Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG A2 (PHẦN THỰC HÀNH )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 45 trang )

Phụ lục 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG A2
(PHẦN THỰC HÀNH )

GV biên soạn: Nguyễn Văn Sáu

Trà Vinh, …../20…

Lưu hành nội bộ


Tài liệu giảng dạy thực hành Vật lý đại cương A2.


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Bài mở đầu…………………………………………………………………………..6
BÀI 1: Thực hành đối với mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp ………13
BÀI 2: Thực hành đo điện trở cầu dây…………………………………………..19
BÀI 3: Thực hành về cân dịng, tính lực từ…………………………………….. 22
BÀI 4: Thực hành quang lí: khảo sát hiện tượng giao thoa của ánh sáng
đơn sắc…………………………………………………………………………..... 25
BÀI 5: Thực hành quang hình: xác định tiêu cự của thấu kính ………..…… 28


BÀI 6: Khảo sát hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ tồn phần, ánh sáng đi
qua lăng kính……………………………………………………………………... 35
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………….. 42

Tài liệu giảng dạy thực hành Vật lý đại cương A2.


PHỊNG THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
-------------A. AN TỒN PHỊNG THÍ NGHIỆM
------------Nội quy phịng thí nghiệm được đề ra để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người khi
làm việc.
Sinh viên cần được giáo dục để nhận thức được tầm quan trọng của nội qui này.
Mỗi sinh viên cần phải nắm vững những nội qui này trước khi bắt đầu các bài thực hành
của mình trong phịng thí nghiệm và có lịch làm việc cụ thể.
Sinh viên cần phải chuẩn bị trước bài thực tập thông qua việc đọc tài liệu trước ở
nhà. Nhờ vậy, có thể biết trước những việc phải làm, những dụng cụ, những thiết bị sẽ cần
dùng. Đồng thời, phải nắm vững nguyên lý làm việc của từng thiết bị, dụng cụ để sử dụng
đúng cách.
(Sự chuẩn bị này sẽ được kiểm tra thông qua sổ tay thực hành của sinh viên).
*/* Khi làm việc trong phịng thí nghiệm, sinh viên:
1. Khơng được ăn uống, hút thuốc trong phịng thí nghiệm.
2. Không được chạy nhảy, đùa nghịch hoặc sử dụng dụng cụ thí nghiệm sai
mục đích.
3. Nếu làm đổ, vỡ bất kỳ vật gì trong phịng thí nghiệm thì phải thơng báo ngay cho
giáo viên phụ trách và có trách nhiệm thu dọn hiện trường.
4. Giáo trình thực tập, sách vở cần phải gọn gàng, đúng chỗ tránh xa hóa chất,
bếp lửa.
5. Sau khi kết thúc thí nghiệm, sinh viên phải có trách nhiệm dọn vệ sinh nơi mình
làm việc và phân công lẫn nhau để dọn vệ sinh những nơi dùng chung và tồn phịng

thí nghiệm.

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

1


B. GHI CHÉP THỰC TẬP
Mục đích của ghi chép là để chuyển những kết quả của thí nghiệm tới người khác,
nhờ vậy mà những người này có cơ hội thể lặp lại thí nghiệm hoặc sử dụng những kinh
nghiệm đã đạt được.
Có rất nhiều loại ghi chép khác nhau, mỗi loại phục vụ cho mục tiêu riêng.
1. Sổ ghi chép thực tập
- Ghi những thông tin ngắn gọn, tối thiểu về bài thực hành. Kết quả của từng thí
nghiệm phải luôn được lưu lại trong khi thao tác, thực hành.
2. Báo cáo thực tập (chi tiết)
- Miêu tả chi tiết thí nghiệm và cả cơ sở khoa học của thí nghiệm
3. Báo cáo thực tập (ngắn gọn)
- Chỉ viết những vấn đề quan trọng và kết quả thí nghiệm.
4. Báo cáo bằng lời
- Sinh viên thảo luận với nhau về nội dung bài thực hành và đề nghị giáo viên giải
đáp những thắc mắc nảy sinh trong khi làm thí nghiệm.
Những tóm tắt, tổng kết rút ra từ thí nghiệm được trình bày trên giấy khổ lớn (bé
nhất là khổ A3) và được treo trên tường. Sinh viên thường sử dụng cách này để tiến hành
thảo luận trên lớp.
------------------------------

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

2



C. SỔ THEO DÕI THỰC TẬP
*/* Mục đích chính của sổ theo dõi là:
1. Ghi vào trong sổ theo dõi thực tập q trình chuẩn bị thí nghiệm
cũng như các thao tác, các bước tiến hành thí nghiệm. Sự thơng thạo các bước tiến hành
hoặc sự tuân thủ lịch trình sẽ giúp ta kiểm sốt được các thí nghiệm hoặc thực nghiệm.
2. Sự đăng kí hay sắp xếp tốt các bước tiến hành và quan trắc cẩn thận sẽ giúp ích
trong việc làm báo cáo.
Chúng ta không thể nhớ hết các việc đã làm để viết báo cáo nếu chúng ta không ghi
vào sổ theo dõi.
Cần phải chú ý nhiều hơn đến các thao tác và các sự quan trắc không được đề cập
trong sách hướng dẫn.
3. Sổ theo dõi là phương tiện giao tiếp tốt nhất. Những điều ghi trong sổ theo dõi
cần phải rõ ràng để mọi người đều có thể đọc được.
Cần phải để ý đến sổ theo dõi. Sau mỗi buổi thực tập nên kiểm tra lại sổ để xem
mọi điều ghi được đã rõ ràng chưa.
4. Các hướng dẫn
- Cần phải có nội dung tốt.
- Cần phải đánh số tất cả các trang.
- Cần phải dùng bút bi để viết, khơng dùng bút chì.
- Số liệu ghi được là số liệu thô, nghĩa là các số liệu chưa được tính tốn.
- Các số liệu phải rõ ràng để có thể đọc được.
- Ln ghi số liệu ở trang bên phải.
- Trang bên trái còn lại dùng để mơ tả số liệu.
- Cần phải trình bày báo cáo theo đúng qui định.
- Luôn ghi thời gian, ngày thực hiện thí nghiệm.
- Ln ghi số thứ tự, tên bài thí nghiệm.
- Ghi chú tất cả những ngoại lệ.
- Ghi lại tất cả những thiết bị đã sử dụng (tên, số hiệu, loại, công suất….).

- Ghi lại ngày kiểm tra thiết bị gần nhất.
- Ghi lại mã số của tất cả hóa chất đã sử dụng.
- Ghi lại các biện pháp an toàn đã áp dụng.
Tất cả những nội dung trên đều cần phải ghi vào sổ theo dõi nếu như có thể. Mỗi
sinh viên đều phải có sổ theo dõi thí nghiệm riêng của mình ngay cả khi họ cùng làm
trong một nhóm.
------------------------------

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

3


D. VIẾT TƯỜNG TRÌNH THỰC TẬP
Viết là một trong những hình thức trao đổi thơng tin quan trọng đối với mọi ngành
khoa học. Để viết một cách khoa học trước tiên chúng ta phải lập ra một dàn ý chung cho
tồn bài, để đảm bảo khơng qn một nội dung nào và tồn bộ cơng việc.
Trong thí nghiệm, tồn bộ số liệu phải được ghi trong sổ theo dõi thực tập. Tường
trình thực tập phải chứa đủ tất cả các thơng tin liên quan đến bài thực hành. Nó phải được
viết sao cho:
1. Người đọc thu nhận được thông tin nhanh và rõ ràng.
2. Những người quan tâm có thể lặp lại thí nghiệm từ những thơng tin thu dược
kể trên.
Ngày nay, tường trình thực tập thường được viết trên máy tính. Ưu điểm của báo
cáo khi viết trên máy tính là:
+ Rõ ràng, sạch sẽ.
+ Có thể thay đổi dễ dàng
+ Đồ thị, bảng biểu rõ ràng, đẹp.
Không phải tất cả các chi tiết của từng thí nghiệm điều phải đưa vào tường trình
thực tập mà tùy thuộc vào từng bài cụ thể, có thể chọn lọc thơng tin để thu được bản tường

trình tốt. Thơng thường, các thơng tin chi tiết được viết trong tường trình thực tập như sau:
1. Tên bài làm thí nghiệm.
2. Các thơng tin về bản thân người viết tường trình: họ và tên, khóa, lớp, ngày,
tháng, năm, ....
3. Tóm tắt, miêu tả thí nghiệm và kết quả (nếu là báo cáo tóm tắt)
4. Mở đầu: Giới thiệu mơn học, mục đích của thí nghiệm, vấn đề mà thí nghiệm sẽ
giải quyết, cách tiến hành.
5. Lý thuyết: miêu tả ngắn gọn cơ sở lí thuyết của thí nghiệm.
6. Phương pháp tiến hành và vật liệu nghiên cứu: miêu tả những nguyên vật liệu
thí nghiệm sử dụng, phương pháp tiến hành. Chủ yếu tên và số thứ tự bài cũng được nhắc
tới. Ngoài ra, mọi sự thay đổi trong khi thực hiện cũng được ghi chép.
7. Kết quả: đây là phần quan trọng nhất của báo cáo. Tất cả các số liệu cần được
viết ngắn gọn, rõ ràng và khoa học (bảng số liệu, vẽ đồ thị, …).
8. Thảo luận và kết luận: Giải thích kết quả đạt được, kết luận và đề nghị cũng nêu
ở phần này.
9. Tài liệu tham khảo: danh mục sách và các thông tin thu được từ các nguồn khác
như tạp chí, băng đĩa, mạng điện tử…
10. Sinh viên có thể viết tường trình theo mẫu sau: (QT6.3/KHCB2-BM5QT)

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

4


Lớp: ………………
Nhóm: ……….; Tổ: ………
Họ tên:
1. ………………………MSSV……..
2. ………………………MSSV……..
3. ………………………MSSV……..

4……………………
MSSV….

BẢNG PHÚC TRÌNH
Bài: …………….......................
Ngày thực hành: ………………

I- MỤC ĐÍCH

II- TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1.
2.
3.

III- KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Bảng 1:
Bảng 2:
Bảng 3:

(chú ý: nếu trong các bảng có u cầu tính độ ngờ () của đại lượng nào thì phải trình
bày cách tính đại diện của đại lượng đó)
------------------------------

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

5


BÀI MỞ ĐẦU
 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

- Thực hiện một cách tổng quát về các tiến trình khi học thực hành.
- Phân biệt các đại lượng đo trực tiếp, gián tiếp và đo lường được các đại lượng
trong quá trình thực hành.
- Tính được giá trị trung bình, các sai số, vẽ đồ thị và trình bày kết quả thực hành
trong q trình thí nghiệm.
* Mục đích của học mơn thực hành Vật lý đại cương:
- Giúp sinh viên củng cố, hiểu sâu hơn về phần lý thuyết Vật lý đã được học.
- Biết cách đo lường, tính tốn các sai số trong q trình ghi nhận các kết quả
thí nghiệm.
- Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng về thực hành, thí nghiệm; các đức tính: chịu
khó, kiên trì, nhẫn nại, trung thực, thẫm mỹ…
I. ĐO LƯỜNG
Đo lường là một thao tác quan trọng trong thực hành Vật lý. Ta phân thành 2 loại
như sau:
1. Đại lượng đo lường trực tiếp
Là so sánh trực tiếp đại lượng cần đo với đại lượng cùng loại được chọn làm
đơn vị.
Thí dụ:

+ Đo chiều dài
+ Cân khối lượng

2. Đại lượng đo lường gián tiếp
Là tính tốn đại lượng khơng thể so sánh trực tiếp được theo các đại lượng đã biết
thông qua các công thức của các định luật, định lý Vật lý.
Thí dụ:

+ Tính khối lượng riêng: ρ = m /V
+ Tính tốc độ: v = S / t.


II. VẤN ĐỀ SAI SỐ
1. Khái niệm về sai số
Sai số là khoảng sai lệch giữa giá trị đo được và giá trị thực của một đại lượng đo
nào đó.
1.1. Sai số tuyệt đối
Gọi:
a:

là giá trị thực của một đại lượng.

a’:

là giá trị đo được.

Thì sai số tuyệt đối được định nghĩa là: da = |a’- a|
Sai số tuyệt đối không phản ảnh được độ chính xác của phép đo..
Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

6


1.2. Sai số tương đối
Là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị thực của một đại lượng:
da a'a
=
a
a

Sai số tương đối càng nhỏ thì phép đo càng chính xác.
2. Phân loại các sai số theo nguyên nhân làm sai số

2.1. Sai số hệ thống
Là sai số gây ra do thiếu sót của dụng cụ đo. Giá trị đo được luôn xảy ra theo một
chiều (hoặc a’ > a, hoặc a’ < a, khi lặp lại phép do nhiều lần)
Để tránh sai số hệ thống, cần tiến hành kiểm tra cẩn thận dụng cụ đo.
2.2. Sai số ngẫu nhiên
Là sai số xảy ra theo nhiều nguyên nhân một cách ngẫu nhiên:
- Do chủ quan người đo như: đọc kết quả không đúng quy cách, ghi kết quả sai…
- Do sự thay đổi ngẫu nhiên của hiện tượng. Chẳn hạn, khi đo các đại lượng phụ
thuộc vào thời tiết, sự ổn định của dòng điện ở nguồn …
- Do sự thay đổi ngẫu nhiên của dụng cụ. Chẳn hạn, dùng các thước khác nhau để
đo một chiều dài, dùng các nhiệt kế khác nhau để đo một nhiệt độ…
Ta khơng thể khử được hồn tồn sai số ngẫu nhiên mà chỉ có thể làm giảm bớt
bằng cách đo nhiều lần.
- Trong bài thực hành ta chỉ chú ý đến sai số ngẫu nhiên.
3. Giá trị trung bình
3.1. Đối với phép đo trực tiếp
Để xác định giá trị trung bình, ta thực hiện phép đo nhiều, sau đó tính trung bình
cộng của tất cả các giá trị đo được.
Gọi: a1, a2, …, an là giá trị của n lần đo đại lượng a.
Ta có giá trị trung bình của a là:
n

a  a2  ...  an
a = 1

n

a
i 1


i

n

- Trong bài thực hành, do thời gian có hạn, nên ta chỉ thực hiện một phép đo từ 3
đến 5 lần .
3.2. Đối với phép đo gián tiếp
Dựa vào công thức và tính theo giá trị trung bình của các đại lượng khác.
Thí dụ:
x

ab
c



x

ab
c

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

7


4. Độ ngờ (ký hiệu: )
Qua việc phân loại sai số, ta thấy khi đo một đại lượng (trực tiếp hay gián tiếp) thì
ln phạm phải một sai số. Ta gọi chung sai số có thể phạm phải là độ ngờ:
4.1. Độ ngờ của phép đo trực tiếp

Giả sử ta đo đại lượng a, để tính độ ngờ, ta thực hiện như sau:
- Tính gia trị trung bình ( a ) của các lần đo.
- Xác định giá trị biên:
Gọi:
amin: là giá trị nhỏ nhất trong các giá trị đo được.
amax: là giá trị lớn nhất trong các giá trị đo được.
amax, amin : được gọi là giá trị biên.
4.1.1. Tính độ ngờ tuyệt đối (a)
Nếu | a - amin | > | a - amax | thì: a = | a - amin |
Nếu | a - amin | < | a - amax | thì: a = | a - amax |
4.1.2. Tính độ ngờ tương đối
Là tỷ số:

a
a

4.2. Độ ngờ của phép đo gián tiếp
4.2.1. Tính độ ngờ tuyệt đối của phép đo gián tiếp
Ta thực hiện theo qui tắc sau đây:
+ Qui tắc 1
a. Lấy vi phân tồn phần cong thức tính đại lượng đó.
b. Thay ký hiệu vi phân (d) bằng ký hiệu độ ngờ ().
c. Đổi các dấu (-) đứng trứơc các độ ngờ () thành dấu (+).
d. Thay gia trị của các đại lượng thành giá trị trung bình.
Thí dụ 1: cho x = a + b – c
Tính độ ngờ x:
a. Lấy vi phân: dx = da + db - dc
b. Thay kí hiệu  vào: x = a + b - c
c. Đổi dấu: x = a + b + c
Kết quả độ ngờ:

x = a + b + c
Thí dụ 2: cho: V = R 2h
Tính độ ngờ V:
a. Lấy vi phân: dV = 2  R dR h +  R2 dh
Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

8


b. Thay ký hiệu  vào: V = 2  R R h +  R2 h
c. Thay giá trị trung bình:V = 2  R R h +  R 2 h
Kết quả độ ngờ:
V = 2  R R h +  R 2 h
4.4.2. Tính độ ngờ tương đối của phép đo gián tiếp.
Ta thực hiện theo qui tắc sau đây:
+ Qui tắc 2
a. Lấy logarit nêpe (Ln) cơng thức tính đại lượng đó.
b. Lấy vi phân kết quả vừa thu được.
c. Thay ký hiệu vi phân (d) bằng ký hiệu độ ngờ ().
d. Đổi các dấu (-) đứng trước các độ ngờ () thành dấu (+).
e. Thay giá trị của các đại lượng thành giá trị trung bình.
+ Thí dụ Tính độ ngờ tương đối của đại lượng sau: g  4 2



a. Lấy Ln: ln g  ln  4 2

l
T2


l 

T2 

 

 

 ln g  ln 4 2  ln l  ln T 2

b. Lấy vi phân:

 

dg d 4 2 dl
dT
dg dl
dT

 2

 2
2
g
4
l
T
g
l
T


c. Thay ký hiệu vi phân (d) bằng ký hiệu độ ngờ ():
g l
T

2
g
l
T

d. Đổi các dấu (-) đứng trước các độ ngờ () thành dấu (+):
g l
T

2
g
l
T

e. Thay giá trị của các đại lượng thành giá trị trung bình.
g l
T

2
g
l
T

*/* Chú ý:
Trong trường hợp tính độ ngờ tuyệt đối của phép đo gián tiếp mà có cơng thức

phức tạp (thường có dạng là một phân thức), ta dùng qui tắc 2 tính độ ngờ tương đối
trước, sau đó suy ra độ ngờ tuyệt đối.
T 
 l
2

T 
 l

Thí dụ: từ kết quả trên ta suy ra được: g  g 

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

9


5. Trình bày giá trị đo được
Gọi a là giá trị thực của một đại lượng cần xác định:
Ta có: a  a  a
Điều này có nghĩa là: a  a  a  a  a
(a là một dãy số khơng phải a chỉ có hai giá trị biên).
*/*Chú ý:
Trong thực hành, ta lấy kết quả như sau:
- Với a: ta chỉ trình bày với 1 chữ số có nghĩa.
Thí dụ: tính tốn được a = 0,0233 thì ta lấy: a = 0.02
- Với a : ta lấy số lẻ cùng với a.
Thí dụ: tính tốn được a =11,5873 (với a = 0,02) thì ta lấy a = 11,59.
Ghi kết quả là: a =11,59  0.02
III. PHƯƠNG PHÁP VẼ ĐỒ THỊ
1. Công dụng của đồ thị Vật Lý

a. Khảo sát mối liên hệ giữa các đại lượng vật lý.
b. Nghiệm lại các định luật đã biết.
Thí dụ: về sự giãn đẳng nhiệt của khí: PV = const.
c. Nội suy hoặc ngoại suy những giá trị chưa biết.
Thí dụ: từ đồ thị
y
y1 = y2
y1

y2
x

Ta sẽ xác định giá trị của x khi: y1 = y2
2. Phương pháp vẽ đồ thị Vật Lý
Thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Lập bảng biến thiên các đại lượng phải khảo sát
Giả sử là y biến thiên theo x:

và:
- Độ ngờ của mỗi giá trị xi là x: xi = xi  x do đó xi sẽ dao động trong
khoảng 2x.
Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

10


- Độ ngờ của mỗi giá trị y i là y: yi = yi  y do đó yi sẽ dao động trong khoảng
2y.
- Bước 2: Vẽ hệ trục tọa độ. Chia tỷ lệ xích thích hợp.
- Bước 3: Biểu diễn các cặp giá trị trong bảng biến thiên lên đồ thị:

+ Mỗi cặp giá trị thành một chấm trên đồ thị
+ Mỗi chấm trên đồ thị sẽ nằm trong một hình chữ nhật có 2 cạnh là 2x và 2y
(hình 1). Hình chữ nhật này được gọi là ơ sai số
+ Nối các chấm lại, ta được đường biểu diễn y theo x.
Ở đây, chú ý: đường biểu diễn chỉ cần đi qua phạm vi ô sai số là được, khơng bắt
buột phải đi qua điểm chấm. (Nếu có 1 chấm nào lệch quá các chấm khác làm đường biểu
diễn gãy khúc thì phải xác định lại cặp giá trị này).

Hình 1

+ Nếu x, y quá nhỏ với tỷ lệ đã chia trên trục x, y thì ơ sai số chỉ cịn 1 chấm.

Hình 2
+ Nếu x q nhỏ với tỷ lệ đã chia trên trục x thì ơ sai số chỉ cịn 1 cạnh 2y
(hình 2)

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

11


MỘT SỐ VẤN ĐỀ BỔ SUNG
1. Sai số dụng cụ đo (độ chính xác của dụng cụ)
Là khoảng chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
Thí dụ:
- Thước dài chia đến mm thì có sai số dụng cụ là 1 mm
- Nhiệt kế chia đến từng độ thì có sai số dụng cụ là vạch chia độ (tương ứng 1oC)
*/* Lưu ý:
Nếu ta có thể chia thêm khoảng chia nhỏ nhất trên dụng cụ, ra những khoảng nhỏ
hơn nữa, thì sai số dụng cụ sẽ được tính theo khoảng chia nhỏ thêm này.

2. Bổ sung phần tính độ ngờ trong phép đo trực tiếp
- Nếu đại lượng chỉ đo được 1 lần (thí dụ : nhiệt độ,…) thì độ ngờ của phép đo là sai
số dụng cụ (nhiệt kế, …)
- Nếu đại lượng đo nhiều lần được cùng một giá trị thì độ ngờ của phép đo là sai số
dụng cụ.
Lấy số lẻ khi tính giá trị trung bình trong phép đo trực tiếp
Lấy theo độ chính xác của dụng cụ:
Thí dụ:
- Nếu dùng cân có độ chính xác là 0,1g thì khi tính giá trị trung bình (theo đơn vị
gam), ta lấy 1 số lẻ thập phân.
- Nếu dùng thước có độ chính xác là 1mm thì khi tính giá trị trung bình (theo đơn vị
mm), ta khơng lấy số lẻ thập phân.
--------------------

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

12


BÀI 1: MẠCH ĐIỆN R, L, C NỐI TIẾP
VỚI DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
Khảo sát mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp; làm quen với một số dụng cụ đo vật lý
(VOM, Ampe kế); Rèn luyện kỹ năng thực hành.
I. NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ LÀM BÀI THỰC HÀNH
1. Lý thuyết về mạch xoay chiều chứa RLC
Xét mạch điện như hình 1.1:

Hình 1.1
Giả sử dịng điện chạy trong mạch có dạng:

I = I0 sinωt
UR = U0R sinωt;U0R=I0R
UL = U0Lsin (ωt+π/2); U0L= I0XL= I0ωL

Ta có:

UC = U0Csin (ωt- π/2); U0C= I0XC= I0

I
L

Bằng phương pháp ký hiệu (số phức) hoặc phương pháp giản đồ vectơ quay ta xác
định được hiệu điện thế U có dạng như sau:
U = U0 sin (ωt+φ) với: φ là góc lệch pha giữa I và U
1.1. Giản đồ véctơ (với giả sử UOL > UOC)

UO
U OL

Hình 1.2

U OR

o

IO

U OC

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2


Trục dòng điện

13


1.2. Góc lệch pha φ
I
L 
U OL  U OC
XL  XC
C
tg φ =
=
=
U OR
R
R

+ Nếu XL > XC thì φ > 0 , U nhanh pha hơn I

+ Nếu XL< XC thì φ < 0, U chậm pha hơn I

1.3. Tổng trở Z
+ Khơng có điện trở trong: Z  R 2  ( X L  X C ) 2
+ Nếu có điện trở trong r: Z 

R  r 2  ( X L  X C ) 2

1.4. Công suất P

- Công suất tức thời: Pt = U.I
- Cơng suất trung bình trên cả đoạn mạch:
P=

1
U0I0 cosφ = Uhd Ihd cosφ
2

- Công suất trên đoạn mạch chỉ chứa R:
P=

1
U0RI0 = URhd Ihd
2

(φ = 0; cosφ = 1)

*/* Chú ý:
- Trong các mạch xoay chiều RLC, chỉ có R có cơng suất nhiệt.
- Các giá trị của U và I đo được bằng ampe kế và vol kế trong bài thực hành là các
giá trị hiệu dụng.
1.5. Cộng hưởng
Ta có:

I0=

U0
Z

=


U0
R 2  (X L  X C )2

Ta thấy:
Khi XL = XC thì Z = Zmin => I = Imax đạt cưc đại, ta nói mạch điện cộng hưởng (gọi
là cộng hưởng điện thế).
2. Cách vẽ giản đồ vectơ khi thực hành
2.1. Giản đồ vectơ của mạch chỉ chứa RL
Mắc mạch điện như hình 1.3 (cuộn dây có điện trở là R’)
Sau khi đo được I, U, UK, UT, (UT: là hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây có R’).
Ta thực hiện vẽ giản đồ véctơ như sau (độ dài của các véctơ vẽ theo tỉ lệ xích):
- Vẽ trục dịng điện nằm ngang có gốc là O



- Vẽ vectơ U R  OA
Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

14


Hình 1.3
- Từ O vẽ một cung có bán kính là U.
- Từ A vẽ một cung có bán kính là UT.
- Hai cung này sẽ cắt nhau tại điểm B, ta được giản đồ vectơ cần vẽ (hình 1.4)

B

U



UL


UT



o


UR

A


U R'

Hình 1.4

I Trục dịng điện

2.2. Giản đồ vectơ của mạch RLC
Mắc mạch điện RLC nối tiếp như hình 1.5:

UR
R

UT

L

A

UC
R’
C

Hình 1.5

U
Sau khi đo được I, U, UR, UC, UT, (UT: là hiệu điện thế gữa hai cuộn dây có R’). Ta thực
hiện vẽ giản đồ vectơ như sau: (độ dài của các vectơ vẽ theo 1 tỉ lệ xích)
- Vẽ trục dịng điện nằm ngang có góc là O



- Vẽ vectơ U R  OA
- Từ A vẽ AB  U C vng góc với trục dịng điện hưởng xuống dưới
- Từ O vẽ một cung có bán kính là U
- Từ B vẽ một cung có bán kính UT
- Hai cung này sẽ cắt nhau tại điểm G ta được giản đồ véc tơ cần xác định
(Hình 1.6)
Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

15


G


U

UT

o



UR

Trục dịng điện I

A


UC

B


UL


U R'

Hình 1.6

2.3. Xác định các đại lượng không đo được trực tiếp
Sau khi vẽ giản đồ véctơ, ta đo độ dài các véctơ biểu diển các đại lượng cần xác
định, từ đó căn cứ vào tỷ lệ xích, vẽ giản đồ để tính các đại lượng này.

II. THỰC HÀNH

Hình 1.7
1. Các dụng cụ
- 1 Ampe kế để đo giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện qua mạch.
- 1 Vôn kế đo giá trị hiệu dụng của các hiệu điện thế.
- 1 bóng đèn sử dụng như là điện trở R.
- 1 tụ điện C.
- 1 cuộn dây điện cảm có nịng sắt từ có thể di chuyển lên xuống, có thước chia
khoảng để tính khoảng di chuyển của nòng sắt từ. Khi nòng sắt từ di chuyển, tạo khoảng
hở khơng khí làm cho thơng lượng từ xuyên qua cuộn dây thay đổi và do đó hệ điện cảm
thay đổi.
- 1 khóa K mắc song song với tụ điện C dùng để nối tắt mạch tụ điện (hình 1.7)
2. Mạch nối tiếp RL
Tạo mạch điện RL nối tiếp như sau:
- Đóng khóa K nối tắc tụ điện C:
Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

16


- Cắm dây điện vào nguồn.
- Điều chỉnh nòng sắt từ sao cho ampe kế chỉ (I = 150 mA)
- Dùng vôn kế đo các hiệu điện thế: U, UR, UT
- Vẽ giản đồ véctơ và tính các đại lượng theo yêu cầu (bảng 1)
- Ghi các trị số đo và tính được vào bảng 1
Bảng 1
Mạch

I


U



UR UT UR’ UL

R’

R

P =UI cos 

L

RL
3. Mạch nối tiếp RLC
Tạo mạch điện RLC nối tiếp như sau:
- Mở khóa k cho dịng điện qua tụ điện C
- Giữ nịng sắt ở vị trí như trên
- Xem số chỉ trên ampe kế chỉ (I)
- Dùng vôn kế đo các hiệu điện thế: U, UR, UT , Uc
- Vẽ giản đồ vectơ và tính các đại lượng theo yêu cầu (bảng 2)
- Ghi các trị số do và tính được vào bảng sau:
Bảng 2
Mạch

I

U


UR UT UC UR’ UL



R’

C

PR

PT

PC

P

RLC
4. Cộng hưởng
- Mắc mạch điện RLC nối tiếp.
- Di chuyển nòng sắt từ (từng khoảng d = 0.5 cm). Xem giá trị cường độ dòng
điện tương ứng. Lập bảng trị số (Bảng 3)
*/* Chú ý: di chuyển nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh nòng sắt vượt quá 3,5cm
Bảng 3
d (cm)

0

0.5


1

1.5

2

2.5

3

3.5

I (mA)
- Vẽ đường biểu diễn I = f (d)
- Từ đồ thị giá trị Ich (giá trị cực đại trên đồ thị)
Ich = ---------- ± ---------mA
- Khi mạch cộng hưởng. Đo và lập bảng 4

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

17


Bảng 4
UC

Ich

UT


U

- Nhận xét về: U, UC, UT
 Câu hỏi (bài tập) củng cố:
1. Viết cơng thức tính tổng trở và hệ số công suất của mạch R, L, C trong 2

trường hợp:
+ Biết cuộn dây khơng thuần cảm có điện trở trong là r.
+ Biết cuộn dây thuần cảm.
2. Tại sao ta phải điều chỉnh Vôn kế của bài thực hành ở giai 250V mà không
điều chỉnh ở giai đo khác?
3. Khi đo, các giá trị hiển thị trên Ampe kế, Vơn kế là giá trị gì ?
4. Khi đóng khóa K lại thì mạch hiện giờ là có tụ hay khơng có tụ? Tại sao?

5. Tại sao hiệu điện thế của cuộn dây không ký hiệu là UL mà ký hiệu là UT?
6. Với các dụng cụ và thiết bị sẵn có của bài hãy chứng minh rằng cuộn dây có
điện trở trong.
7. Khi thực hành với mạch R, L, C với các thiết bị của thí nghiệm hãy cho biết
trong q trình điều chỉnh nịng sắt từ dấu hiệu nào để biết mạch cộng hưởng,
giải thích tại sao?
8. Từ các số liệu đã đo hãy trình bày và vẽ giản đồ véctơ đối với mạch R – L và
mạch R – L – C.
-------------------------------

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

18


BÀI 2: ĐO ĐIỆN TRỞ BẰNG CẦU DÂY

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
- Lắp ráp được mạch điện và các cách ghép điện trở (ghép nối tiếp và ghép song
song) và kiểm tra các định luật về dòng điện.
- Đo và tính trị số các điện trở bằng cầu dây.
I. NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ LÀM BÀI THỰC HÀNH
- Cầu dây là dạng biến đổi của cầu wheatston. Cầu wheatston là một hệ thống mạch
điện như hình 2.1

Hình 2.1
- Đóng kín mạch điện, điều chỉnh R1, R2, R3 sao cho kim điện kế G chỉ số 0 (khơng có
dịng điện qua CD). Lúc đó cầu bằng (VC = VD). Ta có điện trở X được tính:
X  R1

R2
R3

- Nếu ta thay thế đoạn mạch ACB bằng một dây kim loại đồng chất, tiết diện đều, cầu
Wheatston sẽ trở thành cầu dây như hình 2.2.

Hình 2.2
- Trong cầu dây, con chạy C di chuyển trên đoạn AB, khi cầu cân bằng, ta có:
R AC  

L
;
S

R BC  

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2


L'
;
S

X  R0

L
L'

19


II. THỰC HÀNH

Hình 2.3
1. Dụng cụ thí nghiệm
- 1 điện kế G
- 1 sợi dây căng thẳng trên một thước 1m, chia đến mm
- 1 hộp điện trở chuẩn (sai số tương đối : R / R  1% )
- 1 hộp gắn các điện trở cần đo
- 1 ngắt điện K (Hình 2.3)
2. Các bước tiến hành
2.1. Kiểm tra kĩ các dây nối
- Các cầu dây phải thật chặt
- Dây không rỉ sét
- Các dây càng ngắn càng tốt
2.2. Mắc mạch điện như hình 2
- Với các điện trở lần lượt cần đo: X1, X2, X3 và X4.
- Đặt con chạy C ở trung điểm dây AB (vạch chia 50 cm trên thước), lần lượt thực

hiện theo thứ tự các bước sau:
- Bước 1: Đặt hộp điện trở ở giá trị điện trở chuẩn 0 , ấn con chạy C tiếp xúc
dây AB, bấm khoá K, xem chiều lệch của kim điện kế G (ghi nhớ chiều lệch này).
- Bước 2: Đặt hộp điện trở chuẩn ở giá trị lớn nhất (99,9Ω), ấn con chạy C tiếp xúc
dây AB, bấm khóa K, xem chiều lệch của kim điện kế (ghi nhớ chiều lệch này).
- Bước 3: Từ bước 1 và bước 2 so sánh giá trị của kim điện kế với giá trị của hộp
điện trở chuẩn.
Rút ra nhận xét để điều chỉnh giá trị của hộp điện trở chuẩn sao cho giảm dần độ
lệch của kim điện kế G, cho đến khi kim điện kế G khơng cịn lệch.
*/* Chú ý:
Trong trường hợp thay đổi giá trị nhỏ nhất trên hộp điện trở (0,1Ω) mà kim điện
kế lệch theo hai hướng ngược nhau thì ngưng điều chỉnh hộp điện trở chuẩn và di chuyển
con chạy khỏi vạch 50cm.
Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

20


- Bước 4: Thực hiện đo lần lược các điện trở:
X1 ; X2 ; X3(X3=X1 nt X2);

X4 (X4=X1//X2)

- Bước 5 : Lập bảng ghi kết quả vào bảng 1
Bảng 1
Điện trở đo

R0(  )

L=AC L’=BC

(cm)

(cm)

X  R0

L
L'

X

X

X  X  X

X1
X2
X3 =X1 nt X2
X4 =X1//X2
(Để tính trung bình của mỗi đại lượng X1; X2; X3 và X4 ta thực hành đo mỗi đại lượng 3 lần)
*/*Chú ý: bảng này ghi lại
+ L  L =?
+ Cơng thức tính ΔX
 Câu hỏi (bài tập) củng cố:
1. Chứng minh khi cầu wheatston cân bằng, ta có: X  R1

R2
R3

2. Viết cơng thức tính theo lý thuyết 2 điện trở mắc nối tiếp và 2 điện trở mắc


song song?
3. Áp dụng các công thức ở câu 2 (theo cơng thức lý thuyết) tính X’3 và X’4 rồi so sánh
X3 và X4 đã tính ở bảng 1:
+ X’3 = (X1 nt X2); X’4 = (X1//X2)
+ So sánh:

X3 (với) X’3; X4 (với) X’4

+ Kết luận?
4. Hãy cho biết sai số tương đối của hộp điện trở chuẩn là bao nhiêu?
5. Hãy cho biết khi điều chỉnh con chạy C trên thước dây ta có thể vừa di chuyển

vừa cho con chạy tiếp xúc với dây được hay khơng? Giải thích tại sao?
6. Hãy cho biết tại sao khi điều chỉnh cho mạch cầu cân bằng ta lại phải thực

hiện bước 1 và 2? (khi con chạy ở trung điểm dây AB, điều chỉnh hộp điện
trở 0 Ω rồi ấn con chạy tiếp xúc và quan sát điện kế G, tương tự khi hộp điện
trở 99,9 Ω)
7. Hãy cho biết đặc tính của dây kim loại trong bài câu dây?
8. Tại sao các dây dùng để ráp mạch phải càng ngắn càng tốt?

Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

21


BÀI 3: CÂN DÒNG
 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
- Lắp ráp được mạch điện và đo được lực từ tác dụng lên vật dẫn mang điện thông

qua quy tắc cân bằng lực.
- Củng cố lại kiến thức lý thuyết về mối quan hệ giữa dòng điện với lực và giữa từ
trường với lực từ.
- Kiểm nghiệm lại định luật Ampere; Rèn luyện được các kỹ năng thực hành.
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT ĐỂ LÀM BÀI THỰC HÀNH
- Như chúng ta biết, khi một phần tử dòng điện hay một đoạn dây dẫn đặt trong một

từ trường thì sẽ chịu tác dụng bởi một lực F , lực này gọi là lực từ.

- Xét phần tử dòng điện đặt trong từ trường có cảm ứng từ B như hình 3.1. Lực từ



dF tác dụng lên phần tử dòng điện Id được xác định bởi dF có:
 
- Phương vng góc ( Id , B )
- Chiều xác định theo qui tắc bàn tay trái.

- Độ lớn: dF  I .dl.B.sin  dF  I .d.B. sin  ;
 
- Với   ( I .d , B)
Hình 3.1

II. THỰC HÀNH

Hình 3.2
1. Các dụng cụ thí nghiệm
- 2 Ampe kế để đo cường độ dòng điện I của nguồn và dòng điện IB của cảm
ứng từ.
- 1 Bộ nguồn cung cấp điện 15V - 5A

- 2 cuộn dây 900 vòng (R= 6,2 Ω, L= 25,9 mH) để tạo ra từ trường
- Bộ chỉnh lưu cầu 30V AC/1A DC
- Đai truyền kim loại với chốt
- Một khóa đóng, mở mạch
Tài liệu giảng dạy Thực hành Vật lý đại cương A2

22


×