ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------
Phan Thị Bích Ngọc
QUAN HỆ MỸ - CU BA GIAI ĐOẠN 2009-2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
ẫn: PS Nguyễ
h Thủy
Hà Nội - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Phan Thị Bích Ngọc
QUAN HỆ MỸ - CU BA GIAI ĐOẠN 2009-2020
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 8310601.01
ẫn: PS Nguyễ
h ThLUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học
Giáo viên hướng dẫn
GS.TS. Phạm Quang Minh
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
Hà Nội - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu thực tế của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh
Thủy. Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những cơng trình nghiên
cứu khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào. Tơi
xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2020
HỌC VIÊN
Phan Thị Bích Ngọc
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC......................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................6
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................9
6. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................9
Chương 1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ - CU BA
GIAI ĐOẠN 2009 - 2020 .............................................................................. 11
1.1. Tình hình thế giới và khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 2009 - 2020 ........... 11
1.1.1. Tình hình thế giới............................................................................ 11
1.1.2. Tình hình khu vực Mỹ Latinh .......................................................... 13
1.2. Khát quát về quan hệ Mỹ - Cu Ba trước năm 2009 ................................. 17
1.2.1. Quan hệ Mỹ - Cu Ba giai đoạn 1962 - 1992 .................................. 17
1.2.2. Quan hệ Mỹ - Cu Ba giai đoạn 1993 - 2008 .................................. 19
1.3. Chính sách của Mỹ và Cu Ba trong quan hệ song phương,
giai đoạn 2009 - 2020 ..................................................................................... 21
1.3.1. Chính sách của Mỹ đối với Cu Ba .................................................. 21
1.3.2. Chính sách của Cu Ba đối với Mỹ .................................................. 26
Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 29
Chương 2. QUAN HỆ MỸ - CU BA TRÊN CÁC LĨNH VỰC TRONG
GIAI ĐOẠN 2009 - 2020 .............................................................................. 31
2.1. Quan hệ Mỹ - Cu Ba trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao ........................ 31
2.1.1. Thời kỳ Chính quyền Obama (2009 - 2016) ................................... 31
2.1.2. Thời kỳ Chính quyền Trump (2017 - 2020) .................................... 37
1
2.2. Quan hệ Mỹ - Cu Ba trên lĩnh vực kinh tế .............................................. 44
2.2.1. Thời kỳ Chính quyền Obama (2009 - 2016) ................................... 44
2.2.2. Thời kỳ Chính quyền Trump (2017 - 2020) .................................... 49
2.3. Quan hệ Mỹ - Cu Ba trên lĩnh vực văn hóa - xã hội................................ 54
2.3.1. Thời kỳ Chính quyền Obama (2009 - 2016) ................................... 54
2.3.2. Thời kỳ Chính quyền Trump (2017 - 2020) .................................... 57
2.4. So sánh quan hệ Mỹ - Cu Ba trên các lĩnh vực trong giai đoạn
2009-2020 ....................................................................................................... 61
2.4.1. Về điểm tương đồng ........................................................................ 61
2.4.2. Về điểm khác biệt ............................................................................ 61
Tiểu kết Chương 2 .......................................................................................... 62
Chương 3. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ MỸ - CU BA GIAI ĐOẠN
2009 - 2020 VÀ DỰ BÁO QUAN HỆ HAI NƯỚC THỜI GIAN TỚI ..... 64
3.1. Tác động đối với quan hệ Mỹ - Cu Ba giai đoạn 2009 - 2020 ................ 64
3.1.1. Tác động đối với Mỹ ....................................................................... 64
3.1.2. Tác động đối với Cu Ba .................................................................. 68
3.1.3. Tác động đối với khu vực Mỹ Latinh .............................................. 72
3.2. Dự báo quan hệ Mỹ - Cu Ba thời gian tới ............................................... 74
3.2.1. Các nhân tố chính tác động đến mối quan hệ Mỹ - Cu Ba ............ 74
3.2.2. Triển vọng quan hệ Mỹ - Cu Ba trong thời gian tới....................... 77
Tiểu kết Chương 3 .......................................................................................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ALBA
Alianza Bolivariana para los Pueblos de Nuestra America
Liên minh Boliva cho châu Mỹ
CELAC
Comunidad de Estados Latinoamericanos y Caribeños
Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribbean
CNTB
Chủ nghĩa Tư bản
CNXH
Chủ nghĩa Xã hội
DBHB
Diễn biến hịa bình
ĐCS
Đảng Cộng sản
EU
European Union
Liên minh châu Âu
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
LHQ
Liên hợp quốc
NGO
Non-Governmental Organization
Tổ chức phi chính phủ
OAS
Organization of American States
Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ
ONEI
Oficina Nacional de Estadísticas e Información
Văn phịng Thống kê và Thơng tin quốc gia của Cu Ba
UNASUR
Unión de Naciones Suramericanas
Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ
USAID
United States Agency for International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ
USD
United States Dollar
Đô-la Mỹ
TBCN
Tư bản Chủ nghĩa
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
XHCN
Xã hội Chủ nghĩa
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Giá trị trao đổi thương mại Mỹ - Cu Ba, giai đoạn 2009 - 2016 ... 47
Bảng 2.2. Giá trị trao đổi thương mại Mỹ - Cu Ba, giai đoạn 2017 - 2019 ... 53
Bảng 2.3. Lượng khách du lịch Mỹ đến Cu Ba thời Tổng thống Obama ...... 57
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ Mỹ - Cu Ba là mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng, khác
biệt về chế độ chính trị, tầm cỡ quốc gia và trình độ phát triển. Mỹ và Cu Ba
có lịch sử quan hệ đối đầu, căng thẳng từ đầu thập niên 1960 khi Mỹ ban hành
hàng loạt lệnh cấm vận chống Cu Ba trong bối cảnh của Chiến tranh Lạnh.
Mối quan hệ giữa hai quốc gia tiếp tục căng thẳng trong suốt hai thập niên
đầu của thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh.
Kể từ khi Tổng thống Obama lên nắm quyền năm 2009, Chính quyền
Mỹ đã có những thay đổi trong chính sách với Cu Ba, trong đó có việc nới
lỏng lệnh cấm vận kinh tế, cải thiện quan hệ với Cu Ba và tiến tới bình
thường hóa quan hệ giữa hai nước. Việc Chính quyền Obama điều chỉnh quan
hệ với Cu Ba xuất phát từ nhiều lý do trong việc tính tốn lợi ích của Mỹ với
châu Mỹ nói chung và với Cu Ba nói riêng. Mặc dù vậy, việc Mỹ và Cu Ba
chính thức bình thường hóa quan hệ, cũng như tiến hành mở lại Đại sứ quán
tại thủ đô của nhau sau hơn 50 năm đối đầu căng thẳng là bước ngoặt trong
quan hệ hai nước, đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ
đối với Cu Ba nói riêng và khu vực Mỹ Latinh nói chung.
Mặc dù vậy, quan hệ Mỹ - Cu Ba đã nguội lạnh trở lại và đứng trước
giai đoạn khó đốn định sau khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền
nước Mỹ vào năm 2017. Tổng thống Trump đã đảo ngược những thay đổi
tích cực trong quan hệ Mỹ - Cu Ba được tạo dựng trong nhiệm kỳ của cựu
Tổng thống Obama. Tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cu Ba dưới
thời Tổng thống Trump bị đình trệ do Chính quyền Trump khơng xem Cu
Ba là một ưu tiên đối ngoại và quyết tâm xem x t lại mối quan hệ với Cu Ba.
Chính quyền Trump tăng cường bao vây, cấm vận Cu Ba trên tất cả các lĩnh
vực, với mục tiêu đưa Cu Ba vào quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ, đảm bảo “sân
5
sau” Mỹ Latinh không bị chi phối bởi bất kỳ thế lực nào, nhất là Nga và
Trung Quốc.
Những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Cu Ba dưới thời
Tổng thống Obama hay Tổng thống Trump đều ảnh hưởng sâu sắc đến quan
hệ Mỹ - Cu Ba nói riêng cũng như khu vực Mỹ Latinh nói chung, bao gồm cả
Phong trào cánh Tả. Những thay đổi trong quan hệ của Mỹ với Cu Ba là gợi
mở cho việc nghiên cứu đề tài “Quan hệ Mỹ - Cu Ba giai đoạn 2009 2020”, nhằm tìm hiểu thực trạng quan hệ hai nước trong một thập kỷ qua, kể
từ khi có những động thái biến chuyển tích cực trong quan hệ của Mỹ với Cu
Ba. Từ đó đánh giá được những tác động đối với quan hệ Mỹ - Cu Ba giai
đoạn 2009 - 2020 và dự báo xu hướng quan hệ hai nước trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu ở trong nước
Do đặc thù quan hệ Mỹ - Cu Ba là hai nước láng giềng, trong khi Cu Ba
là bạn bè truyền thống của Việt Nam, nên chính sách đối ngoại của Mỹ đối
với Cu Ba và mối quan hệ Mỹ - Cu Ba luôn dành được sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu, phân tích chính trị của Việt Nam và thế giới. Chủ đề và nội
dung của đề tài được phản ánh rải rác trong các bài phân tích đăng trên những
ấn phẩm chuyên ngành như Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Tạp chí Cộng sản,
Tạp chí Lý luận chính trị.v.v. Trong đó, các bài viết phản ánh về quan hệ Mỹ
- Cu Ba, tiêu biểu như: “Triển vọng sau bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cu
Ba” của Nguyễn Thùy Dương [Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số tháng 3/2016];
“Bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cu Ba nhìn từ góc độ địa - chính trị” của Lê
Thế Mẫu [Tạp chí Quốc phịng Tồn dân, số tháng 10/2015]; “Quan hệ Mỹ Cu Ba: Những tiến triển và trở ngại” của Đỗ Thị Thảo [Tạp chí Lý luận chính
trị, số tháng 9/2016]; “Một số nhận định ban đầu về chính sách của Mỹ đối
với Cu Ba dưới thời Tổng thống Donald Trump” của Lộc Thị Thủy [Tạp chí
châu Mỹ ngày nay, số tháng 7/2017].v.v.
6
Bài viết về khu vực Mỹ Latinh, trong đó có đề cập đến sự điều chỉnh
chính sách đối với Mỹ Latinh nói chung và Cu Ba nói riêng, nổi bật là: “Một
số vấn đề nổi bật của Chính quyền Tổng thống Trump đối với khu vực Mỹ
Latinh trong năm đầu tiên” của Nguyễn Thị Thanh Thủy [Tạp chí châu Mỹ
ngày nay, số tháng 01/2018]...
Luận văn Thạc sỹ Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn/Đại học Quốc gia Hà Nội của Phạm Quỳnh Hương năm 2016 về
“Quan hệ Hoa Kỳ - Cu Ba 1992 - 2016”. Trong luận văn, tác giả chủ yếu tập
trung phân tích quan hệ Hoa Kỳ - Cu Ba trong những năm 1992 - 2016, làm
rõ các nhân tố tác động đến q trình bình thường hố quan hệ hai nước dưới
thời cựu Tổng thống Obama, dự báo những thuận lợi, khó khăn và triển vọng
phát triển của quan hệ hai nước.
Ngoài ra, chủ đề của luận văn còn được thể hiện trong các bài dịch thuật
từ báo chí nước ngồi, được đăng trên “Tài liệu tham khảo đặc biệt” của
Thông Tấn xã Việt Nam như: “Xung quanh việc Mỹ - Cu Ba bình thường hóa
quan hệ” (18/01/2015); “Về chiến lược diễn biến hịa bình của Mỹ chống Cu
Ba” (05/02/2015); “Quan hệ Mỹ - Cu Ba năm 2016” (24/01/2016); “Triển
vọng và ảnh hưởng của tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cu Ba” (1921/02/2016); “Phải chăng chính sách mở cửa của Mỹ với Cu Ba sẽ kết thúc”
(17/02/2018); “Cu Ba: Hiến pháp mới, những căng thẳng mới với Mỹ”
(25/03/2019).v.v.
2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài
Các cơ quan nghiên cứu và học giả quốc tế nổi tiếng, với những bài phân
tích khá cụ thể, chi tiết về chính sách của Mỹ đối với Cu Ba, như: “Cu Ba:
U.S. Policy and Issues for the 113th Congress”, “Cu Ba: Issues and Actions in
the 114th Congress”, “Cu Ba: U.S. Policy in the 115th Congress”, “Cu Ba:
U.S. Policy in the 116th Congress” [Congressional Research Service, 2013 7
2019]; “Raul Castro and Cu Ba’s Global Diplomacy” [Daniel P., Wander P.,
2008); “Cu Ba - U.S. Policy” [Staysa A., 2013].
Ngoài ra, cịn có các tài liệu đề cập đến đặc điểm quan hệ Mỹ - Cu Ba,
nổi lên như: “The Geopolitics of U.S. - Cu Ba Relations” [Friedman G.,
2014]; “The Real Reason It’s Nearly Impossible to End the Cu Ba Embargo”
[Kornbluh P., Leogrande William M., 2014]; “The US - Cu Ban Relationship
in the 21st Century: From Foe to Friend?” [Lambrecht L., 2015];
“Normalizing US - Cu Ba relations: escaping the shackles of the past”
[Leogrande William M., 2015]; “Cu Ba - US Relations: Normalization and Its
Challenges” [Crahan Margaret E., Castro Mariño Soraya M., 2016]; “The Cu
Ban Embargo after Obama: The Presidential Candidates’ Platforms” [Barbari
M., 2016]; “US - Cu Ba Relations: A new wave of Confrontation?” [Pérez
Benitez, Eremin A., 2017].v.v.
Các tài liệu trên phần nào phản ánh được quan hệ Mỹ - Cu Ba trên các
lĩnh vực, nhưng chưa đưa ra được những đánh giá, tác động của quan hệ Mỹ Cu Ba đến hai nước nói riêng và khu vực Mỹ Latinh nói chung. Tuy nhiên,
đây là những nguồn thơng tin, tư liệu quý giá, có ý nghĩa gợi mở để tác giả
luận văn tham khảo, nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn làm rõ thực trạng quan hệ Mỹ - Cu Ba trên các lĩnh vực trong
giai đoạn 2009 - 2020, chỉ ra những tác động của quan hệ Mỹ - Cu Ba đến
tình hình hai nước nói riêng và khu vực Mỹ Latinh nói chung, từ đó đưa ra
những dự báo xu hướng quan hệ Mỹ - Cu Ba trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ Mỹ - Cu Ba.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Trong giai đoạn 2009 - 2020. Vì quan hệ
Mỹ - Cu Ba trước năm 2009 chủ yếu ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu,
nhưng từ khi Tổng thống Obama lên nắm quyền, mối quan hệ này đã có nhiều
8
bước chuyển biến mang tính đột phá. Trong khi đó, đến giai đoạn nắm quyền
của Tổng thống Trump, quan hệ Mỹ - Cu Ba đã nguội lạnh trở lại và đứng
trước giai đoạn khó đốn định. Tuy nhiên, trong bối cảnh, ứng cử viên của
đảng Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thắng cử, về cơ bản sẽ có
lợi cho việc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cu Ba.
- Nội dung nghiên cứu trên các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, kinh tế
và văn hóa - xã hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu liên ngành và đa ngành. Trước hết là phương pháp nghiên cứu quốc tế để
nghiên cứu quan hệ Mỹ - Cu Ba ở các cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia,
kết hợp một số phương pháp liên ngành như: Phương pháp nghiên cứu lịch sử
để làm rõ tiến trình quan hệ Mỹ - Cu Ba trong giai đoạn 2009 - 2020; phương
pháp phân tích chính sách để phân tích mục tiêu, chủ trương, biện pháp chính
sách của Mỹ đối với Cu Ba và ngược lại ở các cấp độ khác nhau trong giai
đoạn 2009 - 2020; phương pháp dự báo để đưa ra những dự báo về quan hệ
Mỹ - Cu Ba trong thời gian tới.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Các nhân tố tác động đến quan hệ Mỹ - Cu Ba giai đoạn
2009 - 2020
Chương 1 làm rõ sự tác động của tình hình thế giới và khu vực Mỹ
Latinh đối với quan hệ Mỹ - Cu Ba; trình bày khái quát về quan hệ Mỹ - Cu
Ba trước năm 2009, làm cơ sở cho việc phân tích những mục tiêu, nội dung và
biện pháp trong chính sách của Mỹ và Cu Ba trong quan hệ song phương giai
đoạn 2009 - 2020.
9
Chương 2: Quan hệ Mỹ - Cu Ba trên các lĩnh vực trong giai đoạn
2009 - 2020
Chương 2 làm rõ thực trạng quan hệ Mỹ - Cu Ba trên các lĩnh vực gồm
chính trị - ngoại giao, kinh tế và xã hội trong giai đoạn 2009 - 2020.
Chương 3: Tác động đối với quan hệ Mỹ - Cu Ba giai đoạn 2009 2020 và dự báo quan hệ hai nước trong thời gian tới
Chương 3 đưa ra những đánh giá tác động của quan hệ Mỹ - Cu Ba trong
giai đoạn 2009 - 2020 đối với hai nước cũng như khu vực Mỹ Latinh; dự báo
quan hệ Mỹ - Cu Ba trong thời gian tới.
10
Chương 1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
MỸ - CU BA GIAI ĐOẠN 2009 - 2020
1.1. Tình hình thế giới và khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 2009 - 2020
1.1.1. Tình hình thế giới
Trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến những biến đổi
to lớn, sâu sắc, ảnh hưởng toàn diện đến đời sống chính trị - xã hội, kinh tế và
an ninh - quốc phòng của các khu vực và quốc gia. Thế giới vẫn đang trong
thời kỳ chuyển đổi, quá độ sang một trật tự mới, theo hướng từ đơn cực sang
đa cực [Nguyễn Nhâm, 2011]. Ở đó, những biến đổi có tính chất đan xen, tác
động nhiều chiều, nhiều tuyến lên các mối quan hệ, các quốc gia và khu vực.
Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ n t hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan
hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc
và Nga vẫn giữ vai trò chi phối quan hệ quốc tế. Lợi ích quốc gia dân tộc có
vị trí nổi trội, quy định mục tiêu, nội dung, phương châm chính sách đối ngoại
và cách thức tập hợp lực lượng của mỗi nước.
Trong bối cảnh so sánh lực lượng trên thế giới thay đổi mạnh mẽ, các
nước lớn chú trọng điều chỉnh chiến lược đối ngoại nhằm phát huy ảnh
hưởng, cạnh tranh lợi ích và tạo lập vị thế có lợi nhất trong tiến trình hình
thành trật tự thế giới mới. Mỹ điều chỉnh, triển khai chiến lược toàn cầu, đẩy
mạnh chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương [Lê Đức Cường, 2016], kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và Nga;
thực hiện “diễn biến hịa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ và can thiệp quân
sự vào nhiều khu vực trên thế giới.v.v. nhằm duy trì vị thế lãnh đạo thế giới.
Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; đẩy
mạnh cạnh tranh quyết liệt với Mỹ kể cả ở khu vực Mỹ Latinh, nơi được coi
là sân sau của Mỹ; đầu tư nâng cao tiềm lực quốc phòng; thực hiện các chiến
lược kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Do nền kinh tế phục hồi, sức
11
mạnh tổng hợp được nâng lên, Nga từng bước khôi phục ảnh hưởng quốc tế;
đẩy mạnh chính sách đối ngoại thực dụng, cứng rắn, bảo vệ các không gian
sinh tồn; khơi phục vai trị, mở rộng ảnh hưởng ở châu
, châu Phi và Mỹ
Latinh. Nhật Bản và Ấn Độ triển khai chính sách đối ngoại mở rộng, tăng
cường vai trị nước lớn, phấn đấu trở thành các cực ở những mặt nhất định của
thế giới đa cực...
Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và
mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển. Hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh
giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo,
chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ,
biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra
phức tạp, khó lường. Tình hình đó tạo thời cơ phát triển, đồng thời đặt ra
những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước đang và k m phát triển
[Đảng Cộng sản Việt Nam, 2015, tr. 31-32].
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và q trình
tồn cầu hố diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều
nước. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Các nước
đang phát triển và kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn,
phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm
lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc. Thế giới đang đứng
trước những vấn đề tồn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh lồi người.
Đó là giữ gìn hồ bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, tội
phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, di cư tự do, bảo vệ mơi trường
và ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu, phịng ngừa và đẩy lùi những dịch
bệnh hiểm nghèo... Việc giải quyết những vấn đề, thách thức đó địi hỏi sự
hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc.
12
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với
chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa
đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của
nhân dân các nước vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ
xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới
[Đảng cộng sản Việt Nam, 2015, tr. 33-34].
Bối cảnh tình hình thế giới trên tạo ra nhiều thời cơ và thách thức cho
quan hệ Mỹ - Cu Ba.
1.1.2. Tình hình khu vực Mỹ Latinh
Mỹ Latinh là phần lãnh thổ rộng lớn của châu Mỹ, bao gồm một phần
Bắc Mỹ, toàn bộ Trung Mỹ, Nam Mỹ và các quần đảo ở vùng biển Caribbean.
Sở dĩ gọi đây là khu vực Mỹ Latinh vì cư dân ở đây nói tiếng theo ngữ hệ
Latinh (Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha). Tổng diện tích khu vực Mỹ Latinh
trên 20 triệu km2, chiếm khoảng 13% diện tích bề mặt trái. Dân số (tính đến
tháng 8/2019) của các nước Mỹ Latinh là khoảng 660 triệu người, chiếm
khoảng 8,6% dân số thế giới. Những n t tương đồng về văn hóa, lịch sử, địa
lý là điều kiện thuận lợi để các nước Mỹ Latinh hợp tác cùng phát triển. Các
cơ chế của khu vực, như Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Cộng
đồng các quốc gia vùng Andes, Thị trường chung Caribbean (CARICOM) và
Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ liên tục được củng cố và tăng cường. Một
số tổ chức và chương trình hợp tác kinh tế khu vực mới đã được thiết lập, như
Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), Liên minh Boliva cho châu
Mỹ (ALBA), Dầu khí Nam Mỹ, Dầu khí Caribbean.v.v. nhằm tiếp tục đẩy
mạnh việc hợp tác, liên kết khu vực trên nhiều lĩnh vực, nhất là năng lượng.
Trong gần hai thập kỷ, từ năm 1998 đến 2015, đặc điểm nổi bật trên
phương diện chính trị - xã hội ở Mỹ Latinh là sự phát triển mạnh mẽ của
Phong trào Cánh tả [Nguyễn Thu Hà, Trần Thọ Quang, 2018]. Có 17 đảng
13
Cánh tả trở thành đảng cầm quyền tại khu vực, với khởi đầu là chiến thắng
của Hugo Chavez trong cuộc bầu cử Tổng thống Venezuela vào năm 1998.
Tiếp đó, lần lượt xuất hiện các lãnh tụ Cánh tả được bầu làm Tổng thống như:
Evo Morales ở Bolivia, Rafael Correa ở Ecuador, Daniel Ortega ở Nicaragua,
José Mujica tại Uruguay, Nestor Kirchner tại Argentina, Lula da Sila tại
Brazil.v.v. Sự lên ngôi của lực lượng Cánh tả được coi là bước đột phá chính
trị ở Mỹ Latinh, đóng vai trị quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chế độ
độc tài, thiết lập chế độ dân chủ tại các nước trong khu vực, đưa các đảng
Cánh tả trở lại hoạt động hợp pháp, công khai. Dưới sự lãnh đạo của các
Chính phủ Cánh tả, các nước Mỹ Latinh đã thực hiện nhiều cải cách trên
phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Nhờ đó, đời sống chính trị,
kinh tế, xã hội ở các nước Mỹ Latinh đã có những thay đổi rõ rệt và đạt được
nhiều thành tựu vượt bậc trong cuộc chiến chống đói nghèo và bất bình đẳng
xã hội. Từ năm 2002 đến 2014, khu vực đã trải qua một cuộc chuyển đổi trên
tất cả các lĩnh vực, khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng mạnh và tỷ lệ
người nghèo giảm xuống cịn 11%. Lợi ích từ tăng trưởng kinh tế và những
chính sách xã hội ưu tiên cho người nghèo đã giúp hơn 72 triệu người trong
khu vực thốt khỏi tình trạng đói nghèo và 94 triệu người gia nhập tầng lớp
trung lưu trong xã hội. Các Chính phủ Cánh tả ở Mỹ Latinh cũng đã tăng
cường hợp tác và liên kết khu vực, mở rộng quan hệ với các nước đang phát
triển, tích cực hội nhập kinh tế trong khu vực và trên trường quốc tế [Nguyễn
Thu Hà, Trần Thọ Quang, 2018].
Tuy nhiên, kể từ năm 2015 trở lại đây, tình hình chính trị - xã hội ở khu
vực Mỹ Latinh biến động phức tạp. Nhiều nước do lực lượng cánh tả cầm
quyền lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội nghiêm trọng như
Venezuela, Brazil, Nicaragua.v.v. khiến tỷ lệ ủng hộ của người dân đối với
các Chính phủ Cánh tả tại khu vực sụt giảm nhanh chóng. Điều này khiến
14
nhiều đảng Cánh tả bị suy yếu và mất đi vị thế cầm quyền ở một loạt nước do
bị phế truất, thất cử hoặc mất đi quyền kiểm soát Quốc hội, đặc biệt là ở các
nước Cánh tả nòng cốt như Venezuela, Brazil, Argentina.v.v.; đồng thời buộc
một số nước cánh tả khác như Bolivia, Ecuador và Nicaragua.v.v. phải điều
chỉnh chính sách từ thiên tả sang trung lập hoặc ơn hịa khiến phong trào
Cánh tả ngày càng mất đi vị thế và ảnh hưởng tại khu vực.
Thực trạng này đã tạo điều kiện cho lực lượng cánh hữu và trung hữu
nổi lên giành chính quyền, từng bước làm thay đổi tương quan chính trị tại
khu vực. Tại Argentina, sau 12 năm cầm quyền của gia đình Kirchner, lực
lượng Cánh tả đã thất bại trước Mauricio Marci theo tư tưởng trung hữu
trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2015. Tại Venezuela, trong cuộc bầu cử
Quốc hội ngày 06/12/2015, đảng CNXH Thống nhất của Tổng thống Nicolas
Maduro chỉ giành được chưa tới 1/3 số ghế, mất quyền kiểm soát Quốc hội.
Tại Brazil, hai cựu Tổng thống của đảng Lao động là ông Lula Da Silva và
bà Dilma Rousseff bị cáo buộc tham nhũng, trong đó bà Rousseff phải từ
nhiệm trước thời hạn vào năm 2016, tạo thời cơ cho cánh hữu lên nắm
quyền. Tại Chile, ứng cử viên cánh tả Guylier thất bại trong cuộc bầu cử
tổng thống tháng 12/2017 và chính trị gia theo đường lối bảo thủ Sebastian
Pinera trở thành Tổng thống Chile nhiệm kỳ 2018 - 2022. Tại Bolivia, Tổng
thống Morales thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý tháng 02/2017 nhằm sửa
đổi Hiến pháp cho phép ông tái tranh cử vào năm 2019 và tháng 11/2019,
ông Morales đã phải tuyên bố từ chức sau cuộc đảo chính của lực lượng
Cảnh sát và Quân đội Bolivia.
Trong chính sách đối ngoại, các nước khu vực Mỹ Latinh tập trung tăng
cường quan hệ hợp tác và liên kết khu vực, thành lập nên một số tổ chức liên
minh kinh tế đa phương như: Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribbean
(CELAC), Liên minh Thái Bình Dương. Mục đích của các tổ chức này nhằm
15
tổng hợp sức mạnh của các nước Mỹ Latinh, cùng nhau tìm ra giải pháp cho
các vấn đề của khu vực và từng nước. Đáng chú ý, ngoài ảnh hưởng về
chính trị, kinh tế và quân sự truyền thống từ Mỹ, các nước Mỹ Latinh cũng
đã và đang chú trọng hơn trong việc mở rộng hợp tác với các nước ngoài
khu vực như Trung Quốc, Nga... Sự mở rộng liên kết này đã giúp các nước
Mỹ Latinh giảm bớt sự phụ thuộc và ảnh hưởng của Mỹ, tạo thế cân bằng
trong đàm phán các vấn đề với Mỹ, có thêm sự lựa chọn trong giải quyết các
vấn đề khu vực.
Biến động của tình hình Mỹ Latinh, cùng sự hiện diện ngày càng tăng
của Trung Quốc và Nga đã và đang tác động rất lớn đến quan hệ Mỹ - Cu Ba.
Trung Quốc và Nga cũng gia tăng can dự vào khu vực Mỹ Latinh nhằm cạnh
tranh với Mỹ. Sự tăng trưởng của Trung Quốc đòi hỏi nguồn lực chiến lược
và Mỹ Latinh, với nguồn tài nguyên chiến lược phong phú, sẽ đáp ứng được
nhu cầu của Trung Quốc. Thực tế, Trung Quốc ngày càng hiện diện sâu rộng
tại Mỹ Latinh qua các thước đo về kinh tế, thương mại và chính trị. Trong
vịng một thập kỷ qua, Trung Quốc đã rót những khoản đầu tư khổng lồ, tăng
cường quan hệ thương mại với các nước trong khu vực. Trung Quốc đã ký
nhiều thỏa thuận với các nước Mỹ Latinh trên nhiều lĩnh vực như thương mại,
hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóa. Các khoản đầu tư vào Mỹ Latinh tập
trung chủ yếu vào hạ tầng, năng lượng, công nghiệp chế tạo, đổi mới công
nghệ, nông nghiệp và công nghệ thông tin. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế
thế giới, từ năm 2003 tới 2017, Trung Quốc đã đầu tư trên 110 tỷ USD vào
Mỹ Latinh và các dự án đầu tư của Trung Quốc có mặt tại 15 quốc gia.
Nga đã và đang mở rộng ảnh hưởng tới Mỹ Latinh thông qua các hoạt
động hợp tác kinh tế, chính trị, quân sự. Trả lời phỏng vấn hãng Itar-Tass năm
2014, Tổng thống Putin khẳng định, Nga coi mối quan hệ với các nước Mỹ
Latinh là một trong những mối quan hệ quan trọng và đầy hứa hẹn [Russia
16
Today, 2014]. Mối quan hệ này được củng cố tại các diễn đàn đa phương,
điển hình là sự ủng hộ của Cu Ba, Venezuela và Nicaragua đối với Nga trong
vấn đề Crimea. Nga thể hiện tình đồn kết với Cu Ba và Venezuela. Mặc dù
quan hệ thương mại của Nga với Mỹ Latinh không lớn, nhưng Nga đã tham
gia một số hoạt động khai thác mỏ và có chính sách mở rộng quan hệ kinh tế
với khu vực. Tổng thống Putin cho biết, nền tảng để đạt được điều này chính
là chương trình hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật liên chính
phủ trong giai đoạn 2012 - 2020. Ngồi ra, Nga cịn gia tăng hiện diện quân
sự tại Mỹ Latinh. Tiêu biểu là thỏa thuận liên chính phủ giữa Nga và
Nicaragua, trong đó cho ph p tàu chiến Nga dễ dàng ra vào các cảng ở
Nicaragua.
1.2. Khát quát về quan hệ Mỹ - Cu Ba trước năm 2009
1.2.1. Quan hệ Mỹ - Cu Ba giai đoạn 1962 - 1992
Quan hệ căng thẳng, đối đầu Mỹ - Cu Ba khởi nguồn từ thành công của
cuộc Cách mạng dân tộc, dân chủ ở Cu Ba do Chủ tịch Fidel Castro lãnh đạo,
lật đổ chế độ độc tài Batista thân Mỹ vào tháng 01/1959. Một năm sau cuộc
cách mạng, năm 1960, Chính quyền Cu Ba quốc hữu hóa tất cả tài sản nước
ngoài (dưới thời Chế độ độc tài Batista, các công ty Mỹ làm chủ tới 80% dịch
vụ, mỏ, nông trại và các cơ sở lọc dầu, 40% ngành sản xuất đường và 50%
ngành đường sắt tại Cu Ba) [Khổng Hà, 2014] và tăng thuế hàng hóa nhập
khẩu từ Mỹ. Việc Chủ tịch Fidel Castro có quan điểm chống Mỹ, tấn cơng
vào các cơng ty và lợi ích của Mỹ ở Cu Ba, cũng như việc Cu Ba có động thái
quan hệ gần gũi hơn với Liên Xơ đã khiến giới quan chức và hoạch định
chính sách Mỹ kết luận rằng, nhà lãnh đạo Cu Ba là một mối đe dọa đối với
lợi ích của Mỹ ở Tây bán cầu. Tháng 3/1960, Tổng thống Eisenhower đã lệnh
cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đào tạo một lực lượng quân sự
là những người Cu Ba lưu vong nhằm tấn công quân sự vào Cu Ba. Ngày
17
19/10/1960, Chính quyền Tổng thống Eisenhower tiến hành cắt quan hệ ngoại
giao với Chính quyền cách mạng Cu Ba, phong tỏa tài sản của Cu Ba tại Mỹ
và áp đặt lệnh cấm vận thương mại, cấm xuất khẩu vào Cu Ba. Ơng John
Kennedy tiếp tục chính sách chống Cu Ba sau khi trở thành Tổng thống Mỹ
vào năm 1961.
Ngày 17/4/1961, Mỹ gây ra sự kiện Vịnh con Lợn khi điều khoảng 1.500
người Cu Ba lưu vong, được trang bị vũ khí và sử dụng tàu đổ bộ Mỹ, tiến
vào bờ biển Vịnh Con Lợn ở Cu Ba. Mỹ hi vọng lực lượng này sẽ đóng vai
trị là thủ lĩnh, tập hợp người dân Cu Ba đứng lên lật đổ Chính quyền Chủ tịch
Fidel Castro. Tuy nhiên, mưu đồ này của Mỹ bị Quân đội Cu Ba đập tan bằng
cuộc phản công nhanh. Kết quả là sau hơn 72 giờ chiến đấu, lực lượng lưu
vong Cu Ba thất thủ hoàn toàn, với 114 người bị giết và 1.189 người bị bắt
[Thanh Văn, 2011]. Sau sự kiện, cùng với việc củng cố quyền lực, Chủ tịch
Fidel Castro cũng đề nghị Liên Xô viện trợ quân sự cho Cu Ba. Nhưng khoản
viện trợ quân sự và xây dựng các căn cứ tên lửa ở Cu Ba của Liên Xô đã gây
ra cuộc “Khủng hoảng tên lửa Cu Ba” [Lê Như Mai, 2019] vào tháng
10/1962, đặt Mỹ và Liên Xô bên bờ vực của chiến tranh hạt nhân. Ngày
7/2/1962, Chính quyền Tổng thống John Kennedy tuyên bố cấm vận kinh tế
hoàn toàn đối với Cu Ba. Tới năm 1966, Tổng thống Johnson thông qua đạo
luật cho ph p người Cu Ba tỵ nạn ở Mỹ được cấp quyền công dân.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Cu Ba là một nước XHCN nằm trong
quỹ đạo của Liên Xơ, vì thế Mỹ coi Cu Ba là mối đe dọa đến an ninh quốc gia
và thúc giục nhiều nước áp đặt chính sách thù địch với Cu Ba. Cấm vận kinh
tế và cô lập ngoại giao trở thành cơng cụ chủ yếu trong chính sách của Mỹ với
Cu Ba. Không chỉ viện dẫn các lý do vô lý, Mỹ cịn kêu gọi cải thiện tình hình
nhân quyền và đưa ra nhiều địi hỏi mang tính can thiệp vào tình hình nội bộ
Cu Ba như tự do báo chí, tù nhân chính trị.v.v. Tháng 10/1992, Mỹ tăng
18
cường lệnh cấm vận chống Cu Ba khi cho ra “Đạo luật Torricelli” (Luật về
nền dân chủ Cu Ba), trong đó trừng phạt các cơng ty Mỹ có quan hệ làm ăn
với Cu Ba. Đạo luật này cũng bác bỏ việc viện trợ kinh tế đối với các nước có
hỗ trợ Cu Ba. Tuy nhiên, chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đã không thể
khuất phục được tinh thần cách mạng của người dân Cu Ba, thậm chí cịn ảnh
hưởng ngược đến quyền lợi của chính các doanh nghiệp và người dân Mỹ.
1.2.2. Quan hệ Mỹ - Cu Ba giai đoạn 1993 - 2008
Năm 1993, Mỹ thắt chặt lệnh cấm vận đối với Cu Ba, khi ấy đang bắt
đầu thực hiện một số cải cách thị trường nhằm ngăn chặn sự xuống dốc của
nền kinh tế. Các cải cách này bao gồm việc hợp pháp hóa đồng USD, chuyển
đổi nhiều nông trang nhà nước thành các hợp tác xã bán tự chủ và việc hợp
pháp hóa doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ. Giai đoạn 1994 - 1995, quan hệ
Mỹ - Cu Ba bớt căng thẳng hơn khi hai nước ký thỏa thuận nhập cư, theo đó
Mỹ đồng ý tiếp nhận 20.000 công dân Cu Ba mỗi năm để đổi lại việc Cu Ba
ngăn chặn dòng người nhập cư đổ sang Mỹ [United States General
Accounting Office, 1995].
Tháng 02/1996, quan hệ Mỹ - Cu Ba trở nên căng thẳng sau khi Cu Ba
bắn hạ 2 máy bay của Mỹ xâm nhập khơng phận Cu Ba. Tháng 3/1996, Chính
phủ Mỹ ban hành “Đạo luật Helms-Burton” [TTXVN, 2019, số 021] nhằm
tăng cường cấm vận kinh tế đối với Cu Ba. Đạo luật này hệ thống hóa tất cả
các lệnh cấm vận chống Cu Ba đã được Mỹ áp dụng. Theo Đạo luật HelmsBurton, hàng hóa Cu Ba bị cấm nhập vào thị trường Mỹ thông qua các nước
khác. Đạo luật Helms-Burton cũng trừng phạt các cơng ty của nước thứ ba có
tài sản từng thuộc quyền sở hữu của các công dân hay tập đồn Mỹ và bị Cu
Ba quốc hữu hóa sau cách mạng 1959.
Tháng 3/1998, Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho phép nới lỏng kiểm soát
vận chuyển lương thực, dược phẩm cứu trợ nhân đạo và tạo cơ hội để người
19
Mỹ gốc Cu Ba được chuyển 1.200 USD/năm về quê nhà. Tuy nhiên, quan hệ
Mỹ - Cu Ba tiếp tục trạng thái đối đầu căng thẳng sau khi Mỹ bắt giữ 5 sỹ
quan Cu Ba với cáo buộc hoạt động gián điệp tại Mỹ. Một năm sau, năm
1999, Cu Ba bắt giữ Alan Gross thuộc USAID với cáo buộc phá hoại sự thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Cu Ba.
Từ năm 1999 đến 2000, vụ Elian Gonzalez - một cậu bé Cu Ba cịn sống
sót sau vụ chìm tàu ở ngoài khơi Florida cuối tháng 11/1999 đã trở thành tâm
điểm trong cuộc tranh cãi chính trị kéo dài 6 tháng về việc giành quyền nuôi
dưỡng giữa họ hàng của Elian Gonzalez tại Mỹ và người cha tại Cu Ba. Cuối
cùng, Tòa án Liên bang Mỹ đã buộc người thân của Gonzalez ở Miami phải
trả cậu bé lại cho người cha của mình. Tháng 6/2000, Elian Gonzalez được
ph p đồn tụ với cha mình ở Cu Ba.
Tháng 5/2002, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Bolton đã cáo
buộc Cu Ba đang cố gắng phát triển vũ khí sinh học và là quốc gia thuộc “trục
ma quỷ”1. Cũng trong tháng 5/2002, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã có
chuyến thăm tới Cu Ba và trở thành nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên (đương nhiệm
hoặc đã nghỉ hưu) thăm Cu Ba kể từ khi Chủ tịch Fidel Castro lên nắm quyền.
Tháng 10/2003, Tổng thống Mỹ George W.Bush công bố các giải pháp
mới nhằm đẩy nhanh việc lật đổ chế độ XHCN ở Cu Ba. Theo đó, Mỹ thắt
chặt lệnh trừng phạt Cu Ba, bao gồm việc tăng cường kiểm soát biên giới đối
với khách lữ hành và hàng hóa giữa hai nước; thẳng tay với các vụ chuyển
tiền mặt bất hợp pháp; thực thi chiến dịch tuyên truyền mạnh hơn nhằm vào
Cu Ba. Mỹ đã tạo ra một cơ quan mới có tên gọi “Ủy ban trợ giúp cho một
nước Cu Ba tự do”. Tháng 5/2004, Tổng thống George W.Bush thông qua kế
1
Còn được gọi là “danh sách các quốc gia bất trị tài trợ khủng bố” là một thuật ngữ được đặt ra bởi Tổng
thống George W.Bush trong Thông điệp Liên bang ngày 29/01/2002 nhằm miêu tả các Chính phủ mà Mỹ cáo
buộc là hậu thuẫn nghĩa khủng bố và theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt. Vào thời điểm đó, có 6 nước bị Mỹ
liệt vào “trục ma quỷ” là Iran, Iraq, Triều Tiên, Cuba, Libya và Syria.
20
hoạch mới nhằm thắt chặt lệnh cấm vận đối với Cu Ba. Theo kế hoạch này,
Mỹ tăng 59 triệu USD nguồn quỹ cho các hoạt động chống phá Cu Ba [Tấn
Vũ, 2016]. Ngoài ra, Mỹ giới hạn việc những người Mỹ gốc Cu Ba đến Cu Ba
3 năm một lần, cũng như hạn chế trong việc gửi kiều hối. Để đáp trả chính
sách hạn chế kiều hối của Mỹ, tháng 10/2004, Cu Ba ngừng sử dụng đồng
USD trong các giao dịch tại Cu Ba.
Tháng 2/2008, Chủ tịch Fidel Castro từ chức và em trai là Raul Castro
chính thức được bầu làm Chủ tịch Cu Ba. Nhà lãnh đạo Cu Ba Raul Castro đã
chuyển tín hiệu rằng, Cu Ba có thể đón chào mối quan hệ ấm dần lên với Mỹ.
Tháng 5/2008, trong chiến dịch tranh cử tổng thống tại bang Miami, ứng cử
viên đảng Dân chủ Obama đã tuyên bố sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Raul
Castro nếu đắc cử Tổng thống Mỹ (tháng 11/2008, ứng cử viên Obama trúng
cử Tổng thống Mỹ). Một cuộc thăm dò dư luận vào tháng 12/2008 cho thấy,
đa số người Mỹ gốc Cu Ba sống ở Miami muốn Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận
đối với Cu Ba [Đại học Duy tân, Khoa lý luận chính trị, 2016]. Thực tế, chính
sách của Mỹ đối với Cu Ba đã trở nên mềm dẻo hơn kể từ khi lãnh tụ Fidel
Castro chuyển giao quyền lực cho em trai Raul Castro vào năm 2008 và ông
Obama trở thành Tổng thống Mỹ cũng trong năm đó. Tuy nhiên, q trình
bình thường hóa hồn tồn quan hệ Mỹ - Cu Ba, trong đó có việc Mỹ dỡ bỏ
các lệnh cấm vận đối với Cu Ba, vẫn là một chặng đường cịn nhiều chơng gai
và khó có thể được triển khai trong ngắn hạn.
1.3. Chính sách của Mỹ và Cu Ba trong quan hệ song phương
1.3.1. Chính sách của Mỹ đối với Cu Ba
Sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cu Ba tháng 10/1962, Mỹ triển khai quyết
liệt nhiều biện pháp, cả về chính trị, kinh tế, lẫn quân sự nhằm tiêu diệt cách
mạng Cu Ba, lật đổ chế độ XHCN tại Cu Ba nhưng đều thất bại. Với kinh
nghiệm rút ra từ thành cơng trong chính sách đối với Liên Xô và các nước
21
XHCN ở Đơng Âu, sau khi lên nắm quyền, Chính quyền Tổng thống Bill
Clinton và sau này là Tổng thống George W.Bush, cũng như Tổng thống
Obama đã có bước điều chỉnh chiến lược đối với Cu Ba. Theo đó, để lật đổ
chế độ CNXH tại Cu Ba, cùng với việc tiếp tục duy trì chính sách bao vây,
cấm vận, răn đe chiến tranh, Mỹ tiến hành thực hiện chiến lược “Diễn biến
hịa bình” (DBHB) [Thành Nam, 2018] đối với Cu Ba. Kể từ đó, DBHB trở
thành nội dung cốt lõi trong chính sách của Mỹ đối với Cu Ba để tác động,
chuyển hóa, thúc đẩy “tự diễn biến”, làm biến chất, đổi màu ĐCS Cu Ba, suy
yếu, rệu rã bộ máy nhà nước, kết hợp sự chống đối của lực lượng đối lập
trong nước với áp lực từ bên ngoài nhằm tước bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS Cu
Ba, xóa bỏ chế độ XHCN ở Cu Ba, đưa Cu Ba vào quỹ đạo của Mỹ và
phương Tây. Mỹ đã tiến hành nhiều chiến dịch khác nhau, trong khi tiếp tục
gắn việc dỡ bỏ cấm vận Cu Ba với điều kiện thiết lập một lộ trình dân chủ đa
đảng, thả tù nhân chính trị và cho phép các tổ chức xã hội dân sự hoạt động.
Mỹ chú trọng hơn đến biện pháp “chiến tranh tâm lý” [Đức Lê, 2011] thông
qua việc kích động sự bất bình xã hội, từ đó lôi k o dân chúng tham gia các
hoạt động chống đối chính phủ Cu Ba. Mỹ tiến hành khuyến khích, gây sức
ép với các nước trong và ngoài khu vực Mỹ Latinh tham gia vào các chiến
dịch chống Cu Ba. Mỹ cũng tiếp tục siết chặt bao vây, cấm vận và phong tỏa
kinh tế đối với Cu Ba [Congressional Research Service, 2014].
Trong quá trình vận động tranh cử Tổng thống Mỹ, ứng cử viên đảng
Dân chủ Obama nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính sách đối ngoại đơn phương
của Chính quyền Tổng thống Bush. Ơng Obama cho rằng, chính sách đó làm
tổn hại nghiêm trọng hình ảnh, uy tín của Mỹ trên thế giới và cam kết sẽ có sự
đổi thay đáng kể nếu ông đắc cử tổng thống. Tháng 5/2008, trong chiến dịch
tranh cử tại bang Miami, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Obama
tuyên bố, sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Raul Castro nếu ơng đắc cử.
22