Bài 3. Cẩm nang cho nhà đầu tư mới vào nghề
Trên thị trường chứng khoán (TTCK) có nhiều nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu (CP)
xuất phát từ nhưng mẹo do bạn bè mách bảo, các cú điện thoại của nhà môi giới
hay nhưng đề xuất của một nhà phân tích nào đó. Họ thường mua CP khi thị
trường đang trong giai doạn nóng bỏng, đến lúc thị trường trở lạnh, họ rất dễ
hoảng loạn, bán tháo số CP nắm giữ để rồi hứng chịu một khoản thua lỗ. Đó là câu
chuyện rất điển hình về những nhà đầu tư mới vào nghề.
Đầu tư chứng khoán về cơ bản là một quá trình bao gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Chọn lựa CP
Bước đầu tiên trong việc chọn lựa một CP là bắt đầu theo dõi diễn biến các CP.
Đặt một CP vào danh sách theo dõi (Watch list) sẽ làm tăng sự chú ý của bạn đối
với CP đó. Thật hiếm khi bạn tìm được một CP nào đó rồi mua ngay tức thì. Một
danh sách quan sát là mấu chốt để lựa chọn CP thành công.
Nếu bạn theo trường phái phân tích kỹ thuật, thì khi đó diễn biến giá CP là lý do
chính của việc lựa chọn một CP đó để theo dõi.
Còn nếu bạn theo trường phái phân tích cơ bản, thì tin tức về thu nhập hay bất kỳ
một tin tức nào khác về công ty lại là lý do chính để bạn quan tâm đến CP này.
Một khi CP đã nằm trong danh sách theo dõi, bạn có thể so sánh diễn tiến giá cả
của CP đó với diễn tiến giá cả của các CP khác. Bạn cũng có thể tìm thấy các
thông tin khác liên quan đến CP đó nhằm giúp bạn có cơ sở để ra quyết định.
Nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật có thể quan tâm đến việc tìm kiếm
các thông tin có tính kỹ thuật về CP. Liệu CP có diễn biến giá cả giống như trong
quá khứ không? Xu hướng giá CP trong 13 tuần, 26 tuần hay 52 tuần gần đây nhất
là đi lên hay đi xuống? So với lúc bắt đầu được đưa vào danh sách, CP đó tăng hay
giảm bao nhiêu phần trăm?
Nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản sẽ tìm kiếm tin tức, các bản bảo cáo
thu nhập, báo cáo ngành hay báo cáo của nhà phân tích nhằm tìm kiếm thông tin.
Tuy nhiên, khi chọn lựa CP để theo dõi, cách tốt nhất là các nhà đầu tư nên kết
hợp các thông tin về phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật để xem liệu CP đó có
đáng được theo dõi hay không.
May mắn lắm bạn cũng chỉ chọn được 2 đến 3 CP tốt trong số 10 lần chọn. Bởi
vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy các CP giảm giá sẽ chiếm đa số trong danh
sách theo dõi. Cần lưu ý rằng, chỉ nên đưa những CP tốt nhất trong danh sách theo
dõi vào danh mục đầu tư của bạn.
Bước 2: Chấp nhận vị thế
Chấp nhận vị thế là công việc khá đơn giản, bạn chỉ cần liên hệ với nhà môi giới
và thực hiện giao dịch. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điều. Trước tiên là loại
giao dịch mà bạn thực hiện: đoản hay trường (short or long). Mặc dù xu hướng
chung của giá CP là di lên nhưng bất kỳ ai dã từng mắc phải một vị thế thua lỗ đều
có thể hiểu rằng, trong ngắn hạn CP có nhiều khả năng đi xuống hơn là đi lên.
Nhìn chung, bạn nên tránh nhưng vị thế đoản (vị thế bán non). Chúng ngốn rất
nhiều thời gian và công sức nhưng cơ hội dành cho vị thế đoản lại rất hiếm hoi.
Nếu bạn thực hiện vị thế đoản, bạn cần phải giám sát vị thế đó cẩn thận gấp đôi so
với vị thế trường.
Kế đến là việc chọn lựa nhà môi giới. Nếu bạn là một nhà đầu tư tư nhân bạn có lẽ
chỉ cần đến một nhà môi giới phần dịch vụ (discount broker). Đây là nhà môi giới
cung cấp dịch vụ cơ bản nhất cho bạn, tức là chỉ thực hiện lệnh giúp bạn và ăn hoa
hồng.
Bước 3: Giám sát vị thế
Giám sát các vị thế đã thực hiện là phần quan trọng nhất của quá trình đầu tư. Tất
cả những thông tin và sự điều tra nghiên cứu đưa bạn đến chỗ ra quyết định giao
dịch. Giám sát vị thế là lúc bạn theo dõi và đánh giá quyết dịnh đầu tư của mình.
Khi vị thế đó nằm ở vị trí bấp bênh giữa lỗ và lãi, bạn cần phải hết sức chú ý đến
những vị thế này. Khi CP mà bạn chọn tăng giá đều đều và bạn có cơ sở để tin
rằng, đó là CP tốt thì bạn nên tính đến chuyện mua thêm CP này. Nếu CP mà bạn
chọn giảm giá liên tục bạn cũng nên cân nhắc bán đi CP đó nhằm hạn chế thua lỗ.
Bước 4: Kết thúc vị thế
Nhà đầu tư thường bán CP khi giá CP đạt đến mức giá mục tiêu (target price) hay
CP không diễn biến theo như mong đợi của anh ta. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư
không biết bán khi nào và bán như thế nào để kết thúc một vị thế và mang lại kết
quả tốt nhất. Thông thường, bạn nên bán CP khi những nhân tố cơ bản cho thấy sự
sa sút đáng kể, chắng hạn như, thu nhập và lợi nhuận công ty giảm sút trong nhiều
năm liền, thị phần thu hẹp dần do cạnh tranh gay gắt hay nội bộ ban giám đốc luôn
lục đục... .