giáo hố
thành thiện. Xuất phát từ quan điểm đó về tính người, Tuân tử đã chủ
trươngđường lối trị nước kết hợp Nho gia với pháp gia.
So với các học thuyết khác, nho gia là học thuyết có nội dung phong phú
và mang tính hệ thống hơn cả; hơn thế nữa nó cịn là hệ tư tưởng chính thống
của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hai ngàn năm của xã hội phong kiến.

3


Để trở thành tư tưởng chính thống, Nho Gia đã được bổ sung và hoàn
thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử trung Đại; Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh
nhưng tiêu biểu hơn cả là dưới triều đại hán và Tống, gắn liền với tên tuổi của
các bậc danh Nho như Đổng Trọng Thư (thời Hán), Chu Đơn Di, Trương Tải,
Trình Hạo, Trình DI (thời Tống).
Từ những tư tưởng triết học nho giáo nêu ở trên có thể rút ra một
số cống hiến và hạn chế trong quan niệm về chính trị - xã hội của Nho
giáo như sau:
- Trong bối cảnh nước Trung Quốc thời Xuân Thu, một xã hội loạn lạc,
cha không ra cha, con không ra con, mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn. Chủ
trương dùng “Nhân” để giáo hoá con người, cải biến xã hội từ loạn thành trị
của Nho gia đã biểu hiện tính tích cực, tính nhân bản của đạo Nho. Nhưng do
chưa hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của các sự biến lịch sử và bị những quyền
lợi giai cấp quy định nên phương pháp cải biến con người và xã hội của
Khổng Tử chỉ đạt ở mức cải lương, duy tâm chứ không phải bằng cách mạng
hiện thực.
-Trong triết học của Khổng Tử các phạm trù “nhân” “lễ”, “trí”,
“dũng”.....có nội dung hết sức phong phú, thống nhất với nhau và luôn thâm

nhập vào nhau vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó ln cố gắng giải đáp
những vấn đề đặt ra của lịch sử và đây có lẽ là thành quả rực rỡ nhất trong
triết lý nhân sinh của ông.
-Do hạn chế bởi điều kiện lịch sử và lợi ích giai cấp nên trong triết học
của Khổng Tử luôn chứa đựng những mâu thuẫn giằng co, đan xen giữa
những yếu tố duy vật, vô thần với những yếu tố duy tâm, giữa những tư
tưởng tiến bộ với những quan điểm bảo thủ, phản ánh tâm trạng bị giằng xé
của ông trước biến chuyển của thời cuộc.Tính khơng nhất qn ấy của ông đã
là cơ sở để các thế hệ sau khai thác, xuyên tạc theo khuynh hướng duy tâm,
tôn giáo thần bí. Nhưng dù sao ơng cũng xứng đáng với lịng suy tôn của nhân
dân Trung Quốc.
Triết học của Mạnh Tử tuy cịn nhiều yếu tố duy tâm, thần bí, nhất là
những quan niệm của ông về tự nhiên về lịch sử xã hội cũng như về luôn lý
đạo đức, nhưng trong học thuyết về chính trị xã hơị với tư tưởng “nhân
chính”, “bảo dân”... có ý nghĩa tiến bộ phù hợp với yêu cầu và xu thế phát
triển của lịch sử xã hội. Vì thế Mạnh Tử xứng đáng được hậu thế phong ông
là bậc á thánh.
-Trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ thì những tư tưởng của triết học
Nho gia tuy còn nhiều yếu tố duy tâm khi lý giải về những vấn đề xã hội,
thiếu khách quan khoa học nhưng so với các quan điểm duy tâm, tôn giáo,
chiết trung, nguỵ biện của bọn quý tộc cũ, đã là một bước tiến dài trong lịch
sử triết học Trung Quốc thời cổ đại.
-Có thể nói những tư tưởng triết học của Nho gia xuất hiện vào thế kỷ
VI trước công nguyên, trải qua hơn hai ngàn năm cho đến nay, Nho gia đã để

4


lại cho đời những tư tưởng triết học về luân lý, đạo đức chính trị – xã hội rất
sâu sắc và vô cùng quý giá.

Bàn về sự ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng triết học Việt Nam, đặt
biệt là quan niệm về chính trị - xã hội trướt tiên cần khái quát về quá trình du
nhập của Nho giáo vào Việt Nam:
Tính từ khi bắt đầu du nhập cho đến lúc suy vong, Nho giáo đã có lịch
sử 1900 năm truyền bá ở Việt Nam. Thời Bắc thuộc, trong những thế kỷ đầu
công nguyên, các quan cai trị người Hán như Tích Quang (1 - 5), Nhâm Diên
(29 - 33), Sĩ Nhiếp (187 - 226), Đỗ Tuệ Độ (đầu thế kỷ V) đã ra sức truyền bá
Nho giáo ở Giao Châu. Cũng trong thời kỳ này, các đoàn người Hán di thực
và tị nạn nối tiếp nhau kéo xuống Giao Châu, mang theo văn hóa Hán. Tuy
nhiên, đây là thời kỳ mà văn hóa Việt - Mường đã đạt tới những thành tựu
đỉnh cao, có sức mạnh văn hóa nội tại, và có khả năng chọn lọc, chuyển hóa
những yếu tố văn hóa mới du nhập để bồi bổ cho sức mạnh văn hóa nội tại
của mình. Trong khi đó, Nho giáo là cơng cụ củng cố thể chế nhà nước của
quân xâm lược. Vì vậy, trải qua cả nghìn năm, Nho giáo vẫn khơng thâm nhập
được vào văn hóa Việt - Mường. Cư dân Việt - Mường vẫn bảo tồn được văn
hóa tộc người, ý thức tộc người, ý chí quật cường và nhu cầu đấu tranh vì độc
lập tự do.
Phải đến thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ XI trở đi, Nho giáo mới được Nhà
nước phong kiến chú trọng đề cao. Để xây dựng, hoàn thiện thể chế nhà nước,
giai cấp phong kiến đã tìm thấy ở Nho giáo những lợi khí mà Phật giáo và
Đạo giáo đương thời khơng có: sự thần bí hóa vương quyền, sự thiêng liêng
hóa quan hệ quân thần, những chuẩn mực và nội dung đào tạo quan lại thích
hợp để nối dài cánh tay quyền lực của nhà vua. Đến thời Hậu Lê, Nho giáo
vươn lên chiếm địa vị độc tơn trong văn hóa cung đình, đẩy Phật giáo và Đạo
giáo xuống hàng tôn giáo dân gian. Nhưng Nho giáo có vị trí hàng “Quốc
giáo” thật sự ở triều Nguyễn, một triều đại tập quyền tuyệt đối và triệt để khai
thác đạo lý tam cương, ngũ luân của Nho giáo để bảo vệ tôn ti quân thần và
quyền thống trị vĩnh viễn của tông tộc nhà vua. Trên đỉnh cao quyền lực, Nho
giáo đã phát tác tối đa sức mạnh kìm hãm của nó, trở thành ngun nhân sâu
xa của tình trạng loạn lạc và trì trệ kéo dài suốt thế kỷ XIX cho đến khi mất

nước về tay Pháp. Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự suy tàn của nhà nước phong
kiến và giai cấp phong kiến, Nho giáo đã khơng cịn là ý thức hệ chính thống
và cũng khơng cịn đóng vai trị một tơn giáo chính thống điều chỉnh hành vi
và đạo đức như trước nữa. Sự đột khởi của phong trào Duy Tân - Đơng Du
(1905 - 1908) đã đóng cây đinh cuối cùng vào nắp quan tài của Nho giáo ở
Việt Nam.
Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng triết học Việt Nam:
Nho giáo răn dạy con người phải "Trung quân ái quốc", "Quốc gia hưng
vong thất phu hữu trách", nên đã góp phần tạo nên truyền thống bất khuất
chống ngoại xâm. Trong lịch sử Việt Nam, đã có rất nhiều tấm gương nhà Nho

5


yêu nước, hy sinh vì dân tộc. Hiệp Thống Nguyễn Quang Bích từng viết trả lời
bức thư dụ hàng của Pháp: “Quý quốc cứ cậy về cái hay cái giỏi của nước
mình, thì chúng tơi cũng khơng chịu bỏ cái thua cái kém của chúng tôi, rồi nếu
mà thắng mà sống, thì là nghĩa sĩ triều đình, cịn chẳng may mà thua mà chết thì
cũng là quỷ thiêng giết giặc. Thà chịu tội với quý quốc, quyết không chịu tội
với vua nhà. Thà chịu tội với nhất thời, quyết không chịu tội với vạn thế, một
chữ “thú (đầu hàng)” từ nay, xin quý quốc đừng nhắc lại nữa. Chúng tôi cam
lịng chết vì nghĩa vua tơi, q quốc. Trong bức thư gửi cho Hoàng Cao Khải,
khi phong trào Cần Vương chống Pháp bị so với “thân con bọ ngựa muốn cản
cỗ xe”:“...nước mình mấy ngàn năm nay, đất nước chẳng rộng, qn lính khơng
mạnh, tiền của chẳng giàu, cái chỗ dựa để dựng nước là nhờ cái gốc vua tôi,
cha con theo năm đạo luân thường mà thôi. Xưa kia nhà Hán, nhà Đường, nhà
Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, bao nhiêu phen lăm le muốn chiếm lấy đất ta làm
quận huyện của họ mà rút cục vẫn chiếm không được...”
Lịch sử Việt Nam ghi lại tên tuổi của nhiều bậc nhà Nho tài đức: Chu
Văn An (1292-1370); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595), Nguyễn Thiếp

(1723-1804)... học trị của họ, dẫu có quyền lực rất cao đi nữa cũng không bỏ
rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy. Sử chép rằng, Chu Văn An đã dâng sớ xin vua
chém 7 tên gian thần, vua không nghe, tức khắc ông từ quan về quê. Một
hôm, học trị ơng là Phạm Sư Mạnh, đang làm quan to ở triều, về thăm thầy
(tức Chu Văn An), dọc đường qua khu chợ đang họp, Phạm Sư Mạnh sai lính
thét dân dẹp đường, làm huyên náo. Biết được sự việc, Chu Văn An giận học
trị mình qn Lễ Nghĩa với dân, bèn đóng cửa nhà khơng cho Phạm Sư Mạnh
gặp mặt. Vị quan lớn triều đình đã phải quỳ trước cửa cả buổi thầy mới tha
lỗi. Nho giáo đã tạo nên những người thầy can trực, đạo đức, như thế mới có
thể đào tạo nên những học trị hữu ích cho đất nước.
Nhờ Đạo Nho, người Việt Nam rất coi trọng sự học hành. Văn Miếu Quốc Tử Giám lập năm 1076 có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt
Nam. Nơi đây còn lưu giữ nhiều tấm bia ghi lại tên tuổi các Nho sĩ đỗ đạt
trong các kỳ thi Khoa bảng Việt Nam cùng nhiều bài văn bia nêu lên triết lý
giáo dục: mở đầu là ca ngợi công đức của các minh quân, ca ngợi đạo Nho và
bậc thánh nhân quân tử; phần tiếp theo nói về việc mở khoa thi và liệt kê họ
tên, quê quán những người thi đỗ đại khoa; phần cuối là những lời bình về ý
nghĩa của việc tuyên dương đạo Nho, trách nhiệm và nghĩa vụ của người đỗ
đạt trước giang sơn đất nước.
Nhiều hoàng đế, danh nhân Việt Nam đã để lại những bài thơ ca ngợi
tầm quan trọng của Nho giáo tại đây, ví dụ như:
Giáo hoá lan tràn khắp nước ta,
Đạo Thánh đứng đầu cả bách gia,
Nghe nói Bắc phương văn vật thịnh,
Thảo nào Văn Miếu vẫn nguy nga.
Thời trung đạo ấy tới Viêm đô,

6


Trăm thủa đề cao nhất đạo Nho,

Triều Lý vẫn còn lưu dấu cũ,
Kinh thành riêng để một quy mô.
Một số câu đối như:
Nước lớn trong giáo dục, giữ thuần phong, đạo được tơn sùng, tin tưởng tư
văn ngun có gốc.
Nhà Nho phải thông kinh, phải thức thời, chớ nên cố chấp, những lời thánh
huấn phải ghi lịng.
Sĩ phu có nhiều báo đáp, ơn triều đình đào tạo, ý nước nhà tơn sùng.
Thế đạo nhờ đó duy trì, chốn lễ nhạc y quan, nơi thanh danh văn vật.
Một số mặt tiến bộ của Nho giáo tại Việt Nam
Tạo được truyền thống ham học, truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền
thống coi trọng người có học. Từ đó các kiến thức học tập được tích lũy, có
điều kiện để duy trì và phát triển. Ngồi ra cịn tạo cho con người biết đạo ăn
ở, biết quan tâm đến người khác, biết sống có văn hóa và đạo đức.
Tạo được cơ chế tuyển dụng người tài qua thi cử. Bất kể xuất thân ra
sao (nơng dân, người thợ, lính tráng...) nếu học giỏi đỗ đạt thì có thể ra làm
quan giúp nước (ở phương Tây thời kỳ này, chức tước chỉ được chuyển giao
nội bộ trong các gia đình quý tộc, dân thường hầu như khơng thể có được
chức vị). Từ đó tạo nên một tâm lý xã hội: "Không tham ruộng cả ao liền,
tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ". Nhiều thanh niên, trai tráng lấy việc học
tập, thi cử làm mục tiêu cao nhất trong cuộc đời mình. Xã hội nhờ vậy coi
trọng sự học tập cần cù.
Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" đã ghi khắc sâu đậm vào
dân tộc Việt Nam suốt hàng ngàn năm, chữ "Lễ" luôn nhắc nhở người dân
rằng phải học lễ độ, thân ái, hịa thuận với mọi người, tơn trọng trật tự, lễ kính
với người già và phải có trên dưới rõ ràng. Còn chữ "Văn" nhắc nhở con
người phải học hành để thành người tài đức. Câu này được phổ biến ở khắp
các trường học tại Việt Nam.
Tuy nhiên Nho giáo Việt Nam cịn có những mặt hạn chế.
Về nội dung học tập, Nho giáo chỉ nói đến "trí dục" và "đức dục" mà

không xét đến mặt "thể dục" là mặt cũng rất cần cho sự phát triển toàn diện
con người. Những kiến thức về giới tự nhiên và về sản xuất vật chất không
được Nho giáo đề cập (bởi ở thời của Khổng Tử, khoa học kỹ thuật và nền
sản xuất chưa phát triển). Do vậy, người học tuy thấm nhuần tư tưởng Nho
học về đạo đức, tinh thông cổ văn, nhưng kiến thức về khoa học tự nhiên, sản
xuất thực tiễn thì lại khơng phát triển. Cả hai mặt tiến bộ và hạn chế của Nho
giáo đều để lại dấu ấn trên Nho sĩ.
Nhược điểm của Nho giáo Việt Nam thiếu sự xuất hiện các trường phái
học thuật nên khá đơn điệu, chứ không được phong phú và đa dạng như Nho
giáo Trung Quốc. Đa số nhà Nho Việt Nam chỉ đặt cho mình mục đích học là
để đi thi, thi đỗ thì ra làm quan để vinh thân phì gia. Ít người có chí cao xa,

7


như học để tham gia tranh luận những vấn đề học thuật, học để phát triển văn
hoá, đạt đến những tầm cao tư tưởng. Cũng có một số Nho sĩ quan tâm đến
học thuật, nhưng thường là các vấn đề chính trị và đạo đức, ít bàn đến vấn đề
siêu hình và các lĩnh vực thuần túy triết học. Thậm chí, họ cịn biến những
vấn đề siêu hình thành cái thực tế, thực dụng. Vì học tập và tư duy như thế
nên Nho giáo Việt Nam ít có cống hiến to lớn trong lĩnh vực học thuật. Việt
Nam chỉ có một tầng lớp quan lại có nền tảng Nho học, cịn các loại hình trí
thức then chốt của một tầng lớp Nho sĩ thực thụ thì xuất hiện thưa thớt, hoặc
hồn tồn vắng bóng trong một số lĩnh vực như triết học.
Một số nhà Nho uyên thâm của Việt Nam khi đứng trước kho tàng đồ
sộ và uyên bác của Nho giáo Trung Quốc thường tóm lược lấy những điều cốt
yếu, biên soạn lại thành những tài liệu đơn giản và ngắn gọn để dạy học trị.
Có thể liệt kê các sách như “Tứ thư tập chú” của Chu Hy, “Tứ thư đại toàn”
của Tống, Nguyên, Minh, Thanh Nho, sang Việt Nam chỉ cịn là “Thuyết ước”
(tóm lược học thuyết) và “Ước giải” (giải thích tóm tắt); hoặc như cuốn “Tính

lý đại tồn” của Hồ Quảng thời Minh, sang Việt Nam chỉ còn “Tiết yếu”. Đây
là hiện tượng chung của nhiều triều đại quân chủ Việt Nam. Nếu ở triều Trần
có “Tứ thư thuyết ước” của Chu Văn An, thì ở triều Lê - Trịnh có “Tứ thư ước
giải” của Lê Q Đơn, triều Nguyễn có “Tứ thư trích giảng” của Nguyễn Văn
Siêu; nếu ở triều Lê - Trịnh có cuốn “Tính lý tiết yếu” của Bùi Huy Bích, thì ở
triều Nguyễn cuốn đó vẫn cịn được xem là cuốn sách giáo khoa mẫu mực.
Các sách này dễ học nhưng đã lược bớt rất nhiều điều, nhiều điểm có khả
năng gợi mở, giản đơn hoá nội dung phong phú và súc tích của học thuyết,
khiến người học khơng lĩnh hội được chiều sâu của Nho giáo. Người được
truyền đạt cũng hài lịng với cách làm đó thì mọi lối tư duy, mọi đường sáng
tạo đều bị thu hẹp lại.
Bên cạnh đó, Việt Nam khơng có nhiều trường phái tư tưởng khác như
Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia... nên khơng có sự tranh luận, phản bác, bổ sung
lẫn nhau như ở Trung Quốc. Sự phát triển của Nho giáo Việt Nam hạn chế,
chỉ đạt đến mức độ tiếp thu tín điều từ Nho giáo Trung Hoa, chưa tạo được lý
luận riêng, chưa xuất hiện các học phái khác nhau
Léopold-Michel Cadière nhận xét: “Khơng có triết học Việt Nam. Cùng
với tồn bộ văn hóa Trung quốc, dân Việt đã thâu nhận lấy những nguyên lý
triết học lâu đời được người Trung Hoa chấp nhận... Các học thuyết trong
kinh điển truyền sang thế nào, thì nho sĩ Việt Nam chấp nhận như thế; riêng
lối giải thích của Chu Hi, thì họ tiếp nhận mà khơng tranh luận gì cả, thường
thì họ khơng hiểu cho đúng, và cũng chẳng đào sâu thêm nữa. Trừ mấy tác
phẩm về ln lý ra, thì khơng có tác phẩm triết học nào gốc từ Việt Nam mà
ra. Vì thế, khi nói là khơng có triết học Việt Nam, thì tơi có ý nói là khơng có
một hệ thống triết học, khơng có những học thuyết có thể xếp thành một bộ
mơn, khơng có một triết học có lý sự, tóm tắt được những nỗ lực tìm tịi, suy
tư, ngưỡng vọng, của tâm hồn người Việt.”

8



Trong thế kỷ XIX, trước sự phát triển và thâm nhập của chủ nghĩa tư
bản và văn minh phương Tây vào các nước châu Á, chế độ phong kiến Việt
Nam thời Nguyễn trở nên lỗi thời. Nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã trở
thành lực cản sự phát triển của xã hội Việt Nam, khiến đất nước không đủ sức
chống lại sự xâm lăng của chủ nghĩa đế quốc. Nho giáo, do là hệ tư tưởng chủ
đạo của chế độ phong kiến phương Đông nên tất nhiên bị xem là đi ngược lại
xu thế phát triển của lịch sử. Lúc này, Nho giáo Việt Nam đã bộc lộ rõ rệt
những nhược điểm của nó. Các nhà chủ trương cải cách ở Việt Nam, đứng
đầu là Nguyễn Trường Tộ, đã phê phán những mặt lạc hậu của Nho giáo trên
nhiều phương diện chính trị, tổ chức nhà nước, quốc phịng, kinh tế, tài chính,
nhất là trên phương diện văn hố, giáo dục. Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm
Việt Nam, xã hội Việt Nam đã trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Cùng với đó, văn hố phương Tây và hệ tư tưởng tư sản tràn vào Việt Nam,
nền giáo dục Nho học bị bãi bỏ. Nho giáo ở Việt Nam tiếp tục suy tàn và đổ
vỡ. Tuy nhiên, thực dân Pháp thống trị vẫn muốn duy trì ở Việt Nam những
quan hệ phong kiến và những yếu tố của hệ tư tưởng phong kiến để củng cố
chế độ thuộc địa. Vì thế, thực dân Pháp đã sử dụng Nho giáo vào việc cai trị
dân bản xứ. Theo sách Lịch sử châu Á, văn hóa Nho giáo thích hợp với kinh
tế nơng nghiệp, nơi con người có xu hướng sống dựa vào cộng đồng khép kín,
chủ nghĩa cá nhân khơng có điều kiện phát triển. Nó biến các quốc gia phong
kiến chịu ảnh hưởng dần trở nên lạc hậu và đầy mặc cảm với các đế quốc
phương Tây.
Nhà nghiên cứu Quang Đạm cho rằng: “Nói tóm lại, đạo lý Nho giáo
thường xuyên kìm hãm xã hội chúng ta thuở trước ở một trạng thái thấp kém.
Trong khuôn khổ thiên hạ của đạo lý Nho giáo khơng có con đường nào tốt
hơn con đường tìm hướng quay ngược trở về với Tây Chu, với Đường, Ngu.
Trong khi đó, truyền thống Việt Nam vì độc lập của Tổ quốc và vì quyền sống
chính đáng của cả dân tộc vẫn khơng ngừng thể hiện một tinh hoa, một bản
sắc khơng có thế lực nào vùi lấp, xóa bỏ được. Chế độ trị nước trị dân của các

thế lực Hán tộc xâm lược và các triều đại phong kiến Việt Nam, tôn sùng Nho
giáo luôn luôn ngăn cản sự vươn lên của truyền thống Việt Nam. Tinh hoa và
khí phách Việt Nam cũng ln ln tỏ rõ sức sống bất diệt của mình trong
mọi hoàn cảnh.”
Báo Phụ nữ Tân văn thời Pháp thuộc chỉ trích Nho giáo khơng xét tới
quyền lợi cá nhân, mà chỉ biết có họ, có làng, có "nước". Mà "nước" trong thời
kỳ phong kiến vẫn khác với nước trong thời kỳ tư bản. Tờ báo cũng phê phán
một người tôn sùng đạo Nho là "ông vừa ao ước cho nhân dân được những
quyền lợi của nhân dân ở các xứ tư sản dân trị, lại dựa vào những thuyết rất
phong kiến, trái hẳn với chế độ tư bản... Ông thuộc về hạng người thanh niên
chiêm nghiệm những lý tưởng "quân tử", "chí sĩ" mà quên rằng cái thực tế mới
trong xã hội mâu thuẫn hẳn với những đạo lý rất xưa ấy. Ông quá mê mệt với
những danh từ "cao q" mà khơng nhìn thấy cái thực tế..." Bài báo phê phán

9


Nho giáo là hệ tư tưởng phong kiến trung quân, khơng có lợi cho "dân quyền,
giải phóng đẳng cấp và phụ nữ", không phù hợp với sự thay đổi của kinh tế - xã
hội.
Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 của Đảng Cộng sản Đông
Dương do Trường Chinh khởi thảo chủ trương đập tan những quan niệm cũ
kỹ của Nho giáo gây ảnh hưởng tai hại ở Việt Nam, làm cho thuyết duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử thắng. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã làm
cho Nho giáo ở Việt Nam suy sụp hoàn toàn cùng với sự sụp đổ của chế độ
quân chủ. Từ đây, Nho giáo khơng cịn là hệ tư tưởng chính thống của tầng
lớp lãnh đạo xã hội. Nho giáo khơng cịn tồn tại nữa nhưng nó vẫn ảnh hưởng
lâu dài trong các mối quan hệ xã hội, trong ứng xử giữa người và người, trong
phong tục tập quán và cả trong những nghi thức thờ cúng, tín ngưỡng cổ
truyền của người Việt.

Trong thời kỳ hiện đại, nhiều nhà Cách mạng Việt Nam nổi bật như
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, và tổng
thống Việt Nam Cộng hịa Ngơ Đình Diệm... đều xuất thân từ những gia đình
nhà Nho có truyền thống khoa bảng hoặc dạy học. Tuy nhiên Phan Bội Châu
chọn việc cầu viện Nhật Bản, Phan Châu Trinh chọn việc khẩn cầu Pháp, Hồ
Chí Minh lựa chọn chủ nghĩa cộng sản, Ngơ Đình Diệm lựa chọn Thiên chúa
giáo kết hợp với tư tưởng nhân vị.
Nhà sử học Pháp, ông Pierre Brocheux tin rằng nhà cách mạng Hồ Chí
Minh là một người theo Khổng giáo, ơng luôn cố gắng kết hợp những ý tưởng
của Khổng Giáo, một truyền thống Đơng Á với các dịng tư tưởng châu Âu, từ
Mác-xít đến Lênin-nít, và cố gắng đưa vào thực tế tính nhân bản và tính cơng
bằng xã hội theo kiểu Khổng Giáo. Tổng kết 30 năm tiếp thu các dịng tư
tưởng của mình, nhà cách mạng Hồ Chí Minh đúc kết: “Học thuyết của
Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu
điểm là lịng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Marx có ưu điểm là phương pháp biện
chứng. Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách thích hợp với điều
kiện của nước ta… Khổng Tử, Giêsu, Karl Marx, Tơn Dật Tiên chẳng phải có
những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại,
mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay, họ còn sống trên đời này, nếu
họ ở một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất tốt đẹp như
những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của họ.”
Ngay từ thời Pháp thuộc, chủ nghĩa tư bản và lối sống phương Tây
thiên về chủ nghĩa cá nhân manh nha phát triển, nhất là các đơ thị, trí thức học
chữ Quốc ngữ thay vì chữ Nho, khiến Nho giáo suy yếu. Ở miền Bắc thời kỳ
1954-1975 do ảnh hưởng phong trào bài Nho từ Trung Quốc nên Nho giáo bị
bài trừ (Mao Trạch Đông cũng từng coi Nho giáo là tư tưởng phong kiến, ủng
hộ đẳng cấp quý tộc, trái ngược chủ nghĩa cộng sản coi trọng sự bình đẳng và
tính cộng đồng). Tại miền Nam thời kỳ 1954-1975 vẫn còn quy định nhiều
điều cấm đoán, xử phạt khắt khe đối với việc vi phạm nghĩa vụ vợ chồng, giải


10


quyết ly hơn, thậm chí Bộ luật gia đình năm 1959 cịn cấm vợ chồng khơng
được ly hơn... Cả ba bộ luật 1959, 1964, 1972 đã bãi bỏ chế độ đa thê song
vẫn thừa nhận nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ và chồng, phân biệt đối xử
giữa các con, quyền gia trưởng của người chồng vẫn tiếp tục được duy trì...
Sau 1975, Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 của Việt Nam Dân chủ cộng
hịa có hiệu lực trên toàn quốc, lúc này các nguyên tắc của Nho giáo đối với
gia đình mới chấm dứt về pháp lý trên tồn Việt Nam.
Sau khi Đổi mới, Nho giáo ít nhiều có điều kiện khơi phục, tuy nhiên
những năm gần đây văn hóa phương Tây ngày càng chiếm ưu thế, đặc biệt ở
các đô thị, trong giới trẻ. Tự do cá nhân có điều kiện phát triển, phá vỡ nhiều
truyền thống cũ.
Ở Việt Nam những người ảnh hưởng nhiều của Nho giáo chủ yếu là
những người lớn tuổi, nhóm người thích sống chậm, hồi niệm, ít chấp nhận
cái mới, xem trọng lễ nghĩa truyền thống. Công chức, giáo viên,... cũng chịu
ảnh hưởng của Nho giáo nhiều hơn so với doanh nhân. Phần nhiều nông dân
do quen sống trong cộng đồng gắn kết ở nơng thơn, ít tiếp xúc văn hóa
phương Tây, cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo (thể hiện trong lối ứng
xử, sở thích ăn mặc, nghe nhạc xem phim...). Nông dân chịu ảnh hưởng nhiều
của Nho giáo thường rất ngưỡng mộ những người có học, những người làm
công chức Nhà nước hay công tác xã hội chứ khơng phải làm kinh tế "chạy
theo lợi ích cá nhân". Do Nho giáo đề cao lối sống tập thể theo huyết thống,
đại gia đình và đẳng cấp, nên trong dân gian hay có các châm ngơn như "con
ơng cháu cha" (chỉ việc con quan rồi lại làm quan theo nếp phong kiến), "một
người làm quan cả họ được nhờ" hay truyền thống "cha mẹ đặt đâu con ngồi
đó", "mơn đăng hộ đối" chỉ hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, gia đình 2 bên phải
cùng đẳng cấp về địa vị, học vấn hay tài sản.
Mặc dù có một số điểm chung giữa Nho giáo và chủ nghĩa xã hội như

coi trọng nếp sống cộng đồng, nhưng trong Nho giáo coi trọng gia đình, thì chủ
nghĩa xã hội muốn mở lịng hơn với những người khác, Nho giáo coi trọng tu
thân còn chủ nghĩa xã hội coi trọng cải tạo xã hội. Nho giáo khơng cổ súy cho
tự do tình dục, tự do hơn nhân, chủ nghĩa xã hội thì đề cao tự do u đương,
nhưng tình u đó cần xuất phát từ sự trong sáng khơng có vụ lợi về tiền bạc,
địa vị, khơng thể trở thành hàng hóa; ngược lại xã hội tư bản coi trọng tự do
tình dục, tình yêu nhưng trong thời kinh tế tư bản thì nhiều quan hệ yêu đương
hay hôn nhân lại xuất phát từ toan tính lợi ích cá nhân (thường là vật chất) và dễ
đổ vỡ, và nạn mại dâm tăng nhanh. Trong xưng hô, những người cộng sản hay
gọi nhau là "đồng chí", khơng phân biệt tuổi tác, chức phận, cịn những người
ảnh hưởng của Nho giáo thì hay xưng hơ theo chức phận, tuổi tác (như trong
công sở, doanh nghiệp hay gọi ơng chủ, tổng giám đốc...).
Nhìn chung trong dư luận có nhiều quan điểm khác nhau. Những người
theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa có hai hướng, một hướng coi Nho giáo là
một thành tố quan trọng của văn hóa dân tộc, có nhiều điểm tích cực cần bảo

11


tồn, hướng thứ hai coi Nho giáo là hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc du
nhập sang Việt Nam nên cần bài trừ. Một số người xem Nho giáo là một thành
tố văn hóa dân tộc, có lợi cho phát triển kinh tế, ổn định xã hội; một số khác
lại chủ trương Nho giáo nên bình đẳng với các hệ tư tưởng khác, bên trong
lẫn du nhập từ bên ngoài, tức sự đa nguyên về văn hóa. Những người khác
quan niệm xã hội chủ nghĩa khơng loại trừ văn hóa đại chúng và đa dạng văn
hóa, và bảo tồn văn hóa dân tộc khơng trái tơn chỉ xã hội chủ nghĩa; do đó sự
tiếp thu các ưu điểm của Nho giáo chính là "gạn đục, khơi trong". Trong khi
bảo tồn văn hóa Việt Nam, tiếp thu văn hóa nước ngồi thì phải đồng thời
chống cả hai xu hướng cực đoan là "sùng ngoại" (coi cái gì của phương Tây
cũng là tốt) lẫn "sùng cổ".

Khi tiếp xúc với nền văn minh phương Tây mạnh về khoa học kỹ thuật,
nếu người xuất thân Nho học biết tiếp thu những kiến thức khoa học và sản
xuất thì sẽ khắc phục được mặt hạn chế, trở nên "Vừa có tài vừa có đức".
Ngược lại nếu không tiếp thu được những tinh hoa tri thức phương Tây mà
chỉ bắt chước lối sống, du nhập chủ nghĩa tiêu dùng của phương Tây; mơ
phỏng các hình thức nhà nước phương Tây mà không hiểu rõ triết lý, ưu
nhược điểm và điều kiện tồn tại của những hình thức đó hoặc tiếp thu những
học thuyết chính trị cực đoan thì sẽ dẫn tới phủ định các giá trị truyền thống,
gây chia rẽ xã hội. Việc xem thường, phủ định một chiều với Nho giáo vì cho
rằng nó lỗi thời với xã hội hiện đại thì khơng những khơng khắc phục được
hạn chế vốn có mà những giá trị đạo đức của nền Nho học, những giá trị văn
hóa dân tộc cũng bị đánh mất. Đạo đức suy đồi, văn hóa thui chột thì xã hội
hỗn loạn, xung đột nảy sinh. Đó là bi kịch của những nước bị "cưỡng ép"
phương Tây hóa thiếu định hướng và thiếu chiều sâu như Việt Nam, Trung
Quốc. Nó tương phản với Nhật Bản thời kỳ Minh Trị: do chủ động phương
Tây hóa một cách có ý thức chọn lọc, có hệ thống nên vừa tiếp thu được hệ
thống tư tưởng tiến bộ, công nghệ tiên tiến của phương Tây để hiện đại hóa
quốc gia mà vẫn bảo tồn được đạo đức xã hội, sự đoàn kết quốc gia và bản
sắc dân tộc dựa trên nền tảng Nho giáo.
Từ cuối thế kỷ XX, việc Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường và
hội nhập thế giới đã làm nảy sinh những nguy cơ lớn đối với Văn hóa Việt
Nam. Nguy cơ bên trong là sự xói mịn và băng hoại giá trị văn hố truyền
thống. Nguy cơ bên ngồi là việc văn hoá, lối sống phương Tây xâm lấn văn
hoá bản địa, tạo ra sự tiêu diệt bản sắc văn hoá dân tộc. Nho giáo cũng như
nhiều tôn giáo Việt Nam truyền thống (Phật giáo, đạo Mẫu...) luôn coi trọng
đạo đức gia đình, giá trị hơn nhân nên đều khơng ủng hộ việc con cái kiện tụng
cha mẹ, phản đối tình dục bừa bãi, coi trọng trinh tiết của phụ nữ, phản đối quan
hệ tình dục trước hơn nhân... đến nay các giá trị này vẫn có ảnh hưởng nhưng
ngày càng bị phai nhạt đi do văn hóa phương Tây du nhập một cách thiếu chọn
lọc vào Việt Nam ngày càng nhiều. Nếu dân tộc Việt Nam bị "hồ tan" bởi văn

hóa ngoại lai, đó sẽ là một thảm hoạ lớn và cũng là một loại diệt vong, ghê gớm

12


khơng kém gì họa mất nước. Trước nguy cơ đó, nhiều người Việt Nam tìm cách
hướng về bảo lưu các giá trị truyền thống, tạo ra những cơ hội cho Nho giáo tái
sinh. Nho giáo là thành phần quan trọng hàng đầu đã kiến tạo nên bản sắc văn
hoá Việt Nam, do đó bảo vệ truyền thống văn hóa Việt Nam sẽ là điều không
thể thực hiện được nếu gạt bỏ những gì thuộc về Nho giáo.
Theo nhận định của Hồ Sĩ Quý (Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt
Nam), "thời gian gần đây ở Việt Nam, trong xu hướng chung của việc thực
hiện tư tưởng giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, nhiều yếu tố văn hoá Nho
giáo đã được khơi phục và đề cao, thậm chí trong các trường học, khẩu hiệu
"Tiên học lễ, hậu học văn" đã được coi như một phương châm ứng xử nền
tảng của giáo dục. Mặc dù thực hiện thì chưa được bao nhiêu, nhưng trong tư
tưởng, cả xã hội đều thấy các giá trị văn hoá truyền thống mà trong đó những
nét tích cực của văn hố Nho giáo là một bộ phận, đang cần phải được tôn
vinh và khôi phục như là một trong các phương thức để ứng xử với các dạng
văn hoá ngoại sinh, ngoại lai đang du nhập từ làn sóng tồn cầu hóa... trên
những nét lớn là phù hợp với tâm lý chung của cả cộng đồng trên con đường
tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh."
Tóm lại qua nghiên cứu về Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo tới tư
tưởng triết học Việt Nam chúng ta có thể khái qt một số tác động tích cực
và tiêu cực cụ thể đó là:
Về mặt tích cực:
Góp phần xây dựng các triều đại phong kiến lớn mạnh, bảo vệ quyền
lợi dân tộc; góp phần đào tạo các bậc nho sĩ Việt Nam; có quan điểm tư tưởng
chính trị xuất sắc về triết học; có nhiều quan điểm, tư tưởng làm cơ sở cho
giáo dục đào tao; ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của nhân dân và

công cuộc đổi mới ở nức ta... Minh chứng rõ nhất phải kể đến trong cơng
cuộc phịng chống dịch Covid – 19 toàn Đảng, toàn dân đoàn kết nêu cao ý
thức cộng đồng, trên dưới đồng lòng....
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì Nho giáo cũng tác động những mặt
tiêu cực đến nước ta cụ thể đó là:
Góp phần tác động đến sự duy trì quá lâu chế độ phong kiến, tạo ra tư
tưởng gia trưởng, chuyên quyền, độc đoán; tư tưởng bảo thủ, phản khoa học
làm kiềm chế sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên, bằng lịng với
những cái đã có...
Từ những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của Nho giáo điến nước ta mỗi
chúng ta cần phải có những đánh giá khách quan về Nho giáo, nhận thức rõ
những tác động tích cực và tiêu cực, Cần phải tiếp thu có chọn lọc, để có thể
gạt bỏ những yếu tố tiêu cực và sử dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo
nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng Việt Nam ngày càng văn minh, giàu
đẹp và hiện đại

13



×