Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

THIẾT LẬP CƠ CHẾ CHIA SẺ THÔNG TIN QUỐC GIA VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TOÀN CẦU VỀ BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 129 trang )

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRUNG TÂM TÀI NGUYÊN THỰC VẬT

THIẾT LẬP CƠ CHẾ CHIA SẺ THÔNG TIN QUỐC GIA
VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TOÀN CẦU
VỀ BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN DI
TRUYỀN THỰC VẬT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Những người thực hiện:
PGS.TS. Lưu Ngọc Trình,
KS. Nguyễn Tiến Hưng,
CN. Hồng Gia Trinh
Ths. Phạm Hùng Cương,
TS. Phạm Thị Sến

Tháng 10 - 2006


Danh sách các từ viết tắt
BĐH
Ban điều hành
CCCSTT
Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia
CCCSTT-KHTC Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia để thực thi kế hoạch hành động
toàn cầu
ĐMQG
Đầu mối quốc gia
FAO
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc
IPGRI
Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế


KHKTNN Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
KHTC
Kế hoạch hành động tồn cầu
NN
Nơng nghiệp
PTNT
Phát triển nơng thơn
NGO
Tổ chức phi chính phủ
PGR-IZ
Vùng quan trọng về tài nguyên di truyền thực vật (Plant Genetic
Resources Important Zone)
SH
Bên liên quan/ tham gia, bao gồm các tổ chức, cơ quan, cá nhân
TNDTTV
Tài nguyên di truyền thực vật
TNDTTVNN Tài nguyên di truyền thực vật nông nghiệp
TNMT
Tài nguyên và Môi trường
TTGD
Thông tin, truyền thông và giáo dục
TTTNTV
Trung tâm Tài nguyên Thực vật

2


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU................................................................................................................4
II. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CCCSTT....................................6

2.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ .................................................................................6
2.2. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN...............................................................................6
2.3. GIAI ĐOẠN BÁO CÁO ..................................................................................8
III. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ CÁC KẾT QUẢ ...................................................8
3.1. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NỘI VI TNDTTVNN.......................................8
3.2. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGOẠI VI TNDTTVNN ............................... 15
3.3. SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT NÔNG NGHIỆP ...... 17
3.4. XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ NĂNG LỰC .................................................... 20
IV. KẾ HOẠCH DUY TRÌ VÀ CẢI TIẾN CCCSTT........................................... 24
V. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP
CCCSTT ........................................................................................................... 24
VI. PHỤ LỤC.......................................................................................................... 26

3


LỜI GIỚI THIỆU
Do những đặc điểm về địa hình, địa lý, sinh thái và lịch sử của đất nước, Việt
Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn tài nguyên di truyền thực vật
đa dạng, phong phú và triển vọng nhất thế giới. Những điều kiện về khí hậu cũng giúp
phát triển cả hai vùng cây ôn đới và nhiệt đới, cộng với thực tế canh tác nông nghiệp
hàng ngàn năm của 54 nhóm dân tộc anh em đã làm giàu thêm nguồn tài nguyên di
truyền thực vật với vô số những cây trồng địa phương và các chủng loại đất cũng như
các đặc tính nơng học đặc biệt, quý giá của chúng. Thêm vào đó, Việt Nam cũng là
một trong những trung tâm đầu nguồn của rất nhiều các loại cây khác nhau, tạo ra
những giá trị nông nghiệp và xã hội trong sự đa dạng về các chủng loại cây cùng họ,
các cây dại.
Cùng với sự nâng cao nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của chúng, Trung
tâm TNDTTV đã và đang bắt tay vào việc bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn tài
nguyên này vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững. Một trong số những nỗ lực

của chúng ta trong việc quản lý có hiệu quả những nguồn tài nguyên quý giá là sự
tham gia vào việc thực thi kế hoạch toàn cầu về bảo tồn và sử dụng bền vững tài
nguyên di truyền thực vật đối với lương thực, nông nghiệp thông qua việc tham gia
vào các dự án GCP/RAS/186/JPN có tên là: “Triển khai kế hoạch toàn cầu về bảo tồn
và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền thực vật nông nghiệp ở khu vực Châu Á
Thái Bình Dương”. Trong khung chương trình của dự án, một cơ chế chia sẻ thông tin
đã được thiết lập, những ưu tiên quan trọng nhất cũng đã được đưa ra. Việc bảo tồn và
sử dụng bền vững tài nguyên di truyền thực vật Việt Nam là mối quan tâm của cả các
thế hệ hiện tại và tương lai của đất nước cũng như nhân loại toàn cầu. Bản Báo cáo
Tổng hợp cuối cùng này về việc thực thi dự án tại Việt Nam sẽ minh hoạ những nỗ lực
to lớn của các bên tham gia Việt Nam cũng như sự hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn
và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền thực vật tồn cầu.
Cuối cùng chúng tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới chính phủ Nhật
Bản về việc tài trợ cho chương trình, lời cảm ơn tới tổ chức Nông Lương Quốc tế với
sự trợ giúp về kỹ thuật. Đặc biệt cảm ơn tiến sĩ: N.Quat.Ng, cố vấn kỹ thuật cao cấp,
về mọi sự giúp đỡ của ngài trong suốt quá trình thực thi dự án.
TS. Phạm Thị Sến1
PGS. TS. Lưu Ngọc Trình2

1
2

Trưởng Phịng Kế hoạch Khoa học và Hợp tác quốc tế, Trung tâm Tài nguyên thực vật
Giám đốc Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

4


I. MỞ ĐẦU
Để điều phối hiệu quả những nỗ lực của các quốc gia trong khu vực vì mục tiêu

chung là tăng cường an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội, giảm đói nghèo và
phát triển nơng nghiệp bền vững thông qua bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di
truyền thực vật nông nghiệp (TNDTTVNN), một dự án hợp tác đã được ký kết thực
hiện giữa Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) và bẩy nước
khu vực châu Á. Các nước thành viên là: Băngladet, Ấn Độ, Malaisia, Philipin, Sri
Lanka, Thái lan và Việt Nam. Dự án GCP\RAS\186\JPN có tên là “Triển khai kế
hoạch hành động toàn cầu (KHTC) để bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di
truyền thực vật nông nghiệp ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương”. Dự án được triển
khai với sự tham gia của các đối tác quốc gia và với sự cộng tác của các tổ chức và
mạng lưới trong khu vực và quốc tế. Các mục tiêu của dự án bao gồm: (1) Thúc đẩy
việc thực hiện 20 lĩnh vực hoạt động ưu tiên của kế hoạch hành động toàn cầu (KHTC)
về bảo tồn và sử dụng bền vững TNDTTVNN; và (2) Góp phần thành lập một cơ chế
giám sát liên tục việc triển khai KHTC ở cấp quốc gia và khu vực, thành lập cơ chế thu
thập và chia sẻ thông tin, cũng như để thiết lập các ưu tiên cho việc thực hiện KHTC.
Những mục tiêu trên sẽ đạt được thơng qua: (a) Đánh giá tồn diện hiện trạng
TNDTTVNN của quốc gia và khu vực, nhằm xác định các nhu cầu và những chiến
lược bảo tồn và sử dụng hiệu quả TNDTTVNN; (b) Thành lập cơ chế chia sẻ thông tin
quốc gia để triển khai KHTC (CCCSTT-KHTC) nhằm điều phối hiệu quả các kế
hoạch và các hoạt động bảo tồn và sử dụng TNDTTVNN của các các cơ quan trong
nước, và cũng để đạt được mục tiêu (a); (c) Đào tạo và xây dựng năng lực để phát triển
các Chương trình Quốc gia về TNDTTVNN; (d) Chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn nội
vi (in situ) và quản lý trên đồng ruộng (on-farm) TNDTTVNN; và (e) Tăng cường
quan hệ hợp tác trong khu vực.
Theo thư thoả thuận ký kết ngày 04/5/2004 giữa FAO-RAP và Trung tâm Tài
nguyên Di truyền Thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (nay là
Trung tâm Tài nguyên Thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), với tư cách
là Đầu mối Quốc gia, Việt Nam đã trở thành một trong những nước đầu tiên tham gia
triển khai dự án GCP\RAS\186\JPN. Việc xây dựng Cơ chế chia sẻ thơng tin
(CCCSTT) nói riêng và tăng cường chương trình quốc gia nói chung về bảo tồn và sử
dụng bền vững đa dạng TNDTTVNN là rất cần thiết đối với Việt Nam, một một trong

8 trung tâm đầu nguồn về đa dạng sinh học của thế giới. Chính phủ Nhật Bản thơng
qua các dự án GCP/RAS/186?JPN sẽ là nhà tài trợ chính cho các hoạt động này.
Với vai trò là Đầu mối Quốc gia (ĐMQG), Trung tâm Tài nguyên Thực vật có
nhiệm vụ điều phối q trình thiết lập cơ chế chia sẻ thơng tin để triển khai kế hoạch
hành động toàn cầu (CCCSTT-HTC) với các mục tiêu cụ thể sau:
• Tăng cường năng lực quốc gia về điều tra và đánh giá hiện trạng tài nguyên di
truyền thực vật và giám sát việc triển khai KHTC, bao gồm diễn biến thực trạng
của TNDTTVNN qua thời gian và xác định nhu cầu và những hoạt động ưu
tiên.
• Tăng cường năng lực quốc gia trong việc đưa ra quyết sách cho công tác bảo
tồn và sử dụng bền vững TNDTTVNN của đất nước, bao gồm cả việc xác lập
ưu tiên và phân bổ nguồn lực.
• Thiết lập một cơ chế cấp quốc gia về thu thập và chia sẻ thông tin nhằm điều
phối hiệu quả các kế hoạch và hoạt động về bảo tồn và sử dụng bền vững

5


TNDTTVNN giữa các đối tác trong nước và khu vực, nhằm đạt được những
mục tiêu đã kể ở trên.
• Nâng cao nhận thức và hiểu biết của các bên liên quan về thực trạng tài nguyên
di truyền thực vật của đất nước, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các bên.
• Tăng cường năng lực quốc gia để hồn thành những yêu cầu về báo cáo quốc tế
như báo cáo việc thực hiện KHTC, báo cáo lần thứ hai về tình trạng
TNDTTVNN trên thế giới...v.v, và để cơng bố kết quả hoạt động của quốc gia
trên trường thế giới.
Quá trình thành lập CCCSTT, kết quả và những nhận định được trình bày nhắn
gọn trong báo cáo phân tích này.
II. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CCCSTT
Việc thiết lập CCCSTT được tiến hành qua ba giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện và

báo cáo. Với sự tham gia của các tổ chức, cơ quan và các bên hữu quan trên tồn quốc,
CCCSTT được thiết lập trên cơ sở có sự tham gia, thông tin từ nhiều cơ quan, tổ chức,
cá nhân, và những quan điểm của họ được tham khảo, xem xét, phân tích và tổng hợp.
2.1. Giai đoạn chuẩn bị
Sau khi ký kết thư thoả thuận với FAO-RAP, Trung tâm Tài nguyên Di truyền
Thực vật, Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng nghiệp Việt Nam, với vai trị là đầu mối quốc
gia (ĐMQG), bắt đầu tiến hành xem xét các dữ liệu và thơng tin sẵn có, và tiếp xúc với
các bên hữu quan, như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và
Môi trường ...để được quan tâm hỗ trợ và để xin phép cho các hoạt động của dự án
được triển khai. Trung tâm cũng tiến hành thảo luận với nhiều thành viên trong hệ
thống bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật của quốc gia và với một số viên chức chính
phủ để thống nhất về đường lối chỉ đạo và chính sách chia sẻ thông tin trong cả nước.
Các bên hữu quan đã thống nhất một thoả thuận về thành lập cơ chế chia sẻ thông tin
quốc gia về TNDTTVNN phục vụ triển khai kế hoạch toàn cầu (CCCSTT-KHTC).
Cơ quan đầu mối, Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật, đã phác thảo một
kế hoạch hành động để thành lập CCCSTT để thảo luận tại hội nghị lần thứ nhất giữa
các bên, hội nghị này dự kiến được tổ chức vào tháng 6 năm 2004. Để chuẩn bị cho
hội nghị, ĐMQG cũng xây dựng 1 kế hoạch và chương trình nghị sự cho hội nghị.
Nhóm cơng tác của dự án thuộc Phịng Quản lý Dữ liệu và Thông tin của TTTNDTTV
đã biên dịch sang tiếng Việt các biểu mẫu của dự án và cấp cho các đơn vị để thu thập
thông tin và làm báo cáo. Các biểu mẫu này dùng để giám sát việc thực hiện kế hoạch
toàn cầu và đã được FAO và IPGRI xây dựng từ tháng 2 năm 2002 với sự tham gia
của 1 nhóm các chuyên gia.
Có tổng số khoảng 60 cơ quan, tổ chức hữu quan trong nước tham gia vào quá
trình thiết lập CCCSTT và thực hiện các lĩnh vực hoạt động ưu tiên khác của KHTC
(phụ lục 1). Trong khuôn khổ của dự án, những nhu cầu về vật tư của các các cơ quan
này được xác định và một số các vật tư và phần mềm đã được cấp phát để đáp ứng yêu
cầu tối thiểu cho việc thành lập CCCSTT.
2.2. Giai đoạn thực hiện
Giai đoạn này bao gồm việc tổ chức các hội nghị các bên hữu quan (SH); thu

thập, tập hợp, chỉnh lý và phân tích dữ liệu; báo cáo; và xây dựng một trang web về
CCCSTT-KHTC. Trung tâm đầu mối quốc gia, với sự trợ giúp của Cố vấn kỹ thuật

6


của Dự án, Tiến sĩ N. Quat Ng., đã xây dựng các kế hoạch hoạt động cho giai đoạn
này. Các hoạt động của giai đoạn này được triển khai qua các bước như sau:
Bước 1
Thực hiện kế hoạch đã xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị, hội nghị các bên hữu
quan lần thứ nhất đã được tổ chức trong 2 ngày 7 - 8 tháng 6 năm 2004 tại Trung tâm
Tài nguyên Di truyền Thực vật, Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng nghiệp Việt Nam, An
Khánh, Hồi Đức, Hà Tây với sự tham gia của 67 đại diện của 53 tổ chức và cơ quan
trong nước, và 2 đại biểu của FAO.
Tại hội nghị, tầm quan trọng của CCCSTT đã được nhấn mạnh, Tiến sĩ Lưu
Ngọc Trình, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật và Tiến sĩ N.Quat
Ng, cố vấn cao cấp của dự án đã trình bày tóm tắt mục tiêu của kế hoạch hoạt động
tồn cầu; Chiến lược thiết lập CCCST và các kế hoạch làm việc đã được hội nghị thảo
luận và thông qua; Cũng tại hội nghị, vai trò và trách nhiệm của các bên trong quá
trình xây dựng CCCSTT cũng đã được xác định. Hội nghị cũng đã nhất trí cao vai trò
và trách nhiệm của Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật
nông nghiệp Việt Nam với vai trò Đầu mối quốc gia (NFP). Thêm vào đó, một uỷ ban
điều hành dự án đã được lập lên do Tiến sĩ Tạ Minh Sơn, Giám đốc Viện KHKTNN
Việt Nam làm Trưởng Ban, Tiến sĩ Lưu Ngọc Trình, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên
Di truyền Thực vật, Phó Ban.
Trong Hội nghị, các cán bộ của trung tâm đầu mối đã giới thiệu và hướng dẫn
về các biểu mẫu, các yêu cầu và phần mềm ứng dụng máy tính để thu thập và tổng hợp
thông tin. Để khảo sát năng lực và cơ sở vật chất của các bên trong việc thiết lập
CCCSTT, một bảng câu hỏi đã được phát cho các đại biểu để trả lời. Dựa trên các kết
quả thu được, dự án đã xác định được các nhu cầu và các giải pháp cho từng cơ quan

cũng như việc đưa ra các hoạt động trợ giúp trong q trình thu thập và tổng hợp dữ
liệu, thơng tin, bao gồm cả việc đào tạo sử dụng phần mềm máy tính, (xem thêm chi
tiết về nội dung và kết quả của hội nghị lần 1 trong báo cáo kỹ thuật của hội nghị này,
phụ lục 2).
Ngay sau hội nghị lần 1, các bên tham gia bắt tay vào thu thập và tổng hợp số
liệu của mình theo các biểu mẫu đã được phát. Thời hạn giao nộp thông tin cho cơ
quan đầu mối là 2 tuần trước khi hội nghị lần hai diễn ra. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố
khác nhau như thiếu trang thiết bị máy tính và nhân lực, một số cơ quan đã khơng thể
hồn thành công việc đúng thời gian như đã thống nhất tại hội nghị 1, điều này dẫn
đến khó khăn cho Trung tâm đầu mối trong việc tổng hợp, chỉnh lý và phân tích dữ
liệu. Hơn nữa, trong một số trường hợp, ĐMQG phải làm các phần việc của các cơ
quan để thu thập dữ liệu và thông tin.
Bước 2
Hội nghị các bên hữu quan lần thứ 2 được tổ chức tại Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Việt Nam, tại Thanh Trì, Hà Nội từ ngày 23 – 24 tháng 11 năm 2004. Tại
hội nghị này, các hoạt động đã thực hiện trong các giai đoạn trước được xem xét và
đánh giá, rút kinh nghiệm, các dữ liệu và thông tin do các bên cung cấp được bổ xung
và chỉnh lý. Cho đến khi tổ chức hội nghị lần 2, mới chỉ có 16 đơn vị cung cấp dữ liệu,
thơng tin cho Trung tâm đầu mối. Các thành viên tham dự hội nghị đã chia sẻ kinh
nghiệm và thảo luận những khó khăn vướng mắc mà họ đã gặp phải trong q trình
thu thập, hệ thống thơng tin và trong việc làm báo cáo. Do FAO có những cải tiến
nâng cấp phần mềm máy tính của CCCSTT, tại hội nghị lần 2, các cán bộ phòng Quản

7


lý dữ liệu và Thông tin của trung tâm đầu mối tiếp tục hướng dẫn các đại biểu sử dụng
phần mềm phiên bản 3.4, hướng dẫn cụ thể cách nhập thông tin vào các bảng biểu và
cách trả lời các câu hỏi, (ĐMQG đã cấp cho mỗi đơn vị một đĩa CD ghi phần mềm
CCCSTT và dữ liệu của họ vừa mới nhập được). Hội nghị cũng đã thống nhất thời

gian để các bên hồn thiện việc cung cấp thơng tin, dữ liệu cho trung tâm đầu mối, và
dự kiến nội dung, địa điểm và thời gian tổ chức hội nghị lần cuối, hội nghị lần thứ 3
các bên tham gia, vào cuối tháng 3 năm 2005. (Xem thêm chi tiết báo cáo đầy đủ của
hội nghị lần 2 trong phụ lục 3.
Ngay sau hội nghị 2, nhiều cơ quan đã chủ động cơng việc và đã hồn thành
việc tập hợp, chỉnh lý và phân tích thơng tin dữ liệu và chuẩn bị các báo cáo gửi trung
tâm đầu mối đúng thời hạn. Tuy vậy, một số cơ quan khác vẫn chưa chủ động tiến
hành công việc; một số khác khơng hiểu rõ những loại dữ liệu gì cần phải thu thập và
cung cấp, một số khác nữa cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc không đúng với yêu
cầu. Đó chính là ngun nhân nhiều đơn vị khơng cung cấp thơng tin, dữ liệu đúng
thời hạn, gây khó khăn cho trung tâm đầu mối trong việc tổng hợp và phân tích dữ liệu
và viết báo cáo tổng hợp. Để khắc phục vấn đề này, trung tâm đầu mối đã phải tiến
hành nhiều chuyến đi dài ngày để làm việc trực tiếp với một số cơ quan để thu thập và
chỉnh lý và tổng hợp thông tin.
Bước 3
Tiếp theo 2 bước đầu, dữ liệu và thông tin do các cơ quan hữu quan cung cấp
được tổng hợp và phân tích, và dựa trên các kết quả của 2 hội nghị trước, trung tâm
đầu mối soạn thảo sơ bộ một bản báo cáo tổng hợp để trình bày tại hội nghị cuối cùng,
hội nghị lần thứ 3, để các bên cùng thảo luận và cho ý kiến. (Theo kế hoạch của dự án,
cùng với sự trợ giúp của Tiến sĩ S. Diulgheroff, một website về CCCSTT-KHTC sẽ
được xây dựng và hoạt động sau khi tất cả dữ liệu được tổ hợp, chỉnh lý và cập nhật bổ
sung).
Hội nghị cuối cùng các bên tham gia được tổ chức tại Trung tâm Tài nguyên
thực vật, An khánh, Hoài Đức, Hà Tây trong thời gian 2 ngày, 29 và 30/3/2006, với sự
tham dự của 60 đại diện các bên tham gia, (báo cáo kỹ thuật của hội nghị này được
trình bày trong phụ lục 4).
2.3. Giai đoạn báo cáo
Bản thảo báo cáo phân tích tổng kết do trung tâm đầu mối chuẩn bị được trình
bày tại hội nghị lần thứ 3 các bên tham gia để thảo luận và lấy ý kiến đóng góp của các
bên, sau đó Trung tâm đầu mỗi sẽ tổng hợp các ý kiến và hồn chỉnh bản báo cáo

chính thức. Như vậy, báo cáo phân tích này được hồn thiện với sự tham gia của các
bên, những đề xuất, bình luận và quan điểm của họ được cân nhắc và lồng ghép một
cách thích đáng cũng như với sự xem xét và ủng hộ của Ban điều hành Dự án.
III. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ CÁC KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
3.1. Bảo tồn và phát triển nội vi TNDTTVNN
Những nỗ lực quốc gia để bảo tồn nội vi TNDTTVNN được thể hiện bởi con số
đáng kể các dự án được thực hiện trong những năm qua. Theo báo cáo của các cơ
quan, những nỗ lực này tập trung vào một trong những vấn đề sau:
3.1.1. Điều tra và kiểm kê TNDTTVNN: .
tổng số 50 đề tài/hoạt động tập trung điều tra trên một số vùng bởi 25 cơ quan khác

8


nhau (phụ lục 5)
Do các đặc điểm địa hình phức tạp và do thiếu thốn cả về nguồn tài chính lẫn
kỹ thuật, TNDTTVNN ở Việt Nam vẫn chưa được điều tra và nghiên cứu một cách
đầy đủ và có hệ thống. Tuy nhiên, số liệu điều tra ban đầu đã cho thấy Việt Nam có sự
phong phú và đa dạng cao về TNDTTVNN, phân bố ở khắp các hệ sinh thái trên khắp
các miền đất nước. Tài nguyên di truyền thực vật của nước ta khơng chỉ phong phú về
lồi mà còn cả về đa dạng di truyền. Việt Nam được biết đến như là một trung tâm
phát sinh nhiều lồi cây trồng như lúa gạo, khoai mơn sọ, chuối, mít, xồi, dừa, chè,
hành ta và các giống cây ăn quả có múi. Con số đáng kể các lồi mới được phát hiện
gần đây (phụ lục 6) đã một lần nữa khảng định sự phong phú và đa dạng nguồn tài
nguyên di truyền thực vật của đất nước.
Theo số liệu điều tra ban đầu, có đến hơn 800 lồi cây trồng phổ biến tại các hệ
sinh thái nông nghiệp khác nhau trên cả nước, trong đó phổ biến nhất bao gồm 41 loài
cây tinh bột làm lương thực, 95 loài cây thực phẩm khơng tinh bột, 105 lồi cây ăn
quả, 55 loài rau, 44 loài cây lấy dầu, 16 loài lấy sợi, 12 loài làm đồ uống, 181 loài làm
thuốc, 39 loài làm gia vị, 29 loài làm cây che phủ chống xói mịn, 50 lồi cây cảnh, 49

lồi cây lấy gỗ, và 5 lồi cây bóng mát, số lượng các lồi thực vật có quan hệ họ hàng
với cây trồng là khoảng trên 1.300 lồi, trong đó có nhiều lồi đã và đang bị lãng qn,
ngồi ra cịn rất nhiều lồi thực vật có giá trị nơng nghiệp chưa được khai thác sử dụng
nhiều. Kết quả điều tra cũng cho thấy số loài cây bị đe doạ rất nhiều và ngày càng
tăng, (sách đỏ Việt Nam, và phụ lục 8).
Theo các báo cáo của các đơn vị, TNDTTVNN ở nước ta bị đe doạ bởi nhiều
yếu tố, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Tốc độ phát triển nhanh của các giống mới và thay đổi cơ cấu mùa vụ;
- Những tác động khác của con người, bao gồm sự phá huỷ và khai thác không
hợp lý tài ngun đất và rừng, cơng nghiệp hố, đơ thị hố;
- Q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố và phát triển kinh tế thị trường
- Quá trình phát triển kinh tế thị trường;
- Thiên tai, sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi;
- Quản lý lỏng lẻo, không chặt chẽ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu tồn diện TNDTTVNN,
Chính phủ Việt Nam đã đưa vào tầm nhìn đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2020 và
kế hoạch hành động 5 năm 2006-2010, ưu tiên điều tra tài nguyên di truyền thực vật
nói chung và tài ngun di truyền thực vật nơng nghiệp nói riêng, nhằm xác định
những loài cần ưu tiên bảo tồn và để xây dựng chiến lược bảo tồn và phát triển chúng
cho sử dụng bền vững.
3.1.2. Hỗ trợ việc quản lý và phát triển trên đồng ruộng TNDTTVNN:
23 hoạt động được 16 cơ quan triển khai với sự tham gia của khoảng 15.000
lượt cán bộ địa phương và nông dân. Các mục tiêu chính:
Tăng cường cơ sở khoa học về bảo tồn trên đồng ruộng đa dạng sinh học
nông nghiệp thông qua 3 mục tiêu cụ thể: (1) hỗ trợ xây dựng cơ sở lý luận phục vụ
quá trình ra quyết định của nông dân về bảo tồn nội vi đa dạng sinh học nông nghiệp;
(2) tăng cường năng lực của các cơ quan trong việc lập kế hoạch và triển khai các
chương trình bảo tồn TNDTTVNN; và (3) mở rộng việc sử dụng TNDTTVNN, và
thúc đẩy sự tham gia của các cộng đồng nông dân và các tổ chức, ngành nghề khác


9


trong công tác bảo tồn TNDTTVNN.
Để đạt được các mục tiêu trên, công tác điều tra đã được tiến hành, và căn cứ
vào kết quả điều tra, một số vùng và tiểu vùng đại diện cho các vùng sinh thái khác
nhau đã được lựa chọn để xây dựng mơ hình bảo tồn TNDTTVNN trên đồng ruộng.
Thông thường, vùng là các huyện và tiểu vùng là các xã, thôn bản với những đặc tính
về nơng nghiệp, xã hội, kinh tế và điều kiện tự nhiên, vừa đặc trưng vừa đại diện cho
vùng sinh thái. Trong từng tiểu vùng, các hộ nông nghiệp được lựa chọn để nghiên cứu
các khía cạnh về sinh học, kinh tế và xã hội liên quan đến TNDTTVNN nhằm để xây
dựng các mơ hình bảo tồn trên đồng ruộng. Các hoạt động đã đạt được một số những
kết quả đáng kể, các mơ hình bảo tồn trên đồng ruộng của hộ gia đình đã được thiết
lập cho lúa và khoai môn sọ tại các điểm đã lựa chọn, bao gồm:
 Vùng núi phía Bắc:
- Bản Tát thuộc xã Tân Minh, và bản Cang thuộc xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc,
Tỉnh Hồ Bình;
- Thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai
 Vùng bán sơn địa:
- Thôn Yên Minh thuộc xã n Quang và thơn Quảng Mào xã Thạch Bình huyện
Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
 Vùng châu thổ sơng Hồng:
- Thơn Đồng Lạc xã Nghĩa Lạc và thôn Kiên Thành xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định.
 Châu thổ sông Mê Kông:
- Các thôn Trà Kha và Rồng Lớn thuộc xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
 Vùng Tây Nguyên:
- Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế,
- Huyện Krông Nô, tỉnh Đắc Lắc
Thông qua một số dự án, nông dân đã được hỗ trợ về kỹ thuật và một phần kinh

phí để khơi phục, thử nghiệm, nhân giống và phát triển những giống cây trồng cải tiến
khác. Kết quả là những giống cây trồng cổ truyền có giá trị khơng những được duy trì
mà cịn được phục hồi và phát triển; một số đáng kể các giống địa phương của các lồi
cây trồng như lúa, ngơ, rau và đậu đỗ với những đặc tính quý và được ưa chuộng đã
được phục tráng và trồng trong sản xuất với qui mô lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
ngày càng tăng. Kiến thức bản địa liên quan đến bảo tồn và phát triển TNDTTV cũng
được quan tâm nghiên cứu tại các điểm đã lựa chọn.
Tăng cường vai trò của vườn gia đình trong việc bảo tồn nội vi
TNDTTVNN thơng qua: (1) tư liệu hố đa dạng về lồi và đa dạng di truyền thực vật
trong vườn gia đình, nghiên cứu các yếu tố sinh học, văn hoá và xã hội ảnh hưởng đến
sự phân bố và duy trì sự đa dạng đó; (2) xây dựng phương pháp và cách tiếp cận để
vườn gia đình trở thành một hợp phần của bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp; và
(3) phát triển chiến lược “bảo tồn thông qua sử dụng” như là một phần của bảo tồn
ngoại vi và nội vi.
Để thu được kết quả tốt nhất, các điểm đại diện cho các hệ sinh thái khác nhau
đã được lựa chọn làm điểm nghiên cứu của dự án, Các điểm này cịn phải có vườn gia
đình phong phú và đa dạng về tài nguyên di truyền thực vật, có các hộ gia đình giầu

10


kinh nghiệm làm vườn. Các loài thực vật phổ biến, phân bố rộng rãi trong vườn gia
đình, các lồi cây đặc hữu, đa dạng di truyền cao, có giá trị kinh tế xã hội lớn, có vai
trị quan trọng trong sinh kế hộ gia đình, đồng thời lại có thể được bảo tồn và sử dụng
bền vững, đã được chọn làm những loài tiêu biểu để dự án nghiên cứu, bao gồm chuối,
bưởi, mướp, khoai môn sọ … Các vấn đề về giới tính liên quan đến bảo tồn và phát
triển TNDTTVNN trong vườn gia đình cũng được quan tâm nghiên cứu.
Các điểm lựa chọn bao gồm:
- Huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, đại diện cho đồng bằng phía Nam
- Huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, đại diện cho đồng bằng phía Bắc

- Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đại diện cho
vùng núi phía Bắc
- Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đại diện cho vùng đồi núi Bắc Trung bộ
Các nhóm cây được chọn nghiên cứu theo mục đích sử dụng gồm:
- Cây rau: mướp, cà, bí ngơ, đậu đỗ, rau dền, đậu đũa, bầu, cải bắp, cà rốt, su lơ,
cải ăn lá, hành tỏi, bí xanh, dưa chuột, đậu ván, su hào, rau diếp...v.v;
- Cây gia vị: húng bạc hà, cây rau mùi, húng dũi, rau ngổ, cây thì là, riềng, tỏi ta,
giấp cá, húng quế, mùi tây...v.v;
- Cây ăn quả: vải, nhãn, chuối, xồi, đu đủ, các cây họ citrus, mít, kaki, quất, dưa,
dâu tằm, đào, mận...
- Các cây có củ: khoai môn sọ, từ vạc, dong giềng, khoai tây, khoai lang...v.v.;
- Các cây làm thuốc: trầu không, húng chanh, đơn lá đỏ, mướp đắng, sâm, ích
mẫu, ngải cứu, cỏ gấu,…, and
- Cây cảnh: hoa mào gà, đa, hoa giành giành, sen, súng trắng, sung cảnh, hoa
hồng
Bảo tồn trên đồng ruộng tài nguyên di truyền cây lúa ở cộng đồng thông
qua việc: (1) Thu thập nguồn gen lúa địa phương, bản địa để bảo tồn nhằm ngăn ngừa
việc mất mát do cơ giới hố và thâm canh nơng nghiệp; (2) Khởi xướng các hoạt động
bảo tồn và phát triển tài nguyên di truyền cây lúa tại cộng đồng; và (3) Hỗ trợ nông
dân bảo tồn các giống lúa địa phương trên đồng ruộng của họ.
Riêng tại lưu vực sông Mê Kông, khoảng 1.000 nguồn gen lúa địa phương đã
được thu thập. Sau khi loại bỏ trùng lặp, còn lại 812 nguồn gen đưa vào bảo quản và
đánh giá tại Trường Đại học Cần Thơ, trong đó 517 giống đã được phổ biến trở lại cho
nông dân trồng và đánh giá trong các điều kiện sinh trưởng khác nhau. Nông dân tại
các vùng được chọn đã được hỗ trợ để trồng, bảo tồn các giống lúa truyền thống trên
cánh đồng của họ. Kết quả là nhiều giống địa phương không những được bảo tồn mà
còn được phát triển, và nhờ vậy phương pháp “Bảo tồn thông qua sử dụng” đã được
khởi xướng.
Thúc đẩy công tác quản lý trên đồng ruộng tài nguyên di truyền thực vật
với sự tham gia của cộng đồng thông qua điều tra, khảo sát đa dạng sinh học nông

nghiệp tại các vùng được chọn; phục hồi đa dạng của một số lồi nhằm bảo vệ mơi
trường tại các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau; tăng cường đa dạng loài cây
trồng trong các cơ cấu mùa vụ; và đa dạng hoá cây trồng và các hệ sinh thái. Bằng việc
hỗ trợ cộng đồng tiếp cận các nguồn giống cây địa phương và trao đổi kiến thức bản
địa, các dự án đã thúc đẩy việc tham gia của nông dân vào công tác bảo tồn và sử dụng

11


các nguồn gen thực vật khơng có giá trị cao về kinh tế nhưng mang lại lợi ích thiết
thực cho cộng đồng. Đây chính là cơ sở để phát triển công tác bảo tồn và phát triển nội
vi TNDTTVNN, kể cả đối với các lồi hoang dại có quan hệ gần gũi với cây trồng.
Thành tựu nổi bật nhất của các hoạt động này là đã xây dựng thành công qui trình
nhân giống cho một số lồi cây ăn quả, và đã phổ biến các kỹ thật canh tác cải tiến cho
một số giống cây truyền thống. Nhân dân trong vùng dự án do vậy đã có thể duy trì và
phát triển các nguồn gen di truyền có giá trị trên đồng đất của họ mà vẫn cải thiện
được thu nhập của gia đình. Dự án cũng đã xây dựng một số vườn ươm gọi là “vườn
ươm cộng đồng”, tại đó gốc ghép cây ăn quả sạch bệnh được sản xuất và cung cấp cho
nông dân trong vùng.
Tổng số điểm bảo tồn trên đồng ruộng TNDTTVNN là 21, danh sách các điểm
này có trong phụ lục 9.
Tuy vậy, việc bảo tồn trên đồng ruộng TNDTTVNN ở Việt Nam vẫn còn
những hạn chế cơ bản như sau:
- Số lượng các mô hình và các điểm bảo tồn phát triển TNDTTVNN trên đồng
ruộng cịn ít, khơng đa dạng và khơng được nhân rộng; ngồi các điểm được
hình thành bởi các dự án khơng có các điểm nào khác được cộng đồng và các
địa phương xây dựng. Hơn nữa, một số các điểm bảo tồn trên đồng ruộng đã
khơng được duy trì sau khi các dự án kết thúc.
- Đầu tư cho việc xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức cho nơng dân, cán bộ
nịng cốt và các tổ chức cơ sở còn hạn chế dẫn đến kết quả là chi phí đầu tư cao

và tính bền vững của các hoạt động thấp.
- Thiếu chính sách hỗ trợ cần thiết khiến cho việc tăng cường quản lý trên đồng
ruộng TNDTTVNN gặp nhiều khó khăn.
- Tuy gần đây Chính phủ đã quan tâm nhiều đến bảo tồn và phát triển nội vi
TNDTTVNN, nhưng do cịn nhiều khó khăn nên việc đầu tư về nguồn lực cho
lĩnh vực này vẫn chưa đáp ứng được u cầu thực tế. Ví dụ, nơng dân chưa
được hỗ trợ đầy đủ về vật chất và kỹ thuật, họ đã chưa có nhiều cơ hội được đào
tạo, nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, và đây là những
nguyên nhân chính làm hạn chế sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo
tồn và phát triển nội vi TNDTTVNN.
3.1.3. Hỗ trợ nông dân phục hồi các hệ thống nông nghiệp sau khi gặp thảm hoạ
Sự tham gia của nông dân trong việc phục hồi các hệ thống nông nghiệp cũng
đã được đẩy mạnh thông qua nhiều hoạt động của các dự án khác nhau thực hiện bởi
các tổ chức và chính quyền địa phương và quốc gia, với sự tài trợ của các tổ chức
trong nước, và quốc tế, kể cả các tổ chức phi chính phủ. Đáng kể nhất là các dự án
phục hồi rừng đầu nguồn khu vực thủy điện Hịa Bình và dự án hỗ trợ nông dân trong
vùng ngập lụt khu vực duyên hải trung bộ để phục hồi hệ thống sản xuất nơng nghiệp.
Trong những vùng có nguy cơ cao về xói mịn đa dạng sinh học, một số hoạt động
cũng đã được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng
của đa dạng TNDTTVNN, đa dạng hóa cây trồng và ngăn chặn nguy cơ xói mịn
nguồn gen và các giống địa phương, việc tăng cường đa dạng hóa hệ thống nơng
nghiệp và cơ cấu cây trồng cũng được một số dự án quan tâm đầu tư. Kết quả là tại
một số địa phương, tốc độ độc canh các giống mới năng suất cao và việc thay thế
giống cây cổ truyền địa phương bằng giống cải tiến đã giảm đáng kể, và nhận thức của
cộng đồng về các lĩnh vực liên quan được nâng cao.

12


Tuy nhiên, thành tựu mới chỉ đạt được ở một vài địa phương. Trong nhiều

trường hợp, hệ thống nông nghiệp bị đe dọa mà không ai biết, hoặc không được quan
tâm phục hồi, bảo vệ, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mê Kông và
khu vực Đơng Bắc, nơi có tốc độ phát triển kinh tế, cơ giới hóa nơng nghiệp, thương
mại hóa sản phẩm nơng nghiệp và xây dựng công nhiệp tăng nhanh. Tại nhiều nơi
khác, các giống địa phương và cây trồng bản địa không được quan tâm phát triển và đã
dần bị thay thể bởi các giống năng suất cao (phụ lục 8). Sau đây là những ngun nhân
chính:
- Khơng đủ đầu tư cho đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng và khuyến khích
sự tham gia của cộng đồng và các lực lượng nịng cốt địa phương.
- Thiếu hỗ trợ cho nơng dân; ví dụ khơng cung cấp đủ giống và nguồn vật liệu để
phục hồi các hệ thống nông nghiệp và thiếu hỗ trợ kỹ thuật để phát triển và mở
rộng các giống địa phương.
- Nghiên cứu không đầy đủ về TNDTTVNN và về các hệ thống nông nghiệp, các
giống địa phương không được thu thập và lưu giữ trước khi thảm họa xảy ra, do
đó khơng có đủ vật liệu để cung cấp trở lại cho sản xuất giúp phục hồi hệ thống
nông nghiệp.
- Yếu kém trong việc thu thập, quản lý và chia sẻ thông tin.
3.1.4. Tăng cường bảo tồn nội vi các loài họ hàng với cây trồng và các lồi hoang
dại có giá trị nơng nghiệp: có 8 chương trình, đề tài, hoạt động.
Trong bản kế hoạch hành động của quốc gia về đa dạng sinh học được đưa ra
năm 1995 (1996-2005), các họ hàng gần gũi với cây trồng và các lồi cây hoang dại có
giá trị nông nghiệp được ưu tiên cao để kiểm kê, bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững,
từ đó, các hoạt động đã được đầu tư tiến hành và đạt được những kết quả đáng kể.
Việc bảo vệ các loài cây họ hàng với cây trồng và những cây hoang dại có giá trị nơng
nghiệp trong các khu vực bảo vệ tự nhiên cũng đã được đẩy mạnh, và tổng số các khu
bảo tồn thiên nhiên được nâng lên. Theo hệ thống phân loại của IUCN ở Việt Nam có
4 loại khu bảo tồn thiên nhiên:
- Vườn quốc gia: 27
- Khu bảo tồn tự nhiên: 46
- Các khu bảo vệ quản lý mơi trường sống/ lồi: 11

- Các vùng bảo vệ cảnh quan hoặc sinh cảnh: 37
(Danh sách các vườn quốc gia ở phụ lục 11)
Một số dự án cũng tập trung chú trọng bảo tồn nội vi các loài họ hàng hoang dại
với cây trồng và các loài cây hoang dại có giá trị về nơng nghiệp. Cụ thể, dự án bảo
tồn nội vi các giống địa phương (landraces) và họ hàng hoang dại của chúng do UNDP
tài trợ và IPGRI giúp đỡ về kỹ thuật nhằm bảo tồn có hiệu quả đa dạng sinh vật của 6
nhóm cây trồng quan trọng (lúa, khoai môn sọ, nhãn vải, đậu đỗ, cây có múi và chè),
tập trung vào các giống địa phương và họ hàng hoang dại của chúng, tại 11 điểm thuộc
7 tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang và Lạng
Sơn. Đa dạng sinh vật nơng nghiệp của 6 nhóm cây trồng này được bảo vệ thông qua
việc giảm bớt các nguy cơ xói mịn tại các điểm của dự án. Chiến lược của dự án này
là đựa vào cộng đồng để phát triển bền vững các vùng quan trọng về tài nguyên di
truyền thực vật (PGR-IZs). Các hoạt động của dự án bao gồm: (1) thành lập các vùng
quan trọng về TNDTTV; (2) thúc đẩy hoạt động của các vùng này thông qua xây dựng

13


năng lực, đào tạo, gỡ bỏ những rào cản; (3) triển khai các nghiên cứu, thực hiện quản
lý và phân tích thơng tin phục vụ cho việc xây dựng và tăng cường hoạt động của các
vùng quan trọng về TNDTTV; (4) nâng cao nhận thức xã hội bằng đào tạo, tập huấn
và phổ biến thông tin.
Một trong những tồn tại quan trọng nhất ảnh hưởng tới bảo tồn nội vi các họ
hàng hoang dại của cây trồng và các cây hoang dại có giá trị nơng nghiệp là thiếu
nghiên cứu điều tra, đánh giá một cách tổng thể về đa dạng TNDTTV của đất nước,
thêm vào đó, các kiến thức bản địa cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do vậy nhiều
họ hàng với cây trồng hoặc cây hoang dại có giá trị nơng nghiệp có thể đã khơng được
dưa vào trong danh sách các loài cần được bảo vệ và phát triển để sử dụng bền vững.
Một tồn tại khác là số lượng các khu bảo tồn tự nhiên cịn ít trong khi nước ta
rất đa dạng về địa hình, sinh thái và các điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, các khu bảo tồn

hiện có cũng chưa được quản lý một cách hiệu quả, do nhiều nguyên nhân, đáng kể
nhất là thiếu nguồn lực cả về tài chính và kỹ thuật.
Yếu kém trong xây dựng cơ sở dữ liệu và trong quản lý, trao đổi thông tin cũng
là một hạn chế quan trọng.
Những đề xuất / ưu tiên
Để tăng cường bảo tồn và phát triển nội vi TNDTTVNN, thì những hạn chế
trong cả 4 lĩnh vực kể trên phải được khắc phục. Để đạt được điều này, các bên đã đề
nghị các ưu tiên sau:
1) Bảo tồn trên đồng ruộng và phát triển các giống đặc sản địa phương như lúa,
ngô, rau bằng cách đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ và thương mại hố. Có rất nhiều
giống lúa, ngơ đặc sản ở các vùng dân tộc ít người có chất lượng tốt, cũng như các
loại rau địa phương có giá trị dinh dưỡng cao chưa được để ý phát triển và bảo tồn
trên đồng ruộng. Đây có thể là bước tiếp theo của dự án “Tăng cường cơ sở khoa
học bảo tồn đồng ruộng về đa dạng sinh học nông nghiệp”, dự án đã được thực
hiện thành công với sự tài trợ của IPGRI/SDC
2) Về xây dựng các điểm bảo tồn nội vi/trên đồng ruộng cho các loại cây ăn quả:
Quýt Bắc Cạn; Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), Bưởi Diễn (Hà Nội), Bưởi Phúc Trạch
(Hà Tĩnh) và Bưởi Năm Roi (Vĩnh Long); Cam Canh (Hà Nội), Cam Bố Hạ (Nghệ
An); Chuối Ngự Ninh Bình; Xồi n Châu (Sơn La). Những loại hoa quả đặc sản
này đều có giá trị kinh tế, văn hố và xã hội nhưng do khơng được chú ý nên đã bị
thối hố xói mịn.
3) Phục hồi vườn gia đình ở khu vực Đồng Bằng Sơng Hồng, đặc biệt là Tỉnh Thái
Bình, nơi mà vì thâm canh quá nhiều để tăng sản lượng phục vụ cho nạn đói trong
suốt những năm 80, hầu hết vườn gia đình ở đây đã bị phá huỷ, đây chính là
ngun nhân khiến các tỉnh thuộc vùng đồng bằng phải đối mặt với vấn đề nghèo
dinh dưỡng cho dù lượng lương thực không thiếu. Người dân ở đây không thường
mua hoa quả hay các loại thức ăn thay thế khác trong khi nguồn thức ăn giàu
vitamin và các loại hoa quả của gia đình lại khơng cịn. Vì vậy bữa ăn của gia đình
rất đơn điệu và chủ yếu là cơm. Sự thối hố các nguồn gen trong vườn gia đình
cũng dẫn đến những vấn đề mơi trường và văn hố, vì có một số các sản phẩm hoa

quả gắn liền với những lễ hội truyền thống.
4) Xây dựng bản đồ số về việc phân bổ tài nguyên di truyền nông nghiệp Việt
Nam, những bản đồ này sẽ có giá trị trong quá trình xây dựng chiến lược và định
hướng phù hợp cho công tác bảo tồn.

14


3.2. Bảo tồn và phát triển ngoại vi TNDTTVNN
Trong khoảng 20 năm qua, công tác bảo tồn ngoại vi và phát triển TNDTTV đã
được chú ý đầu tư đáng kể. Năm 1995 kế hoạch hành động đa dạng sinh vật quốc gia
đã được thông qua, và một trong những ưu tiên của kế hoạch này là tăng cường bảo
tồn ngoại vi TNDTTV, đặc biệt là TNDTTVNN. Theo các báo cáo của các đơn vị,
thành tựu có ý nghĩa đã đạt được trong các lĩnh vực sau:
3.2.1. Duy trì bền vững các tập đồn ngoại vi (ex situ) hiện có: 29 đơn vị tham gia
triển khai nội dung này với tổng số 56 chương trình, đề tài, hoạt động.
Tổng số khoảng 40.000 nguồn gen cây trồng, thuộc khoảng 200 loài đã được
thu thập và bảo tồn ngoại vi tại các vườn tập đoàn, tập đoàn trong ống nghiệm, hoặc
tập đoàn hạt (phụ lục 12), bao gồm cả những vật liệu di truyền có giá trị kinh tế cao,
nhiều mẫu giống lưu giữ đã được sử dụng hiệu quả trong công tác cải tiến giống cây
trồng. Đặc biệt là tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia, Trung tâm Tài nguyên Thực
vật, Viện Khoa học Nông nghiệp, hơn 11.000 nguồn gen (6423 của lúa và các cây
thuộc họ hoà thảo, 1937 của đậu đỗ, 2187 của rau và 725 nguồn gen của các loài khác)
bao gồm cả các giống địa phương, giống truyền thống và loài họ hàng hoang dại đang
được lưu giữ. Các tập đoàn đồng ruộng lưu giữ tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật và
tại các cơ quan khác trong hệ thống TNDTTV bao gồm khoai môn sọ, chuối, khoai
lang, từ vạc, cây có múi, xồi, nhãn, ...v.v cũng là những vật liệu và là nguồn gen có
giá trị lớn đối với công tác chọn tạo giống. Hàng năm ước tính có khoảng 1000 nguồn
gen từ các tập đồn ngoại vi được sử dụng vào các mục đích nghiên cứu chọn tạo (xem
thêm phần 3.3).

Những tồn tại quan trọng nhất trong việc bảo tồn bền vững các tập đoàn ngoại vị hiện
có bao gồm:
- Quản lý thiếu hiệu quả cả về dữ liệu và vật liệu. Khơng ít mẫu giống, thậm chí
cả tập đồn, đã bị mất do nhiễm nấm/khuẩn hoặc do cẩu thả. Việc giám sát tính
ổn định về di truyền và sạch bệnh thường chưa được quan tâm thực hiện. Các
mẫu giống chưa được mô tả, đánh giá đầy đủ và hệ thống về các tính trạng quan
trọng. Điều này, cùng với việc yếu kém trong quản lý tư liệu và thông tin đã
dẫn đến một số lớn các mẫu giống lưu giữ bị trùng lặp (cả trong và giữa các tập
đoàn) làm giảm hiệu quả đầu tư và hạn chế việc sử dụng và nghiên cứu, khai
thác nguồn gen.
- Các tập đoàn chưa được phân loại thành các tập đoàn ngắn hạn, trung hạn, dài
hạn hoặc theo chức năng sử dụng thành các tập đồn cơng tác, hoạt động hay
hạt nhân.
- Chưa phân công rõ trách nhiệm giữa các tổ chức/cơ quan hữu quan.
3.2.2. Phục hồi các mẫu giống bị đe doạ trong các tập đoàn:
Theo số liệu ban đầu các đơn vi cung cấp, đã có 41 tập đồn ngoại vi bị đe doạ được
phục hồi tại 19 cơ quan, kết quả đạt được trong lĩnh vực này còn rất hạn chế và chưa
đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do thay đổi về cơ
cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng và yếu kém trong quản lý, nhiều mẫu giống trong các tập
đoàn ngoại vi đã bị mất, số lớn khác đang bị đe doạ, và do hạn chế về ngân sách,
không được quan tâm chú ý, chỉ phần nhỏ số này được phục hồi. Ước tính, chỉ riêng
tại ngân hàng gen quốc gia đã có khoảng 3000 mẫu giống đang kêu gọi được phục hồi
khẩn cấp.
Kết quả điều tra ban đầu cũng cho thấy một số lượng lớn các giống địa phương,
15


giống bản địa và họ hàng của chúng cần được khẩn trương thu thập, bảo quản và phát
triển ngoại vi; số lượng các giống bản địa và địa phương đã và đang bị giảm nhiều
(xem thêm phụ lục 8, và 1). Điều này là đúng cho tất cả các cây trồng, kể cả các cây

quan trọng như lúa và ngô, và đặc biệt là với cây màu như đậu đỗ, khoai mơn sọ, sắn,
từ vạc, và nhiều lồi cây ăn quả và nhiều loại rau. Một số đáng kể các lồi rau bản địa
giàu vitamin và protein đã khơng được quan tâm và đang có nguy cơ bị xói mịn.
Tương tự, nhiều giống cây ăn quả có những đặc điểm quý, giá trị dinh dưỡng cao vẫn
chưa được nghiên cứu và được quan tâm để bảo tồn và phát triển. Những vật liệu di
truyền vô cùng giá trị này rất dễ dàng bị mất đi nếu như khơng có giải pháp và hành
động kịp thời.
3.2.3. Hỗ trợ việc thu thập TNDTTVNN theo kế hoạch và có mục tiêu:
28 chương trình, dự án, hoạt động
Một số lượng đáng kể các hoạt động đã được tiến hành nhằm kiểm kê, thu thập,
mô tả, đánh giá và xây dựng các tập đoàn ngoại vi của các các cây như lúa, chuối, sắn,
khoai lang, từ vạc, khoai mơn sọ các cây ăn quả có múi và nhiều cây khác. Tuy nhiên
do thiếu đội ngũ nhân viên kỹ thuật, do hạn chế về tài chính và thiếu phương pháp
thích hợp, do thiếu thơng tin về điều tra và thống kê TNDTTV, các kế hoạch đôi khi
chưa thật sự tốt, có khi bị trùng lặp và một số hoạt động không đúng mục tiêu, chẳng
hạn, đầu tư đã tập trung vào các giống nhập ngoại trong khi các giống địa phương,
truyền thống và các vật liệu bị đe doạ lại chưa được quan tâm đúng mức.
3.2.4. Mở rộng các hoạt động bảo tồn ngoại vi
Đã có những nỗ lực nhằm mở rộng các hoạt động bảo tồn ngoại vị, như việc
phân công trách nhiệm cho nhiều cơ quan/tổ chức và khuyến khích sự tham gia của
cộng đồng và các cấp chính quyền địa phương. Áp dụng phương pháp “Bảo tồn thông
qua sử dụng”, khá nhiều các giống địa phương đã được phổ biến trở lại sản xuất cho
nông dân bảo tồn và phát triển. Ghi nhận tầm quan trọng của bảo tồn ngoại vi, trong
soạn thảo kế hoạch 5 năm 2006- 2010 Chính phủ Việt Nam đã ưu tiên thu thập và
thành lập các tập đoàn trong ống nghiệm, tập đoàn đồng ruộng và tập đoàn hạt của
những nguồn gen cây trồng quan trọng, bao gồm cả việc xây dựng năng lực và nâng
cấp cơ sở vật chất cho các tổ chức và cơ quan hữu quan.
Những đề xuất và ưu tiên
Nhằm tăng cường bảo tồn ngoại vị và phát triển TNDTTVNN của đất nước các
bên đã thảo luận và đưa ra một số đề xuất sau:

1. Duy trì và mơ tất cả các tập đồn ngoại vi, loại bỏ sự trùng lặp. Có một điều
cũng rất quan trọng khi hầu hết các tập đoàn được người chủ thiết lập gần
như “tự ý” với những mục đích khác nhau, và do thiếu sự chia sẻ thơng tin,
thiếu kỹ thuật đánh giá, mô tả nên những mẫu giống này đã không được mô
tả và phân loại một cách thích đáng, hợp lý. Do đó chắc chắn có sự trùng lặp
trong số những tập đoàn. Để tăng cường hiệu quả chi phí và thuận tiện cho
việc bảo tồn, sử dụng nguồn gen, việc lập lên một bản tổng sốt các tập
đồn, các mẫu vật được mơ tả và các mẫu trùng lặp cũng như việc phân
công nhiệm vụ một cách rõ ràng của các bên tham gia là rất quan trọng.
Điều này cũng sẽ giúp tạo lập một bước khởi đầu cho việc xây dựng và phát
triển tiêu chuẩn phù hợp cho bảo tồn ngoại vi cũng như những kế hoạch lâu
dài cho công tác thu thập và bảo tồn.
2. Thu thập tài nguyên di truyền thực vật nông nghiệp thuộc khu vực xây dựng

16


thuỷ điện Sơn La, Cửa Đạt và dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Cả hai khu
vực Sơn La và Cửa Đạt đều được nhận định là có nguồn tài nguyên di
truyền thực vật đa dạng, còn dọc tuyến đường Hồ Chí Minh thì tốc độ cơng
nghiệp hố và hiện đại hố lại diễn ra nhanh, dẫn đến sự xói mịn về đa dạng
sinh học. Vì vậy nếu chúng ta khơng nhanh chóng thu thập tài nguyên di
truyền thực vật ở những khu vực này, thì chúng sẽ sớm bị mất đi.
3. Thu thập và bảo tồn các giống ngô, lúa lai và các giòng bố mẹ. Bảo tồn
ngoại vi là lựa chọn duy nhất cho những vật liệu gen quý giá này.
4. Thu thập, đánh giá và bảo tồn nguồn gen dừa ở Cơn Đảo, một hịn đảo nổi
tiếng Việt Nam về sự đa dạng của các loại dừa nhưng chưa bao giờ được thu
thập và đánh giá.
5. Thu thập, đánh giá và bảo tồn các loại đậu tương dại ở Hậu Giang. Được
biết có rất nhiều loại đậu tương lơng có khả năng chống chịu sâu bệnh cao

mà chưa được thu thập và nghiên cứu.
6. Phát triển và ứng dụng phần mềm cho việc phân tích các đặc điểm hình thái
để đưa ra đánh giá về sự đa dạng giữa các mẫu giống có tại ngân hàng gen
quốc gia.
3.3. Sử dụng tài nguyên di truyền thực vật nông nghiệp (TNDTTVNN)
TNDTTV chỉ có thể được bảo tồn hiệu quả thơng qua sử dụng, thực tế đã chứng minh
bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên này là hai vấn đề không thể tách rời nhau. Một số
thành tựu trong sử dụng TNDTTV cho phát triển sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an
ninh lương thực đã được trình bày phần ở mục 3.1 và 3.2, hiện trạng sử dụng
TNDTTV, những thành tựu và hạn chế sẽ được cụ thể hóa hơn dưới đây.
3.3.1. Mở rộng mô tả, đánh giá và tăng số lượng các tập đoàn hạt nhân phục vụ
mục tiêu sử dụng: gồm 41 chương trình, đề tài, hoạt động mơ tả và đánh giá nguồn
gen của 23 lồi cây.
Trong tất cả các dự án liên quan đến thiết lập tập đồn TNDTTVNN, việc mơ tả
và đánh giá được coi là một trong những hoạt động chính. Tuy nhiên cho đến nay, việc
mô tả mới chỉ tập chung chủ yếu vào các đặc điểm hình thái trong khi các đặc tính quí
như khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, chất lượng sản phẩm …cịn
ít được quan tâm. Do nhiều khó khăn khác nhau như hạn chế về tài chính, trang thiết
bị, cán bộ, một lượng lớn (khoảng 30%) các mẫu giống đang bảo tồn ngoại vi vẫn
chưa được mơ tả đầy đủ và rất ít nguồn gen được đánh giá về các đặc điểm nông học
quan trọng như chất lượng hạt, khả năng kháng một số sâu bệnh và chống chịu mặn,
khô hạn... (Xem phụ lục 12). Hơn thế nữa, trong nhiều trường hợp, số liệu mơ tả và
đánh giá khơng được tư liệu hố và hệ thống hố. Chỉ số ít các tập đồn của các cây
trồng quan trọng như lúa, chuối, sắn và khoai lang là được mô tả tương đối đầy đủ.
Mô tả và đánh giá khơng đầy đủ gây khó khăn cho việc phân loại các tập đoàn
đang lưu giữ, và thiết lập thêm các tập đoàn hạt nhân. Theo số liệu các SH cung cấp,
mới chỉ có 14 tập đồn hạt nhân được thiết lập, con số này quá nhỏ so với yêu cầu thực
tế của nước ta. Lập kế hoạch và phân công trách nhiệm không rõ ràng và thiếu cán bộ
chuyên ngành là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trên.
3.3.2. Tăng cường các hoạt động mở rộng nền (cơ sở) di truyền: 12 dự án, hoạt

động.
Cùng với việc gia tăng hiểu biết về tầm quan trọng của việc sử dụng bền vững

17


TNDTTVNN, việc mở rộng nền di truyền của các loài cũng được quan tâm. Nguồn
gen (geenpool) của nhiều cây trồng quan trọng như lúa, khoai tây, khoai lang, chuối,
cây ăn quả có múi... được làm phong phú thêm bằng các nguồn gen mới tạo và nhập
nội, bao gồm các biến dị, đột biến, tổ hợp lai và các mẫu giống nhập nội, những giống
cây trồng cũ cũng được nghiên cứu để sử dụng trong các chương trình chọn tạo giống.
Ứng dụng công nghệ sinh học như chuyển gen, cứu phôi, nuôi cấy bao phấn, gây đột
biến và chọn tạo trong ống nghiệm... cũng góp phần làm giàu nền di truyền của nhiều
cây trồng, nhất là lúa, bơng và mía. Số các dự án chọn tạo giống và các cơ sở tham gia
vào công tác này gia tăng theo thời gian, nhiều dòng, giống mới đã được tạo thành và
trồng thử nghiệm trong các điều kiện sinh trưởng khác nhau và rất nhiều trong số trên
đã phát triển thành những giống thương mại mới. Ví dụ: giống khoai mơn sọ KS-4 và
giống hoa Alpinia Đuôi Chồn Đỏ đã được công nhận là giống quốc gia. Cũng như vậy,
giống đậu xanh NTB-01 lấy từ nguồn gen đậu xanh do Ngân hàng gen quốc gia cấp đã
được phát triển tại Trung Tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Rất nhiều các dòng, giống khác cũng đã được phục hồi, thu thập và thử nghiệm như:
khoai môn sọ KMC-1; KMN-1 và KS- 5, đặc biệt là giống lúa nếp Nếp Quýt, lúa thơm
giống LT-3, giống lúa thơm ngắn hạn NT-96, giống hoa Curcuma Uất Kim Tía...
Thơng qua các dự án, sự tham gia của cộng đồng địa ph ương trong phát triển
giống cây trồng đã được gia tăng. Thành tựu đáng chú ý nhất thu được từ nghiên cứu
lúa. Ở nhiều địa phương như huyện Hải Hậu (Nam Định), Kỳ Sơn và Đà Bắc (Hịa
Bình), Cần Thơ ... nơng dân được tấp huấn để lai tạo, đánh giá, nhân giống và bảo
quản giống lúa cho vụ sau. Họ đã được tập huấn và thực tập thành cơng kỹ thuật chọn
dịng, chọ cây và cải tiến tập đoàn để phục tráng các giống lúa địa phương bị thối
hóa. Kết quả tương tự cũng thu được đối với các nhóm cây trồng khác như đậu, khoai

sọ và một số cây ăn quả ở Ninh Bình, Nghệ An, Hải Hưng, Hưng Yên.... (Phụ lục 13)
Một số khó khăn trong gia tăng và mở rộng nền di truyền:
- Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn về công nghệ sinh học và kỹ thuật chọn
giống tiên tiến
- Thiếu chiến lược phù hợp và kế hoạch khả thi trong chọn tạo giống
- Thiếu ngân sách
- Chưa lôi cuốn sự tham gia nhiệt tình của của cộng đồng nơng dân và các cơ
quan địa phương
- Việc phổ biến và trồng quá nhiều các giống năng suất cao, đặc biệt và các giống
lai nhập khẩu.
3.3.3. Phát triển nông nghiệp bền vững thơng qua đa dạng hóa cây trồng và sản
phẩm: 27 đề tài, dự án, hoạt động
Độc canh một vài loại cây trồng có giá trị kinh tế đã và đang là trở ngại lớn cho
bảo tồn và sử dụng bền vững TNDTTV, và ảnh hưởng không tốt đến phát triển nông
nghiệp bền vững. Tuy nhiên mới chỉ gần đây, việc đa dạng hóa cây trồng và hệ thống
canh tác mới được quan tâm. Một số dự án đã tập chung thu thập, phục hồi và mở rộng
sản xuất các giống cây trồng địa phương. Đồng thời nhiều nghiên cứu đã được tiến
hành nhằm thúc đẩy sản xuất những loài/giống cây trồng ít được quan tâm khai thác sử
dụng, kể cả các giống địa phương đặc sản và giống nhập nội, như các giống lúa, đậu,
ngơ, xồi, rau, qt bưởi, nhãn vải ... và các cây trồng như dâu tây, khoai sọ, nho và
một số loại rau địa phương và kết quả là trong khoảng 10 năm qua việc độc canh cây
lúa đã giảm nhiều. Hơn nữa, ở một số vùng như tại nhiều xã ngoại thành Hà Nội,

18


huyện Nho Quan (Ninh Bình), Hữu Lũng (Lạng Sơn), Hưng Yên, Hải Dương, Hà
Giang, Yên Châu (Sơn La), Hà Tây... nhiều loại rau, ngô, đậu tương, cây gia vị, quýt,
cam, bưởi... và một số loại cây trồng nhập nội như khoai tây, dâu tây và nho đã trở
thành một trong những cây trồng chính. Tuy vậy, việc độc canh cây lúa hoặc một số

cây lương thực khác vẫn còn xuất hiện, nguyên nhân là do:
- Hệ thống thị trường tiêu thụ và nhu cầu tiêu dùng nông sản khác không ổn định
so với lúa gạo;
- Công nghệ chế biến sau thu hoạch lạc hậu, và việc bảo quản các loại nông sản
khác phức tạp hơn lúa gạo;
- Thiếu các giống tốt, thích hợp;
- Tập quán canh tác độc canh cây lúa và một vài cây trồng khác làm cây lương
thực chính.
3.3.4. Thúc đẩy phát triển và thương mại hóa các cây trồng và các lồi cịn ít được
sử dụng: 13 chương trình, đề tài, hoạt động
Như đã trình bày ở trên, rất nhiều lồi cây trồng có tiềm năng cao nhưng ít được
phát triển và sử dụng, việc thúc đẩy thương mại hóa và phát triển chúng chưa được
quan tâm đầu tư thích đáng (xem thêm phụ lục 8 & 1). Nguyên nhân chính là do thiếu
các chiến lược, kế hoạch dài hạn cũng như các chính sách phù hợp. Nơng dân thì
thường tập trung sản xuất các loại cây trồng đem lại lợi nhuận trước mắt, còn các nhà
khoa học lại không đủ nguồn lực để triển khai những nghiên cứu cần thiết và quảng bá
về lợi ích của việc trồng các loại cây chưa được sử dụng nhiều. Thêm vào đó, nguồn
giống của các loại cây này rất hạn chế; các cơ quan/công ty không đầu tư nguồn ngân
sách hạn hẹp của mình cho sản xuất và kinh doanh giống các cây trồng ít có nhu cầu.
Phát triển thị trường sản phẩm nông nghiệp cho những loại cây này cũng gặp nhiều
khó khăn, địi hỏi khơng những nhiều thời gian, nỗ lực mà cịn cả chi phí tài chính.
3.3.5. Hỗ trợ sản xuất và cung cấp giống cây trồng: 30 chương trình, đề tài, hoạt
động
Hàng năm có khoảng 1.000 nguồn gen từ các tập đoàn ngoại vi được sử dụng vào các
mục đích nghiên cứu chọn tạo. Một số dự án đã giúp nông dân được tập huấn và thực
hành thành cơng kỹ thuật chọn dịng, chọn cây và cải tiến tập đoàn để phục tráng các
giống cây trồng địa phương bị thối hóa, và để thử nghiệm, nhân giống và mở rộng sản
xuất các giống cây trồng mới, đặc biệt là lúa. Việc xây dựng thành công qui trình nhân
giống cho một số lồi cây ăn quả, và phổ biến các kỹ thật canh tác cải tiến cho một số
giống cây truyền thống cũng góp phần thúc đẩy sử dụng, bảo tồn và sản xuất và cung

cấp giống cây trồng, kết quả là một số các giống địa phương có giá trị đã được phục
hồi, nhân giống và phổ biến trở lại sản xuất, giống Nếp Tú Lệ là một ví dụ. Đây là
giống lúa nếp địa phương có những đặc điểm quý như gạo thơm, ngon và dẻo, và gần
đây đã được khôi phục và mở rộng sản xuất. Tương tự, nhiều giống lúa địa phương
khác như Tám thơm, Nàng hương, Nếp cẩm, Nàng thơm Chợ Đào, Nanh chồn... Các
giống cây ăn quả có múi như Bưởi Diễn, Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Đoan Hùng, Cam
Canh, Cam Bố Hạ, Bưởi năm roi, Bưởi da xanh... và còn nhiều các giống loài khác
cũng được phục tráng và mở rộng sản xuất. Một số vườn ươm gọi là “vườn ươm cộng
đồng”, đã được xây dựng để sản xuất gốc ghép cây ăn quả sạch bệnh cung cấp cho
nông dân trong vùng. Kiến thức bản địa liên quan đến bảo tồn và phát triển TNDTTV
cũng được quan tâm nghiên cứu tại một số điểm.
Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân, như thiếu các chính sách, thiếu quy trình bảo

19


hộ giống, quản lý yếu kém, chính sách trợ giá và hỗ trợ khơng thích hợp, và thiếu sự
tham gia tích cực của cộng đồng và địa phương, việc cải tiến hệ thống sản xuất và
cung cấp hạt giống vẫn đang là một vấn đề ở Việt Nam. Mặc dầu nông dân đã được hỗ
trợ một phần để sản xuất cây và hạt giống nhưng mới chỉ hạn chế ở một vài cây trồng
chính và ở một số địa phương bởi số ít các dự án. Các nhà sản xuất giống địa phương
và cộng đồng thường kém lợi thế cạnh tranh so với các công ty sản xuất hạt giống lớn.
3.3.6. Phát triển thị trường mới cho các giống địa phương và sản phẩm không đồng
nhất.
Song song với việc phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang kinh tế thị
trường thì nhu cầu nội địa và cơ hội xuất khẩu cho những sản phẩm từ các giống địa
phương có chất lượng cao tăng lên. Đây là lợi thế cho việc phát triển thị trường mới
cho các giống cây trồng địa phương. Một số sản phẩm địa phương đặc sản đã được
đăng ký thương hiệu như gạo Tám Thơm, Nếp Tú Lệ, Nàng Hương...; Bưởi Năm Roi
và Đoan Hùng; Cam Đường Canh .... Tuy nhiên, sự kém phát triển của công nghệ chế

biến sau thu hoạch, giao thông vận tải khó khăn, và yêu cầu về sản phẩm đồng nhất
của người tiêu dùng… đã hạn chế việc mở rộng thị trường và thương mại hoá các sản
phẩm địa phương khơng đồng nhất. Một số cây trồng khác có giá trị cao như Nhãn,
Vải, Thanh Long, Khoai môn sọ, Chè, Quýt vẫn chưa được phát triển tốt.
Những đề xuất và ưu tiên
Nhằm giải quyết những khó khăn trên để thúc đẩy sử dụng TNDTTVNN các
bên đã thảo luận và đưa ra một số đề xuất như sau:
1. Khuyển khích sự tham gia của cộng đồng, cơ quan địa phương vào sản xuất,
cung cấp hạt giống, tìm thị trường và thương mại hoá cho sản phẩm giống địa
phương. Điều này rất quan trọng đối với Việt Nam vì hệ thống cung cấp giống
khơng chính thức đã chiếm lĩnh thị trường q lâu.
2. Phát triển công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch, đặc biệt là các sản phẩm
của các giống đặc sản và các cây trồng cổ truyền như vải, nhãn, chuối, khoai sọ.
3. Đánh giá tính chống chịu khơ hạn, ngập mặn và sâu bệnh của lúa, ngô, cây có
múi và sâu bệnh.
4. Phát triển những loại cây bị lãng quên hay chưa được sử dụng như các loại rau
địa phương: mướp, cây thuộc họ bắp cải, rau dền; những loại cây lấy rễ, củ như:
khoai sọ, cây chuối hoa, củ từ/khoai mỡ; cây lấy tinh bột; cây ăn quả như: quả
có múi, quả vú sữa, dâu tây, thanh long).
5. Xây dựng cơ sở dữ liệu dựa trên mối quan hệ giữa nguồn gốc hình thái kiểu di
truyền của các loại cây đựoc duy trì tại ngân hàng gen quốc gia.
6. Phát triển kiến thức bản địa có liên quan đến bảo tồn tài nguyên di truyền thực
vật và sử dụng cơ sở dữ liệu.
7. Xây dựng bản đồ các tập đoàn gen di truyền quan trọng nhất
3.4. Xây dựng tổ chức và năng lực
3.4.1. Xây dựng các chương trình quốc gia mạnh
Năm 1994, dự án tăng cường chương trình quốc gia về TNDTTV đã hồn thành
và đạt kết quả tốt, và hội thảo quốc gia lần thứ nhất đã được tổ chức để bàn về vấn đề
này. Sau hội thảo, mạng lưới TNDTTV quốc gia đã được thiết lập và do Trung tâm Tài
nguyên Di Truyền Thực Vật, Viện KHKTNN Việt Nam điều phối. Hội thảo đã đưa ra


20



×